Tải bản đầy đủ (.docx) (140 trang)

Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện hương sơn – tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI
VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN – TỈNH HÀ TĨNH

NGUYỄN THỊ THU HẰNG


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

Khóa học: 2011-2015

2

2


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI


VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN – TỈNH HÀ TĨNH

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Thu Hằng

ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

Lớp: K45 Kinh tế nông nghiệp
Niên khóa: 2011 – 2015
Huế, tháng 5 năm 2015


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành luận văn này, cũng như hoàn thành cả quá trình học tập tại trường
Đại học Kinh Tế - Đại học Huế, ngoài sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế& Phát triển
- Trường Đại học Kinh Tế Huế và các thầy cô trong trường đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớiTS. Trần Đoàn Thanh Thanh, người đã
trực tiếp tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành
đề tài: “Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa

bàn huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh”.
Cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến anh Hồ Thái Sơn – chánh Văn phòng UBND
huyện Hương Sơn; anh Hồ - Trưởng phòng Nông nghiệp cùngcác bác, các anh chị
trong phòng Nông nghiệp, các cán bộ huyện thuộc các phòng ban khác thuộc UBND
huyện Hương Sơn; lãnh đạo UBND xã, các hộ chăn nuôi và đại lý thu gom, tiêu thụ
hươu sao ở các xã Sơn Ninh, Sơn Trung, Sơn Quang thuộc huyện Hương Sơn – Hà
Tĩnh; các quán ăn đặc sản hươu sao đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình thực tập tốt nghiệp, lấy số liệu, tìm hiểu thực tế để hiểu rõ hơn về đề tài,
về ngành học của mình.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng để hoàn thiện đề tài song không tránh khỏi
những hạn chế, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để đề
tài hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hằng

4

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

MỤC LỤC


DANH MỤCCÁC CHỮ VIẾT TẮT
1

BQ

Bình quân

2

CC

Cơ cấu

3

SL

Số lượng

4

HTX

Hợp tác xã

5

DT

Diện tích


6

ĐVT

Đơn vị tính

7

HND

Hộ nông dân

8

GTGT

Giá trị gia tăng

9

GTSX

Giá trị sản xuất

10

GO

Giá trị sản xuất


11

IC

Chi phí trung gian

12

KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định

13

LĐGĐ

Lao động gia đình

14

MI

Thu nhập hỗn hợp

15

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

16


VA

Giá trị gia tăng

17

NN

Nông nghiệp

18

NK

Nhân khẩu

19

T

Thuế

20

TB

Trung bình

21


TC

Tổng chi phí

22

Trđ

Triệu đồng

5

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

23

UBND

Ủy ban nhân dân

24

XDCB


Xây dựng cơ bản

6

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1. Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện

7

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

DANH MỤC CÁC ẢNH

8

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

9

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hươu sao là loại động vật hoang dã nên việc chăn nuôi hươu cần có lý thuyết để
áp dụng chăn nuôi theo tính cách hoang dã của chúng. Hươu có bản chất ăn tạp, bộ
phận tiêu hoá khác với các loại gia súc khác, thời gian chăn nuôi hươu kéo dài từ 15 –
20 năm. Hươu sao ở nước ta được chăn nuôi nhiều ở Nghệ An và Hà Tĩnh, trong số đó
phải kể đến huyện Hương Sơn – huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh có nhiều điều kiện
thuận lợi cho việc chăn nuôi phát triển đàn hươu. Nghề nuôi hươu ở đây đã trở thành
truyền thống, rất nhiều hộ nuôi. Chính vì vậy mà tôi tiến hành tìm hiểu đề tài:
“Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn
huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh”.
Mục tiêu thực hiện đề tài này nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi và tiêu thụ hươu
sao của các hộ chăn nuôi, người thu gom và đại lý kinh doanh sản phẩm hươu trong
huyện.Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu,
cũng như đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm của nó trên địa bàn huyện và ra khu vực,

khuyến khích người dân phát triển nuôi hươu.
Để hoàn thành tốt đề tài này cần sự hỗ trợ của các chuyên gia là thầy cô trong
trường Kinh tế Huế, Ths. Trần Đoàn Thanh Thanh trực tiếp hướng dẫn, các cán bộ
huyện phòng Nông nghiệp & PTNT, cán bộ xã phụ trách mảng chăn nuôi, nhũng
người có kinh nghiệm, hiểu biết về lĩnh vực này. Ngoài ra còn tham khảo các tài liệu
tiếng việt như sách, vở, bài giảng, báo cáo,..., các trang điện tử Internet, tivi, đài báo,...
Qua quá trình nghiên cứu tôi biết được hươu sao là động vật hoang dã mang lại
giá trị kinh tế cao. Hầu như tất cả các bộ phận của cơ thể hươu đều được sử dụng triệt
để. Giá trị lớn nhất, đầu tiên phải kể đến là nhung hươu. Nói tới vị thuốc bổ, quý, trong
Đông y người ta thường kể đến sâm, nhung, quế, phụ. Nhung có rất nhiều tác dụng, tốt
cho sức khỏe, được xếp vào danh sách các vị thuốc. Nhung được chính phủ cho phép
sản xuất thành các vị thuốc và bán rộng rãi. Nguồn lợi thu được từ chăn nuôi hươu là
nhung hươu, thịt, hươu con và các sản phẩm phụ khác.
Hộ gia đình chăn nuôi hươu sử dụng lao động và tiền vốn là chủ yếu. Chăn nuôi
hươu của hộ gia đình vừa mang tính thâm canh vừa mang tính quảng canh vì thời gian
chăn nuôi hươu dài, mỗi năm hươu đực cho nhung từ 1 đến 2 lần còn hươu cái sinh
sản một lần.
Các hộ gia đình chăn nuôi chủ yếu theo quy mô vừa (6 – 9 con) và nhỏ (1 – 5
10

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

con), quy mô lớn đang ít và gần đây mới bắt đầu mở rộng dần (quy mô trên 10 con),
hộ thường tận dụng lao động và thức ăn sẵn có của gia đình và thời gian rảnh rổi. Còn
đối với những hộ gia đình chăn nuôi theo quy mô lớn trên 10 con thì họ đầu tư tích luỹ

thức ăn theo mùa vụ, họ thuê thêm nhân lức lao động chăm sóc và theo dõi nhưng
lượng ít và lao động thời vụ là nhiều. Thu nhập mang lại cho hộ nông dân là rất cao
nhưng cũng rủi ro rất lớn do yêu cầu lượng vốn lớn, chăm sóc và phòng ngừa dịch
bệnh, điều kiện thời tiết… vì hươu là động vật hoang dã nên việc chăn nuôi, chăm sóc,
sinh hoạt cũng mang tính hoang dã.
Trong quá trình chăn nuôi hươu các hộ gặp nhiều thuận lợi và bất lợi ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình nuôi. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi và
tiêu thụ sản phẩm hươu sao như là thị trường (yếu tố quan trọng nhất), giống (yếu tố
quan trọng thứ 2) và yếu tố quan trọng thứ 3 là vốn, ngoài ra còn các yếu tố khác là
kinh nghiệm, kỹ thuật của người nuôi, vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, thức ăn, dịch bệnh,
khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng,...
Các địa phương, các vùng khác nhau có điều kiện kinh tế xã hôi khác nhau cho
nên tuỳ từng địa phương khác nhau mà đòi hỏi các yêu cầu về giống hươu khác nhau,
kỹ thuật chăn nuôi khác nhau. Kỹ thuật chăn nuôi hươu của các vùng, địa phương có
ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả phát triển đàn hươu của các hộ nông dân.
Nhưng chăn nuôi hươu của các hộ nông dân cũng không thể tách rời những tiến bộ
khoa học kỹ thuật vì nó tạo ra những giống hươu có năng suất cao, chất lượng sản
phẩm tốt. Những hộ nông dân áp dụng những tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản
xuất, thị trường…trong chăn nuôi hươu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển chăn nuôi hươu, là một người con của
Hương Sơn, của đất nước Việt Nam, một sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế chuẩn
bị trở thành cử nhân, đang tiến hành tìm hiểu nghiên cứu về đề tài hươu sao, tôi mạnh
dạn đề xuất những giải pháp và một số kiến nghị nhằm mở rộng quy mô chăn nuôi,
tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trưởng tiêu thụ để giúp quảng bá
thương hiệu hươu sao Hương Sơn và nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.

11

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi là một trong những bộ phận cấu thành nền nông nghiệp nước ta. Nó có
vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu con người, góp
phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, khai thác nguồn lực ở nông thôn.Cùng với
trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng dần khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngành
nông nghiệp.
Ngày nay việc phát triển chăn nuôi các loài động vật hoang dã quý hiếm gắn liền
với việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên động vật là một trong
những hướng khai thác bền vững, đem lại lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
Trong các loài động vật thì hươu sao đang được chú trọng và phát triển.
Chăn nuôi hươu sao đang ngày được mở rộng và phát triển ở trên thế giới hay
ngay cả ở Việt Nam. Ở nước ta hươu sao chủ yếu có ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Nằm trong
khuôn viên ấy có huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh.
Hương Sơn là một huyện miền núi thuộc Hà Tĩnh, có nhiều gò đồi, cỏ cây là
nguồn thức ăn cho loài hươu, có nhiều diện tích đất có thể dùng làm chuồng trại chăn
nuôi. Ở đây có truyền thống nuôi hươu từ lâu. Hiện nay Hương Sơn đang tập trung
phát triển chăn nuôi, trong đó phát triển chăn nuôi hươu đang là mũi nhọn. Với những
biện pháp tích cực, phong trào chăn nuôi hươu ở Hương Sơn đã có bước phát triển
mạnh mẽ. Người nông dân đã từng bước chuyển từ phương thức chăn nuôi tập quán
truyền thống sang áp dụng kỹ thuật, đầu tư sản xuất hàng hóa.
Hươu sao là vật nuôi ăn cỏ bán hoang dã được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn so
với các loài động vật ăn cỏ khác. Nhung hươu là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có giá
trị sinh học và cung cấp các hoạt chất có tác dụng nâng cao sức khỏe con người. Hươu
sao ít bệnh tật, dễ quản lý và nuôi dưỡng, thức ăn cho hươu chủ yếu là các loại lá, trái

cây có sẵn trong vườn, rừng rất dễ kiếm nên chi phí cho việc nuôi hươu thấp, hiệu quả
thu nhập cao và là động vật ăn cỏ ít gây tác hại xấu đối với môi trường.
Nuôi hươu sao để lấy nhung không chỉ để mục đích kinh doanh mà còn có mục
đích bảo tồn loài động vật quý hiếm, hoang dã. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sản
12

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

xuất ngành chăn nuôi , để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đời sống người dân,
thiết nghĩ, Hương Sơn cần quy hoạch phát triển vùng nuôi hươu sao để đẩy mạnh và
phát triển chăn nuôi hươu đạt hiệu quả cao đúng với vai trò và tầm quan trọng của nó
trong cơ cấu kinh tế của huyện những năm tới. Xuất phát từ những nguyên nhân trên
mà tôi đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm
hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn –tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tình hình chăn nuôi và tiêu thụ hươu sao của các hộ gia đình nông dân,
người thu gom và đại lý kinh doanh sản phẩm hươu trong huyện.Trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu, cũng như đẩy mạnh sức tiêu
thụ sản phẩm của nó trên địa bàn huyện và ra khu vực, khuyến khích người dân phát
triển nuôi hươu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-


Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản và thực tiễn về chăn nuôi và tiêu thụ sản

-

phẩm hươu sao.
Nêu những nét cơ bản về đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội ở địa bàn huyện Hương

-

Sơn có ảnh hưởng đến việc chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao.
Tìm hiểu tình hình chăn nuôi hươu sao ở 3 xã điển hình và của toàn huyện nói chung,

-

những khó khăn, thuận lợi ảnh hưởng tới chăn nuôi hươu.
Hiệu quả kinh tế mà chăn nuôi hươu sao mang lại cho người dân ở huyện
Tìm hiểu và phân tích chuỗi giá trị sản phẩm hươu, các tác nhân trong chuỗi, các kênh

-

phân phối sản phẩm.
Đề xuất giải pháp và những định hướng phát triển trong thời gian tới,nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế và khả năng tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ sản
phẩm của các hộ gia đình nông dân. Bao gồm các thành phần chủ yếu:Người cung cấp
đầu vào, hộ nông dân chăn nuôi hươu, người chuyên thugom – buôn bán sản phẩm
13


SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

hươu ở địa phương và một số đại lý kinh doanh sản phẩm hươu sao.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các nội dụng kinh tế chăn nuôi
hươu sao ở các hộ nông dân như sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hình phát triển đàn
hươu, phân tích tình hình đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh chăn nuôi hươu của
hộ, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi hươu sao, đề
xuất những giải pháp khai thác tiềm năng phát triển chăn nuôi hươu đạt hiệu quả kinh
tế cao.
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu các hộ chăn nuôi hươu sao ở 3 xã
thuộc huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh là Sơn Ninh, Sơn Trung và Sơn Quang, nghiên cứu
người thu gom và đại lý kinh doanh sản phẩm hươu sao trên địa bàn toàn huyện.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập để nghiên cứu từ năm 2012 – 2014.
Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015.
Thu thập số liệu sơ cấp: năm 2015
Dự báo vấn đề trong tương lai: Do khả năng của bản thân và thời gian nghiên
cứu có giới hạn nên tôi đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị phát triển chăn nuôi
hươu sao đến năm 2020.

14

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
 Khái niệm về hộ

- Trong Từ điển ngôn ngữ Mỹ (Oxford Press – 1987) có định nghĩa “hộ” là tất
cả những người cùng chung huyết tộc và những người cùng làm ăn chung”.
- Tchayanov, nhà khoa học kinh tế nông nghiệp nổi tiếng hàng đầu của Nga có
một quan điểm chung mang tính chất bao trùm; “Về khái niệm hộ, đặc biệt trong đời
sống nông thôn, không bao giờ cũng tương đương với khái niệm sinh học làm chổ dựa
cho nó, mà nội dung đó còn có cả một loạt những phức tạp về đời sống kinh tế và đời
sống gia đình”.
- Năm 1980, tại hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan đã
khẳng định “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tiêu dùng, xem
như đơn vị kinh tế” dẫn theo Nguyễn Văn Hân, [12].
Như vậy, hộ là đơn vị kinh tế, có nguồn lao động và phân công lao động chung: Có
vốn và chương trình kế hoạch sản xuất chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có
ngân quỹ chung và được phân phối lợi ích theo thoả thuận, có tính chất gia đình.
 Khái niệm về hộ nông dân

Hộ nông dân (HND) là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp
và phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn
chủ yếu thực hiện qua hoạt động của HND.
- Lê Đình Thắng (1993), cho rằng: “Nông hộ là tế bào của xã hội, là hình thức
kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”. Theo tác giả Nguyễn Sinh Cúc: “Hộ
nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực

tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (như làm
đất, giống cây trồng, bảo vệ thực vật, thuỷ nông) và thường nguồn sống chính của hộ
dựa vào nông nghiệp”.
- Hộ nông dân là một tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp,
bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong
15

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông
nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu các thành viên trong hộ (Theo bài
giảng Quản trị kinh doanh trong nông nghiệp của TS. Phùng Thị Hồng Hà – Trường
Đại học Kinh Tế Huế, [8]).
Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
- HND là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ
tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn. Trình độ quyết định quan hệ
giữa HND và thị trường.
- Các HND ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia các hoạt động phi nông
nghiệp với các mức độ khác nhau khiến cho khó giới hạn thế nào là một HND.
 Kinh tế hộ nông dân

Khái niệm: Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền
sảnxuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu
sảnxuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ

chungmột nhà, ăn chung: mọi quyết định trong sản xuất – kinh doanh và đời sống là
tùythuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển.
Vai trò của phát triển kinh tế hộ trong phát triển kinh tế nông nghiệp – nông
thôn: Kinh tế nông hộ đã góp phần làm tăng nhanh sản lượng sản phẩm cho xã hộinhư
lương thực, thực phẩm, sản phẩm cây công nghiệp, nông sản xuất khẩu. Nướcta kinh
tế hộ quy mô còn nhỏ và phân tán, lượng vốn còn ít nhưng đã cung cấp choxã hội 95%
sản lượng thịt, 90% sản lượng trứng và 93% sản lượng rau quả. Sảnxuất nông nghiệp
của hộ chiếm 48% giá trị tổng sản lượng của nghành nông nghiệp góp phần sử dụng
đầy đủ và có hiệu quả các yếu tố sản xuất như đất đai, laođộng, tiền vốn và tư liệu sản
xuất.Tăng việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn.Từng bướccải
thiện mức sống cho người dân nông thôn.
 Khái niệm về sản phẩm

Theo quan điểm Marketing: Sản phẩm phải gắn liền với nhu cầu của người tiêu
dùng nên nó được xem như một khái niệm có hệ thống bao gồm những yếu tố sau:
- Yếu tố vật chất: Gồm những đặc tính vật lý, hoá học của sản phẩm kể cả
những đặc tính vật lý, hoá học của bao gói với chức năng như gìn giữ bảo quản sản phẩm.
16

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

- Những yếu tố phi vật chất: Gồm công cụ sản phẩm, cách sử dụng, tên gọi,
biểu tượng, nhận biết sản phẩm, mức độ thỏa dụng của sản phẩm đối với nhu cầu của
khách hàng mà những nỗ lực của marketing phải hướng tới.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của các sản phẩm

hàng hoá và dịch vụ. Qua quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chuyển từ hình
thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng lưu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn
thành.
Từ những khái niệm trên có thể nói sản phẩm chăn nuôi là kết quả của quá trình
đầu tư sau một chu kỳ sản xuất để tạo ra các sản phẩm mang lại một đặc trưng riêng
đáp ứng nhu cầu thị trường.
 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
-

Có thể hiểu hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo hai nghĩa sau:
Theo nghĩa rộng: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình kinh tế bao gồm nhiều
khâu, nó có quan hệ mật thiết với nhau như nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu

-

khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất.
Theo nghĩa hẹp: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm
cho khách hàng và thu được tiền từ hoạt động này. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá
trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa để thỏa mãn lợi ích của người
sản xuất cũng như thỏa mãn nhu cầu sử dụng hàng hó của khách hàng.
Dù hiểu theo nghĩa nào thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói chung được cấu
thành bởi các yếu tố sau:
+ Các chủ thể kinh tế tham gia: Người mua và người bán
+ Đối tượng đem trao đổi: Là sản phẩm hàng hóa
+ Thị trường: Là nơi diễn ra trao đổi giữa người mua và người bán
2.1.2. Giới thiệu vài nét về hươu sao

 Giới thiệu, nguồn gốc

Hươu sao có tên khoa học là Cervus nippon Temminck, lớp thú, bộ ngón chẵn

(Artiodactyla), họ hươu nai (Cervidae). Ngoài ra còn được gọi là Lộc (Trung Quốc),
Red deer (Anh). Là loài thú quý hiếm, trong tự nhiên hầu như không còn, nhưng đã
được thuần dưỡng phục hồi số lượng.
Có nhiều bằng chứng cho biết người Trung Hoa đã nuôi hươu từ 1000 năm nay.
Nếunhư một số nước như Mỹ, Anh, Canada hươu được thả tự do, hoặc được nuôi
trong cáckhuôn viên để phục vụ mục đích du lịch, giải trí (săn bắn) thì nước Australia,
17

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

New Zelandnuôi để lấy thịt và nhung. New Zeland có 1,5 triệu con hươu, đàn hươu
nuôi ở Austraila cóđến 160 000 con.
Ở Việt Nam, việc chăn nuôi thuần dưỡng hươu Sao cũng chỉ mới xuất hiện vào
nhữngnăm 1920, 1930. Một số gia đình giàu có ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã nuôi những
đàn hươu từ5 - 7 tới vài chục con. Năm 1929, ở huyện Thanh Chương có nhà nuôi đàn
hươu tới 27 con.Nhân dân một số vùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, trong đó có Quỳnh
Lưu và Hương Sơn cũngcó tập quán nuôi 1 - 2 con hươu trong nhà để lấy nhung.
Trước 1954, do chiến tranh, số lượng hươu nuôi còn lại không đáng kể. Sau năm
1954nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh mới lại có điều kiện phát huy tập quán chăn nuôi
hươu tronggia đình.
Năm 1964, một số hươu Sao từ Quỳ Hợp - Nghệ An đã được chuyển đến nuôi
tạiVườn quốc gia Cúc Phương. Năm 1967 - 1969, một số hươu sao ở Cúc Phương đã
đượcchuyển đến Ninh Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Quảng Ninh để góp phần giữ
giống và nhân giống. Hươu nuôi ở các địa phương này cũng phát triển mạnh, tăng
nhanh về số lượng vàchất lượng.

Ở Việt Nam, hươu sao đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2000.
 Phân bố
Hươu sao có nguồn gốc Đông Nam Á, phân bố ở các vùng Đông Bắc và miền
cực Nam Viển Đông của Liên Xô cũ, vùng phía đông của miền Đông Bắc, phía Đông
và phía Đông Nam của Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, ở phía Nam khu
phân bố còn đi qua Bắc của Việt Nam (Bắc Bộ và Trung Bộ).
 Đặc điểm sinh học của hươu sao
- Hình thái

Hươu sao nhỏ hơn nai và lớn hơn hoẵng. Thể chất nhẹ nhàng, cân đối, dài và
mảnh. Đầu nhỏ, cổ dài, tai thường dài hơn đuôi. Kích thước trung bình của hươu
trưởng thành như sau:
Chiều dài thân:
Chiều dài đuôi:
Chiều dài bàn chân sau:
Chiều dài tai:
Con đực cân nặng:
Con cái cân nặng:
Bộ lông có màu vàng đậm,

1.300 – 1.600 mm
83 – 170 mm
330 – 370 mm
123 – 175 mm
50 – 70 kg
45 – 60 kg
con cái nhạt hơn con đực. Trên nền vàng đỏ rải rác

những đốm trắng gọi là “sao”. Độ lớn của những chấm này nhỏ dần về phía sau lưng
18


SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

và lớn hơn về phía bụng. Những sao ở hai bên sống lưng tạo thành hai hàng vàng dọc,
còn các sao ở mình không có hàng rõ rệt. Từ gáy, cổ và dọc sống lưng có một đường
chấm chỉ thẩm, mút đuôi có lông màu trắng, mặt dưới đuôi trần. Ở dưới gốc đuôi và
phía sau đùi có những sợi lông dài 4 – 6 cm. Tứ chi màu vàng thẫm hơn ở mặt trước
và nhạt hơn ở mặt sau. Chân, đầu, bụng không có sao. Tuyến nước mắt phát triển
-

mạnh. Ở hươu đực có sừng, hươu cái không có sừng.
Sinh sản
Hươu sao mỗi năm sinh sản 1 lứa, mỗi lứa một con. Thời gian mang thai của
hươu là 215 – 217 ngày. Mùa động dục của hươu sao chỉ xảy ra một lần trong năm và
thời gian có thể thay đổi theo từng vùng. Hươu sao nuôi tại xã Sơn Quang thường
động dục vào tháng 2, tháng 3.
Hươu trưởng thành động dục lúc 2 năm tuổi và lúc này có khả năng giao phối
hiệu quả, hươu cái biểu hiện động dục từ 1 – 2 năm tuổi. Hươu cái có khả năng đẻ đứa
con đầu tiên lúc 20 tháng tuổi, thậm chí 17 tháng tuổi đến 15 tháng tuổi vẫn có khả

-

năng sinh sản.
Sinh trưởng và phát triển tạo nhung gạc
Hươu con đẻ ra tương đối khỏe: Khoảng nửa giờ sau khi đẻ ra đã có thể đứng dậy

và bú mẹ. Trong những ngày đầu hươu con thường nằm nhiều, tách mẹ đến bữa mới bú.
Trọng lượng trung bình của hươu sơ sinh của hươu cái là: 3,4 kg; hươu đực là 3,6 kg.
Sau 10 đến 20 ngày hươu con đã bắt đầu ăn lá, cỏ. Từ 40 ngày trở đi đã hoạt
động khá mạnh, vận động nhanh không kém gì hươu trưởng thành. Chỉ hươu đực mới
có sừng và thay sừng hằng năm. Cặp sừng đầu tiên xuất hiện khi hươu 1 năm tuổi. Cặp
sừng này không phân nhánh, dài 16 – 23 cm, thường gọi là cặp sừng “chìa vôi” hay
“chóc”. Các cặp sừng cũ đều rụng vào trung tuần tháng giêng đến cuối tháng 3, hai
sừng không rụng đồng thời mà cách nhau 1 đến 2 ngày. Sau khi cặp sừng cũ rụng sẽ có
cặp mới mọc. Sừng còn non gọi là nhung, lúc này nhung mềm màu hồng nhạt, có
những lông tơ màu trắng, xám rất mịn phủ ngoài. Nhung mọc đươc 2 – 3 cm bắt đầu
mọc nhánh lần thứ nhất, khi được 18 – 25 cm thì phân nhánh lần thứ 2. Đầu tiên 2
nhánh này mập, tròn, khó phân biệt, sau chuyển sang hình trái mơ, hình yên ngựa và
mọc dài hơn là gác sào. Nếu để nhung quá tuổi hay không cắt, nhung sẽ hóa xương
dần theo chiều từ gốc lên ngọn và từ trong ra ngoài, đó gọi là “gác”.
19

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

Ảnh 2.1. Hươu con 1 tháng tuổi

Ảnh 2.2. Hươu đực 6 năm tuổi đang mùa lên nhung
 Lợi ích và ý nghĩa của việc chăn nuôi huơu

Hươu là một trong những loài động vật đẹp, hoang dã quý hiếm; có giá trị về
nhiều mặt. Từ một loài động vật hoang dã sống trong núi rừng, hươu đã và đang được

thuần phục như vật nuôi. Như chúng ta đã biết việc khai thác quá mức các nguồn tài
nguyên, bao gồm động vật quý hiếm đang làm cho tình trạng một số loài bị tuyệt
chủng hay nằm trong danh sách đỏ. Hươu sao cũng nằm trong số đó, nó đang được liệt
vào danh sách cần được bảo tồn. Việc bảo vệ, phục hồi sử dụng và khai thác hợp lý
loài hươu sao góp phần to lớn nhằm bảo vệ nguồn ghen vật nuôi đang ngày càng bị
20

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

hủy diệt, bảo vệ tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng
Hơn nữa, hươu còn có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe cho con
người. Các sản phẩm từ hươu rất được ưa chuộng. Hầu như tất cả các bộ phận của cơ
thể hươu đều được sử dụng triệt để. Giá trị lớn nhất, đầu tiên phải kể đến là nhung
hươu (Cornu Cervi Parvum). Nói tới vị thuốc bổ, quý, trong Đông y người ta thường
kể đến sâm nhung, quế, phụ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần hoá học, tác
dụng dược lý của nhung hươu và đã xếp nhung vào danh mục các vịthuốc. Nhung
được chính phủ cho phép sản xuất thành các vị thuốc và bán rộng rãi. Nhung hươu có
tác dụng tốt đối với toàn thân: nâng cao thể lực, bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, bớt mỏi
mệt, những vết thương chóng lành, lợi tiểu, tăng nhu động ruột và dạ dày, ảnh hưởng
tốt đến việc trao đổi chất đạm và mỡ. Ngoài ra, những chất chiết của nhung hươu sao
còn chứa cholesterin tự do, keramit, liso-leusitin, spingomi-êlin và hàng loạt những
hợp chất trung tính khác. Người ta đã dùng nhung hươu chế thành thuốc uống hay tiêm
Pantocrine. Đây là vịthuốc bổ, quý có tác dụng làm tăng sức mạnh toàn thân, nhất là
đối với những người già, những người làm việc quá sức, mệt mỏi hay mới ốm dậy. Nó
còn có tác dụng chữa các bệnh: huyết áp thấp, cơ tim yếu, làm mau lành các vết

thương bên ngoài nhất là các mụn nhọt có mủ. Thầy thuốc Việt Nam còn dùng nhung
hươu phối hợp với một số vị thuốc khác đểchữa những chứng bệnh: liệt dương, đái
nhắt, nước tiểu đục như nước gạo, miệng khô, lưng đau, tinh huyết khô kiệt. Nhân dân
cũng có thói quen dùng nhung hươu để chữa các bệnh tả, lỵ… Các nghiên cứu mới
đây của các nhà khoa học phuơng Tây cũng cho thấy nhung hươu có thể dùng điều trị
bệnh viêm khớp.
Các sản phẩm khác là hươu bao tử, gạc xương và các bộ phận khác của hươu.
Hươu bao tử có tác dụng bồi bổ cho người già, người làm việc quá sức, người mới
ốmdậy hay sản phụ.Lộc giác dùng chữa các bệnh: suy nhược thần kinh, đau khớp
xương, mụn nhọt hayphụ nữ bị khí hư bạch đới. Gạc hươu và xương hươu còn dùng để
nấu cao.
Ngoài ra gân hươu, đuôi hươu, tiết hươu cũng được dùng để làm thuốc.
Da hươu có thể thuộc để may đồ ấm. Phân hươu dùng làm phân bón rất tốt.
Không những được sử dụng làm thuốc, các sản phẩm của hươu còn được dùng
21

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

làm thực phẩm. Ở các nước Phương Tây, New Zeland, Australia người ta xem trọng
thịt hươu. Lý do: thịt hươu nhiều nạc, ít mỡ và được cho là thịt “an toàn” đối với sức
khoẻ con người. Nước Đức mỗi năm tiêu thụ 40-50 tấn. Các nước khác cũng ăn thịt
hươu: Thụy Sỹ, Mỹ, các nước Liên minh châu Âu. Ngay người Canada bấy lâu vẫn
xem hươu như là một động vật giải trí (dùng cho săn bắn), thì nay đã có xu hướng nuôi
hươu lấy thịt. Ở nước ta thịt hươu cũng được khen là ngon: “vị ngọt, tính ấm, bổ trung,
ích khí, mạnh gân cốt”.

Vì những lí do đó mà nuôi hươu mang lại giá trị kinh tế cao. Các hộ nông dân ở
Hương Sơn hầu như nhà nào cũng có nuôi hươu, ít nhất là 1-2 con, nhiều nữa là trang
trại vài chục đến cả trăm con. Mỗi con hươu đực mỗi năm cho 1-2 lần nhung, mỗi lần
từ 0,3-1,8kg/cặp nhung tươi, giá bán giao động từ 0,8-1,5 triệu đồng/lạng hay 8-15
triệu đồng/kg nhung tươi.
2.1.3. Đặc điểm chăn nuôi hươu sao của hộ
2.1.3.1. Đặc điểm của các hộ chăn nuôi hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn
Hươu sao là loại động vật hoang dã nên việc chăn nuôi hươu cần có lý thuyết
để áp dụng chăn nuôi theo tính cách hoang dã của chúng. Hươu có bản chất ăn tạp,
bộ phận tiêu hóa của chúng khác với các loại gia súc khác, thời gian chăn nuôi hươu
kéo dài từ 15 – 20 năm.
Hộ gia đình chăn nuôi hươu sử dụng lao động và tiền vốn là chủ yếu. Chăn nuôi
hươu của hộ gia đình vừa mang tính thâm canh vừa mang tính quảng canh vì nhiều hộ
gia đình ở đây đã thuê đất, đầu tư trang trại nuôi hươu với số lượng trên 10 con.
Nhưng nhiều hộ nuôi từ vài ba con trong chuồng để tận dụng thời gian rãnh và có
thêm thu nhập. Thời gian chăn nuôi hươu dài, mỗi năm hươu đực cho nhung từ 1 đến 2
lần còn hươu cái sinh sản một lần.
Hươu đực thời gian lên nhung khoảng 45 – 60 ngày là cắt, trước đó và trong khi
đang có nhung chúng ta cần có sự đầu tư thêm thức ăn, sau thời gian đó chúng ta cho
ăn theo tiêu chuẩn khẩu phần như cũ. Đối với hươu cái trước và sau khi sinh cần đầu
tư thêm thức ăn để có đủ chất nuôi con, còn bình thường cho ăn theo tiêu chuẩn khẩu
phần ăn như tính cách của chúng.
Các hộ gia đình chăn nuôi theo quy mô nhỏ (1 đến 5 con) thường tận dụng lao
động, thức ăn sẵn có của gia đình và thời gian rãnh rỗi. Còn đối với những hộ gia đình
22

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

chăn nuôi theo quy mô lớn trên 10 con thì họ đầu tư tích lũy thức ăn theo mùa vụ và có
thể thuê thêm nhân lực lao động để chăm sóc và theo dõi. Thu nhập mang lại cho hộ
nông dân là rất cao nhưng rủi ro rất lớn do yêu cầu lượng vốn lớn, chăm sóc và phòng
ngừa dịch bệnh, điều kiện thời tiết… vì hươu là động vật hoang dã nên việc chăn nuôi,
chăm sóc, sinh hoạt cũng mang tính hoang dã.
2.1.3.2. Kỹ thuật chăn nuôi hươu của hộ nông dân
 Chuồng trại

Có 2 hình thức chăn nuôi hươu ở huyện Hương Sơn:
- Nuôi nhốt hoàn toàn

Ảnh 2.3. Hình thức nuôi nhốt hoàn toàn
Hình thức nuôi nhốt này thường được các hộ chăn nuôi áp dụng phổ biến, phù
hợp với quy mô chăn thả nhỏ. Đặc điểm của hình thức chăn nuôi này là hươu sao được
nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng và hằng ngày chúng ta đem thức ăn, nước uống và
vệ sinh chuồng trại. Việc xây dựng chuồng trại phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của
hươu, có độ bền vững chắc chắn không cho hươu thoát ra ngoài và đi mất, phải tiết
kiệm nguyên vật liệu làm chuồng không ảnh hưởng tới sức khỏe của hươu. Chuồng
nuôi phải được xây cách nhà một khoảng hợp lý tránh ô nhiễm và tiếng động. Phải là
nơi cao ráo và phải là vị trí thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hướng
chuồng tốt nhất là xây dựng chuồng phía Nam hoặc Đông Nam để điều hòa được khí
23

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

hậu của chuồng nuôi. Nền chuồng phải có độ dốc từ 1 – 20 và phải cao hơn vùng đất
xung quanh từ 10 – 15 cm, nền chuồng có thể làm bằng xi măng láng nhám hoặc nền
đất nện chặt đầu được. Hươu đực được nhốt riêng trong một gian chuồng phải có diện
tích từ 6m2 trở lên. Hươu cái có thể lớn hơn một chút để tạo ra sự thoải mái để có thể
giao phối trong chuồng. Nhưng hiện nay thường làm chuồng hai ngăn để tiện vệ sinh và
phối giống. Chuồng hai ngăn này thường rộng từ 12m 2 trở lên. Chuồng hươu thường
được xây ở cạnh nhà để tiện chăm sóc và kiểm tra. Nuôi nhốt có đặc điểm dễ chăm sóc
nuôi dưỡng nhưng không thỏa mãn tập tính sinh lý vật nuôi chính vì thế chúng ta nuôi
nhốt nhưng phải có sân chơi. Diện tích sân chơi to nhỏ tùy thuộc vào số lượng hươu
nuôi trong ô chuồng, trung bình khoảng 20 – 50 m2. Xung quanh sân chơi được rào
bằng lưới thép hoặc hàng rào gỗ chắc chắn. Thức ăn cho hươu chủ yếu là các loại thức
ăn thô xanh bổ sung hằng ngày, nước uống cho hươu dùng nước giếng khơi chứa trong
máng uống để ở cạnh hoặc ngài chuồng có lỗ thông cho hươu thò cổ ra để uống.
- Bán chăn thả (nuôi nhốt có sân chơi)
Hình thức chăn nuôi này thường áp dụng ở các trang trại chăn nuôi quốc doanh
như vườn quốc gia Cúc Phương – Ninh Bình, trại hươu đảo suối Ba Vì – Hà Tây, công
ty cổ phần hươu giống Hương Sơn – Hà Tĩnh.
Phương thức chăn nuôi này được thiết kế khu chăn thả có diện tích phù hợp với
số lượng hươu chăn nuôi. Diện tích của mỗi khu chăn nuôi khoảng 1.500 – 2000 m 2
thả từ 10 – 20 con, xung quanh được rào bằng lưới thép cùng với cọc xi măng chắc
chắn, trong khu vực khu chăn thả được trồng cây để làm bóng mát và làm thức ăn bổ
sung cho hươu. Trong mỗi ô như vậy có nhà nghỉ, có hệ thống máng ăn, nước uống
cho hươu. Hươu được thả tự do trong mỗi ô, được đi lại tự do. Người chăn nuôi hằng
ngày đem thức ăn vào cho hươu theo giờ quy định và kiểm tra tình trạng sức khỏe,
mức độ đi lại, vệ sinh phòng dịch cho hươu. Vào mùa sinh sản hoặc mùa thu hoạch
nhung cần bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần thức ăn. Hươu con khi tách mẹ (3
tháng trở lên) được nuôi riêng ra. Hình thức chăn nuôi này môi trường sinh thái của

con vật được mở rộng, phù hợp với hoạt động sống hoang dã của nó. Hình thức này
cũng phù hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.

24

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

Ảnh 2.4. Hình thức nuôi nhốt có sân chơi
 Giống:

Giống là khâu quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại trong chăn
nuôi hươu của các hộ nông dân. Chọn hươu giống thường phải quan tâm đến bố, mẹ,
anh chị em, có khi cả ông bà của chúng để xem xét thế nào. Chính vì vậy chọn hươu
giống như thế nào sẽ mang lại thành công thì đây là vấn đề rất đáng chú ý. Cụ thể cần
chú ý những điểm chính sau:
- Chọn hươu đực giống:
* Lý lịch: Hươu đực bố phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây
Có sức khoẻ tốt, có năng suất sản xuất nhung cao khối lượng nhung cao từ 0,8kg trở
lên., tính dính di truyền tương đối ổn định. Hươu con cũng có khối lượng nhung cao, sức
sống tốt. nếu hươu bố mẹ có nhiều khả năng chống đỡ bệnh tật và tạp ăn thì càng tốt
* Về ngoại hình : Hươu sơ sinh phải có trọng lượng 4kg trở lên. Nhìn tổng thể
khỏe, lông mượt, cân đối và có nhiều đặc điểm của giống đực. Lông mượt mặt rộng,
vừng trán nhô cao, hai xoáy trán cao và cách xa nhau nếu con đực có sừng (nhung)
thì hai bên sừng phải tạo thành hình chữ Y và hai đỉnh càng rộng càng tốt. Những
con mà có cặp sừng (nhung) song song là nhung kém. Cổ ngắn, vòm cổ hơi sà xuống

trông như có ướm, ngực thon mình ngựa, lưng thấy chỉ lưng rõ, chân ngắn vừa phải
và mập, luôn đi bằng 4 ngón chân.
- Chọn con cái: Con cái có chức năng cơ bản là sinh sản vì vậy khi chọn con cái
ngoài phần theo dõi lý lịch về hươu thì cần phải chú ý một số đặc điểm điển hình như sau:
Lý lịch của hươu cái không bị cận huyết, nếu bị cận huyết hoặc đồng huyết thì có
thể dẫn đến vô sinh, bệnh này có nhiều và không thể chữa được. Phải xem xét đời mẹ
của hươu cái nếu mà con mẹ tốt, thuận lợi trong việc phối giống, sinh con và chăm sóc
con tốt, nhiều sữa, một năm đẻ một lần thì là tốt. Hươu con sinh ra phải to khoẻ (từ 3.5
25

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


×