Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Đề tài tốt nghiệp Trung cấp chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.05 KB, 30 trang )

Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
“VẤN ĐỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM Ở
HUYỆN THỚI LAI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
Giáo viên hướng dẫn:
Lưu Thò Lan
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Đònh
Đơn vò công tác: Trường THPT Thới Lai
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 1
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
Lớp: Hoàn chỉnh trung cấp lý luận chính trò. Tổ: 01.
Hệ: Tại chức.
Khóa học: II
UBND TP.CẦN THƠ
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT TIỂU LUẬN
Họ và tên học viên: Nguyễn Hữu Đònh
Lớp: Hoàn chỉnh trung cấp lý luận chính trò.
Đơn vò công tác: Trường THPT Thới Lai.
ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Cần Thơ, ngày………tháng………năm ……
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 2
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
Giáo viên II Giáo viên I
UBND TP.CẦN THƠ
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT TIỂU LUẬN
Họ và tên học viên: Nguyễn Hữu Đònh
Lớp: Hoàn chỉnh trung cấp lý luận chính trò.
Đơn vò công tác: Trường THPT Thới Lai.
ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Cần Thơ, ngày………tháng………năm ……
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 3
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
Giaùo vieân II Giaùo vieân I
MUÏC LUÏC
ĐỀ TÀI
“VẤN ĐỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM Ở HUYỆN THỚI
LAI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
A- PHẦN MỞ ĐẦU:
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân
tộc ta. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Vì lợi ích mười năm trồng
cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” trong nhiều thập kỷ qua khi hòa bình
hay lúc chiến tranh Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vẫn luôn dành sự quan
tâm đặc biệt đến trẻ em, coi đây là sự nghiệp cao qúy, là trách nhiệm to lớn
đối với tiền đồ của đất nước.
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, cần có nguồn
nhân lực trẻ có trình độ tri thức, đạo đức để tiếp bước truyền thống cha ông
xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, thực hiện niềm mong mỏi của Bác
Hồ: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang, sánh vai với các cường quốc
năm chăm được hay không một phần nhờ vào công học tập của các cháu”.
Để thực hiện được điều đó, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
phải được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội.
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 4
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường và thời đại bùng nổ thông tin đã có
những tác động không nhỏ đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em. Đặc biệt trong thời gian qua, nhiều người thật sự lo lắng khi biết tin
trên 114.000 học sinh các cấp trên phạm vi cả nước bỏ học với nhiều
nguyên nhân khác nhau như: hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ điều
kiện đến trường, phải đi làm việc để phụ giúp gia đình Bên cạnh đó, các
phương tiện truyền thông đại chúng gần đây liên tiếp thông tin về các vụ
ngược đãi, hành hạ trẻ em; các vụ bắt cóc trẻ em; các vụ hiếp dâm trẻ em,
dụ dỗ xâm hại trẻ vị thành niên đang trong chiều hướng ngày càng tăng;
các vụ hỏi cung, trấn áp, đe dọa dẫn đến khủng hoảng tinh thần trẻ em liên
tiếp xảy ra ở nhiều địa phương Những thông tin trên thực sự là những cú
sốc đối với những người quan tâm đến quyền trẻ em.
Vì sao tình trạng trẻ em bỏ học, trẻ em bị ngược đãi, hành hạ gia
tăng trong thời gian gần đây? Huyện Thới Lai đã và đang làm gì để thực
hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em? Đây chính là câu
hỏi được đặt ra cho tất cả mọi người trong xã hội, cho mọi gia đình đang
quan tâm chăm sóc đến thế hệ trẻ và đây cũng chính là lý do thôi thúc tôi
thực hiện đề tài: “Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Huyện
Thới Lai. Thực trạng và giải pháp” trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu tại
Huyện Thới Lai. Qua đó thấy được tình hình chăm sóc, bảo vệ và giáo dục
trẻ em ở huyện nhà đồng thời có những giải pháp thiết thực nhằm góp
phần thực hiện việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện nhà tốt
hơn.
B- NỘI DUNG:
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN
1- Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em:
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được C.Mác nêu ra
ngay khi chủ nghĩa Mác mới ra đời. Theo Mác, trong lịch sử phát triển của
mình, loài người luôn tái sản xuất ra sức lao động mới có số lượng lớn hơn

và chất lượng ngày càng cao hơn. Nếu không có sự tái sản xuất mở rộng
lao động đó thì xã hội loài người không phát triển được. Để tái sản xuất,
mở rộng sức lao động thì không chỉ sinh ra lớp lớp người kế tiếp, bảo vệ
nó, mà điều quan trọng hơn là phải chăm sóc, giáo dục đào tạo những lớp
người đó. C. Mác đã lên án mạnh mẽ: “lòng tham của giai cấp tư sản nhẫn
tâm: cướp mất trường học và bầu không khí trong lành của trẻ con, để cho
các ngài chủ xưởng bòn rút chúng lấy lợi nhuận. Và “Đại công nghiệp phát
triển càng phá hủy mọi mối quan hệ gia đình trong giai cấp vô sản và càng
biến trẻ em thành những món hàng mua bán, những công cụ lao động đơn
thuần, thì những lời huyênh hoang của giai cấp tư sản về gia đình và giáo
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 5
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
dục, về những mối quan hệ thân thiết gắn bó giữa con cái với cha mẹ, lại
càng trở nên ghê tởm”.
2- Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em:
Trẻ em – Tương lai của đất nước, dân tộc và thế giới. Ở tầm rộng lớn
và lâu dài hơn, bằng thế giới quan cộng sản chủ nghĩa, Hồ Chí Minh thấy
rất rõ trẻ em là tương lai của thế giới. Sự định hình nhân cách, lý tưởng
của trẻ em hôm nay quyết định thế giới sẽ tồn tại thế nào trong tương lai.
Người nói: "Ngày nay các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu là người
chủ của nước nhà, của thế giới. Các cháu đoàn kết thì thế giới hoà bình và
dân chủ, sẽ không có chiến tranh". Vì tương lai phát triển bền vững, hãy
đầu tư cho trẻ em. Quan điểm này của Hồ Chí Minh hết sức gần gũi và
được đông đảo cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Trẻ em là hiện tại. Ngày nay, trong nhận thức của nhiều người, không
phải ai cũng cho rằng trẻ em là một cá thể với những nhân cách, nhu cầu
cần được tôn trọng và bảo vệ. Nhưng với Hồ Chí Minh còn cao hơn thế,
Người cho trẻ em vị thế của những công dân nhỏ tuổi. Khi nước nhà có
được vị thế độc lập thì "Các em đã thành những người tiểu quốc dân của

một nước độc lập". Người phát hiện ở trẻ em những tiềm năng không chỉ
cho tương lai mà có ích ngay trong hiện tại. Các em hoàn toàn có thể đóng
góp sức mình cho gia đình, xã hội, cho đất nước và cách mạng nếu các em
được định hướng, được động viên. Các em cũng là một lực lượng xã hội,
thậm chí các em có thể làm được những điều to lớn.
Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn xác định rõ mục tiêu của công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, giáo dục lý tưởng cách mạng để có những
con người cách mạng và một thế hệ cách mạng. Ngày nay chúng ta còn coi
trọng giáo dục đạo đức, văn hóa truyền thống cho trẻ em; kiên định quan
điểm cách mạng xã hội chủ nghĩa để định hướng cho trẻ em và những
người làm công tác bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy, quan tâm đến con người nói
chung, trẻ em nói riêng là mục tiêu cơ bản chi phối đường lối cách mạng
của Đảng ta.
Trong tư tưởng của Người, trẻ em là người chủ tương lai của đất
nước. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là: “Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
3- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em:
3.1- Quan điểm của Đảng ta đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em:
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 6
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
3.1.1- Bảo vệ, chăm sóc, và giáo dục trẻ em là chăm lo cho
tương lai của gia đình, của dân tộc, vì sự nghịêp xây dựng chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản là một
sự nghiệp vĩ đại và lâu dài, đòi hỏi phải có lớp lớp người kế tiếp nhau thực

hiện. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chính là đào tạo những lớp
người mới có đủ trình độ, phẩm chất, năng lực và thể lực toàn diện nhằm
hoàn thiện mục tiêu của sự nghiệp cách mạng giải phóng giai cấp, giải
phóng xã hội. Đảng ta đã chỉ rõ: “Các em thiếu niên, nhi đồng ngày nay sẽ
là lớp người xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản sau này”.
Vì hạnh phúc của mỗi gia đình, vì tương lai của đất nước, vì sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của dân tộc Việt
Nam. Vì vậy, theo quan điểm của Đảng: “cần nhận thức đầy đủ công tác
giáo dục thiếu niên nhi, đồng là một sự nghiệp cách mạng, là trách nhiệm
vẻ vang của cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân ta… Trên cơ sở
nhận thức đó, phải đặt vấn đề lãnh đạo về tư tưởng và tổ chức một cách
nghiêm chỉnh hơn hiện nay, khắc phục khó khăn, kiên quyết dành những
điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho việc giáo dục thiếu niên, nhi đồng”.
3.1.2- Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của
toàn xã hội:
Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư trung ương Đảng khoá VII, ngày 30
tháng 5 năm 1994 nêu rõ: “Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
là trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của mọi
công dân và mỗi gia đình”. Đây là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong
sự nghiệp cách mạng.
3.1.3- Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là nhiệm vụ
lâu dài và phải được thực hiện một cách khoa học.
Đây là một vấn đề không đơn giản mà là một vấn đề khoa học. Do
đó, cần khuyến khích những hình thức phổ biến kiến thức khoa học về
nuôi, dạy, giáo dục, tổ chức vui chơi giải trí cho trẻ em ở những lứa tuổi
khác nhau.
3.1.4- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực
hiện của các cơ quan Đảng và Nhà nước:
Chủ trương, đường lối của Đảng ta là “Mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn
viên thanh niên, trước hết là cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành cần

gương mẫu thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Chỉ
thị 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng cơ sở đối
với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã chỉ ra rằng các cấp ủy
Đảng phải coi sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách
nhiệm của Đảng, phải lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan của Đảng tuyên
truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 7
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
công tác trẻ em. Tổ chức Đảng các cấp “Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng
và thực hiện chương trình, kế hoạch hành động vì trẻ em 5 năm và hàng
năm của địa phương, chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ về sức khoẻ, trí
tuệ, đạo đức, văn hoá tinh thần, để trở thành công dân xã hội chủ nghĩa
nhỏ tuổi, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất sự xâm hại đối với trẻ em”.
3.2 – Quan điểm của Nhà nước ta đối với công tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em:
Luật của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
25/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em đã nêu rõ: “Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất
nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Điều 2:
“Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ,
con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần,
địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc của người nuôi dưỡng, đều được bảo
vệ, chǎm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.”;
Điều 3: “Việc bảo vệ, chǎm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình,
nhà trường, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân ở trong nước
và ngoài nước góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chǎm sóc và giáo dục trẻ em.”;
Điều 4: “Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện. Mọi hành vi vi
phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em,
đều bị nghiêm trị.”

Nhà nước ta là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là nước thứ 2 trên thế
giới phê chuẩn công ước quốc tế về Quyền trẻ em (tháng 2 năm 1990).
Nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước
được ban hành và thực thi phù hợp với công ước:
- Ngày 30/5/1994, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị 38-
CT/TW về “Tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em”
- Năm 1998, Bộ chính trị ban hành Thông tri 04-TT/TW về “Tăng
cường sự lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” nhằm
nâng cao trách nhiệm lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới.
- Từ năm 1998 đến nay đã có trên 10 bộ luật, luật, 5 pháp lệnh và
nhiều văn bản pháp luật dưới hình thức Nghị định, Quyết định, Chỉ thị,
Thông tư liên quan đến trẻ em được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung nhằm
ghi nhận và tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các quyền trẻ em tại cộng đồng
trong tất cả các lĩnh vực.
II- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1- Đặc điểm tình hình của Huyện Thới Lai:
Thới Lai là một huyện ven đô của thành phố Cần Thơ với tổng dân số
là 38.146 người.
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 8
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
Điều kiện tự nhiên và địa lí thích hợp cho sự phát triển nền kinh tế
nông nghiệp, đặc biệt Nông trường Sông Hậu và Viện lúa đồng bằng sông
cửu long được đặt tại Huyện Thới Lai. Điều đó cho thấy đây là địa bàn có
nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế đặc biệt là nền nông nghiệp chất
lượng cao.
Thới lai có 02 thị trấn là Thị trấn Thới Lai, Thị trấn Cờ Đỏ và 12 xã là
Thới Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Thới Lai, Xuân Thắng, Trường
Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Thới Tân, Đông Thuận, Đông Bình,
Trường Thắng.
Về kinh tế: 95% là nông nghiệp, 5% còn lại là các hình thức kinh

doanh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
Về xã hội: Đây là địa bàn đa phần dân cư sống bằng nghề nông
nghiệp, thành phần dân cư cũng đa dạng: đồng bào dân tộc Kinh, Khơ me,
Hoa cùng sinh sống đoàn kết. Về tôn giáo cũng đa dạng như phật giáo,
công giáo, hoà hảo.
Trong lĩnh vực y tế: Có 1 trung tâm y tế của huyện đặt tại thị trấn
Thới Lai, ở mỗi xã có 1 trung tâm ý tế điều trị bệnh cho nhân dân.
Về giáo dục: trên địa bàn huyện có 57 trường học: 05 trường mầm
non, 10 trường mẫu giáo, 30 trường tiểu học 12 trường THCS, 03 trường
THPT và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên.
Hệ thống cầu, đường, trường, trạm đang từng bước được hoàn
thiện.
Đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện cùng với sự phát
triển của thành phố và cả nước. Có 10/14 xã thị trấn được công nhận là xã
văn hoá.
2- Thực trạng của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở
Huyện Thới Lai:
2.1 - Đặc điểm, tình hình về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em ở Huyện Thới Lai:
Tổng số trẻ dưới 16 tuổi trong toàn huyện là 28.699 em. Trong đó độ
tuổi nhà trẻ là 370, mẫu giáo là 4.973, tiểu học là 14.5753, trung học cơ sở
là 7.758, trung học phổ thông là 845.
Toàn huyện có 73 trẻ em khuyết tật (Khiếm thị, khiếm thính, khó khăn
vận động, chậm phát triển trí tuệ ) đang theo học ở các trường trong
huyện.
Số trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi là 90. Đặc biệt tại xã Trường Thắng có 01
trẻ dưới 18 tháng bị nhiễm HIV và bị bỏ rơi.
Hầu hết trẻ em là con nhà nông, điều kiện học tập, vui chơi giải trí và
môi trường sinh hoạt gắn liền với nghề nông. Đây là một đặc điểm khác
biệt với các quận huyện khác trong thành phố.

Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 9
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
2.2- Kết qủa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở
Huyện Thới Lai:
2.2.1- Những ưu điểm:
* Công tác bảo vệ trẻ em:
−Nhiều hình thức quan tâm, bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
được tổ chức tốt như chăm sóc thay thế, đỡ đầu, nhà tình thương… Trẻ
em khuyết tật và tàn tật khó khăn được giáo dục hoà nhập và giáo dục
chuyên biệt, được chăm sóc hỗ trợ dựa vào cộng đồng.
−Huyện đang tham gia vào “chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em và
người chưa thành niên từ 16-18 tuổi giai đoạn 2007-2015” nhằm xây
dựng một hệ thống bảo vệ trẻ em thống nhất, trong đó tập trung hỗ trợ
và ngăn chặn việc trẻ em bị lạm dụng, bóc lột và xâm hại.
−Vấn đề bảo vệ trẻ em cũng đang được triển khai lồng ghép vào các
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện với mục tiêu 90% trẻ có
hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc và hỗ trợ vào năm 2010.
−Việc triển khai nhiều mô hình như: ngôi nhà an toàn, trường học an
toàn, cộng đồng an toàn rộng khắp các xã đã góp phần giảm tỷ lệ tử
vong và tàn tật ở trẻ em do tai nạn thương tích gây ra.
−Đặc biệt mô hình “xã - phường phù hợp với trẻ em” đang được triển
khai ở 2 điểm là Thị trấn Thới Lai và xã Thới Thạnh đang mang lại nhiều
hiệu quả tích cực cho công tác bảo vệ trẻ em. Bên cạnh đó, năm 2008
có thêm 2 xã được tái công nhận tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ
em là Xã Thới Hưng và xã Đinh Môn. Các khu vui, chơi sinh hoạt và các
hoạt động câu lạc bộ trẻ thơ đã góp phần giúp cho các em tự tin hơn,
quyền trẻ em được nâng lên. Kết qủa về mô hình trong thời gian qua là
tỷ lệ trẻ em phạm pháp, trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại … giảm
đáng kể.
−Để thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ủy

Ban Nhân Dân Huyện đã chỉ đạo cho phòng Lao động và thương binh
xã hội huyện rà sóat, khảo sát và thống kê về tình hình trẻ em trong toàn
huyện để thực hiện xây dựng xã trọng điểm về tình hình trẻ em. Cụ thể,
Thị trấn Cờ Đỏ và xã Động hiệp là hai địa phương đang được đưa vào
mô hình. Với nội dung trên thì công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em ở 2 địa phương này được quan tâm đặc biệt hơn để từ đó nhân rộng
mô hình cho các xã khác.
−Chương trình xoá mù bơi lội được triển khai ở các xã vùng sâu đã
giảm đáng kể tình trạng trẻ em tử vong trong mùa lũ.
* Công tác chăm sóc trẻ em:
−Khi công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được chuyển về
ngành Lao động, Thương binh, xã hội, huyện Thới Lai đã nhanh chóng
kiện toàn bộ máy nhân sự các phòng, ban. Lãnh đạo Uỷ ban Dân số -
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 10
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
Kế hoạch hoá gia đình và trẻ em được chuyển sang làm Trưởng phòng
Lao động, Thương binh và Xã hội, chính vì thế công tác bảo vệ chăm
sóc, giáo dục trẻ em nhanh chóng đi vào quỹ đạo, không bị gián đoạn từ
huyện đến cấp cơ sở. Huyện cũng đã chỉ đạo trực tiếp Phòng Lao động,
Thương binh, xã hội xây dựng, hoàn thiện Hội đồng quỹ Bảo vệ, chăm
sóc trẻ em. Ban hành việc thu, chi phải đảm bảo đúng mục đích; phát
động “Tháng hành động vì trẻ em” từ huyện đến cấp cơ sở.
−Hệ thống chăm sóc sức khoẻ trẻ em ngày càng được mở rộng, cơ
bản không còn xã trắng về y tế, mạng lưới y tế ấp, được khôi phục. Số
xã được Sở y tế Cần Thơ phúc tra công nhận là 2 xã (Đông Thuận,
Đông Hiệp), nâng tổng số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế trong huyện
14/14 xã, đạt 100%.
−Hiện đã có gần 98% trẻ em dưới 6 tuổi được phát thẻ khám chữa
bệnh miễn phí.
−Công tác khám bệnh định kỳ cho học sinh trong toàn huyện được tổ

chức đều đặn trong năm góp phần nâng cao sức khoẻ cho trẻ em.
−Từ năm 2005 đến nay, hàng năm huyện đầu tư kinh phí cho hoạt
động y tế. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, tai nạn thương tích đã đạt
được những tiến bộ rõ rệt. Nhờ đó, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
cũng đang giảm mạnh. Với việc triển khai chương trình tiêm chủng mở
rộng trên phạm vi toàn huyện, các bệnh mù lòa, khô mắt và thiếu vitamin
A, bại liệt ở trẻ em đã được thanh toán. Cụ thể về công tác này là:
+ Lượt trẻ em dưới 6 tuổi khám điều trị là 48.301 trẻ, giảm
1.100 trẻ so cùng kỳ năm 2007.
+ Tổng số tiền khám chữa bệnh đã sử dụng 1.323.983.238
đồng, tăng 353.956.171 đồng so cùng kỳ năm 2007. Trong đó:
• Lượt trẻ em dưới 6 tuổi điều trị nội trú là 848 trẻ, tổng số
tiền đã sử dụng là 139.363.105 đồng.
• Lượt trẻ em dưới 6 tuổi điều trị ngoại trú là 47.453 trẻ,
tổng số tiền đã sử dụng là 1.184.620.133 đồng.
− Chương trình nha học đường :
+ Số trường có giáo dục vệ sinh học đường là 56 trường, đạt
100% kế hoạch.
+ Số trường có giáo dục nha và cho học sinh súc miệng Flour là
30 trường, đạt 100% .
−Các công trình vệ sinh:
+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh: 85%.
+ Tỷ lệ hộ xử lý rác hợp vệ sinh: 88%.
−Trung tâm y tế huyện kết hợp với công ty sữa Vinamlk tổ chức Ngày
vi chất dinh dưỡng cho trẻ em, thực hiện có hiệu quả chương trình
phòng, chống suy dinh dưỡng Chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 11
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
cảnh khó khăn được triển khai tại các địa phương, tổ chức chiến dịch
truyền thông giúp đỡ trẻ em nghèo, chăm sóc trẻ khuyết tật, phục hồi

chức năng, khám bệnh, cấp phát thuốc, tặng quà
* Công tác giáo dục trẻ em:
−Về giáo dục, hiện Thới Lai đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học
và giáo dục trung học cơ sở, hiện đang tiến hành phổ cập giáo dục trung
học phổ thông. Tất cả các xã trong huyện đều có trường mẫu giáo,
trường tiểu học, trường trung học cơ sở. Các biện pháp tăng cường
chất lượng giáo dục cơ sở đã được mở rộng: trường bán trú, trường nội
trú, bán công, tư thục…Đặc biệt trong năm qua, thực hiện chủ trương
của ngành giáo dục đào tạo trong việc xây dựng “trường học thân thiện,
học sinh tích cực” đã góp phần làm cho công tác giáo dục trẻ đi vào
chiều sâu, tác động rất lớn đến việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân
cách của các em. Hầu hết các xã, thị trấn đều có nhà văn hoá hay trung
tâm học tập cộng đồng.
Công tác huy động trẻ đến trường được các ngành các cấp và toàn
xã hội quan tâm, cụ thể:
- Nhà trẻ: 370 trẻ (năm qua 359 trẻ tăng 11trẻ).
- Mẫu giáo: 4973 cháu (năm qua 5071 cháu giảm 98 cháu). Tỷ lệ huy
động trẻ 5 tuổi đến trường đạt : 99,9%.
- Tiểu học: 14.753 học sinh, giảm 20 học sinh (do tỷ lệ gia tăng dân
số giảm). Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt: 99,8% (năm qua: 99,8%).
- Trung học cơ sở: 7758. Ngoài ra học sinh trung học cơ sở trong
trường trung học phổ thông là 845 học sinh.
−Ký kết với các ban ngành, đoàn thể để vận động con em mình
không bỏ học giữa chừng, vận động học sinh bỏ học ra lớp; Hội khuyến
học vận động các nguồn lực chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó
khăn, khen thưởng động viên giáo viên và học sinh có thành tích Duy
trì tuyên dương học sinh giỏi trên cơ sở phát huy vai trò của xã hội trong
việc khuyến học, khuyến tài.
Công tác giáo dục ở từng cấp học cụ thể như sau:
 Giáo Dục Mầm Non:

−100% các đơn vị thực hiện đúng chương trình cải cách của Bộ giáo
dục - Đào tạo theo hướng đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp
tích cực hóa hoạt động của trẻ. Tổ chức được 69 lớp mẫu giáo 5 tuổi
học theo chương trình thực nghiệm với 1465 cháu/15 trường.
−100% trường tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho các cháu 2 lần/1
năm học, cân đo các cháu hàng tháng và có theo dõi phát triển của trẻ
bằng biểu đồ.
−Về khẩu phần ăn ở nhà trẻ và các lớp mẫu giáo bán trú được kiểm
định thường xuyên và đảm bảo đủ chất lượng dinh dưỡng cho các cháu,
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 12
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
qua đó tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm đáng kể (ở nhà trẻ là 4.63% và ở
mẫu giáo là 8.6%) (so với năm qua tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm ở nhà
trẻ 3,1% và ở mẫu giáo là 1,09%). Cụ thể:
+ Ở Nhà trẻ:
Kênh B trở lên 100%.
+ Ở Mẫu giáo:
Kênh B trở lên 100%.
−Công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật hiện có 09 trường (mầm
non TT Thới Lai, mẫu giáo Thới Lai, mẫu giáo Thới Đông, mầm non
Thới Hưng, mẫu giáo tư thục Cờ Đỏ, mẫu giáo Thới Thạnh, mẫu giáo
Đông Bình, mẫu giáo Đông Thuận, mầm non Thới Đông) đang giáo dục
16 trẻ khuyết tật hòa nhập với các dạng tật nhẹ.
−Triển khai công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
mầm non qua việc mua sách truyện, thiết bị, duy trì hội thi Bé kể chuyện,
đọc thơ và việc đánh giá kết quả theo bảng điểm, khai thác chương trình
Kidsmart để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, toàn huyện có 13 máy
KITDSMART rải đều ở 09/15 trường.
−Thực hiện khá tốt công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các
bậc cha mẹ và cộng đồng. Qua đó đã tạo được sự chuyển biến quan

trọng về nhận thức và vai trò của giáo dục mầm non đối với tuổi thơ.
−Duy trì và tổ chức tốt các hoạt động phong trào, hội thi trong giáo
dục mầm non.
Toàn huyện có 01/15 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Giáo dục tiểu học:
Tiếp tục củng cố, nâng chất giáo dục toàn diện
Tăng cường giáo dục đạo đức học sinh thông qua thực hiện chương
trình chính khóa, các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ đề
hàng tháng và các hoạt động ngoại khóa khác. Từ đó, giúp học sinh hình
thành thói quen, hành vi đạo đức, có ý thức kỷ luật.
Việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày được xã hội quan tâm và đồng tình.
Toàn huyện có 106 lớp/3997 học sinh học 2 buổi/ngày.
Kết quả học tập ở cuối năm học:
- Hạnh kiểm xếp loại thực hiện đầy đủ đạt: 99,8% (năm qua 100%)
- Học lực:
Tiếng việt: giỏi: 36,06% ; khá: 38,18% ; TB: 21,3% ; Yếu: 4,46%
Toán: giỏi: 37,05% ; khá: 35,77% ; TB: 22,75% ; Yếu: 4,43%
- Hoàn thành chương trình tiểu học: 98% (năm qua 96,05%)
 Giáo dục trung học cơ sở:
Tiếp tục hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở với tỉ lệ trẻ từ
15 đến 18 tuổi tốt nghiệp THCS (2 hệ) là 83% được Sở Giáo dục - Đào tạo
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 13
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
kiểm tra công nhận đạt chuẩn năm 2007. Cùng với địa phương vá các
trường các trường đề ra nhiều biện pháp chống lưu ban bỏ học trên địa
bàn. Bên cạnh đó cũng đã huy động các đối tượng phổ cập bậc trung học
để nâng tỷ lệ 18-21 tuổi tốt nghiệp THPT, BTTHPT, THCN và đào tạo nghề.
Phấn đấu năm 2008 có 03 đơn vị đạt chuẩn phổ cập bậc trung học là Thị
trấn Thới Lai, Thị trấn Cờ Đỏ và xã Thới Hưng.
Toàn huyện có 01/12 trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Đặc biệt quan tâm công tác huy động trẻ em người dân tộc, đã huy
động được 1734 học sinh người dân tộc Khmer trong độ tuổi đến trường
(MN, MG: 380 học sinh, TH: 899 học sinh và THCS: 455 học sinh). Kiên trì,
phối hợp tổ chức được 13 lớp song ngữ với 287 học sinh.
Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, tỉ lệ học sinh người
dân tộc bỏ học giảm dần. Chất lượng học sinh các lớp song ngữ của các
trường phổ thông như sau:
+ Hạnh kiểm: Đạt từ trung bình trở lên 100% (giữ vững).
+ Học lực: Đạt từ trung bình trở lên 97,8% (năm qua 97,2%).
Công tác giáo dục thể chất cho học sinh dân tộc cũng được quan
tâm. Bên cạnh việc thực hiện các bài học thể dục trong trường, lực lượng
học sinh dân tộc còn là nguồn cung cấp vận động viên cho huyện tham dự
các hội thao cấp Thành phố trong năm học.
* Nguyên nhân của những thành tựu nêu trên:
−Thứ nhất, cần phải khẳng định vai trò của các cấp ủy Đảng, Chính
quyền, đoàn thể từ Huyền đến xã rất quan tấm đến công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, coi đây là nhiệm vụ lâu dài và chiến lược
của sự phát triển của huyện nhà, đó là chiến lược phát triển nguồn nhân
lực cho đất nước.
−Thứ hai, sự phát triển của nền kinh tế, sự bùng nổ về công nhệ
thông tin đã nâng cao nhận thức của nhân dân, các bậc phụ huynh đối
với việc giáo dục con em. Hầu hết các gia đình đều quan tâm nhiều hơn
đối với việc chăm sóc, giáo dục con cái.
−Thứ ba, kể từ khi Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc trung
ương thì các quận huyện trong đó có huyện Thới Lai được đầu tư nhiều
hơn về cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội. Vì vậy, công tác chăm lo giáo
dục trẻ em được thực hiện tốt hơn.
2.2.2- Những hạn chế, yếu kém :
* Công tác bảo vệ trẻ em:
−Mặc dù là một huyện thuộc vùng sâu của thành phố Cần Thơ nhưng

nhiều vấn đề mới đã xuất hiện, với những diễn biến phức tạp, khó kiểm
soát như trẻ em bị lạm dụng và xâm hại (01 trường hợp), trẻ em làm trái
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 14
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
pháp luật, trẻ em nghiện hút, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị lây
nhiễm HIV (01 trường hợp).
−Mặt trái của những biến đổi về kinh tế, văn hoá và xã hội đã góp
phần tạo ra những nguy cơ làm cho trẻ em rơi vào hoàn cảnh khó khăn
với những diễn biến phức tạp của tình trạng bị sao nhãng, xâm hại, bạo
lực và bóc lột sức lao động. Trong số 73 trẻ em khuyết tật trong huyện,
mới chỉ có 40 em được chăm sóc và hỗ trợ; trong số 90 em mồ côi, mới
chỉ có 18 em được nuôi dưỡng dưới hình thức có người đỡ đầu;
−Ngày càng có nhiều trẻ em trở thành nạn nhân của các vụ ly hôn,
không được bố mẹ và gia đình bảo vệ, bị ngược đãi, lang thang, không
có điều kiện tiếp tục học tập, phát triển, không được chăm sóc sức khoẻ.
Tình trạng đánh mắng, xúc phạm, coi thường trẻ em, trẻ em bị bố mẹ
đối xử hà khắc, bị bỏ rơi, bị trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình vẫn
còn diễn ra ở nhiều xã trong huyện. Ý kiến và nguyện vọng của các em
nhiều khi chưa được lắng nghe, chưa được tôn trọng và đáp ứng.
−Nhiều trẻ em phải lưu ban, bỏ học, thất học mà phần lớn thuộc
nhóm trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em trong các
gia đình nghèo, trẻ em ở vùng sâu vùng xa đang cần sự quan tâm bảo
vệ và hỗ trợ của cộng đồng xã hội.
−Là một địa bàn có nhiều hệ thống kênh rạch nên trong những năm
qua tỷ lệ trẻ em tử vong do chết đuối vẫn còn diễn ra đặc biệt là trong
mùa lũ.
−Trẻ em làm trái pháp luật và số vụ xâm hại trẻ em tuy có giảm
nhưng tính chất phức tạp và hậu quả nghiêm trọng lại có chiều hướng
tăng lên. Tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, tình trạng suy thoái về đạo
đức lối sống còn diễn ra phổ biến.

−Số lượng trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh khó khăn và trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt đang ngày càng gia tăng. Sự phân tầng xã hội
ngày càng rõ rệt, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, áp lực gia
tăng dân số và những yếu tố bất lợi nảy sinh trong quá trình hội nhập
quốc tế đang ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em.
* Công tác chăm sóc trẻ em:
−Nhiều trẻ em dưới 5 tuổi sống ở nông thôn có nguy cơ bị tử vong
cao hơn so với trẻ em sống ở thành phố khoảng độ gấp 2 lần. Trong
năm qua toàn huyện có 2513 trẻ sơ sinh thì có đến 430 trẻ tử vong.
−Trung tâm y tế Huyện vẫn chưa có cơ sở ổn định, diện tích đất quá
hẹp, phòng ốc tạm bợ không đáp ứng được yêu cầu khám và điều trị
bệnh nội trú cho trẻ em.
−Sự bất bình đẳng là đáng kể trong việc tiếp cận với các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Hình thức khám chữa bệnh thông qua thẻ
bảo hiểm y tế còn nhiều điều bất cập.
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 15
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
−Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các xổctng huyện đã ảnh
hưởng tới một bộ phận trẻ em: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em và tử
vong bà mẹ ở các xã vùng sâu vẫn còn cao.
−Công tác chăm sóc trẻ em đòi hỏi các cán bộ ngoài sự nhiệt tình,
tâm huyết còn phải có kỹ năng, kiến thức và được đào tạo, làm việc theo
các quy trình, bài bản, chuyên môn hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của xã hội trong thời đại thông tin, toàn cầu hoá và kinh tế thị
trường. Tuy nhiên, đội ngũ trực tiếp tham gia vào công tác bảo vệ, chăm
sóc trẻ em còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Tại cơ sở, những
người trực tiếp và đang tham gia nhiều nhất vào các hoạt động bảo vệ,
chăm sóc trẻ em chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, thuộc nhóm cán bộ
không chuyên trách, phụ cấp rất thấp. Chế độ đối với đội ngũ cán bộ làm
công tác với trẻ em cấp xã thấp, không thu hút, khuyến khích và đảm

bảo công việc lâu dài, trong khi công việc qúa tải. Bên cạnh đó là sự
thay đổi cơ cấu nhân sự, chuyển đổi tổ chức dẫn đến sự thay đổi cán bộ
khi chia tách huyện, mất người có kinh nghiệm Nhiều ban ngành tham
gia vào “công tác trẻ em” nói chung, trong khi cơ chế phối hợp, phân
công, phân nhiệm chưa rõ ràng nhất là vụ việc cụ thể liên quan đến bảo
vệ, chăm sóc trẻ em trong việc phát hiện, ngăn ngừa, can thiệp và phục
hồi cho trẻ em dựa vào gia đình, cộng đồng và xã hội. Lĩnh vực bảo vệ,
chăm sóc trẻ em chưa được quan tâm đúng mức; việc phân định cơ
quan đầu mối rõ ràng để tiếp nhận thông tin, phòng ngừa, xử lý, can
thiệp, trợ giúp , việc can thiệp, phục hồi và tái hoà nhập cho trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt cũng còn hạn chế và chưa rõ trách nhiệm và các
dịch vụ tại cộng đồng. Việc thiếu các hệ thống dịch vụ can thiệp, hỗ trợ
ở cộng đồng; thiếu đồng bộ trong bảo vệ trẻ em ở các khâu: Phòng
ngừa, can thiệp phục hồi và tái hòa nhập; thiếu mạng lưới cộng tác viên,
cán sự xã hội có trình độ chuyên môn, được đào tạo…đã làm cho vấn
đề bảo vệ trẻ em ngày càng gặp nhiều thách thức, trở ngại.
* Công tác giáo dục trẻ em:
−Tỷ lệ huy động trẻ em ra lớp ở các cấp học và chất lượng học tập
của trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Điểm vui chơi giải trí cho
trẻ em còn thiếu, hoạt động còn theo kỳ cuộc và chủ yếu vào dịp Tháng
hành động vì trẻ em, sách báo của trẻ em chưa đến được khắp các xã
vùng sâu, vùng xa. Sự tham gia của trẻ em chưa được thực hiện ở vùng
khó khăn như Đông Bình, Trường Thành, Trường Thắng…
−Học sinh bỏ học có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là
một số học sinh học lực yếu kém do mất căn bản, không theo kịp
chương trình nên chán học, một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn về
kinh tế phải theo gia đình rời khỏi địa phương để làm ăn sinh sống, một
bộ phận phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học hành và tương lai con
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 16
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp

em mình. Thậm chí nhiều học sinh thiếu ăn, thiếu mặc nên không thể
đến trường. Nguyên nhân thứ hai là bệnh thành tích của nhiều năm qua,
đánh giá học sinh không đúng thực chất, nay thực hiện đánh giá đúng
năng lực học sinh, nhiều em học yếu nản nên bỏ học.
−Nhiều gia đình chưa thực sự quan tấm đến việc giáo dục con cái mà
khoán trắng cho nhà trường coi việc giáo dục con cái họ là trách nhiệm
của nhà trường.
−Cơ sở vật chất trường học chưa có trường hoàn chỉnh, chuẩn hoá,
hiện đại hoá của từng ngành học, bậc học mặc dù hiện nay đã có 07
trường đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ cán bộ, giáo viên vẫn chưa đồng bộ,
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm…Mạng lưới các
trường trung học phổ thông chưa phù hợp, dạy nghề chưa phát triển
mạnh làm hạn chế việc đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã
hội địa phương. Tiến độ thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học
còn chậm so với mục tiêu và kế hoạch đã đề ra.
* Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:
−Mặc dù, Huyện ủy, Ủy Ban Nhân Dân huyện Thới Lai đã thực hiện
nhiều chính sách có liên quan đến trẻ em nhưng điều kiện thực thi chế
độ, chính sách còn gặp nhiều bất cập: nhiều nơi các em trong diện chính
sách xã hội chưa được hoặc chưa nhận đầy đủ chế hỗ trợ (nhất là ở
những địa phương khó khăn), nhiều hoạt động đầu tư cho trẻ em còn
chồng chéo về nguồn lực và sự quản lý giữa các ngành do cơ chế làm
việc thiếu đồng bộ, hệ thống thu thập và xử lý thông tin để bảo vệ trẻ em
ngay từ cộng đồng còn hạn chế, chế độ chính sách thu hút lực lượng xã
hội tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại cộng
đồng còn ít, chưa theo kịp với sự phát triển chung của xã hội. - Hơn nữa
hiện nay, ở một số xã nhận thức của cấp uỷ Đảng, Chính quyền, gia
đình, dòng họ và người dân còn hạn chế, có phần buông lỏng quản lý,
chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em; việc giải quyết
những vấn đề bức xúc liên quan đến trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt còn giao phó cho các ngành, đoàn thể và thiếu kiểm tra,
đánh giá nên hiệu quả chưa tốt (như giải quyết vấn đề trẻ em bị tàn tật,
trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em bị
nhiễm HIV/AIDS).
−Nhận thức và năng lực của cán bộ và người dân về vấn đề bảo vệ,
chăm sóc trẻ em còn nhiều hạn chế; hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em
chưa được xây dựng, triển khai mang tính chuyên nghiệp, kiện toàn hệ
thống; công tác giám sát và thanh tra về bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn
nhiều bất cập.
−Những ảnh hưởng văn hoá du nhập thiếu lành mạnh, công nghệ
thông tin bùng nổ đã lôi kéo không ít em, nhất là trẻ vị thành niên (lứa
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 17
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
tuổi có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý và đang rất cần sự định hướng
giáo dục của xã hội và gia đình) đi vào cuộc sống sa đoạ: xem băng
hình, sách báo, nghe những bài hát, âm nhạc có nội dung xấu, bạo lực,
kích dục mại dâm…Trên toàn huyện đã xuất hiện nhiều dịch vụ Internet
công cộng là nơi các em tụ tập trốn học để chơi games. Có thể nói đây
cũng chính là mầm móng của các loại tội phạm.
−Sự phát triển các lĩnh vực xã hội chưa theo kịp với sự phát triển
kinh tế nên hệ thống cung cấp dịch vụ phúc lợi xã hội cho trẻ em còn
thiếu và chưa có sự phối hợp hoạt động với nhau, các cơ sở xã hội
dành cho trẻ em ở nhiều nơi đã xuống cấp, điểm vui chơi ở không ít địa
bàn bị bỏ hoang hoặc đã biến thành hoạt động thương mại, thiếu
trường, lớp mầm non và không ít cơ sở mầm non tư nhân không đủ điều
kiện vẫn hoạt động làm ảnh hưởng đến sự phát triển trẻ em, đường giao
thông ở nhiều địa bàn chưa được nâng cấp và còn nhiều hộ gia đình có
trẻ em ở địa bàn khó khăn chưa có công trình vệ sinh, thiếu nước sạch,

−Các yếu tố kinh tế như nghèo đói, chênh lệch về thu nhập và sự

chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường làm cho trẻ em trở nên dễ bị tổn
thương. Các giá trị gia đình đang bị băng hoại và tình trạng phân biệt đối
xử về giới cũng ảnh hưởng xấu tới trẻ em. Việc thực thi pháp luật còn
yếu và nhận thức về vấn đề bảo vệ trẻ em còn hạn chế cũng đe dọa ảnh
hưởng tới trẻ em.
−Đặc biệt, về phía gia đình với nhiều nguyên nhân khác nhau chưa
thực sự quan tâm đến con cái hoặc có quan tâm nhưng không đúng
cách cũng là một nguyên nhân làm cho công tác bảo vệ chăm sóc và
giáo dục trẻ em còn nhiều hạn chế.
2.2.3- Bài học kinh nghiệm:
Từ những hạn chế nêu trên, bài học kinh nghiệm về công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em được rút ra là:
−Thứ nhất là cần phải có sự đầu từ tư của các cấp ủy Đảng từ Huyện
đến xã. Sự đầu tư ở đây không chỉ về kinh phí mà còn là sự quan tâm
đặc biệt đến công tác này thông qua các kế hoạch và các chỉ tiêu về
kinh tế xã hội của huyện.
−Thứ hai là phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn
thể trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì mới có kết
qủa cao, không mất nhiều thời gian, không lãng phí.
−Thứ ba là cần phải phát huy sức mạnh của toàn dân trong công tác
chăm lo đến thế hệ trẻ. Mỗi gia đình, người lớn phải thực sự là tấm
gương tốt để trẻ em noi theo.
−Thứ tư là làm công tác trẻ em thì phải nắm rõ đặc điểm từng vùng,
xã, nắm được đặc điểm tâm lý đời sống và điều kiện sống của người
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 18
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
dân để từ đó có sự uyển chuyển trong thực hiện công tác. Không nên áp
đặt những nguyên tắc không phù hợp.
−Thứ năm là phải có sự kiên trì, sâu sát trong việc nắm bắt thông tin
ở cơ sở.

III- PHƯƠNG HƯỚNG - GIẢI PHÁP:
1- Phương hướng chung:
−Phải huy động được toàn thể xã hội, huy động được các doanh
nghiệp, các lực lượng trong xã hội cùng góp nguồn lực cũng như là các
nguồn chi phí khác: nhân lực, vật lực, tài lực để làm sao có thể cải thiện
được tình trạng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em ở mọi nơi trong huyện.
Trong đó, sự phối hợp kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể là rất cần
thiết.
−Phát huy tối đa nội lực, huy động sức mạnh tổng hợp của mỗi gia
đình, cộng đồng và toàn xã hội tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em theo tinh thần Chỉ thị 38/CTTƯ ngày 30-5-1994 của Ban Bí thư.
Thực hiện “tháng hành động vì trẻ em và những ngày lễ dành cho trẻ
em”. Cộng đồng và các cấp từ Huyện đến Xã cần tổng kết đánh giá kết
quả thực hiện Tháng hành động vì trẻ em, rà soát kết quả thực hiện mục
tiêu chương trình hành động vì trẻ em 2001 - 2010, từ đó đề ra biện
pháp khắc phục các mục tiêu khó đạt. Tăng cường tuyên truyền Luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến trẻ em, đặc biệt là Quyết định 19-2004/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải
quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em
phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm giai đoạn
2004 - 2010; triển khai rộng khắp đến các cấp, các ngành, các tổ chức
chính trị xã hội, đến từng gia đình và mọi cá nhân trong cộng đồng như:
Tổ chức tư vấn, tọa đàm, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại
chúng, phòng ngừa, phát hiện và xử lý các trường hợp trẻ em có nguy
cơ rơi vào tình trạng đặc biệt, phòng ngừa tai nạn thương tích ở trẻ em,
nhất là tai nạn giao thông và đuối nước, tạo một môi trường an toàn lành
mạnh cho mọi trẻ em. Triển khai Chỉ thị 55/CTTƯ của Bộ Chính trị (khóa
VIII) về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng cơ sở đối với công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đến cơ sở. Phối hợp và tham

mưu cho cấp ủy triển khai, kiểm tra giám sát đến các chi bộ, từng đảng
viên với vai trò hạt nhân thực hiện các mục tiêu vì trẻ em.
−Đẩy mạnh phong trào toàn xã hội tham gia bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em, tiếp tục huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp ngày
công, kinh nghiệm, sáng kiến và vật chất cho việc bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em, tập trung cho những nhu cầu thiết yếu, bức xúc, hướng
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 19
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
tới xây dựng một môi trường an toàn lành mạnh, nhằm thực hiện tốt
nhất các quyền cơ bản của trẻ em. Phối hợp với các ngành, tổ chức các
hoạt động mang tính tập trung, biểu dương các tập thể, cá nhân điển
hình tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em, động viên, khuyến khích các trẻ em nghèo vượt khó
học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Tổ chức các hoạt động trợ cấp, cấp học
bổng, chăm sóc đỡ đầu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, phẫu thuật
phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật.
2- Phương hướng cụ thể:
2.1- Xây dựng năng lực:
Huyện ủy, Ủy Ban Nhân Dân Huyện cần hỗ trợ thiết kế và xây dựng
công tác xã hội, bộ máy bảo vệ trẻ em cũng như các quy trình, thủ tục và
tiêu chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực này. Việc đào tạo về công tác xã hội,
bảo vệ và chăm sóc về mặt tâm lý-xã hội cho trẻ em là một chiến lược
quan trọng nhằm tăng cường công tác bảo vệ trẻ em nói chung. Trên tinh
thần đó, cần có chính sách hỗ trợ xây dựng chương trình và giáo trình đào
tạo, và tiến hành đào tạo ngắn hạn cho cán bộ ở các cơ quan chủ chốt của
Ủy Ban Huyện về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.2- Xây dựng mô hình và tăng cường nguồn lực phục vụ bảo vệ
trẻ em:
Xây dựng và thực hiện các mô hình bảo vệ trẻ em ở cấp cộng đồng
như đã và đang thực hiện các mô hình ở Thị trấn Thới Lai và xã Thới

Thạnh. Sau này có thể nhân rộng và sử dụng những mô hình này làm cơ
sở để xây dựng chính sách và mở rộng mô hình cho toàn huyện.
2.3- Nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội đối với công tác trẻ
em:
−Nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ trẻ em, thay đổi ý thức, thái độ
đối với trẻ em dễ bị tổn thương và tạo ra sự thay đổi hành vi trong đội
ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; giới báo
chí; các cộng đồng; và các gia đình. Nâng cao vị thế của trẻ em bằng
cách khuyến khích chính các em tham gia vào các hoạt động bảo vệ trẻ
em.
−Huy động và tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự
và khu vực tư nhân trong sự nghiệp bảo vệ trẻ em.
2.4- Tiếp tục thực hiện các chương chương trình hành động của
Huyện đến năm 2010:
−Phát triển và mở rộng các xã đạt tiêu chuẩn xã phường phù hợp
với trẻ em nhằm cụ thể hóa các quyền trẻ em.
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 20
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
−Thực hiện việc cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6
tuổi.
−Xây dựng xã trọng điểm về trẻ em ở các xã có tỷ lệ trẻ phạm pháp
nhiều như thị trấn Cờ Đỏ.
−Phối hợp với Nhà máy sữa Vinamil Cần Thơ thực hiện chương
trình vi chất dinh dưỡng cho trẻ em ở các trường tiểu học.
3- Các giải pháp:
3.1- Các giải pháp chung:
Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đang đứng trước những
vấn đề bức xúc đòi hỏi cần phải giải quyết. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay
đối với cấp uỷ Đảng và Ủy Ban Nhân Dân Huyện, các đoàn thể, nhà trường
và gia đình theo chức trách và khả năng của mình là phải có kế hoạch, biện

pháp cụ thể để thực hiện có kết quả các nghị quyết, luật, nghị định và
chương trình hành động của của Huyện Ủy, Ủy Ban Nhân Dân về vấn đề
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hướng sự chú ý vào việc vận động
nhân dân quan tâm hơn nữa đến công tác nuôi dưỡng, giáo dục và chống
suy dinh dưỡng đối với trẻ em. Đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục hình
thành nhân cách tốt đẹp, phát huy trí tuệ của trẻ em mà sự phối hợp giữa
gia đình, nhà trường và xã hội luôn có ý nghĩa quyết định. Do đó, để công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em muốn đạt được kết quả tốt cần
phải thực hiện các giải pháp cơ bản sau đây:
Một là, tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực
hiện của Huyện ủy, Ủy Ban Nhân Dân và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Phải coi việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em là một trong những công tác quan trọng của toàn bộ
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, quản lý và thực hiện của mình. Các
cấp uỷ Đảng phải có nghị quyết đúng đắn; chính quyền từ huyện đến cơ sở
phải đề ra được những giải pháp cụ thể về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương,
từng vùng để đảm bảo cho những chỉ thị có hiệu quả trong thực tế. Các
đoàn thể chính trị - xã hội, nhà trường phải trở thành lực lượng nòng cốt để
tổ chức thực hiện có kết quả các nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ
em địa phương. Các gia đình, cha mẹ, anh, chị phải đóng vai trò chủ động
tích cực nhất và có trách nhiệm cao nhất trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc
và giáo dục con em mình theo hướng dẫn của các cơ quan khoa học và
giáo dục xã hội.
Hai là, phải có đầu tư kinh phí thoả đáng từ phía chính quyền cơ sở
cụ thể là Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Thới Lai cho một số hoạt động chính
của công tác trẻ em như:
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 21
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
- Kinh phí cho xây dựng kết cấu hạ tầng như: hệ thống trường học

cùng trang thiết bị và đồ dùng dạy học; các cơ sở vui chơi giải trí, nuôi
dưỡng và chăm sóc trẻ em; đặc biệt là đối với khu vực nông thôn.
- Kinh phí cho việc thực hiện các dự án: chống suy dinh; xóa đói giảm
nghèo; phổ cập giáo dục và xóa nạn mù chữ ở trẻ em; khắc phục tình trạng
trẻ em lang thang cơ nhỡ.
- Kinh phí cho việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ thầy cô giáo nuôi dạy
trẻ.
- Kinh phí cho việc tiêm chủng, phòng chống các bệnh dịch bại liệt,
uốn ván…
Hiện nay kinh phí Ủy Ban Nhân Dân đầu tư cho các nhu cầu trên đây
hàng năm còn quá ít ỏi, chỉ nói riêng về kinh phí xây dựng trường, lớp cũng
chỉ mới đáp ứng được khoảng trên dưới 50% mức yêu cầu.
Do trình độ phát triển kinh tế của nước ta hiện nay còn thấp kém, thu
nhập của các gia đình nói chung chỉ đủ bù đắp cho các chi phí sinh hoạt tối
thiểu hàng ngày, thậm chí còn một số không ít gia đình nhất là nông dân
vẫn thiếu ăn, thiếu mặc. Trẻ em ở các gia đình này không những không
được hưởng quyền bảo vệ và chăm sóc mà còn phải bỏ học để đi lao động
kiếm sống. Nếu như không quan tâm đầu tư kinh phí cho các nhu cầu cần
thiết nói trên thì công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Huyện
nhà sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Điều đó làm cho các chủ trương,
nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em không có ý nghĩa thực tế.
Ba là, các tổ chức xã hội, gia đình và cá nhân phải thực hiện nghiêm
túc các điều luật, chính sách và pháp lệnh của Nhà nước về công tác bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Các tổ chức xã hội: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ
nữ, Tổ chức công đoàn động viên giúp đỡ các hộ gia đình làm tròn nhiệm
vụ đối với con cái và dành một phần thích đáng quỹ phúc lợi vào việc bảo
vệ, chăm lo, giáo dục trẻ em. Đồng thời kịp thời kháng nghị đối với những
hành vi xâm phạm các quyền lợi đó.

Bốn là, công tác trẻ em phải được tổ chức thành phong trào quần
chúng sâu rộng trong toàn huyện và thường xuyên liên tục.
3.2- Các giải pháp cụ thể:
3.2.1- Công tác bảo vệ trẻ em:
−Bảo vệ trẻ em theo hướng xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa và đồng bộ
hóa trước hết là tập trung xây dựng và mở rộng mô hình “xã, phường
phù hợp với trẻ em” ra nhiều xã trên cơ sở rút kinh nghiệm từ mô hình
đang thực hiện ở Thị trấn Thới Lai và xã Thới Thạnh để mọi trẻ em đều
được bảo vệ, chăm sóc và thực hiện các quyền cơ bản. Xây dựng
“Mạng lưới bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng” với mục đích củng cố và
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 22
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
kiện toàn cơ cấu hoạt động và dịch vụ bảo vệ trẻ em tại cộng đồng; thiết
lập môi trường bảo vệ cho trẻ em, tạo dựng cơ sở cho việc thực hiện
các quyền và lợi ích của trẻ em. Thực hiện tốt việc xây dựng “xã,
phường phù hợp với trẻ em” và xây dựng “Mạng lưới bảo vệ, chăm sóc
trẻ em dựa vào cộng đồng” cũng là những hoạt động nằm trong chương
trình và định hướng chiến lược về bảo vệ, chăm sóc không những cho
trẻ em của Huyện Thới Lai mà toàn thể trẻ em Việt Nam, thực hiện tốt
công ước quốc tế.
−Tuyên truyền pháp luật, chính sách nhằm thực hiện các quyền được
bảo vệ của trẻ em; hoàn thiện hệ thống tổ chức bảo vệ trẻ em; đẩy
mạnh truyền thông, giáo dục, vận động, nâng cao nhận thức và kỹ năng
về bảo vệ trẻ em; củng cố và phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em;
nâng cao chất lượng thông tin và dữ liệu về trẻ em và người chưa thành
niên; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đầu tư kinh phí, nguồn
lực; tổ chức đội ngũ cán bộ làm việc với trẻ em, chuyên sâu về công tác
bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên…
− Đối với tình trạng trẻ em chết đuối trong mùa lũ cần tổ chức các lớp
xoá mù bơi lội cho học sinh ở những địa bàn có nguy cơ tai nạn chết

đuối cao như Đông Bình, Đông Hiệp, Trường Xuân…
−Các tổ chức xã hội ở các xã, phường như Đoàn Thanh niên, hội phụ
nữ… cần làm tốt công tác tuyên truyền, bám sát địa bàn để nắm bắt
những khó khăn của những gia đình có trẻ em để kịp thời giúp đỡ. Đoàn
thanh niên cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh để hạn chế
những hành vi vi phạm của trẻ.
−Sự quan tâm sâu sát hơn nữa của gia đình sẽ hạn chế tối thiểu
những tai nạn cho trẻ. Xây dựng gia đình văn hoá ở tất cả các xóm ấp,
tiếp tục thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo để hạn chế tình trạng
trẻ em, trẻ em nghèo lang thang, trẻ em phạm pháp…
3.2.2- Công tác chăm sóc trẻ em:
−Cần xây dựng một Trung tâm bảo trợ trẻ em ở huyện để thu hút
những tấm lòng hảo tâm vào việc chăm sóc, dạy nghề cho trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật.
−Các xã nên rà soát chặt chẽ những trường hợp trẻ em bỏ học, lưu
ban, lao động nặng nhọc, gia đình nghèo để có kế hoạch giúp đỡ kịp
thời.
−Trung tâm y tế huyện cần làm tốt công tác rà soát, tuyên truyền về
chiến dịch tiêm chủng mở rộng, chiến dịch phòng chống suy dinh dưỡng
cho trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở vùng sâu, nơi điều kiện đi lại còn
gặp nhiều khó khăn.
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 23
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
−Mở rộng diện tích trung tâm và đổi mới quy trình khám chữa bệnh
cho trẻ.
−Tăng cường công tác khám chữa bệnh ban đầu cho các đối tượng là
bà mẹ trẻ em. Cần có chính sách thu hút các y, bác sĩ về công tác ở các
trạm y tế xã để tăng cường công tác khám chữa bệnh cho nhân dân đặc
biệt là nhằm giảm thiểu số ca sinh nở bị tử vong.
−Về đội ngũ cán bộ làm công tác chăm sóc trẻ em: từng bước chuyên

môn hoá, có chế độ đãi ngộ, phụ cấp phù hợp để họ yên tâm công tác
và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.
3.2.3- Công tác giáo dục trẻ em:
* Nhà trường là môi trường tốt nhất và thuận lợi nhất cho việc
giáo dục trẻ em. Vì vậy, tăng cường đầu tư cho chất lượng giáo dục ở
các cấp học là giải pháp mang tính chiến lược đối với công tác giáo
dục trẻ em ở các xã trong huyện:
− Trong nhà trường có đội ngũ giáo viên được đào tạo đầy đủ về trình
độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo dục nhà trường bao giờ cũng đi trước,
đón đầu sự phát triển một cách có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch và
giữ vai trò chủ đạo. Vì thế trong các nội dung giáo dục văn hóa, trang bị
cho học sinh những tri thức phổ thông, khoa học cơ bản và hình thành
cho các em những phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Tăng cường vai trò của tổ chức đoàn, đội trong nhà trường đối với công
tác giáo dục trẻ em. Đoàn thanh niên có vai trò rất quan trọng trong việc
tổ chức thi đua học tốt và rèn luyện cho đoàn viên học sinh trong nhà
trường.
−Đoàn thanh niên phải có trách nhiệm trong việc phòng chống ma tuý
và các tệ nạn xã hội: Phải xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh
góp phần làm trong sạch môi trường trong và ngoài trường học.
−Tiếp tục thực hiện xây dựng mô hình: “Nhà trường thân thiện, học
sinh tích cực” nhưng cần phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra.
−Đối với tình trạng học sinh bỏ học: Ngành giáo dục cần phải có nhiều
biện pháp như đổi mới phương pháp giảng dạy để làm cho học sinh có
sự đam mê trong học tập; giải quyết triệt để bệnh thành tích trong giáo
dục. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và tổ
chức đoàn thể trong nhà trường. Làm tốt công tác vận động học sinh trở
lại lớp học. Tiếp tục thực hiện chính sách giảm học phí, xây dựng cho
học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
* Nâng cao các biện pháp giáo dục từ phía gia đình :

Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 24
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Thới Lai. Thực trạng và giải pháp
−Gia đình là nơi các em sinh ra và lớn lên, môi trường gia đình là điều
kiện tốt cho các em phát triển lành mạnh đúng hướng. Gia đình luôn có
truyền thống, trách nhiệm cao và yêu thương gắn, bó với nhau. Trong
gia đình thế hệ trước đã tiếp thu kinh ngiệm sống và những chuẩn mực
đạo đức truyền lại cho thế hệ sau.
−Giáo dục gia đình tuổi thơ ấu đã để lại những dấu ấn đậm nét cho
việc hình thành và phát triển suốt cuộc đời. Bầu không khí ấm áp, chan
hoà cởi mở yêu thương, chia sẻ vui buồn, giúp nhau lấy lại thăng bằng
sau những bế tắc, đổ vỡ, vấp ngã…là điều cần thiết. Nó sẽ tạo nên tình
cảm lành mạnh giúp người ta đứng vững mà không sa ngã vào các tệ
nạn xã hội.
−Gia đình phải giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường để cùng nhà
trường quản lý, giáo dục con cái.
−Gia đình phải xây dựng được mối quan hệ tình cảm gắn bó, yêu
thương nhau, tạo điều kiện cho con cái mình tiếp xúc với những người
thân trong dòng họ để xây dựng tình cảm rộng lớn và tiếp xúc với các
giá trị văn hoá truyền thống. Cha mẹ không nên có thái độ hà khắc đối
với con cái để đến mức con các không cởi mở tâm sự, chia sẻ với cha
mẹ dẫn tới cha mẹ không hiểu được con cái mình. Ngược lại cha mẹ
cũng không được qua nuông chiều con cái, vì đây cũng là điều kiện dễ
dẫn tới làm các em hư.
* Các biện pháp giáo dục từ phía xã hội:
−Học sinh ngoài thời gian quản lý của nhà trường và gia đình, các em
còn tham gia các hoạt động ở cộng đồng, xã hội. Các biện pháp giáo
dục của xã hội đó là việc tuyên truền, phổ biến pháp luật.
−Việc tổ chức những sân chơi lành mạnh cho các em là nhiệm vụ của
xã hội. Xã hội nên đầu tư xây dựng nhiều hơn nữa các trung tâm vui
chơi, giải trí mang tính giáo dục cao thu hút sự tham gia của đông đảo

thanh thiếu niên. Những hoạt động này phải giúp cho việc tăng cường
thể lực, tạo ra sự thoải mái tinh thần cho các em như công viên, nhà văn
hoá…
−Cần phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý thời gian nghỉ ngơi, vui
chơi, giải trí của các em bên cạnh đó phải tạo ra nhiều sân chơi bổ ích,
thú vị thu hút các em tham gia để rèn luyện sức khoẻ, bồi dưỡng năng
khiếu, phát huy những ý tưởng…qua đó sẽ giúp các em tránh xa những
môi trường không lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.
* Kết hợp các biện pháp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội:
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Định Trang 25

×