Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế bưởi phúc trạch của các hộ gia đình ở huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.77 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ BƯỞI PHÚC TRẠCH
CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ,
TỈNH HÀ TĨNH

Sinh viên thực hiện

Giáo viên hướng dẫn:

Phan Thị Minh

TS. Trương Tấn Quân

Lớp: K45KTNN
MSV: 11K4011177
Niên khóa: 2011-2015

Huế, tháng 5 năm 2015


MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................................... 5
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................................................................................5
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................................................................................................5
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................................................................6
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................................................7
5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN:.......................................................................................................................................7


PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................................................. 8
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN...................................................................................................................................................8
1.1.1. Lý luận về Hiệu quả kinh tế....................................................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây bưởi.............................................................................................................9
1.1.3. Giá trị của cây bưởi phúc trạch............................................................................................................11
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và hiệu quả kinh tế của bưởi .................................................13
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế cây bưởi................................................................16
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................................................................................................................................17
1.2.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới...................................................................................................17
1.2.2. Tình hình sản xuất bưởi trong nước....................................................................................................19
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT BƯỞI PHÚC TRẠCH
Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ................................................................................................................................. 22
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..................................................................................................................22
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................................................22
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................................................................26
2.1.3. Đánh giá tình hình chung của huyện....................................................................................................35
2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT BƯỞI VÀ BƯỞI PHÚC TRẠCH CỦA HUYỆN HƯƠNG KHÊ..........................................................36
2.2.1. Thực trạng sản xuất bưởi của huyện Hương Khê................................................................................36
2.2.2. Tình hình sản xuất bưởi của các hộ điều tra........................................................................................41
2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất bưởi của hộ điều tra.............................................................................54
2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất bưởi Phúc Trạch....................................................................60
2.3.5. Tình hình tiêu thụ bưởi của các hộ điều tra.........................................................................................62
2.3.6. Những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức của các hộ điều tra trong sản xuất bưởi Phúc
Trạch...............................................................................................................................................................66
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI PHÚC TRẠCH...................................................................................69
3.1. ĐỊNH HƯỚNG...................................................................................................................................................69

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BƯỞI Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH...............................................................69
3.2.1. Giải pháp quy hoạch và phát triển sản xuất........................................................................................69
3.2.2. Giải pháp về vốn và tín dụng................................................................................................................70
3.2.3. Giải pháp về kỹ thuật...........................................................................................................................70


3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng...................................................................................................................71
3.2.5. Giải pháp về thị trường và thương hiệu..............................................................................................71
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 73
1. KẾT LUẬN...........................................................................................................................................................73
2. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.............................................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................... 75


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

BQ

Bình quân

ĐVCT

Đơn vị canh tác

CC


Cơ cấu

CCDC

Công cụ dụng cụ

CHDCNND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CNH- HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

DT

Diện tích

GO

Giá trị sản xuất

GDTX

Giáo dục thường xuyên

HQKT

Hiệu quả kinh tế


IC

Chi phí trung gian

IRR

Tỉ suất hoàn vốn nội bộ

KTCB

Kiến thiết cơ bản

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

MI

Thu nhập hỗn hợp

NPV

Giá trị hiện tại ròng



Phúc Đồng

PT


Phúc Trạch

UBND

Ủy ban nhân dân

THPT

Trung học phổ thông

TKKD

Thời ký kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định

VA

Giá trị gia tăng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SVTH: Phan Thị Minh



Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG

BẢNG1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BƯỞI TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM 2007-2013............................................18
BẢNG 2: SẢN LƯỢNG BƯỞI VÀ CAM CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2007-2013:....................................................20
BẢNG 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN HƯƠNG KHÊ TRONG 3 NĂM ( 2012- 2014)....................28
BẢNG 4 : TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN HƯƠNG KHÊ 3 NĂM ( 2012- 2014)........................31
BẢNG 5: CƠ CẤU THU NHẬP CỦA HUYỆN HƯƠNG KHÊ TRONG 3 NĂM ( 2012- 2014)....................................33
BẢNG 6: DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG, NĂNG SUẤT BƯỞI PHÚC TRẠCH
CỦA HUYỆN HƯƠNG KHÊ QUA 3 NĂM (2012-2014)......................................................................................37
BẢNG 7: DIỆN TÍCH BƯỞI PHÚC TRẠCH CỦA CÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ
QUA 3 NĂM (2012-2014).............................................................................................................................. 39
BẢNG 8. TÌNH HÌNH NHÂN KHẨU VÀ LAO ĐỘNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ...................................................42
BẢNG 9: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA....................................................................43
BẢNG 10: TÌNH HÌNH VÀ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA (BQ/HỘ)..............................................45
BẢNG 11: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ QUY MÔ CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ...........................................................47
BẢNG 12: TỔNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG 4 NĂM THỜI KỲ KTCB
CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA (BÌNH QUÂN/CÂY).................................................................................................... 51
BẢNG 13: CHI PHÍ SẢN XUẤT BƯỞI TRONG 1 NĂM TKKD CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA (BQ/CÂY)..........................54
BẢNG 14: KẾT QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA TRONG 1 NĂM TKKD........................................57
BẢNG 15: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA.......................................................................58
BẢNG 16. NĂNG SUẤT CỦA BƯỞI PHÚC TRẠCH THEO ĐỘ TUỔI:...................................................................60
BẢNG 17: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ BƯỞI CỦA CÁC HỘ.......................................................................................62

SVTH: Phan Thị Minh


Khóa luận tốt nghiệp


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hương Khê là một huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, có những điều kiện thuận
lợi để phát triển nông lâm nghiệp đặc biệt là cây cây ăn quả có múi và cây lâm nghiệp.
Ở đây khá được thiên nhiên ưu ái khi ban tặng cho người dân cây bưởi Phúc Trạch,
một loại bưởi ngon, được nhiều người ưa chuộng và biết đến.Bưởi Phúc Trạch từng
được thưởng Mề đay “Vàng” trong cuộc đấu xảo quả ngon toàn Đông Dương vào năm
đầu thế kỷ 20 Được trồng cách đây gần 200 năm ( bắt đầu trồng ở xã Phúc Trạch) bưởi
Phúc trạch đã trải qua nhiều thăng trầm, có những giai đoạn diện tích bưởi giảm sút
nghiêm trọng do mất mùa liên tiếp, nhưng hiện nay diện tích bưởi đang được dần khôi
phục lại và hiện nay được xác định là cây kinh tế chủ lực của huyện. Bưởi Phúc Trạch
đã đem lại một nguồn thu nhập khá lớn cho các hộ gia đình ở Hương Khê, nói về hiệu
quả kinh tế thì không có một cây trồng nào trong huyện có thể đem lại hiệu quả kinh tế
cao hơn cây bưởi Phúc Trạch. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại nhiều khó khăn làm
ảnh hưởng đến phát triển và mở rộng sản xuất bưởi Phúc Trạch, tỷ lệ ra hoa đậu qảu
còn thấp, chưa đúng với tiềm năng của cây.
Để góp phần vào việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế của bưởi Phúc Trạch từ đó đề
xuất ra những giải pháp phù hợp để phát triển cây bưởi Phú Trạch trong thời gian tới,
tôi đã chọn đề tài “ Nghiên cứu hiệu quả kinh tế bưởi Phúc Trạch của các hộ gia
đình ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
• Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu Làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế bưởi
Phúc Trạch.
- Phân tích thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và những nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất bưởi Phúc Trạch.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất bưởi Phúc Trạch của các hộ
gia đình ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
• Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau.


SVTH: Phan Thị Minh


Khóa luận tốt nghiệp
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu từ UBND huyện, Phòng Nông nghiệp & PTNT Huyện
Thu thập số liệu từ các chuyên đề, sách báo, tạp chí, internet
+ Thu thập số liệu sơ cấp:
Thu thập thông qua việc điều tra phỏng vấn 100 hộ nông dân của 2 xã thuộc
huyện Hương Khê.
- Phương pháp phân tích số liệu
+ Công cụ phân tích và xử lý số liệu
Kiểm tra và rà soát lại thông tin đã điều tra được từ các hộ nông dân
Xử lý số liệu bằng bảng excel trên máy tính
- Phương pháp thống kê mô tả:
Sử dụng phương pháp để phân tích thực sản xuất bưởi Phúc Trạch của các hộ
- Phương pháp so sánh:
Dùng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu với nhau và so sánh về thực tế sản
xuất bưởi Phúc Trạch giữa 2 xã Phúc Trạch và Phúc Đồng. Từ đó đưa ra được lý do
dẫn đến sự khác nhau về hiệu quả sản xuất giữa 2 xã.
Kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu này là một số nguyên nhân ảnh hưởng
đến năng suất và sản lượng bưởi Phúc Trạch và hiệu quả kinh tế t của các hộ gia đình
ở đây. Đề xuất kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất bưởi Phúc Trạch
trong thời gian tới.

SVTH: Phan Thị Minh



Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một nước thuần nông, sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng
đối với nền kinh tế của đất nước. Trong sản xuất nông nghiệp thì cây ăn quả là loại cây
đem lại giá trị kinh tế cao và cao hơn nhiều so với một số loại cây trồng khác.
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, được sự ưu ái của tự nhiên,
khí hậu của nước ta rất thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây ăn quả. Mỗi vùng
miền, mỗi tỉnh thành có một loại cây ăn quả đặc trưng, nhiều loại quả đã trở thành
thương hiệu riêng và nổi tiếng khắp nơi. Nói đến các loài ăn quả có múi nổi tiếng thì
không thể bỏ qua bưởi Phúc Trạch của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Bưởi Phúc Trạch được biết đến là một thương hiệu bưởi nổi tiếng, gắn liền và
thân thuộc với người dân huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Được trồng cách
đây gần 200 năm, loài bưởi này đã gắn bỏ với người trồng bưởi cũng như người tiêu
dùng một thời gian khá dài. Bưởi có vị ngọt thanh, ngon, dễ ăn, tốt cho sức khỏe nên
được người tiêu dùng rất ưa chuộng, sử dụng nhiều để làm tráng miệng, đãi khách tại
các hội nghị, khách sạn, nhà hàng. Đặc biệt hình dáng quả bưởi đẹp nên được sử dụng
nhiều để làm quà biếu và hiện nay đang được mở rộng chinh phục thị trường thế giới.
Bưởi Phúc Trạch là loại cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao,đặc biệt trong mấy
năm gần đây giá bưởi tăng cao đã góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo
cho các hộ nông dân trong huyện, bên cạnh đó còn giúp sử dụng hợp lí và tránh lãng
phí đất vườn.
Tuy nhiên hiện nay ở huyện Hương Khê thì việc trồng bưởi đang gặp nhiều khó
khăn về vốn, kỹ thuật,thị trường…nhất là về vấn đề thời tiết khí hậu, thiên tai. Nằm ở
khu vực miền Trung nên ảnh nhiều của lũ lụt ,bão gây trở ngại cho mùa vụ thu hoạch
của bưởi. Trước những khó khăn, để nghề trồng bưởi Phúc Trạch không bị mai một thì
chính quyền địa phương cần có những chính sách và sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, thị
trường… cho các hộ nông dân trong huyện. Vì thực tế đó nên tôi đã chọn đề tài “
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế bưởi Phúc Trạch của các hộ gia đình ở huyện

Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

SVTH: Phan Thị Minh

5


Khóa luận tốt nghiệp
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá được hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Phúc Trạch của các hộ
gia đình ở huyện Hương Khê. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và
phát triển bền vững bưởi Phúc Trạch trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế bưởi Phúc Trạch.
- Phân tích thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và những nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất bưởi Phúc Trạch.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất bưởi Phúc Trạch của các hộ
gia đình ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp luận
Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau.
3.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập số liệu từ UBND huyện, Phòng Nông nghiệp & PTNT Huyện
- Thu thập số liệu từ các chuyên đề, sách báo, tạp chí, internet
3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp:
Thu thập thông qua việc điều tra phỏng vấn 100 hộ nông dân của 2 xã thuộc
huyện Hương Khê.

3.3. Phương pháp phân tích số liệu
3.3.1. Công cụ phân tích và xử lý số liệu
- Kiểm tra và rà soát lại thông tin đã điều tra được từ các hộ nông dân
- Xử lý số liệu bằng bảng excel trên máy tính
3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả:
Sử dụng phương pháp để phân tích thực sản xuất bưởi Phúc Trạch của các hộ

3.3.3. Phương pháp so sánh:
Dùng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu với nhau và so sánh về thực tế sản

SVTH: Phan Thị Minh

6


Khóa luận tốt nghiệp
xuất bưởi Phúc Trạch giữa 2 xã Phúc Trạch và Phúc Đồng. Từ đó đưa ra được lý do
dẫn đến sự khác nhau về hiệu quả sản xuất giữa 2 xã.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả kinh tế của cây bưởi Phúc Trạch ở huyện
Hương Khê
- Phạm vi nghiên cứu:
• Về không gian: huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
• Về thời gian: số liệu thứ cấp là từ năm 2012-2014, số liệu sơ cấp là năm 2014.
5. Kết cấu của khóa luận:
Bài khóa luận có kết cấu gồm 3 phần chính:
- Phần 1: mở đầu: Trong phần 1 tập trung làm rõ lý do chọn đề tài, mục đích
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Phần 2: nội dung nghiên cứu: gồm có 3 chương:
Chương 1: cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: thực trạng sản xuất bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất bưởi Phúc
Trạch.
- Phần 3: kết luận và kiến nghị

SVTH: Phan Thị Minh

7


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Lý luận về Hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm, là cái đích mà các nhà sản xuất kinh doanh nói
chung và các hộ gia đình nói riêng mong muốn để giúp họ tối đa hóa lợi nhuận, đã sản
xuất kinh doanh thì phải có hiệu quả.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực ( nhân lực, vật lực, tài lực…). trong điều kiện nền kinh tế hiện nay muốn tồn tại và
phát triển đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh phải đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế lên
hàng đầu. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Theo GS.TS Ngô Đình Giao (1997): HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự
lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
nhà nước. Còn theo P.samuelson (1948) hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể
tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa
khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nớ. thực

chất của 2 quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của
doanh nghiệp, cũng như nên sản xuất xã hội.
Theo farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì HQKT chỉ đạt được khi và
chỉ khi đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào
sản xuất nông nghiệp. Như vậy hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương tiện vật chất
của sản xuất nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đém lại thêm bao nhiêu
đơn vị sản phẩm
Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các tố giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về
SVTH: Phan Thị Minh

8


Khóa luận tốt nghiệp
đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra, người ta sẽ sử dụng các yếu
tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất hiệu quả
phân phối, chính là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra,
hay chính là hiệu quả về giá.
Như vậy khái niệm HQKT có thể được hiểu như sau:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả và
chi phí. Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện cho
kết quả và chi phí. HQKT phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực
tự nhiên và phương thức quản lý.
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế:
Từ những khái những khái niệm ta có thể hiểu bản chất của HQKT
như sau:
- HQKT là một phạm trù phản ánh mặt lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng

cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực
sẵn có trong hoạt động kinh tế. Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã
hội. Như vật, do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm
nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù HQKT.
- HQKT là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là với một
lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất. điều
đó cho thấy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra,
là sự biểu hiện kết quả của các mối quan hệ thể hiện hiệu quả của sản xuất.
- Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tếxã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên
trong xã hội.
1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây bưởi
1.1.2.1. Nguồn gốc
Bưởi có tên khoa học là Citrus grandis Osbeck hoặc citrus Maxima (burn) Meer
thuộc họ cam quýt Rutaceae. Cũng là một loại bưởi nên bưởi Phúc Trạch cũng có tên
khoa học như tên khoa học chung dành cho bưởi.

SVTH: Phan Thị Minh

9


Khóa luận tốt nghiệp
Theo những tài liệu ghi chép cách đây gần 200 năm, trong vườn nhà của một gia
đình ở xã Phúc Trạch có một cây bưởi đơn đột biến tự nhiên cho những quả vàng ươm,
ăn ngon khác lạ nên bà con trong vùng đua nhau chiết cành giâm trồng. Cây bưởi Phúc
Trạch đã trải qua nhiều thăng trầm: Có những giai đoạn người dân đua nhau ồ ạt trồng
bưởi nhưng sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật và ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác đã gây
ra hiện tượng mất mùa liên tục không rõ nguyên nhân do đó người dân lại chặt bỏ, có
những giai đoạn cây bưởi Phúc Trạch đã bị người dân lãng quên. Hiện nay thì giống

bưởi này đang dần khôi phục diện tích trồng trên địa bàn huyện.
1.1.2.2. Đặc điểm
Đặc điểm chung của quả bưởi là thường có màu xanh lục nhạt cho tới
vàng khi chín, có múi dài, tép xốp, có vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại.
Bưởi có nhiều kích thước tùy giống, chẳng hạn bưởi Đoan Hùng chỉ có
đường kính độ 15cm, trong khi bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều, bưởi
da xanh và nhiều loại bưởi khác thường gặp ở Việt Nam, Thái Lan có
đường kính khoảng 18-20cm.
Ngoài những đặc điểm của quả bưởi nói chung thì bưởi Phúc Trạch còn có
những đặc điểm riêng để phân biệt với những giống bưởi khác. Quả bưởi Phúc Trạch
có hình cầu , bề ngang và chiều cao gần bằng nhau, cuống quả không lồi, đế quả hơi
lõm, vỏ không trơn, không ráp, màu sắc vỏ quả xanh vàng, màu sắc thịt quả màu hồng
nhạt hoặc màu trắng trong. Khối lượng quả đạt tù 1-1,5kg, số múi là 14-16 múi/quả, tỉ
lệ ăn được từ 48,1-54,4 , số hạt bình quân trong quả là 50-70 hạt/quả, độ brix từ 1012%, có mùi thơm nhẹ tự nhiên hơi đặc trưng, có vị ngọt hơi thanh chua.
1.1.2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
- Khí hậu:
• Nhiệt độ: cây bưởi có thể trồng và phát triển được trong nhiệt độ từ 13-38 0C ,
đối với bưởi Phúc Trạch nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23-29 0C.
• Ánh sáng: bưởi là loài cây không ưa ánh sáng quá mạnh.
Bưởi Phúc Trạch thích hợp với ánh sáng lúc 8h sáng và 4-5 giờ chiều những
ngày hè.
• Lượng mưa: cây bưởi cần lượng mưa hàng năm là 3000mm/năm, nếu trong
điều kiện ngập úng kéo dài (5-7 ngày) thì rễ cây sẽ bị thối, lá vàng úa và cây sẽ chết.
• Độ ẩm thích hợp là 70-80%. Vào thời kỳ phát triển nếu độ ẩm duy trì phù hợp
SVTH: Phan Thị Minh

10


Khóa luận tốt nghiệp

quả sẽ phát triển nhanh, chất lượng tốt , sản lượng quả cao, mẫu mã quả đẹp.
- Đất đai: mỗi giống bưởi sẽ thích hợp với một loại đất khác nhau riêng đối với
bưởi Phúc Trạch thích hợp với các loại đất: phù sa cổ, phù sa được bồi hàng năm, đảm
bảo các yêu cầu như thoát nước, nếu bị lũ tràn thì thời gian nước tràn dưới 1 ngày,
tầng dày đất > 1m, hàm lượng dinh dưỡng trong đât khá( hàm lượng mùn 1,5-2% trở
lên), có đủ nguồn nước để tưới vào mùa khô hạn.
1.1.2.4. Kỹ thuật trồng
- Chọn giống:
Cũng giống cây cam, quýt, giống bưởi cũng chủ yếu được chọn tạo bằng phương
pháp nhân giống vô tính (chiết cành, ghép mắt), chọn từ cây mẹ đã có 3 vụ quả ổn
định, năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không bị các bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm như bệnh gân xanh lá vàng, Tristera...
• Cành chiết: Tốt nhất có độ tuổi từ 16 - 18 tháng tuổi, đường kính cành 1,5 - 2,0
cm, cành ở giữa cây và phía ngoài tán, cành không bị sâu bệnh. Không lấy những cành
dưới gốc, cành vượt và trên ngọn để làm giống.
• Cây ghép: Mắt ghép phải lấy đúng giống cần chọn, chồi ghép sinh trưởng khoẻ,
chiều cao chồi (tính từ điểm ghép trở lên) 30 - 40cm.
- Thời vụ trồng:
Có 2 thời vụ trồng chính đối với cây bưởi trên đất Hà Tĩnh là:
• Vụ Xuân: trồng từ tháng 2 - 4
• Vụ Thu đông: trồng từ tháng 8 - 10
Do có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi nên vụ Xuân là thời vụ trồng cây bưởi
tốt nhất.
- Mật độ, khoảng cách trồng:
Tuỳ chất đất, địa hình và điều kiện thâm canh để xác định mật độ trồng bưởi cho
thích hợp. Đối với bưởi Phúc Trạch thì mật độ phù hợp nhất là 15-17 cây/sào.
1.1.3. Giá trị của cây bưởi phúc trạch
1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng
Bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho
sức khoẻ con người. Bưởi chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi

dào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ cần nửa trái bưởi bạn đã
có đủ 78% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể.
Ngoài những giá trị dinh dưỡng chung, bưởi Phúc Trạch có những giá trị

SVTH: Phan Thị Minh

11


Khóa luận tốt nghiệp
dinh dưỡng đặc trưng như có mùi thơm nhẹ tự nhiên hơi đặc trưng, có vị ngọt hơi
thanh chua, ngọt . Cứ 100 gram tép bưởi Phúc Trạch cung cấp cho cơ thể 39 calo,
dịch quả chiếm 84-86%, độ khô 11,4012,5%, độ axit từ 0,5-0,7%, độ đường từ 7,78,3%, vitamin C 44-62mg.
1.1.3.2. Giá trị kinh tế
Bưởi là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và cao hơn nhiều so với nhiều loại
cây ăn quả khác. So với các loại cây ăn quả như cam, quýt thì bưởi có giá bán cũng
khá cao.
Theo tìm hiểu thị trường thì bưởi Phúc Trạch là một trong những loại bưởi có giá
bán cao nhất và đem lại một nguồn thu nhập lớn cho người dân. Sau khi trồng khoảng
4 hoặc 5 năm sẽ cho quả, sang những năm tiếp theo sẽ cho quả đại trà với số lượng có
thể lên tới vài trăm quả/cây. Hiện nay bưởi Phúc Trạch đã trở thành một thương hiệu
nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nên giá bán trong những năm gần
đây tăng. Năm 2014 giá bán trung bình là 40.000đồng/kg, có những thời điểm giá lên
cao từ 50.000-70.000đồng/kg.
1.1.3.3. Giá trị y học
Các bộ phận của cây bưởi được dùng làm thuốc là: dịch ép nước bưởi, vỏ, quả,
lá, hoa, hạt, vỏ hạt.
Theo đông y, quả bưởi được gọi là hựu thực, có vị chua, tính hàn, không độc, tác
dụng làm tinh thần thư thái, giải nhiệt, giải độc rượu, bồi bổ cơ thể, chữa được chứng
có thai nôn mửa (nghén), biếng ăn, ăn không tiêu, đau bụng.

Dịch quả chín có chứa nhiều chất bổ dưỡng, trong 100g phần ăn được của bưởi
có: nước 80g,glucid 9g, protid 0,6g , lipid 0,1g; các chất khoáng: Ca 23mg, P 19mg,
Fe 0,5mg, chất xơ 0,7g… ngoài ra còn có một số chất khác. Cung cấp 30-43 calo.
Bưởi rất có ích cho những người bị mỡ trong máu tăng, cao huyết áp, xơ vữa động
mạch, tiểu đường, béo phì. Đặc điệt, trong cùi trắng của quả bưởi có chưa pectin, tinh
dầu, hesperidin, maringin, là những chất có tác dụng làm giảm cholesterol- huyết, bảo
vệ sự bền vững của mao mạch, phòng chống cao huyết áp và tai biến mạch máu não,
nhồi máu cơ tim...
Lá bưởi tươi thường được dùng để nấu với các loại là thơm khác ( hương nhu,
SVTH: Phan Thị Minh

12


Khóa luận tốt nghiệp
bạc hà, kinh giới, tía tô, sả, ngải cứu..) để xông chữa cảm cúm, nhức đầu.Vỏ quả bưởi
dùng chữa ho, làm lỏng đàm, trợ tiêu hóa. Ngày dùng 4-12kg, sắc uống.
Cũng là một loại bưởi nên bưởi Phúc Trạch có những giá trị y học giống với giá
trị y học chung của bưởi
1.1.3.4. Giá trị môi trường
Ngoài ra thì trồng bưởi còn có tác dụng bảo vệ môi trường rất lớn, góp phần làm
không khí trong lành, giảm tiếng ồn… giúp tận dụng được quỹ đất, tăng mật độ cây
xanh, cung cấp oxi, tạo cảnh quản xanh mát cho môi trường sinh thái.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và hiệu quả kinh tế của bưởi
1.1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất bưởi Phúc Trạch
1.1.4.1.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
Bưởi cũng như các loài cây khác, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên,
đặc biệt đây là loài cây ăn quả lâu năm, thời gian sinh trưởng và phát triển dài nên bị chi
phối nhiều bởi điều kiện tự nhiên. Sau khi trồng 4 hoặc 5 năm mới cho quả, tuổi thọ tối
thiểu là 20 năm có nhiều cây tuổi thọ có thể kéo dài hơn 30 năm. Các yếu tố tự nhiện tác

động trực tiếp hoặc gián tiếp lên năng suất và chất lượng bưởi. Các nhân tố tự nhiên như
đất đai tác động trực tiếp đến hương vị của quả bưởi, khí hậu tác động đến năng suất ( tỷ
lệ ra hoa đậu quả). ..
Đối với bưởi Phúc Trạch thì không phải nơi nào cũng có thể trồng, chính vì điều
kiện tự nhiên đặc trưng của huyện Hương Khê mà bưởi được trồng ở đây có hương vị
đặc trưng. Nếu giống bưởi này đem đi trồng ở các huyện khác hoặc vùng khác thì vẫn
có thể cho quả nhưng số lượng và chất lượng sản phẩm không được như trồng ở Hương
Khê. Trong cùng một huyện nhưng hương vị của bưởi Phúc Trạch có sự khác nhau giữa
các vùng. Ở xã Phúc Trạch và những xã lân cận thì bưởi giữ được hương vị đặc trưng
ban đầu. Còn khi nhân giống trồng ở những nơi khác thì hương vị không giữ được
nguyên vẹn.
1.1.4.1.2. Nhóm nhân tố kinh tế- xã hội
Các nhân tố kinh tế xã hội như: vốn sản xuất, lao động, thị trường, chính sách hỗ
trợ của nhà nước … có ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển cũng như mở rộng diện
tích bưởi trên địa bàn huyện.

SVTH: Phan Thị Minh

13


Khóa luận tốt nghiệp
- Vốn: là cây ăn quả lâu năm nên bưởi có thời gian quay vốn chậm, sang năm thứ
năm cây mới cho thu nhập. Việc thời gian quay vốn chậm gây rất nhiều khó khăn cho
người dân, đặc biệt là những hộ nông dân nghèo chưa có điều kiện để đầu tư nhiều cho
loài cây này.
- Lao động: chủ yếu là sử dụng lao động gia đình, tận dụng thời gian nhàn rỗi.
nhưng bên cạnh đó thì các hộ gia đình cần chú ý đến chất lượng lao động, đặc biệt là
về vấn đề kỹ thuật trồng và chăm sóc.
- Thị trường: trong sản xuất kinh doanh thị trường là yếu tố quan trọng, đóng vai

trò quyết định đến quy mô sản xuất. Khi nhu cầu thị trường tăng cao thì diện tích bưởi
sẽ được mở rộng và ngược lại. Bên cạnh đó thì nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của
người tiêu dùng sẽ làm cho hộ nông dân chú ý đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
- Chính sách hỗ trợ của nhà nước: sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước có tác
động mạnh mẽ đến sản xuất bưởi của các hộ gia đình như: tập huấn kỹ thuật, đầu tư hỗ
trợ vốn, chính sách đất đai…
Vốn, lao động, thị trường, chính sách nhà nước là những yếu tố tác động trực tiếp
đến hoạt động sản xuất bưởi của các hộ gia đình. Bưởi là một cây ăn quả dài ngày, thời
kỳ KTCB bỏ ra đầu tư nhưng không có doanh thu nên nhu cầu về vốn trong giai đoạn
này rất quan trọng. Chí phí đầu tư trong thời kỳ KTCB tác động đến năng suất và hiệu
quả kinh tế ở TKKD. Bưởi Phúc Trạch là cây ăn quả đòi hỏi lao động có kỹ thuật và
kinh nghiệm, đặc biệt, vì vậy chất lượng lao động rất quan trọng đối với sản xuất bưởi.
Thị trường tác động đến hành vi sản xuất của các hộ trồng bưởi Phúc Trạch,
người dân mở rộng hay thu hẹp quy mô phần lớn là do thị trường tác động.
Nhìn chung nhóm nhân tố kinh tế- xã hội tác động trực tiếp cũng như gián tiếp
đến sản xuất bưởi Phúc Trạch của người dân, vì vậy cần chú ý đến nhóm nhân tố này
để hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn.
1.1.4.1.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật
- Giống: là yếu tố quan trọng, quyết định đến sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Bưởi chủ yếu được trồng bằng cành chiết và một số ít là trồng cành ghép. Vì cành
chiết giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ, sớm ra hoa có quả, chất lượng sản phẩm
tốt, mẫu mã đẹp.
- Phân bón: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây

SVTH: Phan Thị Minh

14


Khóa luận tốt nghiệp

bưởi. Nếu cây được bón phân đầy đủ từ lúc trồng đến cây ra hoa kết quả thì sẽ phát
triển tốt và cho sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại nếu lượng phân bón không cân đối
thì cây sẽ phát triển kém và ảnh hưởng đến sản phẩm hàng năm
- Bảo vệ thực vật: bưởi là một trong những loài cây ăn quả có khá nhiều sâu bệnh
hại. Vì thế việc chú ý áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời có ý nghĩa rất
quan trọng đối với sự phát triển của cây.
- Kỹ thuật thụ phấn bổ sung và bao quả: hiện nay đây là các kỹ thuật khá phổ
biến, giúp cho tỉ lệ ra hoa đậu quả lớn hơn và bảo vệ quả tốt.
- Công tác thủy lợi: nếu lượng nước không đủ thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng
phát triển và chất lượng sản phẩm của bưởi, đặc biệt là vào thời kỳ ra hoa đậu quả.
Còn nếu ngập úng trong thời gian dài thì sẽ làm cho cây bị chết. Vì vậy cần điều chỉnh
lượng nước phù hợp, cung cấp đủ nước vào mùa khô hạn và chống ngập úng vào mùa
mưa lũ.
Bưởi Phúc Trạch là loại bưởi yêu cầu rất khắt khe về kỹ thuật nên để sản xuất
bưởi đạt năng suất cao thì cần phải đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật trên, ngoài ra
hiện nay ở địa phương người ta đang áp dụng kỹ thuật thụ phấn đậu quả cho bưởi, góp
phần nâng cao tỷ lệ đậu quả trong hai năm trở lại đây.
1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất bưởi
1.1.4.2.1. Chi phí sản xuất
Đối với các loại cây trồng thì chi phí sản xuất có tác động rất lớn đến hiệu quả sản
xuất. Bưởi là cây ăn quả dài ngày nên chi phí đầu tư sản xuất được chia ra làm 2 giai
đoạn: thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ sản xuất kinh doanh. Thời kỳ KTCB là giai
đoạn người dân đầu tư nhưng không có thu nhập nên người dân còn e ngại trọng việc
đầu tư chi phí ở thời kỳ này. Đầu tư trong giai đoạn này có tác động rất lớn đến hiệu
quả sản xuất trong TKKD. Trong thời kỳ này nếu đầu tư chi phí phân bón đúng định
mức, lao động có tay nghề, thiết bị máy móc đầy đủ thì sẽ cho năng suất cao.
Chi phí đầu tư trong TKKD tác động trực tiếp đến năng suất của cây bưởi, trong giai
đoạn này đầu tư sẽ thu lại lợi nhuận nên người dân sẽ có sẵn lòng chi trả nhiều hơn
cho khoản chi phí này.
Cũng giống như các loại bưởi khác, bưởi Phúc Trạch cũng có hai giai đoạn đầu tư chi

phí, thời kỳ KTCB đầu tư nhưng không có doanh thu nên tác động rất lớn đến tâm lý
đầu tư của hộ gia đình, nhưng muốn đạt hiệu quả cao thì người dân phải đầu tư tốt cho

SVTH: Phan Thị Minh

15


Khóa luận tốt nghiệp
cây bưởi Phúc Trạch ở cả hai thời kỳ.
1.1.4.2.2. Tuổi của cây :
Đối với cây ăn quả dài ngày, theo từng độ tuổi sẽ cho mức sản lượng khác nhau. Đối
với bưởi người ta có thể thấy rõ điều đó, những năm bắt đầu cho quả năng suất sẽ cho
thấp hơn những năm cây đã phát triển ổn định. Năng suất tỉ lệ thuận với độ tuổi trong
giai đoạn cây phát triển ổn định nhất. Đến thời kỳ già cối thì sản lượng của cây sẽ
giảm. Tuy nhiên thời kỳ cho năng suất cao có được kéo dài hay không là phục thuộc
vào sự chăm sóc của con người và từng loại giống bưởi. Đối với bưởi Phúc Trạch thì
người ta thường chia ra các giai đoạn cho năng suất khác nhau như sau: 5- 10 năm,
11-15 năm, trên 15 năm. Ở những giai đoạn này thì bưởi Phúc Trạch cho năng suất cao
dần, và đến thời điểm già cỗi thì năng suất sẽ giảm.
1.1.4.2.3. Kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật của lao động.
Kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật của lao động có những tác động lớn đến hiệu quả sản
xuất bưởi. Tỷ lệ ra hoa đậu quả cao hay thấp là phụ thuộc vào kinh nghiệm, quá trình
chăm sóc và kỹ thuật của người dân. Đặc biệt bưởi Phúc Trạch là loại bưởi yêu cầu
kỹ thuật cao, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và sự học hỏi tỉ mỉ.
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế cây bưởi.
1.1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
- Giá trị sản xuất (GO): toàn bộ giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thu
được trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất. Hay GO chính là
giá trị sản xuất bình quân/ĐVDT canh tác.

GO =
Trong đó :
Qi: khối lượng sản phẩm thứ i sản xuất ra tính trên một ĐVDT canh tác.
Pi: đơn giá sản phẩm thứ i
- Giá trị gia tăng(VA): phản ánh giá trị tăng thêm sau khi lấy giá trị sản xuất trừ
đi chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài:
VA=GO-IC
- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ
mua ngoài được đầu tư trong quá trình sản xuất như giống, phân bón, thuốc BVTV:
IC=
Cj là chi phí thứ j trong quá trình sản xuất
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm công lao

SVTH: Phan Thị Minh

16


Khóa luận tốt nghiệp
động của hộ và lợi nhuận sau khi sản xuất trên một ĐVDT trong một vụ hay một năm
1.1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất và hiệu quả đầu tư
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất:
• GO/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị sản xuất, hiệu suất càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả.
• VA/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị gia tăng
• MI/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu
đồng thu nhập hỗn hợp.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư:
• Giá trị hiện tại ròng (NPV):là tổng lãi ròng của cả đời dự án được chiết khấu về

năm hiện tại theo tỉ lệ chiết khấu nhất định.
Công thức tính:
NPV=

-

Trong đó:
Bi: khoản thu của năm thứ i, tính cả giá trị thanh lý TSCĐ ở thời điểm kết thúc
chu kỳ kinh tế.
Ci: khoản chi phí của năm i, bao gồm chi phí vốn đầu tư ban đầu và chi phí hàng
năm khi sản xuất kinh doanh.
n: số năm của chu kỳ sản xuất
r: tỷ suất chiết khấu
• Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): tỉ lệ này được biểu hiện bằng mức lãi suất mà
nếu dùng nó để quy đổi dòng tiền của dự án thì giá trị hiện tại thực thu nhập bằng giá
trị hiện tại thực chi phí
Công thức tính:
Trong đó:
hay IRR = r1 + (r2 - r1)

NPV1
NPV1 + NPV2

Bi : giá trị thu nhập i
Ci: giá trị chi phí năm i
n: thời gian hoạt động của dự án
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới
SVTH: Phan Thị Minh


17


Khóa luận tốt nghiệp
Cây ăn quả có múi là loài cây có mặt ở hầu hết các châu lục trên thế giới. Hiện
nay trong số các loài cây ăn quả có múi thì bưởi là loại quả được khá nhiều người tiêu
dùng ưa chuộng, nhưng nhìn chung trên thế giới thì diện tích bưởi được trồng ít hơn so
với các loài cây có múi khác, tính đến năm 2013 diện tích bưởi chỉ chiếm 7,49% so
với tổng diện tích cây có múi, tỉ lệ này có tăng so với những năm trước ( năm 2005
chiếm 3,43%) nhưng còn thấp và tăng chậm.
Theo bảng 1 ta có thể thấy được sản lượng và diện tích bưởi ở giai đoạn 20072013 tăng đều qua các năm, hàng năm trên thế giới có hơn 7 triệu tấn bưởi được sản
xuất ra. Trên thế giới tính đến cuối năm 2013 thì diện tích bưởi đạt 725589,84ha, năng
suất đạt 11,650447 tấn/ha, sản lượng đạt 8453446,3 tấn. So với năm 2007 thì năm
2013 diện tích tăng 73716,01 ha và sản lượng tăng 1303841,3 tấn, điều này có thấy
loại cây ăn quả này đang ngày càng phát triển và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bảng1: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới qua các năm 2007-2013
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

2007

651873,83

109,67742


7149605

2008
2009

664959,64
672525,48

112,500
111,27713

7480796
7483670,5

2010

678579,62

111,01659

7533359,5

2011

682367,89

115,86327

7906137,6


2012
2013

691265,48
725589,84

116,93947
116,504474

8083621,9
8453446,3
(Nguồn: FAOSTAT, 2014)

Trên thế giới thì bưởi được trồng ở khắp nơi, nhưng tập trung lớn ở Châu Á nơi
có khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp cho loài cây ăn quả này phát triển. Theo FAO, năm
2013 sản lượng bưởi của Châu Á là 5504843,18 tấn chiếm 65,5% tổng sản lượng bưởi
của cả thế giới, tiếp đến là Châu Mỹ với sản lượng là 2110194,18 tấn chiếm 25%. Một
số quốc gia trồng bưởi chủ yếu trên thế giới ở Châu Á là Trung quốc, Việt Nam, Thái
Lan, Ấn Độ… ở Châu Mỹ là : Mỹ, Mexico,Brazin,… Năm 2013 Trung Quốc là nước
đứng đầu về sản xuất bưởi với sản lượng là 3802324 tấn, đứng thứ 2 là Mỹ với sản
lượng là 1074108 tấn, tiếp theo là Việt Nam (439602,18 tấn ) và Mexico (425433 tấn).
SVTH: Phan Thị Minh

18


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2. Tình hình sản xuất bưởi trong nước
Việt Nam là một nước được thiên nhiên ban tặng những điều kiện thuận lợi để

phát triển các loại cây ăn quả. Ở nước ta, cây ăn quả rất đa dạng và phát triển khá
mạnh, một trong những loài quả đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân đó
là bưởi.

SVTH: Phan Thị Minh

19


Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 2: Sản lượng bưởi và cam của Việt Nam từ năm 2007-2013:
Sản lượng
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Bưởi
340000
360000
381458
400126
424288,5
437436,2
439602,1

Cam

654700
678600
693500
400126
531334,2
520845,9
531957,6
(Nguồn: FAOSTAT, 2014)

Nhìn vào bảng 2 thì ta có thể thấy sản lượng bưởi của nước ta đang ngày càng
tăng, theo FAO tính đến năm 2013, diện tích bưởi của Việt Nam đạt 37732,56 ha với
sản lượng là 439602,1 tấn tăng 99602,1 tấn so với năm 2007 (tương ứng với tăng
29.3%). Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2007-2013 của bưởi Việt Nam về sản
lượng là 4,63%, diện tích là 3,52%, năng suất là 1,07%. So với cam thì bưởi có sản
lượng và diện tích thấp hơn, nhưng nhìn vào tốc độ tăng trưởng bình quân thì có thể
thấy sản lượng và diện tích bưởi đang ngày càng tăng trong khi cam lại tăng giảm
không ổn định (năm 2007 sản lượng là 654700 tấn nhưng năm 2013 giảm xuống còn
531957,6 tấn), bưởi đang dần chiếm ưu thế trong các loài cây có múi nói riêng và cây
ăn quả nói chung ở Việt Nam. Những năm gần đây,ở Việt Nam thì bưởi không chỉ
phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là một trong những loài cây ăn quả xuất
khẩu, hướng ra thị trường nước ngoài.
Bưởi ở Việt Nam được trồng ở hầu hết các vùng miền, theo Viện Nghiên cứu cây
ăn quả Miền Nam thì hiện nay nước ta có hơn 100 giống bưởi được trồng. Có thể điểm
qua một số giống bưởi được đánh giá là ngon nhất hiện nay ở nước ta đó là:
- Bưởi Đoan Hùng ( Phú Thọ): hiện được trồng nhiều ở huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ. Có hai giống được coi là tốt nhất, đó là bưởi Tộc Sửu (xã Chí Đàm) và bưởi
Bằng Luân (xã Bằng Luân). Phần lớn các giống bưởi đoan hùng cho quả có vị ngọt lạt,
thịt trái hơi nhão, tép mịn, độ Brix từ 9-1. Thường thu hoạch vào tháng 9-10.
- Bưởi diễn ( Hà Nội): được trồng nhiều ở Phú Diễn, Phú Minh ( Từ Liêm, Hà
Nội). Trái tròn, vỏ trái nhẵn khi chín màu vàng cam, ăn giòn ngọt, độ brix từ 12-14.

Thu hoạch trước tết nguyên đán khoảng nửa tháng.
SVTH: Phan Thị Minh

20


Khóa luận tốt nghiệp
- Bưởi Phúc Trạch( Hà Tĩnh): có nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê,
tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay được trồng ở hầu hết ở tất cả các xã trong huyện và các huyện
lân cận. Vỏ trái màu vàng xanh, tép múi phớt hồng, thịt trái mịn, ăn có vị ngọt hơi
chua, độ brix từ 10-12%. Thu hoạch vào tháng 9 hàng năm.
- Bưởi năm roi : được trồng nhiều ở huyện Bình Minh( Vĩnh Long) và khá nhiều
ở các tỉnh Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang… dạng trái hình quả lê, vỏ vàng khi chín,
hương vị thơm, không the đắng, không có hạt.
- ……

SVTH: Phan Thị Minh

21


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT BƯỞI PHÚC TRẠCH
Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ

2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hương Khê là huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, nằm ở tọa độ từ 17 058’ đến
18023’ độ vĩ Bắc và từ 105027’ đến 105056’ độ kinh Đông, ranh giới của huyện được xác
định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Vũ Quang và Can Lộc
- Phía Nam giáp huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
- Phía Đông giáp huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên
- Phía Tây giáp CHDCND Lào
Hương Khê có 21 xã và 1 thị trấn, thị trấn Hương Khê là trung tâm huyện lỵ nằm
trên trục đường Hồ Chí Minh cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 45Km về phía Tây
Trên địa bàn huyện có đường Hồ Chí Minh đi qua với chiều dài 47,60 Km, có
quốc lộ 15A và các đường tỉnh lộ 15, 71, 18, 16, 25 với tổng chiều dài khoảng 185Km,
tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua địa bàn với chiều dài 48,75Km, ngoài ra còn có
các sông như Ngàn sâu, sông Tiêm, sông Nổ chảy qua.
Với vị trí địa lý không chỉ tiếp giáp với các huyện trong tỉnh mà còn tiếp giáp
với tỉnh khác và CHDCND Lào đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng tiêu thụ
bưởi Phúc Trạch. Với hệ thống giao thông thuận lợi về cả đường bộ, đường thủy,
đường sắt giúp cho việc lưu thông sản phẩm được dễ dàng hơn. Với vị trí địa lý khá xa
biển nên tác động của các cơn bão đến cây trồng của huyện nói chung và cây bưởi
Phúc Trạch nói riêng là nhẹ.
2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng và sông ngòi.
 Địa hình:
Địa hình của huyện Hương Khê bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối, núi đồi
trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau: địa hình núi cao

SVTH: Phan Thị Minh

22



×