Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Các nhóm thu hồi đất theo luật đất đai 2013 ý nghĩa pháp lý và thực tiễn của quy định này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.85 KB, 16 trang )

MỤC LỤC


2

2

MỞ ĐẦU
Luật Đất đai sửa đổi là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến
chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi
của nhân dân; đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghiã Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013, được Chủ tịch nước ký
Lệnh số 22/2013/L-CTN về việc công bố Luật ngày 09/12/2013.
Việc sửa đổi Luật Đất đai cùng lúc với Hiến pháp của đất nước là
một dịp hiếm có trong lịch sử, là một sự kiện quan trọng đánh dấu những
đổi mới về chính sách đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế
và đảm bảo giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và
66 điều so với luật hiện hành, các chương tăng mới là các nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai trước đây thuộc chương II Luật Đất đai năm 2003 tách
ra (có 6 mục chuyển thành chương và bổ sung thêm một chương có nội
dung mới). Luật Đất đai sửa đổi đã thể chế hóa đúng và đầy đủ những quan
điểm, định hướng nêu trong Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ
6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, thể hiện được ý chí, nguyện
vọng của đại đa số nhân dân. Trong những điểm mới đó, thì luật đất đai
2013 đã quy định về các nhóm thu hồi đất nó có ý nghĩa cực kì quan về mặt
pháp lý và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Với tầm quan trọng đó là lý
do cho tôi chọn đề tài “Các nhóm thu hồi đất theo Luật đất đai 2013. Ý
nghĩa pháp lý và thực tiễn của quy định này”



2


3

3

Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HỒI ĐẤT
THEO LUẬT ĐẤT ĐAI 2013
1.1. Khái niệm thu hồi đất
Quy định thu hồi đất đã được ghi nhận trong đạo luật tối cao của Nhà
nước là Hiến pháp 2013: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang
sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc
phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy
định của pháp luật”.
Theo khoản 5 điều 4 luật đất đai 2003 quy định “Thu hồi đất là việc
Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu
lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý
theo quy định của Luật này”.
Căn cứ khoản 11điều 3 luật đất đai 2013 quy định “Nhà nước thu hồi
đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được
Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi
phạm pháp luật về đất đai”.
1.2. Các nhóm thu hồi đất theo quy định luật đất đai 2013
Từ 12 trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 38 của Luật đất đai
năm 2003, Luật đất đai năm 2013 bổ sung trường hợp thu hồi đất do có
nguy cơ đe dọa tính mạng con người để chia thành 4 nhóm để có quy định

riêng về cơ chế xử lý đất thu hồi, tài sản trên đất thu hồi phù hợp với tính
chất của từng nhóm, gồm:
Nhóm 1: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61)
Gồm 10 trường hợp: làm nơi đóng quân; xây dựng căn cứ quân sự;
xây dựng các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc
3


4

4

biệt về quốc phòng, an ninh; xây dựng ga, cảng quân sự; xây dựng các công
trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực
tiếp cho quốc phòng, an ninh; xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang
nhân dân; làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; xây
dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân
dân; xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng cơ
sở giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an quản lý.
Nhóm 2: Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
công cộng (Điều 62):
“1. Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định
chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
2. Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết
định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm:
a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA);
b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng
ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được
xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình
sự nghiệp công cấp quốc gia;
c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao
thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống
dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý
chất thải;
3. Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà
phải thu hồi đất bao gồm:
4


5

5

a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công
trình sự nghiệp công cấp địa phương;
b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao
thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu
sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải;
c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng
dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ;
xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải
trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh
trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế

biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng;
đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép,
trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường,
than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và
khai thác tận thu khoáng sản.”
Cơ chế Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án sử dụng đất để phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Nhằm cụ thể quy định
tại Điều 54 của Hiến pháp vừa mới được Quốc hội thông qua, các dự án
này được quy định chi tiết theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn và thu hẹp
hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì
lợi ích quốc gia, công cộng. Cụ thể: Nhà nước chỉ thu hồi đất đối với các
dự án đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; dự án được Thủ
tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư và một số trường hợp được
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét thông qua chủ trương thu hồi đất
5


6

6

Nhóm 3: Thu hồi đất do vi phạm pháp luật (Điều 64)
“1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho
thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng
thẩm quyền;

d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật
này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật
này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và
đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12
tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18
tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng
liên tục;
i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà
không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng
đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn
giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất
vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho
Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối
với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn
được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu
6


7

7

hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường
hợp do bất khả kháng.
2. Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào
văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi

vi phạm pháp luật về đất đai.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Đặc biệt đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào
sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, Luật đất đai năm 2013 quy định
chế tài mạnh để xử lý đối với các trường hợp này; cụ thể Luật quy
định: “Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà
không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng
đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn
giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa
đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp
cho Nhà nước Khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết
thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì
Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với
đất, trừ trường hợp do bất khả kháng” (Điểm i Khoản 1 Điều 64)
Nhóm 4: Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự
nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người (Điều 65)
“1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo
pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao
gồm:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm
hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước
7


8

8


trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm
hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được
gia hạn;
đ) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính
mạng con người;
e) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên
tai khác đe dọa tính mạng con người.
2. Việc thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều này phải dựa trên
các căn cứ sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp
luật đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo
quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đó đối
với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối với trường hợp quy
định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đối với trường hợp
quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
đ) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi
trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa
tính mạng con người đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e
khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
8



9

9

Quy định này sẽ góp phần đảm bảo công khai, minh bạch và dân chủ,
giảm khiếu kiện phát sinh từ cơ chế sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh;
đặc biệt là từ quy định này, Luật đất đai năm 2013 làm rõ những trường
hợp Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất được bồi thường theo giá
đất do Nhà nước xác định, còn những trường hợp còn lại (Nhà nước không
thu hồi đất) thì người sử dụng đất được chủ đầu tư trả tiền theo giá đất do
các bên thỏa thuận.
1.3. Trình tự thủ tục thu hồi đất
“1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo
đạc, kiểm đếm được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo
thu hồi đất.
Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp
phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên
phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp
xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch
thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
c) Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo
đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để
lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
d) Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không

phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong
việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm

9


10

10

nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục
để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà
người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban
hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm
thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi
không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết
định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực
hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.
2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy
định như sau:
a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách
nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người
dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm
sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của
đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách
nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng
ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có
đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng
ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình
cơ quan có thẩm quyền;
10


11

11

b) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định
thu hồi đất.
3. Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật
này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư trong cùng một ngày;
b) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách
nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công
khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ
sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi
có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng

người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà
hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ
trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao
đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
c) Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;
d) Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết
phục để người có đất thu hồi thực hiện.
Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục
nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban

11


12

12

hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế
theo quy định tại Điều 71 của Luật này.
4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách
nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.”
Đối với trường hợp thu hồi đất thuộc nhóm 1, 2 (để sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
công cộng), Luật đất đai năm 2013 quy định bổ sung trình tự, thủ tục thu
hồi đất tại Điều 69, 70 và 71, đặc biệt là trình tự cưỡng chế kiểm đếm để

lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trình tự cưỡng chế thu hồi
đất nhằm đảm bảo công khai, minh bạch và dân chủ; đảm bảo quyền lợi
của người có đất thu hồi; tăng cường hơn sự tham gia trực tiếp của nhân
dân; trách nhiệm đối thoại và giải trình của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khi người dân chưa có ý kiến đồng thuận trong việc thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư
Các trường hợp thu hồi đất thuộc nhóm 3, 4 (Thu hồi đất do vi phạm
pháp luật về đất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp
luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người), Luật
đất đai năm 2013 không quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất mà giao
Chính phủ quy định nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và
điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện.
1.4. Thẩm quyền thu hồi đất
Về cơ bản thẩm quyền thu hồi đất được quy định trong Luật mới theo
hướng kế thừa quy định của Luật đất đai năm 2003. Tuy nhiên, Điều 66 của
Luật đất đai năm 2013 có sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất so với quy định
hiện hành để cải cách hành chính khi thực hiện các dự án, trong đó quy
định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với trường hợp khu
đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất.

12


13

13

Chương 2.
Ý NGHĨA PHÁP LÝ, THỰC TIỄN CỦA THU HỒI ĐẤT
2.1. Ý nghĩa pháp lý

Một là, nhằm bảo đảm lợi ích tổng thể của Nhân dân và đất nước.
Hai là, Quy định này sẽ góp phần đảm bảo công khai, minh bạch và
dân chủ, giảm khiếu kiện phát sinh từ cơ chế sử dụng đất để sản xuất, kinh
doanh; đặc biệt là từ quy định này, Luật Đất đai năm 2013 làm rõ những
trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất được bồi thường
theo giá đất do Nhà nước xác định, còn những trường hợp còn lại (Nhà
nước không thu hồi đất) thì người sử dụng đất được chủ đầu tư trả tiền theo
giá đất do các bên thỏa thuận.
Ba là, nhằm thể chế quy định của Hiến pháp năm 2013 theo hướng
trưng dụng đất khác với trưng dụng tài sản, trong đó quy định các trường
hợp trưng dụng đất, thời hạn trưng dụng đất, bồi thường thiệt hại do việc
trưng dụng đất gây ra.
Bốn là, Nhằm khắc phục thực tế không thể thể chế, truyền tải đầy đủ
các quy định mang tính nguyên tắc để thực hiện thống nhất khi xử lý những
vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư tại các địa phương, các bộ, ngành.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ở thời điểm hiện tại, khi Luật Đất đai 2013 vừa mới có hiệu lực,
chúng ta chưa thể có một sự đánh giá thấu đáo về tính hợp lý, hiệu quả,
đúng đắn trong các quy định mới liên quan tới thu hồi đất. Tuy nhiên, trên
tinh thần của đạo luật này cùng với những phân tích các điều khoản cụ thể,
chúng ta có thể đưa ra một số dự báo về tác động của các quy định mới
trong thu hồi đất đối với tình hình khiếu nại đất đai hiện nay:

13


14

14


Một là, việc cụ thể hóa, chi tiết hóa quy định về các trường hợp được
phép thu hồi đất thay cho những điều khoản có phần chung chung của luật
2003 sẽ thắt chặt hiện tượng thu hồi đất tràn lan hiện nay. Việc ấn định chỉ
3 thiết chế có thẩm quyền quyết định các dự án được phép thu hồi đất theo
hướng đề cao vai trò của các cơ quan dân cử là Quốc hội (ở TW) và HĐND
(ở địa phương) tạo nên một cơ chế hữu hiệu với mục tiêu hạn chế tính lạm
quyền và tùy tiện của các cơ quan quản lý trong việc quyết định thu hồi đất
- một trong những vấn đề bất cập hiện nay. Luật Đất đai 2013 quán triệt
tinh thần của Hiến pháp 2013 với việc khẳng định: Nhà nước với vai trò là
đại diện sở hữu toàn dân, có quyền triển khai các dự án nhằm các mục tiêu
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc lựa chọn, quyết định các dự án, đặc biệt là
các dự án có kèm thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phải được xem xét kỹ
càng, thận trọng. Các dự án kéo theo việc thu hồi đất phải là các trường hợp
“thật cần thiết”, có thể xem như không thể không thực hiện nếu muốn đạt
được mục đích. Mục đích hướng tới của các dự án này cũng phải phù hợp
với hoàn cảnh khách quan của hiện tại và hướng tới sự phát triển bền vững,
lâu dài cho tương lai. Việc khắc phục tình trạng thu hồi đất tràn lan đồng
thời sẽ giảm thiểu các vụ việc khiếu nại liên quan đến thu hồi đất. Việc thắt
chặt, thu hẹp các trường hợp cho phép thu hồi đất cũng dẫn tới hệ quả tích
cực đối với các cơ quan giải quyết khiếu nại theo nghĩa các cơ quan này có
thể dễ dàng nhận định, làm rõ các sai phạm đối với căn cứ, lý lẽ được đưa
ra khi thực hiện việc thu hồi đất.
Hai là, cơ chế giải quyết sau thu hồi đất thực sự đã có những đổi mới
quan trọng, giá đất bồi thường được điều chỉnh sao cho sát với giá thị
trường nhằm đảm bảo quyền lợi về kinh tế của người dân bị thu hồi đất.
Thực tế cho thấy giá đất là một trong những vấn đề lớn dễ làm phát sinh
khiếu nại trong thu hồi đất thời gian qua. Một khi pháp luật có sự điều
chỉnh theo hướng hạn chế tối đa những thiệt thòi về kinh tế của người sử
dụng đất khi xảy ra thu hồi thì khiếu nại về bồi thương có thể sẽ có những

14


15

15

chuyển biến tích cực. Không chỉ giải quyết bài toán về kinh tế, Luật Đất đai
2013 thể hiện tinh thần sâu sát với các vấn đề xã hội đặt ra đối với người
dân bị thu hồi đất. Các giải pháp hỗ trợ mang tính đồng bộ cao, từ ổn định
nhà ở, sản xuất, chuyển đổi, tìm kiếm việc làm…đem tới cho người sử
dụng đất niềm tin rằng lợi ích sau thu hồi chí ít cũng bằng với lợi ích mà họ
có trước khi xảy ra thu hồi. Việc phát huy tính công khai, minh bạch, mở
rộng dân chủ thông qua đối thoại giữa chủ thể thu hồi và chủ thể bị thu hồi
là một bước đi tích cực mà nhờ đó người sử dụng đất có cơ hội được bày tỏ
tâm tư, nguyện vọng. Các vướng mắc giữa hai bên cũng có điều kiện được
tháo gỡ, giải quyết và nhờ đó có thể giảm bớt số lượng các vụ việc khiếu
nại liên quan tới thu hồi đất.

15


16

16

KẾT LUẬN
Thu hồi đất theo quy định pháp luật đất đai 2013 là vấn đề thu hút
sự quan tâm chú ý của dư luận và toàn xã hội, nó mang ý nghĩa pháp lý
và ý nghĩa thực tiển quan trọng, thể chế được các quy định về thu hồi đất

một cách chi tiết, đảm bảo về mặt pháp lý quan trọng, nhằm đảm bảo lợi
ích tổng thể của nhân dân và đất nước, thể chế các quy định của Hiến
pháp 2013, cũng như hạn chế nhưng bất cập mâu thuẩn của các văn bản
luật đất đai trước đó khi quy định về thu hồi đất. Bên cận đó, nó còn
mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm giảm thiểu tình hình khiếu nại
đất đai lien quan đến việc thu hồi đất. với ý nghĩa đó tôi đã chọn đề tài
“Các nhóm thu hồi đất theo Luật đất đai 2013. Ý nghĩa pháp lý và
thực tiễn của quy định này”.

16



×