Tải bản đầy đủ (.pdf) (352 trang)

Nghiên cứu phương pháp tính giá trị kinh tế của nước cho các hộ sử dụng nước khác nhau tại lưu vực sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.9 MB, 352 trang )

Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn
Trờng đại học thuỷ lợi
*****




báo cáo tổng hợp

Đề TàI NGHIÊN CứU KHOA HọC CÔNG NGHệ CấP Bộ:
Nghiên cứu phơng pháp tính
giá trị kinh tế của nớc cho các hộ
sử dụng nớc khác nhau
tại lu vực sông hồng

C quan ch trỡ: Trng i hc Thu li
Ch nhim ti: CN. o Vn Khiờm











7405
02/6/2009




Hà nội, 3/ 2009


Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
1
TÓM TẮT

Đề tài:
“Nghiên cứu phương pháp tính giá trị kinh tế của nước cho các hộ sử dụng nước
khác nhau tại lưu vực sông Hồng”

1. Mục tiêu của đề tài:
Xác định được phương pháp tính giá trị kinh tế và áp dụng tính toán giá trị kinh tế tại
một số hệ thống cho các hộ sử dụng nước khác nhau phục vụ quy hoạch quản lý nguồn
nước tại lưu vực sông H
ồng– Thái Bình (gọi tắt là Lưu vực sông Hồng).
Mục tiêu cụ thể của đề tài:
• Xây dựng phương pháp luận tổng quát cho tính toán giá trị kinh tế của nước
được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà kinh tế tài nguyên nước.
• Xây dựng phương pháp phương pháp cụ thể và các thủ tục cụ thể cho từng loại
hình sử dụng nước, như phương pháp và thủ tục tính cầu tưới, cầ
u nước sinh
hoạt nông thôn,cầu và tưới nước sinh hoạt đô thị, cầu điện sinh hoạt đô thị và
nước cho phát điện sinh hoạt đô thị.
• Điều tra khảo sát tại các tỉnh thuộc địa bàn vực sông Hồng, sử dụng mô hình
tính toán và các số liệu thu thập liên quan nhằm xác định cầu sử dụng nước cho

các mục đích nói trên.
• Quy hoạch phân bổ tối ư
u các sử dụng nước trong phạm vi một lưu vực sông.
Nhưng mục tiêu này không phải là mục tiêu chính của đề tài, và điều kiện về
thời gian và nguồn lực có hạn nên chúng tôi chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ.
2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chính của đề tài bao gồm:
a, Nghiên cứu hiện trạng về giá trị kinh tế của các loại hình sử dụng nước khác
nhau tại Đồng bằng sông H
ồng
- Thu thập các số liệu khí hậu, thời tiết, thuỷ văn của hệ thống lưu vực sông Hồng
- Xác định hàm cầu sử dụng nước tưới, nước sinh hoạt đô thị, cầu sử dụng điện,
cầu sử dụng nước cho công nghiệp, thương mại, thuỷ sản thuộc lưu vực cụ thể
mỗi nội dung tính cầ
u sử dụng nước nói trên tập trung vào các nội dung sau:
o Nghiên cứu tổng quan về phương pháp luận tính cầu
o Thu thập số liệu cho việc tính cầu
o Điều tra về hiện trạng nhu cầu sử dụng nước
o Tính toán hàm cầu sử dụng nước
- Nghiên cứu tổng quan về các điều kiện chính sách, thể chế của ngành nước
o Phân tích tình hình áp dụng luật nướ
c tại khu vực để rút ra một số vấn đề
như:
• Xác định phạm vi quyền sử dụng nước để trên sở đó xây dựng
ràng buộc phân phối sử dụng nước trong mô hình;
• Xác định phạm vi của nhà nước và tư nhân trong sử dụng nước
để đưa vào quan hệ giữa các mô hình con trong mô hình tính
toán giá trị và giá nước;
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng

BÁO CÁO TỔNG HỢP
2
• Xác định các quy định về thu hồi chi phí để bổ sung vào ràng
buộc thanh toán phí hoặc giá nước.
o Phân tích các chính sách nước của lưu vực: để rút ra những hàm ý cho
phát triển các quy hoạch sử dụng nước
o Phân tích về quản lý hành chính của ngành nước ở khu vực: để xác định
chức năng, trách nhiệm của các cơ quan quản lý ngành nước trong lưu
vực cũng với mục đích để xác định các ràng buộc lên mô hình t
ối ưu giá
trị kinh tế của khu vực.
- Nghiên cứu về các điều kiện văn hoá, chính trị, xã hội khác trong khu vực để xem
xét những ảnh hưởng tới hành vi xử dụng nước trong khu vực.
b, Nghiên cứu các nhân tố kinh tế ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế về cung cấp
và sử dụng nước tại khu vực lưu vực sông Hồng
- Nghiên cứu các chính sách, kế hoạ
ch, quy hoạch phát triển ngành nước trong
lưu vực
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế cung cấp và sử
dụng nước khác nhau
- Xây dựng khung điều tra và điều tra thăm dò ý kiến của các bên có liên quan về
những yếu tố nói trên cũng như các hậu quả của chúng đối với cung cấp và sử
dụng nước
- Xây dựng mô hình phân bổ
tối ưu và Viết Chương trình tối ưu:
o Nghiên cứu phương pháp phân bổ tối ưu tài nguyên nước trong lưu vực
o Điều tra số liệu và chạy chương trình
3.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp mô hình hóa kinh tế vi mô: là phương pháp cơ bản của các nhà
kinh tế để phân tích và đánh giá các quan hệ kinh tế lý thuyết. Phương pháp này

kiểm tra sự phù hợp của bài toán đặt ra với các chuẩn mực củ
a kinh tế học vi
mô thông qua các mô hình toán học từ đơn giản tới phức tạp.
- Phương pháp thống kê kinh tế: là phương pháp phân tích toán học việc lấy mẫu,
thu thập số liệu thống kê kinh tế, trình bày và biểu diễn các đặc trưng của các
liệt số liệu thống kê kinh tế, kiểm định tính đúng đắn trong việc thu thập số liệu
thống kê và các tài liệu quan sát kinh tế.
- Phương pháp kinh tế l
ượng: là phương pháp căn bản của các nhà kinh tế để ước
lượng các tham số của mô hình từ các số liệu thống kê. Phương pháp này cung
cấp các phương pháp tính toán các giá trị ước lượng và kiểm định tính đúng đắn
của các ước lượng theo quan điểm của lý thuyết thống kê toán học. Phương
pháp kinh tế lượng được phân chia thành hai loại:
o Phương pháp kinh tế lượng cổ điển với phương pháp bình ph
ương tối
thiểu (OLS): là phương pháp căn bản cho các trường hợp trong môi
trường các giả thiết của kinh tế lượng cổ điển.
o Phương pháp kinh tế lượng nâng cao: gồm những phương pháp áp dụng
với những tiếp cận mới chủ yếu để giải quyết các trường hợp ngoài giới
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
3
hạn của mô hình cổ điển như phương pháp ML, phương pháp GMM,
phương pháp GLS, …
- Phương pháp đánh giá tuỳ hoàn cảnh (CVM – Contigent Valuation Method).
Đây là phương pháp mới được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhằm ước tính giá
trị kinh tế cho các loại dịch vu sinh thái và môi trường. Nó là trường hợp riêng
của mô hình kinh tế lượng khi số liệu không được biểu hiện quan sát trực tiếp
trên thị trường.

4. Kết quả của nghiên cứ
u
Cụ thể:
1. Một quyển báo cáo tổng hợp : 282 trang
Nhóm nghiên cứu đề tài đã đạt được một số kết quả tập trung vào các vấn đề
như sau:
- Xác định được giá trị kinh tế của nước cho lúa và một số cây trồng.
- Xác định được giá trị kinh tế của nước cho sinh hoạt nông thôn và đô thị; giá trị
kinh tế của sử dụng điệ
n sinh hoạt và giá trị của nước cho phát điện, thủy sản và
một số ngành dùng nước khác
- Tối ưu phân bổ để xác định giá trị kinh tế của nước cho các mục đích khác nhau
- Áp dụng tính giá trị kinh tế của nước và chương trình tối ưu phi tuyến phân bổ
nước vùng Đồng bằng sông Hồng
2. Một quyển báo cáo tóm tắt
3. Một quyển phụ lục
4. Mười hai chuyên đề:
Chuyên đề Tên chuyên đề
Chuyên đề 1 Chuyên đề phương pháp luận CVM
Chuyên đề 2 Chuyên đề điều tra xác định cầu nước sinh hoạt nông thôn
Chuyên đề 3 Chuyên đề phương pháp luận xác định cầu nước tưới
Chuyên đề 4 Mô hình tính toán cầu sử dụng nước đô thị
Chuyên đề 5 Mô hình tính toán cầu sử dụng năng lượng điện
Chuyên đề 6 Xây dựng mô hình xác định ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn
nước tới sức khỏe của người dân
Chuyên đề 7 Những thay đổi thể chế, chính sách trong mô hình quản lý
tưới ở Vĩnh Phúc
Chuyên đề 8 Xây dựng mô hình bình phương tối thiểu hai giai đoạn và ứng
dụng trong mô hình tính toán giá trị nước
Chuyên đề 9 Xây dựng mô hình bình phương tối thiểu ba giai đoạn và ứng

Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
4
dụng trong mô hình tính toán giá trị nước
Chuyên đề 10 Mô hình thay đổi thể chế trong quản lý tưới
Chuyên đề 11 Tổng hợp phân tích thể chế trong điều kiện thay đổi chính
sách thủy lợi phí
Chuyên đề 12 Mô hình tối đa hợp lý - thông tin đầy đủ và ứng dụng trong
mô hình tính toán giá trị nước

5. Kết luận:
- Bài toán tính toán giá trị kinh tế, mà vấn đề cơ bản là xác định hàm cầu, của các
sử dụng nước là hết sức quan trọng vì lý do các sử dụng nước vốn nổi tiếng là các
hàng hóa và dịch vụ có nhiều tính chất “thất bại thị trường” cần được tính toán
hiệu chỉnh để đáp ứng các yêu cầu làm chính sách
- Các nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới về các l
ĩnh vực này
tăng nhanh trong các hoạt động nghiên cứu về tài nguyên nước, tuy nhiên, điều
này chưa được các chuyên gia nghiên cứu ở Việt nam chú trọng. Bằng chứng là
số bài viết chuyên nghiệp về những chủ đề này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
- Tuy nhóm nghiên cứu đã các những bước đi đầu tiên trong việc nghiên cứu tính
toán giá trị kinh tế của tài nguyên thiên nhiên và môi trường, cụ thể là tài nguyên
nước, nhưng những công việ
c khổng lồ vẫn còn nằm ở phía trước. Một số giá trị
kinh tế chưa được đề cập là giá trị kinh tế của du lịch liên quan tới nước, giá trị
kinh tế của nước giành cho sinh thái, giá trị kinh tế của nước bị ảnh hưởng bởi các
điều kiện biến đổi khí hậu, …. Chúng tôi đề nghị các cấp quản lý cần nhanh
chóng quan tâm tới những chủ đề này nhằm bả
o vệ các nguồn lợi ích to lớn của

đất nước.
- Nhóm nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề quy hoạch phân bổ tối ưu tài nguyên nước
của lưu vực sông, nhưng còn nhiều vấn đề cần đề cập. Trước mắt là những vấn đề
quy hoạch động trong phân bổ tài nguyên nước, là lĩnh vực phân bổ tối ưu có chú
trọng tới cả các yếu t
ố “động”, tức là những yếu tố làm thay đổi “môi trường phân
bổ tối ưu tĩnh” hiện có. Đây là lĩnh vực cực kỳ quan trọng cần nhanh chóng phát
triển để nâng cao khả năng quy hoạch phân bổ tối ưu sử dụng nước của lưu vực
nói chung và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
- Một vấn đề nổi cộm hiện nay là vấn đề biến
đổi khí hậu. Những tiếp cận mà nhóm
nghiên cứu đề cập trong nghiên cứu này chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho các nhà
nghiên cứu trong việc nghiên cứu giảm thiểu các tác động có hại của biến đổi khí
hậu và thích nghi với các điều kiện biến đổi khí hậu trong tương lai. Nếu không
có các tính toán ước lượng hành vi của người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất,
các nhà làm quyết định chắc chắn sẽ gặp rất nhi
ều khó khăn trong việc ứng xử với
những tình huống thay đổi bất ngờ trong tương lai.



Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
5
MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 12
1. Đặt vấn đề và sự cần thiết của đề tài 12
2. Mục tiêu của đề tài 15

3. Cách tiếp cận 17

Chương I: TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ KINH TẾ SỬ DỤNG
NƯỚC 18
Giới thiệu 18
I.1 Khái niệm giá trị 20
I. 2 Khái niệm “ý muốn thanh toán” (WTP) và các thước đo phúc lợi khác 21
I. 2. 1 Giới thiệu 21
I. 2. 2 Giá trị tài nguyên với giá bóng 22
I.3 Đo lường thay đổi phúc lợi 24
I.3.1 Quan hệ ưa thích cá nhân và đường cầu 24
I.3.2 Thước đo phúc lợi ứng với nh
ững thay đổi trong giá cả 25
I.4 Giá trị thị trường đối trọi với giá trị phi - thị trường 41
II. Giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên tự nhiên 41
III.1.1. Giá trị sử dụng 43
III.1.2. Các giá trị phi - sử dụng 44
III.2.1 Tầm quan trọng của một chính sách định giá nước hợp lý 45
III.2.2 Phân bổ nước hiệu quả 46

Chương II: TÍNH TOÁN CẦU VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA NƯỚC TƯỚI 51
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 51
I.1 Mục tiêu chính sách 51
I.2 Tình hình tưới ở Lưu vực sông Hồng và sông Thái bình 52
I.3 Tóm tắt 54
II. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TÍNH CẦU NƯỚC TƯỚI 55
II.1 Tiếp cận sử dụng nhiều số liệu 55
II.1.1 Các nghiên cứu cầu kinh tế lượng 55
II.1.2 Các nghiên cứu cầu quy ho
ạch tối ưu 58

II.1.3. Các nghiên cứu thích hợp khác 58
II.1.4. Tóm tắt 59
II.2 Tiếp cận sử dụng ít số liệu 60
II.2.1 Một số thảo luận về phương pháp rút ra đường cầu 62
II.2.2 Nghiên cứu tổng quan về độ co giãn cầu 64
II.3 Tính cầu tưới tại Việt nam: Phương pháp dựa vào giá trị phần dư 67
III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CẦU TƯỚI DỰA VÀO HÀM SẢN XUẤT 68
III.1 Giới thiệu 68
III.2 Hàm cầu 68
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
6
III.2.1 Mô tả 68
III.2.2 Phương pháp rút ra đường cầu 69
III.2.3 Cầu tổng hợp 70
III.3 Bốc hơi, hiệu quả tưới và các hàm sản xuất sử dụng nước 70
III.4 Chương trình tính cầu 72
III.4.2 Hạn chế và thích nghi 74
III.4.3 Các bổ sung cần thiết 75
III.5 Kết luận 75
IV. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CẦU DỰA VÀO GIÁ TRỊ PHẦN DƯ 76
IV.1 Phương pháp phần dư 76
IV.2 Phương pháp rút ra đường cầu từ giá trị phần dư 78
IV.3 Kết luận 80
V. ÁP DỤNG TÍNH GIÁ TRỊ TẠI CÁC HỆ THỐNG TƯỚI THỰC TẾ 81
V.1 Giới thiệu 81
V.2 Các kết quả tính toán 82
V.2.1 Các kết quả chạy chương trình TÍNH CẦU TƯỚI 82
V.2.2 Các kết quả tính cầu tưới và giá trị kinh tế của tưới cho Hệ thố

ng La khê . 82
V.2.3 Các kết quả tính cầu tưới và giá trị kinh tế của tưới cho Hệ thống Liễn sơn
86
V.2.4 Các kết quả tính cầu tưới và giá trị kinh tế của tưới cho Hệ thống Núi cốc 89
V.3 Tóm tắt các kết quả tính toán và so sánh 92
VI. SỬ DỤNG KẾT QUẢ TÍNH CẦU ĐỂ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH 93
VI.1 Giới thiệu 93
VI.2 Trường hợp Hệ thống Tưới Núi cốc, Thái guyed 94
VI.2.1 Hoạt
động cung cấp nước tưới của hộ nông dân 95
VI.2.2 Sử dụng các ước lượng từ tính toán giá trị kinh tế nước tưới cho trường hợp
Núi cốc 98
VI.2.3 Hoạt động tiêu dùng nước của hộ nông dân 98
VI.2.4 Minh họa cho điều kiện tưới của Núi cốc 100
VI.3 Phân tích tác động của chính sách miễn giảm thủy lợi phí tới hành vi của công ty
cung cấp nước và minh họa bởi Hệ th
ống Núi cốc 101
VI.3.1 Phân tích tổng quát 101
VI.3.2 Phân tích tác động tới nước trong hệ thống 102
VI.4 Trường hợp Hệ thống Liễn Sơn tỉnh Vĩnh Phúc 106
VI.5 Trường hợp nghiên cứu ở hệ thống La khê-Hà Tây 110
VI.6 Tóm tắt 111
VII. KẾT LUẬN VỀ TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ VÀ CẦU TƯỚI 112

Chương III: TÍNH TOÁN CẦU VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA NƯỚC SINH
HOẠT NÔNG THÔN 114
I. MỞ ĐẦU 114
II. HIỆN TRẠNG CUNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẠI LƯU VỰC SÔNG HỒNG –
THÁI BÌNH 116
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho

các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
7
II.1 Giới thiệu 116
II.2 Tầm quan trọng trong việc tính toán giá trị nước sinh hoạt 119
III. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ CẦU NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN 119
III.1.1 Lợi ích sử dụng nước sinh hoạt 121
III.1.2 Nguồn cung cấp 121
III.1.3 Môi trường quản lý, môi trường thể chế 122
III.1.4 Xác định mô hình cho cầu nước sinh hoạt 123
IV MÔ HÌNH THỐNG KÊ-KINH TẾ LƯỢNG 124
IV.1 Mô hình kinh tế lượng 124
IV.2 Phương pháp luận về CVM 125
IV.2.1 Các phương pháp quan sát được trực tiếp 125
IV.2.2 Các phương pháp quan sát được gián tiếp 125
IV.2.3 Các phương pháp giả tưởng/gián tiếp 125
IV.2.4 Các phương pháp giả tưởng trực tiếp 126
IV.2.5 Những lợi thế của phương pháp đánh giá giá trị ngẫu nhiên (CVM) 126
IV.3 Các kiểm định trong nghiên cứu CVM 127
IV.3.1 Độ trệch chiến lược 127
IV.3.2 Độ trệch do khả năng diễn đạt của người trả lờ
i phỏng vấn 128
IV.3.3 Độ trệch do khả năng diễn đạt sai kịch bản của người phỏng vấn 128
IV.3.4 Độ trệch do biên tập và xử lý số liệu 128
IV.3.5 Độ trệch xác định sai tổng thể 129
IV.3.6 Độ trệch lấy mẫu 129
IV.3.7 Độ trệch can thiệp của cán bộ địa phương 129
V. QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐIỀU TRA VÀ THU THẬP
SỐ LIỆU 130
V.1 Thiết kế kịch bản điều tra, tổ chức phỏng vấn 130

V.1.1 Thiết kế bảng hỏi 130
V.1.2 Mô tả quá trình phỏng vấn 134
V.2. Sơ đồ tổ chức điều tra và thu thập số liệu 135
V.2.1 Tổ chức điều tra về kỹ thuật, công nghệ tại các bộ, ban, ngành và các công ty
kinh doanh trong l
ĩnh vực cấp thoát nước 135
V.2.2 Tổ chức điều tra thí điểm và điều tra chính thức 136
VI. CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN CẦU NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN, GIÁ
TRỊ KINH TẾ CỦA NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TẠI CÁC ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU
TRA 136
VI.1 Biên tập số liệu điều tra 136
VI.2 Xử lý số liệu 136
VI.3 Chạy chương trình tính toán ước lượ
ng các tham số của mô hình cầu nước sinh
hoạt nông thôn 137
VI.3.1 Các kết quả trong giai đoạn điều tra thí điểm 137
VI.3.2 Các kết quả trong giai đoạn điều tra chính thức 143
VI.3.3 Các kết quả tính toán giá trị kinh tế của sử dụng nước sinh hoạt nông thôn
tại một số địa điểm điều tra 163
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
8
VII. CÁC KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ KẾT LUẬN 168
VII.1 Kết luận 168
VII.2 Phần kiến nghị 169

Chương IV: NƯỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ, NƯỚC CHO THỦY SẢN VÀ NƯỚC
CÔNG NGHIỆP 170
I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NƯỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ 170

I.1 Tùy chọn quản lý sử dụng nước sinh hoạt 171
I.1.1 Giới thiệu về các tùy chọn chính sách quản lý nước sinh hoạt 171
I.1.2 Độ co giãn giá của cầu nước sinh hoạt 172
I.1.3 Độ phản ứng của cầu với các chính sách bả
o tồn phi-giá-cả 174
I.2 Vấn đề tính toán giá trị nước sinh hoạt đô thị trên thế giới 176
I.3 Vấn đề nước sinh hoạt đô thị ở Hà nội 179
I.3.1 Hiện trạng cung cấp nước sinh hoạt đô thị ở Hà nội từ nguồn nước ngầm 179
I.3.2 Hiện trạng cung cấp nước sinh hoạt đô thị ở Hà nội từ nguồn nước mặt 180
I.3.4 Tóm tắt 182
II. KINH TẾ VI MÔ CỦA MÔ HÌNH LỰA CHỌN LIÊN TỤC-RỜI RẠC 182
II.1 Giới thiệu 182
II.2 Lý thuyết cầu người tiêu dùng với ràng buộc ngân sách tuyến tính-từng khúc 184
III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 189
III.1 Đặt vấn đề 189
III.2 Mô hình kinh tế lượng cho bài toán ước lượng cầu người tiêu dùng với ràng buộc
tuyến tính-từng khúc 191
III.3 Ứng dụng tính toán ước lượng cầu sử dụng n
ước sinh hoạt và điện sinh hoạt đô
thị 198
III.4 Một số hiệu chỉnh bổ sung 199
IV. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CÁC THAM SỐ CỦA MÔ HÌNH 200
IV.1 Vấn đề hiệu chỉnh bài toán nhiều-phân đoạn về bài toán hai-phân đoạn 200
IV.2 Vấn đề viết chương trình ML cho bài toán hai-phân đoạn 200
IV.2.1 Công tác thu thập số liệu 200
IV.2.2 Chạy chương trình ML 201
IV.2.3 Kết quả tính toán các tham số của hàm cầ
u nước sinh hoạt đô thị 202
IV.3 Tính toán giá trị kinh tế của nước sinh hoạt đô thị 204
IV.4 Tóm tắt về tính toán cầu và giá trị kinh tế của nước sinh hoạt đô thị 207

V. KẾT LUẬN 208
VI. CẦU NƯỚC CÔNG NGHIỆP 209
VI.1 Cơ sở 209
VI.2 Sử dụng nước trong quá trình công nghiệp 209
VI.3 Cầu sử dụng nước công nghiệp 211
VI.4 Ví dụ hàm sả
n xuất sử dụng nước công nghiệp tuyến tính của một số ngành công
nghiệp 212
VI.5 Ví dụ cầu sử dụng nước công nghiệp cho sản xuất thép 213
VII. CẦU NƯỚC CHO THỦY SẢN 215
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
9
VII.1 Giới thiệu 215
VII.2 Tính toán cầu và giá trị kinh tế nước cho thủy sản 215

Chương V: CẦU ĐIỆN SINH HOẠT ĐÔ THỊ 218
I. GIỚI THIỆU 218
II. MÔ HÌNH HÓA CẦU VỚI GIÁ PHI TUYẾN 219
III. CÁC ĐỊNH DẠNG NGẪU NHIÊN VÀ TIÊU DÙNG DỰ KIẾN 222
IV. ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ CẦU ĐIỆN SINH HOẠT ĐÔ THỊ VÀ
PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN RA CẦU NƯỚC CHO THỦY ĐIỆN 224
IV.1 Giới thiệu 224
IV.2 Một số kết quả máy tính về ước l
ượng của các tham số của mô hình cầu 224
IV.3 Một số kết quả tính giá trị kinh tế của điện sinh hoạt 226
IV.4 Phương pháp suy luận ra cầu đối với nước sử dụng để phát điện sinh hoạt 227
IV.5 Áp dụng thực hành phương pháp suy luận cầu sử dụng nước cho phát điện ở quy
mô hộ gia đình ………………………………………………………………………228

V. KẾT LUẬN 230

Chương VI: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM NGUỒN
NƯỚC 232
I. TỔNG QUAN 232
I.1 Mục tiêu cụ thể 232
I.2 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp CVM 232
II. THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 232
II.1 Vị trí vùng nghiên cứu 232
II.2 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 233
III. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC 233
III.1 Tình hình ô nhiễm 233
III.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm 233
III.2.1 N
ước thải sinh hoạt 234
III.2.2 Nước thải các khu công nghiệp và làng nghề 234
III.2.3 Nước thải từ khu sử dụng nước nông nghiệp 235
V. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM
NGUỒN NƯỚC 236
V.1 Các ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước 236
V.1.1 Ảnh hưởng đến nguồn cấp nước ssinh hoạt và sức khoẻ con người 236
V.1.2 Ô nhiễm ảnh hưở
ng trực tiếp đến nuôi trồng và đánh bắt thủy sản 236
V.1.3 Ô nhiễm ảnh hưởng đến các môi trường sống và hoạt động sản xuất 237
V.2 Tổng hợp và phân tích số liệu ước tính thiệt hại do ô nhiễm 238
V.2.1 Tổng hợp số liệu của các câu hỏi chung 238
V.2.2 Tổng hợp nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm sông Nhuệ 239
V.2.3 Ước tính thiệt hại 240



Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
10
Chương VII: PHÂN BỔ TỐI ƯU TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ CHƯƠNG TRÌNH
TÍNH TOÁN PHÂN BỔ TỐI ƯU NGUỒN NƯỚC 242
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 242
II. BÀI TOÁN QUY HOẠCH TỐI ƯU PHI TUYẾN 245
II.1 Hàm mục tiêu của bài toán 245
II.2 Hiệu quả phân bổ 245
II.3 Thiết lập các ràng buộc của bài toán 246
II.3.1. Ràng buộc chung của bài toán quy hoạch 247
II.3.2 Ràng buộc của bài toán cụ thể 247
II.3 Phương pháp giải bài toán quy ho
ạch tối ưu phi tuyến 250
III. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TÍNH TOÁN TỐI ƯU LINGO 5 252
III.1 Chức năng của phần mềm tính toán 252
III.2 Những ưu điểm và nhược điểm của phần mềm lingo 5 252
IV. ÁP DỤNG TÍNH TOÁN THỬ NGHIỆM TẠI MỘT SỐ HỆ THỐNG QLKT . 252
IV.1 Mô hình thửi nghiệm ở hệ thống thủy nông Núi Cốc – Thái Nguyên 253
IV.1.1. Một số kết quả thửi nghi
ệm tính toán tối ưu 255
IV.1.2 Phân tích kết quả 257
IV.2 Mô hình áp dụng tính toán tại hệ thống Liễn Sơn 258

Chương VIII: PHẦN MỀM PHÂN BỔ TỐI ƯU AQUARIUS VÀ ĐỀ XUẤT
VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ THÍCH NGHI CHO LƯU VỰC SÔNG HỒNG. 260
I. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM AQUARIUS 260
II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN NƯỚC 262
II.1 Thanh menu 262

II.2 Bảng các cấu phần hệ thống nguồn nước 262
II.3 Bảng công cụ 263
III. NẠP SỐ LIỆU VÀ ÁP DỤNG CÁC KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CÁC HÀM CẦU
SỬ DỤNG NƯỚ
C CHO PHẦN MỀM 264
III.1 Nhập số liệu hiện vật 264
III.2 Nhập số liệu kinh tế 267
III.3 Áp dụng các hàm cầu được ước lượng trong báo cáo cho Phần mềm Aquarius
268
IV. CHẠY CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC KẾT QUẢ 271
IV.1 Liên kết hệ thống 271
IV.2 Lựa chọn kỹ thuật tối ưu hóa 271
IV.3 Xác định khoảng thời gian mô phỏng 272
IV.4 Giải bài toán phân bổ nướ
c tối ưu 273
IV.5 Kết quả dưới dạng đồ thị và dạng bảng 273
V. VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN LƯU VỰC SÔNG
HỒNG 275
V. VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN LƯU VỰC SÔNG
HỒNG 275
VI. KẾT LUẬN 275
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
11

C. KẾT LUẬN 277
D. KIẾN NGHỊ 279
Tài liệu tham khảo 280
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho

các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
12


A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Đặt vấn đề và sự cần thiết của đề tài
Ở nhiều nơi trên thế giới nước đang trở thành một hàng hoá khan hiếm [Postel et al.
1996; Gleick 1996; United Nations 1997; Seckler et al. 1998]. Mặt khác, nước là một
tài nguyên cung cấp những lợi ích quan trọng cho nhân loại, cho nên một số học giả đã
cho rằng nước sẽ là “dầu thô của thế kỷ hai mốt”. Do khan hiếm ngày càng gia tăng,
cạnh tranh và xung đột giữa các lĩnh vự
c sử dụng nước và những người sử dụng nước
cũng ngày càng phát triển. Bởi vậy cần phải đưa ra các quyết định về bảo tồn và phân
bổ nước sao cho tương thích với các mục tiêu xã hội như hiệu quả kinh tế, tính bền
vững và công bằng.
Việc coi nước như một hàng hoá kinh tế có thể coi là một trong những bước tiến nhằm
cải thiện quản lý nguồ
n tài nguyên nước. Khi đó, tính toán giá trị kinh tế của nước là
một công việc cấp thiết, bởi vì nếu không lượng hóa được một cách chắc chắn giá trị
của nước, chúng ta không thể có được những quyết định rõ ràng cho mục đích bảo tồn
nước một cách hiệu quả.
Tuy nhiên việc xác định giá trị kinh tế của nước gặp phải rất nhiều thách thức. Vì bản
chất vật lý c
ủa nước (khó đo lường, kiểm soát, …) cho nên hầu như mọi quốc gia trên
thế giới đã không thiết lập _ nếu không nói là không thể thiết lập _ một thị trường cho
nước, bởi vì việc thiết lập ra các thị trường nước sẽ tạo ra các “thất bại thị trường” như
ngoại ứng, hàng hóa công cộng, độc quyền, tức là tạo ra nhiều đặc tính “xấu” khác của
thị trườ

ng. Trên thực tế, hầu như mọi quốc gia (chỉ trừ nước Anh), chính phủ, chứ
không phải là thị trường, đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ tài nguyên
nước cho toàn bộ nền kinh tế. Và như một hậu quả, các nhà kinh tế có nhiệm vụ phải
sử dụng các phương pháp “bắt chước” thị trường để mô tả cơ chế hoạt động cũng như
tính toán các tham số của mô hình “th
ị trường” nước.
Điều này vừa là thách thức, nhưng cũng vừa là một cơ hội cho các nhà kinh tế tài
nguyên thiên nhiên và môi trường và đặc biệt là các nhà kinh tế tài nguyên nước. Từ
những năm 1960, các nhà kinh tế Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu để xây dựng mô hình thị
trường sử dụng nước về mặt lý thuyết và trên cơ sở đó đã cho thấy có thể sử dụng các
quy luật kinh tế để
hiểu được sử dụng vận động của các hoạt động trao đổi sử dụng
nước (James Douglas L., “Kinh tế học của Quy hoạch Tài nguyên Nước”, 1971). Các
nhà kinh tế đã mô hình hóa quy luật cầu, quy luật cung của các sử dụng nước khác
nhau như tưới, nước sinh hoạt, nước cho phát điện, nước công nghiệp, … một cách
tách biệt. Và sau đó, họ đã tổng hợp các quan hệ cung và cầu sử dụng nước tách bi
ệt
vào một mô hình tổng hợp trong phạm vi một lưu vực để tối ưu hóa các hoạt động này.
Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Phát triển Bền vững ở Rio de Janeiro,
Brazil (1992) và Tuyên bố Dublin, các nhà kinh tế tài nguyên nước khắp nơi trên thế
giới đã tích cực đẩy mạnh hơn nhiều các nghiên cứu về xây dựng các mô hình cung
cầu sử dụng nước, đặc biệt là các mô hình cầu sử d
ụng nước, bắt đầu bằng những
nghiên cứu về cầu sử dụng nước tưới (ví dụ như những công trình nghiên cứu của
Ariel Dinar (1996) và nhiều công trình khác). Từ những nghiên cứu ban đầu về xây
dựng mô hình cầu tưới dựa vào hàm sản xuất của tưới, ngày nay, các chuyên gia kinh
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
13

tế của Mỹ hiện nay đã mở rộng ra những mô hình sử dụng nhiều số liệu để có thể mô
tả một cách chi tiết hơn quan hệ cầu sử dụng tưới cho các loại cây trồng khác nhau.
Tuy nhiên, do các đặc tính của thời tiết, khí hậu, điều kiện sử dụng đất, cây trồng, các
loại hình tổ chức sản xuất, … cho nên ở các quốc gia, vùng miền khác nhau cần có
những
điều chỉnh thích hợp khác nhau.
Bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ 21, đặc biết là sau Hội nghị Thượng đỉnh Toàn
cầu về Phát triển Bền vũng ở Johannesburg, Nam Phi (2002) xu hướng của các nhà
kinh tế lại đặt trọng tâm nhiều hơn vào việc xây dựng các mô hình cầu nước sinh hoạt
cho cả khu vực thành thị lẫn khu vực nông thôn. Đối với khu vực nước sinh hoạt nông
thôn, các chuyên gia đã phát triển tiếp cận CVM (Contingent Valuation Method) cho
việc ước lượng các đường cầu sử dụng nước sinh hoạt, còn đối với khu vực đô thị việc
mô tả các quan hệ cầu sử dụng nước sinh hoạt tỏ ra phức tạp hơn nhiều như mô hình
lựa chọn rời rạc-liên tục và phải được giải quyết bằng cách công cụ kinh tế lượng phức
tạp hơn nhi
ều nhiều như phương pháp tối đa hợp lý (maximum likelihood).
Cùng với cầu sử dụng nước tưới, cầu sử dụng nước sinh hoạt cả nông thôn lẫn đô thị là
những khu vực sử dụng nước chịu tác động nghiêm trọng nhất của “thất bại thị
trường”, tức là chịu đựng những khó khăn lớn nhất trong phương pháp luận xác định
đường cầu sử d
ụng nước, và cũng chính là những khó khăn lớn nhất trong phương
pháp luận xác định giá trị kinh tế của sử dụng nước. Đối với cầu sử dụng nước cho
phát điện thì tình hình trước đây là khá đơn giản vì sản phẩm của sử dụng nước cho
phát điện chính là điện năng, là một sản phẩm mang tính chất thị trường tương đối
hoàn chỉnh, ngoài trừ
nhược điểm “độc quyền” của thị trường này. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, tình hình có nhiều thay đổi. Do chính sách bảo tồn năng lượng,
cho nên khắp nơi trên thế giới đã đặt giá cho tiêu dùng năng lượng điện thông qua các
cơ chế định giá tăng theo khối (increasingly block pricing), hay còn gọi là định giá bậc
thang. Vì thế việc tính toán cầu sử dụng điện, giống như cầu sử dụng n

ước sinh hoạt
đô thị, lại gặp trở ngại lớn vì số liệu thu thập được không thể phù hợp với những công
cụ hồi quy kinh tế lượng đơn giản. Thay vào đó chúng ta lại phải sử dụng phương
pháp tối đa hợp lý hoặc phương pháp mô men tổng quát, là những phương pháp tương
đối khó sử dụng.
Ngoài những sử dụng nước đặc biệt nói trên, các sử dụng n
ước khác như sử dụng nước
công nghiệp, sử dụng nước cho thủy sản, hoặc các sử dụng nước tương tự khác lại
không phải gánh chịu những khó khăn do “thất bại thị trường”. Trong những tình
huống như vậy, mô hình cầu sử dụng nước không phải là khó được thiết lập và việc
tính toán ước lượng cầu của những sử dụng nước này được tiế
n hành theo các phương
pháp hay được áp dụng cho các thị trường cạnh tranh khác trên thị trường.
Ngoài những trường hợp có thị trường hoạt động tốt như trên, cũng còn một số sử
dụng nước mà các chuyên gia kinh tế thường khó có thể tính toán và xác định giá trị
kinh tế như nước cho các hệ thống sinh thái, nước cho du lịch, và các sử dụng nước
tương tự khác. Đây cũng là những đối tượng có nhiều thách thức cho việ
c nghiên cứu
mô hình hóa các quan hệ cung cầu sử dụng nước, và bởi vậy cho việc xác định giá trị
kinh tế của nước trong những sử dụng này. Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian cũng như
tài chính của đề tài không cho phép tiến hành những nghiên cứu trong những lĩnh vực
này, do vậy chúng tôi cũng không để cập tới những trường hợp này trong báo cáo.
Một thực tế là không chỉ các quốc gia đã phát triển trên thế giớ
i như Hoa kỳ, Anh,
Pháp, … mới tập trung nghiên cứu những mô hình mô tả quan hệ kinh tế sử dụng tài
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
14
nguyên nước, các quốc gia xung quanh chúng ta cũng có nhiều nỗ lực đáng kể vào lĩnh

vực này. Trung quốc là một nước có nhiều nghiên cứu về các mô hình kinh tế cho các
sử dụng nước. Nhiều công trình ước lượng các quan hệ cầu sử dụng nước tưới, nước
sinh hoạt nông thôn, nước sinh hoạt đô thị, nước công nghiệp, … đã được các chuyên
gia Trung quốc thực hiện dựa vào các tiếp cận hiện đại của các nhà khoa h
ọc phương
Tây. Các quốc gia láng giềng khác của chúng ta như Thái lan, Malaysia, Ấn độ, Sri
Lanka, và nhiều quốc gia Đông Nam Á và Nam Á khác cũng có những bước đi tương
tự trong lĩnh vực này.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy một khối lượng nghiên cứu khổng lồ của các nhà kinh tế
tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên thế giới đã được giành ngày càng nhiều cho
những nghiên cứu về mô hình hóa quan hệ cầu sử dụng nước và các phương pháp kinh
tế lượng
để ước lượng các tham số của các mô hình này, và mục tiêu cũng là để góp
phần xây dựng các hàm lợi ích từ các sử dụng nước khác nhau. Tuy nhiên, một khác
biệt quá rõ ràng là số lượng những nghiên cứu như vậy trong điều kiện nước ta còn
quá khiêm tốn. đặc biệt là ở khu vực Lưu vực sông Hồng. Các Viện Nghiên cứu, các
Trường Đại học, Cao đẳng, … ở khu vực Lưu vực sông Hồng hầu như chư
a có một hệ
thống nghiên cứu bài bản nào về vấn đề xây dựng mô hình cung cầu sử dụng nước về
mặt lý thuyết cũng như những mô hình kinh tế lượng ước lượng các tham số từ số liệu
quan sát thực tế của các mô hình này.
Trong các lưu vực khác của Việt nam, tình hình có đôi chút khác biệt. Tại Lưu vực
sông Đồng nai, một khu vực kinh tế năng động nhất trong cả nướ
c, đã có những hợp
tác nghiên cứu giữa những nhà nghiên cứu Việt nam và các nhà nghiên cứu quốc tế về
chủ để xây dựng mô hình kinh tế lý thuyết và mô hình ước lượng hồi quy kinh tế
lượng để xác định các hàm cầu sử dụng nước. Một số trong những ví dụ như vậy là
nghiên cứu của Ringler (Mỹ) hợp tác với một số cán bộ của Việt nam xác định các
hàm cầu sử dụ
ng nước ở Lưu vực Đồng nai; một nghiên cứu về tính toán cầu nước

sinh hoạt đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh có sử dụng tiếp cận tối đa hợp lý (maximum
likelihood) ở trường ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với chuyên gia của tổ
chức phi chính phủ (NGO). Theo nhận xét của chúng tôi, các nghiên cứu này phần lớn
vẫn dựa trên nền tàng nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài kết hợp m
ột phần với
các chuyên gia trong nước, và hơn nữa, các nghiên cứu này chưa tạo thành một hệ
thống nghiên cứu về chủ đề hết sức quan trọng với phát triển ngành nước Việt nam.
Vì những lý do trên đây, việc nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết và phương pháp
ước lượng các mô hình này dựa vào các số liệu quan sát trong điều kiện Lưu vực sông
Hồng là rất quan trọng cho việc trợ giúp cho quá trình làm quyết định của các nhà quy
ho
ạch và quản lý của ngành nước. Mặc dù đây là một chủ đề rất rộng lớn và phức tạp,
nhưng nội dung đề tài nghiên cứu này sẽ cố gắng đưa ra những cơ sở cơ bản của lĩnh
vực nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong ngành nước và tính toán thực nghiệm cho
một số sử dụng nước khác nhau cho các hộ sử dụng nước khác nhau ở Lưu vực sông
Hồ
ng. Vì hạn chế về thời gian cũng như nguồn lực, nội dung đề tài sẽ tập trung vào
một số nhóm sử dụng nước cấp thiết nhất như tưới (80% sử dụng nước), nước sinh
hoạt (11%), …
Một vấn đề nữa cũng sẽ được đề cập trong báo cáo của đề tài: đó là vấn đề phân bổ tối
ưu. Để hoàn chỉnh việc tính toán giá trị kinh tế
cho các sử dụng nước trong một lưu
vực, cần thiết phải tổng hợp các đường cầu ròng (hay các thành phần của hàm lợi ích
tổng thể) vào trong một lưu vực sông và tiến hành phân bổ các sử dụng sao cho tối đa
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
15
hàm lợi ích của toàn bộ lưu vực. Tiếp cận phân bổ tối ưu này được nhiều nghiên cứu
đề cập tới và một trong những nghiên cứu như vậy là Chương trình Mô hình hóa và

Phân bổ Nước tối ưu cho Lưu vực sông của Đại học Colorado (Mỹ). Ở hệ thống sông
Hồng, bài toán phân bổ tối ưu sử dụng nước của hệ thống sông Hồng đã được Viện
Quy hoạch Thủy lợi Hà nội thực hiện. Tuy nhiên quy hoạch tối ưu này cần được tiếp
tục phát triển để cập nhật những ước lượng mới về các hàm cầu sử dụng nước đã nói ở
trên. Phần sau của báo cáo này có đề cập tới mô hình phân bổ tối ưu này và áp dụng
mô hình tính toán tối ưu để tính toán phân bổ nước cho một số hệ thống nằm trong
Lưu v
ực sông Hồng. Hạn chế về thời gian và nguồn lực không cho phép đề tài này
thực hiện đầy đủ mô hình phân bổ tối ưu cũng như chạy chương trình tối ưu cho toàn
bộ Lưu vực sông Hồng.
2. Mục tiêu của đề tài
Như đã được nêu rõ trong Đề cương Nghiên cứu, mục tiêu chính của đề tài là:
“Xác định được phương pháp tính giá trị kinh tế và áp dụng tính toán
giá trị kinh tế tại mộ
t số hệ thống cho các hộ sử dụng nước khác nhau
phục vụ quy hoạch quản lý nguồn nước tại Lưu vực sông Hồng”
Để đạt được mục tiêu chính, đề tài cần phải thực hiện những mục tiêu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu tổng quan để rút ra phương pháp tính cầu và giá trị kinh tế của
nước tưới cho lúa và một số loại cây trồng thích hợp cho Lưu vực sông H
ồng.
- Áp dụng tính hàm cầu nước tưới cho một số địa điểm nằm trong Lưu vực sông
Hồng: cụ thể là Hệ thống La khê (Hà tây cũ), Hệ thống Liễn sơn (Vĩnh phúc),
và Hệ thống Núi cốc (Thái nguyên).
- Áp dụng tính toán giá trị kinh tế cho sử dụng nước tưới cho nước tưới trong các
hệ thống nói trên.
- Nghiên cứu để rút ra phương pháp tính cầu và giá trị kinh tế cho sử dụng nước
sinh ho
ạt nông thôn ở Lưu vực sông Hồng.
- Áp dụng tính toán hàm cầu nước sinh hoạt nông thôn ở một số địa điểm thuộc
các tỉnh nằm trong Lưu vực sông Hồng như Nam định, Hải dương, ngoài thành

Hà nội, Vĩnh phúc, Hà tây (cũ), …
- Áp dụng tính toán giá trị kinh tế cho sử dụng nước sinh hoạt nông thôn cho một
số địa điểm thuộc các khu vực nói trên.
- Nghiên cứu để rút ra phương pháp tính cầu và giá trị sử
dụng nước sinh hoạt đô
thị ở Lưu vực sông Hồng.
- Áp dụng tính cầu nước sinh hoạt đô thị cho một số địa điểm thuộc thành phố
Hà nội
- Áp dụng tính toán giá trị kinh tế cho nước sinh hoạt ở những địa điểm nói trên.
- Nghiên cứu để rút ra phương pháp tính cầu và giá trị sử dụng điện sinh hoạt đô
thị tại Lưu v
ực sông Hồng.
- Áp dụng tính toán cầu sử dụng điện cho một số địa điểm thuộc thành phố Hà
nội
- Áp dụng tính toán giá trị kinh tế cho sử dụng điện sinh hoạt cho các địa điểm
trên
- Nghiên cứu xác định phương pháp suy ra đường cầu cho sử dụng nước cho
phát điện từ đường cầu điện sinh hoạt đô thị.
- Nghiên cứu xác định ph
ương pháp tính cầu và giá trị kinh tế của sử dụng nước
cho thủy sản tại Lưu vực sông Hồng.
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
16
- Áp dụng tính toán cầu sử dụng nước cho thủy sản cho một ví dụ thực tế.
- Áp dụng tính toán giá trị kinh tế cho trường hợp trên.
- Xây dựng mô hình phân bổ nước tối ưu cho một lưu vực
- Trình bày phần mềm tính toán phân bổ nước tối ưu cho lưu vực và các đề xuất
cho việc viết phần mềm cho điều kiện của Lưu vực sông Hồng.

- Áp dụng tính toán cho một số
ví dụ thuộc Lưu vực sông Hồng.
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
17
3. Cách tiếp cận
Do đây là một đề tài nghiên cứu kinh tế tài nguyên cho nên tiếp cận của chúng tôi đầu
tiên phải dựa vào tiếp cận truyền thống của các nhà kinh tế. Cụ thể, tiếp cận phải dựa
trên các nguyên tắc sau:
- Tôn trọng thị trường được-thiết-lập-tốt, tức là thị trường thỏa mãn những tiêu
chuẩn xấp xỉ với thị trường cạnh tranh hoàn hảo (có nhiề
u người bán, nhiều người
mua, hàng hóa đồng nhất và dễ đo lường, thông tin hoàn hảo, tự do ra nhập hoặc
rời bỏ thị trường, …). Nói tóm lại, đối với những thị trường như vậy, các tiếp cận
của các nhà kinh tế là cố gắng không can thiệp để chúng tự phát triển nhằm đạt tối
đa lợi ích của thị trường.
- Trong ngành nước, có một số ít thị trường nh
ư vậy, đó là thị trường nước cho
công nghiệp, nước cho sản xuất thủy sản, và thậm chí cả nước cho phát điện nếu
giá điện sinh hoạt không được định giá theo kiểu bậc thang. Nhưng hầu hết các
thị trường nước còn lại đều là những thị trường không-được-thiết-lập-tốt, đặc biệt
là nước cho tưới, nước sinh hoạt cho cả nông thôn lẫn đ
ô thị, nước cho bảo tồn
sinh thái, nước cho mục đích bảo vệ môi trường, nước cho du lịch, …
- Các thị trường kể trên được liệt vào các thị trường-không-tốt theo nghĩa các điều
kiện hoạt động của chúng bị mắc phải một trong những khiếm khuyết có tên gọi
chuyên môn là “thất bại thị trường”. Thất bại thị trường bao gồm: (i) hàng công
cộng, (ii) ngoại ứ
ng, (iii) độc quyền, và (iv) thông tin phi đối xứng.

- Trong những tình huống đó, nhiệm vụ cúa các nhà kinh tế nói riêng cũng như
nhiệm vụ của tất cả nền kinh tế là phải can thiệp để “sửa chữa” các “thất bại” thị
trường nhằm bảo đảm cho các hoạt động kinh tế tại những khu vực này trở nên
lành mạnh và mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế. Biện pháp “sửa chữa”
truyền thống của các nhà kinh tế thường là xây dựng mô hình cầu và ước lượng
các tham số của mô hình này bằng các phương pháp thống kê-kinh tế lượng hoặc
quy hoạch tuyến tính. Sau đó các tính toán này sẽ giúp cho các nhà quản lý hoặc
các nhà làm quyết định đưa vào công việc quản lý của mình.
- Vì đây là tiếp cận tương đối truyền thống của các nhà kinh tế, cho nên như chúng
ta đã thấy, nước là một lĩnh vực có rất nhiề
u nhược điểm từ góc độ thị trường, đặc
biệt là tính chất hàng công cộng và ngoại ứng. Chính vì thế mà chúng ta có thể
thấy tại sao trong những năm gần đây số lượng các công trình nghiên cứu và các
bài báo về chủ đề kinh tế tài nguyên nước trên thế giới lại tăng lên với một tốc độ
chóng mặt đến như vậy.
Với lý do như vậy, các nghiên cứu về kinh tế tài nguyên nướ
c quốc tế thường được
tiến hành theo những bước chuẩn tắc như sau:
- Bước 1: Xác định các yếu tố gây ra “thất bại” thị trường, từ đó chỉ ra lĩnh vực
cần tính toán cầu và giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ tài nguyên thiên nhiên
trong đó tài nguyên nước được xem như một trường hợp riêng.
- Bước 2: Phát triển các mô hình kinh tế vi mô thích hợp cho từng loại hàng hóa
và d
ịch vụ có vấn đề “thất bại thị trường”.
- Bước 3: Lựa chọn phương pháp để ước lượng các tham số của mô hình cầu đã
được xây dựng trước đó. Có hai loại phương pháp chính là: (1) mô hình thống kê-
kinh tế lượng dựa vào các số liệu-chéo, chuỗi-thời gian, hoặc mô hình số liệu hỗn
hợp; và (2) mô hình quy hoạch tối ưu toán học.
- Bước 4: Thiết kế lấ
y mẫu và thu thập số liệu cần thiết cho tính toán

- Bước 5: Thực hiện tính toán và trình diễn kết quả
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
18

B. NỘI DUNG

Chương I: TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ KINH TẾ SỬ DỤNG
NƯỚC

Giới thiệu
Để bảo đảm tính hệ thống cho nghiên cứu về phương pháp tính toán giá trị của các sử
dụng nước khác nhau tại Lưu vực sông Hồng, trước hết cần có một cơ sở nền tảng về
mặt lý thuyết được chấp nhận một cách rộng rãi trong cộng đồng các nhà nghiên cứu
kinh tế
tài nguyên thiên nhiên và môi trường nói riêng, cũng như các nhà kinh tế tài
nguyên nước nói riêng. Tiếc thay, không sẵn có một cuốn sách giáo khoa hoàn chỉnh
thống nhất nào trong bất cứ trường Đại học trên thế giới về chủ đề này, đơn giản là vì
đây là một lĩnh vực mới được phát triển so với các lĩnh vực cổ truyền khác trong lĩnh
vực kinh tế học.
Các nhà kinh tế học tài nguyên nước trong những năm gần đây đã
đặc biệt quan tâm
phát triển lĩnh vực nghiên cứu này. Số lượng sách báo xuất bản trên thế giới cách đây
một hai thập kỷ hầu như rất hiếm khi đề cập tới vấn đề tính toán giá trị của các sử
dụng nước, hoặc có đề cập thì nội dung tương đối sơ sài. Một trong những tài liệu của
chuyên gia hàng đầu về kinh tế tài nguyên nước là Ariel Dinar là cuốn “Mô hình hóa
Quản lý Kinh tế và nh
ững vấn đề Chính sách về Nước trong nền Nông nghiệp có
Tưới” (Modeling Economic Management and Policy issues of Water in Irrigated

Agriculture) (1996) chỉ dừng lại mô tả lý thuyết và một số kết quả ước lượng hàm cầu
sử dụng tưới tại một số cánh đồng thí nghiệm ở miền tây của Thung lũng Joaquin
(California, Mỹ). Tuy nhiên, gần đây hàng ngàn bài báo, và nhiều cuốn sách đã được
xuất bản đề cập tới việc tính toán cầu sử dụ
ng nước và giá trị kinh tế của các sử dụng
nước khác nhau khắp nơi trên toàn thế giới.
Mặc dù số lượng phong phú các tài liệu nghiên cứu đã được đề xuất và các chuyên gia
kinh tế tài nguyên nước đã nhất trí với nhau về nhiều điểm, xong chưa có một nghiên
cứu nào bao quát hoàn chỉnh lĩnh vực rộng lớn này. Do vậy, chúng tôi thấy việc đầu
tiên cần thiết phải thực hiện là tổng hợ
p và rút ra một cách hệ thống những kiến thức
cơ bản nhất của lĩnh vực nghiên cứu nói trên. Hệ thống kiến thức thứ nhất bao gồm
những kiến thức về giá trị kinh tế nói chung và giá trị kinh tế trong lĩnh vực tài nguyên
thiên nhiên và môi trường mà tài nguyên nước là một phần trong đó. Hệ thống kiến
thức này cũng rất đa dạng và phong phú và có nhiều trường phái quan điểm khác nhau
về
khái niệm giá trị kinh tế cũng như các phương pháp đo lường chúng. Sau khi
nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định lựa chọn tiếp cận của Giáo sư A.
Myrick Freeman III thuộc trường Đại học Michigan (2003) trong tác phẩm “Đo lường
các giá trị kinh tế môi trường và tài nguyên: Lý thuyết và Phương pháp”
(Measurement of Environmental and Resources Values: Theory and Methods” là cơ sở
nền tảng cho việc phát triển các phương pháp đo lường giá trị kinh tế các sử dụng
nước ở Lưu v
ực sông Hồng vì đây là một tiếp cận được đai đa số các chuyên gia
nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và môi trường trích dẫn trong các nghiên cứu của
mình.
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
19

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu cũng đã lựa chọn trong số nhiều tiếp cận khác nhau trong
việc đo lường giá trị kinh tế của các sử dụng nước, một lĩnh vực tương đối phong phú
của đo lường giá trị kinh tế của tài nguyên thiên nhiên và môi trường, một tiếp cận của
Giáo sư Robert A. Young (chuyên gia cao cấp của World Bank về tài nguyên nước)
(Hoa kỳ) làm cơ sở lý luận cho việc phát triển các phương pháp tính toán cầ
u và giá trị
kinh tế của các sử dụng nước. Tác phẩm của ông là cuốn “Xác định Giá trị Kinh tế của
Nước: Lý thuyết và Phương pháp” (Determining the Economic Value of Water:
Concepts and Methods) (2001) đã được sử dụng trong đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu về
Tính toán Giá trị của Nước” của Đào Văn Khiêm (Đại học Thủy lợi Hà nội, 2004).
Trong phần này, chúng tôi sẽ tóm tắt lại một số vấn đề căn bản nh
ất của các tiếp cận
nói trên để phục vụ việc nghiên cứu các phương pháp cụ thể để tính toán các giá trị
kinh tế của các sử dụng nước khác nhau tại Lưu vực sông Hồng. Dựa trên những tiếp
cận nói trên, chúng ta sẽ có thể khẳng định được một số định hướng cơ bản cho việc
phát triển các phương pháp tính toán giá trị kinh tế như sau:
(1) Thứ nhất, việc tính toán giá tr
ị kinh tế của các sử dụng nước cần được phát
triển bởi các chuyên gia nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và môi trường vì,
khác với các ngành kinh tế hoạt động dựa trên các nguyên tắc của thị trường
cạnh tranh lành mạnh, khi mà các quan hệ cung cầu của thị trường được hình
thành một cách tự nhiên trên thị trường và chỉ dẫn các hoạt động trao đổi của
các thành viên kinh tế, không sẵn có các thị trường được hình thành một cách
tự nhiên cho các hàng hóa tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong đ
ó có các
hàng hóa nước. Nói cách khác, giá trị kinh tế của các khu vực có thị trường
cạnh tranh phát triển lành mạnh thì giá trị kinh tế là giá trị thị trường, không
cần phải có những nghiên cứu khoa học về giá trị kinh tế, nhưng khi thị trường
không có đủ điều kiện để tồn tài, nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là phải xây
dựng phương pháp luận để tính toán những giá trị này nhằm giúp cho những

người làm chính sách có cơ s
ở chính xác cho các quyết sách.
(2) Thứ hai, các tiếp cận trên cho thấy, việc tính toán giá trị kinh tế tài nguyên
thiên nhiên và môi trường chủ yếu được dựa trên việc xây dựng các mô hình
kinh tế vi mô và mô hình ước lượng thống kê kinh tế lượng để ước lượng các
tham số của mô hình lý thuyết dựa vào các số liệu thống kê hoặc các mô hình
quy hoạch tối ưu để suy ra các giá trị tham số của mô hình lý thuyết. Vấn đề cốt
lõi của ước lượ
ng giá trị kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường sẽ là vấn
đề xác định dạng của hàm cầu và vấn đề ước lượng các tham số của hàm cầu.
Vấn đề này sẽ được phát triển một cách cụ thể trong các phần sau khi chúng ta
ước lượng các hàm cầu cụ thể cho sử dụng nước tưới, sử dụng nước sinh hoạt,
sử dụng nước phát điện và các sử dụng nước khác trong các chương từ Ch
ương
2 trở về sau.
(3) Trong việc xác định các đường cầu, một vấn đề được nhiều nhà kinh tế quan
tâm là sự khác biệt giữa tiếp cận đường cầu Marshall và tiếp cận đường cầu
Hicks. Mỗi một trong số hai tiếp cận trên có những ưu điểm và nhược điểm của
mình. Về mặt lý thuyết, có thể các nhà nghiên cứu ưa chuộng đường cầu Hicks

n, tuy nhiên, dựa trên nghiên cứu về phương pháp luận đo lường giá trị kinh
tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chúng ta sẽ thấy những khác biệt này
không thực sự gây khó khăn cho việc tính toán giá trị kinh tế. Nguyên nhân
được thấy trong lý thuyết chung ở chương này là các đường cầu Marshall và
Hics là gần nhau một cách xấp xỉ. Do vậy, trong thực tế của các chương phát
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
20
triển các phương pháp tính giá trị kinh tế của các sử dụng nước ở Lưu vực sông

Hồng chúng tôi sẽ sử dụng cả hai tiếp cận tính cầu Marshall và Hicks này, cụ
thể là cầu tưới, cầu nước sinh hoạt đô thị, cầu điện sinh hoạt đô thị, cầu nước
công nghiệp và cầu nước cho thủy sản, … là các hàm cầu Marshall, còn hàm
cầu nước sinh hoạt nông thôn là hàm cầu tương thích với c
ầu Hicks.
Vì những hàm ý hết sức quan trọng cho việc phát triển các phương pháp tính toán giá
trị kinh tế cho các sử dụng nước cụ thể, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề căn bản
nhất của lý thuyết tính toán giá trị kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong
các phần sau đây.
I. Giá trị kinh tế
I.1 Khái niệm giá trị
Theo nghĩa rộng, giá trị thể hiện mong muốn tương đối về đối tượng, tình huống và
hậu quả. Giá trị gắn liền với tình huống làm quyết định. Giá trị trải rộng khắp từ các
nguyên tắc đạo đức đến các quan hệ ưa thích giữa các lựa chọn. Đạo đức, ưu tiên, giá
trị đánh đổi và quan điểm đối với rủi ro, t
ất cả đều thể hiện giá trị [Keeney, 1992]. Tuy
nhiên, nội dung báo cáo này chỉ đề cập đến giá trị kinh tế.
Giá trị kinh tế là khái niệm liên quan đến hành vi con người và dựa trên các tình huống
lựa chọn. Định nghĩa kinh tế về giá trị được bắt nguồn từ ý tưởng có nhiều nguồn tài
nguyên bị khan hiếm. Điều đó có nghĩa là cầu đối với các nguồn tài nguyên này lớn
hơn một cách tương
đối so với lượng tài nguyên sẵn có. Không bao giờ có đủ nước,
hoặc đất đai hoặc lao động để làm mọi thứ mà tất cả mọi người có thể muốn. Vì các
nguồn tài nguyên là khan hiếm, cho nên luôn phải lựa chọn về việc xã hội sử dụng
những cái sẵn có như thế nào. Những lựa chọn này thường dựa trên những đánh đổi
phức tạp, bởi vậy giá trị đượ
c bộc lộ trong việc cá nhân và xã hội cùng lựa chọn phân
bổ các nguồn tài nguyên này như thế nào.
Khái niệm giá trị kinh tế có nền tảng bắt nguồn từ kinh tế học phúc lợi tân- cổ điển.
Kinh tế học phúc lợi là môn khoa học xác định các nguồn tài nguyên sẵn có có thể

được sử dụng một cách tốt nhất như thế nào để cải thiện phúc lợi của con người. Môn
khoa học này tìm cách phát triển các th
ủ tục tốt hơn để phân bổ tổng số các nguồn tài
nguyên (lao động, vốn, đất đai, …) giữa những hoạt động tiềm năng và những người
sử dụng tiềm năng để đáp ứng những nhu cầu của cá nhân và tập thể. Những tiên đề cơ
bản của kinh tế học phúc lợi cho rằng mục đích của hoạt động kinh tế là là làm tăng
phúc lợi của các cá nhân tạo nên một xã hội và, mỗi cá nhân là người phán xử tốt nhất
đối với lợi ích của chính anh ta hoặc chị ta. Phúc lợi này không chỉ phụ thuộc vào tiêu
dùng cá nhân các hàng hoá tư dụng và các hàng hoá và dịch vụ được chính phủ cung
cấp, mà còn phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng các hàng hoá và dịch vụ phi- thị
trường mà họ nhận được từ hệ thống tài nguyên- môi trường _ ví dụ như sức khoẻ, tiệ
n
nghi và cơ hội nghỉ ngơi giải trí ngoài môi trường thiên nhiên. Điều này cho thấy rằng
cơ sở của việc đưa ra các phương pháp đo lường giá trị kinh tế của những thay đổi
trong các hệ thống tài nguyên- môi trường là tác động của chúng lên phúc lợi con
người. Sự tập trung của đánh giá kinh tế vào các hành vi của con người không ngăn
cản mối quan tâm đến sự sinh tồn và phúc lợi của những giống loài khác. Các cá nhân
có th
ể đánh giá cao sự sinh tồn của các giống loài khác không chỉ vì việc họ sử dụng
chúng (ví dụ như lương thực, thực phẩm và nghỉ ngơi, giải trí), mà cũng còn vì mối
quan tâm vị tha hoặc đạo đức. Và chính điều này làm nảy sinh các giá trị phi- sử dụng
[Freeman, 1993a].
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
21
Kinh tế học phúc lợi về bản chất là kinh tế học chuẩn tắc, tức là nó tìm kiếm phân bổ
nguồn tài nguyên thoả mãn một cách tốt nhất các yêu cầu của các cá nhân trong xã hội.
Tuy nhiên, nó không chỉ rõ các giá trị này phải như thế nào. Kinh tế học phúc lợi
tương phản với kinh tế học thực chứng, là môn kinh tế quan tâm đến việc tìm hiểu xem

hệ thống kinh tế hoạt động như th
ế nào. Kinh tế học thực chứng cố gắng trả lời những
câu hỏi như cái gì xác định giá của nhà ở, hoặc điều gì xảy ra với sản lượng của một
công ty cạnh tranh khi giá của hàng hoá tăng lên . Cũng giống như kinh tế học thực
chứng, nhiệm vụ của kinh tế học phúc lợi cũng là suy luận một cách lô gíc từ những
định nghĩa và giả thiết mà b
ản thân chúng có thể là đúng đắn hoặc không đúng đắn.
Nhưng không giống với kinh tế học thực chứng, khó khăn của kinh tế học phúc lợi là ở
chỗ “phúc lợi” kinh tế không phải là biến số quan sát được. Phúc lợi kinh tế của một
cá nhân, một cách hình thức, được chỉ ra bởi mức tiện ích của anh ta, và đó là biến
không quan sát được. Mức tiện ích của cá nhân phụ thuộc vào hàng hoá và dịch vụ

anh ta mua ở thị trường, nhưng cũng phụ thuộc cả vào nhiều hàng hoá phi- thị trường
hoặc không- được định giá, như không khí trong lành, nước sạch, điều kiện nghỉ ngơi,
giải trí, … Kinh tế phúc lợi quan tâm đến tổng phúc lợi của cá nhân, chứ không phải
chỉ những phúc lợi có từ các hàng hoá và dịch vụ thị trường [Just et al, 1982]. Như
vậy, do sự phức tạp trong đo lường l
ợi ích, chúng ta sẽ thấy việc xác định giá trị của
nước quả là rất khó khăn.
I. 2 Khái niệm “ý muốn thanh toán” (WTP) và các thước đo phúc lợi khác
I. 2. 1 Giới thiệu
Các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế bất cứ khi nào những người sử dụng muốn
thanh toán để có được chúng. Điều này hàm ý nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế chỉ
khi chúng là khan hiếm. Giá trị kinh tế là thước đo của khối lượng tối đa các hàng hoá
và dịch v
ụ khác mà người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ để có được một hàng hoá và dịch
vụ hoặc trạng thái tự nhiên nào đó. Sự đánh đổi mà người ta tiến hành khi họ chọn ít
hơn một đơn vị hàng hoá này và nhiều hơn một chút hàng hoá và dịch vụ khác sẽ bộc
lộ cái gì đó về giá trị của họ đối với những hàng hoá này. Giá cả tiền tệ đơn giản chỉ là
một tỷ

lệ đổi chác trong trường hợp riêng mà thôi.
Các thước đo giá trị dựa trên khả năng thay thế có thể được thể hiện hoặc bằng khái
niệm ý muốn thanh toán (WTP _ Willingness To Pay) cho một số thay đổi lợi ích hoặc
ý muốn chấp nhận bồi thường (WTA _ Willingness To Accept) đối với một số thay
đổi có hại. WTP và WTA, những thước đo cơ bản của giá trị, có thể được xác định
bằng khố
i lượng của một hàng hoá bất kỳ mà cá nhân muốn thay thế cho một đơn vị
hàng hoá được đánh giá. Mặc dù tiền tệ thường được sử dụng như một chỉ thị thể hiện
tỷ số đánh đổi, WTP và WTA cũng còn được đo bởi bất kỳ một hàng hoá nào khác có
nghĩa đối với cá nhân nói trên.
WTP: là khối lượng tiền bạc tối đa mà cá nhân muốn thanh toán hơn là không có mộ
t
hàng hoá nào đó như tiện nghi môi trường. Đó là khối lượng tiền bạc làm cho cá nhân
bàng quan giữa việc thanh toán và có một cải thiện môi trường với việc từ bỏ cải thiện
môi trường và giữ tiền cho các chi tiêu khác.
WAC: là khối lượng tiền bạc tối thiểu mà cá nhân sẽ đòi hỏi để từ bỏ một cải thiện mà
nhẽ ra anh ta được hưởng.
Chúng ta có thể nhận xét là, về nguyên tắc, WTP và WAC không trùng nhau. WTP b

ràng buộc bởi thu nhập nhưng WAC không có ràng buộc hạn chế nào.
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
22
Các hệ thống có thể được phân loại theo:
a. kiểu tài nguyên môi trường, ví dụ như nước, không khí, ngư nghiệp, lâm
nghiệp, …
b. kiểu tác động, ví dụ như:
- Tác động trực tiếp lên con người:
(1) Sức khoẻ con người: bệnh tật, chết chóc do ô nhiễm không khí

hoặc nước.
(2) Hương vị, tầm nhìn, cảnh đẹp
- Tác động sinh thái _ cơ chế sinh học:
(1) ảnh hưởng lên n
ăng suất kinh tế của hệ sinh thái
Năng suất nông nghiệp
Lâm nghiệp
Ngư nghiệp thương mại
(2) Những ảnh hưởng sinh thái khác
Giải trí sinh thái _ câu cá, săn bắn, …
Đa dạng hoặc bền vững sinh thái
- Tác động thông qua các hệ vô sinh
(3) Huỷ hoại vật liệu, đất trồng, chi phí sản xuất
(4) Thời tiết, khí hậu
c. kiểu tác động kinh tế
- Các tác động đượ
c chuyển tải thông qua hệ thống thị trường dưới dạng
những thay đổi trong thu nhập của người sản xuất và những thay đổi
trong lượng hàng hoá được mua và giá cả của người tiêu dùng.
- Những tác động được chuyển tải thông qua những thay đổi trong việc
sử dụng hàng hoá không được mua một cách bình thường qua hệ thống
thị trường.
Đây là một phân loại chung nhất, tuy nhiên là rất cần thiết cho những phầ
n giới thiệu
ban đầu để bảo đảm tính chặt chẽ của lô gíc tính toán giá trị kinh tế của các hàng hóa
tài nguyên-môi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng.
I. 2. 2 Giá trị tài nguyên với giá bóng
Theo kinh tế học vi mô, bài toán của chúng ta như sau:
m)1, ,j n;1, ,(i ),,(max === drxuu
ij

ii

với các ràng buộc:

m)1, ,(k 0),,( ==
kk
k
dryf (f
k
là các ràng buộc sản xuất)

m)1, ,(j 0
11
==−+
∑∑
==
n
i
ij
h
k
jkj
xys (các ràng buộc sản xuất-tiêu dùng)

*
r
r
≤ (ràng buộc về tài nguyên)
Trong đó:
u

i

= hàm lợi ích của cá nhân i.
x
ij
= lượng hàng hoá hoặc tài nguyên do cá nhân i tiêu dùng
y
jk
= lượng hàng hoá hoặc tài nguyên j do xí nghiệp k sản xuất
s
j
= tổng lượng hàng hoá hoặc tài nguyên j sẵn có
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng

BÁO CÁO TỔNG HỢP
23
r = khối lượng hàng hoá công cộng
d
K
= giá trị của cá nhân do giảm chất thải của xí nghiệp k.
Điều kiện tối ưu Pareto cho hệ thống trên có thể được xác định bằng cách chỉ ra các
điều kiện tối đa lợi ích của mỗi cá nhân, tuỳ thuộc vào các ràng buộc sản xuất và
nguồn tài nguyên và ràng buộc lợi ích của các cá nhân được giữ cố định ở một mức
hiện thời nào đó. Đối với m
ỗi cá nhân, bài toán là:
[
]
)()(
(.)(.)(.)max

*
11
j
12
1
1
*
rrxys
fuuuL
n
k
ij
h
i
jhj
h
k
k
k
n
i
ii
i
−+−++
−−+=
∑∑∑
∑∑
==
==
γρ

µλ

trong đó r
*
là khối lượng được xác định từ bên ngoài của r.
Điều kiện bậc nhất cho tối ưu Pareto là:
m)1, ,j n;1, ,(i 0 ===−


j
ji
j
i
x
u
ρλ
(1)
m)1, ,j h;1, ,(k 0 ===+



j
k
k
k
y
f
ρµ
(2)
∑∑

==
===−





n
i
k
k
n
i
i
i
r
f
r
u
11
h)1, ,k n;1, ,(i 0
γµλ
(3)
h)1, , kn;1, ,(i ===


+




=
0
1
k
k
k
n
i
i
i
i
i
d
f
d
u
µλα
(4)
trong đó
0/ va,,/ <∂∂∂∂
k
k
Kii
dfdu
ν

Giải thích:
Điều kiện (1) và (2) cho thấy liên hệ giữa các tỷ lệ thay thế cận biên và tỷ lệ trao đổi
cận biên thị trường của hàng hoá.
Điều kiện (3) cho thấy nhân tử Lagrange là giá bóng của r

*
, tức là, nó cho biết gia
tăng giá trị của hàm mục tiêu ứng với một gia tăng cận biên trong tài nguyên bị hạn
chế r. Điều kiện (3) còn cho thấy giá bóng phụ thuộc vào hàm lợi ích và hàm sản xuất.
Số hạng thứ nhất của điều kiện (4) là giá trị của các cá nhân do xí nghiệp k giảm chất
thải xuống một đơn vị. Điều kiện (4) nói rằng tối
ưu Pareto yêu cầu giá trị tổng hợp
của việc làm giảm chất thải của xí nghiệp k phải bằng với chi phí của việc làm giảm
này.
Điều kiện (3) và (4) cho thấy những giá trị cận biên của những thay đổi trong r và d
k
.
Chúng cũng chỉ ra sự tồn tại của các đường cong cận biên WTP tổng hợp xác định ra
WTP cận biên cho các luồng dịch vụ như một hàm số của các khối lượng được cung
cấp.
Nghiên cứu Phương pháp Tính Giá trị Kinh tế của Nước cho
các hộ sử dụng khác nhau tại Lưu vực sông Hồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
24
I.3 Đo lường thay đổi phúc lợi
I.3.1 Quan hệ ưa thích cá nhân và đường cầu
Định nghĩa về Quan hệ ưa thích: Giả sử có gói hàng hoá
), ,(
1 n
xxX
=
và hàm lợi ích
) u(X, Q, Tu = , trong đó X là véc tơ hàng thị trường và Q là véc tơ hàng công và dịch
vụ tài nguyên môi trường, T là véc tơ thời gian.
Bài toán tối ưu:

u(X)u
=
maximize
với ràng buộc:

=
i
ii
Mxp .
Lời giải:
(P, M) x x
ii
=
trong đó P là véc tơ giá. Đây chính là hàm cầu Marshall.
Thay các hàm cầu trên vào hàm lợi ích trực tiếp u ta có hàm lợi ích gián tiếp:
v(P, M)u
=

Theo Đồng nhất thức Roy,
Mv
pv
MPx
i
i




−=
/

/
),(


Bài toán đối ngẫu với bài toán tối đa là:
0

s.t.
. e minimize
uu(X)
xp
ii
=

=

trong đó u
0
là lợi ích tối đa có được trong lời giải của bài toán tối đa nguyên thuỷ. Lời
giải của bài toán đối ngẫu, tương tự như lời giải của bài toán tối đa nguyên thuỷ, cho ta
các hàm số thể hiện quan hệ giữa các khối lượng hàng hoá tiêu dùng tối ưu ứng với
các mức giá cả khác nhau, với giả định rằng thu nhập có thể điều chỉnh để đạt đượ
c
một mức lợi ích cố định đã cho. Đó chính là các hàm cầu Hicks. Chi tiêu tối thiểu khi
đó là:
) e(P, ue
0
=
trong đó e là chi tiêu tính bằng đơn vị tiền tệ. Từ đó ta có:
),(/

0
uPhpe
ii
=∂∂ (5)
Muốn xác định được hàm cầu nguyên thuỷ (Marshall) phải biết hàm lợi ích nằm bên
dưới, nhưng hàm này nói chung không quan sát được. Do vậy phải xây dựng hàm cầu
dựa trên thông tin về quan hệ ưa thích. Điều này có thể thực hiện được miễn là thoả
mãn điều kiện có tên gọi là khả tích. Điều kiện này đòi hỏi ma trận Slutsky của các
thành phần thay thế:
j
i
j
i
x
M
MPx
p
MPx


+

∂ ),(),(

là đỗi xứng và bán xác định âm. Nếu điều kiện này được thoả mãn, hệ thống các
đường cầu có thể tích phân được và tạo ra được hàm chi tiêu, và từ đó xác định được

×