Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT một số vụ án HÌNH sự OAN SAI KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.08 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
KHÓA: 2012 - 2016
Đề tài:

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
OAN SAI KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Ngọc Kiện
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Hữu Nghĩa

Lớp

: Luật Dân Sự - K36B

Mã số sinh viên

: 1250110231




2


Trong quá trình thực hiện đề tài này, ngoài sự nổ


lực cố gắng của bản thân, em đã nhận được nhiều
sự giúp đỡ quý báu đến từ phí nhà trường, thầy
cô, bạn bè…
Trước hết, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến giảng viên – ThS. Nguyễn Ngọc Kiện
thuộc bộ môn hình sự, người đã tận tình giúp đỡ
em hoàn thành đề tài niên luận này.
Em xin chân thành cám ơn đến Ban giám hiệu nhà
trường, quý thầy cô trường Đại học luật – Đại học
Huế đã giúp em có những kiến thức pháp lí cơ bản
để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu bài niên luận.
Xin được gửi lời cám ơn đến các cô chú anh chò
trong thư viện trường Đại học Luật, trường Đại học
khoa học – Đại học Huế.
Lời cuối cùng xin được gửi đến các bạn bè nhất
là những người bạn trong nhóm niên luận đã giúp
đỡ em rất nhiều.
Em xin chân thành cám ơn!

2


3

3


4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

4


5


BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009

TTHS

Tố tụng hình sự

CQĐT

Cơ quan điều tra

VKS
TAND

Tòa án nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

HĐXX

Hội đồng xét xử


CQTHTT

Cơ quan tiến hành tố tụng

ĐTV

Kiểm sát viên

KSV

Kiểm sát viên

HĐXX

Hội đồng xét xử

NQ

Nghị quyết

QH

Quốc hội

CCTP

5

Viện kiểm sát


Cải cách tư pháp


6

MỤC LỤC

6



A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật là công cụ hàng đầu để bảo vệ, cũng cố, duy trì quyền lực
của nhà nước, pháp luật vững chắc thì xã hội ổn định, pháp luật thượng
tôn cuộc sống nhân dân đảm bảo. Để nền pháp luật được thực thi và đảm
bảo tính răng đe trấn áp tội phạm hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm cơ
quan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xửlà những nhân tố chính
khiến pháp luật trở thành vũ khí trừng trị tội phạm, đảm bảo tính pháp chế.
Tuy nhiên vũ khí đó đôi khi không phận biệt được mục tiêu, hoặc trở
thành công cụ của một ai đó để thực hiện mục đích cá nhân. Hậu quả là
những vụ án oan mà nạn nhân trực tiếp là người dân lương thiện, qua quá
trình tố tụng họ trở thành ”tên tội phạm” với danh sách những tội trạng
nguy hiểm cần răng đe, cách li với xã hội. Những người trở về từ những
năm tháng sau song sắt bị oan đã vạch ra một sự thật là hệ thống tư pháp
của Việt Nam vẫn còn rất nhiều “lỗ hỗng đen” và một câu hỏi lớn cho
chúng ta: liệu còn những ai đang phải chịu oan khuất, cơ quan tư pháp đã
làm gì và ở đâu khi những người đó bị oan?
Oan sai, một thuật ngữ ra đời và tồn tại song song cùng với sự ra đời
và phát triển của hệ thống tư pháp Việt Nam. Oan sai chính là nỗi buồn

của nền tư pháp, giải quyết cả chục nghìn vụ án chưa chắc đã được nhân
dân tin tưởng những một vụ án oan sẽ làm tất cả niền tin đó sụp đỗ, ảnh
hưởng đến uy tín của nhà nước và hơn hết những hậu quả tinh thần và vật
chất mà nó đem lại cho người bị oan là rất lớn. Nó như cái gai âm ĩ và gần
đây nó lại khuấy động dư luận với những vụ án oan được phanh phui sau
nhiều năm thi hành án. Liệu có hay không sự tiếp tay làm lu mờ đi chân lí,
có hay không sự khách quan, công bằng trong xét xử, nguyên nhân nằm ở
đâu, hậu quả ai phải đền bù.


Những câu hỏi trăn trở đó thúc dục đề tài nay được chọn và đi tìm
câu trả lời cho những thắc mắc đó, dưới góc độ của một sinh viên học luật
mong muốn được đóng góp một cái nhìn khách quan trực diện vào vấn đề
và định hướng một số giải pháp cho những tồn tại đó.
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề lí luận khoa hoc
pháp lí liên quan đến giải quyết một vụ án hình sự.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tác giả chỉ nghiên cứu một số vụ án hình sự có oan sai trong thời
gian gần đây được minh oan trong phạm vi cả nước.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, tác giả áp
dụng các phương pháp như sau: phương pháp tổng hợp, phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích,...
5. Ý nghĩa về lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu là nguồn tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu học
tập, tham khảo của sinh viên, tăng cường nhận thức và lí luận về oan sai
trong tố tụng hình sự.
6. Kết cấu đề tài
-


Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Một số vấn đề nhận thức về án hình sự oan sai
Chương 2: Thực trạng các vụ án hình sự có oan sai và kiến nghị
giải pháp

-

Chương 3. Vấn đề đền bù oan sai trong tố tụng hình sự
Phần kết luận

B. NỘI DUNG


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VỀ ÁN HÌNH SỰ OAN SAI
1.1. Chính chính sách của Đảng, Nhà nước về khắc phục tình
trạng án hình sự oan sai góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công
dân trong TTHS
Trước thực trạng án oan diễn ra ngày càng nhiều, gây bức xúc lớn
trong xã hội, để giảm thiểu tình trạng án oan trong TTHS, Nhà nước ta đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật để khắc phục tình trạng trên:
-

Nghị quyết số: 96/2015/QH13 ngày 26 tháng 6 năm 2015 về tăng cường
các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị
thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.
Tại Điều 2 của NQ này đã quy định mang tính chất định hướng cho
những giải pháp để giảm thiểu tình trạng oan sai trong TTHS nhằm tạo

chuyển biến căn bản, không để xảy ra oan, sai và bảo đảm bồi thường cho
người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự quy định này yêu cầu
các cơ quan (điều tra, kiểm sát, tòa án) thực hiện phát huy những kết quả
đạt được, hạn chế những sai sót, quán triệt các nghị quyết của Đảng, Quốc
hội về công tác tư pháp, minh oan cho người bị oan, xử lí nghiêm minh
đối với người mắc sai phạm, giảm đến mức tối thiểu án oan, không bỏ lọt
tội phạm, nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự, đảm bảo bản án,
quyết định đúng người, đúng tội đứng pháp luật, các cơ quan tư pháp
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật ,…
- Bên cạnh đó nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính
trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Mục tiêu của Chiến lược là xây dựng nền Tư pháp trong sạch, vững
mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ


nhân dân, phụng sự tố quốc. CCTP phải đặt dưới sự lãnh đạo thật chặt chẽ
của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. CCTP phải được tiến
hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi
vững chắc.
Nghị quyết đề cập đến 8 nhiệm vụ về cải cách tư pháp trong đó có
nhiệm vụ quan trong là việc giảm thiểu tối đa các án oan sai, xây dựng
một cơ chế bồi thường thiệt hại hợp lý và thỏa đáng cả về vật chất và tinh
thần đối với những cá nhân, tổ chức trong các trường hợp này. Muốn vậy
cần nâng cao chất lượng của họat động xét xử, có chính sách, chế độ hợp
lý đối với đội ngũ cán bộ tư pháp đồng thời phải thiết lập một cơ chế
tuyển chọn, bồi dưỡng và đào tạo nghiêm túc lực lượng này.
-


Bộ luật tố tụng hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2003 xác định rõ nhiệm vụ
trọng tâm của bộ luật tố tụng hình sự là “không làm oan người vô tội”. Tại
Điều 1 quy định. Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự:
“Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của
những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp
tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn
tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời
mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô
tội…”




Như vậy, Đảng và Nhà nước đã nhận thấy được sự cần thiết phải ban hành
các quy định pháp luật để giảm thiểu, hạn chế đến mức tối thiểu tình hình
oan sai, xác định đó và mục tiêu trọng tâm hàng đầu trong tố tụng hình sự.
Các quy định của pháp luật tương đối hoàn thiện, tuy nhiên công tác thực
hiện và thi hành các quy định pháp luật này vẫn còn rất nhiều bất cập, đặt
dấu chấm hỏi lớn cho công tác thực thi pháp luật của các cơ quan có thẩm
quyền.
1.2. Khái niệm oan sai trong tố tụng hình sự
Thuật ngữ “oan sai” được sử dụng nhiều trong pháp luật và đặc biệt
là trong pháp luật TTHS, tuy nhiên hiện nay chưa có một quy phạm pháp
luật nào quy định chính thức về khái niệm oan sai cũng như các công trình
nghiên cứu nào đề cập đến khái niệm này.
Theophát biểu của TS.Hồ Sỹ Sơn (Viện Nhà nước và Pháp luật) :

“Việc làm oan người vô tội luôn luôn là hệ quả của hành vi trái (sai) pháp
luật, còn sai được hiểu là tính chất của hoạt động hoặc chất lượng giải
quyết vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng1”.
Như vậy, “oan” và “sai” trong TTHS là hai khái niệm, phạm trù, hiện
tượng hoàn toàn khác nhau lại có mối liên hệ với nhau.
Quan điểm trên tương đồng với quan điểm của tác giả về cắt nghĩa từ
“Oan sai”.
Oan sai là một danh từ ghép từ 2 khái niệm khác nhau có liên quan
đến nhau, chính vì có quan hệ nhân quả với nhau nên “Oan”, “Sai” được
gán ghép cùng một ý nghĩavà được sử dụng đồng thời khi người ta muốn
nói đến việc làm sai trái của cơ quan nhà nước dẫn đến những thiệt hại
cho người bị oan và cho nhà nước:

1 />Source=&Category=&ItemID=2330&Mode=1


-

Oan:
Điều 9 Bộ luật TTHS quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu
hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Suy ra từ quy phạm pháp luật trên: oan là việc một người không có
tội nhưng có bản án kết tội của cơ quan nhà nước xem họ là tội phạm và
họ phải gánh chịu hình phạt từ bản án, quyết định của cơ quan nhà nước.
Oan là sự nhìn nhận và kết luận có tội của cơ quan nhà nước đối với
chủ thể bị oan trước hành vi của họ có liên quan hoặc không hề liên quan
đến vụ án. Oan chính là kết quả của quá trình tố tụng buộc tội họ là tội
phạm và quá trình minh oan cho họ, mà kết luận họ không có tội là kết
luận cuối cùng.Hai quá trình này diễn ra có thể liên tục hoặc bị gián đoạn


-

rất nhiều thời gian.
Sai:
Là hành vi vi phạm các nguyên tắc, quy định của pháp luật tố tụng
hình sự của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra những
thiệt hại cho nhà nước, người bị oan.
Sai trong tố tụng hình sự là hậu quả của quá trình tố tụng không tuân
thủ nội dung, tinh thần của pháp luật và nhũng hậu quả của hành vi sai trái
chỉ được xác định khi có oan.
Như vậy, sai là nguyên nhân dẫn đến oan, oan là hệ quả của sai. Oan
sai trong tố tụng hình sự là hành vi sai trái của cơ quan nhà nước dẫn đến
kết quả là bản án, quyết định của cơ quan nhà nước tuyên bố một người vô
tội thành có tội.

1.3. Một số nguyên tắc trong tố tụng hình sự ảnh hưởng đến quá
trình giải quyết vụ án hình sự
1.3.1. Nguyên tắc suy đoán vô tội


Pháp luật nước ta tuy chưa sử dụng thuật ngữ “Nguyên tắc suy đoán
vô tội” nhưng đã thừa nhận tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội như
một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.
Nguyên tắc suy đoán vô tội thể hiện ở các nội dung sau:
- Một là, không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có
hiệu lực pháp luật
Quá trình chứng minh tội phạm được thực hiện từ khi có tố giác, tin
báo về tội phạm và thông qua các thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can,
điều tra, truy tố, xét xử. Nếu có căn cứ để kết tội thì Tòa án sẽ ra bản án
kết tội. Trong trường hợp Bản án kết tội không bị kháng cáo, kháng nghị

thì bản án đó có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo,
kháng nghị. Trong trường hợp bản án kết tội có kháng cáo hoặc kháng
nghị thì bản án đó chưa có hiệu lực pháp luật và vụ án bắt buộc phải được
xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể
từ ngày Hội đồng xét xử tuyên án khi đó mới bị coi là có tội.
- Hai là, người bị tình nghi, bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh sự
vô tội của mình. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của các
cơ quan tiến hành tố tụng
Tại Điều 10 của BLTTHS quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội
phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền
nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
Người bị tình nghi, bị can, bị cáo có quyền nhưng không có nghĩa vụ
chứng minh sự vô tội của mình.Để xác định một người là người phạm tội,
trên cơ sở đó truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành
tố tụng phải chứng minh được người đó là người thực hiện hành vi bị luật
hình sự coi là tội phạm. Nếu không chứng minh được một người đã thực
hiện tội phạm thì không thể kết tội người.


- Ba là, mọi nghi ngờ trong quá trình chứng minh tội phạm của người bị
tình nghi, bị can, bị cáo nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì phải được giải thích có lợi cho người
bị tình nghi, bị can, bị cáo.
1.3.2. Nguyên tắc trọng chứng hơn trọng cung
Quá trình thực hiện hành vi phạm tội là quá trình đã xảy ra trong quá
khứ, muốn hình dung, tái hiện được diễn biến của nó cơ quan tiến hình tố
tụng phải dựa vào chứng cứ của vụ án. Một trong số nguyên tăc thu thập
chứng cứ là nguyên tắc “trọng chứng hơn trong cung”.
Theo khoản 2, Điều 72, Bộ luật Tố tụng Hình sự, “lời nhận tội của bị
can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ

khác trong vụ án”
Như vậy,nguyên tắc này đã hiện hữu trong các quy định của pháp
luật,nhà nước thừa nhận lời khai nhận tội của bị cáo không phải là căn cứ
buộc tội. Khi xét xử không quá phụ thuộc vào việc bị cáo có nhận tội hay
không nhận tội mà phải xem xét cùng với các chứng cứ khách quan khác,
có đủ cơ sở chứng minh hành vi của bị cáo là phạm tội hay không. Lời
khai có thể chịu rất nhiều tác động, áp lực làm cho nó bị méo mó không
đảm bảo tính khách quan, có nhiều vụ án khi bị can nhận tội thì coi như
quá trình điều tra kết thúc, bỏ qua những chứng cứ khác. Khi đứng trước
một lời thú tội khai nhận và những chứng cứ khách quan thu thập được
trái ngược nhau, cơ quan tiến hành không được kết luận vội vàng theo lời
khai đó.

Chương 2
THỰC TRẠNG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
CÓ OAN SAI VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP


2.1. Tình hình oan sai trong phạm vi cả nước
Trong 3 năm (2012-2014), có tới 71 trường hợp, trong đó, cơ quan
điều tra đình chỉ 31 bị can do không phạm tội, 12 bị can do hết thời hạn
điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện phạm tội, VKS các
cấp đình chỉ 9 bị can do không có sự việc phạm tội; 19 trường hợp được
tuyên không phạm tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Số người bị
oan trên chủ yếu thuộc loại án giết người, cướp tài sản, hiếp dâm trẻ em
không quả tang mà quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn và loại án về
kinh tế do chủ quan của người tiến hành tố tụng nhận thức không đúng,
chưa phân biệt được vi phạm pháp luật và hành vi phạm tội, đã hình sự
hóa các quan hệ dân sự, kinh tế thành các tội lừa đảo, lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản 2.

Cũng trong 3 năm (2012-2014) các cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi
thường trên 40 tỷ đồng. Cụ thể, nghành công an bồi thường 450 triệu đồng,
nghành kiểm sát bồi thường 11 tỷ đồng, tòa án bồi thường gần 28 tỷ đồng3.


Con số thống kê báo động cho tình hình oan sai diễn ra không phải là
chuyện hiếm có, diễn ra hằng ngày và đang dần trở thành vấn nạn cho xã
hội và nhà nước. Thiệt hại mang lại cho nhà nước không thua kém gì tệ
nạn xã hội khác hay một cuộc khủng hoảng về kinh tế nào.

2 theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 5/6/2015
3số liệu lấy ra từ báo cáo kết quả giám sát tình hình oan sai, kì họp thứ 9, Quốc Hội khóa XIII


2.2. Một số vụ án hình sự điển hình cho oan sai
- Vụ án Nguyễn Thanh Chấn:
Ông Chấn vướng lao lý từ tháng 8/2003 khi Công an huyện Việt Yên,
Bắc Giang cho rằng ông là thủ phạm giết cô hàng xóm Nguyễn Thị Hoan
tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên. Qua các cấp xét xử, tòa án
xác định ông phạm tội giết người, tuyên án tù chung thân. Suốt quá trình
bị bắt, xét xử và khi bị kết án, ông liên tục kêu oan.
Vợ ông cũng ròng rã "gõ cửa" nhiều cơ quan công quyền kêu oan cho
chồng. Tháng 7/2013, trong đơn gửi VKSND Tối cao, bà cho hay đã tự
xác minh được thủ phạm của vụ án là Lý Nguyễn Chung. Xem xét đơn,
Cục điều tra VKSND Tối cao đã vào cuộc.
Ngày 4/11/2013, ông Chấn được VKSND Tối cao tạm tha về nhà sau
10 năm bị bắt. Hai hôm sau, TAND Tối cao trong phiên tái thẩm đã hủy
hai bản án kết tội ông Chấn giết người. Vụ án được điều tra lại. Trước đó
ít ngày, Lý Nguyễn Chung ra đầu thú, nhận đã giết chị Hoan để cướp 2
chiếc nhẫn cùng 59.000 đồng.

Liên quan trách nhiệm trong vụ án oan này, VKSND Tối cao đã khởi tố,
tạm giam ông Trần Nhật Luật (nguyên thượng tá, phó công an huyện Việt
Yên, Bắc Giang) và ông Đặng Thế Vinh (nguyên trưởng phòng 10, VKSND
tỉnh Bắc Giang) để điều tra về hành vi Cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Ông Phạm Tuấn Chiêm (65 tuổi), cựu thẩm phán Toà phúc thẩm
TAND Tối cao, chủ tọa phiên phúc thẩm bác đơn kêu oan của ông Chấn,
cũng bị điều tra về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng4
-

Vụ án Trần Văn Chiến ở Tiền Giang chấp xong bản án chung thân mới
được giải oan
4 />

Ngày 21/5/1979, ông Trần Văn Chiến bị bắt tạm giam ngày với tội
danh giết người xảy ra tại xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền
Giang. Ngày 20/3/1980, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm, tuyên
phạt ông Chiến mức án tù chung thân. Tại phiên tòa này, ông Trần Văn
Chiến không nhận tội và khẳng định hung thủ thật sự là Trần Văn U. Do
thời gian chấp hành hình phạt tù ông Chiến cải tạo tốt nên được thả tự do
ngày 21/8/1995. Năm 1997, Trần Văn U mới bị bắt.
Ngày 5/7/2001, TAND tỉnh Tiền Giang tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án
giết người với bị cáo Trần Văn U. Tại tòa, Trần Văn U khai chỉ một mình
thực hiện vụ án mà không liên quan gì đến ông Trần Văn Chiến nên tòa
tuyên ông Chiến không phạm tội giết người.
Tại bản án phúc thẩm số 424 ngày 12/4/2002, TAND tối cao tại
TP.HCM giữ nguyên bản án sơ thẩm: ông Chiến vô tội.
Ngày 23/12/2004 ông Chiến được TAND tỉnh Tiền Giang xin lỗi trên
3 tờ báo trung ương và địa phương, nhưng cũng chỉ được đền bù oan sai
-


252 triệu đồng cho hơn 16 năm tù oan5.
Vụ án 7 thanh niên ở Sóc Trăng:
Theo nội dung vụ án, ngày 6/7/2013 thi thể người chạy xe ôm Lý
Văn Dũng (43 tuổi) được phát hiện tại ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, huyện
Trần Đề (Sóc Trăng). Vào cuộc điều tra, công an tỉnh này đã bắt
giam Khâu Sóc, Thạch Mươl, Thạch Sô Phách, Trần Văn Đỡ, Trần Cua,
Trần Hol về tội Giết người và Nguyễn Thị Bé Diễm về hành vi không tố
giác tội phạm.
Khi vụ án sắp kết thúc điều tra, bất ngờ bé gái Lê Mỹ Duyên (hơn 14
tuổi, ngụ Kiên Giang) và Phan Thị Kim Xuyến (17 tuổi, ngụ Sóc Trăng)
đến công an tự thú, khai mình là hung thủ giết ông Dũng để cướp tài sản.
Sau khi xác định lời nhận tội này là có căn cứ, Công an Sóc Trăng đình chỉ
5 />

điều tra đối với 7 thanh niên bị bắt oan trước đó. Từ đây, họ tố cáo bị cán
bộ điều tra dùng nhục hình và ép cung, buộc nhận tội. Cáo trạng VKSND
Tối cao xác định, điều tra viên Triệu Tuấn Hưng và Nguyễn Hoàng Quân
đã dùng còng treo tay anh Đỡ vào khung cửa sổ, đánh và ép nhận tội giết
người. Ngoài ra, Hưng còn lấy nước đá đặt vào bộ phận sinh dục của anh
Phách, buộc người này nhận có giết ông Dũng. Không chịu nổi nhục hình,
nhóm thanh niên phải nhận gây ra án mạng. Được phân công giám sát vụ
án từ đầu nhưng ông Núi không phát hiện được thiếu sót. Dù anh Mươl và
Sóc không nhận tội, trình ra các chứng cứ ngoại phạm… nhưng ông này
vẫn đề xuất phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp6.
Sáng 7.10, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt 2 cựu công an phạm tội
dùng nhục hình làm 7 thanh niên vô tội ở Sóc Trăng bị bắt oan. HĐXX
tuyên phạt Nguyễn Hoàng Quân (38 tuổi, nguyên thiếu tá, Đội trưởng) 1
năm 6 tháng tù giam và Triệu Tuấn Hưng (34 tuổi, nguyên đại úy, Phó đội
trưởng Đội hướng dẫn, điều tra án xâm phạm nhân thân, PC 45, Công an
tỉnh Sóc Trăng), 2 năm tù giam cùng tội dùng nhục hình. Ngoài ra, bị cáo

Phạm Văn Núi (57 tuổi, nguyên Kiểm sát viên Viện KSND tỉnh Sóc
Trăng) bị tuyên 1 năm tù cải tạo không giam giữ về tội ''thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng''.HĐXX tuyên cấm bị cáo Quân và Hưng đảm
nhiệm chức vụ có liên quan đến hoạt động điều tra trong thời hạn 2 năm
kể từ ngày chấp hành xong hình phạt7


Đây chỉ là một trong số ít những vụ án oan được báo chí và dự luận quan
tâm trong thời gian gần đây bởi mức dộ thiệt hại và thời gian mà những
người bị oan phải chịu là quá lớn, vậy còn những ai vẫn đang bị oan,
6 />7 />

những oan có nỗi oan những không thể được chứng minh, đặt ra câu hỏi
cho sự sáng suốt và minh bạch trong quá trình xử lí một vụ án của cơ quan
tiến hành tố tụng.Thực tiễn từ những vụ án oan rúng động dư luận và
những con số thống kê về khối tài sản khổng lồ mà nhà nước phải bồi
thường trên cho thấy có sự yếu kém trong khâu quản lí giám sát, có sự sai
sót rất lớn đến từ phía cơ quan điều tra,cơ quan kiểm sát và cơ quan xét xử
nghiêm trọng để lại những hậu quả lớn mà nhà nước và người dân phải
chịu ảnh hưởng trực tiếp. Đến bây giờ nó không còn là vấn đề của xã hội
mà đã trở thành vấn nạn lớn của xã hội. Hậu quả từ những vụ án oan để lại
là những mất mát về tài sản, những tổn thất về tinh thần không thể bù đắp
cho cả người bị oan và gia đình họ, cái giá phải trả là quá đắt, có những vụ
án phải hơn 1 thập kỉ họ mới được trở về từ ngục tù, mất tuổi thanh xuân,
mất người thân, gia đình tan nát… những mất mát đó không thể dùng tiền
để bù đắp được. Điều quan trọng và cần làm hơn hết là có sự thay đổi từ
phía nhà nước mà cụ thể là cơ quan tiến hành tố tụng: viện kiểm sát, tòa
án và cơ quan điều tra.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến oan sai trong tố tụng hình sự
2.3.1. Nguyên nhân từ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự

Theo BL TTHS cơ quan điều tra có chức năng thu thập chứng cứ,
viện kiểm sát có chức năng giám sát hoạt động điều tra của cơ quan công
an, tòa án là cơ quan xét xử dựa trên kết quả thẩm vấn và tranh tụng tại tòa
cùng với kết quả điều tra vụ án. Với hệ thống cơ quan tư pháp đã được
quy định chặt chẽ như vậy, tưởng chừng như không có một kẽ hỡ nào cho
những sai sót nhưng oan sai vẫn là chuyện diễn ra bình thường, vậy
nguyên nhân nằm ở đâu, sai sót nằm ở khâu nào, để trả lời cho câu hỏi này
ta phải lật lại tiến trình từ khi có sự tham gia của các cơ quan chức năng
đến khi kết thúc.


-

Quy định về hỏi cung bị can:
Pháp luật tố tụng hình sự nước ta không quy định cụ thể nhưng đã
mặc nhiên thừa nhận quyền im lặng của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị
cáo. Bởi lẽ, theo các quy định của pháp luật hình sự, việc người bị bắt, bị
tạm giữ, bị can, bị cáo không khai nhận hành vi phạm tội của mình thì
cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội từ chối khai báo theo quy
định tại Điều 308 của BLHS và cũng không bị coi là có tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 của BLHS. Trong trường
hợp bị can, bị cáo thành khẩn khai báo thì lại được coi là tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự, thậm chí trong giai đoạn điều tra họ không khai
báo hoặc khai báo gian dối nhưng tại phiên tòa lại thành khẩn khai báo thì
họ vẫn được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là “thành khẩn
khai báo” theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 của BLHS.Tuy nhiên
những quy định này dường như bị các cơ quan có thẩm quyền phớt lờ
hoặc một bộ phận không biết đến. Trong giai đoạn điều tra nếu người bị
tình nghi không khai báo thì họ sẽ nhận những bất lợi từ phía các cơ quan
điều tra và bức cung, nhục hình sẽ là những biện pháp được sử dụng cho




“sự chống đối” của người bị hỏi cung
Quy định về thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ:
Về thu thập chứng cứ
Để xác minh lời khai, để liên kết các sự việc… hay để chứng minh
một người là có tội hay không tất cả phải sử dụng đến chứng cứ, chứng cứ
là chìa khóa cho vụ án, là nút thắt của quá trình tố tụng, khi có chứng cứ
khách quan và liên quan đến vụ án được thu thập một cách hợp pháp thì
đã có một cơ sở vững chắc cho một bản án đúng người đúng tội. Vai trò
của chứng cứ rất quan trọng là vây, tuy nhiên việc thu thập đánh giá chứng
cứ vẫn còn nhiều bất cập.
Thu thập chứng cứ là một giai đoạn của quá trình chứng minh. Đó là
việc thu nhận các dữ liệu thực tế có chứa nguồn chứng cứ do BLTTHS


quy định . Điều 75 BLTTHS năm 2003 đã quy định cụ thể về vấn đề thu
thập và bảo quản vật chứng. Theo đó, vật chứng cần được thu thập kịp
thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ
vụ án. Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải
chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được
bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Tuy nhiên,
trên thực tế, khi thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ, không ít người
tiến hành tố tụng do bất cẩn đã làm mất mát, hư hỏng thậm chí họ cố tình
đánh tráo, cất giấu hoặc huỷ hoại những vật chứng quan trọng nhằm làm
sai lệch hồ sơ vụ án. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác
định sự thật vụ án, không ít trường hợp đã kết án oan người vô tội, bỏ lọt
tội phạm.
Ví dụ:điển hình là vụ án “vườn điều” được báo giới nhắc đến trong

một thời gian dài.“Vấn đề nổi cộm trong vụ án "vườn điều" là việc thu
thập con dao (vật chứng quan trọng của vụ án) và sau đó là các kết luận
giám định không thống nhất với nhau gây hoang mang trong dư luận.
Nhiều câu hỏi mang tính ngờ vực được đặt ra như: liệu đây có thực sự là
con dao gây án không? Tại sao cơ quan giám định không dám kết luận
miếng sắt gỉ đó là dao mà cơ quan điều tra lại khẳng định vật chưa thể
định hình là hung khí gây ra cái chết cho nạn nhân Trần Thị Mỹ?..v.v Sau
khi “vật chứng” được tìm thấy, cơ quan công an đưa Nén đến nơi tìm thấy
vật chứng chỉ để… chụp ảnh nhằm hợp pháp hoá là đã có sự chứng kiến
của Nén. Riêng con dao gây án, theo cáo trạng là dao phay, dài 40 cm,
rộng 5 cm. Nhưng con dao tìm thấy từ hố sâu lại dài 28 cm, rộng 9,3 cm.
Như vậy, sau gần 6 năm chôn vùi dưới đất, con dao bị gỉ bị "co" lại 30%


chiều dài, nhưng lại nở gần gấp đôi về chiều rộng. Vật chứng được thu
thập như vậy có đáng tin cậy hay không?8
Như chúng ta đã biết, lời khai nhận tội của bị can không phải lúc nào
cũng trở thành chứng cứ. Nó chỉ là chứng cứ khi được thu thập hợp pháp,
phản ánh đúng sự việc khách quan và phù hợp với các chứng cứ khác vụ
án. Bởi lẽ, không ít trường hợp bị cáo khai nhận tội là nhằm che giấu một
tội phạm khác, nhận thay tội cho người khác hay để được hưởng chính
sách hình sự của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Thực tiễn xét xử cho
thấy, có không ít điều tra viên đã coi lời khai nhận tội của bị cáo là chứng
cứ tốt nhấtđể kết tội bị cáo và những người có liên quan khác. Đây được
coi là chứng cứ hoàn thiện khi nó có đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ
và đặc biệt là phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Vì vậy, khi có
những chứng cứ hoàn thiện thì coi như là chắc chắn có tội; có những
chứng cứ không hoàn thiện (thiếu một trong các thuộc tính của chứng cứ)
thì chỉ coi như là tình nghi đối với người bị điều tra, truy tố, xét xử.Trên
thực tế, có những chứng cứ tuy có thể tin chắc một phần nào nhưng không

đầy đủ sức mạnh để buộc tội. Do đó, trong vụ án "vườn điều", lời khai
nhận tội của Huỳnh Văn Nén - lời thú nhận của bị can, liệu có thể coi là
chứng cứ và là chứng cứ tốt nhất để kết tội các bị cáo khác trong vụ án
này không? Nếu Nén bị ép buộc, vì muốn được giảm nhẹ tội hay vì những
nguyên nhân khác mà khai một cách không chính xác thì không thể coi lời
khai của Nén là hoàn toàn đáng tin cậy. Mặt khác, khi thu thập chứng cứ
từ phía những người làm chứng, nếu có từ hai người làm chứng không có
quan hệ với nhau, họ lại có tất cả những phẩm chất và điều kiện của người
làm chứng và họ khai thống nhất với nhau thì tình tiết được khai báo có
thể tin cậy được. Tuy nhiên, những lời khai đó chỉ có thể đem lại khả năng
8hocvientuphap.edu.vn/desktops/news/download.aspx?id=350


đúng cao nhất nếu người làm chứng khi quan sát sự vật không bị những
cảm giác của mình lừa dối hay bị nhầm lẫn do chủ quan. Trong trường
hợp, những tình tiết khai báo được những người làm chứng hoàn toàn nhất
trí và phù hợp với những lời khai, tài liệu khác thì nó rất đáng tin cậy.
Trường hợp lời khai của những người làm chứng mâu thuẫn nhau thì
người tiến hành tố tụng cần nghiên cứu xem có phải ý kiến ấy phát sinh do
những nguyên nhân khác nhau khiến người làm chứng khai báo không
chính xác, lời khai của họ không chân thực. Trong vụ án "vườn điều", lời
khai của nhiều người làm chứng không thống nhất với nhau như: có người
khẳng định nhìn thấy chị Mỹ vào thời điểm mà cơ quan điều tra cho rằng
chị Mỹ đã chết; có người trước đây không chịu khai báo điều gì sau đó lại
đột ngột tự nhận mình là người đã viết thư giúp nạn nhân Mỹ. Ngoài ra,
vấn đề thu thập chứng cứ bằng những biện pháp không hợp pháp hay cố
tình làm sai lệch những chứng cứ đã thu thập được cũng là vấn đề nổi cộm
trong hoạt động điều tra của cơ quan điều tra. Cụ thể:điều tra viên Cao
Văn Hùng đã không đưa biên bản làm việc với người làm chứng Nguyễn
Văn Mạnh (Chín Chè) sau khi xảy ra vụ án vào trong hồ sơ. Tài liệu này,

có thể là căn cứ xác định tại thời điểm xảy ra án mạng, bị cáo Nén đang
trong thời gian làm thuê cho ông Chín Chè ở Đồng Nai. Hiện nay, tài liệu
này đã bị “thất lạc”. Cao 4 Văn Hùng cho rằng tài liệu đó chỉ là tài liệu
trinh sát, được tiến hành điều tra trước khi vụ án được khởi tố. Có rất
nhiều tài liệu có lợi cho bị cáo mà Cao Văn Hùng đã thu thập được trước
đó nhưng cố tình không đưa vào hồ sơ. Mãi đến khi tòa phúc thẩm hủy
bản án sơ thẩm và yêu cầu bổ sung chứng cứ thì những tài liệu này mới
“xuất hiện”. Thừa nhận vấn đề này tại tòa, Cao Văn Hùng cho rằng mình
đã phạm phải một số sai sót trong quá trình tiến hành điều tra. Khi lấy lời
khai của những bị can đang bị tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng đã bộc


lộ những thiếu sót, gây nghi ngờ đối với tính xác thực của các chứng cứ
được thu thập. Trong quá trình điều tra, điều tra viên lấy lời khai của bị
can Nguyễn Thị Lâm, Trần Thanh Vân bằng cách quay video nhưng
không lập biên bản, không phát lại cho bị can xem; mớm cung cho các bị
can bằng cách cho các bị can nghe băng cassette, xem băng video về lời
khai của người khác trước khi trả lời. Như vậy, việc Cao Văn Hùng cho bị
can này nghe lại băng ghi âm lời nhận tội của bị can khác để họ khai theo
làm cơ sở buộc tội là một hình thức mớm cung trong hỏi cung, lấy lời khai
mà pháp luật tố tụng hình sự nghiêm cấm. Hoạt động này đã vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong việc thu thập chứng cứ. Pháp luật
không cấm việc ghi âm nhưng để việc làm này được coi là hợp pháp thì
điều tra viên cần tuân thủ đúng trình tự thủ tục tố tụng quy định tại khoản


2 Điều 132 BLTTHS”9
Đánh giá, sử dụng chứng cứ:
Khoản 1 Điều 66 Bộ luật TTHS quy định:
“Mỗi chứng cứ phải được đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác

thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định các chứng cứ thu thập được
phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự”.
Tùy theo tính chất của từng vụ án hình sự, chứng cứ được thu thập từ
nhiều nguồn khác nhau như: vật chứng, lời khai, kết luận giám định, tài
liệu, đồ vật, tình tiết khác có liên quan. Căn cứ quy định nêu trên, chứng
cứ trong vụ án hình sự được đánh giá theo 3 nội dung, đó là: tính hợp
pháp, tính xác thực và tính liên quan đến vụ án.
Tính hợp pháp của chứng cứ đòi hỏi chứng cứ phải đó phải do người
có thẩm quyền thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định.

9hocvientuphap.edu.vn/desktops/news/download.aspx?id=350


×