Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG của NHÓM yếu tố môi TRƯỜNG NGÀNH đến HOẠT ĐỘNG của CÔNG TY cổ PHẦN THIẾT bị CHIẾU SÁNG PG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.69 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA NHĨM YẾU TỐ
MƠI TRƯỜNG NGÀNH ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG PG

1


I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ: Nền kinh tế nước ta đang phát triển và
hội nhập ngày một sâu rộng với kinh tế thế giới đặt ra những thách thức không
nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước. Công ty cổ phần thiết bị chiếu sáng
PG cũng khơng nằm ngồi những ảnh hưởng đó. Cơng ty Cổ phần Thiết bị chiếu
sáng PG (PG Lighting) là cơng ty con thuộc Tập đồn PG (Pacific Group) là 1
trong 10 Tập đoàn kinh tế lớn nhất tại Hải Phòng và là 1 trong 50 Tập đồn kinh
tế lớn nhất Việt Nam. Cơng ty sản xuất sản phẩm trong lĩnh vực chiếu sáng,
chuyên sản xuất và kinh doanh bóng đèn Compact tiết kiệm điện năng. Cũng
như các doanh nghiệp khác, PG Lighting không chỉ chịu ảnh hưởng từ mơi
trường vĩ mơ như chính sách của Chính phủ, biến động của thị trường, khoa học
cơng nghệ, … mà cịn chịu tác động từ mơi trường vi mơ hay mơi trường ngành
kinh doanh, đó là sức ép từ khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các
sản phẩm thay thế.

2


II. Nội dung
1. Khách hàng
Sản phẩm của Công ty chủ yếu là bóng đèn Compact phục vụ chiếu sáng
dân dụng và trang trí cơng suất 5W đến 26W; đèn Compact phục vụ chiếu sáng
công nghiệp và đô thị công suất 40W đến 120W. Đây là sản phẩm hoàn thiện
cuối cùng có thể sử dụng khơng cần qua khâu sản xuất nào khác nên khách hàng
của Công ty là những người tiêu dùng trực tiếp. Họ có thể là người dân, các cửa


hàng bán buôn bán lẻ, các công ty mua hàng với mục đích thắp sáng cơng
nghiệp, chiếu sáng cơng cộng… Cơng ty có thể bị ép giá trong một số trường
hợp sau:
- Cung lớn hơn cầu: Năm 2005 PG Lighting được thành lập, việc tham gia
vào thị trường, tìm kiếm khách hàng cịn gặp nhiều khó khăn do trên thị trường
đã xuất hiện sản phẩm bóng đèn truyền thống của các công ty sản xuất khác
trong ngành sản xuất bóng đèn như Rạng Đơng, Phillip…, sản phẩm bóng đèn
tiết kiệm điện còn mới và chưa được biết đến một cách rộng rãi. Trong những
năm gần đây, việc sử dụng điện một cách tiết kiệm rất được quan tâm, nhu cầu
sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm điện năng ngày càng cao. Các công ty cũng đã
bắt đầu sản xuất sản phẩm bóng đèn Compact tiết kiệm điện, thêm vào đó là
những doanh nghiệp mới cũng tham gia do sức hút của thị trường. Số lượng nhà
cung cấp ngày một tăng trong khi đó nhu cầu của người tiêu dùng chỉ có một
giới hạn nhất định. Áp lực đặt ra cho Công ty ngày càng lớn, đặc biệt là áp lực
về giá cả bắt buộc nhà sản xuất phải đưa ra mức giá thấp hơn sao cho có thể
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác mà vẫn đạt được lợi ích về kinh tế, đứng
vững trên thị trường.
- Khách hàng quen thường mua với số lượng lớn, họ thường yêu cầu nhà
sản xuất giảm giá dưới hình thức chiết khấu thanh toán hay nhiều khách hàng
nhỏ liên kết với nhau tạo ra sức ép về giá. Khách hàng của cơng ty có một bộ
phận khơng nhỏ là các khách hàng nhỏ lẻ, sức ép tạo ra từ bộ phận khách hàng
này cũng cần được công ty chú ý.
3


- Người mua có đầy đủ thơng tin về sản phẩm: đó chính là chiêu thức của
các cơng ty lớn. Họ tăng cường tư vấn, cung cấp thông tin để tạo ra áp lực cạnh
tranh và mục tiêu là làm cho các đối thủ nhỏ hơn phải rút khỏi thị trường nếu
khơng chịu được áp lực đó. PG Lighting mới gia nhập thị trường nên việc phải
chịu sức ép cạnh tranh từ các công ty lớn là không tránh khỏi.

Như vậy, khách hàng mà ở đây là những người tiêu dùng trực tiếp có thể
tạo ra sức ép về giá đối với công ty, trong trường hợp này, các biện pháp đặt ra
cho cơng ty đó là:
- Đẩy mạnh tiếp thị, quảng cáo về sản phẩm của mình nhằm mở rộng thị
trường, đa dạng hóa khách hàng với mục đích khi một số ít khách hàng có vấn
đề và bị ép giá thì cơng ty vẫn cịn những khách hàng khác sẵn sàng mua sản
phẩm của họ với mức giá ban đầu.
- Giành thế chủ động trong mối quan hệ với khách hàng bằng cách xúc tiến
các bước marketing, quan hệ khách hàng, sẵn sàng cung cấp thông tin về sản
phẩm, cung cấp các dịch vụ khách hàng… nhằm tạo sự trung thành của khách
hàng đối với công ty cũng như sản phẩm của công ty.
- Phân loại khách hàng để có chiến lược phù hợp với từng nhóm khách
hàng cụ thể.
2. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là những người cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình
sản xuất như nguyên liệu, nhiên liệu, tài chính… Họ tạo ra áp lực cung cấp cho
doanh nghiệp, thể hiện qua: giá cung cấp, chất lượng hay phương thức thanh
toán.
Quyền lực của nhà cung cấp tăng lên khi:
- Số lượng nhà cung cấp ít hay cầu lớn hơn cung: việc lệ thuộc vào một nhà
cung cấp sẽ càng tạo điều kiện cho nhà cung cấp đó dễ dàng gây áp lực tăng giá
các yếu tố đầu vào đối với công ty. Công ty sẽ rơi vào thế bị động không thể
4


thương lượng về giá cả với nhà cung cấp, làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến tăng
giá bán sản phẩm trên thị trường, giảm sức cạnh tranh về giá cả với các sản
phẩm cùng loại khác.
- Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp cao: Thông thường các doanh nghiệp
thường ngại thay đổi nhà cung cấp truyền thống vì họ phải mất thời gian để tìm

hiểu về các nhà cung cấp mới cũng như chi phí cho việc tìm hiểu đó, thêm vào
đó là việc thương lượng giá cả với nhà cung cấp mới và họ phải đánh đổi chi phí
cơ hội đó là những ưu đãi nhà cung cấp truyền thống dành cho doanh nghiệp họ
mà không phải nhà cung cấp nào cũng sẵn sàng đáp ứng.
- Khả năng thay thế nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp, không có
ngun liệu thay thế hay ngun liệu mang tính đặc thù cao. Trường hơp này
cơng ty gặp phải khó khăn giống như trường hợp chỉ có số lượng ít nhà cung
cấp.
- Thông tin về nhà cung cấp: Thông tin là nhân tố thúc đẩy phát triển
thương mại đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, không phải
thơng tin nào cũng hữu ích đối với doanh nghiệp nhưng có những thơng tin ảnh
hưởng lớn tới quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc lựa chọn nhà
cung cấp như: giá cả giữa các nhà cung cấp, những phản hồi của các doanh
nghiệp trong ngành về chất lượng nguyên liệu đầu vào của các nhà cung cấp hay
những ưu đãi của các nhà cung cấp đối với khách hàng…Điều đó có thể giúp
cho doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn trong lựa chọn nhà cung cấp,
tránh rơi vào thế bị động khi thương lượng với nhà cung cấp.
Chiến lược của doanh nghiệp để tránh bị sức ép từ nhà cung cấp nên:
- Thiết lập mối quan hệ với khách hàng và với nhà cung cấp nhằm đảm bảo
ổn định sản xuất cho doanh nghiệp. Việc thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp
sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo cung cấp đủ các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản
xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng. Thiết
lập mối quan hệ với khách hàng giúp doanh nghiệp tìm hiểu được nhu cầu của
5


khách hàng từ đó đưa ra chiến lược sản xuất cho phù hợp, tránh sản xuất một
cách dư thừa sẽ gây ứ đọng vốn do không tiêu thụ hết sản phẩm hoặc thiếu hàng
để cung cấp cho khách hàng làm mất cơ hội kiếm thêm doanh thu. Như vậy,
doanh nghiệp- khách hàng- nhà cung cấp đã trở thành những mắt xích quan

trọng trong chuỗi giá trị. Để đảm bảo cho vị thế của mình, doanh nghiệp nên tìm
cách chủ động đặt mình trong sự liên kết, ràng buộc của chuỗi giá trị này.
- Doanh nghiệp nên chú ý: Chi phí giữ khách hàng bằng 1/3 chi phí tìm
khách hàng; Khơng để nhà cung cấp độc quyền, ràng buộc với nhà cung cấp (rủi
ro cùng chịu, cùng hầu tòa…)
3. Các đối thủ cạnh tranh
a. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: là những đối thủ trong ngành đang cạnh
tranh với doanh nghiệp.
Các đối thủ này được chia làm 2 loại:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: chia sẻ cùng một lượng khách hàng bằng
cùng thủ thuật, phương thức kinh doanh và cùng sản xuất, phân phối sản phẩm
là bóng đèn Compact tiết kiệm điện.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: chia sẻ cùng lượng khách hàng nhưng khác
chủng loại sản phẩm, đó là các sản phẩm chiếu sáng khác như bóng đèn huỳnh
quang, bóng đèn trang trí…
Nghiên cứu đối thủ trong ngành là một yếu tố quan trọng để xác định
cường độ và xu thế cạnh tranh.
Mức độ cạnh tranh trong ngành phụ thuộc nhiều yếu tố:
- Quy mô và số lượng đối thủ hiện tại trong ngành
Ngành cung cấp các thiết bị chiếu sáng không phải là ngành mới, tuy nhiên,
ngành sản xuất bóng đèn Compact mới phát triển trong gần 10 năm trở lại đây.
Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động trong ngành ngày càng tăng, bên
cạnh đó quy mô của những doanh nghiệp hiện tại trong ngành không ngừng
6


được mở rộng tạo nên áp lực cạnh tranh không nhỏ cho PG Lighting. Việc đánh
giá quy mô, số lượng đối thủ càng chính xác sẽ giúp cho cơng ty đưa ra được
chiến lược đúng đắn, chủ động trong việc cạnh tranh với đối thủ, tạo lợi thế ban
đầu trên thị trường, góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra.

- Tốc độ tăng trưởng của ngành
Ngành càng phát triển nhanh càng thu hút đầu tư. Rõ ràng là không chỉ PG
Lighting thấy được xu hướng dùng các sản phẩm tiết kiệm điện của người dân
mà rất nhiều doanh nghiệp khác cũng thấy được điều đó. Khi nhu cầu có dấu
hiệu tăng lên thì thị trường sẽ phát tín hiệu cho các nhà sản xuất để cung cấp sản
phẩm phục vụ nhu cầu thị trường. Nhà sản xuất nào nắm bắt được thơng tin,
phân tích được các dấu hiệu của thị trường một cách nhanh chóng, chính xác sẽ
đưa ra được chiến lược tốt cho doanh nghiệp mình giúp doanh nghiệp tăng
trưởng nhanh, do đó cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. PG Lighting cũng đã
thấy được xu hướng đó của thị trường. Cơng ty đã đầu tư thiết bị dây chuyền
hiện đại theo công nghệ châu Âu với cơng suất 6 triệu bóng/ năm, sản xuất với
quy mơ lớn hơn nhằm làm giảm chi phí giúp giảm giá thành, tăng lợi thế về giá
bán trên thị trường cho sản phẩm của mình.
- Chi phí cố định cao
Khơng phải chi phí cố định cao thì mức độ cạnh tranh sẽ thấp mà ngược lại
chi phí cố định càng cao thì các doanh nghiệp càng cạnh tranh khốc liệt để thu
hổi vốn.
- Sản phẩm khơng có tính khác biệt hoặc chi phí chuyển đổi thấp
Trên thị trường, khách hàng có nhiều sự lựa chọn cho mình đối với 1 loại
sản phẩm hay giữa các sản phẩm có chức năng tương tự, có thể thay thế nhau.
Khi khách hàng dễ dàng chuyển đổi sản phẩm, họ sẽ làm gia tăng áp lực sản
phẩm thay thế và do đó tăng áp lực cạnh tranh. Trong thị trường, trước đây giá
của bóng đèn Compact cao hơn so với bóng đèn thơng thường, hiện nay một số
loại vẫn có giá cao hơn. Điều đó tạo ra áp lực cho cơng ty phải giảm giá bán
7


nhằm cạnh tranh với các sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, đối
với những loại bóng có cùng cơng suất hiện nay, giá của bóng đèn Compact đã
rẻ hơn bóng thơng thường, tuổi thọ sử dụng lâu hơn, tiết kiệm điện hơn, sáng

hơn. Lúc này, yêu cầu của khách hàng đặt ra lại cao hơn. Các sản phẩm khơng
những tiết kiệm điện mà cịn phải có mẫu mã đẹp, bền đặt ra cho doanh nghiệp
thử thách mới. Nếu khơng cải tiến mẫu mã sản phẩm, rất có thể khách hàng sẽ
không sử dụng sản phẩm của công ty mà sẽ tìm mua những sản phẩm cùng loại
khác phù hợp với mục đích của họ. Như vậy, áp lực đối với công ty không chỉ là
cạnh tranh về giá cả mà cịn phải ln cải tiến, đổi mới sản phẩm tạo ra sự khác
biệt với các sản phẩm khác…
- Ngành truyền thống hoặc có năng lực dư thừa
Các sản phẩm bóng đèn truyền thống khơng tiết kiệm điện nhưng lại có giá
thấp hơn và đã được sử dụng từ lâu vẫn có chỗ đứng trên thị trường, chiếm tỷ
trọng không nhỏ. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này vẫn tiếp tục sản xuất
và có thể gây ra mức cung lớn hơn cầu từ đó tăng áp lực cạnh tranh.
b. Đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn là những đối thủ đang tìm cách gia nhập ngành, có thể
vươn lên chiếm lĩnh thị phần nhanh chóng nếu có chiến lược đúng đắn, ít rào
cản thị trường. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay
yếu phụ thuộc vào:
- Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ
suất sinh lời, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. Tỉ suất
sinh lời càng cao thu hút càng nhiều doanh nghiệp tham gia, số lượng khách
hàng đông đảo đảm bảo cho mức tiêu thụ sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp.
- Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố là cho việc gia nhập vào
một ngành khó khăn và tốn kém hơn. Đối với ngành mà PG Lighting đang tham
gia, đó là những yếu tố:

8


+ Kỹ thuật: Công nghệ sản xuất phải đạt những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất
định đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm tối đa sản phẩm lỗi tiết kiệm chi phí

cho doanh nghiệp…
+ Vốn: những doanh nghiệp mới gia nhập không thể đạt được quy mô vốn
lớn như những doanh nghiệp đã hoạt động một thời gian dài trong ngành, khả
năng huy động vốn, xoay vòng vốn… lâu hơn.
+ Các yếu tố thương mại: hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống
khách hàng…
+ Các nguồn lực đặc thù: bằng cấp, phát minh sáng chế, nhân lực, nguyên
liệu đầu vào đặc thù…
Như vậy, rào cản gia nhập ngành có thể tạo ra bằng nhiều cách:
- Khác biệt hóa sản phẩm
“ Khác biệt hóa hay là chết” đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng.
Khác biệt hóa vừa là biện pháp phịng thủ từ xa, vừa tạo nên sự gắn bó của
khách hàng đối với sản phẩm
- Tận dụng lợi thế về quy mô
Các đối thủ mới thường chưa đạt mức quy mô lớn như các đối thủ hiện tại
nên các đối thủ hiện tại có thể giảm giá bán để tạo áp lực đối với các đối thủ
mới.
-Ngăn chặn khả năng tiếp cận hệ thống kênh phân phối
- Tạo áp lực về vốn
Như vậy, cả đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm ẩn đều có khả năng tạo nên áp
lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có chiến lược để nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình, có thể là:
- Tạo rào cản gia nhập đối với đối thủ tiềm ẩn

9


- Liên kết với đối thủ hiện tại để bảo vệ thị phẩn, tuy nhiên chiến lược này
đôi khi cũng mang lại bất lợi cho doanh nghiệp, đối thủ mà doanh nghiệp hợp
tác có thể thâu tóm cả doanh nghiệp hoặc gây tổn thất cho chính doanh nghiệp

hay tạo điều kiện cho các đối thủ khác vươn lên.
- Phân chia thị trường, phân hóa sản phẩm
- Ln giữ năng lực sản xuất thừa để chớp thời cơ, tăng công suất.
4. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của
người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế hơn sản phẩm bị
thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạn chế
tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không
chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các
thị trường nhỏ bé. Các nguy cơ thay thế thể hiện:
- Chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm
- Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng
- Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế
Đối với sản phẩm là thiết bị chiếu sáng, bóng đèn Compact của PG
Lighting được sản xuất trên dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn chất lượng
IPEC 969, tiêu chuẩn ISO 9001 có ưu thế khá lớn. Những năm gần đây, sản
phẩm bóng đèn Compact đang dần trở nên có ưu thế trên thị trường nhờ sức
cạnh tranh về giá cả, chất lượng, khả năng tiết kiệm điện. Công ty cũng đã đa
dạng hóa sản phẩm với nhiều loại sản phẩm có mức cơng suất khác nhau phục
vụ nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, hình dáng, mẫu mã sản phẩm
vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng vì mục đích
sử dụng khơng chỉ là chiếu sáng mà cịn phục vụ mục đích trang trí, chiếu sáng
trên diện rộng, yêu cầu tuổi thọ của bóng dài hơn, bền hơn… Thêm vào đó, các
doanh nghiệp trên thị trường khơng chỉ có doanh nghiệp trong nước mà cịn có
10


cả doanh nghiệp nước ngoài. Việc gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho
doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường ra nước ngoài nhưng cũng là điều
kiện để các doanh nghiệp mang sản phẩm của họ vào thị trường trong nước. Các

sản phẩm của họ có mẫu mã, chất lượng khơng thua kém gì các sản phẩm trong
nước sản xuất thậm chí có thể vượt trội hơn. Đối với các thiết bị chiếu sáng cũng
không ngoại lệ, do đó, việc tìm hiểu sản phẩm cạnh tranh hay sản phẩm thay thế
là rất cần thiết đối với doanh nghiệp.
Chiến lược của doanh nghiệp trong trường hợp này nên:
- Chủ động phân tích đặc thù sản phẩm, tìm ra những ưu điểm cũng như
nhược điểm của sản phẩm thay thế đó, so sánh với sản phẩm của mình, đồng
thời nghiên cứu đặc điểm và nhu cầu của thị trường xem những đặc thù của sản
phẩm đó đáp ứng được nhu cầu của thị trường đến đâu từ đó đưa ra chiến lược
cụ thể nên cải tiến hay đầu tư cho nghiên cứu sản phẩm như thế nào cho phù
hợp.
- Khơng hy sinh uy tín, thương hiệu: Việc tạo dựng uy tín, xây dựng
thương hiệu khơng chỉ trong một ngày mà mất nhiều thời gian và công sức, áp
lực cạnh tranh có thể khiến cho doanh nghiệp có những quyết định sai lầm gây
mất uy tín và thương hiệu của mình.
- Bao vây đối thủ cạnh tranh bằng nhiều biện pháp
- Thận trọng với cạnh tranh về giá
Áp lực cạnh tranh sẽ gây ra áp lực giảm giá bán, tuy nhiên doanh nghiệp
nên cân nhắc, tính tốn mức giá giảm cho phù hợp theo từng giai đoạn cụ thể
tránh việc giảm giá q sâu khơng đủ bù đắp chi phí, có thể cạnh tranh về giá cả
nhưng lại đưa doanh nghiệp tới bờ vực phá sản một cách nhanh chóng.
- Khơng phó mặc cho thị trường: doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu
thị trường, nhanh chóng bắt được tín hiệu của thị trường, chớp lấy cơ hội mà thị
trường mang lại.
11


Như vậy, trong môi trường ngành, PG Lighting chịu sức ép từ các yếu tố
trong môi trường ngành: Khách hàng; Nhà cung cấp; Đối thủ cạnh tranh; Các
sản phẩm thay thế. Mỗi yếu tố đều tạo ra những áp lực về cạnh tranh địi hỏi

doanh nghiệp phải có chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn sao cho hoạt
động của doanh nghiệp diễn ra bình thường cũng như lợi ích của doanh nghiệp
được bảo đảm, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại khi có biến động trên thị
trường hay tận dụng một cách tốt nhất cơ hội thị trường để tạo lợi nhuận tối đa
cho doanh nghiệp.

12


III: KẾT LUẬN
Trong điều kiện nhiều biến động của môi trường kinh doanh như hiện
nay, các doanh nghiệp luôn phải tỉnh táo phân tích sự biến động của các yếu tố
mơi trường, trong đó có các yếu tố mơi trường ngành. Các yếu tố này tác động
trực tiếp và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Việc phân tích đúng và đầy đủ các yếu tố thuộc môi trường ngành
không chỉ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tồn cảnh đúng đắn về mơi trường
kinh doanh mà mặt khác, nó giúp cho doanh nghiệp hoạch định được các chiến
lược và hướng đi đúng đắn, phù hợp với từng gian đoạn. Vì thế hoạt động này
cần được tiến hành thường xuyên, liên tục góp phần tạo sự chủ động cho các
doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp có thể tiên phong và gây ảnh hưởng trong
môi trường hoạt động.

13



×