Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tìm hiểu về tổ chức APEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.72 KB, 24 trang )

Tiểu luận Khoa: Kinh tế - Kỹ thuật
MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ APEC........................................................................3
I.Quá trình hình thành và phát triển của APEC.............................................................3
1.1. Khái niệm...............................................................................................................3
1.2. Lịch sử hình thành..................................................................................................3
1.3. Thành viên..............................................................................................................3
1.4. Quy chế thành viên.................................................................................................4
II.Cơ cấu tổ chức...........................................................................................................4
2.1. Cấp chính sách........................................................................................................4
2.2. Cấp làm việc...........................................................................................................5
2.3. Ban thư ký..............................................................................................................5
III.Cơ chế hoạt động......................................................................................................7
IV.Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động............................................................................7
4.1. Mục tiêu..................................................................................................................7
4.2. Nguyên tắc..............................................................................................................8
V. Phạm vi hoạt động....................................................................................................8
VI. Thành tựu................................................................................................................8
6.1. Tự do hóa thương mại và đầu tư.............................................................................9
6.2. Tạo thuận lợi kinh doanh......................................................................................10
6.3. Kinh tế và hợp tác kỹ thuật...................................................................................10
6.4. Một số thành tựu khác..........................................................................................11
CHƯƠNG II: APEC VÀ VIỆT NAM.........................................................................12
I. Việt Nam gia nhập APEC........................................................................................12
1.1. Nguyên nhân Việt Nam gia nhập.........................................................................12
1.2. Mục tiêu gia nhập APEC của Việt Nam...............................................................13
1.3. Quá trình ra nhập..................................................................................................13
1.4. Nhiệm vụ của Việt Nam khi ra nhập....................................................................13
1.5. Tham gia của Việt Nam vào các hoạt động của Apec........................................14


II. Mối quan hệ giữa Việt Nam và APEC....................................................................17
2.1. Tác động của APEC đối với Việt Nam................................................................17
2.2. Những đóng góp của Việt Nam đối với APEC....................................................20
III. Phương hướng thúc đẩy hợp tác có hiệu quả trong hợp tác với APEC.................21
KẾT LUẬN.................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................24
Nhóm 2 – Đ1QTKD
1
Tiểu luận Khoa: Kinh tế - Kỹ thuật
LỜI NÓI ĐẦU
Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế là 1 trong những đặc điểm quan trọng của
nền kinh tế thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa. Qúa trình liên kết
và hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của
quá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia.
Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế rộng hơn so với quá trình liên kết. Hội nhập có
thể thông qua việc mở rộng các hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế và phát triển
các dịch vụ quốc tế hoặc hội nhập cũng có thể thực hiện thông qua việc tham gia các
liên kết kinh tế và tổ chức quốc tế.
Việt Nam 1 quốc gia đang phát triển kinh tế trong những năm gần đây cũng có
những bước chuyển mình hội nhập với xu thế của thế giới, tham gia các tổ chức kinh
tế để hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế với bạn bè năm châu. Hội nhập kinh tế có
ảnh hưởng rất lớn đến chính sách kinh tế đối ngoại của quốc gia và chiến lược kinh
doanh của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam đã liên kết kinh
tế quốc tế với 1 số tổ chức quốc tế như: ASEAN, WTO, EU, AFTA,… Tiêu biểu là tổ
chức APEC ( diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ). APEC khởi đầu
với các sáng kiến kinh tế theo ngành. APEC là 1 nhóm đối thoại lỏng, không có cấu
trúc tổ chức và đội ngũ nhân lực hỗ trợ. Cơ quan thường trực APEC là Ban thư ký
APEC quốc tế có trụ sở tại Singapore. Đó là bộ máy hành chính quy mô nhỏ gồm 20
nhà ngoại giao được cử đến từ các nền kinh tế thành viên và 20 cán bộ địa phương
với ngân sách khiêm tốn.

Cho tới nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC ) được 8 năm. Trong những năm qua, Việt
Nam đã chủ động, tích cực tham gia các chương trình hợp tác thương mại, đầu tư
trong APEC, mở rộng quan hệ với từng thành viên. Năm 2006, Việt Nam trở thành
nước chủ nhà của APEC với việc tổ chức trên trên 100 Hội nghị, hội thảo các nhà
Lãnh đạo Kinh tế APEC được tổ chức vào tháng 11/2006.Chính vì thế, chúng tôi đã
chọn APEC để các bạn có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về tổ chức này.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, tiểu luận của
chúng tôi được chia làm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về APEC
Chương 2: APEC và Việt Nam
Nhóm 2 – Đ1QTKD
2
Tiểu luận Khoa: Kinh tế - Kỹ thuật
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ APEC
I. Quá trình hình thành và phát triển của APEC.
1.1 Khái niệm.
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ( ASIA - PACIFIC
ECONOMIC COOPERATION ) là tổ chức kinh tế của các quốc gia nằm trong khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương, với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế
chính trị.
1.2 Lịch sử hình thành.
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC ) ra đời trong bối
cảnh nền kinh tế thế giới đang đương đầu với những thử thách lớn: chủ nghĩa toàn
cầu vốn phát triển mạnh sau thế chiến thứ hai bắt đầu gặp phải những khó khăn nan
giải với nhiều vấn đề bế tắc trong tiến trình đàm phán Hiệp Uruguay/WTO; chủ nghĩa
khu vực hình thành và phát triển mạnh; khủng hoảng kinh tế trong những năm 1980
đặt ra những đòi hỏi có tính khách quan cần tập hợp lực lượng của nền kinh tế trong
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để đương đầu với cạnh tranh quốc tế gay gắt.

APEC ra đời vào tháng 11- 1989 theo sáng kiến của Australia tại hội nghị Bộ trưởng
Kinh tế, Thương mại và Ngoại giao 12 nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
nhằm khắc phục khó khăn của chủ nghĩa toàn cầu đồng thời gắn kết các nền kinh tế
phát triển trong khu vực, đưa khu vực này thành động lực cạnh tranh mạnh của nền
kinh tế thế giới.
1.3 Thành viên.
Các thành viên APEC(2005)
Danh sách 21 thành viên APEC được liệt kê thứ tự thời gian gia nhập :
* 12 nước sáng lập ( 11/1989 ): Australia, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Malaysia,
Philipin,Thái Lan, Brunei, Newzealand, Indonesia, Hàn Quốc.
* 9 nước thành viên: Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Mexico, Chile, Papua New
Guinea, Nga, Peru, Việt Nam ( 11/1998 ).
Nhóm 2 – Đ1QTKD
3
Tiểu luận Khoa: Kinh tế - Kỹ thuật
1.4 Quy chế thành viên.
Hội nghị Cấp cao APEC tại Vancouver, Canada tháng 11/1997 đã thông qua
quy chế thành viên của APEC, quy định các nước, các vùng lãnh thổ kinh tế muốn trở
thành thành viên của APEC cần phải có đủ một số điều kiện sau:
- Vị trí địa lý: nằm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tiếp giáp với bờ biển
Thái Bình Dương.
-Quan hệ kinh tế: có các mối quan hệ chặt chẽ với các nền kinh tế thành viên
APEC về thương mại hàng hóa và dịch vụ, và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
-Tương đồng về kinh tế: chấp nhận chính sách kinh tế mở cửa theo hướng thị
trường.
-Quan tâm và chấp thuận các mục tiêu của APEC: hoàn toàn chấp thuận
những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản được đề ra trong các tuyên bố và quyết định
của APEC, kể cả nguyên tắc đồng thuận và tự nguyện.
II.Cơ cấu tổ chức.


2.1. Cấp chính sách.
Phát triển chính sách: Định hướng chính sách của APEC được đưa ra bởi 21
lãnh đạo kinh tế thành viên. Chiến lược này được đề xuất bởi các Hội đồng tư vấn
kinh tế APEC và được xem xét bởi các lãnh đạo kinh tế của APEC. Những hội nghị
này được tổ chức thường niên nhằm hoàn thiện cơ cấu chính sách và pháp luật của
APEC.
• Hội nghị các lãnh đạo kinh tế APEC: Được tổ chức hàng năm do mỗi
thành viên của APEC luân phiên đăng cai tổ chức. Các tuyên bố từ những hội nghị
này sẽ góp phần hoàn thiện kế hoạch chính sách cho APEC
• Hội nghị Bộ trưởng APEC: Được tổ chức hàng năm trước Hội nghị các
nhà lãnh đạo kinh tế. Các Bộ trưởng xem xét những hoạt động trong năm và đưa ra
những đề nghị cho các lãnh đạo kinh tế xem xét.
• Hội nghị Bộ trưởng cấp khu vực : Được tổ chức hàng năm tập trung vào
nhiều lĩnh vực như: giáo dục, năng lượng, môi trường và sự phát triển bền vững, tài
chính, hợp tác khoa học kỹ thuật khu vực, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, công
nghiệp truyền thống và công nghệ thông tin, du lịch, thương mại, vận tải và vấn đề
Nhóm 2 – Đ1QTKD
4
Tiểu luận Khoa: Kinh tế - Kỹ thuật
bình đẳng giới. Những đề xuất từ những hội nghị này đều được các lãnh đạo kinh tế
APEC xem xét.
• Hội đồng tư vấn kinh tế APEC: đề xuất cho các lãnh đạo kinh tế APEC
những vấn đề của APEC và những dự đoán về tình hình kinh tế thế giới qua một bản
báo cáo chính thức. Ngoài ra, trong các báo cáo này còn có những đề xuất để cải
thiện tình hình thương mại và đầu tư khu vực. Hội đồng tư vấn họp 4 năm một lần và
sẽ cử đại diện để tham gia Hội nghị Bộ trưởng.
2.1. Cấp làm việc.
- Hội nghị các quan chức cao cấp ( SOM ) : Hội nghị này được tổ chức thường
kỳ giữa hai Hội nghị Bộ trưởng hàng năm chuẩn bị và đưa ra các khuyến nghị trình
Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề tổ chức chương trình hoạt động của APEC, chương

trình hành động tiến tới tự do hóa thương mại và đầu tư, kế hoạch hành động của các
nền kinh tế thành viên và các chương trình hợp tác kinh tế khoa học – công nghệ của
APEC, xem xét và điều phối ngân sách và chương trình công tác của các Ủy ban, các
Nhóm công tác và Nhóm đặc trách.
Trước hội nghị quan chức cao cấp sẽ có các cuộc họp của các Nhóm công tác
liên quan gồm đại diện cho các thành viên APEC để chuẩn bị những nội dung cần
thiết báo cáo lên Hội nghị các quan chức cao cấp. Hội nghị các quan chức cao cấp có
trách nhiệm thúc đẩy tiến trình APEC phù hợp với các quyết định của hội nghị các
nhà lãnh đạo kinh tế, Hội nghị Bộ trưởng và các chương trình hành động thông qua
các hội nghị này.
- Ủy ban thương mại và đầu tư:
Ủy ban thương mại và đầu tư ( CTI ) được thành lập năm 1993 trên cơ sở tuyên
bố về “ Khuôn khổ về hợp tác và đầu tư ” của Hội nghị Bộ trưởng. Ủy ban thương
mại và đầu tư có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác kinh tế về tự do hóa thương mại và tạo
môi trường đầu tư cởi mở hơn giữa các nền kinh tế thành viên. Ủy ban thương mại và
đầu tư soạn thảo báo cáo hàng năm trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề có liên
quan đến thương mại và đầu tư trong khu vực đồng thời chỉ đạo các tiểu ban kỹ thuật
và nhóm có chuyên gia trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Hàng năm Uỷ ban
thương mại và đầu tư nhóm họp 3 lần và đây thực sự đã trở thành Diễn đàn kinh tế
hiệu quả đối với các nước thành viên để trao đổi các vấn đề thưong mại và chính
sách.
- Uỷ ban SOM về hợp tác kinh tế -kỹ thuật ( ESC )
Được thành lập năm 1998 nhằm hỗ trợ Hội nghị quan chức cao cấp ( SOM ) trong
các hoạt động hỗ trợ hợp tác kinh tế và kỹ thuật ( ECOTECH ) và triển khai các sáng
kiến hợp tác trong lĩnh vực này của các nền kinh tế thành viên APEC. Mới đầu đây
chỉ là tiểu ban về ECOTECH, năm 2002 đổi thành Uỷ ban SOM về hợp tác kinh tế và
kỹ thuật ESC. Bằng việc hợp tác và xác định những lĩnh vực ưu tiên trong khuôn khổ
hợp tác ECOTECH, uỷ ban SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật cùng với các diễn đàn
khác trong APEC giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện tăng trưởng và phát
triển bền vững APEC.

- Uỷ ban ngân sách và quản lý ( BMC ).
Được thành lập năm 1993, có chức năng tư vấn cho các quan chức cao cấp về
những vấn đề ngân quỹ, quản lý và điều hành, giải quyết các vấn đề liên quan đến
ngân sách chung của APEC hay phí đóng góp của mỗi nền kinh tế thành viên. Uỷ ban
Nhóm 2 – Đ1QTKD
5
Tiểu luận Khoa: Kinh tế - Kỹ thuật
này được trao quyền đánh giá cơ cấu chung của ngân sách hàng năm và xem xét các
ngân sách hoạt động do các nhóm công tác, các Uỷ ban đưa ra và ngân sách hành
chính do Ban thư ký đưa ra. Uỷ ban có quyền đánh giá về hoạt động của các nhóm
công tác và khuyến nghị với các quan chức cao cấp APEC về các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả, xem xét các khoản chi tiêu của nhóm công tác và dự án của các
nhóm đặc trách. Uỷ ban quản lý họp mỗi năm hai lần vào cuối tháng ba và tháng bảy.
- Ủy ban kinh tế ( EC )
Ủy ban kinh tế ( EC ) được thành lập tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 6
(11/1994) để thực hiện việc nghiên cứu các xu hướng và vấn đề kinh tế thông qua các
chỉ số kinh tế cơ bản. Ủy ban kinh tế là 1 diễn đàm thúc đẩy đối thoại giữa các nền
kinh tế thành viên về các vấn đề kinh tế, dự báo xu hướng kinh tế trong khu vực,hỗ
trợ cho việc soạn thảo chính sách trong các diễn đàm khác trong APEC.
Hiện nay, EC đang xúc tiến nghiên cứu một số vấn đề kinh tế và hợp tác kinh
tế như: các vấn đề liên quan đến Kinh tế mới và Kinh tế tri thức; triển vọng kinh tế
khu vực hàng năm và vai trò của các thể chế tài chính; một số chương trình hỗ trợ
quá trình Tự do hóa, Thuận lợi hóa Thương mại và Đầu tư.
- Các nhóm công tác:
Các nhóm công tác có chức năng thực hiện nhiệm vụ do các Nhà lãnh đạo, Bộ
trưởng và quan chức cao nhất giao cho. Cho tới nay, APEC đã lập ra 11 nhóm công
tác phụ trách các lĩnh vực sau: Hợp tác kỹ thuật nông nghiệp, năng lượng, nghề cá,
phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, bảo vệ tài nguyên biển, doanh
nghiệp vừa và nhỏ, thông tin và viễn thông, du lịch, xúc tiến thương mại, vận tải.
Phần lớn hoạt động của Nhóm là khảo sát tiềm năng phát triển và thúc đẩy sự tăng

trưởng trong các lĩnh vực do từng nhóm phụ trách. Thông qua các hoạt động này, các
thành viên APEC xây dựng những mối liên hệ thực sự giữa các đại diện chính giới,
giới doanh nghiệp và học giả.
Hoạt động của các Uỷ ban chuyên đề, các nhóm đặc trách của SOM và các nhóm
công tác là nền tảng chủ yếu của diễn đàn APEC. Thực tế, đây là những diễn đàn nhỏ
để các thành viên thảo luận, tư vấn chính sách và hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể.
Những nghiên cứu của các nhóm đặc trách, các chương trình hợp tác do các nhóm
công tác soạn thảo là cơ sở chủ yếu để Hội nghị Bộ trưởng đưa ra các quyết định liên
quan đến phương hướng hoạt động của APEC.
- Các nhóm đặc trách của SOM.
Bên cạnh các nhóm công tác, hội nghị Quan chức Cao Cấp ( SOM ) đã lập ra 3
nhóm đặc trách nhằm xác định các vấn đề và đưa ra các khuyến nghị về những lĩnh
vực quan trọng cần xem xét trong khuôn khổ hợp tác của APEC. Hiện đang có 3
nhóm đặc trách của SOM:
+ Nhóm đặc trách về mạng các điểm liên hệ về giới được thành lập từ năm 2003
nhằm tiếp tục các chương trình về hội nhập thế giới và thúc đẩy sự tham gia của nữ
giới vào các hoạt động Thương mại trong khu vực APEC.
+ Nhóm đặc trách về thương mại điện tử được thành lập từ tháng 2 năm 1999 với
vai trò phối hợp và thúc đẩy các hoạt động hợp tác thương mại của APEC thông qua
hệ thống các quy định, luật lệ, chính sách minh bạch và nhất quán.
+ Nhóm đặc trách về Chống khủng bố được thành lập tại Hội nghị các quan chức
cao cấp tháng 2 năm 2003. Nhóm đặc trách về chống khủng bố có chức năng giúp đỡ
Nhóm 2 – Đ1QTKD
6
Tiểu luận Khoa: Kinh tế - Kỹ thuật
nền kinh tế các nước thành viên trong việc xác định và đánh giá những biện pháp cần
thiết để chống khủng bố, phối hợp các chương trình hỗ trợ về kỹ thuật và năng lực và
thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa APEC với các tổ chức quốc tế và khu vực trong các
vấn đề liên quan đến chống khủng bố. Các lĩnh vực ưu tiên trong chương trình hoạt
động của nhóm đặc trách về chống khủng bố.

2.3 Ban thư ký.
Hội nghị bộ trưởng lần thứ 4 tại Bangkok ( Thái Lan ) năm 1992 nhận thấy cần
phải có 1 cơ chế giúp việc hiệu quả để hỗ trợ và phối hợp các hoạt động trong APEC
nhằm tăng cường vai trò và hiệu quả của APEC trong xúc tiến hợp tác kinh tế khu
vực, và nhất trí thành lập Ban thư ký APEC, đặt trụ sở tại Singapore và lập 1 quỹ
chung của APEC.
Đứng đầu Ban thư ký là 1 giám đốc điều hành, do thành viên đăng cai tổ chức
các Hội nghị APEC (Hội nghị Bộ trưởng chung và Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC)
đề cử ra. Nhiệm kỳ của giám đốc điều hành là 1 năm. Ngoài ra, còn có 1 phó giám
đốc điều hành do thành viên sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị APEC vào năm kế tiếp cử
ra.
Ban thư ký làm việc dưới sự chỉ đạo của Hội nghị Quan chức cao cấp và có
quan hệ thông tin, trực tiếp thường xuyên với các thành viên, các Ủy ban, các Nhóm
công tác và các Nhóm đặc trách của APEC.
Ban thư ký APEC có chức năng tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp các hoạt động
của APEC; điều hành ngân sách hàng năm của APEC cũng như quản lý thông tin và
các dịch vụ thông tin tuyên truyền, đồng thời là cơ quan chủ chốt trong việc quản lý
các dự án của APEC. Từ năm 1993 do vấn đề tài chính và ngân sách trở nên phức
tạp, chức năng điều hành tài chính được chuyển giao cho Ủy ban Ngân sách và Quản
lý.
III.Cơ chế hoạt động.
APEC hoạt động như một diễn đàm hợp tác thương mại và kinh tế đa
phương.Các nền kinh tế thành viên thực hiện các hành động riêng lẻ và tập thể nhằm
mở cửa thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Các hành động này được thảo luận
tại hội nghị các quan chức cao cấp ( SOM ), Hội nghị bộ trưởng và cuối cùng là hội
nghị của các nhà lãnh đạo 21 thành viên. Các nhà lãnh đạo APEC là người đưa ra
định hướng chính sách của APEC. Các bộ trưởng và hội đồng tư vấn doanh nghiệp đệ
trình lên các nhà lãnh đạo các vấn đề mang tính chiến lược. Các hoạt động và dự án
của APEC ở cấp chuyên viên do các quan chức cao cấp APEC định hướng và được
thực hiện thông qua Ủy ban thương mại và đầu tư, Ủy ban kinh tế, Ủy ban Quản lý và

Ngân sách, ban chỉ đạo (SOM ) về hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Các tiểu ban, nhóm
chuyên gia, nhóm công tác và nhóm đặc trách có trách nhiệm triển khai những hoạt
động do 4 ủy ban này đề ra.
IV. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động.
4.1. Mục tiêu
Mục tiêu hoạt động chính của APEC được thể hiện thông qua Tuyên bố của
Hội nghị Cấp cao đầu tiên APEC được tổ chức tại Baske Island ( 1993) và tuyên bố
Bô-go (1994). Theo Tuyên bố Baske Island, mục tiêu dài hạn của APEC là thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng cho khu vực và phát triển cộng đồng Châu Á –
Thái Bình Dương.
Nhóm 2 – Đ1QTKD
7
Tiểu luận Khoa: Kinh tế - Kỹ thuật
Trên cơ sở mục tiêu dài hạn đó, Tuyên bố Bô-go 1994 của các nhà Lãnh đạo
APEC đã xác định mọi hoạt động của APEC nhằm thực hiện 3 mục tiêu lớn sau đây,
hay gọi là mục tiêu Bô-go:
- Củng cố hệ thống thương mại đa phương: APEC sử dụng đầy đủ các nguyên
tắc và kết quả của WTO để thự hiện các vòng đàm phán nội bộ khối và phát triển
những kết quả vì mục tiêu tự do hóa hơn trong nội bộ khối.
- Tăng cường tự do hóa thương mại và đầu tư: thúc đẩy và phát triển quan hệ
thông qua việc loại bỏ những hạn chế về thương mại và đầu tư, xúc tiến trao đổi hàng
hóa và dịch vụ, tư bản giữa các nền kinh tế. Mốc thời hạn tự do hóa thương mại và đầ
tư của APEC là năm 2010 đối với các thành viên phát triển và năm 2020 đối với các
thành viên đang phát triển.
- Tăng cường hợp tác kinh tế – kĩ thuật giữa các nền kinh tế APEC nhằm bảo
đảm cho các nền kinh tế thành viên thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế.
Ngoài những mục tiêu cụ thể trên, APEC cũng hoạt động theo hướng tập hợp
lực lượng chính trị để tạo thế và lực trong các cuộc đàm phán đa biên và ổn định kinh
tế khu vực. Hoạt động chính của APEC là các vấn đề kinh tế. Tuy nhiên gần đây, vấn
đề chính trị và an ninh cũng thường xuyên được đưa vào chương trình nghị sự của

APEC.
4.2. Nguyên tắc hoạt động của APEC.
Để thực hiện mục tiêu Bô-go về thương mại – đầu tư tự do và mở, các nhà
Lãnh đạo Kinh tế APEC đã thông qua Kế hoạch Hành động Osaka ( OAA ) năm
1995, trong quy định tất cả các hoạt động của APEC được điều tiết bởi những nguyên
tắc chung sau:
- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
- Hỗ trợ và cùng có lợi.
- Quan hệ đối tác chân thành và trên tinh thần xây dựng.
- Mọi quyết định được đưa ra trên cơ sở đồng thuận, nhất trí chung.
Các nguyên tắc chung này đã được cụ thể hóa thành 9 nguyên tắc cơ bản sau:
- Toàn diện.
- Phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO ).
- Đảm bảo mối tương đồng giữa các thành viên.
- Không phân biệt đối xử.
- Đảm bảo công khai, minh bạch.
- Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc để giảm dần.
- Đồng loạt triển khai tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.
- Có sự linh hoạt.
- Hợp tác.
V. Phạm vi hoạt động.
Các hoạt động của APEC dựa trên 3 trụ cột chính như sau:
- Tự do hóa thương mại và đầu tư.
- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Hợp tác kinh tế và kĩ thuật.
Kết quả hoạt động trên ba lĩnh vực này giúp các nền kinh tế thành viên APEC
củng cố nền kinh tế của mình thông qua việc chia sẻ ý kiến và thúc đẩy hợp tác trong
khu vực nhằm đạt được hiệu quả và tăng trưởng.
Nhóm 2 – Đ1QTKD
8

Tiểu luận Khoa: Kinh tế - Kỹ thuật
- Tự do thương mại và đầu tư tập trung vào việc mở cửa thị trường, cắt giảm và
dần dần dẫn đến loại bỏ hoàn toàn các rào cản thuế và phi thuế đối với thương mại và
đầu tư. Các biện pháp tự do hóa đã dẫn tới việc cắt giảm khá lớn các loại thuế suất.
Mức thuế suất khẩu trung bình của các nền kinh tế thành viên APEC đã giảm đáng
kể, từ 16,6% năm 1989 xuống còn 5,5 % năm 2004. tất cả các nền kinh tế phát triển
của APEC hiện tại đều có mức thuế suất trung bình thấp hơn 5%.
- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tập trung vào việc giảm chi phí giao dịch.
APEC phấn đấu mục tiêu cắt giảm 5% chi phí giao dịch vào năm 2006 (dựa trên các
số liệu của năm 2001). Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng tập trung vào việc cải
thiện, việc tiêp cận với các thông tin thương mại, tối đa hóa lợi ích thông tin và công
nghệ thông tin đồng thời hài hòa các chiến lược và chính sách doanh nghiệp nhằm tạo
điều kiện tăng trưởng. Tạo thuân lợi cho doanh nghiệp giúp các nhà xuất khẩu ở khu
vự Châu Á – Thái Bình Dương tiến hành kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Chi phí
sản xuất giảm, dẫn tới tăng trao đổi thương mại, hàng hóa, dịch vụ rẻ hơn và cơ hội
việc làm ngày càng nhiều.
- Hợp tác kinh tế và kĩ thuật ( ECOTECH ) bao gồm việc đào tạo và các hoạt
động hợp tác khác nhằm xây dựng năng lực cho các nền kinh tế thành viên APEC ở
các mức độ khác nhau, tạo điều kiện để các thành viên tận dụng thương mại toàn cầu
và nền kinh tế mới.
VI. Thành tựu.
Kể từ ngày khởi đầu APEC vào năm 1989, tổng thương mại của APEC đã tăng
trưởng 395%, đáng kể vượt quá so với phần còn lại của thế giới. Trong cùng kỳ, GDP
trong khu vực APEC đã tăng gấp 3, trong khi GDP trong phần còn lại của thế giới có
ít hơn gấp đôi APEC làm việc dưới trụ cột của 3 hoạt động chính, Thương mại và
Đầu tư tự do hóa, thuận lợi kinh doanh và kinh tế và hợp tác kỹ thuật, ổ đĩa này giúp
tăng trưởng kinh tế và cải thiện cơ hội việc làm và mức sống cho các công dân của
khu vực.
6.1. Tự do hóa Thương mại và đầu tư.
APEC là diễn đàn hàng đầu cho tự do hóa thương mại và đầu tư châu Á – Thái

Bình Dương và đặt ra mục tiêu “mở cửa thương mại tự do” trước năm 2010 cho các
nền kinh tế công nghiệp, và năm 2020 để phát triển nền kinh tế.
- Khi APEC được thành lập năm 1989 rào cản thương mại trung bình trong
khu vực đứng ở mức 16,9% , năm 2004 rào cản đã giảm khoảng 70% đến 5,5%.
- Kết quả là, trong nội bộ APEC hàng thương mại ( xuất khẩu và nhập khẩu )
đã tăng từ 1700 tỷ đôla Mỹ vào năm 1989 đến 8440 tỷ đôla Mỹ trong năm 2007 tăng
bình quân 8,5%/năm và thương mại hàng hóa trong khu vực APEC chiếm 67% của
tổng số hàng hóa thương mại của thế giới trong năm 2007. Trong khi đó, thương mại
với phần còn lại của thế giới đã tăng từ 3000 tỷ USD vào năm 1989 để 15000 tỷ USD
trong năm 2007, tăng bình quân 8,3%/năm.
- Hơn 30 hiệp định thương mại song phương Việt ( FTAs ) đã được kí kết giữa
các nền kinh tế thành viên APEC.
- APEC cũng đang theo đuổi tự do hóa thương mại và đầu tư thông qua hội
nhập kinh tế khu vực của chương trình nghị sự .Tiến độ cho đến nay bao gồm:
+ Điều tra về triển vọng và các tùy chọn cho 1 thương mại tự do khu vực của
châu Á – Thái Bình Dương.
Nhóm 2 – Đ1QTKD
9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×