Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động e marketing cho công ty TNHH máy tính phong vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 71 trang )

Đề cương chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Mai Thu Giang

MỤC LỤC

1

SVTH: Phan Xuân Hưng



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay cùng với sự phát triển của nhân loại, con người có đến hàng tỉ thứ hàng
hóa cần được tiêu thụ. Những kênh marketing truyền thống đang dần trở nên quá tải.
Những phương thức marketing mới đang được tìm kiếm và áp dụng, Marketing ngày
càng trở thành một hệ thống chức năng có vị trí quan trọng đối với tất cả các doanh
nghiệp trên nhiều góc độ, Marketing làm cho sự lựa chọn, sự thoả mãn người tiêu
dùng và chất lượng cuộc sống tốt đa. Marketing giúp cho doanh nghiệp linh hoạt trong
kinh doanh bắt được thời cơ, nhu cầu của khách hàng, từ đó tìm cách thoả mãn nhu
cầu đó, chiến thắng trong cạnh tranh và thu được lợi nhuận
Ngày nay, sản phẩm công nghệ ngày càng đa dạng, các khách hàng lại có yêu cầu
khác nhau đối với các sản phẩm dịch vụ và giá cả. Họ có đòi hỏi cao và ngày càng cao
về chất lượng và dịch vụ. Đứng trước sự lựa chọn vô cùng phong phú như vậy, khách
hàng sẽ bị hấp dẫn bởi những sản phẩm nào đáp ứng tốt những nhu cầu và mong muốn
của họ. Để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, các công ty trong ngành cũng đã đề ra
các chiến lược kinh doanh với nhiều chính sách khác nhau về giá cả, chất lượng sản
phẩm và dịch vụ nhằm tạo ấn tượng và thu hút khách hàng đến với công ty của mình.
Trong thời đại công nghệ số hóa, hầu hết mọi người đều tiếp cận máy tính. Như vậy đủ
để thấy những tiện ích lớn mà internet mang lại.


Hiện tại công ty vẫn đang hoạt động ổn định và phát triển theo phương thức kinh
doanh truyền thống, lượng khách hàng tới mua hàng cũng khá đông, nhưng tôi nhận
thấy lượng khách hàng biết đến công ty chưa nhiều, trong khi đó đối thủ cạnh tranh
trong ngành trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế rất đông, ví dụ như: ví dụ như: FPT
shop, Bách khoa computer, ... Từ những tồn tại trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đề
xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động E-Marketing cho công ty TNHH máy tính Phong
Vũ” nhằm quảng bá hình ảnh công ty đến công chúng.
Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động E-Marketing cho
công ty TNHH máy tính Phong Vũ”.


2. Mục tiêu đề tài
- Mục tiêu của đề tài là xây dựng các chiến lược marketing và các giải pháp
marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
- Đề xuất được những giải pháp hợp lý, tăng khả năng cạnh tranh so với các đối
thủ trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế và tạo ra một kênh quảng bá tới công chúng với
chi phí rẻ và hiệu quả so với các cách truyền thống.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
♦ Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động E-Marketing công ty TNHH máy tính Phong Vũ
♦ Phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm: công ty TNHH máy tính Phong Vũ - 132 Nguyễn Huệ - Thành phố Huế.
- Thời gian: 19/01/2014 - 10/05/2014

4. Phương pháp nghiên cứu
♦ Quá trình thực hiện đề tài sẽ áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Marketing
1.1.1. Khái niệm
♦ Marketing theo nghĩa rộng
Marketing là các hoạt động được thiết kế để tạo ra và thúc đẩy bất kỳ sự trao đổi
nào nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.
Hoạt động Marketing xảy ra trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đối với các
doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận cũng như cơ quan Đảng, Nhà nước
♦ Marketing theo nghĩa hẹp
Theo Hiệp hội Marketing Mỹ - AMA: Marketing là một hệ thống tổng thể các
hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối
các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt
được các mục tiêu của tổ chức.
Marketing giúp cho các doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị
trường do nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi
trường bên ngoài. Không chỉ vậy, marketing luôn chỉ cho các doanh nghiệp cần phải
làm gì và làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh.

1.1.2. Vai trò của Marketing
Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần
hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về
nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh.
Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh
quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng về khoa học – công nghệ, những đạo luật
mới, những chính sách quản lý thương mại mới và sự trung thành của khách hàng

ngày càng giảm sút. “Các công ty đang phải chạy đua với nhau trên một tuyến đường
với những biển báo và luật lệ luôn thay đổi, không có tuyến đích, không có chiến
thắng vĩnh cửu. Họ buộc phải không ngừng chạy đua và hy vọng là mình đang chạy
theo đúng hướng mà công chúng mong muốn”.


Marketing là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh có
liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận của hàng hoá - dịch vụ từ nơi sản xuất tới
người tiêu dùng, nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, duy trì và phát triển
thị trường. Marketing còn áp dụng trong nhiều lĩnh vực xã hội. Philip Kotler đã viết: “
Trong thế giới phức tạp ngày nay, tất cả chúng ta đều phải am hiểu marketing. Khi bán
một chiếc máy bay, tìm kiếm việc làm, quyên góp tiền cho mục đích từ thiện, hay
tuyên truyền một ý tưởng, chúng ta đã làm marketing... Kiến thức về marketing cho
phép xử trí khôn ngoan hơn ở cương vị người tiêu dùng, dù là mua kem đánh răng,
một con gà đông lạnh, một chiếc máy vi tính hay một chiếc ô tô... Marketing đụng
chạm đến lợi ích của mỗi người chúng ta trong suốt cả cuộc đời”.
Marketing áp đặt rất mạnh mẽ đối với lòng tin và kiểu cách sống của người tiêu
dùng. Vì thế, những người kinh doanh tìm cách để làm thoả mãn nhu cầu mong muốn
của người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu
dùng có thể thanh toán được.
Phạm vi sử dụng marketing rất rộng rãi, marketing liên quan đến nhiều lĩnh vực
như: hình thành giá cả, dự trữ, bao bì đóng gói, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động và
quản lý bán hàng, tín dụng, vận chuyển, trách nhiệm xã hội, lựa chọn nơi bán lẻ, phân
tích người tiêu dùng, hoạt động bán sỉ, bán lẻ, đánh giá và lựa chọn người mua hàng
công nghiệp, quảng cáo, mối quan hệ xã hội, nghiên cứu marketing, hoạch định và bảo
hành sản phẩm.
Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và
thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị
trường làm mục tiêu kinh doanh.


1.1.3. Chức năng
♦ Marketing bao gồm các chức năng sau:
- Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng
- Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu
- Khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng
- Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu
- Quản trị sản phẩm: Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh


- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược Marketing như 4P: sản phẩm, giá cả,
phân phối, chiêu thị; 4C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin. Đây là kỹ năng tổng
hợp của toàn bộ quá trình trên nhằm kết hợp 4P và 4C
♦ Marketing cần phải trả lời các vấn đề sau của doanh nghiệp:
- Ai là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp? Họ có các đặc điểm gì? Nhu cầu,
mong muốn của họ như thế nào? (Hiểu rõ khách hàng).
- Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có tác động tích cực, tiêu cực như thế
nào đến doanh nghiệp? (Hiểu rõ môi trường kinh doanh).
- Các đối thủ nào đang cạnh tranh với doanh nghiệp? Họ mạnh yếu như thế nào
so với doanh nghiệp? (Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh).
- Doanh nghiệp sử dụng các chiến lược Marketing gì để tác động tới khách hàng?

1.1.4. Phân loại
♦ Offline Marketing (Below the line)
Là các kênh quảng cáo trên truyền hình, báo chí, tờ rơi(leaflet), coupon,
promotion, event, hội thảo, hội chợ, billboard...
♦ Online Marketing (Above the line)
Là phương thức quảng cáo hiện đại (được gọi chung là E-Marketing), được các
doanh nghiệp ứng dụng với các kênh như: Website, Email Marketing, Banner trên các
trang báo điện tử,công cụ tìm kiếm (search engine :PPC,SEO),…


1.2. Marketing trực tuyến (E-Marketing)
1.2.1. Khái niệm
Ngày nay, cùng với sự phát triển của internet, các ứng dụng của công nghệ này
cũng ngày càng phát triển phong phú. Từ đây, chúng ta thấy xuất hiện những thuật ngữ
kèm theo tiền tố “E” như E-mail, E-book, E-card,… Ở đây “E” là viết tắt của từ
“electronic” có nghĩa là thuộc về điện tử. Theo một cách hiểu khác, “E” cũng là biểu
tượng của “Launch internet Explorer Browser”, trình duyệt web của Microsoft. Và
những thuật ngữ kèm theo tiền tố này dùng để ám chỉ những khái niệm ngoài cuộc
sống được ứng dụng trên internet. Không chỉ những khái niệm từ cuộc sống mà ngay
cả những khái niệm về kinh tế cũng dần được “internet hoá”, và E-marketing là một
trong số đó. E-marketing khác gì so với marketing trong đời thường? Sự thật là chúng


chẳng khác gì về mục đích hướng tới là thoả mãn khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận
cho công ty, điều khác biệt là ở chỗ E-marketing sử dụng những công cụ của internet
để thực hiện mục đích của mình. Như bao thuật ngữ chuyên ngành khác, E-marketing
cũng có nhiều định nghĩa khác nhau: Theo Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia:
“E-marketing là hoạt động marketing cho sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng nternet
kết nối toàn cầu” Theo Rob Stokes, tác giả của cuốn “eMarketing - Những hướng dẫn
cần thiết để đến với tiếp thị trực tuyến” (eMarketing - The essential guide to online
marketing), xuất bản năm 2008, đã viết: “Marketing ở trong môi trường kết nối
internet và sử dụng nó để kết nối với thị trường thì gọi là E-Marketing”.
Còn theo Dave Chaffey, đồng tác giả cuốn “eMarketing xuất sắc” (eMarketing
excelllence) xuất bản năm 2002, trên website của mình ông cho rằng: “internet
Marketing là tìm cách đạt được những mục tiêu marketing thông qua công nghệ kỹ
thuật số. E-marketing đôi khi được hiểu gần giống với internet Marketing. Tuy nhiên
bên cạnh đó E-marketing còn bao gồm cả việc quản lí dữ liệu khách hàng thông hệ
thống quản lí mối quan hệ khách hàng điện tử (E-CRM)” Tóm lại, trong nội dung tài
liệu này chúng ta sẽ hiểu E-marketing là cách thức marketing vận dụng các tính năng
của internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch

vụ đến thị trường tiêu thụ. Có 2 cách viết phổ biến “E-marketing” và “eMarketing”,ta
thống nhất sử dụng cách viết “E-marketing”. Chúng ta đã nói nhiều về E-marketing là
gì? Và trong phần tiếp theo ta sẽ tìm hiểu những lý do khiến cho khái niệm này ngày
càng được sử dụng rộng rãi.
E-marketing (internet marketing hay online marketing) là hoạt động cho sản
phẩm và dịch vụ thông qua internet. Sự xuất hiện của internet đã đem lại nhiều lợi ích
như chi phí thấp để truyền tải thông tin và media đến số lượng lớn đối tượng tiếp nhận,
thông điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm
thanh, phim, trò chơi,... Với bản chất tương tác của E-marketing, đối tượng nhận thông
điệp có thể phản hồi tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thông điệp.
Đây là lợi thế lớn của E-marketing so với các loại hình khác.
E-marketing kết hợp tính sáng tạo và kỹ thuật của internet, bao gồm thiết kế, phát
triển, quảng cáo và bán hàng. Các hoạt động của E-marketing bao gồm: search engine


marketing, web display advertising, e-mail marketing, affiliate marketing, interactive
advertising, blog marketing và viral marketing.
E-marketing là quá trình phát triển và quảng bá doanh nghiệp sử dụng các
phương tiện trực tuyến. E-marketing không chỉ đơn giản là xây dựng Website. Emarketing phải là một phần của chiến lược marketing và phải được đầu tư hợp lý.

1.2.2. Lí do nên chọn E-Marketing
internet ở Việt Nam được hình thành và phát triển từ năm 1997, từ đó đến nay,
Việt Nam luôn được thế giới đánh giá là một trong những quốc gia có số người sử
dụng internet tăng nhanh nhất hằng năm.
Theo Báo cáo tài nguyên internet Việt Nam 2014, trong 17 năm phát triển của
internet Việt Nam, tài nguyên internet - tham số định danh phục vụ cho hoạt động
internet (tên miền.vn, địa chỉ IP, số hiệu mạng) đã tăng trưởng mạnh mẽ, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của internet Việt Nam. Tính đến cuối năm 2014:
Số lượng tên miền “.vn” duy trì thực tế trên mạng là 291.103 tên. Đạt tỷ lệ tăng
trưởng 13%, đứng đầu ở Đông Nam Á và đứng thứ 7 tại Châu Á. Tên miền ".vn" giữ

được tốc độ tăng trưởng tốt ngay cả những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế trong
nước và thế giới.

Hình 1.1: Tỷ lệ tang trưởng tên miền “.vn” qua các năm


Hình 1.2: Bảng xếp hạng tên miền tại châu Á
Số lượng tên miền Tiếng Việt là 1.015.701 tên. Tỷ lệ tăng trưởng là 6.73% và là
quốc gia dẫn đầu Thế Giới về tốc độ tăng trưởng.

Hình 1.3: Tốc độ tăng trưởng tên miền Tiếng Việt
Về địa chỉ internet, tổng lượng IPv4 quốc gia là 15.631.104 địa chỉ. Việt Nam
tiếp tục là quốc gia có số lượng địa chỉ IPv4 ở mức cao, đứng thứ 2 trong khu vực
Đông Nam Á, thứ 8 châu Á và thứ 26 trên thế giới.


Tổng lượng IPv6 là 85,900,918,784/64. Số lượng thành viên địa chỉ là 186. Con
số này mặc dù còn khiêm tốn so với các quốc gia khác, tuy nhiên cũng có tăng nhẹ và
sức tăng ổn định.
Trong lĩnh vực đăng ký sử dụng tài nguyên internet, những năm gần đây, Việt
Nam gia tăng đáng kể các tổ chức có mạng lưới kết nối đa hướng, đăng ký sử dụng số
hiệu mạng ASN và vùng địa chỉ độc lập. Điều này thể hiện sự đa dạng, phát triển trong
mạng lưới hạ tầng thông tin với sự trưởng thành trong mạng lưới người sử dụng,
không hoàn toàn lệ thuộc vào mạng của các nhà cung cấp.
Dịch vụ internet Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú. Các loại hình dịch vụ
kết nối tốc độ cao có mức độ tăng trưởng nhanh chóng. Những năm gần đây, dịch vụ
truy cập internet qua hạ tầng di động 3G thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc do sự tiện
lợi trong sử dụng. Tốc độ, kết nối internet trong nước và quốc tế ngày càng nhanh,
phục vụ đắc lực cho việc phát triển về người sử dụng và dịch vụ.
Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong 70 quốc gia có nền công nghệ thông

tin - viễn thông phát triển hàng đầu thế giới. Hạ tầng viễn thông đến năm 2015 sẽ phủ
sóng di động băng rộng đến 70% cư dân trong cả nước,triển khai xây dựng cáp quang
đến hộ gia đình tại tất cả các khu đô thị mới; 20%-30% số hộ gia đình có máy tính và
internet băng thông rộng. Việt Nam cũng đặt mục tiêu đến năm 2015 trở thành một
trong 20 quốc gia cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số hấp dẫn nhất
thế giới. Các nhà chuyên môn cho rằng, tương lai của nền kinh tế internet Việt Nam là
đạt 17%-20% GDP vào năm 2015 và từ 20%-30% vào năm 2020. Các chuyên gia cho
rằng, đây là cơ hội mở, tiềm năng lớn và nguồn thu hấp dẫn để các doanh nghiệp tham
gia. Vấn đề là doanh nghiệp nào sẽ tận dụng được cơ hội tiềm năng này và đạt được
bao nhiêu trong số đó.
E-marketing giúp ta tương tác với thị trường nhanh hơn internet ngày càng chứng
tỏ nó là một công cụ kết nối hữu hiệu. Khi chưa có internet việc truyền một thông điệp
từ người này đến người khác sẽ bị các yếu tố như không gian, thời gian, lượng thông
tin giới hạn. Tuy nhiên khi internet xuất hiện những giới hạn này dường như không
còn. Tính tương tác trong môi trường internet ngày càng được cải thiện và trở thành
một lợi thế đáng kể, nhờ đó sự giao tiếp diễn ra hai chiều. Đối với những nhà marketer


thì điều này có nghĩa là họ sẽ dễ dàng hiểu hơn về thị trường của mình. Trong kinh
doanh nói chung, và trong marketing nói riêng, giao tiếp với thị trường nhanh hay
chậm, thông tin đưa đến khách hàng nhiều hay ít đều quyết định sự thành bại và Emarketing sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán “nhanh” hơn. Với tốc độ đường
truyền như hiện nay thông điệp từ các nhà marketer sẽ đến với khách hàng chỉ trong
vòng vài giây cho dù họ ở cách xa nhau đến nửa vòng trái đất. Bên cạnh đó thông tin
dường như là không giới hạn. Đối với một sản phẩm muốn tiếp cận, khách hàng có thể
tìm thấy hình ảnh sản phẩm, các bài đánh giá về sản phẩm, video nói về sản phẩm đó,
hoặc những chia sẻ về việc sử dụng sản phẩm của người sử dụng …
Yếu tố chi phí là một trong những yếu tố quyết định lựa chọn giữa E-Marketing
và Marketing truyền thống. Do đặc thù của E-marketing nên yếu tố chi phí được cắt
giảm đáng kể. Ngoại trừ bước lên ý tưởng thì hầu hết các bước triển khai còn lại đều
thực hiện trên máy tính và internet. Như vậy so với Marketing truyền thống, chi phí

của E-marketing sẽ thấp hơn. Ví dụ: Bạn cần bao nhiêu người và chi phí để gửi thông
điệp quảng cáo đến 500 khách hàng trong Marketing truyền thống? Trong Emarketing, chỉ cần một người soạn thư, một chiếc máy tính được nối mạng internet và
cài đặt phần mềm gửi thư hàng loạt, và điều cuối cùng là một danh sách các địa chỉ
email chính xác, thế là đủ. Trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế, những nhà
marketing cần cân nhắc khoảng ngân sách của mình và E-marketing không phải là lựa
chọn tồi.

1.2.3. Bản chất E-Marketing
E-Marketing vẫn giữ nguyên bản chất của Marketing truyền thống là thoả mãn
nhu cầu người tiêu dùng, tuy nhiên người tiêu dùng trong thời đại công nghệ thông
tin sẽ có những đặc điểm khác với người tiêu dùng truyền thống ; họ có thói quen
tiếp cận thông tin khác, đánh giá dựa trên các nguồn thông tin mới, hành động mua
hàng cũng khác…

1.2.4. Đặc điểm cơ bản và thế mạnh của E-Marketing
Vì E-Marketing có những bản chất nêu trên, nên nó có các đặc điểm sau:
♦ Tốc độ: Tốc độ giao dịch nhanh hơn, thông tin về sản phẩm dịch vụ được tung
ra thị trường nhanh hơn


♦ Liên tục (24/7): hoạt động liên tục, không gián đoạn.
♦ Phạm vi: mở rộng ra phạm vi toàn cầu, các rào cản thị trường có thể bị hạ thấp,
nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trường.
♦ Đa dạng hoá sản phẩm: Ngày nay việc mua sắm đã trở nên dễ dàng hơn, chỉ
cần ở nhà, ngồi trước máy vi tinh có kết nối internet là khách hàng có thể thực hiện
được việc mua sắm như tại các cửa hàng thật. Sản phẩm và dịch vụ được cung cấp trên
các cửa hàng ảo này ngày một phong phú và đa dạng nên thu hút được sự quan tâm từ
phía người tiêu dùng.
♦ Khả năng tương tác: Tính tương tác của mạng internet được thể hiện rất rõ ràng.
Chúng cho phép trao đổi thông tin hai chiều và cung cấp nhiều tầng thông tin cũng như

tạo ra mối quan hệ trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng. Hoạt động marketing trực
tuyến cung cấp thông tin theo yêu cầu của người sử dụng và cho phép người sử dụng
xem các thông tin.
♦ Tự động hoá: tự động hoá các giao dịch cơ bản.

1.2.5. Điều kiện áp dụng E-Marketing
Bên cạnh các điều kiện chung về cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý, để áp dụng
e-marketing cần có một số điều kiện như:
♦ Về mặt thị trường: Đó là nhận thức của khách hàng đối với thương mại điện tử

tỷ lệ người sử dụng và chấp nhận internet. Đối với e-marketing giữa doanh nghiệp và
khách hàng cá nhân (B2C), khách hàng cần có điều kiện tiếp cận internet cũng như
thói quen mua sắm qua mạng. Đối với e-marketing giữa doanh nghiệp và doanh
nghiệp (B2B), các tổ chức cần nhận thức được tầm quan trọng của chia sẻ thông tin,
phối hợp hoạt động sản xuất và kinh doanh để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và tăng
cường năng lực cạnh tranh.
♦ Về doanh nghiệp: Nhận thức của các tổ chức về tầm quan trọng và ý nghĩa
sống còn của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh, đánh giá được lợi
ích của đầu tư vào marketing online cũng như đánh giá được các nguy cơ, hiểm họa
nếu không tham gia e-marketing.
♦ Về môi trường kinh doanh: Hầu hết các hoạt động marketing đều có thể ứng
dụng những thành tựu của công nghệ thông tin như: nghiên cứu thị trường, xúc tiến


thương mại; phát triển sản phẩm mới; quảng cáo; phối hợp giữa các bên cung cấp, sản
xuất và phân phối.

1.3. Các công cụ E-Marketing chủ yếu
1.3.1. Thư điện tử (Email Marketing)
Email marketing là một hoạt động kinh doanh bằng cách gửi email đến người

nhận trong một danh sách để giới thiệu, quảng bá, cảm ơn,… với hi vọng họ sẽ mua
sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nhiệm vụ chính của emai marketing là xây dựng mối
quan hệ với khách hàng, tạo lòng tin và tăng khả năng nhận diên thương hiệu của
khách hàng. Email marketing phù hợp với hầu hết các đối tượng có nhu cầu tiếp thị,
bán hàng, quảng bá thương hiệu, xây dựng kênh thông tin để chăm sóc khách hàng
hiện tại và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, quảng cáo chương trình khuyến mãi, giới
thiệu và ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới. Email marketing là công cụ marketing rất hiệu
quả nếu được sử dụng một cách bài bản và có khoa học sẽ mang đến cho bạn những
kết quả bất ngờ. Sử dụng Email Marketing giúp doanh nghiệp:
♦ Tối ưu chi phí
Có rất nhiều kênh marketing để bạn có thể đầu tư cho kế hoạch quảng bá thương
hiệu của mình, ví dụ như đặt banner trên báo điện tử, báo giấy, biển quảng cáo ngoài
trời .v..v..v.

Hình 1.4: Bảng giá quảng cáo trên zing
Tuy nhiên việc sử dụng những kênh marketing này sẽ khiến bạn tiêu tốn khá
nhiều chi phí phải bỏ ra và hiệu quả không cao. Trong khi đó mức giá của dịch vụ
email marketing lại thấp hơn rất nhiều mà lại giúp bạn gửi thông tin đến đúng đối
tượng một cách nhanh nhất.


Hình 1.5: Bảng giá gói dịch vụ Bizmail chăm sóc
♦ Thống kê chi tiết
Bạn có thể đo lường được kết quả của chiến dịch email marketing ngay tức thì
mà không phải mất thời gian chờ đợi. Các công cụ thống kê trực quan cho phép bạn
biết được bao nhiêu người đã nhận được email và số người quan tâm đã đọc nội dung
thư, đã nhấn vào đường dẫn nào trong email, bao nhiêu người đã chia sẽ thông tin này
lên các mạng xã hội.
♦ Hướng đúng mục tiêu
Khi khách hàng đăng ký đồng ý nhận thông tin từ bạn thì có nghĩa là họ quan

tâm những gì mà bạn đang làm hoặc đã từng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ mà doanh
nghiệp hay cá nhân bạn đang cung cấp. Email marketing cho phép bạn gửi những nội
dung liên quan đến các đối tượng có mục tiêu cụ thể dựa trên mối quan tâm và sở thích
của họ.
♦ Ứng dụng linh hoạt
Email nhanh chóng trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống và công việc
của nhiều người ở thế kỷ 21 bởi sự linh hoạt và phổ thông của nó. Bạn có thể chủ động
đặt lịch hẹn ngày giờ gửi thư, đặc biệt không hạn chế hình thức thiết kế và khối lượng
nội dung của thông điệp quảng cáo, không giới hạn số lượng người nhận bản tin và có
thể điều chỉnh nội dung bất kỳ lúc nào.
♦ Hiệu quả thực tế


Việc gửi email thường xuyên đến các khách hàng hiện tại và tiềm năng giúp bạn
duy trì sự hiện diện của thương hiệu, xây dựng lòng trung thành, nâng cao nhận thức
về sản phẩm và dịch vụ, tăng trưởng doanh thu, tìm hiểu những thông tin mà khách
hàng quan tâm qua các bản thăm dò trực tuyến. Đặc biệt email marketing giúp bạn
nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo sự gần gũi hơn với khách hàng.
♦ Tốc độ nhanh chóng
Sự hiệu quả của chiến dịch quảng bá phụ thuộc rất nhiều ở tốc độ, tính chất kịp
thời của thông tin được gửi đúng thời điểm sự kiện đang diễn ra. Khi sử dụng dịch vụ
email marketing của chúng tôi, thông điệp của bạn sẽ được gửi đi một cách nhanh
chóng đến hàng nghìn người mà không phải mất nhiều thời gian chờ đợi với hệ thống
máy chủ mail được thiết kế đa luồng gửi nhằm tăng tốc độ gửi tin đến người nhận thư
trong thời gian ngắn nhất.

1.3.2. Công cụ tìm kiếm ( Search Engine Machine: SEM = SEO + PPC)
1.3.2.1. SEO - Search Engine Optimization
SEO là từ tiếng anh viết tắt của Search Engine Optimization. Gồm các phương
thức online marketing nhằm tối ưu hóa website trên công cụ tìm kiếm . Mục đích của

phát triển SEO là tăng thứ hạng website trên các bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo,
Bing, … khi tìm với các từ khóa có liên quan đến ngành nghề, dịch vụ kinh doanh của
bạn bạn muốn phát triển SEO. Mọi người đang tìm kiếm hàng ngày và hẫu hết chỉ
nhìn vào trang kết quả đầu tiên. Vì thế nếu như một khách hàng đang đi tìm sản phẩm
của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm
trang web của bạn.


Hình 1.6: Search Engine Optimization
Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ hạng của danh sách tìm
kiềm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của khách viếng thăm đến
trang. SEO đôi khi là một dịch vụ độc lập hay là một phần của dự án tiếp thị và có thể
rất hiệu quả ở giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn thiết kế website. Hiện nay,nhận
thức của người quản trị website tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhận biết
việc tối ưu hóa website để các máy tìm kiếm trỏ tới rất ít. Người sử dụng không ý thức
được tầm quan trọng của việc tối ưu hóa website, hoặc làm các phương thức để các
máy tìm kiếm trỏ đến. Hiện trên mạng Internet
có 3 công cụtìm kiếm hữu hiệu nhất và phổ biến nhất:
- Google
- Yahoo
- Bing
Hiện nay, nhận thức của người quản trị website tại Việt Nam nói riêng và thế giới
nói chung nhận biết việc tối ưu hóa website để các máy tìm kiếm trỏ tới rất ít. Người
sử dụng không ý thức được tầm quan trọng của việc tối ưu hóa website, hoặc làm các


phương thức để các máy tìm kiếm trỏ đến.SEO có thể coi như là một kỹ thuật, một bí
quyết thực sự đối với mỗi người quản trị, xây dựng website hay đơn thuần là người
làm trong lĩnh vực truyền thông.
1.3.2.2 PPC - Pay Per Click (Tính tiền theo click chuột)

PPC viết tắt của Pay Per Click có thể dịch nghĩa là tính tiền theo mỗi click. Là
loại hình quảng cáo mà khi người xem vào xem website, trang công cụ tìm kiếm kiếm
click vào quảng cáo của bạn ( dẫn đến 1 link của bạn ) thì bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi
click đó, giá bỏ ra càng cao thì quảng cáo của bạn càng ở vị trí cao.

Hình 1.7 : pay per click – trả tiền cho click chuột quảng cáo
Hiện nay ở Việt nam có 1 số mạng quảng cáo dùng PPC (Hay còn gọi CPC : Cost
per Click) như Admicro của VC Corp, Ad360 của Netlink, Vietad của Moore corp, Vật
giá ads, FPT ads, Novaads…Chi phí của nó vào khoảng 200 đ cho đến 3000đ cho 1
click tùy theo khả năng tối ưu.
- Ưu điểm:
Dễ tham gia. Hầu như các hệ thống quảng cáo không yêu cầu mức traffic của
bạn. Cho dù là một site mới thành lập hay đã lâu năm, bạn đều có thể tham gia hệ
thống quảng cáo này. Khi đó, thu nhập của bạn không còn phụ thuộc vào số lượng
người xem nữa, mà nó sẽ phụ thuộc vào số click. Có thể blog của bạn có ít người xem


hơn blog khác, nhưng bạn biết tối ưu hóa quảng cáo để được người đọc click nhiều
hơn thì thu nhập của bạn sẽ cao hơn. Do nó đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức hơn
nên nó cũng giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn.
- Nhược điểm
Pphải có click mới có tiền. Bạn chỉ có thể tối ưu hóa nội dung cũng như quảng
cáo, còn bạn kiếm được bao nhiêu tiền thì bạn không thể quyết định được. Người đọc
sẽ quyết định bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Bạn hoàn toàn bị phụ thuộc vào người
đọc do vậy có thể nói đây là hình thức quảng cáo không mang lại thu nhập ổn định
như CPM.

1.3.3 Banner quảng cáo
Quảng cáo banner là một hình thức quảng cáo online trên các website. Trên mỗi
website đặt các vị trí với kích thước phù hợp để giới thiệu các thông điệp, hình ảnh,

video… về sản phẩm, dịch vụ… của doanh nghiệp tại các vị trí, nhằm thu hút sự chú ý
của khách hàng đến sản phẩm dịch vụ đó, khi khách hàng quan tâm khách hàng sẽ
nhấp chuột vào banner quảng cáo, qua link liên kết banner sẽ dẫn khách hàng đến
website đích của doanh nghiệp với đầy đủ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ khách
hàng quan tâm

Hình 1.8 : Vị trí quảng cáo banner
♦ Các hình thức quảng cáo banner
- Traditional


Là hình thức quảng cáo banner thông dụng nhất, có dạng hình chữ nhật, chứa
những thông điệp quảng ngắn bao gồm cả chữ và ảnh(GIF, JPEG, Flash), có khả năng
kết nối đến một trang hay một website khác. Quảng cáo banner truyền thống là một
hình thức quảng cáo phổ biến được nhiều người lựa chọn bởi vì thời gian tải nhanh, dễ
thiết kế và thay đổi, dễ chèn vào website.
- In-line
Hình thức quảng cáo này được định dạng trong một cột ở phía dưới bên trái hoặc
bên phải của một trang web. Cũng như "quảng cáo banner" truyền thống, quảng cáo
in-line có thể được hiển thị dưới dạng một đồ hoạ và chứa một đường link, hay có thể
chỉ là là một đoạn text với những đường siêu liên kết nổi bật với những phông màu
hay đường viền.
- Pop-up
Phiên bản quảng cáo dưới dạng này sẽ bật ra một cửa số web khi khách hàng truy
cập website hoặc khi click vào 1 đường link trên web.
- Ưu và nhược điểm của quảng cáo banner
+ Ưu điểm:
Xây dựng chiến dịch quảng cáo với banner không tốn nhiều công sức so các hình
thức quảng cáo trực tuyến khác, bạn chỉ cần thuê thiết kế 1 cái banner hấp dẫn rồi tìm
kiếm 1 website có lượng truy cập lớn cho phép đặt quảng cáo banner. Đồng thời nó có

tính hiệu quả cáo trong việc quảng bá thương hiệu do khả năng hiển thị thông diệp
quảng cáo khá tốt.
+ Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của quảng cáo banner có sẽ là tốn chi phí, từ chi phí thiết
kế banner đến chi phí đặt banner trên các website khác. Ngoài ra, quảng cáo banner có
nhiều hạn chế là khó đo lường được lượt click, khó tối ưu cho 1 chiến dịch quảng cáo,
không focus thẳng vào khách hàng mục tiêu, gây ức chế cho khách hàng (với hình
thức pop-up và In-line).

1.3.4. PR Online(quan hệ công chúng)
PR – viết tắt của Public Relations. Chúng ta hay dịch là Quan hệ công chúng.Là
việc điều phối nguồn thông tin giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng. Hiện nay
các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng các hình thức PR như họp báo, hội nghị
khách hàng, các hoạt động tài trợ cộng đồng, tổ chức các sự kiện như khai trương,


động thổ, kỷ niệm… Phần lớn hoạt động PR theo chúng ta hiểu đến nay chỉ là các hoạt
động offline (ngoại tuyến), tuy nhiên gần đây có một khái niệm mới xuất hiện tại Việt
Nam: PR Online.

Hình 1.9 : Public Relations online
PR Online cũng tương tự như PR truyền thống, là một phương thức trong Digital
Marketing. Mục tiêu nhằm xây dựng và gìn giữ hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp đối
với cộng đồng. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa PR online và PR truyền thống là
cách thức tác động đến cộng đồng: PR online sử dụng nền tảng internet, các loại hình
web 2.0 như blog, diễn đàn, mạng xã hội … để tạo nên tính tương tác cao hơn với
cộng đồng. Do sử dụng các loại hình web 2.0 để tương tác với cộng đồng nên PR
online còn được gọi là PR 2.0
Hiện nay các kênh mà PR online thường sử dụng có thể bao gồm những kênh
sau: blog, diễn đàn, mạng xã hội (Facebook, Linkedin, Twitter …), videocast/podcast


♦ Blog


Có thể nói đây là một phương tiện giải trí không lạ lẫm gì đối với các bạn teen
nhờ sự phát triển rất mạnh mẽ một thời của Blog Y!360. Nhờ vào lợi thế nhiều người
dùng và sự tương tác lớn, các doanh nghiệp có thể sử dụng để đưa sản phẩm của mình
ra thế giới, và nhận được ngay những phản hồi (tích cực hay tiêu cực) từ phía các
blogger (những người sử dụng blog), ngoài ra đôi lúc nhờ một bình luận bất kỳ nào đó
mà doanh nghiệp có thể phát triển ý tưởng cho sản phẩm mới. Hơn nữa, nếu nội dung
mà doanh nghiệp đưa ra cuốn hút và hấp dẫn thì tốc độ lan tỏa sẽ rất nhanh và giúp
doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực chỉ trong thời gian ngắn. Đây là một công cụ
xây dựng rất tốt của PR online.

Hình 1.10: Blog của Cucre.vn
♦ Diễn đàn
Đây là kênh tập trung người dùng nhiều hơn, một loại diễn đàn sẽ tập hợp những
người có cùng chung sở thích, chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó, ví dụ như diễn
đàn lamchame.com là diễn đàn tập hợp những bà mẹ, những phụ nữ ở độ tuổi trung
niên, mechavn.org: Diễn đàn cho người thích đồ chơi nhật bản. Do đối tượng khá cụ
thể ở từng diễn đàn cho nên nội dung sẽ tập trung hơn, qua đây doanh nghiệp sẽ dễ


dàng mang sản phẩm của mình đến đúng nhóm đối tượng mà mình nhắm đến theo
hướng tập trung hơn.

Hình 1.11: Diễn đàn lamchame.com
♦ Mạng xã hội
Với hệ thống người dùng rộng khắp và kết nối với nhau, đây là kênh truyền bá
thông tin cực kỳ mạnh mẽ hiện nay. Vì vậy đây là kênh rất hiệu quả để doanh nghiệp

lèo lái và đưa thông tin trực tiếp đến khách hàng. Nếu doanh nghiệp sử dụng đúng
cách sức mạnh lan tỏa của mạng xã hội, xây dựng được hình ảnh có uy tín trong cộng
đồng thì bất kỳ thông tin nào được đưa ra từ doanh nghiệp sẽ đến được rất nhiều người
dùng và được cộng đồng tin tưởng. Và cũng tương tự như Blog, nếu thông tin của
doanh nghiệp hấp dẫn và chọn đúng đối tượng thì thông tin này sẽ lan truyền cực kỳ
mạnh mẽ trong cộng đồng mạng. Đây là kênh trao đổi với người dùng rất mạnh mẽ
của PR online. Các mạng xã hội phổ biến như: Facebook,Twitter,…


Hình 1.12 : các mạng xã hội nổi tiếng trên thế giới
PR online có lợi thế đặc biệt hơn PR 1.0 vì có tính tương tác với người dùng và
có sức lan tỏa rất nhanh chóng trên internet. Tuy nhiên, đây chính là con dao hai lưỡi,
nếu doanh nghiệp thực hiện chiến dịch PR không cẩn thận sẽ tạo tiếng xấu cho thương
hiệu của mình và nguy hiểm hơn nữa là sức lan tỏa của các tin tức xấu nhanh gấp
nhiều lần so với tin tốt, có thể khiến doanh nghiệp gặp khủng hoảng trầm trọng. Mặt
khác, nếu doanh nghiệp kết hợp yếu tố truyền thống của PR 1.0 và yếu tố kỹ thuật của
PR online đúng cách thì doanh nghiệp sẽ gây được ấn tượng tốt đến cộng đồng có thể
chỉ trong một đêm.

1.3.5. Video Marketing
Là video, thể hiện những thông điệp súc tích và dễ hiểu về bất kỳ một ý tưởng,
một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Video Marketing có thể đóng vai trò quan trọng
trong một chiến dịch viral. Video Marketing có thể được lan truyền qua hầu hết các
kênh trực tuyến bao gồm email, blog, mạng xã hội trên mọi nền tảng (Android,
Window Phone, iPad, iPhone, PC,…) cho nên nó rất được yêu thích.


Hình 1.13 : Những con số biết nói
Video marketing thành công là nhờ trả lời đúng câu hỏi “Giữa việc đọc tài liệu
và xem video marketing cái nào gây hứng thú và hiệu quả hơn?”. Chính việc tích hợp

cả hình ảnh và âm thanh trong cùng một video đã tạo nên thông điệp sinh động, súc
tích đánh bại các cách giới thiệu sản phẩm truyền thống như bài viết, slides thuyết
trình… Do đó mà người xem bị cuốn hút và cực kì yêu thích việc tiếp nhận thông tin
theo cách này


×