Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đề án tốt nghiệp cao cấp chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.44 KB, 49 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC 1
----------

LÊ THỊ NGÂN

ĐỀ ÁN
TÊN ĐỀ ÁN:
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang
giai đoạn 2015 - 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
TÊN ĐỀ ÁN:
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang
giai đoạn 2015 - 2020

Người thực hiện: Lê Thị Ngân


Lớp:

CCLLCT - K8 Hà Giang

Chức vụ:

Phó Trưởng khoa Khoa Kinh tế tổng hợp

Đơn vị công tác: Trường Trung cấp KTKT Hà Giang
Người hướng dẫn KH: Th.s Chu Thị Nhị - Khoa QHQT

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015


MỤC LỤC


PHẦN A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển Khoa học Kỹ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Có thể khẳng
định rằng: không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con
người, đối với kinh tế, văn hoá. Ý thức được điều đó, Đảng ta đã thực sự coi
"Giáo dục là quốc sách hàng đầu" Hội nghị TW 4 khoá VII đã khẳng
định "Giáo dục - Đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai". Nghị
quyết TW 2 khoá VIII đã tiếp tục khẳng định "Muốn tiến hành CNH, HĐH
thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con

người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững". Đại hội đảng lần
thứ X (2006) tiếp tục nhấn mạnh Đảng ta coi con người vừa là động lực vừa
là mục tiêu của sự phát triển.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong mỗi nhà trường có một vai trò vô cùng
quan trọng để làm cho giáo dục thực hiện được sứ mệnh cao cả đó. Hồ Chủ
tịch đã từng nói "Không có thầy thì không có giáo dục". Rõ ràng phát triển,
nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu
tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển giáo dục.
Từ lý thuyết và thực tiễn cho thấy: chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
và sự phát triển của Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên được hiểu là
cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người. Những giá trị, phầm chát
cần thiết cho quá trình phát triển và tồn tại của trường. Khi chất lượng đội ngũ
cán bộ, giáo viên được đảm bảo thì nó sẽ đóng góp to lớn cho sự phát triển và
nâng cao sức cạnh tranh của đơn vị. Ngược lại, nếu chất lượng đội ngũ cán
bộ, giáo viên không được đảm bảo, đề cao và coi trọng thì hoạt động của đơn

1


vị đó khó có thể phát triển mạnh mẽ thậm trí gây ra sự lãng phí và kém hiệu
quả.
Trường Trung cấp KTKT tỉnh Hà Giang là một đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, được UBND tỉnh giao nhiệm vụ Tổ
chức quá trình đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp và các trình độ thấp hơn
đối với các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật; liên kết với các trường
Cao đẳng, Đại học mở các lớp liên thông cao đẳng, đại học, các lớp hệ vừa
làm vừa học và sau đại học thuộc các chuyên ngành quản lý kinh tế và kỹ
thuật góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cho tỉnh. Để
thực hiện nhiệm vụ đó, trong những năm qua Đảng bộ, Ban Giám hiệu

Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật tỉnh Hà Giang đã đặc biệt quan tâm tới
hoạt động Dạy và Học, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
giáo viên cả về số lượng và chất lượng. Nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong
việc đổi mới nội dung và phương pháp, chương trình đào tạo, tăng cường đội
ngũ giáo viên và cơ sở vật chất; gắn chương trình đào tạo với hoạt động sản
xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, công tác đào tạo
của Nhà trường còn một số tồn tại, hạn chế như: Chất lượng và nội dung đào
tạo chưa theo kịp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, yêu cầu của công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thiếu một hệ thống cơ chế phù hợp đảm
bảo chất lượng; chương trình giảng dạy còn nặng về thuyết trình, nhẹ thực
hành; chưa quan tâm đúng mức đến rèn luyện kỹ năng; Học sinh ít sử dụng
công nghệ thông tin hỗ trợ học tập, ngoại ngữ kém, sách, giáo trình, tài liệu
tham khảo tại Thư viện còn thiếu; nguồn kinh phí đầu tư cho đào tạo thấp; cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học chưa
đầy đủ và đồng bộ để đáp ứng yêu cầu nâng cao kỹ năng dạy và học. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế nêu trên trong đó có

2


nguyên nhân do trình độ, năng lực của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường thiếu chủ động trong việc tự học tự
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; Không chủ động nghiên cứu, tìm
tòi phương pháp giảng dạy mới để nâng cao hiệu quả dạy học... Do vậy nhà
trường cần phải chú trọng trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
giáo viên của trường đáp ứng với thực tiễn của nhà trường và nhu cầu của xã
hội trong các năm tiếp theo.
Xuất phát từ lý do trên, tôi xây dựng đề án: “Nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang giai

đoạn 2015 - 2020” để làm đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Đề án này với mục tiêu: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang đạt chuẩn, đảm bảo chất
lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu , đặc biệt chú trọng là xây dựng đội
ngũ cán bộ, giáo viên đảm bảo tiêu chuẩn nghề nghiệp và phù hợp với sự phát
triển và yêu cầu của xã hội. Thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng công tác
đào tạo và giảng dạy của nhà trường, hoàn thành các mục tiêu phát triển đến
năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hàng năm có ít nhất từ 10 Cán bộ, giáo viên trở lên được đào tạo, bồi
dưỡng lý luận chính tri, chuyên môn ngiệp vụ;
- Năm 2020: Trên 50% tổng số Cán bộ giáo viên có trình độ sau đại học,
40% Cán bộ giáo viên có trình độ từ Trung cấp chính trị trở lên;
- Chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trình độ lý luận,
trình độ ngoại ngữ để cán bộ, giáo viên đủ năng lực giảng dạy, hoàn thành
công việc được giao;

3


- Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm, đạo
đức nghề nghiệp cho cán bộ, giáo viên dạy;.
- Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, đạo đức nghề nghiệp
3. Giới hạn của đề án
- Đối tượng áp dụng: Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường
Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang
- Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2015 đến năm 2020.


4


PHẦN B. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở để xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Cán bộ là gốc của mọi công
việc”, “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, “Không có thầy giáo
thì không có giáo dục... không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì
đến kinh tế - văn hoá”
Kế thừa và phát triển những tư tưởng đó về chiến lược cán bộ trong
thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng
khóa VIII đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu
then chốt trong công tác xây dựng Đảng”; Lực lượng duy nhất giúp thế hệ trẻ
thắp sáng ngọn lửa tri thức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, bảo vệ tổ quốc là những người làm
công tác giáo dục, đặc biệt là đội ngũ những người thầy giáo, cô giáo trực tiếp
giảng dạy.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục, đào
tạo. Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho đội ngũ giáo viên và những
người làm công tác giáo dục. Trong tư tưởng của Người, chúng ta luôn tìm
thấy những trăn trở, những yêu cầu, những lời dặn dò và kỳ vọng to lớn đối
với việc xây dựng đội ngũ những người thầy trong xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: đội ngũ giáo viên luôn giữ một vị trí,
vai trò vô cùng quan trọng, họ là người quyết định thành công công cuộc xây
dựng và đổi mới nền giáo dục. “Không có thầy giáo thì không có giáo dục”,
câu nói đó của Người khẳng định vai trò không thể thay thế của người giáo
viên trong sứ mệnh đào tạo thế hệ trẻ. Phát biểu tại Trường Đại học sư phạm
Hà Nội (10-1964), Người nói: “Người thầy giáo tốt, người thầy giáo xứng


5


đáng là người thầy vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không
được thưởng huân chương. Song những người thầy giáo tốt là những người
anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang, nếu không có thầy giáo dạy
dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng Chủ nghĩa xã hội được. Vì
vậy nghề thầy giáo rất quan trọng, rất vẻ vang. Ai có ý kiến không đúng về
nghề thầy giáo thì phải sửa chữa”
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nền giáo dục cách mạng, người giáo
viên có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho nước nhà, là
những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa có trách nhiệm
truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh
hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao
quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Muốn
thực hiện được nhiệm vụ ấy, bản thân các thầy, cô giáo phải trở thành một lực
lượng mạnh mẽ, như V.I.Lê-nin từng nói: “đội quân giáo viên phải đề ra cho
mình những nhiệm vụ giáo dục to lớn và trước hết họ phải trở thành những
đội quân chủ yếu trong sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa”.
Người giáo viên phải có trí tuệ và tài năng mới có thể đào tạo được
những thế hệ công dân, cán bộ có tài cho xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
rằng, một người thầy giáo giỏi không có nghĩa là phải tinh thông tất cả mọi
lĩnh vực, hiểu trọn tri thức nhân loại, vì tri thức nhân loại vô cùng rộng lớn,
tuy nhiên, người giáo viên cần không ngừng trau dồi kiến thức, đặc biệt phải
thạo lĩnh vực chuyên môn của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của
sự nghiệp giáo dục - đào tạo, Người khuyên mọi người thực hiện theo chỉ dẫn
của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” để thường xuyên tự rèn luyện mình,
đồng thời lấy phương châm “học không biết chán, dạy không biết mỏi” của
Khổng Tử để thực hành trong công việc. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu,

những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục không được bằng lòng với

6


kiến thức đã có, mà phải thường xuyên tích luỹ kiến thức. Người cho rằng
người nào tự cho mình là biết đủ rồi thì người đó là dốt nhất, Người nói:
“giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ, chớ
tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự
đào thải mình trước”.
Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã là nhà giáo phải yêu
người, yêu nghề, yêu trường, yêu chủ nghĩa xã hội, điều này có ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng giáo dục - đào tạo. Người căn dặn: “Thầy cũng như
trò, cán bộ cũng như nhân viên phải thật thà yêu nghề của mình”. Yêu nghề,
yêu người là cơ sở để các thầy, cô yên tâm công tác, say mê, toàn tâm, toàn ý
với công việc; biết vươn lên, nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu nghề
nghiệp; nâng cao tinh thần trách nhiệm, yêu thương học sinh như con, em ruột
của mình, không thiên tư, thiên vị. Chỉ như vậy, các thầy, cô giáo mới đi tới
sự đoàn kết thực sự, chung lòng, dốc sức vì tương lai của con em ta, dân tộc
ta. Theo Hồ Chí Minh, yêu nghề, yêu trường thôi chưa đủ mà phải yêu chủ
nghĩa xã hội bởi chủ nghĩa xã hội là mục tiêu mà dân tộc đang hướng tới. Khi
thầy, cô giáo có tri thức, niềm tin và tình yêu thật sự vào chế độ mới thì đứng
trên bục giảng họ mới có thể truyền lại được cho lớp lớp học trò niềm tin, tình
yêu và góp sức mình vào xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa. Vấn
đề này có ý nghĩa đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi mà một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân nhất là tầng lớp thanh
niên đang phai nhạt lý tưởng, đang dần đánh mất niềm tin vào con đường mà
dân tộc đi tới, thì hơn bao giờ hết rất cần những tri thức, niềm tin, tình yêu
chủ nghĩa xã hội ở các thầy, các cô.
Sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là thế hệ tương lai của

dân tộc, vì vậy, không được phép tạo ra “phế phẩm”. Một người công nhân
tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng

7


một vài công trình, nhưng, một người giáo viên tồi có thể làm hỏng cả một
thế hệ, đó là hậu quả khôn lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho đến tận mai
sau. Vì vậy, Người nhận định: “Có thầy giỏi thì rồi sẽ có phương pháp hay,
do đó, sẽ có trò giỏi, còn thầy đã kém thì khó lấy gì bù đắp nổi”.
Nhìn lại nền giáo dục nước nhà, kế thừa và phát huy những tinh hoa
trong tư tưởng của Người, Đảng ta xác định: “giáo dục và đào tạo cùng với
khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc
đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước”. Trong những năm qua, chúng
ta đã chú trọng việc “bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên ở tất cả các cấp học, bậc học”. Tuy nhiên, bên cạnh những người thầy
âm thầm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, hết lòng vì học sinh thân yêu,
sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để cứu học sinh trong cơn bão lũ; bên
cạnh lớp lớp các thầy cô mang ánh sáng, đưa con chữ đến với mọi miền xa
xôi của Tổ quốc; những người thầy đào tạo nên những thế hệ học sinh thổi
bùng lên niềm tự hào mang tên Việt Nam trong các cuộc thi tài quốc tế trên
mọi lĩnh vực, chúng ta cũng không khỏi băn khoăn khi ngày càng nhiều trên
các trang báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, một bộ phận giáo
viên tha hóa về đạo đức, nhân cách: nhục mạ học trò, lợi dụng học trò và phụ
huynh, chạy theo thành tích, tham ô của nhà trường, nhạt nhòa lý tưởng…
Thầy không ra thầy”, không có lời phê nào nặng hơn đối với một nhà giáo,
một nhà trường, thậm chí với cả một nền giáo dục.
Lực lượng duy nhất giúp thế hệ trẻ thắp sáng ngọn lửa tri thức, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh
tế, bảo vệ tổ quốc là những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là đội ngũ

những người thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy.

8


Đội ngũ là tập hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp hợp
thành một lực lượng hoạt động trong một tổ chức. Đội ngũ của một tổ chức là
nguồn nhân lực của tổ chức đó.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường là nguồn nhân lực của nhà
trường bao gồm: Cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác hành chính, giáo viên
giảng dạy.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên là một nhiệm vụ thường
xuyên của người cán bộ quản lý nhằm xây dựng đội ngũ:
+ Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ;
+ Đoàn kết, thống nhất để thực hiện mục tiêu chung của nhà trường.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán
bộ của Đảng và Nhà nước ta. Việc phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, giáo viên đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết vì “Khâu then chốt
để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo, đào tạo
và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cả
về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”.
Một ngày thiếu “giáo dục” đất nước không thể tồn tại được và “giáo
dục” không có người thầy không thể vận động được.
Chúng ta biết rằng trong sự nghiệp trồng người thì sự đóng góp của đội
ngũ cán bộ, giáo viên là hết sức quan trọng góp phần xây dựng và phát triển
đất nước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện
nhân cách của công dân. Cố Thử tường Phạm Văn Đồng đã nói: “Phải có đội
ngũ giáo viên đủ về số lượng, giỏi chuyên môn, có tính nhân văn cao thì mới
có chất lượng giáo dục cao, tạo sự chuyển biến của đội ngũ giáo viên hiện

nay mới đảm bảo thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục. Đây là vấn

9


đề then chốt của sự nghiệp giáo dục mà chúng ta phải chăn trở vượt qua mọi
khó khăn để giải quyết cho bằng được”.
Chính các thầy cô giáo trong nhà trường sáng tạo ra giá trị cao quý
nhất. Đó là những con người có đủ phẩm chất và năng lực để tạo ra mọi giá trị
khác cho cuộc sống của bản thân, cho gia đình, cộng đồng và cho đất nước.
Bất kỳ một nhà trường nào muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đềuu phải chú ý đến việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn
của đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Như vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên trở thành
nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của ngành giáo dục nói chung và của người cán
bộ quản lý Nhà trường nói riêng, để giúp cho nhà trường được phát triển một
cách bền vững.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành TW Đảng khóa VIII đã
khẳng định: “Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và
được xã hội tôn vinh”;
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2014 của Ban Bí thư đã đề
ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được
chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt
chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lương tâm, tay nghề của
nhà giáo thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả
sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”;
Kết luận số 14-KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa

IX: “Đạt được những thành tựu nói trên trong điều kiện kinh tế - xã hội còn
nhiều khó khăn đã thể hiện nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn dân, sự đóng

10


góp quan trọng của đội ngũ giáo viên và các cán bộ quản lý của ngành giáo
dục trong cả nước, nhất là các thầy giáo, các cô giáo đang công tác ở vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”;
Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;
Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Thông tư Ban hành Điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp;
Chị thị số 33/CT-TTG ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục;
Quyết định số 3859/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/7/2006 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc Ban hành kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Nói không với
tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”;
Kết luận số 242-TB/TW (ngày 15/4/2009) của Bộ Chính trị về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển
GD&ĐT đến năm 2020;
Quyết định số 45/QĐ-UB ngày 4/1/2001 và Quyết định số 2552/QĐUBND ngày 8/12/2014 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thành lập trường và
chuyển trường trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang từ trực thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về trực thuộc UBND tỉnh Hà Giang quản lý;
Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XV (nhiệm kỳ 20112015);
Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Hà Giang, Nghị quyết về việc phê chuẩn Quy hoạch phát triển
ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020;
Quyết định số 1446/QĐ-UBND (ngày 05/6/2007) của UBND tỉnh về
việc Ban hành Chương trình hành động về phát triển GD&ĐT tỉnh Hà Giang

giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2015;

11


Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 28/8/2014 của UBND tỉnh Hà Giang,
Chỉ thị về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2014 - 2015
của tỉnh Hà Giang;
Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh Hà
Giang, Kế hoạch thực hiện Chương trình số 104-CTr/TU ngày 23/4/2014 của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (Khóa XV) thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
Quyết định số 2288/QĐ-UBND Ngày 24/10/2011 của UBND tỉnh Hà
Giang, Quyết định V/v phê duyệt Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường
Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật tỉnh Hà Giang;
Báo cáo tự đánh giá của Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang;
Căn cứ Các văn bản khác của Trung ương, của Tỉnh và của nhà trường
có liên quan đến nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng đội ngũ
cán bộ, giáo viên.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Phát triển Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển nhanh kinh tế - xã hội của tỉnh thì
nguồn nhân lực là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định, đảm bảo sự
thành công. Vì vậy, phát triển giáo dục được đặt thành nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân nhằm nâng cao dân trí,
xây dựng lực lượng lao động có đủ trình độ, tạo lập nền tảng và động lực cho
sự nghiệp CNH – HĐH, đảm bảo Hà Giang có đủ năng lực phát triển, hợp tác

và cạnh tranh trong bối cảnh mới.

12


Tính đến hết năm 2013, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 01 trường Cao
đẳng Sư phạm, 02 trường TCCN, 01 trường Cao đẳng nghề, 01 trường Trung
cấp nghề và 10 trung tâm dạy nghề cấp huyện. Các ngành nghề đào tạo được
mở rộng, chuyển dịch theo hướng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã
hội; năm 2008, có 08 ngành đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm, 19 ngành đào
tạo trình độ TCCN, 12 mã nghề trung cấp; đến năm 2013, có 13 ngành đào
tạo trình độ cao đẳng, 20 ngành đào tạo trình độ TCCN, có 04 nghề trình độ
cao đẳng, 12 nghề trình độ trung cấp, 15 mã nghề sơ cấp. Học sinh, sinh viên
tốt nghiệp ra trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc, tương xứng
với trình độ đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo của các trường TCCN trên
địa bàn tình Hà Giang nói chung và trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà
Giang nói riên còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập như: Chất lượng và nội dung
đào tạo chưa theo kịp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, yêu cầu của công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chương trình giảng dạy còn nặng về
thuyết trình, nhẹ thực hành; chưa quan tâm đúng mức đến rèn luyện kỹ năng
cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt là chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên chưa
theo kịp yêu cầu phát triển của nhà trường và xã hội. Vì vậy nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên là yêu cầu cấp bách đối với Trường Trung
cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang nói riêng và ngành giáo dục của tỉnh Hà
Giang nói chung.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Trong thời gian qua, Ngành Giáo dục và Đào tạo cả nước nói chung và
tỉnh Hà Giang nói riêng đã và đang tập trung triển khai Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội

13


nhập quốc tế”. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về giáo dục chuyên
nghiệp; tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo TCCN, đa dạng hóa
các chương trình đào tạo, huy động nguồn lực, tập trung thu hút người học
vào các trường TCCN, đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ năng của người
lao động nhằm cải thiện cơ hội việc làm, đẩy mạnh công tác phân luồng,
hướng nghiệp và lập nghiệp cho thanh niên. Các cơ sở giáo dục tiếp tục triển
khai sâu rộng và hiệu quả các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ
Chính trị; giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công
tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục đạo đức, lối
sống, kỹ năng sống cho học sinh gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động
và phong trào thi đua của ngành thành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn
vị, cơ sở giáo dục.
Hiện nay Hà Giang đang có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh, đầu tư vào các lĩnh vực, dịch vụ du
lịch. Điều đó có thể thấy rằng, Hà Giang đang cần rất nhiều lao động có trình
độ. Bên cạnh đó, thị trường lao động trong nước và thế giới đòi hỏi người
lao động phải đạt được chuẩn nghề nghiệp. Do đó nhà truường cần phải nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên để cung cấp nguồn lao động dồi dào
có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu công việc cho các cơ quan ban
ngành, các khu kinh tế, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.
2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết
Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang được thành lập theo
Quyết định số 45/QĐ-UB, ngày 04/01/2001 của UBND tỉnh Hà Giang.

Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang hoạt động theo Quy chế
được ban hành kèm theo Quyết định số 2288/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10
năm 2011 của UBND tỉnh Hà Giang. Trường có chức năng nhiệm vụ: Tổ

14


chức quá trình đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp và các trình độ thấp hơn
đối với các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật; liên kết với các trường
Cao đẳng, Đại học mở các lớp hệ liên thông cao đẳng, đại học, các lớp vừa
làm vừa học thuộc các chuyên ngành quản lý kinh tế và kỹ thuật góp phần đào
tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cho tỉnh. Mục tiêu của Nhà
trường: Xây dựng Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang trở thành cơ
sở đào tạo cán bộ có trình độ TCCN có chất lượng, có tay nghề trong khối
ngành kinh tế, kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động có trình độ
Trung cấp cho tỉnh nhà và trong toàn quốc; gắn chặt mục tiêu đào tạo với nhu
cầu xã hội. Từng bước xây dựng cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, đội ngũ
giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, đảm bảo yêu cầu về chất lượng đào tạo,
từng bước tham mưu xây dựng nâng cấp lên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ
thuật của Tỉnh.
2.2.1. Tổ chức bộ máy của Trường Trung cấp KTKT Hà Giang
a) Ban giám hiệu:

+ 01 Hiệu trưởng
+ 02 Phó hiệu trưởng

b) Các Hội đồng: Hội đồng trường (được thành lập trong tháng
8/2015), Hội đồng khoa học và đào tạo, các Hội đồng tư vấn khác.
c) Các phòng chức năng: Gồm có 5 phòng
- Phòng Đào tạo.

- Phòng Tổ chức - Hành chính.
- Phòng Tài chính.
- Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng.
- Phòng Công tác học sinh - sinh viên.
d) Các khoa chuyên môn: 3 khoa
- Khoa Cơ bản.
- Khoa Kinh tế tổng hợp.

15


- Khoa Khoa học kỹ thuật tổng hợp.
e) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng bộ Trường Trung
cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, có
4 chi bộ trực thuộc với 38 đảng viên
Bộ máy tổ chức của nhà trường được tổ chức theo sơ đồ sau:
ĐẢNG BỘ

BAN GIÁM HIỆU

TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ

PHÒNG
ĐÀO
TẠO

PHÒNG
TỔ
CHỨC
-HÀNH

CHÍNH

PHÒNG
TÀI
CHÍNH

PHÒNG
CÔNG
TÁC HSSV

PHÒNG
Khảo Thí
&QLCL

CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

KHOA
KINH
TẾ
TỔNG
HỢP

KHOA
CƠ BẢN

CÁC LỚP HỌC SINH

Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy hành chính nhà trường năm 2014.
f) Tổ chức đoàn thể


16

KHOA
KH KỸ
THUẬT
TỔNG
HỢP


- Công đoàn cơ sở trường trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh.
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trực thuộc Đoàn Khối các cơ
quan tỉnh
- Hội chữ thập đỏ
g) Các cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Phòng thực hành nhà trường;
- Thư viện nhà trường;
h) Các lớp học sinh.
Bảng 1: Biên chế cán bộ trong các phòng khoa của nhà trường
Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Phòng ban

Cán bộ công chức, viên
chức hiện có
Ban Giám hiệu
3
Phòng Tổ chức hành chính
12
Phòng Đào tạo
8
Phòng Tài chính
6
Phòng Công tác học sinh sinh viên
6
Phòng Khảo thí & Quản lý chất lượng
6
Khoa Cơ bản
13
Khoa kinh tế tổng hợp
9
Khoa Kỹ thuật tổng hợp
8
Tổng số cán bộ, giáo viên
71
Nguồn : Xử lý số liệu do Phòng Tổ chức - hành chính cung cấp (2014)

Số cán bộ được bố trí tại các phòng khoa của Trường không đồng đều
do mỗi phòng khoa có nhiệm vụ khác nhau. Với số cán bộ, giáo viên ở các
phòng khoa như vậy, việc quản lý các phòng khoa sẽ gặp nhiều khó khăn.
* Ban chấp hành Đảng ủy: Chịu trách nhiệm chung trong công tác lãnh

đạo, chỉ đạo đúng về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước.
* Các đoàn thể: chịu sự chỉ đạo của Ban chấp hành Đảng ủy, phối hợp
với các phòng, khoa trong nhà trường thực hiện các công việc được giao.

17


* Hiệu trưởng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ
quản và các cấp có thẩm quyền về toàn bộ tổ chức và hoạt động của trường
Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang. Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực:
- Tổ chức bộ máy của nhà trường:
- Quản lý nhân sự;
- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường;
- Tiếp thu và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tỉnh ủy,
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang và Đảng ủy trường; Phối
hợp với các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, các tổ chức đoàn thể của trường để
tổ chức tốt các hoạt động của trường;
* Các Phó Hiệu trưởng: giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác quản
lý trường, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các
nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
* Phòng Đào tạo: Giúp Hiệu trưởng trong việc xác định mục tiêu đào
tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo; xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch
giảng dạy, chương trình và giáo trình môn học; tổ chức tuyển sinh, thi tốt
nghiệp, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp; tổ chức thực nghiệm, nghiên cứu
khoa học và công nghệ. Giúp Hiệu trưởng quản lý toàn diện công tác dạy và
học các loại hình đào tạo của Trường: Đào tạo chính quy, không chính quy,
đào tạo theo diện hợp đồng, liên kết đào tạo
* Phòng Tổ chức Hành chính: Giúp Hiệu trưởng quản lý nhân sự, chế
độ - chính sách, thi đua - khen thưởng đối với cán bộ giáo viên, nhân viên

trong toàn trường, bảo vệ nội bộ, tiếp nhận và xử lý văn bản từ ngoài vào,
thực hiện và phát hành văn bản của Trường, lưu trữ hồ sơ, thực hiện công tác
lễ tân, đối ngoại; bảo vệ an ninh trật tự cơ quan.

18


* Phòng Tài chính: Giúp Hiệu trưởng trong công tác lập và quản lý kế
hoạch thu chi tài chinh; quản lý tài sản và các nguồn thu toàn trường; tham
mưu cho Hiệu trưởng về công tác tài chính, kế toán.
* Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng: Giúp Hiệu trưởng các qui
định của nhà trường về công tác khảo thí và công tác kiểm định chất lượng
đào tạo, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra; giám sát việc thực hiện của
các đơn vị có liên quan về quy định tổ chức và quản lý thi kết thúc môn học
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường đối với các lớp
Trung cấp chuyên nghiệp;
* Phòng Công tác Học sinh sinh viên: Giúp Hiệu trưởng trong việc
quản lý và giáo dục học sinh; chỉ đạo trong họat động ngọai khóa của học
sinh. Đề xuất Hiệu trưởng việc thực hiện chế độ chính sách, thi đua, khen
thưởng và kỷ luật học sinh.
* Khoa Khoa học cơ bản: Giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực
hiện quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập và các hoạt động khác thuộc khoa,
tổ theo chương trình kế hoạch của nhà trường.
* Khoa Khoa học kỹ thuật tổng hợp: Giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý
và thực hiện quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập và các hoạt động khác thuộc
khoa, tổ theo chương trình kế hoạch của nhà trường.
* Khoa Kinh tế tổng hợp: Giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực
hiện quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập và các hoạt động khác thuộc khoa,
tổ theo chương trình kế hoạch của nhà trường.
2.2.2. Về chất lượng cán bộ, giáo viên

Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đáp ứng
được yêu cầu về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và được đảm bảo
quyền lợi theo quy định hiện hành của Nhà nước. Hàng năm, Nhà trường đều

19


có kế hoạch tuyển dụng bổ sung, thay thế các CBVC đến tuổi nghỉ chế độ
hưu trí, trong đó ưu tiên chủ yếu cho tuyển dụng giáo viên.
Căn cứ vào bảng cơ cấu lao động của Trường, phần lớn lao động đã có
trình độ đại học:
+ Năm 2012 là 46 người
+ Năm 2013 là 48 người
+ Năm 2014 là 49/74 người chiếm 63,4%,
Trình độ sau đại học:
+ Năm 2012 là 11 người;
+ Năm 2013 là 15 người;
+ Năm 2014 là 17 người chiếm 23%.(01 người có trình độ tiến sĩ)
Bảng 02. Cơ cấu cán bộ giáo viên của Nhà trường ( Năm 2012-2014)
Năm 2012
Năm 2013
SL
%
SL
%
Tổng số cán bộ
69
100
75
100

Phân theo tính chất công việc
Cán bộ viên chức trong biên chế
65
94,2
68
90,6
Hợp đồng lao động
04
5,8
07
9,4
Phân theo trình độ, cấp bậc
Trên đại học
11
15,9
15
20,0
Đại học
46
66,7
48
64,0
Trung cấp + Cao đẳng
07
10,1
07
9,3
Bằng nghề và chưa qua đào tạo
05
7,3

05
6,7
Nam
36
52,2
38
50,7
Nữ
33
47,8
37
49,3
Chỉ tiêu

Năm 2014
SL
%
74
100
71
3

96
4

17
47
5
5
38

37

23
63,4
6,8
6,8
50,7
49,3

Nguồn : Xử lý số liệu do Phòng Tổ chức - hành chính cung cấp (2014)
So với tổng sô cán bộ, giáo viên và nhân viên hiện có của Trường, cán
bộ, giáo viên và nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm một số
lượng nhỏ (số còn lại) trong tổng số cán bộ của Trường chủ yếu làm công tác
hành chính, lao công và bảo vệ.
Năm 2014, tổng số biên chế được giao là: 71 người; số cán bộ viên
chức, nhân viên có mặt đến 31/12/2014 là 74 người, trong đó:

20


+ Lao động biên chế là: 71 người (có 03 người lao động theo hợp đồng
Nghị định 68/CP)
+ Lao động hợp đồng công việc: 03 người
- Số giáo viên chuyên giảng là: 32 người
- Số cán bộ quản lý kiêm giảng là: 17 người
- Số cán bộ hành chính, phục vụ là: 22 người
* Về trình độ lý luận chính trị
- Trình độ cao cấp chính trị và tương đương: 12 người (Hiện còn 03
người đang học Cao cấp Lý luận Chính trị), Trình độ trung cấp: 07 người
(Hiện còn 02 người đang học trung cấp Lý luận Chính trị)

* Về trình độ chuyên môn:
Cán bộ, giáo viên có trình độ Tiến sĩ: 01 người; Thạc sĩ: 16 người (có
01 người đang học nghiên cứu sinh); trình độ Đại học: 49 người (Có 04
người đang học cao học), trình độ Cao đẳng: 03 người; Trình độ trung cấp: 02
người (hiện 01 người đang học đại học hệ vừa làm vừa học), trình độ sơ cấp
và bằng nghề: 02 người (lái xe), chưa qua đào tạo: 04 người (03 người đang
học ĐH)
Bảng 03. Trình độ chuyên môn và Lý luận chính trị của nhà trường

2

12

7

21

6

64

2

68

1

Chứng chỉ (A,B,C)

Trung cấp


5

Đại học trở lên

Cao cấp

2

Chứng chỉ (A,B,C)

Cử nhân

3

Ngoại ngữ
Ngoại
Tiếng anh
ngữ khác
Cao đẳngtrở lên

Còn lại

47

Chứng chỉ

Trung cấp

16


Trung cấp trở lên

Cao đẳng

1

Sơ cấp

Đại học

74

Chuyên môn

Thạc sĩ

Tổng số viênchức hiện có

71

Trình độ đào tạo chia theo
Chính trị
Tin học

Tiến sĩ

Tổng số biên chế được giao

(đv tính: người)



Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính (2014)
Qua bảng trên thấy rằng trình độ cán bộ chủ yếu là đại học chiếm
63,4%; trình độ sau đại học còn thấp chiếm 23%: chỉ có 01 tiến sĩ và 01 NCS
còn lại là thạc sĩ chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ mới,
chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa; đặc biệt là cán bộ
có trình độ chuyên sâu còn thiếu nhiều. Bởi vì theo Điều lệ của trường trung
cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, một giáo viên có trình độ đại học chỉ
được tính hệ số 01 làm căn cứ để xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các năm.
Cán bộ được đào tạo sau đại học đúng chuyên ngành tuy nhiên so với các mã
ngành đào tạo của trường thì chưa đủ; Còn thiếu các chuyên ngành như:
chuyên ngành Luật; Hành chính văn thư; Hướng dẫn du lịch, Xây dựng dân
dụng và công nghiệp và một số chuyên ngành khác.
- Đội ngũ giáo viên của trường 100% có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
đảm bảo thực hiện tốt công tác giảng dạy theo Quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
* Về số lượng lao động và độ tuổi lao động
Công tác lựa chọn, đánh giá cán bộ viên chức của Trường hàng năm đã
được triển khai thực hiện đúng quy định, chất lượng đội ngũ cán bộ đánh giá
hàng năm đều cao hơn năm trước. Khi đánh giá cán bộ phải căn cứ vào tiêu
chuẩn việc làm của mỗi người, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao
làm thước đo chủ yếu đánh giá phẩm chất năng lực của cán bộ, vấn đề này
không đơn giản đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt. Do vậy hàng năm Trường
đều yêu cầu các phòng khoa phải đánh giá năng lực cán bộ, thông qua bản
kiểm điểm cá nhân. Tiến hành công tác giới thiệu, quy hoạch cán bộ, bổ
nhiệm và bổ nhiệm lại đối với các chức danh khi đã hết thời gian giữ chức vụ.
Đánh giá đội ngũ chủ chốt phải thông qua hiệu quả, chất lượng công
việc là rất phức tạp. Vì vậy phân định đâu là cán bộ tốt, đâu là cán bộ yếu


22


×