Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.33 KB, 11 trang )

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH
THÁI NGUYÊN

2.1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý môi trường
2.1.1. Khái niệm quản lý môi trường
“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ
thuật xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững
kinh tế xã hội quốc gia” (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006) [4].
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông (2006): Quản lý môi trường là một hoạt
động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con
người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với
các vấn đề liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng hướng tới
phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên.
2.1.2. Cơ sở triết học của quản lý môi trường
Sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của các cuộc cách mạng công nghiệp, cách
mạng Khoa học và Công nghệ cùng với quá trình công nghiệp hóa trong thế kỷ vừa
qua đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc bộ mặt của xã hội loài người và môi
trường tự nhiên.
Để có được các công cụ hiệu quả hơn trong quản lý môi trường, chúng ta
phải có cái nhìn bao quát, sâu sắc và toàn diện mối quan hệ giữa con người, xã hội
và tự nhiên, hiểu biết được bản chất, diễn biến các mối quan hệ đó trong lịch sử.
Ba nguyên lý cơ bản để xét mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên đó là
(Đặng Thị Hồng Phương, 2011) [5].
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn với tự nhiên, con người
và xã hội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên - Con người - Xã hội”, trong đó
yếu tố con người giữ vai trò quan trọng.


Sự phụ thuộc của mối quan hệ con người và tự nhiên vào trình độ phát triển
của xã hội. Tự nhiên và xã hội đều có một quá trình lịch sử phát triển lâu dài và
phức tạp. Con người xuất hiện trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa lâu dài


của tự nhiên.


Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên:
sự phát triển của xã hội loài người ngày nay đang hướng tới các mục tiêu cơ bản là
phồn thịnh về kinh tế, bình đẳng và công bằng về hưởng thụ vật chất và môi trường
trong sạch, duy trì và phát triển các di sản văn hóa của nhân loại. Để tồn tại và phát
triển, con người phải tiến hành điều khiển có ý thức mối quan hệ giữa xã hội và tự
nhiên.
2.1.3. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,
kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ
thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường
bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành khoa học
môi trường.
Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học thế giới, trong thời
gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được
tổng kết và biên soạn thành giáo trình, chuyên khảo. Trong đó, có nhiều tài liệu cơ
sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi
trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản
xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa. Các
kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám,
tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên thế giới.
Tóm lại, quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ
thống tự nhiên – con người – xã hội đã được phát triển trên nền phát triển của các
bộ môn chuyên ngành (Đặng Thị Hồng Phương, 2011) [5].
2.1.4. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và

luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế môi trường là tổng thế các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều
chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc
ngăn chặn và loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi


trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về môi trường
được hình thành một cách chính thức từ thế kỉ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các
quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về “Môi trường và
con người” tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển và sau hội nghị thượng đỉnh Rio 92 có
rất nhiều văn bản luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã có hàng
ngàn các văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã được chính
phủ Việt Nam tham gia ký kết.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ luật,
gần đây Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản mới về lĩnh vực bảo vệ môi
trường
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005
- Nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2005
- Nghị định 29/2011/NĐ - CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về việc quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường.
- Nghị định 117/2009/NĐ - CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ về việc xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Quyết định số 328/2005/QĐ - TTg ngày 12/12/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm
2011.
- QCVN 08:2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên Môi trường: Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT ngày 31/12/2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 05:2009/BTNMT ngày 07/10/2009: Chất lượng không khí xung
quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT ngày 16/12/2010: Quy chuẩn tiếng ồn
Bộ luật hình sự, hàng loạt thông tư, quy định, quyết định của các ngành chức
năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường


chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường được đề
cập trong các văn bản khác như Luật khoáng sản, Luật dầu khí, Luật Hàng hải,
Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ sức khỏe
nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, pháp
luật bảo vệ các công trình giao thông.
Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được Nhà nước Việt
Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về bảo
vệ môi trường.
2.1.5. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật
chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa có
chất lượng tốt, giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó loại hàng hóa kém
chất lượng và có giá thành đắt đỏ sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy chúng ta có thể
dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động
phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường (Đặng Thị Hồng Phương,
2011) [5].
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô
nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống và
các tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài nguyên và
môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt động sản xuất sinh ra ô

nhiễm Q nào đó, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo v.v…
2.2. Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường
2.2.1. Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường theo luật bảo vệ
môi trường ban hành năm 1993
Nội dung quản lý Nhà nước về môi trường được quy định trong điều 37 Luật bảo
vệ môi trường năm 1993 (Quốc hội NCHXHCNVN, 1993) [7]. Bao gồm
1- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi
trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường;


2- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế
hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường;
3- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên
quan đến bảo vệ môi trường;
4- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường;
5- Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ
sở sản xuất, kinh doanh;
6- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;
7- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
8- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên
truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường;
9- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường;
10- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2.2.2. Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường theo luật bảo vệ
môi trường ban hành năm 2005

Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường theo luật bảo vệ môi
trường ban hành năm 2005 (Quốc hội NCHXHCNVN, 2005) [6]. Bao gồm 9 nội
dung :
1. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư,
hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện
pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ
cương trong hoạt động bảo vệ môi trường.
3. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.


4. Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô
nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
5. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn
đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường
trong ngân sách nhà nước hằng năm.
6. Uu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi
trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và
sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển.
7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng
và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình
thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường.
8. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam
kết quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực
hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
9. Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng
lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại.
2.3. Khái quát về tình hình của công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên

thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình quản lý môi trường trên thế giới
Trong báo cáo tổng quan về môi trường toàn cầu năm 2000, chương trình
môi trường Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết bước sang thế kỷ XXI, khi thế giới
đang giải quyết các vấn đề truyền thống về ô nhiễm môi trường nước, đất, không
khí, gia tăng chất thải, suy thoái rừng, tổn thất đa dạng sinh học, suy giảm tầng
ozon, biến đổi khí hậu, thì các vấn đề mới vẫn tiếp tục nảy sinh, như tác động tiềm
tàng của sự phát triển và sử dụng các sinh vật biến đổi gen, sự hạn chế về giải
quyết hậu quả do tiếp xúc với hóa chất tổng hợp độc hại. Báo cáo “Triển vọng môi
trường toàn cầu 2000” của UNDP đã làm rõ tính bức xúc của nhiều thách thức môi
trường và nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng môi
trường. Những vấn đề ưu tiên là: Sự biến đổi khí hậu, suy giảm chất và lượng tài
nguyên nước, suy thoái đất, nạn phá rừng và sa mạc hóa. Tiếp theo là các vấn đề xã
hội: sự gia tăng dân số và biến đổi về giá trị xã hội. Nhiều nhà khoa học nhấn mạnh


mối tương tác phức tạp của hệ thống khí quyển, sinh quyển, băng quyển và đại
đương, sự dịch chuyển của các dòng hải lưu (UNDP, 2000) [2]. Chính vì vậy, vấn
đề môi trường đang được thế giới quan tâm và các hoạt động về môi trường diễn ra
đều nhằm mang lại cho chúng ta một môi trường tốt đẹp hơn.
2.3.2. Công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có tính đa
dạng cao. Do hậu quả của chiến tranh để lại cộng với mặt trái của sự phát triển
kinh tế đã có tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm đa dạng
sinh học mất cân bằng sinh thái, và gây ô nhiễm môi trường. Song ngay từ đầu
Đảng và Nhà nước ta đã nhận rõ được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường,
nên đã chú trọng nhiều đến công tác quản lý, đưa công tác bảo vệ môi trường vào
cuộc sống, xây dựng hệ thống pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân,
tăng cường đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ môi trường.
Với sự giúp đỡ của UNDP và UNEP vào tháng 12 năm 1991, Việt Nam đã

đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển bền
vững. Hội nghị đã đưa ra bản thảo kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển
lâu bền 1991-2000 với mục tiêu chủ yếu là tạo ra bước phát triển tuần tự của khuôn
khổ quốc gia về quy hoạch và quản lý môi trường, gồm các nội dung: tổ chức, xây
dựng chính sách và pháp luật môi trường… Đặc biệt vào tháng 12 năm 1993, Luật
bảo vệ môi trường đầu tiên ở nước ta đã ra đời gồm 7 chương với 55 điều khoản,
có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý và Bảo vệ môi trường giúp công tác này
đạt những hiệu quả tích cực. Song cùng với quá trình phát triển, Luật bảo vệ môi
trường đã bộc lộ những điểm thiếu sót, bất cập chưa phù hợp với phát triển trong
nước, khu vực và trên thế giới. Để phù hợp với những điều kiện khách quan, nâng
cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường, ngày 29/11/2005 Luật bảo vệ
môi trường được sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2006. Luật bao gồm 15 chương và 136 điều khoản. Cùng với
các hoạt động bảo vệ môi trường trong nước, Việt Nam còn tham gia các công ước
quốc tế có liên quan đến môi trường.
Công tác quản lý môi trường là một công việc không thể thiếu trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường đối với Việt Nam nói riêng và đối với tất cả các quốc gia khác
nói chung. Vì vậy tổ chức công tác quản lý môi trường là nhiệm vụ quan trọng nhất


của công tác bảo vệ môi trường. Bao gồm các mảng công việc sau đây (Nguyễn
Ngọc Nông và cs, 2006) [5].
- Bộ phận nghiên cứu, đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định của luật
pháp dùng trong công tác bảo vệ môi trường
- Bộ phận quan trắc, giám sát, đánh giá định kỳ chất lượng môi trường.
Bộ TN&MT được thành lập ngày 05/8/2002 trên cơ sở hợp nhất các đơn vị:
Tổng cục Địa chính, Tổng cục khí tượng thủy văn, cục Môi trường (Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường), cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam và Viện Địa
Chất và Khoáng sản (Bộ công nghiệp) và bộ phận quản lý tài nguyên nước thuộc
Cục quản lý nước và công trình thủy lợi (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)

(Bộ Tài nguyên và môi trường, 2002) [1]. Dưới Bộ TN&MT có Cục bảo vệ môi
trường và các vụ khác. Hình 2.1 là sơ đồ tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường
của nước ta

Các Sở
khác

Sở
TNMT

Phòng môi
trường

Cục BV

Vụ môi

Môi trường

trường

Các vụ
63 – UBND
khác
Tỉnh
Bộ tài nguyên và
Môi trường
Các Bộ khác

Phòng môi

trường

Các sở
khác


Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường
Bộ TNMT được chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài
nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, MT, khí tượng thủy văn, đo
đạc, bản đồ, biển và đảo trong phạm vi cả nước; quản lý Nhà nước các dịch vụ
công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh
nghiệp có vốn trong nước trong các lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, MT, khí tượng thủy văn, đo đạc, bản đồ, biển và đảo theo các
quy định của pháp luật.
2.3.3. Công tác quản lý môi trường ở tỉnh Thái Nguyên
Theo Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh
tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong những
năm qua, song song với việc phát triển kinh tế - xã hội, Thái Nguyên đã chú trọng
đến công tác bảo vệ môi trường.
Được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Bộ, Ngành Trung ương và các tổ chức quốc tế,
từ năm 1998, tỉnh thiết lập hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường đất, nước,
không khí trong toàn tỉnh, các khu vực nhạy cảm về ô nhiễm môi trường, quan trắc
chất lượng hồ Núi Cốc. Các hoạt động quan trắc được thực hiện định kỳ đều đặn
phục vụ cho việc theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và báo cáo đánh giá
hiện trạng môi trường hàng năm của tỉnh. Đây là những tài liệu quan trọng giúp
cho các cơ quan quản lý các cấp của tỉnh đưa ra những biện pháp phù hợp hơn, kịp
thời về bảo vệ môi trường.
Công tác lập và thẩm định, đánh giá tác động môi trường được coi trọng.
Trong hơn 10 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã có trên 400 cơ sở sản xuất kinh doanh
đang hoạt động và các dự án đầu tư mới được hướng dẫn lập, thẩm định và phê

chuẩn báo cáo ĐTM, bản đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường.
Công tác thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ
môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh được xác định là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý môi trường.
Tỉnh cũng đã tranh thủ nhiều nguồn lực từ các tổ chức quốc tế như: Dự án
trồng rừng (Viện trợ của tổ chức PAM), dự án cấp nước sạch nông thôn (Viện trợ


của tổ chức UNICEF); Dự án về áp dụng IPM trong sản xuất nông nghiệp (viện trợ
của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài); Dự án quản lý môi trường tổng hợp
tỉnh Thái Nguyên và dự án nâng cao năng lực quan trắc môi trường và xử lý chất
thải rắn thành phố Thái Nguyên (Viện trợ của chính phủ Vương quốc Đan Mạch);
Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên (viện trợ của chính
phủ Pháp); Các chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường được triển khai
có hiệu quả góp phần giải quyết nhiều vấn đề bức xúc môi trường của tỉnh.
2.3.4. Công tác quản lý môi trường ở thành phố Thái Nguyên
Theo Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên, ngay sau khi luật bảo vệ môi trường
được ban hành ngày 17/12/1993, nhiều văn bản về hướng dẫn thi hành Luật ra đời
tạo nên một khuôn khổ pháp lý chung cho mọi hoạt động bảo vệ môi trường.
Để triển khai thực hiện, thành phố đã ban hành các quy định về bảo vệ môi
trường: Quy định về thời gian thu gom rác, quản lý – quy hoạch – trật tự xây dựng,
quản lý Nhà nước về rác thải, nước thải. Quyết định số 808/QĐ – UB của UBND
tỉnh Thái Nguyên ngày 15/08/2001 ban hành quy định về trật tự xây dựng, quản lý
vỉa hè, quản lý vệ sinh rác thải, nước thải trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Trong đó có nội dung mới và rất quan trọng là thực hiện xã hội hóa công tác vệ
sinh, các phường tự thành lập đội vệ sinh môi trường với nguồn vốn hoạt động do
dân tự đóng góp. Qua kết quả hoạt động cho thấy đây là mô hình tốt cần nhân rộng.
26/26 đơn vị phường xã thành lập đội vệ sinh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động
tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, vừa nâng cao trình độ cho các cán bộ trực
tiếp làm công tác môi trường. Trước đây, diện tích quét thu gom rác thải là

220.000m2, số công nhân vệ sinh môi trường đô thị chỉ có 76 người. Hiện nay thành
phố tổ chức vệ sinh môi trường đô thị trên diện tích thu gom rác thải là trên
700.000m2/tháng với trên 200 công nhân, duy trì vệ sinh đường phố ban ngày là
25.628m. Thành phố chỉ đạo phải thực hiện nghiêm túc quá trình thu gom, xử lý rác
thải của Bệnh viện đa khoa Trung ương, bệnh viện A, bệnh viện C…đảm bảo môi
trường vệ sinh và không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Trang thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường được tỉnh, thành phố
đầu tư mua sắm đầy đủ, đáp ứng được nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác
thải sinh hoạt trong nhân dân.


Đến nay 18/18 phường đã có đội vệ sinh thu được 60% lượng rác thải sinh
hoạt trong dân. Thông qua Đoàn thanh niên, các chi hội phụ nữ, Cựu chiến binh,
Người cao tuổi…vận động mọi người làm vệ sinh khu vực nhà và khu phố nơi
mình ở, tập trung rác để thuận lợi cho Công ty đô thị thu gom và đưa vào xử lý tại
bãi rác của thành phố.
Công tác bảo vệ cây xanh, công viên do Công ty Quản lý đô thị đảm nhiệm.
Thành phố hiện có trên 600.000 cây xanh các loại, thường xuyên tỉa cành tạo tán
cho hơn 500 cây xà cừ đề phòng mưa bão đổ cây. Một số công viên, vườn hoa như:
vườn hoa Đội Cấn, đài tưởng niệm anh hừng liệt sĩ, đảo trên trung tâm Gang Thép,
Đồng Quang, dải phân cách trên đường Cách mạng tháng Tám… đều được cắt tỉa
tạo cảnh quan thoáng mát, xanh, sạch, đẹp. Bên cạnh những đầu tư của Nhà nước,
các ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, đặc biệt là được sự giúp đỡ
của chính phủ, thành phố còn triển khai một số dự án đầu tư nước ngoài như dự án
“Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị” của Chính phủ Đan
Mạch (DANIDA); dự án thoát nước của chính phủ Pháp tài trợ 104 triệu Frăng…
Nhờ những nỗ lực của chính quyền và người dân, thành phố Thái Nguyên cơ
bản đã xanh – sạch – đẹp, tình hình vệ sinh môi trường đã đi vào nề nếp, nhân dân
đã ý thức được tác dụng lớn lao của công tác vệ sinh bảo vệ môi trường.




×