Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đề tài Lưu vực sông Hồng Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.8 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Trang
I.

II.

III.

IV.

Giới thiệu chung về lưu vực sông Hồng-Thái Bình
1. Vị trí địa lý
2. Hệ thống mạng lưới sông suối
3. Điều kiện khí hậu dòng chảy
4. Điều kiện mặt đệm
Các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước
1. Thiên tai
2. Ô nhiễm nguồn nước
3. Phát triển thủy điện
4. Khai thác khoáng sản
Những thách thức trong việc sử dụng và
quản lý TNN tại lưu vực sông
1. Thách thức mang tính khách quan
2. Thách thức mang tính chủ quan
a. Xét tên góc độ quản lý
b. Xét trên góc độ sử dụng
Những giải pháp đề xuất nhằm sử dụng
và phát triển bền vững TNN
1. Biện pháp khắc phục những vấn đề thiên tai
2. Một số quan điểm và giải pháp chiến lược để
bảo vệ và phát triển bền vững TNN


3. Quản lý phát triển thủy điện

Bảng phân công công việc

1
1
2
3
6
8
8
10
11
12
13
13
13
17
17
19
20


LƯU VỰC SÔNG HỒNG-THÁI BÌNH
I.Giới thiệu chung về lưu vực sông Hồng- Thái Bình:

1. Vị trí địa lý:
-

-


Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình là một lưu vực sông liên quốc gia chảy
qua 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng
169.000km2 và diện tích lưu vực của hai sông này trong lãnh thổ Việt Nam vào
khoảng 87.840km2.
Châu thổ sông nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam có diện tích ước tính
khoảng 17.000km2. Chiều dài sông Hồng trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 328km.


-

-

-

-

Phần lưu vực nằm ở Trung quốc là: 81.200 km 2 chiếm 48% diện tích toàn lưu vực.
Phần lưu vực nằm ở Lào là: 1.100 km 2 chiếm 0,7 % diện tích toàn lưu vực. Phần
lưu vực nằm ở Việt Nam là: 87.840 km2 chiếm 51,3% diện tích lưu vực.
Đây là hệ thống sông lớn thứ hai (sau hệ thống sông Mêkông) chảy qua
Việt Nam đổ ra biển Đông.
Hai hệ thống sông được nối thông với nhau bằng sông Đuống và sông Luộc tạo
thành lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình. Hạ lưu sông Hồng kết hợp với hạ lưu
sông Thái Bình đã tạo thành đồng bằng sông Hồng-sông Thái Bình
Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình được giới hạn từ 20023’ đến 25030’ vĩ độ
Bắc và từ 1000 đến 107010’ kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp lưu vực sông Trường Giang và sông Châu Giang của Trung Quốc
+ Phía Tây giáp lưu vực sông Mêkông
+ Phía Nam giáp lưu vực sông Mã

+ Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.
Phần lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình trên lãnh thổ Việt Nam có vị trí địa lý
từ: 20023’ đến 23022’ vĩ độ Bắc và từ 102010’ đến 107010’ kinh độ Tây.

2. Hệ thống mạng lưới sông suối:
 Sông Hồng:
- Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn thứ hai ở nước ta, chỉ sau hệ thống sông

-

-

-

Mê Kông. Nhưng nếu xét về phần diện tích lưu vực cũng như lượng dòng chảy
được sinh ra trong lãnh thổ nước ta thì nó được xếp hàng đầu.
Địa hình lưu vực thấp dần theo hướng tây bắc-đông nam, độ cao đường phân nước
(ranh giới lưu vực) xung quanh hệ thống sông bằng khoảng 2000-3000 m ở lãnh
thổ Trung Quốc và 1000-2000 m ở Việt Nam.
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn lưu vực với độ cao trung bình 1090 m.
Phần phía tây của lưu vực nằm trong lãnh thổ nước ta được giới hạn bởi khối núi ở
biên giới Việt-Lào với những đỉnh núi cao trên 1800 m như Pu-đen-đinh (1886 m),
Pu-sam-sao (1987m), về phía bắc có dãy núi Pu-si-lung (3076 m) nằm ở biên giới
Việt-Trung.
Phía đông được giới hạn bởi cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc với những núi cao
trên 1500 m như đỉnh Phia Bioc cao 1576 m.
Trung và thượng lưu của hệ thống sông là những khối núi và cao nguyên. Đáng kể
nhất là dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài 180km từ biên giới Việt-Trung đến Vạn
Yên với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m, Pu Luông 2985 m. Đó cũng là đường
phân nước giữa sông Đà và sông Thao. Dãy núi Con Voi chạy gần song song với

sông Thao, là đường phân nước giữa sông Thao với sông Lô. Các cao nguyên đá
vôi có thể kể đến là các cao nguyên: Ta Phìn, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu trong
lưu vực sông Đà, các cao nguyên Bắc Hà, Quản Bạ, Đồng Văn trong lưu vực sông
Lô.


Xen kẽ những cao nguyên, đồi núi là những thung lũng, bồn địa bằng phẳng như
các bồn địa Nghĩa Lộ, Quang Huy.
- Vùng trung du được đặc trưng bởi địa hình đồi dạng bát úp với độ cao dưới 50100 m.
 Sông Thái Bình:
- Hệ thống sông Thái Bình do 3 sông: Cầu, Thương và Lục Nam hợp thành
- Ở phía nam Hà Nội, sông Đuống tách từ sông Hồng và nhập vào sông Thái Bình
chảy về phía đông. Cảng Hải Phòng nổi tiếng nằm ở phía bắc cửa sông Thái Bình.
- Các sông nhánh và phân lưu: Sông Cầu Xe, Sông Gùa, Sông Hóa, Sông Kênh
Khê, Sông Luộc, Sông Mía, Sông Sặt, Sông Văn Úc
- Hệ thống sông:
+ Nằm ở khu vực đông bắc Bắc Bộ.
+ Phía tây và phía bắc giáp lưu vực sông Hồng.
+ Phía đông giáp hệ thống sông Kỳ Cùng - Bằng Giang.
+ Phía đông nam giáp lưu vực các sông nhỏ ở Quảng Ninh.
+ Phía nam giáp vịnh Bắc Bộ.
+ Phần phía tây và tây bắc là vùng núi cao thuộc cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn Yên Lạc quy tụ về dãy núi Tam Đảo với đỉnh Pia-Bioc cao 1576 m, dãy núi Tam
Đảo ở phía tây nam với đỉnh cao 1592m.
+ Phần phía bắc và đông bắc là vùng núi thuộc cánh cung Bắc Sơn với một số
đỉnh núi cao trên 1000 m như đỉnh Cốc Xe 1131 m, Khao Kiên 1107 m,
+ Phía đông nam giáp với tỉnh Quảng Ninh là dãy núi Yên Tử cao 1068 m.
- Vùng đồi núi thấp phân bố ở trung lưu sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam
với độ cao dưới 100-200 m. Vùng đồng bằng nằm ở hạ lưu các sông, địa hình
bằng phẳng và thấp. Nhìn chung, địa hình ở lưu vực sông Cầu thấp dần từ bắc
xuống nam, còn ở 2 lưu vực sông Thương và sông Lục Nam thì thấp dần theo

hướng đông bắc - tây nam. Độ cao trung bình của lưu vực của sông Cầu, sông
Thương xấp xỉ nhau (190 m) còn ở sông Lục Nam thì cao hơn (207m).
-

3. Điều kiện khí hậu dòng chảy:
 Khái quát chung:
- Toàn lưu vực sông Hồng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với mùa Đông lạnh,

-

khô, ít mưa và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, chịu tác đọng của cơ chế gió mùa
Đông Nam Á với hai mùa gió: Gió mùa Đông và gió mùa Hạ.
Gió mùa Đông bị chị phối bởi không khí cực đới và không khí biển Đông và biến
tính.
Gió mùa Hại bị chi phối bởi ba không khí:
+ Không khí nhiệt đới biển bắc ấn độ (gió Tây Nam)
+ Không khí xích đạo (gió Nam)
+ Không khí biển Thái Bình Dương (gió Đông Nam)


 Chế độ bức xạ:
-

Do ở vùng khí hậu nhiệt đới, nên lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình hàng năm
nhận được nguồn năng lượng bức xạ 100 ÷ 200 Kcal/cm 2/tháng, trung bình là 60 ÷
80 Kcal/cm2/tháng. Nhỏ nhất là tháng I và II có tổng lượng bức xạ là 5÷8
kcal/cm2/tháng, lớn nhất là vào tháng VII, thời kỳ lên cao nhất trên Vĩ độ Bắc
lượng bức xạ tổng cộng tới 12 ÷ 16 Kcal/cm 2/tháng. Các tháng mùa hạ cán cân bức
xạ tăng tương đối đồng đều trên toàn lưu vực nên mức độ chênh lệch ít hơn các
tháng mùa đông. Một điều cần quan tâm là cán cân bức xạ thay đổi theo cao độ địa

hình (ở Hà Nội với cao độ 5m là 72,5 Kcal/cm 2/năm; nhưng ở Sa Pa cao độ 1570
cán cân bức xạ chỉ còn 44,7 Kcal/cm2/năm).
 Chế độ ẩm:

-

-

-

-

-

Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí trên lưu vực ở phần Việt Nam có
trị số khá cao từ 80% ¸ 90%, thời kỳ khô nhất khoảng 75% và thời kỳ ẩm nhất
nhiều nơi đạt đến hơn 90%. Phần lớn các vùng trong lưu vực đạt hai giá trị cực đại
và hai giá trị cực tiểu.
Cực đại thứ nhất thường xảy ra vào khoảng tháng II đến tháng III do có nhiều mưa
phùn và và ẩm ướt nhất trong năm (Yên Bái 90%, Hà Nội 87%, Hải Phòng 91%,
Nam Định 91%...). Cực đại thứ hai xảy ra vào khoảng tháng VII đến tháng VIII
tương ứng với thời gian nóng nhất và mưa nhiều trong năm (Tuyên Quang, Hà Nội
86%, Hải Phòng 88%).
Cực tiểu thứ nhất xảy ra vào tháng V¸ VI và cực tiểu thứ hai xảy ra vào khoảng
tháng X ¸ XI tương ứng với thời kỳ vào đầu và cuối mùa mưa (Hoà Bình, Phú Thọ,
Hà Nội có độ ẩm khoảng 80 ¸83%).
Độ ẩm không khí tương đối trung bình nhiều năm của lưu vực vào khoảng 84%.
Độ ẩm tương đối lớn nhất xuất hiện vào các tháng mùa Hè, mùa xuân, nhất là các
ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt độngmạnh gây mưa lớn. Trong các tháng này độ
ẩm tương đối thường cao hơn 86%. Độ ẩm thấp nhất xảy ra vào các tháng mùa

Đông, đặc biệt vào những ngày gió Tây Nam khô nóng hoạt động, trong thời kỳ
này độ ẩm có thể nhỏ hơn 50%.
Sự chênh lệch về độ ẩm không khí giữa mùa khô và mùa mưa của khu vực này là
thấp, tháng có độ ẩm tương đối nhỏ nhất là tháng XI, XII.
 Chế độ nhiệt:

-

Lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình nằm giữa ranh giới của vùng nhiệt đới nội
chí tuyến (phần Việt Nam và một phần lưu vực thuộc Trung Quốc) và vùng cận chí
tuyến (phần còn lại trên lãnh thổ Trung Quốc). Nó vừa chịu ảnh hưởng của gió
mùa cực đới Châu á đồng thời do nằm sát bên bờ Thái Bình Dương nên lại chịu
ảnh hưởng thường xuyên mãnh liệt của khí hậu biển cả trong mùa hè và mùa đông,
có khí hậu ôn hoà hơn về mùa hạ so với các vùng nhiệt đới trong lục địa, nhưng lại


-

-

-

-

có mùa đông lạnh hơn. Vì thế lưu vực sông Hồng có nền nhiệt thấp hơn các vùng
nhiệt đới khác của hành tinh song độ ẩm lại phong phú. So với toàn quốc lưu vực
có nền nhiệt độ bình quân hàng năm thấp hơn.
Do chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông và gió mùa Tây
Nam trong mùa hạ nên thời gian ấm nóng trong phần lớn lưu vực kéo dài từ 8 ¸ 9
tháng (tháng III¸ IX, có nhiệt độ trung bình tháng trên 20 oC, tháng V¸ IX có nhiệt

độ cao hơn 25oC). Nhiệt độ thấp ở hầu khắp trong lưu vực vào tháng XII ¸ II (thấp
nhất thường vào tháng I và đầu tháng II, trên vùng núi cao vào những ngày giá rét
thường có tuyết rơi và nước đóng băng trên bề mặt nhưng cũng chỉ xảy ra trong
ngày.
Một điều cần lưu ý là vào đầu mùa hè (tháng V ¸ VI) gió mùa Tây Nam phát triển
mạnh, áp thấp ấn - Miên di chuyển từ Tây sang Đông gây gió Tây mang thời tiết
khô nóng ảnh hưởng nhiều nên trên bề mặt lưu vực lưu vực sông Đà và có khi còn
tràn xuống cả trung du và đồng bằng sông Hồng (thời kỳ này thường đạt tới trị số
cao tuyệt đối, trị số đó thường từ 40o ¸ 43oC).
Nhiệt độ không khí bình quân nhiều năm là 23,3 oC. Nhiệt độ cao nhất vào tháng
VII với bình quân tháng là 28,8oC. Nhiệt độ thấp nhất là vào các tháng XII, I bình
quân vào khoảng 15, 9 đến 18,2oC.
 Chế độ bốc hơi:
Xét theo không gian:
+ Phần Trung Quốc thuộc lưu vực sông Hồng có lượng bốc hơi trung bình năm rất
lớn (Lấy theo số liệu 1961 ÷ 1963): Thượng nguồn sông Thao ở Ngụy Sơn: 2170
mm/năm, Lâm Bình: 2226 mm/năm, Mông Tự: 2362 mm/năm, Khai Hiển: 2502
mm/năm, Hà Khẩu 1494 mm/năm; Thượng nguồn sông Đà: Mặc Giang: 1780
mm/năm, Giang Thành: 1417 mm/năm; Thượng sông Lô: Văn Sơn: 2000
mm/năm.
+ Phần Việt Nam thuộc lưu vực sông Hồng có lượng bốc hơi trung bình năm nhỏ
(là vùng có lượng bốc hơi nhỏ nhất nước ta): ở Tây Bắc từ 660 ÷ 1150 mm/năm,
Việt Bắc 500 ÷ 860 mm/năm, Thái Nguyên 730 ÷ 980 mm/năm, trung du 560 ÷
1050 mm/năm, đồng bằng 700 ÷ 990 mm/năm đến trên 80mm mỗi tháng, trái lại
trong các tháng mùa mưa lượng bốc hơi chỉ dưới 50mm.
 Chế độ gió:

-

-


Gió hoạt động trên lãnh thổ miền Bắc nói chung có thể chia làm hai mùa: gió mùa
đông từ tháng XI - IV năm sau và gió mùa hạ từ tháng V - X. Tuy nhiên do ảnh
hưởng của điều kiện địa hình mà hướng gió hoạt động trên lưu vực sông Hồng –
Thái Bình mang nặng tính địa phương.
Hai hướng gió thịnh hành trong năm là hướng Nam và Đông Nam. Trong mùa
đông khi gió Đông Bắc tràn về, hướng gió Đông Bắc và Bắc cùng xuất hiện, song
không đều trên lưu vực và tần suất xuất hiện nhỏ hơn nhiều so với hướng Đông
Nam. Hướng Đông Nam không những thịnh hành trong mùa hè mà còn thịnh hành


trong cả một số tháng mùa đông, đồng thời là nguyên nhân tạo ra những đợt nóng
ấm xen kẽ trong mùa đông.
 Chế độ mưa:
-

-

-

Lượng mưa trung bình thời kỳ quan trắc của các trạm, khí tượng, đo mưa trên lưu
vực được minh hoạ trong bảng 3.5. Nhìn chung, lưu vực sông Hồng – Thái Bình
có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Lượng mưa khá phong phú nhưng phân bố
không đều theo không gian. Lượng mưa năm khá lớn nhưng chủ yếu tập trung vào
mùa mưa. Lượng mưa năm biến động rất mạnh so với yếu tố khí tượng khác, giá
trị cực đại tiểu cực đại của lượng mưa có thể chênh nhau từ hai đến ba lần. Nếu
xét theo không gian trong lưu vực dao động trong khoảng 1200 ÷ 2000 mm, phần
lớn trong khoảng 1800 mm/năm. Lượng mưa năm biến đổi rất lớn từ 700 ÷ 4800
mm, trong đó địa phận Trung Quốc 700 ÷ 2100 mm/năm, phần Việt Nam 1200
mm ÷ 4800mm (thuộc loại mưa lớn của thế giới). Tạo ra tài nguyên khí hậu và tài

nguyên nước rất phong phú trong lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình.
Sự phân bố lượng mưa trên lưu vực phụ thuộc rất nhiều vào địa hình và sự xắp
xếp các dãy núi: hướng đón gió và khuất gió. Địa hình cao, phía hướng đón gió
mưa nhiều và tạo thành các tâm mưa lớn là Bắc Quang, Mường Tè, Hoàng Liên
Sơn có lượng mưa khá lớn. Lượng mưa lớn nhất có nơi đạt đến 600-700mm/tuần;
1200mm/tháng đặc biệt là trung tâm mưa Bắc Quang có năm đạt đến
5499mm/năm. Những vùng khuất sau dãy núi chắn gió như thung lũng Yên Châu,
Cao nguyên Sơn La, lòng chảo Nghĩa Lộ, vùng thượng nguồn sông Gâm có lượng
mưa nhỏ đạt từ 1200mm đến khoảng 1600mm/năm. Vùng đồng bằng có lượng
mưa trung bình từ 1400mm đến hơn 2000mm.
Lượng mưa biến đổi qua nhiều năm không lớn, năm mưa nhiều gấp 2-3 lần lượng
mưa năm mưa ít. Do đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa nên chế độ mưa trên lưu
vực sông Hồng biểu hiện tính mùa khá rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài 5 tháng từ
tháng VI đến tháng X. Nơi mưa nhiều có thể kéo dài 7-8 tháng. Nhiệt độ không
khí trung bình từ 15oC – 24oC. Lượng bốc hơi trung bình năm (đo bằng ống Piche)
từ 600mm ở vùng núi cao đến hơn 1000mm ở vùng đồng bằng....

4. Điều kiện mặt đệm
Mặt đệm dùng để chỉ khoảng không gian địa lý bề mặt Trái đất, được giới hạn phía
trên là khí quyển và phía dưới là ranh giới hoạt động của nước ngầm tầng nông.
Mặt đệm là hệ thống động tự nhiên của bề mặt trái đất, nơi bộc lộ sự tương tác
hoạt động của thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển, khí quyển và các hoạt động
của con người.
- Các yếu tố cơ bản tạo thành mặt đệm bao gồm: Địa hình, địa mạo, các lớp đất đá,
thảm thực vật, hệ thống nước ngầm tầng nông, các công trình nhân tạo.
+ Địa hình, địa mạo: Địa hình lưu vực sông Hồng có hướng dốc chung từ tây bắc xuống
đông nam, địa hình phần lớn là đồi núi, chia cắt mạnh, khoảng 70% diện tích ở độ cao
trên 500m và khoảng 47% diện tích lưu vực ở độ cao trên 1000m. Độ cao bình quân lưu
vực khoảng 1090m. Phía tây có các dãy núi ở biên giới Việt Lào, có nhiều đỉnh cao trêm
-



1800m như đỉnh Pu - Si - Lung (3076m), Pu - Den - Dinh (1886m), Pu - San - Sao
(1877m). Những đỉnh núi này là đường phân nước giữa hệ thống sông Hồng với hệ thống
sông Mê Kông. Trong lưu vực có dãy Hoàng Liên Sơn phân chia sông đà và sông Thao,
có đỉnh Phan Xi Pan cao 3143m, là đỉnh núi cao nhất ở nước ta. Độ cao trung bình lưu
vực của sông ngòi lớn, độ chia cắt sâu dẫn tới độ dốc bình quân lưu vực lớn, phổ biến độ
dốc bình quân lưu vực đạt từ 10% đến 15%. Một số sông rất dốc như Ngòi Thia đạt tới
42%, Suối Sập 46,6%.Địa hình lưu vực sông Thái Bình là địa hình dạng đồi, với độ cao
phổ biến từ 50m đến 150m, chiếm 60% diện tích. Rất ít đỉnh cao vượt quá 1000m. Chỉ có
một số đỉnh như Tam đảo có độ cao 1591m, Phia Đeng cao 1527m. Núi đồi trong hệ
thống sông Thái Bình có hướng Tây bắc - Đông nam tồn tại song song với những vòng
cung mở rộng về phía Bắc. Đồng bằng sông Hồng Thái bình được tính từ Việt Trì đến
cửa sông chiếm hơn 70% diện tích toán lưu vực. Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng,
độ cao trung bình khoảng 25m. Dọc theo các sông ở đồng bằng đều có đê chia cắt 4 đồng
bằng thành những ô tương đối độc lập. Vùng cửa sông giáp biển có nhiều cồn cát và bãi
phù sa.
+ Thảm thực vật: Thực vật trong lưu vực sông Hồng-Thái Bình rất phong phú. Do sự
khác biệt về điều kiện khí hậu và thuỷ văn, rừng phân bố theo độ cao và được chia ra 2
loại chính, từ 700m trở lên và dưới 700m. Từ 700m trở lên, rừng chủ yếu là rừng kín hỗn
hợp lá cây rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới và rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. ở độ
cao dưới 700m, rừng chủ yếu là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Ngoài ra, còn
có các loại rừng trồng, các loại cây bụi trên các đồi trọc. Do khai thác, đốt phá rừng bừa
bãi nên tỷ lệ rừng che phủ trong lưu vực còn tương đối thấp, nhất là vào các thập kỷ 70
và 80 của thế kỷ 20. Theo kết quả điều tra của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, tỷ lệ rừng
che phủ vào đầu thập kỷ 80 trong lưu vực sông Hồng-Thái Bình phần thuộc lãnh thổ Việt
Nam chỉ còn khoảng 17,4%. Trong những năm gần đây, nhờ có phong trào trồng và bảo
vệ rừng nên tỷ lệ rừng che phủ ở các tỉnh trong lưu vực sông Hồng-Thái Bình đã tăng lên
đáng kể. Tính đến năm 1999, tỷ lệ rừng che phủ ở vùng trung du và miền núi đã tăng lên
35%. Lớp phủ thực vật trên lưu vực sông Hồng biến đổi theo độ cao của mặt lưu vực,

theo điều kiện thổ nhưỡng. Phần lớn vùng núi và vùng đồi là rừng trồng và rừng tự nhiên,
đất hoang. Vào năm 1960 còn 3,6 triệu ha chiếm 42%. Nhưng vào năm 1987 chỉ còn
khoảng 2,66 triệu ha tức 31%, còn đất khoảng 5 triệu ha tức 58%. Rừng trên lưu vực
sông Hồng có tác dụng ngăn lũ chống xói mòn, tăng độ ẩm của lưu vực. Việc phá rừng
trong 3 thập kỷqua đã làm cho tỷ lệ diện tích tầng phủ trên lưu vực giảm đến mức nguy
hiểm, cần được xem xét khắc phục.
+ Hệ thống nước ngầm tầng nông: Ðến nay, trên lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình có
42 vùng, với diện tích 10.325km2 đã được tìm kiếm - thăm dò và đánh giá trữ lượng khai
thác nước dưới đất. Kết quả xác định được trữ lượng cấp A: 1.292.000m3 /ng, cấp B:
585,5m3 /ng, cấp C1: 1.232.700m3/ng.
+ Các công trình nhân tạo: Toàn lưu vực có tổng số: 239 nhà máy xí nghiệp vừa và lớn
trong đó: Lưu vực sông Đà 8 nhà máy. Lưu vực sông Thao 230 nhà máy. Lưu vực sông


Lô - Gâm 1 nhà máy. Ngoài ra còn hàng ngàn nhà máy xí nghiệp nhỏ. 34 Hiện nay ngành
công nghiệp đang được đầu tư. Các nhà máy, khu công nghiệp chế xuất hình thành và
phát triển như: Khu công nghiệp Nội Bài-Sóc Sơn, Khu công nghiệp Thăng Long, khu
liên doanh YAMAHA, khu Chế xuất Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc,...
II. Các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước

1. Thiên tai
Những năm gần đây, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng lớn đến hệ thống
tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Thực tế này đang
diễn ra ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng nhanh đòi hỏi ngành nông nghiệp
cần xây dựng những giải pháp để ứng phó.
Trong vài năm trở lại đây, mực nước ở hạ du tại Hà Nội giảm thấp và có chiều hướng
ngày càng trầm trọng. Dòng chảy trên hệ thống các sông chính ở Đồng bằng sông Hồng
mùa kiệt xuống thấp gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, Từ năm 2011, hồ chứa
Thủy điện Sơn La đi vào hoạt động đã giúp cho dòng chảy sông Hồng và sông Thái Bình
được cải thiện một phần, nhưng tình trạng hạn hán và xâm mặn vẫn diễn ra.

Những năm gần đây, trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình chưa xuất hiện lũ lớn,
song khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ đặc biệt lớn luôn tiềm ẩn và là mối nguy hiểm rình rập
đối với các công trình phòng chống lũ, do đó cần phải chủ động các phương án đề phòng
khả năng xảy ra lũ lớn.
Biến đổi khí hậu và khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn sông Hồng đang đặt ra
những vấn đề mới trong công tác phòng, chống lũ trên sông Hồng.
Gần một nửa diện tích lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng nằm ngoài biên giới,
hàng chục công trình thủy điện hồ chứa lớn, nhiều công trình thủy điện lớn đã vận hành.
Tình hình này sẽ tạo ra các tình huống phức tạp trong vấn đề cắt lũ và tích nước phát điện
của các công trình thủy điện Sơn La, Hòa Bình, ảnh hưởng cả đến thủy điện Thác Bà, Na
Hang.
Theo Quyết định 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ, các giải
pháp phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, bao gồm: điều tiết các hồ
chứa cắt giảm lũ; trồng rừng phòng hộ đầu nguồn; củng cố và nâng cấp hệ thống đê
điều; cải tạo lòng dẫn tăng khả năng thoát lũ; tràn qua các đường tràn cứu hộ và có giải
pháp bảo đảm an toàn đê trong trường hợp tràn toàn tuyến; tổ chức hộ đê và cứu hộ đê
điều.
Ngày 17/9/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1622/QĐ-TTg về việc
ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng. Theo đó, ban hành
kèm theo Quyết định này Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, bao


gồm các hồ: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Lai Châu, Bản Chát và Huội
Quảng.
-

-

Mùa lũ trong Quy trình được quy định (từ 15/6 đến 15/9), mùa cạn được (từ 16/9
đến 14/6 năm sau). Quy định nêu rõ, trong thời gian làm nhiệm vụ đảm bảo an

toàn chống lũ, việc vận hành các công trình xả đáy và xả mặt phải thực hiện theo
quy trình vận hành công trình xả, nhằm đảm bảo ổn định cho hệ thống công trình
đầu mối. Để tránh thiệt hại đến công trình đầu mối, công trình đê điều, phương
tiện giao thông thủy, sạt lở bờ sông và ảnh hưởng sản xuất của nhân dân ở hạ du,
quy định việc vận hành xả lũ các hồ như sau: Hồ Hòa Bình đóng, mở lần lượt 6
cửa xả đáy đầu tiên, mỗi cửa cách nhau 6 giờ, các cửa tiếp theo có thể đóng, mở
nhanh hơn. Hồ Tuyên Quang đóng, mở lần lượt 4 cửa xả đáy đầu tiên, mỗi cửa
cách nhau 6 giờ, các cửa tiếp theo có thể đóng, mở nhanh hơn. Đối với thời kỳ xả
hiệu chỉnh vào cuối mùa lũ, cho phép thời gian đóng, mở cửa xả đáy cuối cùng
nhanh hơn, tùy theo lưu lượng nước đến hồ. Khi xả lũ đảm bảo an toàn công
trình, được phép đóng, mở cấp tốc các cửa xả, thời gian đóng mở các cửa xả thực
hiện theo quy định thao tác của thiết bị.Để đảm bảo chống lũ an toàn và nâng cao
hiệu ích phát điện, quy định 3 thời kỳ vận hành trong mùa lũ như sau: Thời kỳ lũ
sớm: từ 15/6 đến 19/7; Thời kỳ lũ chính vụ: từ 20/7 đến 21/8; và thời kỳ lũ muộn:
từ 22/ 8 đến 15/9
Trong mùa cạn (từ 16/9 đến 14/6 năm sau), các hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên
Quang phối hợp vận hành nhằm đảm bảo duy trì mực nước tại Trạm thủy văn Hà
Nội không thấp hơn 2,2m trong các đợt xả nước gia tăng. Các hồ Sơn La, Lai
Châu, Bản Chát và Huội Quảng phối hợp vận hành xả nước bổ sung cho hồ Hòa
Bình. Trong thời gian vận hành các hồ chứa, căn cứ vào mực nước hồ hiện tại và
dự báo dòng chảy đến hồ trung bình 10 ngày tới để điều chỉnh vận hành sao cho
mực nước hồ không nhỏ hơn giá trị tại các thời điểm quy định.

Ngày 18-2-2016 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy
hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. (Tổng kinh phí thực hiện quy
hoạch khoảng 112.668 tỉ đồng, dự kiến giai đoạn đến 2030 là 55.511 tỉ đồng; giai đoạn
sau năm 2030 là 57.157 tỉ đồng. Nguồn vốn này được lấy từ ngân sách trung ương, ngân
sách địa phương, huy động vốn ODA, nguồn vốn xã hội hóa, nguồn thu từ đấu giá quyền
sử dụng đất vùng bãi sông hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư).
-


Phạm vi quy hoạch là khu vực trung du và đồng bằng hệ thống sông Hồng, sông
Thái Bình, bao gồm địa phận 15 tỉnh, thành phố là: Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên.


-

-

Mục tiêu chung của quy hoạch là chủ động phòng, chống lũ, bão trên lưu vực sông
Hồng, sông Thái Bình làm cơ sở để lập và điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ
chi tiết các tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn các tỉnh, thành
phố trong hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và làm cơ sở cho các Bộ, ngành,
địa phương có liên quan thực hiện quản lý, điều hành công tác phòng, chống lũ,
bão và xây dựng kế hoạch đầu tư các công trình phòng, chống lũ, bão, công trình
đê điều trong trung, dài hạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu cụ thể là xác định mức bảo đảm phòng, chống lũ cho vùng đồng bằng hệ
thống sông Hồng, sông Thái Bình; xác định lũ thiết kế của tuyến sông có đê gồm
lưu lượng lũ và mực nước lũ thiết kế. Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm đảm
bảo phòng, chống lũ theo tiêu chuẩn thiết kế cho hệ thống sông Hồng, sông Thái
Bình; đề xuất giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả bãi sông phù hợp với
quy định của Luật Đê điều và các quy định pháp luật có liên trên nguyên tắc bảo
đảm an toàn đê điều, không ảnh hưởng lớn đến thoát lũ, chủ động dành không gian
cho phát triển trong tương lai và ứng phó với những bất thường chưa lường hết
được; đề xuất phương án quy hoạch hệ thống đê từ cấp III đến cấp đặc biệt trên
toàn vùng đồng bằng và trung du sông Hồng, sông Thái Bình và đề xuất các giải
pháp thực hiện quy hoạch, dự kiến những hạng mục ưu tiên, ước tính nguồn lực để

thực hiện.

2. Ô nhiễm nguồn nước
-

-

Sông Hồng có lượng phù sa lớn nên hàm lượng chất rắn lơ lửng và sắt trong nước
khá cao, đây là đặc trưng tự nhiên của sông. Môi trường nước khu vực đầu nguồn
lưu vực sông phần lớn đều nằm trong ngưỡng A1 QCVN (nước có thể sử dụng cho
mục đích sinh hoạt). Tuy nhiên, tại các đoạn sông chảy qua các nhà máy, khu vực
tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp, môi trường nước đã có dấu hiệu bị ô
nhiễm. Đoạn sông Hồng chảy qua Thủ đô Hà Nội, các thông số ô nhiễm thường
xấp xỉ ngưỡng A1. Một vấn đề cũng cần tiếp tục được quan tâm theo dõi thường
xuyên, đó là việc giám sát chất lượng môi trường nước sông Hồng khu vực đầu
nguồn, vùng giáp ranh với Trung Quốc.
Chất lượng nước sông Hồng đã và đang bị ô nhiễm

 Sông Nhuệ - Đáy ô nhiễm vì rác và nước thải


-

-

-

-

-


-

Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng với tổng diện tích tự
nhiên 7.388 km2, chiều dài khoảng 242 km gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định,
Ninh Bình, Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội.
Chất BOD5 vượt quá giới hạn cho phép của quy chuẩn kĩ thuật quốc gia lên tới
3,8 lần ; COD cao hơn 2,73 lần giới hạn cho phép ; Coliform cao hơn 10 lần hạn
cho phép loại A2. Tính đến cuối năm 2014, sông Đáy và Sông Nhuệ có tới 8 lần bị
xả thải ô nhiễm và tình trạng ô nhiễm không giảm bớt so với năm trước.
Những kênh mương dọc sông Nhuệ - Đáy gần các khu dân cư nguồn nước đen
ngòm trở thành nơi chứa rác, chất thải ở các khu dân cư để chảy thẳng ra sông
Nhuệ - Đáy khiến dòng sông ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Theo số liệu thống
kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến tháng 10/2015, trên lưu vực sông
Nhuệ - sông Đáy có khoảng 1.950 nguồn thải, trong đó 1.542 nguồn thải là cơ sở
sản xuất, kinh doanh, 40 nguồn thải của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, 132
cơ sở y tế, 142 làng nghề.
Kết quả điều tra cơ bản cho thấy, tình hình ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
trên địa bàn TP Hà Nội chủ yếu do nguồn nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt,
nước thải từ các nhà máy công nghiệp, cơ sở sản xuất và dịch vụ, nước thải từ các
hoạt động nông nghiệp, làng nghề. Trong đó, nước thải sinh hoạt chiếm 60% tổng
lượng nước thải trên toàn lưu vực. Lượng nước thải sinh hoạt của thành phố đổ
vào sông Nhuệ mỗi năm một tăng, do tốc độ phát triển đô thị.
Đặc biệt, không ít khu đô thị mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhưng
không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đã và đang là tác nhân gây ô
nhiễm. Điển hình như khu đô thị Định Công, Linh Đàm, Pháp Vân (quận Hoàng
Mai); khu đô thị mới Mễ Trì Hạ (quận Từ Liêm); khu đô thị Văn Quán (quận Hà
Đông)…
Đáng lo ngại không kém là hơn 300 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các làng
nghề và cụm công nghiệp, nơi phát sinh nước thải công nghiệp không qua xử lý

nhưng cũng được xả thẳng vào sông Nhuệ, sông Đáy. Cơ quan chức năng đã thống
kê được danh sách những “điểm đen” này, như các cơ sở sản xuất thuộc làng nghề
thu mua, tái chế nhựa Tân Triều (huyện Thanh Trì); làng nghề dệt lụa Vạn Phúc;
in, nhuộm vải Dương Nội (quận Hà Đông); các làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm thuộc xã Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu (huyện Hoài Đức). Bình quân,
lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy thuộc địa bàn Hà Nội phải tiếp nhận lượng nước
thải của hơn 100 làng nghề từ 45.000 đến 60.000m3/ngày.

3. Phát triển thủy điện


-

-

Sông Hồng được đánh giá là lưu vực sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất trong
các hệ thống sông nằm trong lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu 2 chi lưu lớn là
sông Đà và sông Lô – Gâm
Trên thượng nguồn sông Hồng, phía Trung Quốc đang khai thác mạnh mẽ nguồn
nước để phát triển thuỷ điện


4. Khai thác khoáng sản
-

-

-

Đất phù sa: Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù

sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2%
DT vùng.
Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng-Thái
Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển
nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch) Khoáng
sản không nhiều, đáng kể nhất là trữ lượng than nâu trữ lượng dự tính là 8,8 tỉ tấn.
Khí thiên nhiên được thăm dò và khai thác ở Tiền Hải-Thái Bình. Tuy nhiên,
khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá phong phú như đá vôi hàng tỉ tấn
Đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển sản xuất các
sản phẩm sành sứ.


-

-

-

Tài nguyên đá vôi ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá
vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho
phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.
Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn
đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác.
Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt. Nhìn chung khoáng sản của vùng
không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công
nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.
Tuy nhiên, tình trạng khai thác cát tự phát diễn ra ở nhiều nơi. Ở Hải Dương, nhu
cầu san lấp mặt bằng để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới, đòi hỏi từ
3,5 đến 4 triệu m3 cát. Phần lớn số lượng cát này được khai thác tự do từ sông

Thái Bình và sông Kinh Thầy. Tình trạng khai thác cát trái phép cũng diễn ra ở dọc
tuyến sông Cầu, gây ra sạt lở bờ vào sát chân đê ở khu vực xã Việt Thống, huyện
Quế Võ. Trên sông Đuống, khu vực gần cầu Phù Đổng, hàng ngày hàng trăm m3
cát cũng được lấy từ lòng sông

III. Những thách thức trong việc sử dụng và quản lý TNN tại lưu vực sông
1. Thách thức mang tính khách quan
-

Biến đổi khí hậu hiện đang có ảnh hưởng trực tiếp đến lưu vực sông Hồng – Thái
Bình: hạn hán và lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng (dễ xảy ra lũ lớn bất
thường, không như quy luật chuỗi thủy văn truyền thống đã được tính toán trong
quy hoạch lũ, hạn hán đã xảy ra 3 năm liên tiếp tại các tỉnh ĐBSH do mực nước
sông tại Hà Nội đã thấp nhất trong vòng 100 năm lại đây)

Lưu vực sông Hồng – Thái Bình đang ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung
Quốc - nước thượng nguồn.
- Khi mà gần một nửa diện tích lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng nằm
ngoài biên giới, hàng chục công trình thủy điện hồ chứa lớn, nhiều công trình
thủy điện lớn đã và sắp đưa vào vận hành. Tình hình đó sẽ tạo ra các tình huống
phức tạp trong vấn đề cắt lũ và tích nước phát điện của các công trình Thủy điện
Sơn La, Hòa Bình, ảnh hưởng cả đến Thủy điện Thác Bà, Na Hang.
2. Thách thức mang tính chủ quan
a) Xét trên góc độ quản lý:
- Năng lực cán bộ chuyên ngành còn nhiều hạn chế ở nhiều địa phương nên cần có
kế hoạch đào tạo nâng cao chuyên môn;
-


-


-

Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi hiện nay vẫn chưa đồng bộ, nhiều công trình còn gây
lãng phí do không phát huy hiệu quả; thuỷ lợi vẫn nặng về tính xây dựng cơ bản,
việc đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nước chậm chuyển biến.
Sự phối hợp trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên nước giữa các tỉnh trong lưu vực
chưa được chặt chẽ, thống nhất.

Trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi tỉnh vì lợi ích riêng của mình dẫn đến còn có
những bất cập gây ảnh hưởng lẫn nhau như: các tỉnh nằm ở thượng và trung lưu như Phú
Thọ, Thái Nguyên quá trình sử dụng nước cho công nghiệp đã thải các chất độc hại và
nước thải thông qua xử lý làm ảnh hưởng tới chất lượng nước của các tỉnh nằm dưới hạ
lưu. Các tỉnh miền núi đã không kiểm soát được việc triển khai rừng, khai thác khoáng
sản bừa bãi đã gây ô nhiễm cạn kiệt nguồn nước và bồi lắng sông, hồ ở hạ lưu. Các tỉnh
đồng bằng các sông, suối, kênh mương liên quan đến nhiều tỉnh cũng có sự quá tải khi
tiếp nhận nguồn nước thải của các đô thị lớn và khu công nghiệp không qua xử lý gây ô
nhiễm nguồn nước của các địa phương lân cận
Sự phối hợp giữa các ngành vẫn còn có xảy ra những bất cập: ngành điện và nông
nghiệp: ngành điện muốn có sản lượng điện cao thì ngoài việc tích nhiều nước và
xả qua tuabin yêu cầu lớn và đều nhưng nông nghiệp lại cần điều tiết để bảo đảm
đủ nước lúc kiệt nhất và giữ lại nước khi phải tiêu úng, chống lũ...
- Đối với ngành thuỷ sản việc xây dựng các hồ chứa, đập ngăn nước lớn đã làm
giảm hẳn đôi khi mất đi những loài cá quý (cá Anh Vũ trên sông Lô) hoặc làm cản
trở các giống cá vùng nước lợ chuyên đẻ trứng ở vùng nước ngọt vì vậy làm giảm
nguồn cung cấp cá con cho sông ngòi.
- Việc xây dựng các hồ chứa để tích nước điều tiết nước phục vụ cho mục đích phát
triển các ngành kinh tế quốc dân, nhưng với những hồ có cảnh quan đẹp phù hợp
với du lịch thì du lịch đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đã xảy ra cạnh tranh
gay gắt giữa du lịch và ban quản lý công trình thuỷ lợi như hồ Đại Lải, hồ Đồng

Mô – Nga Sơn. Giải quyết việc này đôi lúc phải đưa lên cấp Chính phủ.
- Nhiệm vụ phục vụ của ngành nông nghiệp đang chịu sức ép vô cùng lớn;
- Một số công trình đang bị xuống cấp, tuy nhiên nguồn vốn trong nước đang bị hạn
chế;
- Chúng ta còn thiếu nhiều chế tài xử phạt hành chính, cấp phép sử dụng nước và xả
nước thải để điều chỉnh có tính chất vĩ mô giải quyết mâu thuẫn trong việc quản lý
nước theo ranh giới hành chính và ranh giới thuỷ văn của hệ thống nguồn nước.
b) Xét trên góc độ sử dụng
- Trong khi chưa có hệ thống xử lý nước thải chung thì nguồn tài nguyên nước đang
được khai thác ngày càng nhiều để phục vụ cho sản xuất, phát triển công nghiệp.
- Thời gian qua đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước có tính chất liên tỉnh.
-


Phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng đã có quá trình lịch sử lâu dài, hình
thành nên các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở các địa phương như Hà Nội,
Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh…Tuy vậy, đến nay vẫn còn tình trạng nhiều khu
công nghiệp, nhiều nhà máy lớn xả thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông hồ xung
quanh, gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều đoạn sông trên lưu vực.
-

Hiện các lưu vực sông khu vực miền Bắc nói chung và vùng Đồng bằng sông
Hồng nói riêng đã và đang chịu áp lực mạnh mẽ của quá trình gia tăng dân số, đô
thị hóa, công nghiệp hóa. Các khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tập trung
được hình thành và phát triển mạnh dọc theo các lưu vực sông. Trong số các
nguồn thải phát sinh thì nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chiếm tỷ
lệ lớn, với tổng lượng các chất ô nhiễm rất cao.

Do đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế-xã hội thuận lợi, nên tổng
số dân khu vực miền Bắc đã lên tới khoảng trên 31 triệu người. Trong đó dân số đô thị

lên gần 8,1 triệu, tăng nhanh gấp 3 lần mức tăng dân số cả nước.


Nước thải công nghiệp

Khu công nghiệp Lâm Thao - Việt Trì. Đây là khu vực tập trung nhiều nhà máy hoá chất,
chế biến thực phẩm, dệt, giấy nên nước nhiễm bẩn đáng kể. Lượng nước thải ở đây đến
168.000 m3/ngày đêm, vào mùa cạn nước sông nhiễm bẩn nặng. Nước sông Lô từ nhà
máy Giấy Bãi Bằng tới nhà máy Supe Lâm Thao bị nhiễm H2S nặng, có mùi trứng thối.
Khu công nghiệp Tam Bạc - Hải Phòng xả nước thải vào sông Tam Bạc từ các nhà máy
xi măng, ắc quy, mạ điện, giấy...
Khu công nghiệp Nam Định. Các nhà máy dệt xả thẳng nước thải vào kênh tiêu nước
sinh hoạt rồi đổ vào kênh Cốc Thành. Lưu lượng nước thải khoảng 800 m3/giờ, trong đó
có muối Natri, Sulphua, Natri cabonat, NaOH, HCl, Sulphuaric... Các chất hữu cơ chủ
yếu là hồ tinh bột, cellulo, polyester, thuốc nhuộm... nước thải có màu đen, thối.


Hiện nay, không chỉ ở thành thị, mà ngay cả ở khu vực nông thôn, lượng
nước thải cũng chiếm tỷ lệ rất lớn và tăng nhanh qua các năm.

Lưu vực sông Hồng có khoảng 80% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông, do vậy để bảo
đảm sản xuất hàng năm đã phải sử dụng một lượng lớn phân bón các loại. Vấn đề sử
dụng bừa bãi quá tải không hợp lý về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã dẫn đến ảnh
hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước và sức khoẻ cộng đồng.


Lượng rác thải ở vùng nông thôn và tình trạng xả nước thải và ứ đọng nước phổ biến ở
nhiều địa phương đã gây ô nhiễm hầu hết nguồn nước mặt (ao hồ, sông ngòi) đây cũng là
nguyên nhân gây ra những bệnh như đau mắt đỏ, tả, tiêu chảy
-


Hầu hết nước thải sinh hoạt của các thành phố đều chưa qua xử lý, trực tiếp đổ vào
các kênh mương và chảy thẳng ra sông, gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Phần
lớn các đô thị đều chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, hoặc đã xây dựng
nhưng chưa đi vào hoạt động hay hoạt động không hiệu quả.

Trong lưu vực sông Nhuệ-Đáy, thành phố Hà Nội đóng góp 48,8% tổng các nguồn chất
thải. Tổng lượng nước thải từ các nguồn khác nhau của thành phố này khoảng
670.000m3, trong đó có tới hơn 620.000m3 chưa được xử lý xả thẳng vào hệ thống thoát
nước. Lượng nước thải còn lại chỉ được xử lý sơ bộ hoặc trong các bể tự hoại, các bể
lắng trong các tuyến thoát nước chung.
Nước thải có chất dịch đen gồm các chất thải rất nguy hiểm đối với môi sinh, như lignin,
sufua hữu cơ, axit béo, các chất hữu cơ mạch vòng có chứa Clo. Trong khi cả thành phố
chỉ có 4 trạm xử lý nước thải tập trung, 1 trạm xử lý nhỏ trong Khu đô thị mới Mỹ Đình
với công suất thiết kế 50.000m3/ngày đêm, nhưng hầu hết các trạm đều có tỷ lệ xử lý còn
thấp so với yêu cầu.
-

Nước thải y tế:

Đồng bằng sông Hồng là khu vực phát triển trọng điểm của các tỉnh phía Bắc, do vậy
cũng là nơi tập trung nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, nhiều trung tâm y tế lớn. Đặc
biệt, hầu hết các cơ sở y tế với quy mô nhỏ thuộc tuyến địa phương ở đây chưa đầu tư
xây dựng hệ thống nước thải. Với lượng nước thải lớn, tổng lượng chất ô nhiễm trong
nước thải y tế cao chưa được xử lý, hoặc xử lý không triệt để là một trong những nguyên
nhân chính gây ô nhiễm môi trường nguồn nước mặt.
-

Chất lượng môi trường nước tại nhiều làng nghề suy giảm:


Đồng bằng sông Hồng cũng là khu vực tập trung nhiều làng nghề nhất trong cả nước, với
gần 900 làng nghề, chiếm xấp xỉ 60% tổng số làng nghề cả nước. Các làng nghề với quy
trình sản xuất thủ công, lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, phần lớn không có các công
trình xử lý nước thải…đã và đang làm cho nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng
đồng và trở nên rất bức xúc.
Chỉ tính riêng hơn 880 hộ nấu rượu tại Vân Hà-Bắc Giang, luôn nuôi từ 15.000-20.000
con lợn. Mỗi ngày phát sinh khoảng 1.500m3 nước thải, gần 100m3 rác chủ yếu là phân


gia súc, đều đổ trực tiếp ra hệ thống cống rãnh, ao hồ, làm cho hàm lượng các chất ô
nhiễm vượt các quy định cho phép nhiều lần, như amoni vượt từ 34,5-96,2 lần;
Điển hình ở lưu vực sông Cầu theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 200 làng nghề hàng
ngày, hàng giờ thải các chất độc hại làm suy giảm và ô nhiễm nguồn nước sông Cầu
ngày càng trầm trọng. Ở Thái Bình hiện toàn tỉnh có tới 100 làng nghề, xã nghề đang
hoạt động bao gồm 3 nhóm nghề chính: chế biến nông lâm sản, công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với quy mô sản xuất từ nhỏ tới vừa đã thải các chất
thải, khí thải, nước thải vào môi trường với mức độ ô nhiễm càng ngày càng lớn. Ví dụ
làng nghề chuyên dệt nhuộm khăn mặt xuất khẩu Phương La, Thái Phương, Hưng Hà,
theo số liệu điều tra trung bình mỗi năm sản xuất ra 6000 tấn sản phẩm thì đã phải dùng
1 lượng hoá chất như: nước javen 108 tấn, silicat 10 tấn, chất tẩy 2 tấn, oxy già 1 tấn,
than đốt hàng trăm tấn. Quá trình sản xuất 1 tấn sản phẩm đã thải ra 100 m3 nước thải
mang theo các hoá chất kể trên và có mùi hôi thối, gây ô nhiễm nguồn nước sông suối,
kênh mương và ao hồ.
-

Vấn đề khai thác cát đang ảnh hưởng rất lớn đến đầu nước phục vụ tưới cho nông
nghiệp đặc biệt vào mùa khô

IV. Những giải pháp đề xuất nhằm sử dụng và phát triển bền vững TNN
1. Biện pháp khắc phục những vấn đề thiên tai

a) Tình trạng hạn hán vào mùa khô

Nguyên nhân chủ yếu gây ra cạn kiệt trong những năm gần đây là do đáy sông Hồng bị
hạ thấp làm cho mực nước bị hạ thấp,vì vậy giải pháp cần tập trung vào giả quyết .
-

Xây dựng một số đập ngầm nâng đáy sông.

.Để thực hiện giải pháp này cần phải tính tính toán đường mặt nước để xác định
cao trình và vị trí xây dựng đập dọc sông Hồng, đồng thời phải chọn loại vật liệu
đê xây đập ngầm cho phù hợp.
Giải pháp này có ưu điểm là đơn giản, ít tốn kém, nhưng có hai nhược điểm cơ bản
là không chủ động kiểm soát được lượng nước xả và khó xác định được ảnh hưởng
của đập đến khả năng thoát lũ chính vụ của lòng sông Hồng vì hiện nay tuy sông
Hồng bị xói mạnh nhưng chưa có đánh giá về khả năng thoát lũ nên việc nâng đáy
sông cục bộ là vấn đề cần xem xét bởi lũ sông Hồng là phạm trù an ninh Quốc Gia.


-

Xây dựng các trạm bơm trước cống lấy nước và nâng cấp các trạm bơm

+ Ưu điểm: không động chạm đến lòng dẫn sông hồng
+ Nhược điểm: không khôi phục được trạng thái luôn có nước trong hệ thống thủy
lợi như trước đây,chỉ có khi bơm hoạt động mới có nươc vào kênh, phải đầu tư
xây dựng lớn, phải chi phí tiền điện để bơm nước
-

Xây dựng các công trình điều tiết ở sông Hồng và sông Đuống


+ Ưu điểm:
Khôi phục được hệ thống thủy lợi đã có như khi sông chưa bị xói.
Đảm bảo nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống.
Đảm bảo môi trường sinh thái của ĐBBB, nhất là thủ đô Hà Nội
Tiết kiệm mỗi năm khoảng 3 tỷ m3 nước
Đảm bảo không ảnh hưởng đến thoát lũ chính vụ.
Đảm bảo giao thông thủy trên sông Hồng. Phát điện theo kế hoạch.
+ Nhược điểm: Phải đầu tư xây dựng các công trình điều tiết trên sông Hồng và sông
Đuống.
b) Tình trạng xâm nhập mặn với những vùng ven biển hạ du Đồng bằng sông Hồng
-

-

Giải pháp lâu dài nghiên cứu đề xuất phương án đập dâng trên sông Đào ở Nam
Định, xây dựng đập ngăn mặn, giữ nước ngọt tại vị trí cửa các sông Hóa, sông
Trà Lý và sông Hồng. Nạo vét các kênh trục cấp và thoát nước tại các hệ thống
tưới Nam, Bắc Thái Bình
Giải pháp thủy lợi kết hợp nông nghiệp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn vùng
ĐBSH áp dụng ở các vùng phân theo từng cấp độ hạn hán đang được nghiên cứu
và kỳ vọng sẽ là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tối ưu cho các hệ
thống tưới, đảm bảo mục tiêu cấp nước, thau chua đẩy mặn và bảo vệ môi trường.

c) Lũ lụt vào mùa mưa bão cũng la một vấn đề lớn cần khắc phục
- Giải pháp về kỹ thuật:

+ Quy hoạch và từng bước di dân ra khỏi vùng nguy hiểm sạt đất, lũ quét
+ Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân đề phòng lũ lụt, lũ quét
+ Trang bị các hệ thống thông tin cần thiết như bộ đàm, cốc đo nước mưa, trống, kẻng
báo động…

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn


+ Bố trí các phương tiện đảm bảo giao thông trong mùa mưa lũ
-

Giải pháp về kinh tế:

+ Đầu tư các dự án khẩn cấp để sửa chữa các công trình thủy lợi, giao thông… kịp thời
phục vụ sản xuất ổn định kinh tế - xã hội
+ Kêu gọi nguồn lực huy động từ Trung ương, đặc biệt là nguồn vốn ODA của các tổ
chức quốc tế.

2. Một số quan điểm và giải pháp chiến lược để bảo vệ và phát triển bền vững
tài nguyên nước lưu vực sông Hồng
a) Giải pháp kỹ thuật
- Thực hiện quy hoạch chất lượng nước: mỗi một dòng sông hay đoạn sông đều có
mục đích sử dụng riêng biệt và đòi hỏi chất lượng nguồn nước khác nhau. Vì vậy
nội dung cơ bản của quy hoạch chất lượng nước là:
+ Tiến hành xác định mục đích sử dụng cho các sông, thậm chí cho từng đoạn sông do cơ
quan quản lí nhà nước có thẩm quyền ở địa phương và chính phủ quyết định
+ Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng nước thích hợp cho từng loại hình sử dụng nước.
+ Đề xuất các biện pháp nhằm đạt được chất lượng nước phù hợp với tiêu chuẩn đã quy
định đối với mục đích sử dụng đã đề ra.
- Xây dựng hệ thống thông tin chất lượng nước:
Xây dựng ngân hàng dữ liệu chất lượng nước-một mô hình có chức năng tập hợp, cập
nhật và xử lý số liệu nhằm đưa ra các thông tin thoả mãn các yêu cầu đa dạng của người
sử dụng.
b) Các biện pháp tài chính
Nước qua công trình hoặc qua xử lý có giá trị sử dụng (nước được coi là hàng hoá) chính

vì vậy phải nhanh chóng xây dựng các chính sách tài chính về nước nhằm gắn chặt giữa
công tác đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng tài nguyên nước với nghĩa vụ đóng góp tài
chính phục vụ cho việc quản lý khai thác, duy tu bảo dưỡng, tu bổ nâng cấp và phòng
chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra. Theo Luật Tài nguyên nước quy định: Tổ chức
cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có nghĩa vụ tài chính và đóng góp công sức,
kinh phí cho việc xây dựng công trình bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng
chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra.
- Thuế các loại vật tư gây ô nhiễm nguồn nước
- Phí xả nước thải vào nguồn nước. Việc thực hiện loại phí này phản ánh rõ ràng
nguyên tắc “ai gây ô nhiễm - người đó phải trả tiền
c) Giải pháp tuyên truyền giáo dục về pháp luật


Tiến hành các hình thức trao đổi trực tiếp với các địa phương để phổ biến Luật Tài
nguyên nước và xem xét tình hình thực hiện. Lấy ý kiến của các địa phương về
các nội dung cần quy định trong các văn bản dưới luật.
- Xây dựng tổ chức thanh tra chuyên ngành để nâng cao vai trò của công tác thanh
tra pháp chế, xử lý vi phạm trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về pháp luật quy
định đối với tài nguyên nước. Những biến động tự nhiên cùng với sự phát triển
kinh tế - xã hội ngày càng phát triển đang tạo ra những thay đổi lớn về tài nguyên
nước trên lưu vực sông Hồng cả về chất và lượng. Nhận thức được những thay đổi
hiện tại cũng như dự đoán thay đổi trong tương lai là hết sức cần thiết để phối hợp
giữa các ngành, các cấp trong sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên nước của lưu
vực sông Hồng một cách hợp lý và bền vững.
3. Quản lý phát triển thủy điện
- Đòi hỏi phải xem xét, đánh giá toàn diện hơn quá trình phát triển thủy điện, thủy
lợi, cân nhắc kỹ từ quy hoạch đến thiết kế, thi công xây dựng, vận hành để phát
huy tối đa mặt lợi, đồng thời giảm thiểu tác động xấu tới tài nguyên nước và giảm
tác hại do những thay đổi về nguồn nước gây ra đối với tài nguyên, môi trường tự

nhiên, môi trường xã hội.
- Nguồn nước LVS nhất là trong các hồ chứa, là tài sản chung của toàn xã hội được
nhà nước thống nhất quản lý phục vụ lợi ích chung; sử dụng nguồn nước của quốc
gia là phải trả tiền hợp lý.
- Các hồ chứa cần được bảo vệ, quản lý và vận hành theo quy định chung được cấp
có thẩm quyền phê duyệt;không để kéo dài tình trạng vận hành hồ chứa mà thiếu
quy trình, quy trình chưa hợp lý;cần chấm dứt kiểu vận hành quá chú trọng đến lợi
ích trước mắt hoặc chỉ vì lợi ích của một vài lĩnh vực riêng lẻ.
- Cần có cơ chế phối hợp hoặc tổ chức đủ thẩm quyền để bảo đảm vận hành hiệu
quả các hồ chứa sao cho nguồn nước được sử dụng tiết kiệm, đa mục tiêu, nâng
cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội - môi trường.
-


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Họ và tên

Mã sinh viên

Công việc

Đánh giá
cho điểm
9

Mạc Thị Hạnh

11141356

Tìm tài liệu và làm slide


Trần Thị Hiền

11141420

Tìm tài liệu và tổng hợp word

9

Đỗ Thị Nga

11142990

Tìm tài liệu và làm slide

9

Phạm Thị Hằng Nga

11142960

Tìm tài liệu và tổng hợp word

9

Nguyễn Thị Quỳnh

11143745

Tìm tài liệu và tổng hợp word


9

Nguyễn Thị Thơm

11144109

Tìm tài liệu và thuyết trình

9

Phạm Thị Trang

11144572

Tìm tài liệu và làm slide

9

Hồ Thanh Trà

11144405

Tìm tài liệu và thuyết trình

9




×