Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Danh sách 63 tỉnh thành trên cả nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 21 trang )


Danh sách 63 tỉnh thành
trên cả nước

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27


28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

An Giang
Bà Rịa - Vũng Tàu
Bắc Giang
Bắc Kạn
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cần Thơ
Cao Bằng
Đà Nẵng
Đắk Lắk
Đắk Nông
Điện Biên
Đồng Nai

Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Hà Nội
Hà Tĩnh
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai


38
39
40
41
42
43
44
45
46
47

48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63

Long An
Nam Định
Nghệ An
Ninh Bình
Ninh Thuận
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Bình
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng

Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thanh Hóa
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
TP HCM
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Vĩnh Phúc
Yên Bái

Theo địa lý tự nhiên
Tây Nguyên Việt Nam là vùng cao nguyên gồm 5 tỉnh,được sắp
xếp theo thứ tự từ bắc xuống nam: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông, và Lâm Đồng.
Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc
Campuchia. Kon Tum có biên giới phía tây giáp với Lào và Campuchia.


Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông thì chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có
đường biên giới quốc tế.
Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề.
Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng,
Plâyku cao khoảng 800m, cao nguyên Mdrak cao khoảng 500m, Đắk Lắk cao khoảng 800m, Mơ Nông cao
khoảng 800-1000m, Lâm Viên cao khoảng 1500m và Di Linh cao khoảng 900-1000m. Tất cả các cao
nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn

Nam).
Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây
Nguyên (Kon Tum, Gia Lai), Trung Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Trung
Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Với đặc điểm đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù
hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang
được phát triển. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng
trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ.
Tây Nguyên là khu vực ở Việt Nam có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng
khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn.
Khí hậu
Khí hậu được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong
khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương dối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên
1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới.
Dân cư, văn hóa Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia
Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông...
Lịch sử Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số,
chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh
thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa nhằm cướp bóc nô lệ. Sau
khi Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sức loại trừ các ảnh hưởng còn
lại của vương quốc Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên.
Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt, vốn không có thói quen
buôn bán nô lệ. Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêu của các chúa Nguyễn nhắm
trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lực rất lỏng lẻo ở đây. Trong một số tài liệu vào
thế kỷ 16, 17 đã có những ghi nhận về các bộ tộc Mọi Ðá Vách (Hré), Mọi Hời (Hroi, Kor, Bru, Ktu và
Pacoh), Mọi Ðá Hàm (Djarai), Mọi Bồ Nông (Mnong) và Bồ Van (Rhadé Epan), Mọi Vị (Raglai) và Mọi Bà
Rịa (Mạ) để chỉ các bộ tộc thiểu số sinh trú ở vùng Nam Tây Nguyên ngày nay.
Tuy có sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc phạm vi bảo hộ của
các chúa Nguyễn. Thời Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân

Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc
xuân Kỷ Dậu (1789).
Sang đến triều Nguyễn, quy chế dành cho Tây Nguyên vẫn không thay đổi nhiều, chủ yếu người Việt vẫn


chú ý khai thắc miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng miền Đông Nam Bộ ngày nay, đã đẩy các
bộ tộc thiểu số bán sơn địa lên hẳn vùng Tây Nguyên (như trường hợp của bộ tộc Mạ).
Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám
hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên.
Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayrena sang Đông Dương, chọn Dakto làm vùng đất
cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số. Ông ta thành lập vương quốc Sédan có quốc kỳ,
có giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lập làm vua tước hiệu Marie đệ nhất. Nhận thấy được vị trí
quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayrena về châu Âu, chính phủ Pháp đã đưa công sứ
Quy Nhơn lên “đăng quang” thay Mayrena. Vùng đất Tây Nguyên được đặt dưới quyền quản lý của Công
sứ Quy Nhơn. Sau đó vài năm, thì vương quốc này cũng bị giải tán.
Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Liang Biang. Ông đã
đề nghị với chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người Pháp bắt
đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này.
Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của triều đình Đại Nam. Vì
vậy, năm 1896, khâm sứ Trung kỳ Boulloche đề nghị Cơ mật viện triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp
phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung kỳ. Năm 1898, vương quốc Sédan bị giải tán. Một tòa đại lý
hành chính được lập ở Kontum, trực thuộc Công sứ Quy Nhơn. Năm 1899, thực dân Pháp buộc vua Đồng
Khánh ban dụ trao cho họ Tây Nguyên để họ có quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc
thiểu số ở đây.
Năm 1900, Toàn quyền Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉ
mát. Vùng đất cao nguyên Trung kỳ (Tây Nguyên) hoàn toàn thuộc quyền cai trị của chính quyền thực
dân Pháp. Năm 1907, tòa đại lý ở Kontum đổi thành tòa Công sứ Kontum, cùng với việc thành lập các
trung tâm hành chính Kontum và Cheo Reo. Những thực dân người Pháp bắt đầu lên đây xây dựng các
đồ điền đồng thời cũng ngăn cấm người Việt lên theo, trừ số phu họ mộ được.
Các tỉnh

Từ 1976 đến đầu thập kỷ 1990, Tây Nguyên gồm 3 tỉnh là Gia Lai-Công Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Sau đó
tỉnh Gia Lai-Công Tum được chia thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum (thay đổi cả cách viết chính thức tên
tỉnh). Tỉnh Đắc Lắc chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông.
Hiện tại, địa bàn Tây Nguyên có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

Nam Bộ bao gồm 18 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía Nam và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh
và thành phố Cần Thơ.


Khu vực này chia làm 2 vùng chính:
Vùng Đông Nam Bộ có 5 tỉnh và 1 thành
phố:
5 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai,
Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu
Thành phố Hồ Chí Minh

Vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là
Tây Nam Bộ hay miền Tây, có 12 tỉnh và 1
thành phố:
12 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang,
An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu
Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau
Thành phố Cần Thơ

Dựa trên cách phân chia vùng theo địa lý kinh tế thì miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Nam Bộ, bao
gồm các tỉnh ở phía nam Tây Nguyên và phía tây tỉnh Ninh Thuận. Vùng lãnh thổ này còn được chia
thành 2 vùng lãnh thổ nhỏ là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Khái niệm này vẫn được sử dụng cho đến
ngày nay. Đây là cách chia Việt Nam thành 3 miền: Bắc (Bắc Bộ), Trung (Trung Bộ) và Nam (Nam Bộ).


13 tỉnh Miền Tây Nam Bộ
Các tỉnh Miền Tây hay còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây Nam Bộ. Nhưng theo
cách gọi ngắn gọn của người Nam Việt là Miền Tây bao gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung
ương gồm có: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu
Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau.


ĐBSCL có đường bờ biển dài trên 700 km với khoảng 360.000km² khu vực đặc quyền kinh tế. Phía Tây
Bắc giáp Campuchia. Phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Nam
giáp Thái Bình Dương. Phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Đây là vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế
biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Giới thiệu sơ nét về 13 tỉnh ở Miền Tây như sau:
Khí hậu nóng ẩm quanh năm
Gọi là chín rồng là do có chín c ửa sông đổ ra biển. đó là:
- Sông Tiền có lòng sông rộng v ới nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ng ự
và Cao Lãnh (Đồng Tháp) đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu c ửa:
Sông Mỹ Tho, chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho và phía nam Gò Công, ra biển bằng
Cửa Tiểu (1) qua đường sông Cửa Tiểu và Cửa Đại (2) qua đường sông C ửa Đại.
Sông Ba Lai chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa), ra C ửa Ba Lai (3).
Sông Hàm Luông, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra C ửa Hàm Luông (4).
Sông Cổ Chiên, làm thành ranh gi ới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh (tên cũ V ĩnh Bình), đổ ra biển bằng C ửa Cổ
Chiên (5) và Cửa Cung Hầu (6).
- Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Thành phố Cần Th ơ, Sóc Trăng (Sóc Trăng) và
đổ ra biển trước kia bằng ba cửa: C ửa Định An (7), C ửa Ba Thắc (8), C ửa Tranh Đề (9). C ửa Ba Thắc
khoảng thập niên 1970 đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn hai c ửa biển ngày nay.

1/ Long An:
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Nằm trong Vùng
kinh tế trọng điểm phía nam và là

cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất
là có chung đường ranh giới với Thành
phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao
thông đường bộ như tuyến quốc lộ
1A, quốc lộ 50,...Tỉnh được xem là thị
trường tiêu thụ hàng hóa nông sản
lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu
Long.
Diện tích: 4491,9km²
Dân số (năm 2013): 1.469.900 người
Phân chia hành chính gồm: 1 thành phố, 1 thị xã, 13 huyện.
2/ Tiền Giang:
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN),
cách TP Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách TP Cần Thơ 90 km về hướng Bắc. Về ranh giới hành
chính, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long,
phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP Hồ Chí Minh.
Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện. Trong đó có với 173 đơn vị
hành chính cấp xã, gồm có 8 thị trấn, 28 phường và 139 xã.
Diện tích: 2508,6 km²
Dân số (năm 2014): 1.716.086 người
3/ Vĩnh Long:
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu. Nhìn bao
quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu
Long, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh phía Tây giáp tỉnh Cần Thơ, phía tây


bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang
Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 1 thị xã và 6 huyện. Trong đó có 5
thị trấn, 10 phường và 94 xã.

Diện tích: 1.520,2 km²
Dân số (năm 2013): 1.040.500 người
4/ Bến Tre:
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển
Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trung tâm của
tỉnh Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây qua tỉnh Tiền Giang và Long An.
Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố và 8 Huyện), Trong đó có với 164 đơn
vị hành chính cấp xã, gồm có 10 thị trấn, 10 phường và 147 xã.
Diện tích: 2359,5 km²
Dân số (năm 2013): 1.262.000 người
5/ Đồng Tháp:
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở đầu nguồn sông Tiền, lãnh
thổ của tỉnh Đồng Tháp Phía Bắc giáp với tỉnh Long An, phía tây bắc giáp tỉnh Preyveng thuộc
Campuchia, phía nam giáp An Giang và Cần Thơ. có đường biên giới giáp với Campuchia có chiều dài hơn
50 km với 4 cửa khẩu,trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà.
Diện tích: 3.378,8 km²
Dân số (năm 2013): 1.680.300 người
Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Trong đó có 9
thị trấn, 17 phường và 119 xã.
6/ Trà Vinh:
Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Cần Thơ 95 km. Được bao bọc bởi
sông Tiền, sông Hậu với 02 cửa Cung Hầu và Định An nên giao thông đường thủy có điều kiện phát triển.
Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Vĩnh Long,
phía Nam giáp Sóc Trăng, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có 65 km bờ biển.
Tỉnh Trà Vinh có tổng số xã/phường/thị trấn: 106; xã: 85, phường: 11, thị trấn: 10.
Diện tích: 2.341,2 km²
Dân số (năm 2010): 1.012.600 người.
7/ An Giang:
An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía đông và phía bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía tây Bắc
giáp Campuchia, phía nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông nam giáp thành phố Cần Thơ.

Phân chia hành chính gồm: 2 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện.
Diện tích: 3.424 km²
Dân số (năm 2011): 2.151.000 người
8/ Cần Thơ:
Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông
Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách thành
phố Rạch Giá gần 120 km, cách biển khoảng hơn 80 km theo đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C)
Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên
Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang.


Thành phố Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, xã,
phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã.
Diện tích: 1.409,0 km²
Dân số (năm 2013): 1.224.100 người
9/ Hậu Giang:
Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang,
phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp tỉnh Sóc
Trăng
Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 5 huyện. Với 76 đơn vị hành chính cấp
xã, trong đó có 12 phường, 10 thị trấn & 54 xã:
Diện tích: 1.602,4 km²
Dân số (năm 2013): 773.800 người
10/ Bạc Liêu:
Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau. Phía bắc giáp với Hậu Giang, phía đông và đông bắc giáp với
Sóc Trăng, phía tây nam giáp với Cà Mau, phía tây bác giáp với Kiên Giang, phía đông nam giáp với Biển
Đông với đường bờ biển dài 56 km.
Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã , 5 huyện , trong đó có 63 đơn
vị hành chính cấp xã, gồm có 10 phường, 5 thị trấn và 49 xã.
Diện tích: 2.526 km²

Dân số (năm 2013): 876.800 người
11/ Sóc Trăng:
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62
km, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau. Địa
giới hành chính của Sóc Trăng ở phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây nam giáptỉnh Bạc Liêu,
phía đông bắc giáp tỉnh Trà Vinh, Phía Đông và đông nam giáp Biển Đông
Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 Thành phố, 2 thị xã, 08 huyện, trong đó có 17
phường, 12 thị trấn và 80 xã
Diện tích: 3.223,30 km2
Dân số (năm 2011): 1.303.700 người
12/ Kiên Giang:
Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, trong vùng đồng bằng sông Cửu Long có đường biên giới
chung với Vương quốc Campuchia dài 56 km, đường bờ biển dài trên 200 km. Phía Đông và Đông Nam
giáp Cần Thơ, An Giang; phía Nam giáp Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây giáp vịnh Thái Lan.
Tỉnh có 2 thị xã, 11 huyện, 111 phường, xã, thị trấn và hai huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải.
Diện tích: 6.348,5 km²
Dân số (năm 2013): 1.738.800 người
13/ Cà Mau:
Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Đông giáp với biển Đông,
phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.


Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 8 huyện. Trong đó có 9 thị trấn, 10
phường và 82 xã.
Diện tích: 5.294,9 km²
Dân số (năm 2013): 1.219.900 người

VÙNG ĐÔNG NAM BÔ

Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố là: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình

Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía bắc- tây bắc giáp Campuchia, phía nam giáp biển Đông, phía
tây-tây nam giáp Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long, phía đông-đông nam giáp Tây Nguyên và
duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng có diện tích tự nhiên 23.605 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước. Theo
số liệu tổng điều tra dân số tại thời điểm 01/4/2009, Vùng Đông Nam Bộ có khoảng 14 triệu người,
chiếm 16,3% dân số cả nước, trong đó TP. Hồ Chí Minh chiếm 51%. Mật độ dân số của Vùng là 594
người/km2, gấp gần 2,3 lần mật độ dân số chung của cả nước. Vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất cả
nước (3,2%/năm), do thu hút nhiều dân nhập cư từ vùng khác đến sinh sống.
Vùng Đông Nam Bộ có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng hàng đầu ở khu vực phía
nam Việt Nam. Bên cạnh đó, Vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh
tế- xã hội của cả nước; hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch
vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa–hiện đại hóa; đặc biệt là phát triển công nghiệp công nghệ
cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao
cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa
học- công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao,…


Vùng Đông Nam Bộ là khu vực phát triển kinh tế năng động với mức tăng trưởng cao, nơi tập trung
nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp thương mại, dịch vụ, khoa học–kỹ thuật, đầu mối giao thông và
giao lưu quốc tế, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa
học, công nghệ; có hệ thống đô thị phát triển, các khu công nghiệp phát triển mạnh trở thành trung
tâm và đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế, được gắn kết bởi đường bộ,
đường biển, đường hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội Vùng cũng như mở
rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế.

Các lợi thế của Vùng bao gồm:
- Thế mạnh về vị trí: Đông Nam Bộ có cửa ngõ phía tây liên hệ với Campuchia và các nước Thái Lan,
Malaysia thông qua mạng đường bộ xuyên Á, cửa ngõ phía đông liên hệ với các nước trên thế giới
thông qua hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thị Vải. Việc hình thành cửa ngõ phía đông
và phía tây đã tạo lập hành lang kinh tế đông–tây, nơi diễn ra nhiều hoạtđộng kinh tế sôi động trong
Vùng, đồng thời tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Vùng.

Ngoài ra, vùng này nằm kề đồng bằng sông Cửu Long–vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước.
-Thế mạnh về giao thông: Trước hết, đó là hệ thống các trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường
biển và đường hàng không khá tốt; ngoài ra còn có đầu mối giao thông và các tuyến giao thông quan
trọng mang ý nghĩa cả nước và quốc tế như: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (tương lai cả sân bay Long
Thành, tỉnh Đồng Nai), hệ thống cảng Sài Gòn, Vũng Tàu-Thị Vải, đường xuyên Á nối liền các nước
Đông Nam Á, đường sắt Bắc–Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 51, QL 13, QL 14 nối với Tây Nguyên. Hệ thống
hạ tầng giao thông này tạo điều kiện thuận lợi cho vùng có thể mở rộng quan hệ kinh tế với các tỉnh
Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Miền Trung trong việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.
- Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất và rất
quan trọng đối với cả nước là dầu mỏ và khí đốt, tập trung ở vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu; trữ lượng
dầu mỏ chiếm khoảng 93,3% trữ lượng dầu đã xác minh của cả nước; trữ lượng khí chiếm 16,2%
trữ lượng khí cả nước. Dầu mỏ và khí đốt là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng hiện nay và là
nguồn nguyên, nhiên liệu cho công nghiệp hóa dầu, công nghiệp điện trong tương lai.

Các vùng đất bazalt khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích của Vùng, nối tiếp với miền đất bazalt của
Nam Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. Đất xám bạc màu (phù sa cổ) chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân
bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất
basalt, nhưng thoát nước tốt. Nhờ có khí hậu cận xích đạo, đất đai màu mỡ và mạng lưới thủy lợi được
cải thiện, Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn để phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà
phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá,…) trên quy
mô lớn.


- Thế mạnh về nhân lực: Đông Nam Bộ có lực lượng lao động dồi dào, lao động có trình độ chuyên
môn cao so với các vùng khác, có khả năng nắm bắt và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nhanh, được đào tạo và nâng cao tay nghề trong quá trình phát triển các khu công
nghiệp. Đội ngũ này được sàng lọc, tuyển chọn không chỉ từ nguồn lao động trong Vùng mà còn từ các
tỉnh lân cận. Lợi thế về nguồn lao động của Vùng cũng là một điều kiện hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư nước ngoài. Trình độ phân công lao động theo lãnh thổ phát triển tương đối cao, trong vùng
đã hình thành tương đối rõ các ngành, các Vùng sản xuất chuyên môn hóa.

Vùng Đông Nam Bộ có sự tích tụ lớn về vốn và kỹ thuật, lại đang tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và
quốc tế. Cơ sở hạ tầng ở đây phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Tất cả
các điều kiện trên tạo ra lợi thế cho Vùng trong phát triển kinh tế-xã hội. Vấn đề nổi lên ở đây là khai
thác lãnh thổ theo chiều sâu, tức là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở tăng cường đầu
tư khoa học kỹ thuật và vốn, để vừa tăng thêm tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, vừa bảo vệ
môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên.
Trong công nghiệp
Hiện nay trong cơ cấu ngành công nghiệp của cả nước, Vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất,
với vị trí nổi bật của các ngành công nghệ cao như luyện kim, công nghiệp điện tử, chế tạo máy,
tin học, hóa chất, hóa dược, thực phẩm,… Việc phát triển các ngành công nghiệp của Vùng đặt ra nhu
cầu rất lớn về năng lượng. Cơ sở năng lượng của Vùng đã từng bước được giải quyết nhờ:
- Xây dựng các công trình thủy điện trong Vùng. Nhà máy Thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai, công
suất 400.000 kW đã đi vào hoạt động từ năm 1988. Công trình thủy điện Thác Mơ (150.000 kW) trên
sông Bé đã đi vào hoạt động. Các công trình thủy điện khác trên sông Đồng Nai và trên sông La Ngà
đang trong kế hoạch xây dựng.
- Đường dây cao áp 500 kV chuyển điện từ Hòa Bình vào.
- Phát triển điện tuôc-bin khí, gồm các nhà máy điện tuôc-bin khí Phú Mỹ, Bà Rịa, Thủ Đức,… trong đó
lớn nhất là nhà máy điện tuôc-bin khí Phú Mỹ, tổng công suất thiết kế hơn 3 triệu kW.
- Phát triển một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu, phục vụ cho các khu chế xuất,… Sự phát triển
công nghiệp của Vùng không tách rời xu hướng mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài. Do vậy,
những vấn đề về môi trường phải luôn được quan tâm. Sự phát triển của công nghiệp cũng cần
phải tránh làm tổn hại đến ngành du lịch mà Vùng có nhiều tiềm năng.
Trong khu vực dịch vụ
Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của Vùng. Cùng với việc hoàn thiện
cơ sở hạ tầng, các dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng. Đó là các hoạt động dịch vụ thương mại,
ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch,… Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng
nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.
Trong nông, lâm nghiệp



Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng. Công trình thủy lợi
Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh) là công trình thủy lợi lớn nhất của nước ta hiện
nay. Hồ Dầu Tiếng rộng 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3 nước, bảo đảm tưới tiêu cho hơn 170 nghìn ha đất
thường xuyên bị thiếu nước về mùa khô của tỉnh Tây Ninh và của huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí
Minh). Việc giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc
sông Đồng Nai và sông La Ngà cũng được thực hiện kết hợp với việc xây dựng các công trình thủy điện
trên sông Bé, sông Đồng Nai và sông La Ngà. Nhờ đó, diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng
đất trồng cây hàng năm cũng tăng và khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm của Vùng cũng khá
hơn.
Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của Vùng như là vùng chuyên canh cây công
nghiệp lớn của cả nước. Những vườn cao su già cỗi, năng suất mủ thấp, được thay thế dần bằng
giống cao su của Malaysia có năng suất cao gấp 1,5 đến 2 lần, nhờ thế mà sản lượng cao su của Vùng
ngày càng tăng lên. Đông Nam Bộ cũng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cà phê, hồ tiêu. Cây cọ
dầu, cây điều đang được đưa vào trồng với quy mô lớn hơn. Cây mía và đậu tương vẫn chiếm vị trí
hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày.
Vốn rừng trên vùng thượng lưu của các con sông cần được bảo vệ để tránh mất nước ở các hồ
chứa, giữ được mực nước ngầm, đồng thời cần cứu các vùng rừng ngập mặn đang bị triệt phá do
việc lấy than củi.
Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Vùng trong giai đoạn 2011-2020
Tổng sản phẩm trong Vùng (GDP theo giá 1994) năm 2020 ít nhất tăng gấp 2,2 lần so với năm2010.
Đến năm 2020 khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm khoảng 96-97% tổng GDP, trong đó tỷ
trọng dịch vụ chiếm 41-42%, cao hơn mức bình quân của cả nước. Tăng trưởng kinh tế theo GDP
của Vùng thời kỳ 2011-2020 đạt 8,2%, trong đó thời kỳ 2011- 2015 tăng bình quân khoảng 7,9 - 8,5% và
thời kỳ 2016-2020 tăng bình quân khoảng 8,4%; GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt
khoảng 97 triệu đồng, tương đương 4.500 USD; năm 2020 khoảng 175 triệu đồng, tương đương
6.200 USD; giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 2.544 USD năm 2008 tăng lên 3.800 USD
năm 2015 và 7.500 USD năm 2020; mức đóng góp cho ngân sách của cả nước luôn giữ từ 50-55%
trong cả thời kỳ 2011-2020; tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20- 25%/năm; tỷ lệ lao động qua
đào tạo nghề đến năm 2020 đạt trên 75%. Đến năm 2020, số dân trong Vùng ổn định ở mức 15-16
triệu người; tỷ lệ đô thị hóa đạt 80%; khoảng 16-17 vạn lao động được giải quyết việc làm hàng năm.

Tỷ lệ lao động không có việc làm ở mức an toàn cho phép là khoảng 4%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị
dưới 5%. Phấn đấu đạt 500 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2015 và 550 sinh viên/1 vạn dân vào năm
2020; thực hiện nâng cao một bước sức khỏe của người dân, tăng tuổi thọ bình quân lên 78 tuổi, giảm
tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 10%.
Nhiệm vụ và giải pháp phát triển một số ngành, lĩnh vực
-Về nông–lâm–thủy sản: Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa tập trung, sản phẩm đa dạng, hiệu quả
cao, hướng tới một nền nông nghiệp chất lượng cao, sạch, đảm bảo cung cấp ngày càng tốt cho
nhu cầu công nghiệp chế biến, tiêu dùng của dân cư đô thị, dân cư các khu công nghiệp và xuất khẩu.


Tăng nhanh việc trồng để ổn định rừng phòng hộ ven biển. Bảo vệ diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ
(TP. Hồ Chí Minh) và ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu. Phát triển nuôi tôm thâm canh, nuôi cá nước ngọt ở ở
các công trình thủy lợi. Xây dựng trung tâm dịch vụ giống thủy sản, trung tâm thương mại, chế biến
thủy sản với công nghệ cao.
-Về công nghiệp: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực như khai thác dầu
khí, điện tử, công nghiệp sản xuất phần mềm; cơ khí chế tạo, sản xuất điện, phân bón, công nghiệp vật
liệu xây dựng và các ngành thu hút nhiều lao động ở các tỉnh có trình độ phát triển chưa cao: chế biến
nông, lâm, thủy sản như chế biến điều, gạo xuất khẩu, chế biến hải sản và thực phẩm xuất khẩu, công
nghiệp thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng dệt may, giày da, nhựa. Tập trung phát triển các ngành công
nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch; điện tử tin học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục thăm dò
tìm kiếm và đưa vào khai thác những mỏ dầu khí mới; phát triển nguồn điện và đường dây tải điện.
Khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp và khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Phát triển thương mại dịch vụ du lịch: Hình thành hệ thống các trung tâm thương mại du lịch có quy
mô và trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực. Cùng với xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
thành trung tâm du lịch và dịch vụ lớn, tập trung phát triển dịch vụ ở Vũng Tàu, Biên Hòa, Côn Đảo, du
lịch sinh thái rừng Cát Tiên, thương mại biên giới, kinh tế cửa khẩu ở các tỉnh có đường biên giới. Phát
triển dịch vụ vận tải biển, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ
dầu khí,...
Chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, củng cố hệ thống

đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống các công trình vui chơi,
bổ, tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống
lịch. Ngoài các trung tâm du lịch và dịch vụ ở Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển
lịch ở Vũng Tàu, Côn Đảo, Bình Châu, Bà Đen, chiến khu Đ, Sóc Bom Bo, du lịch
rừng Cát Tiên (Đồng Nai).

Vùng Duyên Hải Nam Trung

khách sạn
giải trí; tu
phục vụ du
dịch vụ du
sinh thái

Bộ

bao gồm thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận và Bình Thuận; có diện tích tự nhiên gần 44,4 nghìn km 2, số dân gần 8,9 triệu người, chiếm 13,4%
diện tích và 10,5% số dân của cả nước (năm 2006).
Thuộc về Duyên hải Nam Trung Bộ còn có các đảo xa bờ là Hoàng Sa (huyện đảo thuộc thành phố Đà
Nẵng) và Trường Sa (huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa).


Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm tự nhiên rất đặc sắc: một dải lãnh thổ hẹp, mà phía tây là sườn
Đông của Trường Sơn Nam, ôm lấy Tây Nguyên rộng lớn, phía đông là Biển Đông. Phía bắc có dãy núi
Bạch Mã làm ranh giới tự nhiên với Bắc Trung Bộ, còn phía nam là Đông Nam Bộ. Các nhánh núi ăn
ngang ra biển đã chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo,
các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp. Tiềm năng phát triển nông nghiệp của vùng hạn chế hơn so với Bắc
Trung Bộ, nhưng bù lại có tiềm năng to lớn về phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Khoáng sản
không nhiều, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở tỉnh Khánh Hòa,

vàng Bồng Miêu (Quảng Nam). Dầu khí đã được khai thác trên thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ. Tiềm
năng thủy điện không lớn nhưng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ.
Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm khí hậu của Đông Trường Sơn; mùa hạ có gió phơn Tây Nam; về
thu-đông mưa địa hình và tác động của dải hội tụ nhiệt đới đem lại mưa lớn ở Đà Nẵng và Quảng Nam
(nhất là ở thượng nguồn sông Thu Bồn). Tuy nhiên, phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa,
khô hạn kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô lại rất cạn; vì vậy việc làm các hồ chứa nước là biện
pháp thủy lợi rất quan trọng.
Rừng ở Duyên hải Nam Trung Bộ liền một khối với rừng Tây Nguyên, có nhiều loại gỗ, chim và thú quý.
Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, nhưng có tới hơn 97% là rừng gỗ, chỉ 2,4% là
rừng tre nứa.
Ở đây chỉ có các đồng bằng nhỏ hẹp; đất cát pha và đất cát là chính, nhưng cũng có những đồng bằng
màu mỡ như đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên). Các vùng gỗ đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.
Về mặt kinh tế-xã hội, trong thời kì chiến tranh Duyên hải Nam Trung Bộ là một vùng chịu nhiều tổn thất
về người và của. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người (các nhóm dân tộc ở Trường Sơn-Tây Nguyên,
người Chăm). Trong vùng đã có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,
Phan Thiết. Đây cũng là vùng
đang thu hút
được các dự án đầu tư của nước
ngoài. Duyên
hải Nam Trung Bộ còn có các Di sản văn
hóa thế giới là
Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).
Những di sản
này góp phần làm phong phú thêm thế mạnh về
du lịch của
vùng.

Vùng Duyên Hải Bắc
Bộ

gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa ThiênBạch Mã được coi là ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung
Trung Bộ có diện tích tự nhiên 51,5 nghìn km2, số dân 10,6 triệu người (năm 2006),
chiếm 15,6% và 12,7% số dân của cả nước.

Trung
Huế. Dãy núi
Bộ. Bắc


Về mặt tự nhiên, Bắc Trung Bộ thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Ở Thanh
Hóa và một phần Nghệ An, khí hậu có tính chất chuyển tiếp giữa Đồng bằng sông
Hồng và Bắc Trung Bộ, vẫn còn chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc
về mùa đông. Dãy núi Trường Sơn Bắc, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào với các
đèo thấp, làm cho về mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh, nhiều ngày thời tiết nóng và
khô. Nhưng ngay sau những ngày hạn hán, có thể bão ập đến đem mưa lớn và nước lũ, triều cường gây
thiệt hại cho sản xuất và đời sống.
Về tài nguyên thiên nhiên, Bắc Trung Bộ có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt,
đá vôi và sét làm xi măng, đá quý. Rừng có diện tích tương đối lớn. Các hệ thống sông Mã, sông Cả có
giá trị về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện. Tiềm năng phát triển nông nghiệp có
phần hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp, chỉ có đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh là lớn hơn cả. Với diện
tích vùng gò đồi tương đối lớn, Bắc Trung Bộ có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc
lớn. Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Bắc Trung Bộ cũng có tài nguyên du lịch đáng kể, trong đó phải kể đến các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm
Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng; Di sản
văn hóa thế giới Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
Về mặt kinh tế-xã hội, mức sống của dân cư còn thấp. Chiến tranh tuy đã lùi xa, nhưng hậu quả vẫn còn
để lại, nhất là ở vùng rừng núi. Cơ sở hạ tầng của vùng vẫn còn nghèo, việc thu hút các dự án đầu tư
nước ngoài vẫn còn hạn chế. Với sự tập trung đầu tư cho vùng, nhất là với sự hình thành và phát triển
của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của Bắc Trung Bộ sẽ có bước phát
triển đáng kể.


Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Vùng đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằm
quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 11 tỉnh và
thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải
Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh. Gần như đồng nghĩa với đồng
bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi trung du và núi cao thượng
du. Không giống như vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng
sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, do đó khu vực này


thường được gọi là châu thổ sông Hồng. Toàn vùng có diện tích: 23.336 km², chiếm 7,1
% diện tích của cả nước.

Bản đồ vùng đồng bằng sông Hồng
Vị trí địa lý
Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi
bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo
Cát Bà). Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là
vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng
thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các
bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình:
- Địa hình tương đối bằng phẳng
với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển hệ
thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ
tầng của vùng.
Cánh đồng lúa, đồng bằng sông Hồng

- Hệ thống sông ngòi tương đối
phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu


lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và
triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến
tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện
tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp
thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ
thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.
Khí hậu:
- Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa
này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo
thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và
vụ mùa.
Tài nguyên khoáng sản:
- Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ
cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên đá vôi ở Thuỷ Nguyên - Hải
Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ
lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài
nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu
cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt.
Nhìn chung khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên
việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.
Tài nguyên biển:
- Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên
- Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở
nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ.
- Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ
Sơn, huyện đảo Cát Bà,...

Tài nguyên đất đai:
- Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống
sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng,
chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của
cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước.
- Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây
công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước
với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.
- Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá
trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực
hiện các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt
lấn biển”.
Tài nguyên sinh vật:
- Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm
đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị


phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát
Bà, Cúc Phương.

TRUNG DU, MIỀN NÚI BẮC BỘ

Diện tích: 95.264,4km²
Dân số (năm 2012): 11.400,2 nghìn người
Dân tộc: Việt (Kinh), Dao, Xinh Mun, Kháng, Khơ Mú, La Ha, Mường, Thái, H’Mông, Hà Nhì, Phù Lá, Si La,


Giáy, La Hủ, Mảng, Lào, Cống, Tày, Nùng, Cao Lan, Lự, Bố Y, La Chí, Hoa, Sán Dìu, Sán Chay, Ngái.
Các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ,
Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

(TITC) - Trung du và miền núi Bắc bộ bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc, có địa hình
hiểm trở với những dãy núi trùng điệp, hùng vĩ, tiêu biểu là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipang cao
3.143m được mệnh danh là “mái nhà của Đông Dương” và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới
3.000m.
Thị trấn Sa Pa nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai và các địa danh khác ở Trung du miền núi Bắc bộ
như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)... thu
hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan.
Với hàng chục khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường cùng nhiều
danh lam thắng cảnh đẹp như hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), lòng
hồ sông Đà (Sơn La), thác Bản Giốc (Cao Bằng), thác Bạc (Lào Cai)..., Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng
có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, những rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn quả,
những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng, những thửa ruộng bậc thang men theo các sườn núi hay
những hang động kỳ thú ẩn mình trong lòng núi đá cũng tạo nên một bức tranh thiên nhiên đa sắc màu,
vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
Không những thế, vùng đất này còn có nhiều di tích lịch sử gắn liền với truyền thống văn hóa và quá
trình đấu tranh giữ nước của dân tộc như đền Mẫu Âu Cơ, đền Hùng (Phú Thọ); hang Pắc Bó (Cao Bằng);
Cây đa Tân Trào, An toàn khu (Tuyên Quang); Di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ (Điện Biên)...
Đặc biệt, các dân tộc sinh sống nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội
truyền thống độc đáo như hội Lồng Tồng, hội Gầu Tào, hội xuống đồng, hội xòe…; các điệu múa đặc sắc
như múa khèn, múa sạp, hát then, hát lượn… cùng nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Tất cả sẽ mang lại
cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị.




×