Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Báo cáo thực tập công nghệ kỹ thuật điện: Cty cổ phần xây dựng và lắp máy điện nước Minh Hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.22 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

1

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


LỜI CẢM ƠN
Cùng với sự phát triển của thế giới với xu hướng hội nhập kinh tế quốc
tế,đất nước ta đang đổi mới với bước vào thời kì công nghiệp hóa,hiện đại
hóa,vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật,vừa phát triển nền kinh tế đất nước.
Hiện nay nước ta đang xây dựng các khu công nghiệp, các công ty hoạt động
trong lĩnh vực điện. Do đó ngành công nghệ kỹ thuật điện đứng một vai trò
rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước.
Trong thời gian thực tập tại công ty em được sự hướng dẫn tận tình của
thầy giáo Th.s Đoàn Đức Thắng và cán bộ nhân viên trong công ty giúp em
nắm vững được cách đọc, thiết kế và lập quy trình các sản phẩm điện, lắp
ráp hoàn chỉnh. Tiếp cận với các khí cụ điện, biến tần, cùng với các sơ đồ
điện của các máy sản xuất. Những kiến thức mà chúng em học được ở đây
chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho chúng em, cung cấp cho chúng em nhiều
kinh nghiệm để khi chúng em ra trường sẽ đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của
công việc trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiên đại hoá đất nước.
Kết quả thực tập của chúng em hôm nay ngoài sự nỗ lực phấn đấu tìm tòi
của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của các thầy giáo và các cán bộ
nhân viên trong công ty. Nhân dịp này em cũng xin chân thành cảm ơn thầy
giáo và toàn thể cán bộ nhân viên đang làm việc tại Cty cổ phần xây dựng
và lắp máy điện nước Minh Hoàng đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn
thành tốt báo cáo thực tập này.
Những gì đạt được trong chuyến đi thực tập em xin trình bày trong bài


báo cáo này, Tuy vậy do kiến thức của em còn giới hạn nên bài báo cáo khó
tránh sai xót, mong Thầy hãy sửa chữa và giúp em hoàn thành tốt báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội. Ngày 21 tháng 03 năm 2013

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

2

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1. Trụ sở chính tại Hà Nội, Việt Nam
Tên công ty: Cty cổ phần xây dựng và lắp máy điện nước Minh Hoàng
Địa chỉ : E16-Nguyễn Tuân-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội
Được hình thành từ đội Điện máy 100 thuộc Công ty kiến trúc khu Nam Hà
nội từ ngày 15/11/1975, Xí nghiệp lắp máy điện nước ra đời trong bối cảnh
đất nước vừa thống nhất, cơ chế bao cấp mang dấu ấn nặng nề. Người lãnh
đạo - Giám đốc Lê Trung Tấn cùng cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp đã
chèo lái vượt qua những khó khăn đó. Giá trị sản lượng không ngừng tăng
trưởng, năm sau cao hơn năm trước bình quân 15 - 20%; thực hiện 100% chỉ
tiêu bàn giao công trình đưa vào sử dụng, đảm bảo an toàn sản xuất, chất
lượng các công trình, hạng mục công trình. Đây cũng là thời kỳ có những
công trình mà tên tuổi của nó còn mãi như : Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,
bệnh viện Nhi Thuỵ Điển, nhà máy sợi Tây Đức…Những công trình này
cũng đã góp phần vào quá trình xây dựng đất nước sau chiến tranh. Những
nỗ lực đó của đội ngũ cán bộ công nhân Xí nghiệp lắp máy điện nước đã
được Nhà nước ghi nhận bằng tấm Huân chương lao động hạng ba theo
Lệnh số 120/LCT ngày 28/8/1979 do Chủ tịch Tôn Đức Thắng ký.

Những năm đầu của thập kỷ 80, Xí nghiệp đã kịp thời đáp ứng được đòi hỏi
của thời kỳ mới, thời kỳ chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị
trường. Đây cũng là thời kỳ Xí nghiệp đã xây dựng nhiều công trình có ý
nghĩa không đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả trên phương diện ngoại
giao như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tham tán kinh tế Liên Xô, Khu kinh tế kỹ
thuật đa ngành của Liên Xô, cung Văn hoá Hữu nghị lao động Việt Xô, đài
phát thanh Đông Dương…Nhà nước đã tặng thưỏng Huân chương lao động
hạng 2 theo QĐ số 777/KT/HĐNN ngày 16/11/1985 do Chủ tịch Hội đồng
Nhà nước Trường Chinh ký. Cũng trong năm 1985, đội Điện nước 3 thuộc
Xí nghiệp lắp máy điện nước cũng đã được Hội đồng nhà nước tặng thưởng
Huân chương lao động hạng 3 cho thành tích xuất sắc trong sản xuất và công
tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
2. Chiến lược, lĩnh vực hoạt động
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông ,thủy lợi, cấp
thoát nước vad sử lý môi trường , hạ tầng kĩ thuật và san lấp mặt bằng ,
đường dây và tram biến thế 35KV . Thi công xây lắp và hoàn thiện các công
trình dân dụng công nghiệp, giao thông, thủy lợi ,văn hóa thể thao vui chơi
SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

3

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


giả trí ,du lịch khách sạn bệnh viện trường học , cấp nước thoát nước công
trình bưu điện thủy điện. . .
Nhận thầu , sửa chữa và bảo dưỡng các công trình nội ngoại thất theo phong
thủy học. . .sửa chữa tu bổ các công trình di tích lịch sử. .v v
3.Tổng quan
Chứng nhận kiểm soát chất lượng

Trước khi giao cho khách hàng các sản phẩm, công ty sẽ trực tiếp kiểm tra
chất lượng trước khi xuất hàng ra khỏi kho, hàng xuất ra đều phải đạt các
tiêu chuẩn do phòng KCS kiểm nghiệm, lắp ráp theo quy trình kỹ thuật.
Trong những năm vừa qua công ty tự hào luôn tự hào về các sản phẩm của
mình bởi đã được nhiều khách hàng và các đối tác tin cậy.

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

4

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG VIỆC THAM GIA LÀM TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY
2.1. Học an toàn lao động
2.1.1. Nội quy an toàn trong nhà máy khi sử dụng thiết bị
- Phải đến nhà máy đúng giờ.
- Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, dày
- Không được đùa nghịch trong xưởng, không được rời bỏ vị trí làm
việc của mình khi chưa được phân công của người quản lý.
- Không được tự ý đóng cắt điện khi chưa có lệnh của người quản lý.
- Khi sửa chữa phải cắt điện, ghi biển cấm đóng điện hoặc cử người
trông coi cầu dao, phải sử dụng đèn thử, bút thử kiểm tra chắc chắn vị
trí mình sửa chữa không có điện mới được tiến hành làm việc.
- Người trông coi cầu dao phải chú ý không được tự ý đóng điện hoặc
để người khác tự ý vào đóng điện, gây nguy hiểm cho người sửa
chữa phía sau và thực hiện theo nguyên tắc người nào cắt điện thì
người đó đóng điện. Người đóng điện trước khi đóng phải được sự
đồng ý của người quản lý.

- Khi đóng điện phải thực hiện đóng cắt 3 lần, người đóng điện không
được đứng trực diện với cầu dao đề phòng chập nổ.
- Trước khi chạm tay vào các vật phải sử dung bút thử kiểm tra chắc
chắn không có điện mới được chạm tay vào thiết bị.
2.1.2. Nội quy bảo quản thiết bị
- Các cơ cấu đo lường khi sử dụng không được đặt trực tiếp xuống nền
xưởng hoặc xuống bàn, phải đặt chúng ở hộp thao tác.
- Khi sử dụng xong cơ cấu đo lường, phải cho chúng vào trong hộp bảo
vệ, xắp xếp chúng theo thứ tự trong tủ theo đúng quy định.
- Các dụng cụ khác khi làm việc xong phải lau rửa sạch sẽ, xắp xếp
chúng vào hộp dụng cụ và đặt vào tủ theo thứ tự đúng quy định.
2.1.3. Công tác an toàn cho người và thiết bị:
- Không được đùa nghịch, đi lại lung tung trong xưởng thực tập. Chỉ
được đi lại xung quanh vị trí mà mình được phân công.
- Phải sử dụng bút thử điện, đèn thử kiểm tra chắc chắn vị trí thiết bị
không có điện mới được chạm tay vào thiết bị.
- Khi làm các công việc chưa được giao phải báo cáo, xin phép người
quản lý và được người quản lý hướng dẫn thao tác, nội quy an toàn và
cho phép thực hiện công việc đó mới được thực hiện.

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

5

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


2.1.4.Công tác an toàn phòng cháy nổ
- Không được sử dụng rượu, bia, chất kích thích trước khi vào nhà máy,
xí nghiệp.

- Khi đóng điện người đóng điện không được đứng trực diện với cầu
dao đề phòng chập nổ.
- Không được sửa chữa khi vị trí sửa chữa vần còn điện
- Không được sử dụng điện để đùa nghịch
- Khi bị điện giật phải nhanh chóng cách ly người bị điện giật và nguồn
điện. Cử người gọi bác sỹ hoặc nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến
trạm y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.
2.1.5. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện:
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện
Chạm điện trực tiếp
Khác
Chạm điện gián tiếp
Chạm vào các phần tử bình thường có điện áp
HQ điện
Xuất hiện trong
KV điện trường mạnh
Chạm vào các phần tử bình thường không có điện áp

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

6

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


2.1.6. Phương pháp sơ cứu người bị tai nạn điện giật:
Nguyên nhân chính làm chết người vì điện giật là do hiện tượng kích
thích chứ không phải do bị chấn thương. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, hầu
hết các trường hợp bị điện giật, nếu kịp thời cứu chữa thì khả năng cứu sống
rất cao.

Khi sơ cứu người bị nạn cần thực hiện hai bước cơ bản sau :
- Tách ngay nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
2.1.6.1. Tách nạn nhân khỏi nguồn điện.
Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần nhanh chóng cắt nguồn điện;
nếu không thể cắt nhanh nguồn điện thì phải dùng các vật cách điện khô như
sào, gậy tre, gỗ khô để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân, nếu nạn nhân nắm chặt
vào dây điện cần phải đứng trên các vật cách điện khô để kéo nạn nhân ra, đi
ủng hay dùng găng tay cách điện để gở nạn nhân ra; hoặc dùng các dụng cụ
cách điện để cắt đứt dây điện.
Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao thì
không thể đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy, sào cách
điện để tách người bị nạn ra khỏi phạm vi có điện, đồng thời báo cho người
quản lí đến cắt điện trên đường dây.
Nếu người bị nạn đang làm việc ở đường dây trên cao, dùng dây dẫn
nối đất, làm ngắn mạch đường dây. Khi làm ngắn mạch đường dây và nối
đất cần tiến hành nối đất trước, sau đó ném dây lên làm ngắn mạch đường
dây. Dùng các biện pháp đỡ để chống rơi, ngã nếu người bị nạn trên cao.
2.1.6.2.Làm hô hấp nhân tạo.
Thực hiện ngay sau khi tách người bị nạn ra khỏi bộ phận mang điện.
Hà hơi thổi ngạt
Đặt nạn nhân ở chỗ thoáng khí, cởi các phần quần áo bó thân (cúc cổ,
thắt lưng...),lau sạch máu, nước bọt và các chất bẩn, sau đó thực hiện theo
trình tự:
Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng gạch mềm để đầu ngửa về phía
sau. Kiểm tra khí quản có thông suốt không và lấy các dị vật ra. Nếu hàm bị
co cứng phải mở miệng bằng cách để tay áp vào phía dưới của góchàm dưới,
tì ngón tay cái vào mép để đẩy hàm dưới ra.
Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường
thẳng đảm bảo cho không khí vào được dễ dàng. Đẩy hàm dưới về phía

trước đề phòng lưỡi rơi xuống đóng thanh quản.
SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

7

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít hơi và thổi mạnh vào
miệng nạn nhân (đặt khẩu trang hoặc khăn sạch lên miệng nạn nhân). Nếu
không thể thổi vào miệng được thì có thể bịt kín miệng nạn nhân và thổi vào
mũi.
Lặp lại các thao tác như trên nhiều lần. Việc thổi khí cần làm nhịp
nhàng và liên tục 10 412 lần trong một phút với người lớn, 20 lần trong một
phút đối với trẻ em.
Xoa bóp tim ngoài lòng ngực.
Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt còn một người xoa
bóp tim.
Người xoa bóp tim chồng hai tay lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới
xương ức của nạn nhân, ấn khoảng 446 lần thì dừng lại hai giây để người
thổi ngạt thổi không khí vào phổi nạn nhân.
Khi ấn ép mạnh lồng ngực xuống khoảng 4÷6 cm, sau đó giữ tay lại
1/3 giây rồi mới rời tay khỏi lồng ngực cho trở về vị trí cũ. Nếu có một
người cấp cứu thì cứ sau hai ba lần thổi ngạt, ấn vào lồng ngực nạn nhân như
trên từ 4÷6 lần.
Các thao tác phải được làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu
hiệu sống trở lại, hệ hô hấp có thể tự hoạt động ổn định.
Để kiểm tra nhịp tim nên ngừng xoa bóp khoảng 2÷3 giây . Sau khi
thấy sắc mặt trở lại hồng hào, đồng tử co dãn, tim phổi bắt đầu hoạt động
nhẹ, cần tiếp tục cấp cứu từ 5÷10 phút nữa để tiếp sức thêm cho nạn nhân.

Sau đó cần kịp thời chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.
Trong quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục công việc cấp cứu liên tục.
2.1.7.Công tác vệ sinh công nghiệp
- Khi làm xong công việc, phải vệ sinh sạch sẽ khu vực mình vừa làm
việc.
- Dụng cụ, thiết bị phải đặt đúng nơi quy định.
- Các cơ cấu đo phải cho vào hộp bảo vệ và phải để ở vị trí cao tránh va
chạm với các thiết bị khác.

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

8

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


2.2. Tìm hiểu về tủ điện.
Quy trình làm tủ điện
1.
Xác định yêu cầu: trong bước này Công ty sẽ cử nhân viên kinh doanh
cùng chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ khảo sát tìm hiểu những nhu cầu loại
tủ quý khách cần. Trao đổi về phương án xử dụng, khả năng mở rộng, vị
trí lắp đặt, vận chuyển....
2.
Nên phương án nhằm giải quyết những vấn đề của hệ thống điện đơn
vị quý khách chọn lựa tư vấn những giải pháp tối ưu nhất phù hợp về
nhu cầu hiện tại cũng như tương lai mở rộng. Một phần không thể thiếu
đó là tiết kiệm chi phí mua sắm cũng như vận hành và bảo trì sau này.
3.
Thiết kế mạch nguyên lý bóc tách khối lượng, chọn lựa thiết bị và

báo giá theo phương án thống nhất
4.
Tiến hành kí kết hợp đồng, chuyển sang giai đoạn làm tủ điện
5.
Kiểm tra nguội chất lượng, mức độ an toàn
6.
Vận chuyển và lắp đặt tủ điện
7.
Kiểm tra vận hành và hiệu chỉnh theo thực tế nếu cần
8.
Tiến hành bàn giao hướng dẫn vận hành.
2.2.1. Tủ điện phân phối
2.2.1.1. Đấu mạch đo điện áp bằng bộ khống chế
2.2.1.1.1. Phương pháp xác đinh nguyên lý của bộ khống chế
- Xoay bộ khống chế xác định số lượng vị trí
- Dùng đèn thử hoặc đồng hồ xác định cặp tiếp điểm đóng ở từng vị trí
- Lập ký nguyên lý đóng mở của cặp tiếp điểm dưới dạng ký hiệu hoặc
dạng bảng

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

9

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


2.2.1.1.2. Lập sơ đồ đấu

TT
1

2
3
4
5
6
7
8

Vị trí Tiếp điểm
1-5
2-6
3-7
4-8
9-13
10-14
11-15
12-16

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

III
X
x
-

II
x
x
-


I
x
x

0
-

10

I’
x
x

II’
x
x
-

III’
x
x
-

GHI CHÚ
Các chân (12-9-10) ; (34-11-12); (56); (7-8) ;
(14-15); (1316) được đấu
liền với nhau

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng



2.2.1.1.3. Nguyên lý đường đi của mạch
Đo điện áp dây
- Vị trí I’: (10-14) và (12-16) đóng. Điện áp dây UAB theo đường : UA -1316-12-11-4-3-V-1-2-9-10-14-UB
- Vị trí II’: (3-7) và (10-14) đóng. Điện áp dây UBC theo đường : UB -14-109-2-1-V-3-7-UC
- Vị trí III’: (4-8) và (9-13) đóng. Điện áp dây UCA theo đường : UC -7-8-43-V-1-2-9-13-UA
Đo điện áp pha
- Vị trí I: (1-5) và (12-16) đóng , điện áp pha UA theo đường : UA -13-1612-11-4-3-V-1-5-N
-Vị trí II: (2-6) và (11-15) đóng , điện áp pha UB theo đường : UB -14-1511-4-3-V-1-2-6-5-N
-Vị trí II_: (2-6) và (4-8) đóng ,điện áp pha UC theo đường : UC -7-8-4-3-V1-2-6-5-N
1
7
2
8
3
9
4
10
5
11
6
12

V
Uc
UA
UB
III
II
I

0
I’
II’
III’

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

11

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


2.2.1.1.4. Đấu mạch đo dòng điện qua biến dòng:

2.2.1.2. Đấu mạch phân phối điện năng và đèn báo pha
A
N

\

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

12

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


2.2.1.3. Tổng hợp đấu mạch đo điện áp bằng bộ chuyển mạch vôn
1
5

2
6
3
7
4
8
9
13
10
14
11
15
12
16

V
Uc
UA
UB
III
II
I
0
I’
II’
III’

2.2.2.Tủ chuyển đổi nguồn tự động ATS
Nhu cầu có một hệ thống cung cấp điện dự phòng ngày càng tăng trong các
nhà máy có dây chuyền sản xuất liên tục và những nơi mà hậu quả nghiêm

trọng sẽ xảy ra nếu mất điện trong thời gian dài. Bằng việc sử dụng bộ ATS,

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

13

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


nguồn cung cấp cho phụ tải sẽ được chuyển tự động giữa nguồn chính và
nguồn dự phòng.

Chức năng tủ ATS: là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, có tác dụng
khi điện lưới mất thì máy phát tự động khởi động và đóng điện cho phụ
tải. Khi nguồn lưới phục hồi thì hệ thống tự chuyển nguồn trở lại và tự
động tắt máy phát.
Ngoài ra, Tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS) thường có chức năng bảo
vệ khi Điện Lưới và Điện Máy bị sự cố như:mất pha, mất trung tính,
thấp áp (tuỳ chỉnh) thời gian chuyển đổi có thể điều chỉnh.
Phụ tải
K1
TG1
TG1
K1
K2
TG2
TG1
L
N
L

N
K2
TG2
K1

Sơ đồ đấu nối tụ điện tự động chuyển nguồn hộ gia đình
SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

14

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


Quy cách chọn tủ ATS: Tủ thường được chọn có các yếu tố chính như
sau:
- Phù hợp với công suất máy.
- Phù hợp với môi trường nhiệt đới, không khí nhiễm muối ven biển và
hải đảo.
- Bảo đảm các yêu cầu về tính năng điều khiển
• Chức năng hoạt động của tủ ATS:
- Tự động gửi tín hiệu khởi động máy khi: điện lưới mất hoàn toàn,
điện lưới mất pha, điện lưới có điện áp thấp hơn giá trị cho phép (giá
trị này có thể điều chỉnh được). Thời gian chuyển đổi sang nguồn máy
phát là 5 – 30 giây.
- Khi điện lưới phục hồi, bộ ATS ngay lập tức chuyển phụ tải sang
nguồn lưới. Máy tự động tắt sau khi chạy làm mát 1 -2 phút.
- Có khả năng vận hành tự động hoặc bằng nhân công.
- Điều chỉnh được thời gian chuyển mạch.
- Có hệ thống đèn chỉ thị.
Một số đèn báo và nút nhấn chức năng thường gặp:

Đèn báo Mains Available sáng báo hiệu Điện Lưới nằm trong phạm vi cho
phép.
Đèn báo Mains On Load sáng báo hiệu Điện Lưới đang cung cấp ra cho phụ
tải.
Đèn báo Generator Available sáng báo hiệu Điện Máy có giá trị cho phép .
Đèn báo Generator On Load sáng báo hiệu Điện Máy đang cung cấp ra cho
phụ tải.
Hoãn khởi động máy phát (Delay Start), thời gian này tuỳ chỉnh.
Hoãn phục hồi điện lưới trở lại (Delay On Restoration), thời gian này tuỳ
chỉnh.
Hoãn đóng điện lưới vào phụ tải (Delay On Transfer), thời gian này tuỳ
chỉnh.
Hoãn đóng điện máy vào phụ tải (Warm Up), thời gian này tuỳ chỉnh.
Chạy làm mát máy ( Cool Down ), thời gian này tuỳ chỉnh.
Cho phép máy cố gắng khởi động tối đa 03 lần.
Sạc bình accu tự động (Automatic Battery Charger) điều tiết nguyên tắc
xung.
Bộ ATS cho phép người sử dụng chọn nguồn Điện Lưới hay Điện máy
cung cấp ra phụ tải khi cần thiết thông qua công tắc Manual Switch.
• Lắp ráp và cài đặt:
- Tủ ATS có cấu tạo đơn giản, do đó có thể lắp ráp trong hoặc ngòai
nước. Chất lượng tủ ATS phụ thuộc vào thiết bị đóng cắt.


Thiết bị và linh kiện nhập ngoại lắp ráp tại Việt Nam. Thường sử dụng
Contactor hoặc máy cắt điện lưới MCCB 3 phase tùy theo công suất máy .

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

15


GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


2.2.3. Một số khí cụ điện dùng lắp đặt
2.2.3.1. Thiết bị đóng cắt bằng tay
Nút ấn
Không đèn

Có đèn
Nút ấn đơn

Nút ấn liên động

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

16

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


Nút dừng khẩn cấp

Bộ chuyển mạch (Bộ khống chế)

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

17

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng



Ví dụ nguyên lý dạng bảng
Vị trí
Tiếp điểm
1-2
3-4
5-6
7-8
9-10
11-12

P

0

T

x
0
0
x
0
x

0
0
0
0
0


0
x
x
0
x
0

Ký hiệu x là tiếp điểm đóng, Ký hiệu 0 là tiếp điểm mở


PC
T
+
CC
P
0
1
3
5
7
9
2
6
8
10
BKC0
4
11
12


Nguyên lý dạng ký hiệu

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

18

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

19

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


2.2.3.2.Thiết bị đóng cắt bằng điện
Áptomát
Công dụng: áptomát là một loại khí cụ điện đóng cắt và bảo vệ chính
trong mạch điện hạ áp. Nó đợc sử dụng để đóng cắt từ xa và tự động cắt
mạch khi thiết bị điện hoặc đờng dây phía sau nó bị ngắn mạch hoặc quá tải,
quá áp, kém áp, chạm đất ...
Phân loại:
Áptomát bảo vệ quá dòng
(ngắn mạch hoặc quá tải).
Áptomát bảo vệ quá điện
áp.
Áptomát bảo vệ kém áp.
Áptomát bảo vệ chống dật

(Aptomát vi sai) áptomát bảo vệ
vạn năng.
Sơ đồ nguyên lý cấu tạo một pha: Khi áptomát đang ở vị tri đóng,
tiếp xúc động 2 đóng chặt lên tiếp xúc tĩnh 1, dòng điện từ nguồn chạy qua
tiếp xúc tĩnh , qua tiếp xúc động, qua Rơle dòng điện 10, qua Rơle nhiệt 7,
đi về tải. ở chế độ làm việc bình thờng thì lực điện từ Rơle dòng điện sinh ra
nhỏ hơn lực căng lò xo 8 nên áptomát luôn giữ ở trạng thái đóng.

Cấu tạo nguyên lí một pha áptomát

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

20

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


.Tiếp xúc tĩnh
2.Tiếp xúc động
3.Gối hướng dẫn
4.6. Thanh truyền động
5.Móc hãm
7. Rơle nhiệt
8. 13 Lò xo kéo
9. Gối đỡ Rơle dòng điện
10.Chốt quay
11.Tay thao tác đóng cắt
12.Cách tử dập hồ quang
Nếu đường dây hoặc thiết bị điện sau áptomát bị ngắn mạch thì dòng
điện chạy qua áptomát sẽ lớn hơn rất nhiều so với dòng điện định mức. Vì

vậy dòng điện ở rơle 10 sinh ra sẽ lớn hơn lực căng lò xo 8, cho nên thanh
truyền động 6 bị lực điện từ kéo tụt xuống làm cho móc hãm 5 mở ra, khi đó
lò xo 13 sẽ kéo thanh truyền động 4 sang trái đa tiếp xúc động 2 rời khỏi tiếp
xúc tĩnh 1, mạch điện đợc cắt, hồ quang điện phát sinh giữa hai đầu tiếp xúc
động và tĩnh đợc cách tử 14 dập tắt.
Sau khi kiểm tra khắc phục xong sự cố ngắn mạch ta đóng lại áptomát qua
tay thao tác đóng cắt 12. Trờng hợp đờng dây hoặc thiết bị điện sau khi
áptomát bị quá tải sau thời gian t (khoảng 1-2 phút) rơle nhiệt sẽ tác động
lên thanh truyền 6 làm cho móc hãm 5 mở ra. Khi đó lò xo 13 sẽ kéo thanh
truyền động 4 sang trái đa tiếp xúc động rời khỏi tiếp xúc tĩnh, nên mạch
điện đợc cắt ra. Muốn đóng, cắt mạch thì tác động vào tay thao tác 12 (đẩy
lên đóng, đẩy xuống cắtnh hình vẽ).

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

21

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


Áptomát được sử dụng:
Aptomat khối 2 cực 2E- 10A
HSB232.10B- 30B
(10/15/20/20A) Circult Breaker
(10/15/20/30A)
• Với công dụng bảo vệ mạch điện
chống quá tải và ngắn mạch, các dòng
sản phẩm Aptomat Roman sẽ mang
đến cho công trình một giải pháp bảo
vệ an toàn hệ thống điện.

• Khả năng chống điện giật: Không
chạm tới các bộ phận mạng điện
• Không biến dạng, phồng rộp dưới tác
động của ngoại quan
• Sản xuất theo tiêu chuẩn IEC60898
Đặc tính kỹ thuật
• Được làm từ vật liệu chống cháy và cách điện
• Phù hợp với tiêu chuẩn IEC 60898
• Ngắt tự động dòng ngắn mạch khi nó vừa xuất hiện
Thông số kỹ thuật
• Dòng định mức 06 - 63A
• Điện áp định mức 220/380V AC
• Dòng cắt (IEC 60898): 6.000A.
2E có tác dụng bảo vệ thiết bị trên cả 2 cực của Aptomat (Khi trường hợp bị
đấu nhầm dây thì Aptomat vẫn hoạt động bình thường đó là ưu điểm vượt
trội so với 1E)

2.2.3.3. Rơ le thời gian
Nguyên lí làm việc: Rơle thời gian là rơle tác động đóng mở tiếp điểm
có thời gian trì hoãn sau khi được cấp điện. Khoảng thời gian trì hoãn có thể
thay đổi được trong một phạm vi nhất định.
Tùy theo mục đích sử dụng, có các loại rơle thời gian sau:
- Rơle có tiếp điểm thường mở và đóng chậm
- Rơle có tiếp điểm thường mở và mở chậm
- Rơle có tiếp điểm thường đóng và đóng chậm
- Rơle có tiếp điểm thường đóng và mở chậm
SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

22


GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


Về nguyên lý rơle thời gian cấu tạo gồm phần tĩnh là cuộn dây, phần động
mang tiếp điểm và được gắn với bộ phận hãm nhằm làm chậm quá trình
chuyển động đóng mở tiếp điểm. Rơle thời gian có thể được chế tạo để làm
việc theo dòng điện hoặc theo điện áp

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

23

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU 8 TUẦN THỰC TẬP
Sau 8 tuần thực tập, tìm hiểu và trực tiếp tiếp xúc với các công việc
thực tế. Với những kiến thức đã được các thầy cô trang bị trong nhà trường,
em đã vận dụng vào thực tế chính xác và được các anh trong công ty đánh
giá tốt. Nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của Ban lãnh đạo và các anh chị
trong Công ty, em đã tiếp thu học hỏi, rút ra được nhiều bài học quý báu
1. Chúng em đã một phần nào tiếp xúc với môi trường ,công việc thực tế
trong công việc.
2. Tiếp cận công nghệ hiên đại, thu thập nhiều cái mới, củng cố lại những gì
đã được học. Đồng thời biết và nắm bắt thêm được về một số thiết bị hiện
đại khác, các mạch máy.
3. Học được cách làm việc theo nhóm, tinh thần đoàn kết giữa các thành
viên trong công ty.
4. Học được tác phong công nghiệp, kinh nghiệm thực tế, nội quy, đạo đức
nghề nghiệp.

5. Rèn luyện kỷ luật lao động, an toàn lao động khi làm việc.
6. Tinh thần cầu tiến, tính cách trung thực, cần cù, tỉ mỉ và trách nhiệm trong
công việc.
7. Tăng thêm sự hiểu biết và bổ xung một phần thiếu xót của mình về các
khí cụ điện,các mạch máy.
Tuy nhiên trong quá trình thực tập em còn rất nhiều hạn chế do tiếp xúc
không nhiều với môi trường thực tế nên có nhiều khó khăn trong cách.
Giải quyết các công việc mang tính độc lập ,cũng một phần nào đó em còn
nhiều bỡ ngỡ do thiếu tự tin khi lần đầu tiếp xúc .

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

24

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


KẾT LUẬN
Qua chuyến đi thực tế em đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức thực tế
bổ sung cho những kiến thức đã học tại nhà trường.Sau thời gian học tập ở
trường, và khoảng thời gian 8 tuần thực tập tại Công ty e thấy rất có ý nghĩa
và quan trọng, cần thiết và bổ ích với mỗi sinh viên em. Nó giúp cho sinh
viên có điều kiện va chạm với thực tế, có thể vận dụng kiến thức được học
trong nhà trường vào thực tế sản xuất. Ngoài ra còn cơ hội tiếp thu học hỏi
thêm nhiều kiến thức mới chưa được học để mở rộng vốn kiến thức của
mình, nâng cao tầm hiểu biết và trình độ. Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của sản xuất trong thời đại ngày nay. Đồng thời học hỏi thêm về tác phong
làm việc, cách giao tiếp ứng xử…góp phần hoàn thiện bản thân để có thể trở
thành người kỹ sư tốt.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do kiến thức của chúng em và thời

gian đi thực tập có hạn nên bài thu hoạch không thể tránh khỏi thiếu sót.
Kính mong thầy cô đóng góp ý kiến để bài thu hoạch của chúng em được
hoàn thiện hơn
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy và nhà trường ,cùng toàn
thể quý công ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt trong kỳ
thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn.!

SVTH: Đỗ Ngọc Tuyên

25

GVHD: Th.s Đoàn Đức Thắng


×