Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Hồ sơ vụ án hình sự tại địa phương nơi thực tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.37 KB, 17 trang )

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ
Hồ sơ vụ án hình sự là tập hợp hệ thống các văn bản, tại liệu được các cơ
quan tiến hành tố tụng thu thập hoặc lập trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử và được sắp xếp theo một trình tự nhất định để phục vụ cho việc giải
quyết vụ án và lưu trữ lâu dài. Hồ sơ vụ án hình sự được hình thành từ thời điểm
có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Khi kết thúc điều tra thì cơ quan điều tra
làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố. Khi hồ sơ được chuyển sang Viện
kiểm sát, nếu thấy chưa đủ tài liệu chứng minh tội phạm, Viện kiểm sát có thể tự
bổ sung hoặc yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung thêm và làm bản cáo trạng, truy
tố bị can trước Toà án. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án, nếu Viện kiểm sát hoặc
những người tham gia tố tụng cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ cũng như các tài
liệu tố tụng phát sinh trong quá trính xét xử đều được Toà án đưa vào hồ sơ vụ
án.
Có thể thấy rằng, hồ sơ vụ án là nguồn cơ bản cung cấp những thông tin
về diễn biến vụ án. Dựa vào hồ sơ vụ án, Toà án kịp thời phát hiện những thiếu
sót trong quá trình điều tra, truy tố của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để yêu
cầu điều tra bổ sung. Nếu hồ sơ đã thu thập đầy đủ chứng cứ sẽ giúp người
Thẩm phán nắm được nội dung để xét xử tốt vụ án từ đó ra được những bản án
công minh, đúng người, đúng tội đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không
làm oan người vô tội.
Được sự giới thiệu của trường Đại học Luật Hà Nội, em được vinh dự về
thực tập tại Toà hình sự Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, phòng nhận hồ sơ
lưu và chuyển hồ sơ kháng cáo. Trong thời gian thực tập, được sự tạo điều kiện
của các cán bộ Toà án cho nghiên cứu hồ sơ các vụ án hình sự đã được đưa ra
xet xử nên em đã chọn đề tài: : “Hồ sơ vụ án hình sự tại địa phương nơi thực
tập” của bộ môn Luật tố tụng hình sự để làm đề tài cho chuyên đề thực tập của
minh.
1
PHẦN II: QUÁ TRÌNH TÌM HIỀU THU THẬP THÔNG TIN
I. Thời gian thu thập thông tin
Trên cơ sở những yêu cầu của chuyên đề thực tập, trong thời gian từ ngày


7/01/2008 đến ngày 29/02/2008 là thời gian thực tập tại phân Toà Hình Sự
thuộc Toà án nhân dân Thành phố Hà nội, bên cạnh việc hoàn thành các công
việc do cán bộ toà án giao cho, em luôn trú trọng việc thu thập các thông tin cần
thiết để hoàn thiện chuyên đề.
Được các đồng chí cán bộ toà án hướng dẫn, tạo điều kiện cho đọc và
nghiên cứu hồ sơ các vụ án hình sự đã được đưa ra xét xử đã giúp em có thể thu
thập được những thông tin đúng đắn, chính xác phục vụ cho việc học tập, nghiên
cứu và viết chuyên đề của mình.
II. Phương pháp thu thập thông tin
Các thông tin cần thu thập chủ yếu dựa trên việc nghiên cứu hồ sơ các vụ
án hình sự đã được đưa ra xét xử. Để thu thập thông tin em đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu hồ sơ là:
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ theo trình tự tố tụng (phương
pháp tổng hợp) :
Đây là phương pháp nghiên cứu các tài liệu trong hồ sơ theo thứ tự thời
gian xảy ra sự việc, bắt đầu từ quyết định khởi tố vụ án đến kết luận điều tra,
bản cáo trạng, bản án.
Ưu điểm của phương pháp này là bảo đảm tính khách quan khi nghiên
cứu, không bị chi phối bởi quan điểm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.
Nhưng nhược điểm của phương pháp này là không tận dụng được tối đa kết quả
của quá trình điều tra đã được cơ quan điểu tra và Viện kiểm sát tổng hợp đưa ra
kết luận. Mặt khác nghiên cứu theo phương pháp này thường mất nhiều thời
gian mới nắm được toàn bộ nội dung vụ án.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ không theo trình tự tố tụng
2
Theo phương pháp này, việc nghiên cứu bắt đầu từ bản cáo trạng, sau đó
đến các tài liệu khác có trong hồ sơ để kiểm tra tính xác thực, đúng đắn của
quyết định truy tố.
Phương pháp này có ưu điểm mất ít thời gian, dễ nghiên cứu vì nội dung
vụ án đã được nêu trong bản cáo trạng. Đọc xong cáo trạng có thể nắm được nội

dung cơ bản của vụ án Vì thế phương pháp này này giúp tận dụng được kết quả
nghiên cứu tổng hợp của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Nhưng nhược điểm
của phương pháp này là dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát trong quá trình nghiên cứu
Hồ sơ vụ án hình sự gồm nhiều loại tài liệu khác nhau nên khi nghiên cứu
phải đọc tất cả, tránh trường hợp chỉ chọn để đọc một số tài liệu cho quan trọng,
còn các tài liệu khác thì bỏ qua. Nếu làm như vậy việc đánh giá chứng cứ của vụ
án sẽ không toàn diện vì tình tiết của vụ án có khi được chứng minh bởi những
chứng cứ trong các tài liệu không nghiên cứu đến.
Ngoài ra, để thông tin thu thập được trình bày trên cơ sở khoa học, lôgic,
trong chuyên đề em còn sử dụng một số phương pháp khác như:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Đây là phương pháp thao tác tư duy nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu tài liệu của mình, bao gồm: Nghiên cứu tư liệu ở các Bộ luật, các tài
liệu, các tạp chí. Qua đó để xử lí thông tin, dùng các thao tác trí tuệ, thao tác tư
duy nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
- Phương pháp thống kê:
Phương pháp thu thập các số liệu cần thiết về việc số hồ sơ được thụ lý,
số hồ sơ trả để điều tra bổ sung và lý do trả, việc phân loại tài liệu trong hồ sơ vụ
án hình sự trong những năm gần đây trong thời gian thực tập tại toà Hình sự Toà
án nhân dân thành phố Hà Nội.
Phân loại tài liệu thống kê, cách phân loại chủ yếu dựa vào các tài liệu có
trong hồ sơ, cách sắp xếp các tài liệu này theo nhóm, lý do trả hồ sơ để điều tra
3
bổ sung.Việc phân loại như vậy giúp cho em rút ra được những nhận xét về thực
trạng của Hồ sơ vụ án hình sự tại địa phương.
Phân tích, so sánh vào tổng hợp các tài liệu, số liệu thống kê thu nhận
được.
III. Nguồn thu thập thông tin
Do đặc thù của chuyên đề: “ Hồ sơ vụ án hình sự”, các thông tin cần thu

thập tập trung trong các Hồ sơ vụ án. Hồ sơ vụ án là tài liệu bí mật được bảo
quản chu đáo việc làm sai lệch, hoặc mất mát hồ sơ có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Tuy nhiên được sự tạo điều kiện của các cán bộ toà án nơi em
thực tập cho đọc và nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã xét xử do đó với mong muốn
chuyên đề thực tập của mình được hoàn chỉnh, cũng như các thông tin đưa ra
trong chuyên đề có chính xác cao nên em đã thu thập từ chính các hồ sơ vụ án
được đưa ra xét xử trong thời gian gần đây.
IV. Các thông tin thu thập được
1, Giời thiệu về Hồ sơ vụ án hình sự
Hồ sơ vụ án hình sự là tập hợp hệ thống các văn bản, tài liệu được các cơ
quan tiến hành tố tụng thu thập hoặc lập trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử và được sắp xếp theo một trình tự nhất định để phục vụ cho việc giải
quyết vụ án và lưu trữ lâu dài.
Nội dung của hồ sơ chính là nội dung của các văn bản, tài liệu được tập
hợp trong hồ sơ. Mỗi tài liệu phản án một hoặc nhiều vấn đề trong vụ án. Tất cả
các tài liệu có mối quan hệ mật thiết với nhau để phản ánh nội dung vụ án. Khi
đã được đưa vào hồ sơ vụ án thì các văn bản, tài liệu sẽ là căn cứ pháp lý để cơ
quan có thẩm quyền sử dụng giải quyết vụ án. Vì vậy, các văn bản, tài liệu trong
hồ sơ phải đảm bảo điều kiện:
- Được thu thập bằng các biện pháp do pháp luật quy định. Đó là các
hoạt động điều tra, kiểm sát, xét xử.
4
- Phải bảo đảm đúng yêu cầu của Luật tố tụng hình sự quy định đối
với từng biện pháp thu thập.
2, Nguyên tắc xây dựng hồ sơ vụ án hình sự
- Hồ sơ vụ án phải do người có thẩm quyền lập
Việc lập hồ sơ vụ án hình sự phải do cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án
tiến hành. Cơ quan điều tra có nhiệm vụ lập hồ sơ các vụ án đã được khởi tố
thuộc thẩm quyền điều tra của mình và tiếp nhận các hồ sơ vụ án do cơ quan
khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển tới. Khi

tiếp nhận, cơ quan điều tra phải kiểm tra ngay về thực trạng nội dung ban đầu để
có kế hoạch bổ xung, củng cố. Nếu thấy đơn vị chuyển vụ án đã quyết định khởi
tố vụ án hình sự thì cơ quan điều tra chỉ làm thủ tục tiếp nhận mà không ra quyết
định khởi tố vụ án nữa. Trong quá trình điều tra có thể phải quyết định khởi tố
bổ sung, chuyển vụ án, tách hoặc nhập vụ án hình sự, phục hồi điều tra vụ án,
điều tra bổ sung thì cơ quan điều tra không lập hồ sơ mới mà vẫn sử dụng hồ sơ
đã lập để điều tra, sau đó gửi phiếu báo thay đổi hồ sơ cho cơ quan quản lý hồ sơ
chuyên trách để theo dõi. Trong trường hợp cơ quan điều tra đề nghị truy tố thì
hồ sơ vụ án được chuyển sang Viện kiểm sát. Nếu Viện kiểm sát thấy vụ án
thuộc thẩm quyển của mình thì quyết định truy tố bị can và chuyển hồ sơ sang
Toà án để xét xử. Đối với Viện kiểm sát và Toà án, sau khi tiếp nhận hồ sơ
không phải làm thủ tục lập hồ sơ mới mà sử dụng ngay hồ sơ vụ án do cơ quan
điều tra đã lập để giải quyết vụ án.
- Tất cả các thông tin về vụ án đều được thể hiện bằng văn bản và
đưa vào hồ sơ vụ án
Tất cả mọi thông tin về vụ án nếu được thể hiện bằng văn và đưa vào hồ
sơ vụ án kịp thời sẽ giúp cho việc nghiên cứu giải quyết vụ án được tốt. Nếu các
thông tin không được thể hiện bằng văn bản sẽ dẫn đến thất lạc thông tin, gây
khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, các thông tin về tội phạm, các
tình tiết có liên quan đến vụ án đều phải được ghi lại dưới hình thức văn bản,
hoặc bản án, mô hình sa bàn, băng hình, đĩa hình, băng ghi âm theo đúng thủ tục
5
tố tụng do Bộ luật tố tụng hình sự quy định và đưa vào hồ sơ vụ án. Khi hồ sơ
được chuyển sang Viện kiểm sát hoặc Toà án thì mọi thông tin liên quan đến vụ
án cũng phải được Viện kiểm sát, Toà án thể hiện dưới hình thức văn bản và đưa
vào hồ sơ vụ án. Đối với tài liệu sự dụng nội bộ của các cơ quan tiến hành tố
tụng như biên bản họp liên ngành, công văn xin ý kiến cơ quan cấp trên, tài liệu
trinh sát được chuyển hoá thành chứng cứ thì không đưa vào hồ sơ vụ án.
- Nghiêm cấm việc làm giả, đánh tráo, làm mất, làm hỏng, tự ý tiêu
huỷ, cắt xén tài liện của vụ án.

3, Lập và đăng ký hồ sơ vụ án
Hồ sơ vụ án hình sự được lập từ khi có quyết định khởi tố vụ án. Ngay
sau khi hồ sơ được lập, cơ quan điều tra tiến hành đăng ký hồ sơ đồng thời củng
cố, hoàn thiện hồ sơ trong suốt quá trình điều tra vụ án.
4, Củng cố hồ sơ vụ án hình sự
Đây là công việc được tiến hành trong suốt quá trình từ khi lập hồ sơ đến
khi giải quyết song vụ án. Trong giai đoạn điều tra, Điều tra viên được phân
công điều tra vụ án có trách nhiệm thường xuyên rà soát, chọn lọc, bổ sung và
hoàn thiện toàn bộ các tài liệu có trong hồ sơ cả về hình thức và nội dung để
đảm bảo mỗi loại văn bản, tài liệu đều có giá trị khi giải quyết vụ án. Đối với
mỗi văn bản do Điều tra viên lập ra phải ghi rõ họ tên, chức vụ và địa vị pháp lý
của người tiến hành tố tụng, họ tên, chức vụ, địa vị pháp lý của người tham gia
tố tụng. Tất cả những chỗ có sưa chữa, tẩy xoá, bổ sung đều phải có xác nhận
của người tiến hành và người tham gia tố tụng. Đối với các tài liệu, vật chứng
nhỏ thì đưa chúng vào phong bì và coi như một trang của hồ sơ, ngoài bìa ghi
tóm tắt nội dung, số lượng tài liệu. Đối với các vật chứng không thể đưa vào hồ
sơ được phải ghi rõ vào biên bản và chụp ảnh để vào hồ sơ.
Khi hồ sơ được chuyển sang Viện kiểm sát thì Kiểm sát viên được phân
công thụ lý vụ án có trách nhiệm củng cố hồ sơ vụ án. Tất cả những vấn đề có
liên quan đến vụ án đều được Viện kiểm sát giải quyết. Nếu đã có đủ căn cứ để
truy tố thì Viện kiểm sát làm bản cáo trạng truy tố bị can trước Toà án. Trường
6

×