Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC LỚP HỌC VÀ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN ND2 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.89 KB, 5 trang )

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2015 - 2016
NỘI DUNG 2
TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC LỚP HỌC VÀ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN
Họ và tên:
Chức vụ: Giáo viên
Tổ khối: 1, 2, 3
Đơn vị:
Thông qua công tác học tập bồi dưỡng thường xuyên nội dung II: Tìm hiểu về
tổ chức lớp học và sinh hoạt tổ chuyên môn theo mô hình trường học mới VNEN.
Bản thân tôi đã nhận thức và vận dụng kiến thức đã học trong hoạt động dạy học ở
đơn vị như sau:
PHẦN 1
NHẬN THỨC TÌM HIỂUVỀ TỔ CHỨC LỚP HỌC
VÀ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO MÔ HÌNH
TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN
I. Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam.
Một số khái niệm trong mô hình trường học mới:
* Hội đồng tự quản học sinh:
Mục đích hội đồng tự quản học sinh: Xây dựng hội đồng tự quản học sinh là
một biện pháp giáo dục nhằm:
- Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm, ý thức xã hội của học sinh
thông qua những hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ
của các em với những người xung quanh.
- Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống
học đường.
- Tạo cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt
động của nhà trường và phát triển tính tự chủ , sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần
hợp tác và đoàn kết của học sinh.
- Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định , kĩ năng hợp tác, kĩ năng lãnh
đạo , đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những


quyền và bổn phận của mình.
Tổ chức HĐTQ: HĐTQ là do các em học sinh tự tổ chức và thực hiện: HĐTQ
học sinh bao gồm các thành viên là học sinh và để bảo đảm cha các em tham gia
một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham
gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường
- Cách xây dựng bộ máy HĐTQ học sinh:
Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tổ chức bầu HĐTQ và thành lập
các ban để lập kế hoạch và thực thi các hoạt động, các dự án của lớp và của trường.
1


Nhà trường nên khuyến khích sự tham gia của các phụ huynh vào các hoạt động và
dự án của học sinh.
- Thành lập hội đồng tự quản học sinh:
+ Trước khi thành lập hội đồng tự quản học sinh. Thành lập hội đồng tự quản
học sinh đòi hỏi phải có sự tham gia đầy đủ của giáo viên, học sinh và phụ huynh
học sinh cũng như những tổ chức khác. Sẽ là rất tốt nếu phụ huynh học sinh được
thông báo về những thay đổi này ở trong nhà trường. Vì vậy bất kì mối lo ngại,
băn khoăn nào cũng sẽ được nêu lên ngay từ đầu chứ không phải đợi đến khi
HĐTQ học sinh đã đi vào hoạt động, bởi vì những tuần đầu tiên hoạt động là thời
điểm mà HĐTQ học sinh dễ bị tổn thương nhất. Giáo viên cũng cần chuẩn bị để
thích ứng dần với vai trò hỗ trợ, định hướng cảu mình, khi học sinh được tin tưởng
trao nhiều quyền lục hơn. học sinh nên được tạo cơ hội thảo luận cùng nhau về các
vấn đề thế nào là HĐTQ, tại sao học sinh nên tham gia HĐTQ, những lợi ích có
thể của HĐTQ học sinh tới cuộc sống của chính các em trong nhà trường và những
vai trò, trách nhiệm mà các em sẽ gánh vác. Giáo viên cùng học sinh trao đổi,
thống nhất kế hoạch bầu cử. Với việc bầu cử HĐTQ của trường, quá trình tư vấn
có thể được thực hiện thông qua một bạn học sinh chuyên trách, đại diện của mỗi
lớp. Quá trình thành lập HĐTQ
+ Xây dựng kế hoạch thành lập HĐTQ

+ Triển khai kế hoạch thành lập HĐTQ
* Trước lễ bầu cử: Giáo viên, phụ huynh chuẩn bị tư tưởng cho học sinh về
mục đích, ý nghĩa, thảo luận về cơ cấu về HĐTQ. Thông thường, 1 chủ tịch, hai
phó chủ tịch.
* Tiến hành bầu cử
- Bầu ban lãnh đạo HĐTQ
- Bầu các ban tự quản
II. Sinh hoạt tổ chuyên môn theo mô hình trường học mới:
Mục tiêu tổng thể của mô hình VNEN là phát triển con người:
- Dạy chữ - dạy người
- Mô hình VNEN hướng tới chuyển các hoạt động giáo dục trong nhà trường
thành các hoạt động tự giáo dục cho học sinh. Mọi hoạt động giáo dục trong nhà
trường đều vì lợi ích của học sinh, là do học sinh thực hiện. Đặc trưng của mô hình
trường học mới là:
- Học sinh:
+ Tự giác, tự quản
+ Tự học, tự đánh giá
+ Tự tin, tự trọng
- Giáo viên :
+ Tự chủ
+ Tự bồi dưỡng
- Nhà trường : Tự nguyện
2


- Lớp học VNEN là lớp học thân thiện, đủ rộng, đủ ánh sáng, đủ bàn ghế cho
học sinh. Bố trí lớp học theo nhóm 4- 6 học sinh
- Vai trò của giáo viên: Đã có sự chuyển đổi rõ rệt về vai trò của giáo viên so
với dạy học truyền thống.
- Trong mô hình VNEN, giáo viên là người:

+ Tổ chức lớp học.
+ Quan sát hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi nhóm,
+ Hổ trợ học sinh khi cần thiết.
+ Chốt lại những điều cơ bản nhất của bài học,
+ Đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh. Trong mô hình VNEN
nhóm là đơn vị học tập cơ bản
* Hoạt động của giáo viên:
Giáo viên chọn vị trí thích hợp để quan sát được hoạt động của tất cả các
nhóm, các học sinh trong lớp.
* Dự giờ và đánh giá tiết dạy:
Người dự giờ không tập trung vào quan sát, đánh giá hoạt động của giáo viên
mà đánh giá quá trình học, kết quả học của học sinh.Việc đánh giá dựa vào các
bước lên lớp của bài học, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của mỗi nhóm và
mỗi học sinh, tập trung vào:
+ Học sinh có thực sự tự học?
+ Học sinh có tự giác tích cực?
+ Học sinh có thực hiện đúng các bước lên lớp?
+ Các nhóm có hoạt động đều tay, sôi nổi?
+ Nhóm trưởng điều hành nhóm có tốt?
+ Các hoạt động dạy có diễn ra đúng trình tự logic?
+ Học sinh hoàn thành các hoạt động nêu trong sách?
+ Học sinh có hiểu bài, nắm được bài, hoàn thành mục tiêu bài học?
Đánh giá học sinh:
- Tinh thần, thái độ học tập, tính tự giác, tích cực tham gia hoạt động nhóm.
- Tính hợp tác, thực hiện điều hành của nhóm trưởng.
- Kết quả thực hiện các hoạt động trong bài, đối chiếu với mục tiêu bài học.
- Ghi chép của học sinh.
Học sinh tự đánh giá:
- Đánh giá việc hoàn thành từng hoạt động trong bài học
- Đánh giá kết quả đạt được sau mỗi hoạt động, sau bài học

- Đánh giá việc hoàn thành mục tiêu bài học.
* Cấu trúc bài học theo mô hình VNEN gồm 10 bước:
- Em học tập theo nhóm
- Em ghi đầu bài vào vở
- Em đọc mục tiêu bài học
- Em bắt đầu hoạt động cơ bản
3


- Kết thúc hoạt động cơ bản, em báo cáo với thầy ,cô giáo
- Em bắt đầu hoạt động thực hành
- Em bắt đầu hoạt động ứng dụng
- Em đánh giá cùng với thầy,cô giáo
- Em tự đánh giá vào bảng đo tiến độ
- Em đã hoàn thàn bài học hay còn phải học lại phần nào.
PHẦN 2:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ĐÃ ĐƯỢC BỒI DƯỠNG
VÀO HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP NHƯ SAU
Năm học 2015 - 2016 trường Tiểu học mới bắt đầu tiếp cận với mô hình
trường học mới và chỉ áp dụng cho một số lớp như: 2/2,4/1,4/2. Chỉ dạy lồng ghép
một vài hoạt động. Nhà trường đã tổ chức cho giáo viên cốt cán đi tập huấn, sau
khi tập huấn về đã triển khai minh họa để cho giáo viên toàn trường nắm bắt.
Mô hình VNEN thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy
HS làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân HS;
chuyển việc truyền thụ của GV thành việc hướng dẫn HS tự học. Lớp học do HS tự
quản và được tổ chức theo các hình thứ như: Làm việc theo cặp, làm việc cá nhân
và làm việc theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Học sinh
được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn
được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn học trong lớp, trong
nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em. học sinh khá giỏi được

phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém được học sinh của nhóm và giáo viên
giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp.
Học tập theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tích cực tính tự học, sáng
tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Đây là phương pháp
dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
hợp tác, kỹ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. Cách thức tổ chức lớp học
được bố trí ngồi học theo nhóm, ngồi quay mặt vào nhau để cùng trao đổi và tự
học. Quản lý lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh” do các em bầu ra và đảm
nhiệm, đây là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình
học tập. Bên cạnh đó cũng có một số khó khăn khi vận dụng mô hình trường học
mới ở đơn vị như:
- Ở đơn vị chỉ áp dụng mô hình trường học mới vào một số hoạt động trong
bài học chứ không phải áp dụng vào cả bài học nhưng phải xếp bàn ghế theo nhóm
tạo cho một bộ phận học sinh có cơ hội nói chuyện riêng, một số học sinh còn phụ
thuộc vào bạn trong nhóm, chưa phát huy hết khả năng của mình, chưa tự giác học,
những buổi đầu GV rất vất vả. Học sinh ở nông thôn nên việc giao tiếp chủ động
tự nhiên còn hạn chế. Bàn ghế thiết kế chưa phù hợp theo hình thức dạy học
VNEN (nhà trường phải xếp 2 bàn đôi lại với nhau cho một nhóm HS tạo thành
bàn hình chữ nhật) làm cho HS rất khó ngồi học tập và thảo luận nhóm.
4


Tài liệu về mô hình trường học mới còn hạn chế nên cũng gây khó khăn cho
giáo viên trong việc tiếp thu mô hình trường học mới.
Trên đây là phần tiếp thu của bản thân về nội dung: Tìm hiểu về tổ chức lớp
học và sinh hoạt tổ chuyên môn theo mô hình trường học mới VNEN. Rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp.
* Tự đánh giá xếp loại khá: 8 điểm
Người viết báo cáo


5



×