Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN_ Giáo dục tài nguyên môi trường biển và hải đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.44 KB, 29 trang )

Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

MỤC LỤC
A – PHẦN MỞ ĐẦU
I – Lý do chọn đề tài.................................................Trang 3
II – Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tai..................................4
III – Đối tượng nghiên cứu.................................................5
IV – Giới hạn và phạm vi nghiên cứu................................5
V – Phương pháp nghiên cứu.............................................6
VI – Điểm mới trong nghiên cứu........................................6
B – PHẦN NỘI DUNG
I – Cơ sở lý luận.......................................................Trang 7
II – Thực trạng vấn đề.........................................................9
1- Những thuận lợi và khó khăn.......................................10
2- Thành công và hạn chế của đề tài................................11
3- Phân tích và đánh giá thực trạng..................................12
III – Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.....14
1- Mục tiêu của giải pháp..................................................14
2- Nội dung và cách thức thực hiện..................................15
2.1- Xây dựng kế hoạch....................................................15
2.2- Triển khai thực hiện...................................................18
3- Điều kiện và công tác phối hợp thực hiện....................20
4- Mối quan hệ khi thực hiện giải pháp............................21
5- Kết quả đạt được khi thực hiện đề tài...........................21
IV – Kết quả đạt được và giá trị khoa học của đề tài.......23
1- Kết quả đạt được...........................................................23
1


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”


Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

2- Khả năng ứng dụng, triển khai và hướng phát triển của
đề tài..................................................................................24
C – PHẦN KẾT LUẬN
I – Kết luận............................................................Trang 25
II – Những bài học kinh nghiệm.......................................26
III – Những kiến nghị đề xuất...........................................27
Danh mục tài liệu tham khảo............................................29

2


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

A- PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Những năm gần đây, chủ quyền biển- đảo là vấn đề thời sự "nóng" của
cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Các tầng lớp nhân dân ta, từ nông dân
cho đến công nhân, rồi đội ngũ trí thức, học sinh – sinh viên, người cao
tuổi... hầu như ai cũng muốn ra sức chung tay "góp đá xây Trường Sa".
Ở nơi đảo xa, các chiến sĩ đang ngày đêm khắc phục khó khăn, nắm
chắc tay súng để giữ "lấy biển lấy trời"; những ngư dân kiên cường bám
biển; và nhà sử học nỗ lực tìm kiếm để đưa ra những bằng chứng thiết thực
chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Không chỉ người Việt Nam mà cả những nhà khoa học khắp nơi trên thế
giới, bằng những tư liệu địa lý, lịch sử có được, họ đều khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thiết nghĩ, trong bối cảnh đó, không có lý do gì để một bộ phận học

sinh của chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước, lại hiểu biết lơ
mơ về chủ quyền biển, đảo. Sở dĩ có tình trạng đó là do trong một thời gian
dài, vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa được coi là
"nhạy cảm" nên sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lý trong các trường học
ít được đề cập đến.
Để khắc phục tình trạng trên, từ năm học 2011-2012, chủ quyền Việt
Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa đã được đưa vào giảng dạy dưới hình thức
lồng ghép ở một số bộ môn Địa lý và Lịch sử… kết hợp các buổi học ngoại
khóa.
Từ năm học 2012-2013, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo có chủ trương mở
rộng giáo dục chính khóa và tuyên truyền ngoại khóa cho học sinh cả nước
về Tài nguyên và môi trường biển, đảo và nhiệm vụ của các thế hệ công dân
Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Thực hiện chủ trương này
3


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

nhiều tỉnh thành trong cả nước ta bước đầu đã giáo dục học sinh các kiến
thức: tầm quan trọng của biển, đảo; lịch sử, chủ quyền Hoàng Sa, Trường
Sa; một số hình ảnh về Trường Sa hôm nay và trách nhiệm của thế hệ trẻ
trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo, v.v.
Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đăk Lăk cũng đã tổ chức các lớp tập huấn
cho giáo viên Trung Học Phổ Thông và Trung Học Cơ Sở về dạy học nội
dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho giáo viên bộ môn
Địa lí.
Giáo dục thế hệ trẻ về tài nguyên và môi trường biển, đảo là một việc
quan trọng và rất cần thiết.
Đẩy mạnh việc giáo dục học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa

về giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo là một hoạt động chính trị
trong nhà trường phổ thông góp phần chuyển biến nhận thức của học sinh,
qua đó giúp các em có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, các em
học sinh sẽ càng thêm yêu quê hương, đất nước và ý thức được trách nhiệm
bảo vệ chủ quyền biển - đảo của Tổ quốc thiêng liêng. Vì lí do đó, tôi chọn
đề tài: “Giáo dục về Tài nguyên và môi trường biển, đảo thông qua
ngoại khóa cho học sinh_Trường THPT Phan Chu Trinh”.
II- MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
- Thực hiện đề tài “ Giáo dục về Tài nguyên và môi trường biển, đảo
thông qua hình thức ngoại khóa cho học sinh trong trường Trung Học Phổ
Thông Phan Chu Trinh” không ngoài mục đích góp phần cùng với nhà
trường đẩy mạnh việc giáo dục học sinh có hiểu biết đầy đủ hơn về đất
nước, Tổ quốc mình (đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời), để tăng thêm
lượng thông tin về biển, đảo cũng như những vấn đề đặt ra trong bối cảnh
hiện nay, những hiểu biết về tiềm năng, mức độ khai thác và sự cần thiết
phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển đảo;
bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc.
4


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

- Thông qua các hoạt động ngoại khóa giáo dục về tài nguyên và môi
trường biển, đảo còn rèn luyện cho học sinh những kĩ năng thích hợp nhằm
góp phần khai thác hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo
của đất nước. Qua đó giúp học sinh có ý thức, tình yêu quê hương, đất nước
và ý thức được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển - đảo của Tổ quốc Việt
Nam.
III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Trong khi thực hiện đề tài này, học sinh là chủ thể tiếp nhận kiến
thức, kỉ năng thông qua quá trình thực hiện của bản thân. Để thực hiện giáo
dục cho học sinh về tài nguyên và môi trường biển, đảo, tôi tiến hành
nghiên cứu kĩ, sâu, rộng các hình thức ngoại khóa. Tiếp cận nghiên cứu và
có chọn lọc thông tin, tài liệu liên quan qua nhiều hình thức và phương tiện.
Ngoài ra tôi còn nghiên cứu sâu vào chương trình và nội dung giáo dục
biển, đảo.
Học sinh 3 khối của trường Trung học phổ thông Phan Chu Trinh
trong năm học 2012 – 2013 sẽ tiến hành các hoạt động trực tiếp với khách
thể để hình thành kiến thức kĩ năng, do đó tôi cũng đã triển khai một số
thao tác để nắm bắt thông tin từ phía học sinh.
IV- GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Từ thực tiễn trường Trung Học Phổ Thông Phan Chu Trinh_
EaH’leo_ Đăk Lăk là một trường vùng sâu, vùng xa của tỉnh, điều kiện
kinh tế - xã hội của địa phương nơi trường đóng còn nhiều khó khăn. Nhiều
học sinh phải trọ học… việc tiếp cận và điều kiện để tiếp cận thông tin còn
hạn chế nhiều so với các nơi. Hơn nữa tỉnh ta là tỉnh miền núi cho nên
những hiểu biết về biển, đảo của học sinh còn chưa thật sự sâu sắc và đầy
đủ. Vì vậy việc nghiên cứu và thực hiện chương trình, mục tiêu giáo dục về
tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh nhà trường là cần thiết.

5


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

Thiết nghĩ, vấn đề biển đảo hiện nay được xã hội quan tâm, là vấn
đề thời sự nóng; điều kiện địa lí của các trường trong tỉnh ta nói riêng và
Tây Nguyên nói chung không giáp biển cho nên phạm vi đề tài này cũng có

thể mở rộng hơn, ít nhất là trong địa bàn huyện và tỉnh Đăk Lăk nói chung.
V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tổng hợp từ các nguồn tài liệu: sách, tạp chí, báo cáo khoa học và các công
trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
2. Phương pháp tổng hợp đánh giá
Trên cơ sở phân tích các thông tin điều tra, số liệu thu thập được, tiến hành
tổng hợp, đánh giá.
VI- ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU:
Đây là một chuyên đề rất mới mang tính thời sự “nóng” và “nhạy
cảm” được hình thành từ việc tiếp thu những điều đã học được từ những
lớp học tập bồi dưỡng của Sở Giáo Dục và Đào Tạo; trên các phương tiện
thông tin… và vận dụng một cách khoa học vào công tác chuyên môn nhà
trường một cách thực tiễn bằng những việc làm cụ thể:
- Học sinh sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, những bài hát về biển, đảo quê
hương… từ đó các em tiếp nhận và hình thành kiến thức, kĩ năng.
- Học sinh viết bài dự thi tìm hiểu về biển, đảo.
- Học sinh báo cáo chuyên đề về biển, đảo.
Như vậy ngoài tính thời sự thì đây là hoạt động mà học sinh chủ động
với thông tin, kiến thức, phù hợp với phương pháp dạy học trong giai đoạn
hiện nay.
Ngoài ra, bên cạnh tính hiệu quả giáo dục thì việc thực hiện không cần
nhiều kinh phí, ngoài giáo viên địa lí, giáo dục công dân thì cán bộ đoàn,
cán bộ chuyên trách cũng có thể triển khai hoạt động.
6


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh


B- NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Vị trí, giới hạn của Biển Đông
Với diện tích hơn 3447 nghìn km 2, Biển Đông là một biển lớn, đứng
thứ ba trong các biển của thế giới. Chiều dài của Biển Đông là khoảng
1900 hải lí (từ vĩ độ 3 oN đến vĩ độ 26oB), chiều ngang nơi rộng nhất
khoảng 600 hải lí (từ kinh độ 100oĐ đến kinh độ 121oĐ). Có 10 quốc gia
và vùng lãnh thổ nằm ven bờ Biển Đông: Việt Nam, Trung Quốc, Đài
Loan, Philipin, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây, Thái Lan,
Campuchia.
Vị trí địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông
- Tầm quan trọng về địa chiến lược của Biển Đông
Biển Đông có tuyến đường giao thông huyết mạch, nối các nền kinh
tế trên bờ Thái Bình Dương với các nền kinh tế trên bờ Ấn Độ Dương và
Đại Tây Dương. Đây là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới
nếu tính theo tổng lượng hàng hóa thương mại chuyển qua hàng năm.
Dưới góc độ giá trị kinh tế và chiến lược, tầm quan trọng của eo biển
Malắcca sánh ngang với kênh đào Xuyê hoặc kênh đào Panama. Vì vậy,
đây được coi là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất châu
Á.
- Tiềm năng kinh tế của Biển Đông
Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan
trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc
biệt là các tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch…
Biển Đông được coi là 1 trong 5 bồn trũng chứa nhiều dầu khí lớn
nhất thế giới, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới

7



Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

105 tỉ thùng. Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực các quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng.
Các đảo và quần đảo:
Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ
thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai
thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo
có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển
và thềm lục địa quanh đảo.
Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì
vậy, việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên
quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi
ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của nước ta.
Việt Nam là nước Đông Nam Á lục địa có nhiều lợi ích ở Biển Đông.
Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải
đảo của đất nước, cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau.
Trong thời gian qua và hiện nay, vấn đề biên giới, biển đảo luôn là vấn
đề thời sự nóng thu hút sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là tình hình
Biển Đông rất phức tạp, nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang
cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của mình ở khu vực này. Chính vì vậy
chúng ta cần phải có những định hướng đúng đắn về cách tư duy, nhìn nhận,
đánh giá vấn đề một cách hết sức cụ thể, thuyết phục, cần phải tăng cường
mở rộng giáo dục về hải phận chủ quyền, tài nguyên, môi trường biển, đảo
cho học sinh trong các trường học.
- Hằng năm Bộ Giáo Dục và Đào Tạo có công văn hướng dẫn các Sở

Giáo Dục và Đào Tạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng tuần lễ Biển và
Hải đảo Việt Nam.

8


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

- Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk cũng đã tổ chức tập huấn Giáo dục
về tài nguyên và môi trường biển, đảo cấp trung học cơ sở và trung học
phổ thông vào ngày 27, 28 tháng 9 năm 2012, phát biểu tại buổi lễ khai
mạc lớp tập huấn, lãnh đạo Sở Giáo Dục cũng đã nhấn mạnh : «Mục tiêu
của đợt tấp huấn này là nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh cấp
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông về việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài
nguyên môi trường biển, đảo. Thông qua đó, giáo viên hình thành các kỹ
năng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo; kiểm tra,
đánh giá các chủ đề về giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cấp
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông» đây như một làn gió mới mang
đến sự lạc quan và là kim chỉ nam để thôi thúc tôi thực hiện ý tưởng tổ
chức xây dựng các hoạt động ngoại khóa về giáo dục tài nguyên và môi
trường biển, đảo Việt Nam cho học sinh toàn trường.
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Như đã nêu ở trên, trong thời gian qua và hiện nay, vấn đề biên giới,
biển đảo luôn là vấn đề thời sự nóng thu hút sự quan tâm của mọi người.
Chính vì vậy chúng ta cần phải có những định hướng đúng đắn về cách tư
duy, nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách hết sức cụ thể, thuyết phục, cần
phải tăng cường mở rộng giáo dục về hải phận chủ quyền, tài nguyên, môi
trường biển, đảo cho học sinh trong các trường học.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hơn ai hết các thầy cô giáo là

những người trực tiếp giáo dục các em, chúng ta không chỉ truyền đạt kiến
thức mà còn giáo dục cho các em học sinh tình yêu đối với những vùng
biển, đảo của Tổ quốc thân yêu. Chúng ta giúp cho các em xác định được
tình yêu lớn nhất cao cả và thiêng liêng nhất là tình yêu Tổ quốc, tình yêu
dân tộc. Các em cần ý thức được rằng các em học không chỉ để lập thân,
lập nghiệp mà còn vì tình yêu quê hương đất nước.
Hơn nữa bản thân là giáo viên Địa lí, nguồn tư liệu về đề tài biển,
9


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

đảo hiện nay rất phong phú, đa dạng vì vậy việc tìm kiếm thông tin rất
thuận tiện.
Nội dung đề tài là một vấn đề thời sự nóng, vấn đề biên giới biển
đảo là vấn đề luôn được dư luận quan tâm, cho nên cùng với việc lựa chọn
cách giáo dục nội khóa, lồng ghép; tập trung học tập, tuyên truyền giáo dục
thì tôi đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo; thi sưu tầm tranh, triển
lãm ảnh về biển đảo quê hương; thi tìm hiểu viết chuyên đề báo cáo, qua
đó giáo dục cho học sinh về tình yêu biển đảo để tác động trực tiếp đến
tình cảm của các em, giúp các em nhận thức đúng đắn về một vấn đề thời
sự liên quan trực tiếp đến tình hình đất nước.
- Trước thực trạng ấy, sự ra đời của chuyên đề ‘Giáo dục về Tài
nguyên và môi trường biển, đảo thông qua các hoạt động ngoại khóa trong
nhà trường’ là một việc làm cần thiết để giúp các em có những nhận thức
đầy đủ và đúng đắn hơn nữa về vai trò, ý nghĩa của biển, đảo cũng như tài
nguyên, môi trường vùng biển đến các hoạt động kinh tế có liên quan đến
biển của nước ta trong giai đoạn hiện nay....
1- Trong quá trình thực hiện đề tài đã có những khó khăn, thuận lợi

nhất định.
Thuận lợi:
- Chủ trương của nhà nước ta, Công văn hướng dẫn của Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo cũng như các Văn bản chỉ đạo của Sở Giáo Dục – Đào Tạo
tỉnh Đăk Lăk, của Ban Giám Hiệu nhà trường hướng dẫn về việc giáo dục
về Tài nguyên và môi trường biển, đảo.
- Bản thân là giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, đã được tham gia các
lớp tập huấn về giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo do Sở Giáo
Dục và Đào Tạo tổ chức.
- Giáo viên Chủ nhiệm lớp hỗ trợ nhiệt tình trong việc xây dựng và
thực hiện kế hoạch, các hoạt động ngoại khóa.
10


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

- Thư viện trường hỗ trợ cung cấp các đầu sách, tài liệu có liên quan
đến chuyên đề cho học sinh tham khảo.
- Sự đồng thuận nhất trí cao của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Đoàn trường đôn đốc kiểm tra thực hiện trong việc phát động phong
trào, nhắc nhở học sinh tham gia dự thi, nộp bài, tranh ảnh… của các khối
lớp đúng nội dung, đúng thời gian.
Khó khăn:
- Trường Trung Học Phổ Thông Phan Chu Trinh, trên địa bàn tỉnh
miền núi thuộc vùng sâu của tỉnh nhà, Đăk Lăk chúng ta không giáp biển về
mặt địa lí. Biển, đảo dường như còn xa lạ và mơ hồ với học sinh của trường.
Hơn nữa việc học sinh tiếp cận thông tin còn khó khăn và môi trường xã hội
chưa thuận lợi.
- Là chuyên đề mới mang tính thời sự “nóng” và “nhạy cảm” nên việc

thông tin và tài liệu cần kiểm duyệt và có nguồn gốc tin cậy. Học sinh chưa
quen với việc tìm kiếm thông tin đặc biệt là các nguồn thông tin chính thống
của Đảng và nhà nước ta về vấn đề biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong
việc giáo dục học sinh theo kiểu tổ chức các hoạt động ngoại khóa và sinh
hoạt tập thể.
- Cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho hoạt động ngoại khóa còn
thiếu và yếu.
2- Thành công và hạn chế của đề tài
- Thành công: biển, đảo là vấn đề mang tính thời sự được xã hội quan
tâm, trong quá trình triển khai được sự ủng hộ đồng thuận của xã hội mà
trước hết là ban đại diện hội cha mẹ học sinh; Chi Bộ nhà trường; các đoàn
thể, Ban Giám Hiệu và đặc biệt là học sinh hào hứng tham gia.
- Hạn chế: khi triển khai thực hiện các chương trình ngoại khóa thì ban
tổ chức đã thử đặt câu hỏi thăm dò sự hiểu biết của học sinh như: “Chúng ta
11


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

đang có những hoạt động kinh tế gì ở quần đảo Trường Sa?” thì phần lớn
học sinh đều trả lời chệch hướng. Và thực tế là trong nhà trường hiện nay,
tài liệu, bài học về biển đảo còn rất hạn chế; hai quần đảo lớn ngoài khơi là
Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí đặc biệt, ý nghĩa chiến lược nhiều mặt đối
với đất nước song chỉ được đề cập một cách vắn tắt, mờ nhạt. Những nét
chính về địa lí, lịch sử khai thác của nhân dân ta trên các quần đảo này ít đề
cập trong sách giáo khoa. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự hiểu biết
của học sinh về tài nguyên và môi trường biển, đảo nói chung và Hoàng Sa,
Trường Sa nói riêng còn hạn chế.

3- Phân tích thực trạng, đánh giá các vấn đề về thực trạng của đề tài
giáo dục tài nguyên môi trưởng biển, đảo Việt Nam thông qua hoạt động
ngoại khóa đến học sinh trong trường phổ thông nói chung và học sinh Phan
Chu Trinh nói riêng:
- Thứ nhất đây là vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của nhiều người,
học sinh còn ít thông tin và mơ hồ về biển đảo Việt Nam do đó cần phải
trang bị kiến thức, giáo dục kỉ năng cũng như định hướng đúng đắn về tư
duy, nhận thức:
Tuy nhiên có một thực tế hiện nay là, khi hỏi các em học sinh về biển,
đảo của nước ta, đặc biệt là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, học sinh trả
lời đó là của nước ta. Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có
tiềm năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao, thì không phải học sinh nào
cũng trả lời được. Nhìn chung, kiến thức về biển, đảo của phần lớn các em
học sinh hiện nay còn rất yếu.
Công bằng mà nói, lỗi này hoàn toàn không phải do các em học sinh,
bởi suốt khoảng thời gian dài trước đây, nội dung về biển, đảo không được
đưa vào chương trình giáo dục các cấp. Gần đây, khi những vấn đề về năng
lượng, tài nguyên, tranh chấp chủ quyền biển, đảo trở thành vấn đề nổi cộm
thì việc giáo dục kiến thức biển, đảo trong nhà trường mới được chú ý tới.
12


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

- Thứ hai để học sinh hiểu được chủ quyền biển, đảo của nước ta, không
có cách nào tốt hơn là đưa chương trình biển, đảo vào giáo dục ở trong nhà
trường bằng nhiều hình thức. Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều chương
trình, đề án phục vụ cho nhiệm vụ này. Cụ thể nhất là kỳ thi tuyển sinh đại
học, cao đẳng vừa qua, vấn đề biển, đảo đã được đưa vào nội dung thi. Cùng

với đó là việc triển khai đề án “Tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên
và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các
trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010-2015”; Tổ
chức chương trình tập huấn về nội dung biển, đảo Việt Nam đối với các giáo
viên dạy môn Địa lý ở bậc trung học phổ thông trên khắp cả nước… Như
vậy, rõ ràng ngành giáo dục đã bắt đầu có chuyển biến tích cực nhằm giúp
các em học sinh nâng cao ý thức về biển, đảo quê hương. Thực tế, một số
địa phương đã bắt đầu triển khai. Đặc biệt Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đăk
Lăk đã tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về “giáo dục môi trường và
tài nguyên biển, đảo” cũng như tổ chức chương trình tuyên truyền, giáo dục
về Hoàng Sa, Trường Sa cho các trường trung học phổ thông trên địa bàn
tỉnh.
- Thứ ba, tôi cho rằng, giáo dục về biển, đảo cho học sinh cần tiến hành
theo những lộ trình nhất định, qua từng cấp học cần tăng dần khối lượng
kiến thức. Ví như cách thức tuyên truyền giáo dục, lồng ghép nội dung về
biển, đảo thông qua hình thức kể chuyện lịch sử, thi vẽ tranh, báo cáo
chuyên đề, liên hoan văn nghệ, dã ngoại, thi tìm hiểu hay xem phim ảnh…
Thông qua những hình thức học đó, các em học sinh sẽ hình thành ý niệm,
hình dung được Tổ quốc mình còn có những vùng biển, đảo rất giàu có, chứ
không chỉ có diện tích trên đất liền.
Tuy nhiên, từ học sinh cấp trung học phổ thông trở lên, ngoài việc cung
cấp căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền biển, đảo, phải mở
rộng, gợi mở những giá trị to lớn của biển, đảo; những hành động, biện pháp
13


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

khai thác tiềm năng, thế mạnh và nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo một cách hiệu

quả.
- Thứ tư, trong sách giáo khoa Địa lý có đề cập tới nội dung này, nhưng
thông tin chưa nhiều. Thay đổi chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ
thông, cấu trúc lại chương trình sách là một việc lớn, lâu dài và tầm vóc
quốc gia. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, việc tăng cường kiến thức biển, đảo là điều
cấp thiết hiện nay, không thể đợi đến khi thay sách giáo khoa, cho nên hiện
giờ chúng ta nên tiến hành những giờ học ngoại khóa, những buổi nói
chuyện chuyên đề… với học sinh.
III- CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trong năm học 2012 – 2013 tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện
chuyên đề và triển khai trong toàn thể học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 dưới
hình thức sưu tầm tranh ảnh về biển, đảo đối với học sinh lớp 10, báo cáo
chuyên đề về biển, hải đảo Việt Nam đối với học sinh lớp 12 và cho học
sinh nghiên cứu tài liệu, thi tìm hiểu về biển Đông và vùng biển, đảo Việt
Nam đối với học sinh lớp 11.
1- Mục tiêu của giải pháp:
1.1- Tổ chức thi triển lãm về biển, đảo:
Thông qua việc sưu tầm trưng bày những tư liệu, tranh ảnh, hiện
vật do học sinh thu thập theo chủ đề cụ thể về chủ quyền trên biển, các loại
tài nguyên của biển Việt Nam, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt
Nam, các cảnh đẹp của biển Việt Nam, … tư liệu là tranh ảnh thu thập
hoặc các hình ảnh tự các em sáng tác. Đây là dịp giúp học sinh tự giác
trong việc tiếp cận nội dung, thông tin cần chuyển tải, giúp học sinh nhận
thức đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về vấn đề biển, đảo thông qua nội dung của
tranh ảnh, hình vẽ…
1.2- Tổ chức thi tìm hiểu biển, đảo: qua việc học sinh tìm hiểu, tham
khảo tài liệu đã có, sau đó làm bài dự thi thể hiện sự hiểu biết của mình
14



Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

nhằm mục đích khắc sâu sự hiểu biết, nhận thức về biển Đông và vùng
biển Việt Nam. Qua đây còn là dịp để học sinh thể hiện tình cảm, quan
điểm, trách nhiệm về vấn đề này.
1.3- Tổ chức thi báo cáo chuyên đề về tài nguyên thiên nhiên và môi
trường biển, đảo:
Để tham gia cuộc thi học sinh phải tìm hiểu nghiên cứu, tìm kiếm
thông tin về tài nguyên biển, đảo; nhận định, phân tích vấn đề, làm việc
theo nhóm. Qua đây giúp học sinh một số kĩ năng viết, sắp xếp một vấn đề
và kĩ năng trình bày một bản báo cáo, làm cho quá trình nhận thức về vấn
đề tài nguyên và môi trường biển, đảo được sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn...
2. Nội dung và cách thức thực hiện
2.1- Xây dựng kế hoạch:
- Mỗi khối lớp ứng với một hình thức về chủ đề mà ban tổ chức đã lựa
chọn để giáo dục về môi trường và tài nguyên biển, đảo, có đăng ký chỉ tiêu
thi đua cụ thể. Kế hoạch được chia thành 2 giai đoạn, được thực hiện xuyên
suốt trong học kỳ của năm học.
+ Giai đoạn 1 gồm 13 lớp 10: Từ 15/10/2012 đến 15/11/2012, tổng kết
và trao giải vào dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
+ Giai đoạn 2 gồm 11 lớp 11 và 10 lớp 12: Từ 20/11/2012 đến
20/12/2012, tổng kết và trao giải vào dịp lễ kỉ niêm ngày thành lập Quân
Đội nhân dân Việt Nam 22/12.
- Kế hoạch cụ thể:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA NĂM HỌC 2012 - 2013
Chủ đề: “Hướng về Biển đảo quê hương”
I. MỤC ĐÍCH
Nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề khai thác sử dụng hợp lí tài
nguyên biển, chủ quyền biển, đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên

tai; Đồng thời tạo sân chơi bổ ích cho học sinh.

15


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

1) Về kiến thức: Tham gia hoạt động ngoại khóa, học sinh có điều kiện nâng cao
và mở rộng kiến thức về Biển đảo quê hương, cụ thể:
- Những kiến thức cơ bản về Biển Đông và vùng biển, đảo Việt Nam: Ví trí địa
lí; Đặc điểm; Tài nguyên thiên nhiên; Các đảo và quần đảo Việt Nam.
- Đánh giá vai trò, vị trí của vùng biển, đảo trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội và an ninh quốc phòng.
- Một số nhận thức chung về chủ quyền biển đảo.
- Những thiên tai từ biển Đông: Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh.
- Biến đổi khí hậu; Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với môi trường biển và
các ngành kinh tế biển ở Việt Nam và một số địa phương.
2) Về kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
- Thuyết trình, thuyết phục;
- Quan sát tranh ảnh, phân tích thông tin, tài liệu và trả lời câu hỏi;
- Làm việc theo đội, nhóm;
- Giới thiệu và tuyên truyền cho mọi người về vai trò, vị trí và chủ quyền của
vùng biển đảo nước ta.
3) Thái độ
Học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài
nguyên vùng biển, đảo; ý thức công dân về bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM GIA
1. Thời gian:

+ Giai đoạn 1 gồm 13 lớp 10: Từ 15/10/2012 đến 15/11/2012, tổng kết và trao
giải vào dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
+ Giai đoạn 2 gồm 11 lớp 11 và 10 lớp 12: Từ 20/11/2012 đến 20/12/2012, tổng
kết và trao giải vào dịp lễ kĩ niêm ngày thành lập Quân Đội nhân dân Việt Nam
22/12.
2. Địa điểm:
Hội trường A (Phòng 20) - Trường THPT Phan Chu Trinh_Đăk Lăk
3. Thành phần tham gia:
16


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

- Ban chỉ đạo tổ chức chương trình: (có danh sách kèm theo).
- Ban tổ chức; ban giám khảo: ( có danh sách kèm theo).
- Tham gia dự thi và cổ vũ: Học sinh các khối lớp.
- Khách mời: Ban Đại diện Hội cha mẹ học sinh.
III. NỘI DUNG
1. Ngoại khóa: chủ đề “Hướng về Biển đảo quê hương”
2. Hình thức tổ chức, đối tượng tham gia:
- Thi sưu tầm tranh ảnh, triển lãm với chủ đề “Hướng về Biển đảo quê hương”
đối với học sinh khối lớp 10.
- Thi tìm hiểu với chủ đề “Hướng về Biển đảo quê hương” đối với học sinh
khối lớp 11.
- Thi báo cáo chuyên đề với chủ đề “Hướng về Biển đảo quê hương” đối với
học sinh khối lớp 12.
- Các học sinh còn lại: Tham gia cổ vũ cho các đội và tham dự Phần thi dành
cho khán giả. (đối với lớp 12)
3. Nội dung , thể lệ các phần thi:

- Thi sưu tầm tranh ảnh, triển lãm: học sinh sưu tầm tranh ảnh từ các nguồn khác
nhau phù hợp với chủ đề cuộc thi:
Yêu cầu:
+ Tranh ảnh, bài viết… phải đúng chủ đề; phải có chú thích; rõ ràng về nguồn
gốc, xuất xứ của tranh, tài liệu.
+ Tranh, ảnh, bài dự thi nộp về ban tổ chức đúng thời gian qui định.
- Thi tìm hiểu: học sinh tham khảo các tài liệu về biển, đảo; tài nguyên thiên
nhiên vùng biển, những thiên tai… trả lời câu hỏi của ban tổ chức đưa ra; bài dự thi
không được sao chép, phô tô, bài dự thi phải viết tay và nộp về ban tổ chức đúng thời
gian qui định.
- Thi báo cáo: các lớp trình bày về một chủ đề đã được chuẩn bị trước.
Trên đây là những thể lệ cơ bản, Ban tổ chức và tổ giám khảo căn cứ xây dựng
thể lệ chi tiết cho các phần thi và thang điểm trong quá trình thực hiện.
IV. GIẢI THƯỞNG:
17


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

Mỗi khối lớp gồm:
1 giải nhất: (Phần quà trị giá 150.000 đồng)
1 giải nhì: (Phần quà trị giá 120.000 đồng)
1 giải ba: (Phần quà trị giá 100.000 đồng)
2 giải khuyến khích (Phần quà trị giá 50.000 đồng/ giải)
Trên đây là bản kế hoạch hoạt động ngoại khóa của Tổ Địa lí – Giáo Dục Công
Dân Trường THPT Phan Chu Trinh về Giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo
năm học 2012 – 2013. Kính mong Ban Giám Hiệu nhà trường phê duyệt; các đoàn thể,
các tổ bộ môn và các bộ phận nhà trường phối hợp thực hiện, để kế hoạch được triển
khai và thực hiện thành công.

Phê duyệt của Ban Giám Hiệu

Người lập kế hoạch

-----------------------------------------------2.2- Triển khai thực hiện:
Để chuyên đề có sức lan tỏa sâu rộng đến học sinh, tôi tiến hành các
hình thức khác nhau ở các khối lớp khác nhau như đã nêu ở trên, trong kế
hoạch.
Mỗi giai đoạn đều có kế hoạch chi tiết hoạt động cho chương trình,
phù hợp với hình thức và đối tượng. Nhưng nhìn chung đều theo các bước
và qui trình như sau:
- Thông tin tuyên truyền: Đưa nội dung hội thi trên bảng thông tin của
trường, phát động phong trào trong các buổi chào cờ đầu tuần.
- Xác định chủ đề và mục tiêu, đối tượng tham gia.
- Lập kế hoạch hoạt động chi tiết; chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất; đặt
tên cho cuộc thi, chuẩn bị nội dung. (Do ban nội dung xây dựng, chuẩn bị
tài liệu và phát cho học sinh tham khảo)
- Thành lập các ban hoạt động, phân công học sinh thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết ( hình thức, thể lệ, nội dung, đối tượng,
thời gian, giải thưởng)
- Phát động cuộc thi:
18


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

+ Tổ chức các hoạt động tìm hiểu tài liệu liên quan đến nội dung thi.
+ Tổ chức hội thi; trưng bày, giới thiệu và thuyết trình về tranh, ảnh ...
- Chấm giải, trao giải….

- Kết luận và rút kinh nghiệm.
2.2.1- Thi sưu tầm tranh, ảnh triển lãm về biển, đảo Việt Nam: được
tiến hành theo các bước sau
- Bước 1: Phổ biến đến học sinh mục đích yêu cầu cuộc thi, nội dung
và cách thức sưu tầm bao gồm: lịch sử bảo vệ và xây dựng biển, đảo Việt
Nam; tài nguyên thiên nhiên của biển, đảo Việt Nam; các câu chuyện về
biển, đảo và đời sống dân cư trên các hải đảo; tranh, ảnh đẹp về biển, đảo.
- Bước 2: tổ chức sưu tầm và nộp bài theo đơn vị lớp: mỗi lớp có một
bộ phận chỉ đạo, tập hợp và biên tập, tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Bước 3: trưng bày sản phẩm và tổ chức chấm: Phân vị trí trưng bày
cho các lớp, ban giám khảo chấm và công bố kết quả.
2.2.2- Tổ chức cho học sinh ngiên cứu tài liệu thi tìm hiểu về Biển
Đông và vùng biển, đảo Việt Nam: được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Phô tô tài liệu và đưa về cho các lớp
- Bước 2: Hướng dẫn cách nghiên cứu tài liệu, giáo viên gợi ý những
nội dung cơ bản và một số nội dung khó; chuyển câu hỏi về các lớp.
- Bước 3: Các lớp nghiên cứu tài liệu và làm bài thi.
- Bước 4: Thu bài thi theo đơn vị lps và tổ chức chấm.
- Bước 5: Tổng kết cuộc thi và trao giải.
2.2.3- Viết báo cáo chuyên đề và thuyết trình về biển, đảo Việt Nam
được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: chọn đề tài, chuyển danh sách đề tài và tài liệu tham khảo
chính đến các lớp, học sinh sưu tầm thêm tài liệu và thông tin về biển, đảo.
- Bước 2: Học sinh viết đề cương với sự hướng dẫn của giáo viên (vai
trò giáo viên chủ nhiệm là quan trọng), hoàn thành báo cáo.
19


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh


- Bước 3: Thành lập ban giám khảo (có mời cả phụ huynh và học
sinh), tiến hành cuộc thi và chấm giải.
- Bước 4: Tổng kết cuộc thi và trao giải.
3- Điều kiện và công tác phối hợp thực hiện các hình thức ngoại khóa:
- Khi thực hiện chương trình, tổ chức ngoại khóa, phải thực hiện
nghiêm túc, xuyên suốt có chiều sâu. Công tác xây dựng kế hoạch có vai trò
thành bại. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết càng thuận lợi cho việc triển
khai hoạt động; luôn bám sát kế hoạch để thực hiện, tuy nhiên không quá
cứng nhắt. Nắm bắt sự kiện và chủ động trong công việc.
- Theo sát học sinh để động viên và hỗ trợ, hướng dẫn học sinh kịp
thời:
+ Hướng dẫn các lớp đến thư viện trường tìm tư liệu, hình ảnh; giới
thiệu các trang website, các nguồn tài liệu chính thống về tài nguyên, môi
trường biển, đảo của nước ta.
+ Hướng dẫn các lớp, học sinh làm việc theo nhóm, nghiên cứu tài liệu
xây dựng đề cương hoàn chỉnh về nội dung và hình thức để viết báo cáo.
+ Hướng dẫn các lớp chọn học sinh có giọng hay, có khả năng diễn đạt
trước tập thể để chuyển tải nội dung (với phần báo cáo chuyên đề).
- Phô tô, phát tài liệu tham khảo đến các khối lớp, các học sinh tham
gia chương trình dự thi và báo cáo về chuyên đề.
- Phối hợp thật chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thời xin ý
kiến chỉ đạo và sự giúp đỡ kịp thời của Ban Giám Hiệu từng lúc, từng giai
đoạn, khen thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt, có đánh giá, nhận xét,
rút kinh nghiệm cụ thể sau mỗi phần thi của học sinh.
- Hiện nay trên các trang mạng internet có nhiều nguồn tin, trang tin lợi
dụng vấn đề Biển Đông đăng bài xuyên tạc, chống phá Đảng và nhà nước,
kích động nhân dân, tuyên truyền sai sự thật…xung quanh vấn đề này. Vì
vậy cần xác định các nguồn tin, trang tin để giới thiệu cho học sinh, tài liệu
20



Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ; có nội dung đúng với yêu cầu về tuyên
tuyền giáo dục biển, đảo.
Phối hợp thực hiện:
- Phối hợp với Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh của trường để
cùng thực hiện.
- Phối hợp với Thư viện trường giới thiệu những đầu sách, tài liệu
tham khảo… đến học sinh.
- Phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm lớp để lồng ghép vào các buổi
sinh hoạt lớp, quán triệt nhắc nhở học sinh tham gia, thực hiện thi đua theo
chỉ tiêu đề ra.
4- Mối quan hệ khi thực hiện các hình thức ngoại khóa về giáo dục
môi trường, tài nguyên biển, đảo:
Thông qua ngoại khóa giáo dục về tài nguyên và môi trường biển,
đảo bằng các hoạt động nêu trên, xét về hình thức thực hiện và cách thức
thì khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu, đạt được mục đích và ý
nghĩa lớn lao. Đây là giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục về biển, đảo
cho học sinh, mang một ý nghĩa rất quan trọng và là việc làm hết sức cần
thiết, bởi lẽ nó không chỉ giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo;
rèn luyện cho học sinh những kỉ năng mà còn giúp học sinh có ý thức, tình
yêu quê hương, đất nước và ý thức được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển,
đảo của Tổ quốc Việt Nam.
Hiện nay ngành giáo dục đã có chủ trương giáo dục cho học sinh cả
nước về Tài nguyên và môi trường biển, đảo và nhiệm vụ của các thế hệ
công dân Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo…vì vậy không chỉ
trong nhà trường mà xã hội, ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa

phương và các đoàn thể khác cũng quan tâm.
5- Kết quả đạt được khi thực hiện đề tài:

21


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

- Kế hoạch hoạt động ngoại khóa về giáo dục tài nguyên và môi trường
biển, đảo với chủ đề “Hướng về Biển, đảo quê hương” được Chi bộ nhà
trường cho chủ trương triển khai hoạt động; sự đồng thuận và phối hợp hoạt
động của các bộ phận đoàn thể cũng như sự ủng hộ về vật chất và tinh thần
của Ban giám hiệu nhà trường.
- Học sinh hào hứng tham gia và đạt chỉ tiêu đề ra.
- Ở phần thi sưu tầm và triển lãm tranh, ảnh, bài viết về biển đảo, các
lớp xây dựng hoàn chỉnh 13 bộ tranh, ảnh; nhiều hình ảnh đẹp, giá trị giáo
dục cao; đặc biệt có nhiều tranh do chính các em học sinh vẽ để dự thi.
Chủ đề các bộ tranh dự thi phong phú, đa dạng, được học sinh đặt tên
đúng theo chủ đề dự thi và nội dung tranh:
Bộ tranh với chủ đề: “Ra khơi, bám biển để khai thác và bảo vệ chủ
quyền Tổ quốc” – Giải nhất cuộc thi.
Bộ tranh với chủ đề: “Trường Sa thân yêu” – giải nhì cuộc thi.
Bộ tranh với chủ đề: “Nghĩa tình đảo xa” – giải ba cuộc thi.
Bộ tranh với chủ đề: “Cảnh đẹp biển, đảo Việt Nam” và “Tổ Quốc nơi
đầu sóng” đạt giải khuyến khích.
Các bộ tranh với chủ đề khác như: “Tuổi trẻ hôm nay với biển đảo”,
“Khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng biển việt nam”, “Nhịp sống đảo xa”
“Về với biển đảo”…
- Ở phần thi tìm hiểu, các lớp tham gia đầy đủ. Với 386 bài dự thi

được nộp về cho ban tổ chức. Các bài dự thi đều trả lời hết các câu hỏi của
ban tổ chức. Đặc biệt phần thi viết cảm nhận nhiều em đã để lại nhiều bài
viết hay, ấn tượng, những tình cảm tốt đẹp về các chiến sĩ đang ngày đêm ở
nơi hải đảo xa xôi… được Chi bộ trường và Ban giám hiệu đánh giá cao.
“… Là học sinh, còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng những lúc
em theo dõi các chương trình truyền hình, đọc những trang báo viết về
Trường Sa thân yêu. … nơi đất liền với hải đảo xa xôi. Em cảm nhận được
sự thiếu thốn về đời sống vật chất và tinh thần của những người lính đảo
22


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

nơi đây, các chú bộ đội, các chiến sĩ nơi đây ngày đêm phải đối mặt với
sóng, gió biển, thời tiết khắc nghiệt. Đôi lúc thiếu rau xanh nhưng cuộc
sống của các chú đầy ý nghĩa, vẫn thắm một màu “xanh”. Nơi đảo xa,
những chiến sĩ ở đây vẫn luôn mang một nỗi nhớ khôn nguôi hướng về đất
liền - nơi đó có quê hương, gia đình, bạn bè và những người thân cũng
đang từng ngày nhớ về họ. Chính vì lẽ đó mà các chú bộ đội, sĩ quan hải
quân ở đây đang rất mong chờ để được nhận những lá thư của người thân
hay đơn giản chỉ là những dòng tâm sự, gửi gắm, chia sẻ giữa đất liền với
đảo xa. Vì vậy những lá thư của chúng ta, của các bạn đến nơi đảo xa sẽ có
vai trò rất quan trọng trong việc giúp các chiến sĩ có thêm niềm vui, quên đi
phần nào những khó khăn, xa cách và thêm được niềm tin để bảo vệ Tổ
quốc,”
Trích bài viết dự thi của học sinh đạt giải_Phần câu hỏi cảm nhận.
- Ở phần thi báo cáo: các em đã biết cách phối hợp và làm việc đội
nhóm, hoàn thành xuất sắc phần dự thi của nhóm mình; phần trình bày, diễn
thuyết sôi động, truyền tải được nội dung đến mọi người.

IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
Qua thực hiện chuyên đề giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo cho
học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa dưới mái trường THPT Phan
Chu Trinh trong năm học 2012 – 2013 đã gặt hái được những thành công
nhất định. Chuyên đề đã có sức lan tỏa sâu rộng đến từng tập thể lớp, từng
cá nhân học sinh, chuyên đề đã thực sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi
trong toàn thể học sinh. Các em đã dày công sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh,
bản đồ, các hình ảnh về biển, vùng biển, hải đảo, các hình ảnh về hoạt động
khai thác tài nguyên, kinh tế trên biển… nhiều học sinh đã kết thành tập,
hình thức đẹp, nội dung phong phú với từng chủ đề và xem đó như một
cẩm nang về biển đảo của mình; nhiều bài viết hay, ý nghĩa, khắc ghi được

23


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

hình ảnh của những chiến sĩ hải quân nơi biển đảo xa xôi, trước đầu sóng
ngọn gió của Tổ quốc,…
1- Những kết quả cụ thể đạt được:
- Có 34/34 lớp đăng ký tham gia đạt 100% chỉ tiêu đề ra.
- Như đã nêu ở trên, học sinh đã kết 13 bộ ảnh với chủ đề phong phú,
đa dạng và ý nghĩa, giá trị giáo dục sâu sắc về biển, đảo; nhiều bài viết hay,
ấn tượng, nhiều học sinh đã dành những tình cảm tốt đẹp về các chiến sĩ nơi
hải đảo… ngoài ra phần báo cáo cũng đã truyền tải được nội dung đến
người nghe.
- Khi triển khai đề tài, nhiều em học sinh đã hào hứng tham gia, kết
thúc cuộc thi nhiều em cũng đã ý thức được trách nhiệm bản thân; được sự
đồng thuận của tập thể giáo viên. Sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu

nhà trường và sự phối hợp hoạt động của các đoàn thể, các bộ phận khác.
Kết quả đạt được nhiều mặt, được thể hiện rõ:
* Về kiến thức: học sinh nâng cao và mở rộng kiến thức về Biển đảo
quê hương, cụ thể:
- Những kiến thức cơ bản về Biển Đông và vùng biển, đảo Việt

Nam: ví trí địa lí; đặc điểm; tài nguyên thiên nhiên; các đảo và quần đảo
Việt Nam.
- Đánh giá vai trò, vị trí của vùng biển, đảo trong quá trình phát triển

kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
- Một số nhận thức chung về chủ quyền biển, đảo.
- Những thiên tai từ biển Đông: Nguyên nhân, hậu quả và cách

phòng tránh.
- Biến đổi khí hậu; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với môi

trường biển và các ngành kinh tế biển ở Việt Nam và một số địa phương.
- Giới thiệu và tuyên truyền cho mọi người về vai trò, vị trí và chủ

quyền của vùng biển, đảo nước ta.
24


Đề tài: “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo…”
Giáo viên: Mai Thanh Hùng-Trường THPT Phan Chu Trinh

* Về thái độ: Có ý thức trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng và
bảo vệ tài nguyên môi trường vùng biển, đảo; ý thức công dân về bảo vệ
chủ quyền biển, đảo của đất nước.

2- Khả năng ứng dụng, triển khai và hướng phát triển của đề tài:
Như đã trình bày ở phần hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm “Giáo
dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo thông qua ngoại khóa_Trường
THPT Phan Chu Trinh”. Mô hình này sẽ dễ dàng thực hiện cho học sinh
các trường theo nhiều hình thức phong phú hơn, vừa trang bị kiến thức
biển, đảo; vừa tạo sân chơi cho học sinh trong nhà trường.
Chuyên đề giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo qua ngoại
khóa là mô hình hoạt động mang tính lâu dài và bền vững, bởi giáo dục
biển, đảo cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay là một hoạt
động thiết thực mang tính cấp bách.
Để thực hiện được chuyên đề trên là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa
người thực hiện đề tài với Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, thư viện,
toàn thể học sinh trường và hơn hết là sự quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều
kiện thuận lợi của Ban Giám Hiệu nhà trường. Điều ấy đã tiếp thêm sức
mạnh, sự tự tin, chủ động sáng tạo trong công việc của người làm công tác
ngoại khóa để góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục
tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh.

C- PHẦN KẾT LUẬN
I- KẾT LUẬN:
Trong thời gian gần đây, “vấn đề Biển Đông” được đề cập nhiều hơn
trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút sự quan tâm của đông đảo
dư luận thì những kiến thức về “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” càng trở
nên cần thiết đối với thế hệ trẻ nói chung và học sinh phổ thông nói riêng,

25


×