Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Phân tích hoạt động kinh tế trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.81 KB, 63 trang )

ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................
PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ............
I. Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế....................................................
II. Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài.........................................................
PHẦN II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH..........................................................................
Chương I. Phân tích tình hình thực hiện chi phí theo khoản mục...........................
I. Mục đích, ý nghĩa.......................................................................................................
II. Phân tích....................................................................................................................
1, Lập biểu.....................................................................................................................
2, Nhận xét chung.........................................................................................................
3, Phân tích chi tiết........................................................................................................
III. Kết luận..................................................................................................................26
Chương II. Phân tích tình hình thực hiện chi phí theo yếu tố................................30
I. Mục đích, ý nghĩa.....................................................................................................30
II. Phân tích .................................................................................................................30
1, Lập biểu...................................................................................................................30
2, Nhận xét chung.......................................................................................................31
3, Phân tích chi tiết......................................................................................................32
III. Kết luận..................................................................................................................52
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................57
I. KẾT LUẬN..............................................................................................................57
II. KIẾN NGHỊ............................................................................................................59
LỜI KẾT....................................................................................................................62

Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

1



ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp diễn ra hết sức phức tạp.
Các doanh nghiệp hoạt động hầu hết vì mục tiêu lợi nhuận, để đạt được điều này thì
công tác phân tích tình hình sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp là điều
cần thiết bởi vì: thông qua việc phân tích các nhà quản lý mới có cơ sở để đưa ra
được những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp, mới thấy được hết các tiềm
năng trong doanh nghiệp từ đó có biện pháp để khai thác có hiệu quả và khắc phục
những mặt hạn chế. Ngày nay công tác phân tích là không thể thiếu trong mỗi
doanh nghiệp, để làm tốt được điều này đòi hỏi người phân tích phải có một trình
độ nhất định, phải có một cái nhìn bao quát, tổng thể, phát hiện ra những nguyên
nhân chủ yếu làm biến động các chỉ tiêu kinh tế, đồng thời phải đề ra được những
biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của các
quá trình hoạt động đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Là một sinh viên được học môn “Phân tích hoạt động kinh tế trong nhà
trường” trong nhà trường là điều hết sức cần thiết đối với chúng em bởi vì chúng
em được tiếp cận làm quen dần với công tác phân tích tình hình kinh tế của doanh
nghiệp, trang bị thêm những kiến thức phục vụ cho công việc sau này. Để hiểu rõ
hơn về công tác phân tích kinh tế trong doanh nghiệp, trong nội dung đồ án này em
xin trình bày 3 phần:
Phần 1: Lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế.
Phần 2: Nội dung phân tích.
Phần 3: Kết luận, kiến nghị.

Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

2



ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
I. Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế
1, Mục đích phân tích hoạt động kinh tế
-

Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ

-

được giao, đánh giá việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức đọ ảnh hưởng của các nhân tố. Xác
định nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng trực

-

tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.
Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh
doanh, khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2, Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh tế
Nhận thức đúng ta sẽ có các quyết định đúng, và tổ chức thực hiện kịp thời các
quyết định đó đương nhiên sẽ thu được các kết quả mong muốn. Ngược lại nhận
thức sai, sẽ dẫn đến các quyết định sai và nếu thực hiện các quyết định sai đó thì
hậu quả không thể lường trước được. Để nhận thức được các hiện tượng và sự vật
người ta sử dụng công cụ là phân tích hoạt động kinh tế. Sử dụng công cụ này
người ta nghiên cứu các hiện tượng và kết quả kinh tế từ đó cung cấp những căn cứ

khoa học cho các quyết định đúng đắn trong tương lai vì vậy phân tích hoạt động
kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức, nó trở thành một công cụ
quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả các hoạt động kinh tế. Nó thể hiện chức
năng tổ chức và quan lý kinh tế của Nhà nước.
II. Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài
1, Phương pháp so sánh
Là phương pháp được vận dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định vị trí
và xu hướng biến động của hiện tượng, đánh giá kết quả. Có thể có các trường hợp
so sánh sau:
- So sánh giữa thực hiện với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

3


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
- So sánh giữa kỳ này với kỳ trước để xác định nhịp độ, tốc độ phát triển của
hiện tượng.
- So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác để xác định mức độ tiên tiến hoặc
lạc hậu giữa các đơn vị.
- So sánh giữa thực tế với định mức, khả năng với nhu cầu.
Chú ý: khi so sánh phải đảm bảo nguyên tắc so sánh được: thống nhất về nội
dung, đơn vị, phương pháp tính.
a, So sánh bằng số tuyệt đối
Cho biết quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu đạt vuotj hoặc hụt
giữa hai kỳ.
Mức biến động tuyệt đối (chênh lệch tuyệt đối): ∆y = y1-y0
Trong đó:

y1, y0: mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế, kỳ gốc.
∆y: mức biến dộng tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu.
b, So sánh bằng số tương đối
Cho ta thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển, kết cấu của tổng thể, mức
độ phổ biến của hiện tượng.
• Số tương đối động thái
Dùng để biểu hiện xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng theo
thời gian.
t = *100 (%)


Số tương đối kết cấu
Để xác định tỷ trọng của bộ phận so sánh với tổng thể.
d = *100 (%)
ybp : mức độ của bộ phận
ytt : mức độ của tổng thể

2, Phương pháp chi tiết
a, Phương pháp chi tiết theo địa điểm
Có những hiện tượng kinh tế xảy ra tại nhiều địa điểm khác nhau với những tính
chất và mức độ khác nhau, vì vậy cần phải phân tích chi tiết theo địa điểm.
Tác dụng:
-

Xác định những đơn vị, cá nhân tiên tiến hoặc lạc hậu, tìm được những

-

nhân tố điển hình từ đó rút kinh nghiệm cho các đơn vị khác.
Xác định sự hợp lý hay không trong việc phân phối nhiệm vụ sản xuất giữa

các đơn vị hoặc cá nhân.

Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

4


-

ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Đánh giá tình hình hạch toán kinh doanh nội bộ.
Giúp cho việc đánh giá đúng đắn kết quả cảu từng đơn vị thành phần từ đó
có biện pháp khai thác các tiềm năng về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn,
đất đai...phù hợp với từng đơn vị trong kinh doanh.

b, Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành
Chi tiết theo các bộ phận cấu thành giúp ta biết được quan hệ cấu thành của các
hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế từ
đó giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác, cụ thể và xác
định được nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý.
3, Phương pháp cân đối
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ tổng
đại số. Cu thể để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu nghiên
cứu chỉ việc tính chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc của bản thân
nhân tố đó, không cần quan tâm đến các nhân tố khác.
-

Khái quát nội dung của phương pháp:


Chỉ tiêu phân tích: y
Các nhân tố ảnh hưởng: a, b, c


Phương trình kinh tế: y = a + b – c

Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc: y0 = a0 + b0 – c0
Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu: y1 = a1 + b1 – c1


Xác định đối tượng phân tích:

∆y = y1 – y0 = (a1 + b1 - c1) –(a0 + b0 - c0)


Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:

+ Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ya = a1 – a0
Ảnh hưởng tương đối: ya = *100 (%)
+ Ảnh hưởng của nhân tố b đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yb = b1 – b0
Ảnh hưởng tương đối: yb = *100 (%)
+ Ảnh hưởng của nhân tố c đến y:
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

5



ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Ảnh hưởng tuyệt đối: yc = - (c1 – c0)
Ảnh hưởng tương đối: yc = *100 (%)
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố:
∆ya + ∆yb + ∆yc = ∆y
= *100 (%)
Kỳ gốc
St

Chỉ tiêu

t

Qui


1
2
3

Nhân tố thứ nhất
Nhân tố thứ hai
Nhân tố thứ ba
Chỉ tiêu phân tích

a0
b0
c0
y0


Tỷ

Kỳ nghiên
cứu
Qu
Tỷ

So

trọng

i

trọng

sánh
(%)

(%)
da0
db0
dc0
100


a1
b1
c1
y1


(%)
da1
db1
dc1
100

a
b
c
y

Chênh
lệch

MĐAH
→y (%)

∆a
∆b
∆c
∆y

ya
yb
yc
-

PHẦN II
NỘI DUNG PHÂN TÍCH
Chương I: Phân tích tình hình thực hiện chi phí theo khoản mục.

Mục đích, ý nghĩa

I.

1, Mục đích
-

Đánh giá khái quát tình hình thực hiện chi phí và các nhân tố
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và phân tích nguyên nhân biến

-

động các chi phí, phát hiện những bất hợp lý trong chi phí.
Đề xuất những biện pháp cần thiết để hạn chế, loại trừ ảnh hưởng của những
nhân tố tiêu cực, động viên phát huy được ảnh hưởng của những nhân tố
tích cực, khai thác khả năng tiềm tàng trong quản lý, sử dụng nguồn vật tư,
lao động, tiền vốn nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm.

2, Ý nghĩa
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

6


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Giúp doanh nghiệp nhận diện được các chi phí, những nơi chịu chi phí, những
hoạt động sinh ra chi phí và những nơi chịu chi phí... để trên cơ sở đó có những
biện pháp thiết thực quản lý và ứng xử với chi phí sản xuất kinh doanh. Ngoài ra
phân tích còn nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý chi phí, lập kế

hoạch chi phí, đề xuất các biện pháp thiết thực nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành
sản phẩm.
II.

Phân tích

1, Lập biểu

Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

7


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
2, Nhận xét chung
Qua bảng số liệu, nhìn chung tổng chi phí trong hai kỳ đã có sự biến động, cụ
thể tổng chi phí kỳ gốc là 235.768.142 (10 3đồng), kỳ nghiên cứu là 278.971.982
(103đồng) đã tăng 18,32% so với kỳ gốc. Ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã bội chi
tuyệt đối 43.203.840 (103đồng) so với kỳ gốc. Xét trong mối quan hệ với chỉ tiêu
giá trị sản xuất (IG =1,18) thì doanh nghiệp bội chi tương đối là 765.574 (103đồng).
Sự tăng của tổng chi phí do sự biến động của các nhân tố khoản mục chi phí,
nhìn chung các khoản mục chi phí đều có xu hướng tăng lên. Trong các khoản mục
chi phí đó thì chi phí sản xuất chung tăng nhiều nhất và tăng 26,65% so với kỳ gốc,
bội chi tuyệt đối là 11.699.088 (10 3đồng) so với kỳ gốc, bội chi tương đối là
3.797.083 (103đồng) so với kỳ gốc, mức độ ảnh hưởng của chi phí sản xuất chung
tới tổng chi phí là 4,96%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng ít nhất và tăng 0,03%
so với kỳ gốc, bội chi tuyệt đối 107.795 (10 3đồng) so với kỳ gốc, tiết kiệm tương
đối là 6.355.553 (103đồng) so với kỳ gốc, mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý
doanh nghiệp tới tổng chi phí là 0,05%.

Các nguyên nhân chủ yếu làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng lên là
do:
- Xu hướng tăng giá trên thị trường chung đang diễn ra mạnh mẽ bởi nền kinh
tế thế giới đang lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng kinh tế thế giới.
- Do doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất cả ở trong nước nên doanh
nghiệp tuyển thêm nhiều nhân công đặc biệt ưu tiên những người có tay nghề, trình
độ cao, đồng thời mua sắm thêm máy móc thiết bị mới hiện đại nhằm đảm bảo cho
khối lượng sản phẩm cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Vì vậy chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên.
- Do khối lượng sản phẩm sản xuất nhiều, doanh nghiệp muốn tăng doanh thu
và lợi nhận nên trong kỳ doanh nghiệp đã chú trọng tới công tác tiêu thụ sản phẩm,
tuyển thêm nhân viên bán hàng, tăng cường tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi... nên
chi phí bán hàng tăng. Điều đó góp phần làm tổng chi phí doanh nghiệp tăng.

Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

8


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
- Do doanh nghiệp muốn tăng khối lượng sản phẩm sản xuất nên chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tăng
góp phần làm tăng tổng chi phí của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác mà sự ảnh hưởng là không đáng kể.
Như vậy, qua hai kỳ ta thấy được tổng chi phí và các khoản mục chi phí đều có xu
hướng tăng. Do đó doanh nghiệp cần phải có các biện pháp phù hợp để điều chỉnh
các khoản mục chi phí cho hợp lý nhằm tiết kiệm, tránh sử dụng lãng phí đồng vốn
mà vẫn đạt được kết quả sản xuất kinh doanh là tốt nhất.
3, Phân tích chi tiết

3.1. Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm
Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm kỳ nghiên cứu đã tăng so với kỳ gốc. Cụ thể
ở kỳ gốc chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm là 152.447.681 (10 3đồng), kỳ nghiên
cứu là 184.846.835 (103đồng), tăng 21,25% so với kỳ gốc, bội chi tuyệt đối là
32.399.154 (103đồng) so với kỳ gốc, xét trong mối quan hệ với chỉ tiêu giá trị sản
xuất (IG =1,18) thì bội chi tương đối là 4.958.571 (10 3đồng) so với kỳ gốc và mức
độ ảnh hưởng của chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm đến tổng chi phí là 13,74%.
Chi phí này bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung.
3.1.1. Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ở cả hai kỳ đều chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng chi phí và có xu hướng tăng. Ở kỳ gốc chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp là
58.258.308 (103đồng) chiếm 24,71% tổng chi phí; kỳ nghiên cứu chi phí này là
66.423.229 (103đồng) chiếm 23,81% tổng chi phí, chi phí này đã tăng 14,02% so
với kỳ gốc, bội chi tuyệt đối là 8.164.921 (103đồng) so với kỳ gốc. Tuy nhiên xét
trong mối quan hệ với chỉ tiêu giá trị sản xuất (I G =1,18) thì doanh nghiệp đã tiết
kiệm tương đối 2.321.571 (103đồng) và mức độ ảnh hưởng của chi phí nguyên, vật
liệu trực tiếp đến tổng chi phí là 3,46%.
Biến động tăng đó có thể là do các nguyên nhân sau:
-

Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng.
Do doanh nghiệp sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

9


-


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Do công tác quản lý, cấp phát,bảo quản nguyên vật liệu chưa tốt.
Do doanh nghiệp tăng cường hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong một số sản
phẩm của mình, nên sử dụng nhiều nguyên liệu đầu vào hơn.
+ Xét nguyên nhân thứ nhất: Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng
Doanh nghiệp sản xuất, chế biến bánh kẹo nên đường và mạch nha, bột mì là
các nguyên liệu chủ yếu. Ở kỳ nghiên cứu, do chính sách tăng thuế nhập khẩu đối
với một số nước châu Âu trong đó có Đan Mạch là nước mà doanh nghiệp nhập
khẩu bột mì làm cho giá bột mì để sản xuất bánh kẹo của doanh nghiệp tăng. Không
chỉ vậy trong năm qua do thời tiết xấu dẫn đến mất mùa mía làm cho đường trở nên
khan hiếm hơn từ đó đẩy giá đường trong nước tăng lên và làm cho giá các mặt
hàng chế biến sau đường trong đó có mạch nha tăng. Vì thế, doanh nghiệp đã phải
tốn nhiều chi phí hơn để mua bột mì, đường và mạch nha làm nguyên liệu, dẫn đến
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng, làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng
lên, ảnh hưởng đến tổng chi phí là 3,46%. Đứng trước tình hình giá cả nguyên, vật
liệu đầu vào tăng, doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành sản
xuất bánh kẹo đã tăng giá bán của sản phẩm một cách hợp lý, phù hợp với giá cả
bánh kẹo trên thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Việc tăng giá bán sản
phẩm cùng với việc người tiêu dùng vẫn có nhu cầu về sản phẩm và chấp nhận giá
bán này đã làm tăng doanh thu của doanh nghiệp. Tổng doanh thu trong kỳ của
doanh nghiệp đủ bù đắp tổng chi phí và còn có lãi. Vậy, đây là nguyên nhân khách
quan và mang tính tích cực đối với doanh nghiệp.
+ Xét nguyên nhân thứ hai: Do doanh nghiệp sản xuất thêm nhiều mặt hàng
mới.
Căn cứ vào việc nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu lớn của thị
trường về dòng sản phẩm bánh tươi, đầu kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã đề ra
chiến lược mở rộng sản xuất dòng sản phẩm mới này. Trong kỳ nghiên cứu, thực
hiện chiến lược đã đề ra, doanh nghiệp đã đưa vào sản xuất nhiều loại bánh mới
trong dòng sản phẩm này, như: bánh sữa Orienko, bánh Chocolate Pie, Lotte Pie,

bánh sữa Cranberry, bánh kem Hura Layer Cake, Hura Deli Bơ. Việc tăng lượng
sản phẩm sản xuất ra đòi hỏi sử dụng lượng nguyên liệu lớn hơn hẳn so với trước,
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
10
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
dẫn đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng nhiều so với kỳ gốc, dẫn đến làm tăng
tổng chi phí của toàn doanh nghiệp. Những sản phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu
của thị trường về các sản phẩm bánh tươi thông dụng, nên được thị trường ưa
chuộng, tiêu thụ mạnh, nên doanh thu của doanh nghiệp đã tăng nhiều nhờ có đóng
góp không nhỏ của doanh thu từ các sản phẩm này, vượt hơn nhiều so với mức tăng
của chi phí đã bỏ ra cho việc sản xuất các sản phẩm này. Lợi nhuận của doanh
nghiệp vì thế cũng tăng lên so với kỳ gốc. Đây là dòng sản phẩm hứa hẹn sẽ tiếp tục
đem lại nhiều doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Vậy,
nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân chủ quan mang tính tích cực đối với doanh
nghiệp.
Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau: doanh
nghiệp cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời, đúng đắn nhu
cầu của thị trường. Trên cơ sở đó, đề ra được các chiến lược sản xuất phù hợp, đặc
biệt là trong việc đưa các sản phẩm mới vào sản xuất và tung ra thị trường.
+ Xét nguyên nhân thứ ba: Do công tác quản lý, cấp phát, bảo quản nguyên,
vật liệu chưa tốt.
Doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nên nguyên, vật liệu chính là bột mì, đường,
các chất phụ gia, hương liệu... Đây đều là những nguyên, vật liệu khó bảo quản
trong khi không khí của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm nhiều,
điều kiện bảo quản không tốt khiến cho nguyên, vật liệu bị hỏng, ẩm mốc, giảm
chất lượng không đủ điều kiện đưa vào sản xuất. Do đó doanh nghiệp phải mua
thêm nguyên, vật liệu để bù đắp số lượng không dùng được dẫn đến chi phí nguyên,

vật liệu trực tiếp tăng góp phần làm tăng tổng chi phí của doanh nghiệp.
Không những vậy trong quá trình sản xuất do công tác quản lý, cấp phát, giám
sát việc sử dụng nguyên, vật liệu trong sản xuất không chặt chẽ làm cho một khối
lượng lớn nguyên, vật liệu bị hao hụt và để sản xuất đủ số lượng sản phẩm dự kiến
thì doanh nghiệp bắt buộc phải mua thêm nguyên, vật liệu làm cho chí phí nguyên,
vật liệu trực tiếp tăng dẫn đến tổng chi phí của doanh nghiệp tăng. Vậy nguyên
nhân thứ ba là nguyên nhân chủ quan, mang tính tiêu cực đối với doanh nghiệp.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

11


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau: sửa chữa,
nâng cấp nhà kho bảo quản đạt tiêu chuẩn, xây dựng thêm nhà kho mới đủ đáp ứng
công tác bảo quản nguyên,vật liệu; nâng cao công tác quản lý, cấp phát, giám sát
việc sử dụng nguyên, vật liệu trong sản xuất để hạn chế đến mức thấp nhất việc hao
hụt nguyên, vật liệu; đồng thời có biện pháp nhắc nhở, kỷ luật thích đáng đối với
những công nhân cố ý làm hao hụt một lượng lớn nguyên, vật liệu.
+ Xét nguyên nhân thứ tư: Do doanh nghiệp tăng khối lượng trong mỗi sản
phẩm nên hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong sản phẩm cũng tăng dẫn đến sử
dụng nhiều nguyên, vật liệu đầu vào hơn.
Thời gian trước đây doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm bánh kẹo với
khối lượng nhỏ, gọn vì doanh nghiệp hướng đến đối tượng là thanh niên năng động,
hay di chuyển thì các sản phẩm với kích thước nhỏ dễ được chấp nhận hơn. Trong
kỳ này doanh nghiệp mở rộng đối tượng hướng đến là các gia đình nên các sản
phẩm bánh kẹo được sản xuất với khối lượng lớn hơn cho phù hợp. Việc tăng khối
lượng sản phẩm này kéo theo hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sản phẩm cũng
tăng nên doanh nghiệp phải sử dụng nhiều nguyên, vật liệu đầu vào hơn do đó chi

phí nguyên, vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp tăng làm cho tổng chi phí của doanh
nghiệp tăng. Việc thay đổi khối lượng sản phẩm để phù hợp với đối tượng là các gia
đình được người tiêu dùng chấp nhận, ủng hộ thông qua lượng bán sản phẩm ngày
một tăng làm cho tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ cũng tăng. Tổng doanh
thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng tổng chi phí nên doanh nghiệp vẫn có lãi. Vậy
nguyên nhân thứ tư là nguyên nhân chủ quan, mang tính tích cực đối với doanh
nghiệp.
Trong thời gian tới doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau: doanh
nghiệp cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời, đúng đắn nhu
cầu của thị trường. Trên cơ sở đó, đề ra được các chiến lược sản xuất phù hợp, đặc
biệt là trong việc hướng đến khai thác các nhóm khách hàng tiềm năng.

Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

12


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
3.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp ở cả hai kỳ đều chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong
tổng chi phí và có xu hướng tăng. Ở kỳ gốc chi phí nhân công trực tiếp là
50.289.345 (103đồng) chiếm 21,33% tổng chi phí; kỳ nghiên cứu chi phí này là
62.824.490 (103đồng) chiếm 22,58% tổng chi phí, chi phí này đã tăng 24,93% so
với kỳ gốc, bội chi tuyệt đối là 12.535.145 (10 3đồng) so với kỳ gốc. Tuy nhiên xét
trong mối quan hệ với chỉ tiêu giá trị sản xuất (I G =1,18) thì doanh nghiệp bội chi
tương đối 3.483.063 (103đồng) và mức độ ảnh hưởng của chi phí nhân công trực
tiếp đến tổng chi phí là 5,32%, ảnh hưởng nhiều nhất trong các nhân tố tác động đến
tổng chi phí.
Biến động tăng đó có thể là do các nguyên nhân sau:

-Cơ

cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao và giảm tỷ

trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng số giờ lao động được sử dụng.
-Do chính sách tăng lương của nhà nước làm tăng mức lương tối thiểu.
-Do doanh nghiệp áp dụng chế độ khen thưởng mới cho công nhân trực tiếp sản xuất
tiết kiệm nhiều nguyên vật liệu và tăng năng suất lao động mới với mức thưởng
cao hơn.
-Do nhiều công nhân trực tiếp được tăng bậc thợ.
+ Xét nguyên nhân thứ nhất: Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ
trọng công nhân bậc cao và giảm tỷ trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng số giờ
lao động được sử dụng.
Ở kỳ nghiên cứu, do nhu cầu sản xuất một số sản phẩm mới có chất lượng cao
của doanh nghiệp như: bánh bông lan kem Hura theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
thực phẩm HACCP, bột ngũ cốc Netsure Light cho người ăn kiêng và bột ngũ cốc
Quasure Light cho người bệnh tiểu đường, doanh nghiệp đã thay đổi cơ cấu lao
động theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao và giảm tỷ trong công nhân bậc
thấp trên tổng số giờ lao động được sử dụng. Mức lương của công nhân bậc cao cao
hơn so với công nhân bậc thấp nên doanh nghiệp đã phải tốn nhiều chi phí hơn để
trả lương cho công nhân trực tiếp, dẫn đến làm tăng chi phí nhân công trực tiếp của
doanh nghiệp. Chi phí nhân công trực tiếp tăng đã làm tăng tổng chi phí của doanh
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

13


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
nghiệp. Tuy những sản phẩm mới có chất lượng cao này được tiêu thụ mạnh, giúp

tăng doanh thu cho doanh nghiệp nhưng việc thay đổi cơ cấu lao động theo hướng
này đã khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cân đối giữa chi phí với doanh
thu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp cũng phải thấy rằng việc sử dụng công nhân bậc cao nhiều hơn không phải
là giải pháp lâu dài để đảm bảo chất lượng tốt cho những sản phẩm đòi hỏi tay nghề
cao của công nhân trực tiếp mà doanh nghiệp mới đưa vào sản xuất sản phẩm mới
trong tình hình số lượng công nhân bậc cao của doanh nghiệp chưa đủ đáp ứng nhu
cầu nâng cao chất lượng sản phẩm. Xét về lâu dài, điều này sẽ gây ra sự không ổn
định, không bền vững cho doanh nghiệp. Vậy, đây là nguyên nhân chủ quan, mang
tính tiêu cực đối với doanh nghiệp.
Biện pháp: Trong thời gian tiếp theo, doanh nghiệp cần chú trọng công tác đào
tạo nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế biến, để đảm bảo tay
nghề của công nhân đáp ứng được nhu cầu sản xuất sản phẩm ngày càng có chất
lượng cao.
+ Xét nguyên nhân thứ hai: Do chính sách tăng lương của nhà nước làm tăng
mức lương tối thiểu.
Do đời sống của nhân dân nói chung ngày một tăng lên, Nhà nước đã quyết
định điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu ở kỳ nghiên cứu. Mức lương tối thiểu tăng
làm cho mức lương mà tất cả các doanh nghiệp phải chi trả cho cán bộ, công nhân
viên của mình đồng loạt tăng. Doanh nghiệp cũng không nằm ngoài xu thế này.
Trong điều kiện số lượng công nhân trực tiếp của doanh nghiệp là khá lớn, số tiền
mà doanh nghiệp phải chi trả lương cho bộ phận này đã tăng đáng kể so với kỳ gốc,
do đó, làm tăng chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp dẫn đến làm tăng tổng
chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể tăng giá bán của sản
phẩm lên quá cao ngay trong kỳ nghiên cứu để tăng doanh thu nhằm bù mức tăng
của chi phí do tăng chi phí lương này được. Vì thế, việc lương phải chi trả cho công
nhân tăng đột ngột do chính sách tăng mức lương cơ bản của của Nhà nước đã ảnh

Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655


14


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy, nguyên nhân thứ hai là
nguyên nhân khách quan, tiêu cực đối với doanh nghiệp.
+ Xét nguyên nhân thứ ba: Do doanh nghiệp áp dụng chế độ khen thưởng mới
cho công nhân trực tiếp sản xuất tiết kiệm nhiều nguyên vật liệu và tăng năng suất
lao động với mức thưởng cao hơn.
Trong kỳ doanh nghiệp áp dụng chế độ khuyến khích người lao động trực tiếp
sản xuất: khen thưởng cho những công nhân trực tiếp sản xuất tiết kiệm được nhiều
nguyên vật liệu, thưởng nhiều hơn đối với những công nhân trực tiếp sản xuất có
năng suất lao động tăng cao hơn. Do áp dụng các chế độ mới này nên doanh nghiệp
phải chi ra nhiều tiền hơn cho công nhân trực tiếp sản xuất nên chi phí nhân công
trực tiếp của doanh nghiệp tăng dẫn đến tổng chi phí trong kỳ cũng tăng theo. Tuy
chi phí này tăng nhưng việc áp dụng chế độ khen thưởng mới này khiến công nhân
trực tiếp sản xuất làm việc hăng say hơn, nhiệt tình hơn, điều này đã làm tăng năng
suất lao động, tăng lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ giúp doanh nghiệp dễ dàng
đạt được mức sản lượng dự kiến. Vậy nguyên nhân thứ ba là nguyên nhân chủ quan,
mang tính tích cực đối với doanh nghiệp.
Biện pháp: Trong thời gian tiếp theo doanh nghiệp cần có cần duy trì chế độ
khen thưởng này đồng thời có thêm chế độ kỷ luật đối với những công nhân trực
tiếp sản xuất không tiết kiệm nguyên, vật liệu và không hoàn thành kế hoạch sản
xuất được giao. Ngoài ra doanh nghiệp cần cân đối chi phí cho chế độ khen thưởng
một cách hợp lý để khoản chi phí này không tăng quá cao khiến cho tốc độ tăng chi
phí nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
+ Xét nguyên nhân thứ tư: Do nhiều công nhân trực tiếp được tăng bậc thợ.
Doanh nghiệp có nhiều công nhân trực tiếp sản xuất lành nghề và lâu năm.

Trong kỳ nghiên cứu những công nhân này quyết định thi tay nghề để nâng bậc thợ
và kết quả là những công nhân này đều qua kỳ thi đồng thời bậc thợ của họ cũng
được nâng lên. Bậc thợ của những công nhân này tăng lên đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp phải chi trả lương nhiều hơn cho họ, điều này làm cho chi phí nhân
công trực tiếp của doanh nghiệp tăng lên góp phần làm tăng tổng chi phí của doanh
nghiệp. Chi phí nhân công trực tiếp tăng lên trong khi năng suất lao động vẫn giữ
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
15
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
nguyên không đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp. Vậy nguyên nhân thứ tư là
nguyên nhân khách quan, mang tích tiêu cực đối với doanh nghiệp.
3.1.3. Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung ở cả hai kỳ đều chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng
chi phí và có xu hướng tăng. Ở kỳ gốc chi phí sản xuất chung là 43.900.028
(103đồng) chiếm 18,62% tổng chi phí; kỳ nghiên cứu chi phí này là 55.599.116
(103đồng) chiếm 19,93% tổng chi phí, chi phí này đã tăng 26,65% so với kỳ gốc,
bội chi tuyệt đối là 11.699.088 (103đồng) so với kỳ gốc. Tuy nhiên xét trong mối
quan hệ với chỉ tiêu giá trị sản xuất (I G =1,18) thì doanh nghiệp bội chi tương đối
3.797.083 (103đồng) và mức độ ảnh hưởng của chi phí sản xuất chung đến tổng chi
phí là 4,96%.
Biến động tăng đó có thể do các nguyên nhân sau:
- Doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên quản lý phân xưởng.
- Doanh nghiệp đưa các phân xưởng sản xuất mới vào hoạt động.
- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị tăng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái.
+ Xét nguyên nhân thứ nhất: Doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên quản lý
phân xưởng.

Ở kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng nhiều
nguyên vật liệu và sản xuất ra nhiều sản phẩm, đòi hỏi phải tổ chức tốt hơn khâu
quản lý thu mua, bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu cũng như quản lý tổ chức sản
xuất và bảo quản sản phẩm. Nhận thấy rõ tầm quan trọng cũng như mức độ đóng
góp của nhân viên quản lý phân xưởng đối với doanh nghiệp trong các khâu này,
mặt khác, trong tình hình các doanh nghiệp khác trên thị trường lao động đều thực
hiện việc tăng lương, doanh nghiệp chủ động tăng lương với mức hợp lý cho hầu
hết các nhân viên phân xưởng. Việc này đã làm tăng chi phí sản xuất chung của
doanh nghiệp so với kỳ gốc. Chi phí sản xuất chung tăng dẫn đến tổng chi phí của
doanh nghiệp tăng. Việc tăng lương với mức hợp lý không ảnh hưởng nhiều đến
tổng chi phí của doanh nghiệp. Việc tăng lương đã khuyến khích nhân viên phân
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
16
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
xưởng nâng cao trách nhiệm khi hoàn thành công việc của mình, giúp đảm bảo tốt
hơn việc sản xuất của toàn doanh nghiệp, góp phần vào việc tăng doanh thu của
doanh nghiệp. Do đó, việc tăng lương cho nhân viên phân xưởng đã góp phần giúp
doanh nghiệp tăng được lợi nhuận. Vậy đây là nguyên nhân chủ quan, mang tính
tích cực đối với doanh nghiệp.
Biện pháp: Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần tiếp tục căn cứ vào tình hình
sản xuất và tình hình trả lương trên thị trường lao động để có các đợt tăng lương
hợp lý cho nhân viên phân xưởng khi sản xuất của doanh nghiệp phát triển, nhằm
khuyến khích họ nâng cao trách nhiệm trong công việc, góp phần đảm bảo sự phát
triển của doanh nghiệp.
+ Xét nguyên nhân thứ hai: Doanh nghiệp đưa các phân xưởng sản xuất mới
vào hoạt động.
Ở kỳ gốc do thấy được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường bánh kẹo trong

và ngoài nước, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các phân xưởng sản xuất mới.
Ngay từ đầu kỳ nghiên cứu, để đảm bảo cho việc sản xuất nhiều mặt hàng mới,
doanh nghiệp đã đưa một số phân xưởng sản xuất mới này vào hoạt động. Điều này
đã làm tăng chi phí sản xuất chung tính trên toàn bộ các phân xưởng của doanh
nghiệp, từ chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí về vật liệu, dụng cụ, đồ
dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định đến chi phí dịch vụ thuê ngoài và các chi phí
bằng tiền khác. Chi phí sản xuất chung tăng, khiến cho tổng chi phí của doanh
nghiệp tăng. Việc tăng số phân xưởng sản xuất đã giúp đáp ứng nhu cầu sản xuất
các mặt hàng mới của doanh nghiệp, tăng được sản lượng sản xuất, giúp tăng mạnh
doanh thu của doanh nghiệp, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Không chỉ vậy,
việc đưa các phân xưởng sản xuất mới vào hoạt động còn tạo thuận lợi cho việc mở
rộng sản xuất của doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo. Nhu cầu mở rộng quy mô
sản xuất là nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Do đó,
việc đưa các phân xưởng sản xuất mới vào hoạt động đảm bảo được sự phát triển
cho doanh nghiêp về lâu dài. Vậy đây là nguyên nhân chủ quan, mang tính tích cực
đối với doanh nghiệp.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

17


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Trên cơ sở đó, doanh nghiệp đề ra các biện pháp sau: Doanh nghiệp cần tiếp
tục căn cứ vào nhu cầu của thị trường để có chiến lược đầu tư vào phát triển mở
rộng quy mô sản xuất của mình một cách hợp lý trong thời gian tiếp theo.
+ Xét nguyên nhân thứ ba: Chi phí sữa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị tăng.
Trong kỳ nghiên cứu máy móc đều hoạt động với công suất cao để kịp đáp
ứng khối lượng sản phẩm yêu cầu, mặc dù số máy móc cũ không nhiều nhưng tình
trạng trục trặc hỏng hóc vẫn xảy ra. Do vậy doanh nghiệp đã có biện pháp sửa chữa

và đem bảo dưỡng số mấy móc bị trục trặc trong thời gian ngắn nhất để không làm
chậm tiến độ sản xuất. Do đó chi phí sửa chữa và bảo hành máy móc cũng tăng
khiến chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp tăng và kéo theo là tổng chi phí
cũng tăng so với kỳ gốc. Đây là nguyên nhân chủ quan, mang tính tích cực đối với
doanh nghiệp.
Biện pháp : Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần tổ chức công tác thống kê số
máy móc trục trặc một cách kịp thời, tăng thêm ngân sách để sửa chữa số máy móc
bị lỗi hỏng này một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất, tránh lãng phí hiệu năng và
thời gian sử dụng máy móc thiết bị.
+ Xét nguyên nhân thứ tư: Chi phí dịch vụ mua ngoài ở phân xưởng tăng lên
so với cùng kỳ năm ngoái.
Chi phí dịch vụ mua ngoài ở phân xưởng bao gồm: Tiền điện, nước, điện thoại
sử dụng ở phân xưởng. Do đáp ứng nhu cầu đơn đặt hàng tăng lên của khách hàng
trong năm nay, các phân xưởng của doanh nghiệp đều gia tăng sản xuất, tăng ca kíp,
số lượng giờ làm… Việc hoạt động liên tục này khiến cho chi phí về tiền điện, tiền
nước, tiền điện thoại của các phân xưởng trong kỳ tăng lên nhiều so với cùng kỳ
năm ngoái khiến chi phí sản xuất chung cũng tăng theo và dẫn đến làm tăng tổng
chi phí của doanh nghiệp so với kỳ gốc. Tuy tăng về chi phí điện, nước, điện thoại,
nhưng doanh thu mà doanh nghiệp thu được sau khi bán được hàng nhiều hơn nhiều
so với tốc độ tăng của chi phí dịch vụ mua ngoài này khiến cho lợi nhuận cùng kỳ
của doanh nghiệp cũng tăng. Do đó đây là nguyên nhân chủ quan, mang tính tích
cực đối với doanh nghiệp.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

18


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Biện pháp: Trong thời gian tới doanh nghiệp cần khuyến khích công nhân sử

dụng tiết kiệm có hiệu quả điện, nước, điện thoại… nhằm tối thiểu hóa các chi phí
dịch vụ mua ngoài, tăng lợi nhuận cho công ty về lâu dài.
3.2. Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất kỳ nghiên cứu đã tăng so với kỳ gốc. Cụ thể ở kỳ gốc
chi phí ngoài sản xuất là 83.320.46 (đồng), kỳ nghiên cứu là 94.125.147 (10 3đồng),
tăng 12,97% so với kỳ gốc, bội chi tuyệt đối là 10.804.686 (10 3đồng) so với kỳ gốc,
nhưng xét trong mối quan hệ với chỉ tiêu giá trị sản xuất (IG =1,18) thì doanh nghiệp
đã tiết kiệm tương đối là 4.192.997 (10 3đồng) so với kỳ gốc và mức độ ảnh hưởng
của chi phí ngoài sản xuất đến tổng chi phí là 4,58%. Chi phí này bao gồm: chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
3.2.1. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng ở cả hai kỳ đều chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi
phí và có xu hướng tăng. Ở kỳ gốc chi phí bán hàng là 47.412.973 (10 3đồng) chiếm
20,11% tổng chi phí; kỳ nghiên cứu chi phí này là 58.109.864 (10 3đồng) chiếm
20,83% tổng chi phí, chi phí này đã tăng 22,56% so với kỳ gốc, bội chi tuyệt đối là
10.696.891 (103đồng) so với kỳ gốc. Tuy nhiên xét trong mối quan hệ với chỉ tiêu
giá trị sản xuất (IG =1,18) thì doanh nghiệp bội chi tương đối 2.162.556 (10 3đồng)
và mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến tổng chi phí là 4,54%.
Biến động tăng này có thể do các nguyên nhân sau:
- Doanh nghiệp mở thêm nhiều chi nhánh bán hàng.
- Doanh nghiệp tăng cường việc tổ chức các chương trình khuyến mại.
- Doanh nghiệp tuyển thêm nhiều lao động làm nhân viên bán hàng ở các chi
nhánh mới mở và thuê thêm lao động bên ngoài làm nhân viên tiếp thị.
- Giá cả các dịch vụ logistics doanh nghiệp thuê ngoài để phân phối hàng hóa
đến gần các trung tâm bán lẻ tăng.
+ Xét nguyên nhân thứ nhất: Doanh nghiệp mở thêm nhiều chi nhánh bán
hàng.

Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655


19


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Trước tình hình mạng lưới phân phối sản phẩm còn chưa rộng, tại một số tỉnh
thành, sản phẩm của doanh nghiệp chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều, trong
khi nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo của dân cư ở khu vực này là tương đối lớn. Ở kỳ
nghiên cứu, doanh nghiệp đã mở thêm nhiều chi nhánh bán hàng ở các trung tâm
thương mại tại các tỉnh thành như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình,
Biên Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ. Việc này khiến chi phí bán hàng của toàn doanh
nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng việc doanh nghiệp mở thêm nhiều
chi nhánh bán hàng đã giúp cho người tiêu dùng tại các tỉnh thành này quan tâm,
mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, qua đó góp phần làm tăng lượng
sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ trên phạm vi toàn quốc, góp phần làm
tăng mạnh doanh thu của doanh nghiệp, đồng thời, làm tăng thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường bánh kẹo trong nước. Mức tăng của doanh thu đã bù đắp
được mức tăng của chi phí do phải chi thêm cho các chi nhánh bán hàng mới này và
còn làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Về lâu dài, các doanh nghiệp đều có xu
hướng phải mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm của mình trên thị trường, nên
việc mở thêm chi nhánh bán hàng này của doanh nghiệp chắc chắn sẽ mang lại hiệu
quả lâu dài cho doanh nghiệp. Vậy, nguyên nhân thứ nhất là nguyên nhân chủ quan,
mang tính tích cực đối với doanh nghiệp.
Với những thành công đã đạt được trong việc mở thêm nhiều chi nhánh bán
hàng ở kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đề ra các biện pháp sau: Trong thời gian tới,
doanh nghiệp cần tiếp tục căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo trong
nước để có kế hoạch mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm tại những thị trường
có nhu cầu lớn, mở thêm các chi nhánh bán hàng khi cần thiết. Từ đó, giúp tăng
lượng sản phẩm được tiêu thụ, nâng cao thị phần và doanh thu, cũng như lợi nhuận
cho doanh nghiệp.

+ Xét nguyên nhân thứ hai: Doanh nghiệp tăng cường việc tổ chức các chương
trình khuyến mại.
Trước tình hình canh tranh ngày càng tăng trên thị trường, ở kỳ nghiên cứu,
song song với việc đầu tư cho máy móc, công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

20


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
sản phẩm, doanh nghiệp cũng tăng cường việc tổ chức các chương trình khuyến mại
tặng quà, bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng của mình để kích thích nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng. Với việc tăng cường tổ chức các chương
trình khuyến mại, chi phí bán hàng của doanh nghiệp đã tăng lên, góp phần vào sự
tăng lên của tổng chi phí trong doanh nghiệp. Việc tăng cường tổ chức các chương
trình khuyến mại với giá trị giải thưởng, quà tặng vừa phải đã giúp tăng lượng tiêu
thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, từ đó làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Hơn
nữa, do doanh nghiệp xác định số tiền phải chi cho các chương trình này rất hợp lý,
không quá cao nên so với mức tăng của chi phí do việc tăng cường các hoạt động
khuyến mại, mức tăng của doanh thu do tác dụng của các hoạt động này là nhiều
hơn hẳn, dẫn đến làm tăng lợi nhuận của daonh nghiệp. Vậy, đây là nguyên nhân
chủ quan, mang tính tích cực đối với doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, trong thời gian tới doanh nghiệp nên tiếp tục tổ chức các
chương trình khuyến mại để kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người tiêu
dùng, đồng thời phải xác định tổng giá trị các giải thưởng, quà tặng một cách hợp
lý, đủ để khuyến khích nhu cầu tiêu dùng của thị trường đối với doanh nghiệp mà
không làm chi phí bán hàng của doanh nghiệp bị tăng mạnh dẫn đến tổng chi phí
cũng tăng mà tổng doanh thu không bù đắp được tổng chi phí khiến doanh nghiệp
bị lỗ.

+ Xét nguyên nhân thứ ba: Doanh nghiệp tuyển thêm nhiều lao động làm nhân
viên bán hàng ở các chi nhánh mới mở và thuê thêm lao động bên ngoài làm nhân
viên tiếp thị.
Song song với việc mở rộng chi nhánh bán hàng ở các tỉnh thành phố đông dân
cư có nhu cầu nhiều về bánh kẹo thì các chi nhánh này chưa có đủ số nhân viên bán
hàng cũng như tiếp thị để phục vụ khách hàng. Để đưa các chi nhánh vào hoạt động
thì doanh nghiệp tuyển thêm nhiều nhân viên bán hàng có trình độ, kinh nghiệm,
nhiệt tình, biết chăm sóc khách hàng tốt để giúp cho các chi nhánh mới mở hoạt
động tốt, gây thiện cảm với khách hàng, tạo mối quan hệ với các khách hàng tiềm
năng nhằm tăng sản lượng tiêu thụ cho các chi nhánh cũng như cho toàn doanh
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

21


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
nghiêp. Không những vậy doanh nghiệp còn thuê thêm các lao động bên ngoài làm
nhân viên tiếp thị sản phẩm cho các chi nhánh này. Việc thuê thêm các lao động
bên ngoài làm nhân viên tiếp thị là cần thiết vì lúc này doanh nghiệp mới mở rộng
thị phần ở các tỉnh thành mà doanh nghiệp chưa được người tiêu dùng biết đến
nhiều, nhờ có những nhân viên tiếp thị này mà sản phẩm cũng như tên tuổi của
doanh nghiệp được nhiều người biết đến và quan tâm hơn. Vì nguyên nhân trên nên
doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều tiền hơn để trả lương cho nhân viên bán hàng cũng
như nhân viên tiếp thị sản phẩm do đó chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng lên
đáng kể làm cho tổng chi phí cũng tăng lên so với kỳ gốc. Tuy nhiên vì mở rộng thị
phần bán hàng ở những nơi có nhu cầu về sản phẩm cao nên doanh thu của doanh
nghiệp cũng tăng lên rất nhiều, mức tăng này của doanh thu lớn hơn nhiều so với
mức tăng của chi phí bán hàng nên doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi. Hơn nữa việc
mở rộng thị phần là điều tất yếu của các doanh nghiệp trong tương lai nên tuyển

thêm nhân viên bán hàng cũng như tiếp thị là hợp lý. Vậy nguyên nhân thứ ba là
nguyên nhân chủ quan, mang tính tích cực đối với doanh nghiệp.
Biện pháp: Trong thời gian tới nếu các chi nhánh của doanh nghiệp đã đủ số
lượng nhân viên bán hàng thì doanh nghiệp không nên thuê tuyển thêm nhân viên
bán hàng nữa, tránh làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với nhân
viên tiếp thị thuê bên ngoài làm theo giờ thì doanh nghiệp vẫn nên tiếp tục thuê vì
các chi nhánh mới mở cần được quảng bá rộng rãi hơn cũng như sản phẩm của
doanh nghiệp cần được biết đến nhiều hơn. Doanh nghiệp nên có chương trình đạo
tạo nâng cao trình độ nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng để tạo thêm nhiều
đơn hàng hơn nữa cho doanh nghiệp góp phần làm tăng doanh thu trong tương lai.
+ Xét nguyên nhân thứ tư: Giá cả các dịch vụ logistics doanh nghiệp thuê
ngoài để phân phối hàng hóa đến gần các trung tâm bán lẻ tăng.
Dịch vụ logistics mà doanh nghiệp sử dụng là dịch vụ thương mại bán lẻ, bao
gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân
phối lại và giao hàng. Trong kỳ nghiên cứu giá dịch vụ logistics trên thị trường
đồng loạt tăng khiến cho đơn vị cung cấp dịch vụ logistics đã ký hợp đồng với
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

22


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
doanh nghiệp cũng tăng giá dịch vụ. Doanh nghiệp có khối lượng hàng hóa lớn với
các địa điểm bán lẻ hàng hóa trải rộng khắp cả nước nên buộc doanh nghiệp phải
chấp nhận sử dụng dịch vụ logistics với giá dịch vụ tăng. Chính vì nguyên nhân này
nên doanh nghiệp đã tốn nhiều tiền hơn cho việc phân phối hàng hóa đến các địa
điểm bán lẻ khiến chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng và làm cho tổng chi phí
của doanh nghiệp tăng so với kỳ gốc. Vậy nguyên nhân thứ tư là nguyên nhân
khách quan, mang tính tiêu cực đối với doanh nghiệp.

3.2.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp ở cả hai kỳ đều chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với
các nhân tố khác trong tổng chi phí và có xu hướng tăng mặc dù tăng rất ít. Ở kỳ
gốc chi phí quản lý doanh nghiệp là 35.907.488 (103đồng) chiếm 15,23% tổng chi
phí; kỳ nghiên cứu chi phí này là 36.015.283 (10 3đồng) chiếm 12,91% tổng chi phí,
chi phí này đã tăng 0,03% so với kỳ gốc, bội chi tuyệt đối là 107.795 (10 3đồng) so
với kỳ gốc. Tuy nhiên xét trong mối quan hệ với chỉ tiêu giá trị sản xuất (I G =1,18)
thì doanh nghiệp lại tiết kiệm tương đối 6.355.553 (10 3đồng) và mức độ ảnh hưởng
của chi phí quản lý doanh nghiệp đến tổng chi phí là 0,05%.
Biến động tăng này có thể do các nguyên nhân sau:
- Doanh nghiệp mua sắm, lắp đặt và đưa vào sử dụng thêm một số máy vi tính
để tăng cường hệ thống thông tin tại các phòng ban quản lý làm chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng.
- Lương cho nhân viên quản lý doanh nghiệp tăng.
- Chi phí tiếp khách, hội nghị tăng.
- Chi phí vật liệu quản lý, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý của
doanh nghiệp tăng.
+ Xét nguyên nhân thứ nhất: Doanh nghiệp mua sắm, lắp đặt và đưa vào sử
dụng thêm một số máy vi tính để tăng cường hệ thống thông tin tại các phòng ban
quản lý làm chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.
Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp quyết định mua sắm thêm một số máy vi
tính mới và đưa và sử dụng phục vụ cho các phòng ban quản lý doanh nghiệp tăng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

23


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
cường hệ thống thông tin và lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp. Việc mua sắm, lắp

đặt thêm này là hợp lý vì doanh nghiệp hoạt động đã nhiều năm mà hệ thống máy vi
tính của doanh nghiệp cũng không còn mới, một số máy đã cũ và hỏng không còn
sử dụng được nữa khiến cho hệ thống thông tin của doanh nghiệp bị đứt quãng,
không đủ bộ nhớ lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp. Để có thêm một số máy vi tính
này thì doanh nghiệp đã phải chi ra nhiều tiền hơn làm cho chi phí quản lý doanh
nghiệp tăng kéo theo tổng chi phí tăng so với kỳ gốc. Nhưng nhờ có việc mua sắm,
lắp đặt thêm một số máy vi tính này mà hoạt động của các phòng ban quản lý doanh
nghiệp diễn ra suôn sẻ, trơn tru hơn không bị gián đoạn nữa. Hơn nữa số tiền bỏ ra
để mua sắm một số máy vi tính này không là một con số lớn đối với doanh nghiệp
nên không làm ảnh hưởng gì đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy nguyên nhân thứ
nhất là nguyên nhân chủ quan, mang tính tích cực đối với doanh nghiệp.
Biện pháp: Trong thời gian tới doanh nghiệp nên rà soát lại hệ thống cơ sở vật
chất của doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những hỏng hóc, trục trặc và có biện
pháp xử lý kịp thời, tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên quản lý doanh
nghiệp.
+ Xét nguyên nhân thứ hai: Lương cho nhân viên quản lý doanh nghiệp tăng.
Trong kì nghiên cứu, doanh nghiệp đã tăng lương cho nhân viên quản lý phân
xưởng do thấy được tầm quan trọng của nhân viên quản lý phân xưởng và khối
lượng công việc của họ ngày càng tăng. Do doanh nghiệp mở rộng thêm nhiều phân
xưởng và chi nhánh bán hàng nên không chỉ công việc của nhân viên quản lý phân
xưởng nhiều lên mà của nhân viên quản lý doanh nghiệp cũng nhiều không kém, vì
đã tăng lương cho nhân viên quản lý phân xưởng nên doanh nghiệp cũng quyết định
tăng lương cho nhân viên quản lý doanh nghiệp. Nhờ có chính sách tăng lương này
của doanh nghiệp mà nhân viên quản lý doanh nghiệp có động lực làm việc tốt hơn,
hăng say và nhiệt tình hơn kiếm thêm được nhiều hợp đồng bán hàng cũng như
phân phối hàng hóa cho doanh nghiệp làm cho tổng doanh thu của doanh nghiệp
tăng lên nhiều hơn so với mức tăng lương cho nhân viên quản lý doanh nghiệp và vì

Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655


24


ĐỒ ÁN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
vậy doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi. Vậy nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân chủ
quan, mang tính tích cực đối với doanh nghiệp.
Biện pháp : Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần cân nhắc mức lương của bộ
phận quản lý doanh nghiệp và bộ phận quản lý phân xưởng. Nếu công việc ở phân
xưởng nhiều hơn thì không thể để lương của hai bộ phận ngang nhau được vì như
thế sẽ có sự so sánh giữa nhân viên hai bộ phận và nhân viên quản lý phân xưởng
cũng không yên tâm thực hiện công việc của mình. Tùy theo khối lượng công việc
và tầm quan trọng của từng bộ phận mà doanh nghiệp có chính sách trả lương sao
cho phù hợp.
+ Xét nguyên nhân thứ ba: Chi phí tiếp khách, hội nghị tăng.
Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp vì muốn tăng lượng sản phẩm được bán ra
nên doanh nghiệp đã tiến hành nhiều hội nghị giới thiệu các sản phẩm của doanh
nghiệp như sản phẩm bánh tươi, các loại bánh được sản xuất với khối lượng mới
song vẫn đạt tiêu chuẩn chất lượng và hướng đến đối tượng là các gia đình. Không
những vậy doanh nghiệp còn tiếp xúc, gặp gỡ nhiều khách hàng lớn với mong muốn
ký được các hợp đồng bán hàng với giá trị lớn, các hợp đồng phân phối sản phẩm
tại các siêu thị lớn trên toàn quốc. Chính vì những lý do đó mà chi phí tiếp khách,
hội nghị của doanh nghiệp tăng làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng và góp
phần làm tăng tổng chi phí so với kỳ gốc. Mức tăng chi phí này là rất nhỏ so với lợi
ích từ các hợp đồng bán hàng và phân phối sản phẩm mang lại. Do đó nguyên nhân
thứ ba là nguyên nhân chủ quan, mang tính tích cực đối với doanh nghiệp.
Biện pháp: Trong thời gian tới, doanh nghiệp nên thực hiện việc lên kế hoạch
về địa điểm, cách thức tiếp khách một cách rõ ràng hơn, phù hợp với đối tượng
khách được tiếp đón, để dễ dàng thực hiện việc tối thiểu hóa chi phí tiếp khách.
Doanh nghiệp nên tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng trong một khoảng thời gian

ngắn hơn, tránh kéo dài sang nhiều buổi khác nhau, trao đổi chủ yếu qua mail và
fax. Áp dụng họp trực tuyến giữa các phòng ban, đơn vị, không nhất thiết phải tổ
chức hội họp đông đủ tại hội trường lớn gây tốn kém chi phí tổ chức hội họp.

Sinh viên: Phạm Thị Thanh Phương
Lớp: QKT53 - ĐH 4 - MSV: 46655

25


×