Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 56 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.91 KB, 25 trang )

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN MƯỜNG LA
TRƯỜNG MẦM NON MƯỜNG TRAI
*****************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN THƠNG QUA
HOẠT ĐỘNG NGỒI TRỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI LỚP MẪU GIÁO TRUNG
TÂM TRƯỜNG MẦM NON MƯỜNG TRAI NĂM HỌC 2014 - 2015

Người thực hiện : Cầm Thanh Thảo
Lớp : Mẫu giáo 5 tuổi Trung tâm
Đơn vị : Trường mầm non Mường Trai


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

NĂM HỌC 2014- 2015
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc
dân, chiếm vị trí quan trọng. trong giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng
những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người.
Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, viêc bảo vệ
chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người và của toàn
xă hội và của cả nhân loại.
Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc
sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong
sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con
người tương lai của đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình
mạnh mẽ trên con đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh


phúc. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được
chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng
đồng. Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là
nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Đặc biêt giáo
dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trong hơn bởi trong nghị quyết
trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe của nhân dân có ghi rõ: “ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con
người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trong của giáo dục phát triển tồn
diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động.
Hơn nữa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn
bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

2


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

nhanh, bộ máy hô hấp đang hồn thiện, cơ thể trẻ cịn non yếu dễ bị phát triển
lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể
gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà khơng thể khắc
phục được. Nhận thức được diều đó trong những năm gần đây đã đặc biệt
chú trọng tới cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Vậy giáo dục thể chất
là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào
tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú
về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản của trẻ mầm non nói chung và trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng cường
thêm sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự
cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động. Hoạt động đó có liên quan
chặt chẽ với quá trình giáo dục nhằm mục đích phát triển thể chất, giáo dục các
phẩm chất tâm lý, hình thành nhân cách…để tạo dần nên sự hoàn thiện mọi mặt
cho trẻ. Thế nên rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ được tiến hành
thơng qua tất cả các hình thức hoạt động như: hoạt động học tập, hoạt động vui
chơi, dạo chơi, tham quan, lao động…Trong đó hoạt động ngồi trời rất tốt đối
với sức khỏe và việc học tập, vui chơi của trẻ. Vui chơi ngoài trời tạo cơ hội cho
trẻ vận động toàn thân, rèn luyện kỹ năng vận động thô như: đi, chạy…Thực
tiễn giáo dục mầm non cho thấy rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi được giáo viên rất chú trọng đặc biệt trong hoạt động học nhưng
các hình thức hoạt động khác đặc biệt là hoạt động ngoài trời chưa được quan
tâm, đầu tư do một số giáo viên mà chỉ dạy đúng phương pháp bộ môn mà
chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc rèn vận động cơ bản cho trẻ
chưa dành thời gian nghiên cứu những biện pháp rèn vận động cơ bản cho trẻ
thông qua hoạt động khác nên hiệu quả chưa cao.
Xuất phát từ nhiệm vụ năm học 2014-2015 là năm học tiếp tục thực hiện
chuyên đề Giáo dục phát triển vận động cho trẻ.

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

3


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

Để có thể bổ trợ tốt cho trẻ khi thực hiện các vận động cơ bản ngoài việc
thực hiện tốt các hoạt động phát triển thể chất trong giờ học, là một giáo viên tôi
nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm quan trọng của việc đề ra những biện pháp

phù hợp khi dạy vận động cơ bản cho trẻ để đạt được hiệu quả cao nên tôi
mạnh dạn n g h i ê n c ứ u s á n g k i ế n k i n h n g h i ệ m “ Một số biện pháp rèn
kỹ năng vận động cơ bản thơng qua hoạt động ngồi trời cho trẻ 5-6 tuổi lớp
mẫu giáo Trung tâm trường Mầm non Mường Trai năm học 2014-2015.”
2. Thực trạng.
a. Thuận lợi:
- Lớp học nhà xây khang trang, rộng, thoáng, thuận lợi cho việc tổ chức
các hoạt động giáo dục ở lớp.
- Sân chơi tập được lát gạch, sạch sẽ, an toàn thuận lợi cho trẻ vận động
và tham gia các hoạt động ngoài trời.
- Trẻ khỏe mạnh, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp cịi ít. Trẻ hứng thú
tham gia các hoạt động vận động, hứng thú với các hoạt động ngoài trời.
- Giáo viên có trình độ chuẩn, được đào tạo kỹ lưỡng vì thế mà giáo viên
ở lớp nắm vững các kỹ năng vận động và phương pháp tổ chức hoạt động ngồi
trời.
- Phụ huynh ln quan tâm đến sức khỏe của trẻ ủng hộ các hoạt động vận
động của trẻ ở lớp, điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho giáo viên xây dựng được
những tiết học hay, chất lượng.
b. Khó khăn:
* Khó khăn do chủ quan
- Giáo viên ở lớp mỗi người có một khả năng riêng, vì thế sự nhất quán
trong tổ chức hoạt động cũng có nhiều khó khăn.

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

4


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi


- Phối hợp với phụ huynh cũng có nhiều khó khăn vì các cơ có ít thời gian
để trao đổi với từng phụ huynh về đặc điểm riêng, những mặt mạnh yếu của con
em họ.
* Khó khăn do khách quan
- Diện tích lớp học và sân tập còn trật hẹp so với quy định
- Đồ dùng trực quan còn thiếu và chưa hấp dẫn nên giờ học hoạt động cịn
khơ khan.
- Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong hình thức tổ chức hoạt động,
khiến trẻ gị bó, chưa hững thú học nên chất lượng hoạt động chưa cao.
c. Khảo sát kỹ năng vận động cơ bản của trẻ đầu năm
Nội dung

Kỹ năng vận
động

Kỹ năng phối hợp
vận động

Tích cực tham gia
hoạt động

Đạt

14 trẻ = 50%

9 trẻ= 32%

15 trẻ = 54%

Chưa đạt


14 trẻ = 50%

18 trẻ = 68%

13 trẻ = 56%

II.BIỆN PHÁP
Hoạt động ngoài trời được xây dựng dựa vào mục tiêu của ngành giáo dục
mầm non xuất phát từ yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ. Hoạt động ngoài trời
ở trường mầm non là một hoạt động giáo dục nằm trong chương trình chăm sóc
giáo dục của trẻ được nhà giáo dục tổ chức một cách có mục đích trong mơi
trường khơng gian tự nhiên. Trong khoảng khơng gian này trẻ em nói chung, trẻ
MG 5- 6 tuổi nói riêng được rèn luyện và hình thành một hệ thống các kỹ năng
vận động cơ bản là nhiệm vụ rất quan trọng trong hàng loạt các nhiệm vụ phát
triển thể chất cho trẻ mầm non. Hoạt động ngoài trời là một trong những phương
tiện mang lại hiệu quả cao cho quá trình rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản .
Trong thực tế đời sống hằng ngày, trẻ em luôn luôn chịu tác động của môi
trường tự nhiên. Những điều kiện tự nhiên: ánh sáng, khơng khí… gây ra ảnh
GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

5


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

hưởng đến sự biến đổi tâm sinh lý, kết quả tập luyện của các kỹ năng vận động
cơ bản và đến việc nghĩ ngơi hợp lý. Bắt kịp với điều đó, thế nên trong chương
trình giáo dục mầm non hiện nay, tổ chức Hoạt động ngoài trời vừa là sự chuẩn
bị, tạo đà cho việc thực hiện hoạt động học có chủ đích sắp tới của trẻ vừa là

hình thúc củng cố rèn luyện, vận dụng những điều trẻ đã biết vào thực tiễn.
Trong Hoạt động ngồi trời với mục đích nhằm phát triển thể lực thì việc
rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản là điều rất cần thiết. Trong quá trình này cần
chú ý đến sự nhắc lại của các vận động cơ bản. Vì vậy, việc hướng dẫn các trị
chơi trong Hoạt động ngồi trời khơng thể khơng chú ý đến yếu tố này. Có
nghĩa là sự sắp xếp kế hoạch hoạt động phải có sự lặp lại các trị chơi với mức
độ thích hợp mới rèn luyện ở trẻ kỹ năng vận động cơ bản . Có kỹ năng vận
động cơ bản mới có tác dụng phát triển thể lực cho trẻ được. Căn cứ vào kết quả
khảo sát học sinh tôi đưa ra một số biện pháp sau:
1. Biện pháp 1: Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với
hoạt động rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản
- Giáo viên tìm kiếm, sưu tầm các trị chơi vận động khác nhau, phân
chia theo từng nhóm nhưng vẫn phải đảm bảo phù hợp với lứa tuổi và có tác
dụng rèn luyện các nhóm vận động cơ bản trong hoạt động ngồi trời
- Trên cơ sở các trị chơi vận động phong phú đó, giáo viên chọn lựa để
lập kế hoạch cho phù hợp với nội dung của mỗi chủ đề. Ví dụ như: trong chủ đề
“Giao thơng” có thể cho trẻ tham gia trị chơi “Chạy theo đèn tín hiệu” để rèn
luyện vận động đi, chạy và khả năng phối hợp 2 kĩ năng này. Chủ đề “Bản thân”
thì có thể cho trẻ chơi “Trời nắng, trời mưa”
- Nguồn tìm kiếm các động tác cho trẻ có thể tìm qua sách báo, đĩa hình,
các phương tiện thơng tin có liên quan đến trị chơi vận động.
- Trị chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phải đảm bảo:

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

6


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi


+ Phù hợp với nội dung, nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản của
từng giờ hoạt động ngoài trời trong mỗi chủ đề, phù hợp với khả năng vận động
của trẻ.
+ Cường độ, khối lượng vận động trong trò chơi vừa phải, phù hợp với độ
tuổi.
+ Trị chơi phải có sự phối hợp của các kỹ năng vận động cơ bản với nhau.
+ Trị chơi phải hấp dẫn, kích thích các trẻ tính tích cực vận động.
Giáo viên có thể gợi ý thay đổi trị chơi hoặc thay đổi tình huống chơi khi
thấy trẻ khơng cịn hứng thú nữa.
Một số trị chơi vận động rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Trò chơi vận động rèn luyện kĩ năng đi và cảm giác thăng bằng
“Đi tìm hạt dẻ”, “Lăn dưa hấu”, “Thi tưới cây”, “Khéo léo”, “Gấu và
Ong”, “Lăn bóng”, “Bé đi qua cầu”, “Kéo xe ôtô”, “Tàu về bến”, “Thuyền về
bến”, “Cây cao, cỏ thấp”, “Nhảy qua cành cây”, “Bắt chước dáng đi của các
con vật”, “Gấu dạo chơi trong rừng”, “Chuyền cát”, “Thả thuyền giấy”, “Em đi
qua ngã tư đuờng phố”.
- Trò chơi vận động rèn luyện kĩ năng chạy và cảm giác thăng bằng
“Bánh xe quay”, “Đua xe đạp”, “Chạy tiếp sức”, “Nhanh lên bạn ơi”,
“Bé làm thợ xây”, “Bắt cá”, “Tiếng trống vang”, “Lính cứu hỏa”, “Mũi tên chỉ
đường”, “Bắt chuồn chuồn”, “Chạy đổi chỗ”, “Ơm bóng chạy”, “Mèo đuổi
chuột”, “Trời mưa”, “Ơ tơ vào bến”, “Lá và gió”, “Trời nắng, trời mưa”, “Về
đúng nhà mình”, “Chạy theo đèn tín hiệu”, “Đồn tàu nhỏ xíu”, “Ơ tơ và Chim
sẻ”, “Thỏ đổi chuồng”.
- Trò chơi vận động rèn luyện kĩ năng phối hợp kĩ năng đi và chạy cho trẻ

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

7



SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

“Bong bóng bay”, “Chó thỏ tinh khơn” “Vượt Trường Sơn”, “Tìm kho
báu”, “Lấy bao cát đắp chiến hào”, “Chạy cùng lăn bóng”, “Tu tu tu!”, “Hành
động và dừng lại”, “Bắt vịt con”, “Máy bay”, “Cáo ơi, ngủ à?”, “Chú thỏ khéo
léo”, “Bỏ giẻ”.
- VD: Trò chơi “ Trời nắng, trời mưa”
+ Cách chơi: Cô vẽ trên sân trường 3 vịng trịn to có màu sắc xanh, đỏ,
vàng tượng trưng cho nhà của các chú thỏ ở 3 tổ. Khi trời nắng các chú thỏ ra
kiếm ăn, vừa đi vừa hát và vận động “ Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm
nắng........” khi hát đến đoạn “ Mưa to rồi, mau, mau, mau về thôi” các chú thỏ
phải chạy thật nhanh về đúng nhà của tổ mình.
+ Luật chơi: Trẻ nào chạy về sai nhà sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng.
- Trò chơi “Bánh xe quay’ rèn luyện sự phối hợp của các kĩ năng chạy, đi,
thăng bằng cho trẻ.
+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô), trẻ cầm tay nhau chạy
theo vịng trịn, 2 nhóm chạy theo 2 hướng ngược nhau làm thành bánh xe quay.
Cô gõ xắc xô lúc nhanh, lúc chậm để trẻ chạy nhanh, chậm hoặc đi theo nhịp xắc
xô. Khi cô dừng tiếng gõ, tất cả trẻ đứng trẻ đứng im tại chỗ. Khi sắp cho trẻ
dừng, cô gõ xắc xô chậm dần cho để trẻ dừng hẳn khơng bị chóng mặt.
 Kết quả biện pháp 1:
- Trẻ phát triển được các vận động cơ bản như đi, chạy, giữ thăng bằng.
- Hứng thú, chủ động tham gia vào các trò chơi vận động.

2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết của rèn
luyện kỹ năng cơ bản cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời
Biện pháp này giúp giáo viên có cái nhìn tổng thể về việc rèn luyện kỹ
năng vận động cơ bản của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời


GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

8


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

ở trường mầm non trong một thời gian dài (năm, học kỳ, chủ đề lớn). Từ đó,
giáo viên sẽ chủ động lập các kế hoạch chi tiết của rèn luyện kỹ năng vận động
cơ bản cho trẻ thơng qua hoạt động ngồi trời theo từng tuần, tổ chức cho trẻ
luyện tập một cách có hệ thống, giúp các bài tập của trẻ đạt hiệu quả cao và giúp
trẻ luyện tập một cách tích cực, chủ động hơn.
- Giáo viên lập kế hoạch tổng thể theo từng năm học: Giáo viên phải bao
quát chương trình rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản trong một năm học, gồm
mục tiêu, nội dung, chủ đề, các sự kiện được thực hiện trong năm học đã quy
định trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ và bộ chuẩn trẻ 5 tuổi lĩnh vực
phát triển thể chất.
Mục tiêu giáo dục

Nội dung giáo dục

Dự kiến chủ đề

LĨNH VỰC PHÁT
TRIỂN THỂ CHẤT
* Trẻ khỏe mạnh, cân
nặng, chiều cao phát
triển bình thường
theo lứa tuổi..
- Thực hiện đúng

thuần thục các động
tác cảu bài thể đục
theo hiệu lệnh hoặc
theo nhịp bài hát, bản
nhạc, bắt đầu và kết
thúc động tác đúng
nhịp
* Vận động thơ
* Trẻ có thể kiểm
nhóm cơ lớn, nhỏ
và giữ thăng bằng
khi vận động(Chuẩn
1, 3, 4)
- Phối hợp chính xác
khi tung/ném/đập bắt
bóng, nhanh nhẹn
khéo léo khi trong
chạy, bò:

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ
CHẤT
- Khỏe mạnh, cân nặng, chiều
cao phát triển bình thường theo
lứa tuổi

TRƯỜNG MẦM
NON
- Trường MN
Mường Trai của bé
- Lớp học của bé

- Bé với mùa thu

- Thực hiện các động tác phát
triển các nhóm cơ hơ hấp: Tay ,
Lưng bụng , lườn

* Vận động thô
- Thực hiện tốt các kỹ năng đi và
chạy
- Thực hiện tốt các kỹ năng bò,
trườn, trèo
- Phối hợp nhịp nhàng các giác
quan và vận động khi nhảy, tung,
ném, đập, bắt bóng...
- Thực hiện tốt các kỹ năng bật ,
nhảy

BẢN THÂN
- Cơ thể của tơi
- Tơi cần gì để lớn
lên và khỏe mạnh

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

9


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

- Bật xa tối thiểu

50cm.( CS 1 )
- Nhảy xuống từ độ
cao 40cm (CS2 )
- Ném và bắt bóng
bằng 2 tay từ khoảng
cách xa 4m ( CS 3 )
- Trèo lên, xuống
thang ở độ cao1,5m so
với mặt đất ( CS 4 )
- Nhảy lò cò được ít
nhất 5 bước liên tục,
đổi chân theo yêu cầu
( CS 9 )
- Đập bắt bóng bằng 2
tay ( CS 10
- Đi thăng bằng trên
nghế thể dục ( CS 11)
- Chạy 18m trong
khoảng thời gian 5 7 giây.( CS 12 )
- Chạy liên tục 150m
không hạn chế thời
gian ( CS 13 )
- Tham gia các hoạt
động học tập liên tục
và khơng có biểu
hiện mệt mỏi trong
khoảng 30' ( CS 14 )
* Vận động tinh:
* Trẻ có thể kiểm sốt
và phối hợp vận động

các nhóm cơ nhỏ và
khéo léo, trẻ thể hiện
sức mạnh, sự nhanh
nhẹn và dẻo dai của
cơ thể (Chuẩn 2 )
- Trẻ tự mặc và cởi
được áo ( CS 5 )
Cắt được theo đường
viền của hình vẽ
Xếp chồng 12-15

- Mạnh dạn tự tin khi trèo thang,
đi thăng bằng trên ghế ....
GIA ĐÌNH
- Các thành viên
trong gia đình
- Đồ dùng gia đình
- Nhu cầu gia đình

THẾ GIỚI ĐỘNG
VẬT

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt
động học tập vui chowi

* Vận động tinh

- Động vật ni
trong gia đình
- Động vật sống

dưới nước
- Động vật sống
trong rừng
- Côn trùng
- Thế giới các loài
chim

- Trẻ thực hiện tốt việc mặc quần
áo, tự cài cúc, tự đi giày, tự buộc
dây giày, dây mũ ...Trong hoạt

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

10


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

khối theo mẫu
- Ghép và dán hình
đã cắt theo mẫu
- Uốn ngón tay, bàn
tay xoay cổ tay
- Gập mở lần lượt
từng ngón tay
* Trẻ có hiểu biết về
thực hành vệ sinh cá
nhân và dinh dưỡng,
và an tồn cá nhân (
Chuẩn 5 -6 )

- Có thói quen rửa tay
bằng xà phòng trước
khi ăn, khi tay bẩn và
sau khi đi vệ sinh và
khi tay bẩn ( CS 15)
-Biết đi vệ sinh đúng
nơi quy định, biết đi
xong dội nước cho
sạch
- Biết tự rửa mặt, đánh
răng hàng ngày
( CS 16 )
- Che miệng khi hắt
hơi, ho,ngáp
( CS 17 )
- Giữ đầu tóc quần áo
gọn gàng( CS 18)
- Biết tự thay quần áo
khi bị ướt,bẩn và để
vào nowi quy định
- Trẻ biết gọi tên một
số nhóm thực phẩm
giàu chất đạm, chất
vitamin...
- Kể được tên một số
thức ăn cần có trong
bữa ăn hàng ngày.
Biết và khơng ăn một
số thứ có hại cho sưc
khỏe( CS19- 20)

- Sử dụng đồ dùng

động cá nhân hàng ngày của trẻ
- Thực hiện các loại cử động bàn
tay, ngón tay, va cổ tay,bẻ nắn,
lắp ráp, xé cắt, đường vịng cung,
GIAO THƠNG

- Trẻ có kỹ năng rửa tay bằng xà
phịng đúng thao tác và đúng u
cầu
- Có kỹ năng rửa mặt đúng thao
tác, và hiểu ích lợi của viêc đánh
răng

- Phương tiện giao
thông đường bộ
- Bé với an tồn giao
thơng
- Phương tiện giao
thơng đường thủy
- Phương tiện giao
thơng đường sắt
Đường
hàng
khơng.

- Có một số hành vi, ý thức khi
hắt hơi.. Biết vệ sinh cá nhân và
vệ sinh công cộng, sử dụng đồ

dùng vệ sinh đúng cách

- Nhận biết và gọi tên các loại
thức ăn đơn giản, biết lợi ích của
việc ăn đủ chất
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn
uống vệ sinh với bệnh tật
-Nhận biết một số loại thực phẩm
thơng thường theo 4 nhóm.
Khơng ăn một số thức ăn ơi thiu,
mốc hỏng ...
- Trẻ có ý thức về việc vệ sinh cá
nhân và vệ sinh phòng bệnh, và
thục hiện các kỹ năng đó
- Lựa chọn trang phụ phù hợp với
thời tiết
- Ích lợi cảu việc lựa chon trang
phục phù hợp với thời tiết
- Nhận biết một số biểu hiện khi

THẾ GIỚI THỰC
VẬT - TẾT VÀ
MÙA XUÂN
- Cây xanh
- Thế giới các lồi
hoa
- Các loại quả bé
thích
- Rau là nguồn dinh
dưỡng của bé

- Tết nguyên đán
- Xuân về trên quê
em

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

11


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

phục vụ ăn uống thành
thạo
- Có một số thói quen
tốt trong ăn uống như
mời cơ, mời bạn khi
ăn và ăn từ tốn, không
đùa nghich không làm
đồ vãi thức ăn, ăn
nhiều loại thức ăn
khác nhau, không
uống nước lã ăn q
vặt ngồi đường
- Nhận ra và khơng
chơi một số đồ vật có
thể gây nguy hiểm
( CS 21 )
- Biết tránh xa những
vật dụng nguy hiểm,
nơi không an tồn.

- Biết và khơng làm
một số việc có thể
ngây nguy hiểm ( CS
22 )
- Thực hiện được một
số việc đơn giản
trong sinh hoạt hàng
ngày.
- Biết ăn nhiều loại
thức ăn, ăn chín, uống
nước đun sơi có sđể
khỏe mạnh, uống
nhiều nước ngọt, nước
có ga, ăn nhiều đồ
ngọt dễ béo phì,
khơng có lợi cho sức
khỏe
- Có một số thói quen,
hành vi tốt trong ăn
uống và vệ sinh phịng
bệnh.
- Khơng chơi ở
những nơi mất vệ
sinh, nguy hiểm.

ốm, cách phịng tránh
- Biết khơng chơi và tránh xa các
vật dụng nguy hiểm
- Trẻ nhận dạng được tên các vật
dụng nguy hiểm đó và khơng sử

dụng vật dụng nguy hiểm ấy
- Tham gia làm các công việc
thường ngày nhiệt tình, có ý thức
- Khơng chơi ở những nơi bãi rác,
nơi có khói bụi, ao, hồ, hố vơi
- Biết từ chối quà và không đi
theo người lạ
CÁC HIỆN
TƯỢNG THIÊN
NHIÊN
- Nước
- Hiện tượng thiên
nhiên

NGHỀ NGHIỆP
- Biết gọi người khác cứu khi gặp
nguy hiểm
- Biết tác hại của thuốc lá đối với
sức khỏe không lại gàn người
đang hút thuốc lá, biết khuyên
người lớn bỏ thuốc lá

- Nghề thầy thuốc
- Cô chú công nhân
xây dựng
- Cô bác nông dân
- Cô giáo của em
- Chú bộ đội

QH ĐẤT NƯỚCBÁC HỒ TRƯỜNG TIỂU

HỌC

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

12


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

( 23 )
- Không đi theo,
không nhận quà của
người lạ khi chưa
được người thân cho
phép
( CS 24 )
- Biết kêu cứu và
chạy khỏi nơi nguy
hiểm ( CS25 )
- Biết hút thuốc lá có
hại và khơng lại gần
người đang hút thuốc
(CS 26 )

- Mường La quê em
- Biển đảo mến yêu
- Bác hồ của em
- Trường tiểu học

- Giáo viên lập kế hoạch chi tiết cho từng tháng hoặc từng chủ đề: Giáo

viên cụ thể hóa nội dung rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản để phát triển thể
chất được thực hiện thông qua hoạt động ngoài trời trong 1 tháng hoặc 1 chủ đề
cụ thể.
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
( 3 TUẦN)
Lĩnh vực phát
triển
I. Lĩnh vực phát
triển thể chất

Mục tiêu giáo dục

Nội dung

Hoạt động

- Trẻ khỏe mạnh,
cân nặng, chiều
cao phát triển bình
thường theo lứa
tuổi

- Trẻ đạt được:
+Cân nặng: trẻ trai
15,9 - 27,1kg, Trẻ
gái: 15,3 – 27,8kg;
+Chiều cao: Trẻ
trai 106,1 –
125,8cm, trẻ gái
104,9 – 125,4cm.


- Tổ chức thể dục
sáng đều đặn.
- Động viên trẻ ăn
hết suất.
- Tổ chức cân đo
theo quý.

- Thực hiện được
các vận động cơ
bản một cách vững
vàng, đúng tư thế.

- Trẻ thực hiện
được các bài tập
vận động cơ bản
như: chạy, bò, ...
đúng tư thế.

- Bị bằng bàn tay,
bàn chân 4-5m
- Bị dích dắc qua
7 điểm.

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

13


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi


- Chạy 18m trong
khoảng thời gian
5-7 giây (cs12)

- Phối hợp chân
tay nhịp nhàng.
Chạy được 18m
trong khoảng 7
giây.

- Chạy 18m trong
khoảng thời gian
5-7 giây.

- Tự rửa mặt và
chải răng hàng
ngày(cs16)

- Có ý thức tự giác
rửa mặt và chải
răng hàng ngày
gọn gàng, sạch sẽ.

- Trò chuyện,
luyện tập chải
răng trên mơ hình,
chơi trị chơi “
Đánh răng”,..


- Giữ đầu tóc,
quần áo gọn
gàng(cs18)

- Biết chải tóc khi
bị bù rối. có ý
thức giữ gìn quần
áo gọn gàng, sạch
sẽ.

- Trị chuyện đầu
giờ, hoạt động
chiều, nhắc nhở
trẻ thường xuyên
trong các hoạt
động trong ngày.

- Lập kế hoạch cho từng tuần, ngày: giáo viên sắp xếp các nội dung rèn
luyện kỹ năng vận động cơ bản thơng qua hoạt động ngồi trời vào các ngày trong
tun v thi im trong ngy.
Kế hoạch giảng dạy tuần 7
CHỦ ĐỀ LỚN: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH
(Từ ngày 20/10/2014 đến ngày 24/10/2014)
Thứ

Ngày 1

Ngày 2


Ngày 3

Ngày 4

Ngày 5



Đón trẻTD sáng

Hoạt động
có chủ đích

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ. Nhắc trẻ mang đồ
dùng, đồ chơi bổ sung vào các góc.
- Cùng trẻ chọn tranh treo lên góc chủ điểm. Trị chuyện về những bức tranh
trong chủ đề “Gia đình”.
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, sau đó về
hàng và tập theo cơ.
PTTC
PTNT
PTTM
PTNN
PTTC-XH

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

14



SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

Bò bằng bàn
tay, bàn
chân 4-5m
Dạy trẻ tập
nói tiếng
Việt
Hoạt động
ngồi trời

- Giường
- Tủ
- Bếp
- QS đồ dùng
gia đình
- “Về đúng
nhà”
- Chơi tự do

Tìm hiểu về
một số đồ
dùng gia
đình
- Mâm
- Đĩa
- Đũa

Cắt dán
ngơi nhà


Thơ “Mẹ
của em”

Bé qt nhà

- Nồi/xoong
- Dao
- Thớt

- Ấm
- Chén
- Phích nước

- QS đồ dùng
gia đình
- Vẽ tự do
- Chơi tự do

- QS các
ngơi nhà
- “Chạy tiếp
sức”
- Chơi tự do

- QS các ngôi - Chơi theo ý
nhà
thích
- Vẽ tự do
- Chơi tự do


Ơn tập

1. Góc XD: Lắp ghép đồ dùng gia đình
2. Góc PV: Gia đình của bé
Hoạt động
3. Góc HT: Làm sách , xem tranh về đồ dùng gia đình
góc
4. Góc NT: Biểu diến các bài hát đã học.
5. Góc VH-CV: Kể chuyện theo tranh, tập tô.
Vệ sinh ăn trưa – Vệ sinh ngủ trưa
- Ôn lại bài học
Hoạt động - Học hát, thơ về chủ điểm
-Nhận xét, cắm cờ
chiều
-Vệ sinh, trả trẻ

Dựa vào chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, bộ
chuẩn trẻ 5 tuổi lĩnh vực phát triển thể chất, với các trò chơi vận động đã sưu
tầm, lựa chọn, giáo viên lựa chọn và lập thành kế hoạch cho các giờ rèn luyện
bộ chuẩn trẻ 5 tuổi lĩnh vực phát triển thể chất thông qua hoạt động ngoài trời
theo từng tuần cụ thể. Khi lâp kế hoạch giáo viên cũng cần xác định mục tiêu về
rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ một cách cụ thể, để từ đó xác định
cách thức tiến hành tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ sao cho đạt được mục
tiêu đó. Ngồi ra cần chú ý đến điều kiện vùng miền, điều kiện thực tế của
trường lớp: khả năng, nhu cầu của trẻ, số lượng trẻ trong lớp; cơ sở vật chất: sân
chơi, thiết bị chơi ngồi trời, đồ dùng đồ chơi; để từ đó mà xác định cách thức

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La


15


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

tiến hành tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ sao cho đạt được mục tiêu rèn
luyện kỹ năng vận động cơ bản đã đặt ra ban đầu.
 Kết quả biện pháp 2:
- Giáo viên xác định được mục tiêu và các nội dung phù hợp phát triển kỹ
năng vận động cho trẻ.
- Xây dựng được kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài trời đa dạng, hấp dẫn.
3. Biện pháp 3: Xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú
Một trong những điều kiện quan trọng để rèn luyện kỹ năng vận động cơ
bản thơng qua hoạt động ngồi trời đó là xây dựng các khu vực chơi đa dạng,
phong phú và nhiều dụng cụ ngoài trời để luyện tập. Khu vực chơi là điểm tựa
để định hướng hoạt động cho trẻ. Do đó, xây dựng khu vực chơi đa dạng, phong
phú hấp dẫn với đặc trưng riêng của từng khu vục có tác dụng làm nảy sinh nhu
cầu vận động, bộc lộ khả năng, năng khiếu thể chất của trẻ, tạo cho trẻ dễ tiếp
cận với khu vực chơi ngoài trời với các dụng cụ ngồi trời khác nhau. Đây chính
là điều kiện nhằm rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ.
Vì thế, cần phải thường xuyên thay đổi làm mới khơng gian của khu vực
chơi ngồi trời, bổ sung đồ chơi, các dụng cụ chơi mới để tạo điều kiện giúp các
em bộc lộ và thể hiện khả năng vận động của mình. Xây dựng các khu vực chơi
hợp lý, hấp dẫn sẽ kích thích hứng thú vận động cho trẻ từ đó rèn luyện kỹ năng
vận động một cách tự nhiên.
Có thể xây dựng các khu vực chơi sau:
- Khu vực cây cảnh: Khu vực này cần trồng các loại cây đa dạng về lá,
thân, quá trình sinh truởng và phat triển. Các cây trong trường cũng cần đa dạng
về thể loại (có cây bóng mát, cây cảnh, vườn hoa, cây cỏ, cây ăn quả, cây
rau…). Nên chọn các loại cây xanh tạo bóng mát có vịng sinh trưởng rõ ràng,

có sự biến đổi về hoa, lá… theo mùa và gần gũi với trẻ. Trong vườn hoa nên
trồng những loại hoa có màu sắc tươi sáng, tạo cảm xúc tích cực đối với trẻ. Bố
GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

16


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

trí cây xanh trong trường ở những vị trí thận tiện, phục vụ tốt cho trẻ chơi ngồi
trời. Dưới các cây bóng mát, trẻ có thể thực hiện các vận động nhẹ nhàng như:
hít thở kết hợp với đi nhẹ nhàng xung quanh gốc cây, chơi trốn tìm… tạo cơ hội
cho trẻ được thể nghiệm những cảm xúc của mình.
- Khu vực các thiết bị đồ chơi ngoài trời: Đồ chơi ngoài trời nên đa dạng
để kích thích trẻ thực hiện các vận động khác như: đu quay, cầu trượt, bấp bênh,
xích đu, đường ống để chui qua, thang bằng dây thừng, xe đạp 3 bánh, thú
nhún… Những đồ chơi này khuyến khích trẻ thực hiện các vân động khác nhau,
đồng thời hình thành ở trẻ các tố chất nhanh, mạnh, khéo léo, sự phối hợp nhịp
nhàng các vận động…
Tuy nhiên, mỗi loại đồ chơi cần phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trả 5-6 tuổi
nên có những đồ chơi có kích thước vừa tầm. Các đồ chơi nên đặt ở những vị trí
hợp lí, đảm bảo an toàn cho trẻ và nằm trong tầm kiểm soát của giáo viên khi trẻ
chơi (tức là bố trí sao cho cơ dễ dàng quan sát).
- Khu vực chơi với cát, nước và các vật liệu thiên nhiên: Khu vực này
ngoài cho trẻ thực hiện các hoạt động khám phá khoa học cịn kích thích trẻ chơi
các trị chơi như: chuyền cát, múc thi múc nước đổ vào xơ... Nên có hố cát, sỏi,
bể nước và các vật liệu như xẻng, chai lọ, xơ, chậu …
Ví dụ: Trong chủ đề “Giao thông” chúng tôi đã tận dụng các nguồn
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ VĐ, đặc biệt là nguồn nguyên vật
liệu tự nhiên và vật liệu tái sử dụng như: ống nước làm “vô – lăng xe ơtơ”, cây

tre làm cầu trong trị chơi “Bé đi qua cầu”
Ví dụ: Trong chủ điểm “Thế giới động vật” chúng tơi kết hợp với gia đình
để huy động phụ huynh đóng góp, tận dụng các nguồn nguyên vật liệu, phế liệu
khác như xốp mút, giấy màu, đề - can … để làm đồ dùng, đồ chơi, mũ các con
vật cho các khu vực chơi hay đồ chơi mang từ lớp ra như bóng, vịng, phấn…

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

17


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

Giáo viên có thể cùng lúc tổ chức tất cả các khu vực hoặc chỉ một khu vục
đặc trưng phụ thuộc vào nội dung của chủ đề, vào diện tích của khn viên
trường, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, số lượng trẻ trong lớp và kinh nghiệm
của trẻ. Nhưng cũng không nhất thiết phải tổ chức đồng thời tất cả các khu vực
chơi, quá nhiều khu vực cùng một lúc sẽ làm rối trí trẻ gây khó khăn cho việc tự
lựa chọn khu vực chơi của trẻ. Việc phân chia khu vực chơi phải hợp lý, khoa
học: Dựa vào số lượng trẻ, Đồ dùng, đồ chơi phải thường xuyên thay đổi, bổ
sung cho phù hợp với trò chơi và với độ tuổi của trẻ.
 Kết quả biện pháp 3 :
- Trẻ thích thú, tích cực tham gia vào các hoạt động vận động ngoài trời.
- Trẻ lựa chọn được nhiều nội dung hoạt động phát triển đồng thời các kỹ
năng vận động tinh và thô.

4. Biện pháp 4: Bổ sung kinh nghiệm vận động cho trẻ

Khi tham gia chơi trong hoạt động ngài trời trẻ phải vận dụng kinh
nghiệm của mình để giải quyết nhiệm vụ chơi vì vậy khơng có kinh nghiệm

(vốn hiểu biết về kỹ năng vận động cơ bản) thì trẻ không thể tiến hành cuộc
chơi, nhu cầu chơi của trẻ khơng được thoả mãn. Chính vì vậy, chuẩn bị làm
giàu kinh nghiệm vận động cho trẻ là một trong những nội dung quan trọng khi
tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ.
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung phát triển thể chất trong hoạt động học có
chủ đích, chủ đề, chủ điểm giáo dục trong kế hoạch và căn cứ vào vốn hiểu biết
của trẻ về những vận động như: đi, chạy…của trẻ, để lên kế hoạch bồi dưỡng
làm giầu kinh nghiệm kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ.
Trước khi chuyển sang một kỹ năng vận động cơ bản mới, chủ điểm mới
giáo viên dành thời gian 1 hoặc 2 buổi (chủ yếu là buổi chiều) để trao đổi, trò
GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

18


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

chuyện và thực hành nội dung của các trò chơi, cách thức thực hiện khi tiến
hành chơi. Ví dụ: Vì sao cần phải sử dụng kỹ năng vận động cơ bản đó? Những
kỹ năng vận động cơ bản chúng ta vừa mới sử dụng trong trò chơi được gọi là
những kỹ năng vận động cơ bản gì?
Trẻ có thể kể lại theo kinh nghiệm vận động của cá nhân trên cơ sở có sự
gợi ý của cơ giáo. Ví dụ: Cơ gợi ý cho trẻ nhớ lại những kỹ năng vận động cơ
bản mà mẹ đã sử dụng khi làm cơng việc nhà hoặc cịn biết gì về các kỹ năng
vận động cơ bản khác mà trẻ đã thực hiện, nó thưc hiện như thế nào? Trên cơ sở
những hiểu biết đó trẻ vận dụng vào trò chơi vận động và trong vui chơi tự do.
Để bổ sung kinh nghiệm kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ giáo viên cần làm
những việc sau:
- Tổ chức cuộc trò chuyện với trẻ theo chủ đề, chủ điểm
- Sử dụng tính trực quan như: làm mẫu, cho trẻ xem băng hình, phim,

tranh ảnh có nội dung liên quan đến các kỹ năng vận động cơ bản. Thông qua
các hoạt động giáo dục, đặc biệt là những tiết học thể dục, thể dục sáng, chơi tự
do ở các khu vực trong hoạt động ngoài trời làm cho vốn kinh nghiệm của trẻ
thêm phong phú.
Ví dụ: Trong chủ điểm “Phương tiện giao thông” chúng tôi đã bổ sung kinh
nghiệm vận động trong một một số hoạt động trong ngày của trẻ như sau:
Đón trẻ: Sau khi đón trẻ vào lớp, chúng tôi cho trẻ chơi tự do ở các góc
chơi, hướng dẫn trẻ chọn đồ chơi và chơi trị chơi: “Ơ tơ và Chim sẻ”, “Đồn tàu
nhỏ xíu”…
Hoạt động học: chạy nhanh 10 – 12 mét, trò chơi vận động: về đúng bến
Hoạt động góc chúng tơi cho trẻ chơi các trò chơi rèn luyện kĩ năng đi,
chạy, thăng bằng cho trẻ như: “Bỏ giẻ”, “Kết bạn”, “Máy bay”…
Như vậy, tuỳ vào điều kiện cụ thể, giáo viên có thể lựa chọn các biện
pháp khai thác mở rộng vốn hiểu biết, bổ sung kinh nghiệm vận động cho trẻ, có
GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

19


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

như vậy trẻ mới có những hiểu biết nhất định về kỹ năng vận động cơ bản để tự
mình tiến hành các thao tác vận động, tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong trò
chơi.

 Kết quả biện pháp 4:
- Trẻ chủ động trong các hoạt động, phát huy được tính thích cực vận
động của trẻ.
- Trẻ nắm được các kỹ năng vận động mà mình đã học được thơng qua trị
chơi.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Kết quả đối với trẻ.
Qua những biện pháp tơi nghiên cứu và áp dụng vào lớp mình, kỹ năng vận
động cơ bản của học sinh lớp tôi tăng lên rõ rệt.
100% cháu hào hứng tham gia vào các hoạt động phát triển vận động
ngoài trời.
Kết quả khảo sát cuối năm như sau:
Nội dung

Kỹ năng vận
động

Kỹ năng phối hợp
vận động

Tích cực tham gia
hoạt động

Đầu năm

14 trẻ = 50%

9 trẻ= 32%

15 trẻ = 54%

Cuối năm

28 trẻ = 100%


26 trẻ = 93%

28 trẻ = 100%

Tăng

14 trẻ = 50%

17 trẻ = 61%

18 trẻ = 56%

Nhờ sử dụng các biện pháp giáo dục trong sáng kiến mà trẻ hào hứng,
phấn khởi tham gia hoạt động ngoài trời từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc hoạt
động, ít trẻ dừng cuộc chơi giữa chừng. Hứng thú của trẻ cũng được nâng cao
nhờ sự đa dạng, phong phú hấp dẫn của các dụng cụ, trò chơi vận động và các

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

20


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

khu vực chơi. Trẻ được tự do, độc lập, tự lựa chọn khu vực chơi, trị chơi, lựa
chọn phương tiện… từ đó trẻ thực sự tích cực thực hiện nhiệm vụ hoạt động rèn
luyện kỹ năng vận động cơ bản thơng qua hoạt động ngồi trời. Chính vì thế, kỹ
năng vận động cơ bản của trẻ đã được rèn luyện và phát triển hơn trước khi
thực hiện sáng kiến, thái độ hào hứng, vui vẻ, sự phối hợp các vận động cơ bản
cũng như các bộ phận cơ thể trở nên uyển chuyển và tự nhiên hơn.

2. Kết quả đối với giáo viên.
- Giáo viên chủ động, sáng tạo hơn trong các tiết dạy, làm dấy lên phong
trào sưu tầm, sáng tạo đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động thể chất.
- Nâng cao hiểu biết của giáo viên về chuyên đề phát triển vận động.
- Giáo viên đã xây dựng được các kế hoạch phát triển kỹ năng vận động
bản cho trẻ thơng qua hoạt động ngồi trời một cách khoa học, hợp lý và hấp
dẫn trẻ.
3. Kết quả đối với phụ huynh.
Nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của phụ huynh. Phụ huynh tham gia
cùng nhà trường trong những hội thi, thao giảng, hội giảng, các ngày hội ngày
lễ...

IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Rèn luyện kỹ năng vận đông cơ bản cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua
hoạt động ngồi trời có ý nghĩa quan trọng và là một trong những nội dung trọng
yếu để phát triển thể chất cho trẻ cho trẻ. Hoạt động đó làm thỏa mãn nhu cầu
hoạt động của trẻ, tăng cường thêm sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa,
tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt
động.

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

21


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

Trong trường, giáo viên đã nhận thức được sự cần thiết phải rèn luyện kỹ
năng vận đông cơ bản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi

trời. Tuy nhiên sự vận dụng các biện pháp còn rất hạn chế, chưa hệ thống, cịn
áp đặt trẻ vì vậy trẻ thụ động, thiếu tự tin và chưa phát huy được các kỹ năng
vận đơng cơ bản của trẻ vào vui chơi ngồi trời. Một số trẻ tuy tham gia vận
động nhưng chưa sử dụng đúng các kỹ năng vận đông cơ bản đúng và sáng tạo
và ít chủ động trong hoạt động rèn luyện kỹ năng vận đơng cơ bản của mình.
Để rèn luyện kỹ năng vận đông cơ bản cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thơng
qua hoạt động ngồi trời cần:
- Giáo viên cần năm được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển vận
động đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Để từ đó nghiên cứu xây dựng các kế
hoạch, nội dung hoạt động để nhằm phát triển các kỹ năng vận động cơ bản cho
trẻ theo từng chủ đề cho phù hợp.
- Tạo môi trường giáo dục ngoài trời an toàn, sáng tạo, hấp dẫn với trẻ,
mang tính giáo dục cao.
- Giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo trong mọi hoạt động , tâm huyết với
nghề, yêu thương, gần gũi, quan tâm giúp đỡ trẻ.
- Giáo viên cần tích cực và sáng tạo làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động
phát triển vận động phù hợp với chủ đề giáo dục trẻ.
- Cần tích cực tìm tịi, học hỏi thơng qua việc nghiên cứu tài liệu, sách báo,
băng đĩa và qua đồng nghiệp.
- Phối hợp thường xuyên với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

1. Đối với nhà trường:

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

22



SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

- Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị đồ chơi ngoài trời và phục vụ
hoạt động phát triển vận động như: Hầm chui, thang dây, bóng rổ,cầu khỉ,....
- Cải tạo khuôn viên trường phù hợp với nội dung rèn luyện kỹ năng vận
động cơ bản trong hoạt động ngoài trời.
- Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề phát
triển vận động cho đội ngũ giáo viên.

2. Đối với Phòng Giáo dục
- Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn về chuyên đề giáo dục phát
triển vận động.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt cụm hướng vào nội dung phát triển kỹ năng
giảng dạy của giáo viên trong hoạt động phát triển thể chất, hoạt động ngoài trời.
- Cung cấp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình, đĩa ghi
hình...để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên.

Mường Trai, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Người viết sáng kiến

Cầm Thanh Thảo

Xác nhận của Hội đồng khoa học nhà trường

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

23



SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Xác nhận của Hội đồng khoa học cấp trên
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

................................................................................................................................

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

24


SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

GV: Cầm Thanh Thảo - Trường mầm non Mường Trai - Mường La - Sơn La

25


×