Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Một số biện pháp nâng cáo hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH sao vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.55 KB, 56 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài

Ở bất kì lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh nào vốn luôn là một yếu tố vô cùng
quan trọng để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là
hàng hóa đặc biệt tuân theo quy luật cung cầu. Do đó, doanh nghiệp cần phải xác định
lượng vốn cần thiết, lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả, lựa chọn hình thức thu
hút vốn tối ưu. Tuy nhiên, yếu tố vốn mới chỉ là bước khởi đầu, vấn đề quản lí và sử
dụng vốn sao cho có hiệu quả cũng không kém phần quan trọng, vấn đề cốt yếu của
dooanh nghiệp là đồng vốn đó được sinh lời và tăng trưởng bao nhiêu. Do vậy- sử
dụng hiệu quả vốn kinh doanh, cụ thể là vốn lưu động- là một vấn đề cực kì quan trọng
trong tổ chức sản xuất và hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu
trên, việc tăng cường việc phân tích tình hình sử dụng vốn trong các doanh nghiệp là
hết sức cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, nắm được các nội dung lí luận cơ bản
cùng với quá trình tìn hiểu thực tế hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH
Sao Vàng em đã tập trung nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp nâng cáo hiệu quả
sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Sao Vàng”
2.Mục đích nghiên cứu đề tài
- Về mặt lí luận: hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về phân tích hiệu quả
sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp.
- Về mặt thực tế: vận dụng những lí luận đã nêu nghiên cứu tình hình sử dụng
vốn lưu động tại doanh nghiệp.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty
TNHH Sao Vàng
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: từ năm 2013 đến năm 2015
- Đơn vị: Công ty TNHH Sao Vàng
- Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Sao Vàng, các tài


liệu tham khảo, khảo sát thực tế doanh nghiệp…

1


4.Phương pháp nghiên cứu
Bao gồm các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp như: Phương pháp
đánh giá, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp dự đoán… và các kĩ thuật phân
tích tài chính doanh nghiệp như: kĩ thuật phân tích dọc, kĩ thuật phân tích ngang, kĩ
thuật phân tích theo hệ số, kĩ thuật phân tích độ nhạy, kĩ thuật chiết khấu dòng tiền…
5.Kết cấu đề tài
Ngoài các phần: Lời mở đầu; mục lục; danh mục các chữ viết tắt; danh mục
bảng, biểu, sơ đồ; kết luận; danh mục tài liệu tham khảo; nội dung chính của báo cáo
kiến tập gồm 3 phần:
- Chương 1: Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
- Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH
SaoVàng
- Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công
ty TNHH Sao Vàng

2


Chương 1: Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn
lưu động trong doanh nghiệp
1.1 Vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm vốn lưu động trong doanh nghiệp
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục
đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do đó, để hình
thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp cần phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất

định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Từ đó ta có khái niệm vốn lưu động:
“ Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản
lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
thực hiện thường xuyên liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong
một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một
chu kì kinh doanh” hay nói cách khác “Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản
lưu động trong doanh nghiệp”.
1.1.2 Đặc điểm vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa lần lượt
qua các hình thái khác nhau. Mỗi giai đoạn hình thức biểu hiện của vốn lưu động sẽ
thay đổi, đầu tiên là vốn tiền tệ- vốn dự trữ sản xuất- vốn sản xuất- vốn trong thanh
toán và quay trở lại vốn tiền tệ. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn
ra liên tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, lặp
đi lặp lại có tính chất chu kì tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động.
Trong quá trình kinh doanh , vốn lưu động chu chuyển không ngừng, nên tại một
thời điểm nhất định, vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận cùng tồn tại dưới các
hình thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bở các đặc
điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặc điểm chủ
yếu:
- Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ
sau mỗi chu kì kinh doanh.
3


- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kì kinh doanh.
Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lí vốn lưu động có một vai trog
quan trọng. Việc quản lí vốn lưu động đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình

luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn được
lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.
Mặt khác, trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, sự vận động
của vốn lưu động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vòng
quay của vốn lưu động càng được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm
được vốn, giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lí làm tăng thu nhập cho doanh
nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện tích lũy vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng cải
thiện đời sống công nhận viên chức doanh nghiệp
1.1.3 Vai trò của vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất, ngoài các TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…
doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật
liệu… phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vây, vốn lưu động là điều kiện vật chất
không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được
liên tục doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn
lưu động, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lí và đồng bọ với nhau. Do
đó sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được
thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu suất sử dụng vốn
lưu động.
Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư.
Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư. Số vốn lưu
động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ sử dụng ở các khâu
nhiều hay ít. Vốn lưu động nhanh hay chậm còn phản ánh số vật tư sử dụng tiết kiệm
hay không. Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra
đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn có khả năng quyết định dến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử
dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng
vốn nhất định để đầu từ ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hoán. Vốn lưu động còn
4



giúp doang nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
Vốn lưu động có vai trò quan trọng là bộ phận cấu thành nên giá thành phẩm do
đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán
ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành phẩm cộng thêm phần lợi nhuận
yêu cầu. Do đó, vốn lưu động dóng vai trò quyết định trong việc tính toán giá cả hàng
hóa bán ra
1.1.4 Phân loại vốn lưu động
Để quản lí vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Dựa theo tiêu
thức khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau. Thông thường có
một số cách phân loại chủ yếu sau đây:
- Dựa theo hình thái biểu hiện và khả năng hoán đổi của vốn có thể chia vốn lưu động
thành: Vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho
+ Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền mặt đang
chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng
chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh
doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền tệ nhất định.
Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở số
tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hangfm cung
ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra, với một số trường hợp mua
sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho
người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng.
+ Vốn về hàng tồn kho:
Trong doanh nghiệp vốn vật tư hàng hóa gồm: Vốn vè vật tư dự trữ, vốn sản
phẩm
dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho. Xem
xét chi tiết hơn ta thấy vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm:

Vốn nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dữ trữ cho
sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể của sản phẩm.
Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp cho
việc hình thành sản phẩm, nhưng không phải thực thể chính của sản phẩm, chỉ làm
5


thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá
trình sản xuất kinh doanh diễn ra thuân lợi.
Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa các tài
sản cố định.
Vốn vật liệu đóng gói: Là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói sản
phẩm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ thành phẩm.
Vốn công cụ dụng cụ: Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn tài
sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh.
Vốn sản phẩm đang chế: Là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất kinh
doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất.
Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác
dụng cho nhiều chu kì sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sản
phẩm cho kì này, mà được tính dần vào giá thành sản phẩm các kì tiếp theo.
Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu
chuẩn kĩ thuật và đã được nhập kho.
Trong doanh nghiêp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là các giá trị hàng
hóa dự trữ.
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem
xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác,
thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huy chức năng của các
thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định

hướng điều chỉnh
hợp lí có hiệu quả.
- Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh có thể chia
vốn lưu động thành:
+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất
+ Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất
+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông
- Vốn trong thanh toán: Gồm những khoản phải thi và các khoản tạm ứng trước phát
sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ.
6


- Các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn…
Phương pháp này cho phép biết được kết cấu vốn lưu động theo vai trò. Từ đó,
giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong các khâu của quá trình
luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh
doanh. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tổ chức quản lí thích hợp nhằm tạo ra một
kết cấu vốn lưu động hợp lí, tăng cường tốc độ luân chuyển vốn lưu động
1.2 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động
1.2.1 Khái niệm kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động phản ánh thành phần và mối quan hệ tỉ lệ giữa các thành
phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp khác nhau kết
cấu vốn lưu động cũng khác nhau.
-

Kết cấu vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các

doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tượng lao động và
tư tiệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số

vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển từ hình thái
tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình thái ban đầu là tiền. Sự vận
động của vốn kinh doanh như vậy được gọi là sự tuần hoàn của vốn. Qua quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không ngừng. Do đó,
sự tuần hoàn của vốn kinh doanh cũng diễn ra liên tục không ngừng, lặp đi lặp lại có
tính chất chu kì tạo thành sự chu chuyển vốn kinh doanh. Sự chu chuyển của vốn kinh
doanh chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế- kĩ thuật của ngành kinh doanh.
Từ những phân tích trên có thể rút ra: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu
hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh
nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vao trò quyết định trong quá trình
hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn, có thể chia vốn kinh doanh thành hai
loại: vốn cố định và vốn lưu động
-

Kết cấu vốn lưu động
7


Kết cấu vốn lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các
thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp khác
nhau thì kết cấu vốn lưu động sẽ không giống nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu
động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp cho doanh
nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và
sử dụng, từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý vốn lưu động có
hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Mặt khác, việc thay đổi kết
cấu vốn lưu động của mỗi doanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau cũng phản ánh

những biến đổi tích cực hoặc những hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý
vốn lưu động của từng doanh nghiệp.
 Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
Trong tài chính, xu hướng chung vốn bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực, không
nên dự trữ lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng mà phải đưa vào sản xuất kinh doanh,
tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ. Mặt khác, sự gia tăng vốn bằng tiền cũng làm
tăng khả năng thanh toán nhanh.


Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Bao gồm các khoản đầu tư chứng

khoán, góp vốn liên doanh và đầu tư tài chính khác có thời hạn dưới một năm. Giá trị
này tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng liên doanh và đầu tư, sự gia tăng này có
tích cực hay không còn phải xem xét hiệu quả của việc đầu tư.
 Các khoản phải thu: Bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, trả trước
cho người bán, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, phải thu nội bộ, các khoản phải thu
khác. Hay nói cách khác, đây chính là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị
khác chiếm dụng. Các khoản phải thu giảm được đánh giá là tích cực. Tuy nhiên, vấn
đề đặt ra là phải xem xét tính hợp lý của số vốn bị chiếm dụng.
 Hàng tồn kho: Bao gồm hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu tồn kho,
công cụ, dụng cụ trong kho, chi phí sản xuất kinh doanh, thành phẩm, hàng hoá tồn
kho, hàng gửi bán. Hàng tồn kho tăng do quy mô sản xuất mở rộng, nhiệm vụ sản xuất
tăng lên nhưng các định mức dự trữ phải hợp lý.
 Vốn lưu động khác: Bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí
chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

8


1.2.1Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động



Nhóm nhân tố chủ quan
-

Nhân tố con người
Trong quản lí tài chính, nhà quản lí doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn kinh

doanh, phải bố trí cơ cấu vốn hợp lí không để vốn bị ứ đọng, dư thừa, phải huy động
đủ vốn cho sản xuất. Nếu vốn không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thì quá trình sản
xuất kinh doanh bị ảnh hưởng. Nếu cơ cấu vốn không hợp lí, vốn đầu tư lớn vào các
tài sản không sử dụng hoặc ít sử dụng, vốn trong quá trình thanh toán bị chiếm dụng sẽ
tăng chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
-

Cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn thể hiện quan hệ tỉ lệ giữa các yếu tố cấu thành vốn trong tổng vốn sử

dụng. Cơ cấu vốn được xem xét theo nguồn vốn và các tiêu chí khác. Cơ cấu vốn có
vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng đến chi phí vốn, đến khả
năng kinh doanh và do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của đồng vốn. Chính vì
vậy mà cơ cấu vốn là nhân tố tuy chủ yếu tác động gián tiếp song rất quan trọng đối
với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Nhân tố chi phí vốn
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, một cơ cấu vốn phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh của DN sẽ giúp DN tiết kiệm chi phí vốn. Vốn sẽ được lưu thông,
quay vòng một cách hợp lí, giúp DN đạt hiệu quả cao trong sử dụng vốn kinh doanh.
Ngược lại, kho cơ cấu vốn không hợp lú sữ dẫn đến hiện tượng vốn bị ứ đọng. Chi phí
cho việc sử dụng vốn sẽ tăng cao.
-


Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của ngành sản xuất kinh doanh:
Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng không

nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN. Mỗi ngành sản xuất kinh doanh có
những đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế kĩ thuật như: tính chất ngành nghề, tính thời
vụ và chu kì sản xuất kinh doanh.
 Nhóm nhân tố khách quan
- Sự ổn định của nền kinh tế:
Sự ổn đinh hay không ổn định của nên kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực
tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn lưu
động. Những biến động của nên kinh tế vó thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh
9


mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các
khoản chi phí về đầu tưm chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay
tìm nguồn tài trợ.
- Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp
Trong nền kinh tết hiện nay, bất kì sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện
hành sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả
sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nói riêng. Sự nhất quán trong chủ trương
đương lối cơ bản của Nhà nước luôn là yếu tố tào điều kiện cho doanh nghiệp hoạch
định kế hoạch sản xuất kinh doanh và điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động. Hệ thống tài chính tiền tệ, làm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khóa của
chính phủ có tác động đến quá trình ra quyết định kinh doanh và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi



Suất sinh lời của vốn lưu động theo LNST
Suất sinh lời của vốn lưu động theo LNST =
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn lưu động đầu tư trong kì tạo ra

bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp là tốt và ngược lại.


Suất hao phí vốn lưu động theo LNST

Suất hao phí vốn lưu động theo LNST =
Chỉ tiêu này cho biết bình quân để tạo ra một đồng lợi nhuân sau thuế cần hao
phí bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.


Suất hao phí của vốn lưu động theo doanh thu thuần
Suất hao phí của VLĐ theo DTT =
Chỉ tiêu này cho biết bình quân để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần hao phí

bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

10


1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển và mức tiết kiệm vốn lưu động
Nhóm chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh tốc độ luân chuyển của
toàn bộ vốn lưu động trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

đã đạt được trong một năm, hay độ dài một vòng tuần hoàn của vốn lưu .
 Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động =
Chỉ tiêu cho biết trong kì phân tích vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng, hoặc cho
biết một đồng giá trị vốn lưu động đầu tư trong kì thì thu được bao nhiêu đồng doanh
thu thuần. Chỉ tiêu thể hiện sự vận động của vốn lưu động trong kì, chỉ tiêu càng cao
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động là tốt, đó là nhân tố góp phân nâng cao lợi
nhuận của doanh nghiệp


Số ngày luân chuyển vốn lưu động (Thời gian một vòng quay vốn lưu động): Chỉ

tiêu cho biết độ dài bình quân của một lần luân chuyển vốn lưu động hay số ngày bình
quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay tỏng kì và được xác định theo
công thức sau:
Kì luân chuyển bình quân =
Nếu chỉ tiêu này thấp điều đó có nghĩa là vốn lưu động vận động nhanh, góp
phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, và ngược lại.
Kết luận, qua kì phân tích nếu vòng quay vốn lưu động tăng và kì luân chuyển
vốn lưu động giảm cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên, công tác thu
hồi vốn lưu động được thực hiện tốt (tương đối tốt) làm giảm thời gian ứ đọng vốn và
ngược lại.


Mức độ đảm nhiệm vốn lưu động
Mức độ đảm nhiệm vốn lưu động =
Chỉ tiêu này cho biết DN muốn có một đồng doanh thu thuần trong kỳ thì trung

bình cần bao nhiêu đồng vốn lưu động đầu tư. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử
dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.


11


1.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh từng bộ phận cấu thành lên vốn lưu động


Nhóm chỉ tiêu tốc độ luân chuyển nợ phải thu
Khoản phải thu chủ yếu là khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà

khách hàng nợ của doanh nghiệp phát sinh trong bán hàng. Ngoài ra, trong trường hợp
mua sắm vật tư, doanh nghiệp còn phải ứng trước cho người cung ứng, từ đó hình
thành khoản tạm ứng.


Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu =
Chỉ tiêu này cho biết trong kì phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu

vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi được tiền hàng kịp thời, ít
bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao có thể do phương thức thanh toán
của doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ.


Kì thu tiền bình quân

Kì thu tiền bình quân = =
Như vậy, qua hai kì phân tích nếu vòng quay của các khoản phải thu tăng và kì
thu tiền bình quân giảm cho thấy công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp tốt (tương đối
tốt) làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại.



Nhóm chỉ tiêu tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Để đánh giá tình hình quản lí hàng tồn kho cũng như đánh giá xem khâu quản lí

hàng tồn kho có phù hợp và hiệu quả với tình hình doanh nghiệp hay không ta xét các
chỉ tiêu:


Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết trung bình một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho trong kì

tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Giá trị hàng tồn kho bao gồm toàn bộ các tài sản dự trữ vật tư, nguyên vật liệu,
bán thành phẩm và thành phần chưa bán. Vòng quay hàng tồn kho phản ánh chất
lượng của công tác quản lí vật tư, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm
cũng như chất lượng của công tác tổ chức sản xuất, bán hàng.
Vòng quay hàng tồn kho =
Vòng quay hàng tồn kho cho biết chu kì sản xuất được thực hiện trong một năm.
Vòng quay hàng tồn kho cao là một điều kiện tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh
nghiệp tiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác. Vòng quay hàng
12


tồn kho thấp là do công tác quản lí vật tư, tổ chức sản xuất cũng như tổ chức bán hàng
của doanh nghiệp là chưa tốt.


Độ dài một vòng quay hàng tồn kho
Thời gian tồn kho Bq =

Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay hàng tồn kho quay mất bao nhiêu ngày. Chỉ

tiêu càng thấp chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh, do đó có thể góp phần tăng
doanh thu và lợi nhuận.
1.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.
Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhằm thấy được khả năng
chuyển đổi các tài sản của doanh nghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của
doanh nghiệp. Thông qua quá trình phân tích này có thể đánh giá được tình hình tài
chính của doanh nghiệp, các tiềm năng cũng như nguy cơ trong hoạt động huy động và
trả nợ của doanh nghiệp để có các biện pháp quản lí kịp thời.


Khả năng thanh toán tổng quát (hiện hành):
Khả năng thanh toán tổng quát =
Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ phải trả

của doanh nghiệp. Nó cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đnag
quản lí sử dụng với tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.
Thông thường, chỉ số khả năng thanh toán tổng quát thường được kì vọng lớn
hơn 1 tức là khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp tương đối tốt.


Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Với ý nghĩa một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản

ngắn hạn. Doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài
sản ngắn hạn hiện có. Chỉ tiêu được so sánh với 1, nếu chỉ tiêu lớn hơn 1 tức là khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tương đối tốt, và ngược lại.


13




Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời =
Chỉ tiêu phản ánh với số tiền và các khoản tương đương tiển,doanh nghiệp có

đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu được so sánh
với , nếu chỉ tiêu lớn hơn

chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán

nhanh, và ngược lại doanh nghiệp thiếu các phương tiện đảm bảo khả năng thanh toán
nhanh.


Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh =
Chỉ tiêu phản ánh một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bằng bao nhiêu đồng Tài

sản ngắn hạn ( không bao gồm hàng tồn kho) để thanh toán.


Khả năng thanh toán nợ dài hạn
Khả năng thanh toán nợ dài hạn =

Với ý nghĩa một đồng nợ dài hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản dài hạn.
Doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn

hiện có. Chỉ tiêu được so sánh với 1, nếu chỉ tiêu lớn hơn 1 tức là khả năng thanh toán
nợ ngắn dài của doanh nghiệp tương đối tốt, và ngược lại.
1.4Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu ssộng trong
doanh nghiệp
Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu dộng nhằm giúp
doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc sử dụng vốn lưu động nói riêng
và trong quản lí tài chính nói chung nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị của
doanh nghiệp
1.4.1Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động cần thiết phù hợp với kế hoạch sản xuất
kinh doanh
Để xây dựng một kế hoạch vón lưu động đầy đủ, chính xác thì khâu đầu tiên
doanh nghiệp phải xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Đây là một bộ phận kế hoạch phản ánh kết quả tính toán tổng nhu cầu vốn lưu
động cho năm kế hoạch, nhu cầu vốn cho từng khâu: dự trữ sản xuất, sản xuất và khâu
lưu thông. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh chính xác, hợp lí
một mặt đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được
tiến hành liên tục, mặt khác sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, sử dụng lãng phí
14


vốn, không gây lên tình trạng căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.4.2 Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết được
đảm bảo cho sản xuất được liên tục, đèu đặn thì doanh nghiệp phải có kế hoạch đáp
ứng nhu cầu vốn đó bằng các nguồn vốn ổn định, vững chắc. vì vạy một mặt doanh
nghiệp phải có kế hoạch dài hạn để huy động các nguồn vốn một cách tích cực và chủ
động. mặt khác hằng năm căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch, doanh
nghiệp phải xác định được quy mô vốn lưu động thiếu hoặc thừa so với nhu cầu vốn
cố định cần phải có trong năm.

Trường hợp một số vốn lưu động thừa so với nhu cầu doanh nghiệp cần có biên
pháp tích cực nhằm tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, chiếm dụng
Trường hợp vón lưu động bị thiếu so với nhu cầu, doanh nghiệp cần phải có
những biện pháp tìm nguồn tài trợ như:
- Nguồn vốn lưu động từ nội bộ doanh nghiệp( bổ sung từ lợi nhuận để lại)
- Huy động từ nguồn bên ngoài: Nguồn vốn tín dụng phát hành trái phiếu, cổ
phiếu liên doanh liên kết..
Đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất doanh nghiệp phải có sự xem xét và lựa chọn
kĩ các nguồn tài trợ sao cho phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể của doanh
nghiệp.
1.4.3Quản trị các khoản phải thu
Nếu doanh nghiệp không thu hồi vốn nhanh thì các nguồn vốn của doanh nghiệp
đang bị chiếm dụng dẫn đến việc doanh nghiệp không chủ động trong các vấn đề đầu
tư hay luân chuyển vốn dẫn đến các thiệt thòi cho doanh nghiệp
Đây là một vân đè khá quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nếu các dòng vốn
luân chuyển đi mà doanh nghiệp không biết bao giờ mới có thể thu hồi lại được số
vốn này thì nó sẽ không cho các nhà đầu tư có đièu kiện để phát huy hết khả năng sử
dụng đồng vốn của mình đồng thời các điều kiện về tài chính sẽ không được duy trì.
Vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các phương pháp sử dụng hợp lý để đồng
vốn có thể quay lại tay của các nhà đầu tư trong thời gian ngắn nhất cùng với các lợi
nhuận mà đồng vốn mang về.
15


Việc quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, phải trả sẽ giúp doanh nghiệp chủ
động hơn trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn, từ đó nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung.

16



Chương 2: Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại công ty
TNHH Sao Vàng giai đoạn 2013-2015
2.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp
Công ty TNHH Sao Vàng, tiền thân của Tập đoàn Đỉnh Vàng, được thành lập
năm 1995 tại Hải Phòng. Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là sản xuất, gia công
giầy da và các sản phẩm từ da theo đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài với mục đích
xuất khẩu. Với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên và công nhân lao
động, Công ty đã nhanh chóng xây dựng được uy tín, thương hiệu của mình đối với
khách hàng nước ngoài để rồi từng bước chiếm lĩnh thị trường trở thành một Tập đoàn
Đỉnh Vàng lớn mạnh như ngày nay.
Ngay từ ngày mới thành lập, Đỉnh Vàng đã xác định cho mình con đường
phát triển bền vững để xây dựng chữ tín với bạn hàng bằng cách đầu tư xây dựng hàng
loạt nhà máy, xí nghiệp với những máy móc thiết bị, quy trình sản xuất mới để có
những sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay Đỉnh Vàng đã phát triển
thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề chuyên gia công các sản phẩm giầy,
ủng, xăng đan da cho các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Timberland, Clarks,
Camper, Prada, Ugg, Roockport, Luca, Seibel, Espirit, Tommy, Babor… với 5 Công ty
gồm: Công ty TNHH Đỉnh Vàng, Công ty TNHH Sao Vàng, Công ty TNHH Ánh
Vàng, Công ty TNHH Giầy Tân Tiến, Công ty TNHH Kim Đỉnh và hệ thống các chi
nhánh và nhà máy thành viên trải dài từ Bắc vào Nam, tạo thu nhập ổn định cho gần
27.000 lao động, trong đó nữ giới chiếm trên 80%.
Những lao động này khi tuyển dụng vào đều được đào tạo, huấn luyện tay nghề
phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất. Cũng chính vì thế mà hoạt động sản xuất
của Tập đoàn ngày một phát triển, doanh số hàng năm không ngừng tăng trưởng.
Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, gia công giầy dép da xuất khẩu,
Tập đoàn hiện đang triển khai một số dự án như: Khu du lịch sinh thái Bãi biển vàng
(Golden Beach Resort) tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; Khu Du

lịch sinh thái, thể thao liên hợp, giải trí nghỉ dưỡng Sông Giá đẳng cấp quốc tế nằm
bên dòng sông Giá, con sông đẹp nhất ở Hải Phòng.
17


Ngoài ra, Tập đoàn còn tham gia một số lĩnh vực kinh doanh khác như: dịch vụ du
lịch và khách sạn; xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; đầu tư xây dựng
công nghiệp và nhà ở; kinh doanh bất động sản; sản xuất, gia công và mua bán keo
dán tổng hợp; sản xuất và gia công các loại đế giày (TPR), tấm mút xốp, băng dính các
loại…
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự
2.1.2.1 Tình hình nhân sự
 Giám đốc : là người chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất của
công ty; là người điều hành cao nhất trong công ty , phụ trách chung và trực tiếp chỉ
đạo công tác kế hoạch, ký kết các hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế. Giám đốc trực
tiếp chịu trách nhiệm với phía đối tác về kế hoạch sản xuất, kế hoạch bảo tồn và phát
triển vốn Công ty.
 Phó giám đốc
 Phó giám đốc sản xuất : Trực tiếp chỉ đạo phòng nghiệp vụ, phòng quản lý
sản xuất, phòng xuất nhập khẩu và đồng thời trực tiếp ký các lệnh sản xuất. Là người
chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về khâu kỹ thuật, nghiên cứu, thiết kế, tổ
chức sản xuất sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã, chế tạo máy móc chuyên dùng phục vụ
sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, phụ trách quản lý,
bộ phận lao động sản xuất kinh doanh.
 Phó giám đốc tài chính : phụ trách chỉ đạo phòng nhân sự, phòng kế toán,
phụ trách xây dựng cơ bản và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ tình hình tài
chính Công ty. Là người đưa ra các kế hoạch nâng hạ bậc lương, kỷ luật, khen thưởng
trình giám đốc xét duyệt. Phụ trách quản lý bộ phận lao động phục vụ.
 Các phòng ban chức năng
Phòng nghiệp vụ : quản lý và sắp xếp các đơn hàng từ Đài Loan chuyển

sang.Theo dõi tiến độ sản xuất và đảm bảo yêu cầu phía Đài Loan cung cấp đúng, kịp
thời các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất theo tiến độ. Chịu trách nhiệm trước giám
đốc về toàn bộ số lượng nguyên vật liệu cho sản xuất.
Phòng quản lý sản xuất : lập tiến độ sản xuất cho toàn công ty trình giám đốc
và phó giám đôc sản xuát ký duyệt. Cùng phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm theo dõi
cung cấp đủ nguyên vật liệu cho sản xuất theo đúng tiến độ.
18




Phòng xuất nhập khẩu : chịu trách nhiệm về các chứng từ, thủ tục hải

quan, đảm bảo nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu từ nước đối tác và xuất khẩu thành
sản phẩm giầy dép đi các nước đặt hàng theo đùng thời gian, đúng qui định.


Phòng nhân sự - y tế : chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhân sự, bố trí

lao động , tuyển dụng và quản lý lao động cũng như các chế độ chính sách liên quan
đến lao động. Xây dựng kế hoạch lao động, tổ chức huấn luyện đào tạo công nhân về
chuyên môn nghiệp vụ và về luạt lao động, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch hành
chính sự nghiệp. Quản lý, cấp phát thuốc men, chăm lo và bảo vệ sức khỏe cho toàn
bộ cán bộ công nhân công ty.


Phòng kế toán : Mở sổ sách kế toán ghi chép phản ánh các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh trong tháng, tổng hợp thành quyết toán định kỳ, theo dõi, quản lý tài
sản cố định, thực hiện các chế độ báo cáo tài chính kế toán theo qui định của Nhà

nước. Làm lương và thanh toán lương cho công nhân.
Mỗi nhà máy chia thành 2 bộ phận quản lý :
 Bộ phận lao động sản xuất kinh doanh


Đó là các đợn vị trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của công ty.

Phải nói đến đầu tiên là một đơn vị quan trọng – một yếu tố đầu vào không thể thiếu,
không thể không hoàn thiện – đó là ho vật tư – nơi tiếp nhận, kiểm đếm và cung cấp
toàn bộ nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất. Tiếp sau kho là một loạt các
đơn vị trực tiếp lao động sản xuất: Phòng mẫu, pha cắt, bộ phận đế, may, thành hình.
Đứng đầu các đơn vị là các chủ nhiệm chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về
mọi vấn đề thuộc khu vực hiện trường sản xuất, quản lý theo dõi các đơn hàng của bộ
phận mình thực hiện.


Dưới chủ nhiệm là các quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm về kỹ

thuật sản xuất sản phẩm phân xưởng mình, theo dõi đôn đốc các cán bộ dưới quyền
đảm bảo sản xuất đúng tiến độ,đúng yêu cầu của khách hàng cả về số lượng và chất
lượng. Cán bộ cấp dưới là các tổ trưởng ca trưởng nhận sự chỉ đạo của quản đốc trực
tiếp quản lý điều hành công nhân làm ra sản phẩm. Cuối cùng là các công nhân kĩ
thuật, công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm , tất cả cùng làm việc dưới sự lãnh đạo
quản lý chung của chủ nhiệm.

19


Bộ phận lao động phục vụ



Đội cơ điện : nhiệm vụ chính là theo dõi tình hình điện trong toàn công

ty, sửa chữa nhanh chóng kịp thời các hỏng hóc ,khắc phục có hiệu quả các sự cố về
điện.


Đội bảo vệ : có trách nhiệm bảo quản, trông coi toàn bộ tài sản có trên

phạm vi toàn công ty. Ngoài ra còn phối hợp với các đơn vị bàn giải quyết các sự việc
phát sinh trong khi làm việc.


Tổ phục vụ : chăm lo vấn đề cơm nước, cháo mùa hè cho toàn bộ cán bộ

công nhân viên ,đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch đẹp trong khuôn viên công ty, chăm sóc
và trồng mới các loại cây cảnh xung quanh các phân xưởng sản xuất.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của công ty tương đối hoàn chỉnh, trách nhiệm và
quyền hạn các bộ phận, phòng ban được phân định rõ ràng, tạo điều kiện để họ có thể
phát huy sự năng động sáng tạo của mình, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh.

20


2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức

Giám đốc
Phó giám đốc tài
chính


Phó giám đốc sản
xuất

Phòng
nghiệp
vụ

Phòng
quản lý
sản
xuất

Phòng
xuất
nhập
khẩu

Phòng
nhân
sự

Phòng
kế toán

Nhà máy

Bộ phận lao
động phục vụ


Bộ phận lao động sản
xuất kinh doanh

Kho vật


Phòng
mẫu

Bộ
phận
pha
cắt

Bộ
phận
đế

Bộ
phận
máy

21

Bộ
phận
thành
hình



điện

Phục
vụ

Bảo
vệ


2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tình hình thị trường
Công ty TNHH Sao Vàng có kỹ thuật chuyên môn sản xuất giầy dép chất lượng
cao, kiểu dáng đẹp được đầu tư qui mô lớn, dây chuyền sản xuất hiện đại. Mặt hàng
giầy của công ty đã chiếm lĩnh thị trường Châu Âu và Châu Mỹ. Mọi hoạt động của
công ty đang nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng thị phần, đảm bảo được việc làm và
thu nhập đều cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Từ một nhà máy ( năm 1995 ) đến nay, Công ty đã đầu tư mở rộng dược thêm 3 nhà
máy thành viên đều ở ngoại thành ,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các huyện
( Vĩnh Bảo, Thái Thụy, Tiên Lãng, An Lão… ) đã thu hút hàng ngàn lao động trẻ địa
phương có công ăn việc làm ổn định, giảm tỉ lệ người nhàn rỗi, góp phần vào việc xóa
đói giảm nghèo, phát triển các ngành kinh tế, dịch vụ ( điện , nước ,…) của huyện,
thành phố tăng nguồn thu ngân sách địa phương. Kim ngạch xuất khẩu của công ty
những năm gần đây, đạt hơn 120 triệu USD tạo việc làm cho gần 15.000 lao động.
Ước tính sản lượng bình quân riêng năm 2015 là hơn 10 triệu đôi đã đóng góp 1 phần
không nhỏ vào sự phát triển ngành da giầy nói riêng và cho đất nước nói chung.

22


2.1.4 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty đạt được
Bảng 1: Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu

Đơn vị

2013

2014

2015

Chênh lệch
2013 - 2014
Số tiền

1. Tài sản
2. Vốn chủ sở hữu
3. Tổng doanh thu
4. Tổng chi phí
5. Lợi nhuận sau thuế
6. Số người lao động
7. Thu nhập bình quân đầu
người

%

Chênh lệch 2014 2015
Số tiền

%


Triệu đồng

572506

677086

793517

104580

18.72%

121531

17.9%

Triệu đồng

322208

323617

395285

14019

0.44%

71668


22.15%

Triệu đồng

900072

1103629

1332230

203557

22.62%

228601

20.71%

Triệu đồng

338205

1102099

1330548

203834

22.70%


228449

20.73%

Triệu đồng

1367

1530

1682

-337

-18.05%

152

9.93%

Người

7400

3700

9100

1300


17.57%

400

4.60%

Triệu đồng/
người/tháng

3.96

4.32

4.95

0.35

9.08%

0.63

15.58%

Nguồn:Báo cáo tài chính công ty TNHH Sao Vàng giai đoạn 2013-2015

23


24



Theo bảng phân tích trên ta thấy
- Tổng tài sản của công ty qua 3 năm có sự biến đổi theo xu hướng tăng cụ thể
là năm 2014 so với năm 2013 tăng 104580 triệu đồng ứng với 18,27%, tức là tăng từ
572506 triệu đồng năm 2013 lên 677086 triệu đông năm 2014. Năm 2015 tổng tài sản
cũng tiếp tục tăng so với năm 2014. Tăng từ 677086 triệu đồng năm 2014 lên 798617
triệuđồng năm 2015, tăng 121531 triệu đồng ứng với 17,95% . qua 3 năm cho thấy
tổng tài sản của doanh nghiệp tăng chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất,
mở rộng thị trường
- Vốn chủ sở hữu của công ty qua 3 năm có sự biến đổi theo xu hướng tăng cụ
thể là năm 2014 so với năm 2013 tăng nhẹ, tăng 1409 triệu đồng ứng với 0,44%, tức là
tăng từ 322208 triệu đồng năm 2013 lên 323617 triệu đông năm 2014. Năm 2015 tổng
tài sản cũng tiếp tục tăng so với năm 2014. Tăng từ 323617 triệu đồng năm 2014 lên
395285 triệuđồng năm 2015, tăng 71688 triệu đồng ứng với 22,15% . qua 3 năm cho
thấy vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi, nên lượng vốn tăng.
- Doanh thu của công ty nhìn chung có xu hướng tăng và chứa đựng khá nhiều
biến động. Năm 2014, doanh thu của chi nhánh đạt 1103629 triệu đồng, tăng khoảng
203557tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng hơn 22,62% so với năm 2013. Năm 2015, con
số này tiếp tục tăng mạnh tới 228601 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng là20,71%. Qua
đó ta thấy được hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm luôn đạt hiệu quả
cao.Chi nhánh cần nỗ lực tìm kiếm những đối tượng khách hàng mới, để có thể vượt
lên thực trạng khó khăn của nền kinh tế nói chung và của ngành chứng khoán nói
riêng.
- Tổng chi phí của chi nhánh giai đoạn 2013-2014 tăng 203894 triệu đồng tương
đương tốc độ tăng 22,7% và sang giai đoạn 2014-2015 tổng chi phí của chi nhánh tiếp
tục có xu hướng tăng, tăng228449 triệu đồng tương đương tốc độ tăng 20,73%. Từ
1102099 triệu đồng năm 2014 lên 1330548 triệu đồng năm 2015. Đây là dấu hiệu tốt
cho thấy chi nhánh đang dần sử dụng chi phí hợp lí hơn để tạo ra kết quả kinh doanh
tốt nhất.
-Một yếu tố khác phản ánh rõ nét về tình hình kinh tế của công ty chính là

lợi nhuận sau thuế. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 1867triệu đồng. Tuy
nhiên đến năm 2014, chỉ tiêu này chỉ đạt 1530 triệuđồng, giảm 18,05% so với năm
2013 do sử dụng các nguồn lực trong năm 2014 chưa hiệu quả.Sự thay đổi của doanh
25


×