V
×
s
ù
p
h
¸
t
t
r
i
Ó
n
n
«
n
g
n
g
h
i
Ö
p
v
µ
n
«
n
g
t
h
«
n
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi và tiêu thụ
sản phẩm lợn bản địa
Lào Cai, tháng 12 năm 2012
1
1
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Tổ chức Oxfam với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc hiện đang hợp tác cùng
các tổ chức và cá nhân ở bên trong và ngoài tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án “Nâng cao vai trò
làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua các can thiệp thị trường ở tỉnh Lào
Cai”.
Dự án này được thiết kế dựa trên thực trạng là đói nghèo ở Việt Nam hiện nay tập trung
ở các khu vực miền núi và dân tộc thiểu số. Phụ nữ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số thường dễ
bị tổn thương hoặc phải chịu đựng sự đói nghèo và các cú sốc (ví dụ thiên tai, bất bình đẳng xã
hội…) nhiều hơn so với các nhóm xã hội khác trong cùng địa bàn do ít được tích lũy các nguồn
lực về con người (giáo dục, kiến thức và kỹ năng sản xuất, sức lao động) và vốn xã hội (cụ thể
là các mối quan hệ bên trong và bên ngoài cộng đồng). Đây là một phần hệ quả của các quan
niệm gia trưởng trọng nam vẫn đang tồn tại trong nhiều gia đình và cộng đồng ở Việt Nam.
Dự án này có mục tiêu giải quyết các vấn đề về phát triển của phụ nữ dân tộc thiểu số
thông qua giải pháp thị trường có lồng ghép yếu tố giới. Dự án áp dụng các can thiệp thị trường
thông qua một chuỗi giá trị hàng nông sản cụ thể (lợn bản địa) như điểm khởi đầu để giải
quyết vấn đề về quyền làm chủ kinh tế của phụ nữ ở tỉnh Lào Cai từ các khía cạnh đa chiều của
việc tiếp cận với các nguồn lực sản xuất (nguồn vốn, kiến thức và kỹ năng sản xuất theo định
hướng thị trường, nguồn đầu vào sản xuất có chất lượng cao...), tạo môi trường thuận lợi cho
phụ nữ dân tộc thiểu số tham dự vào một thị trường công bằng hơn (không bị thiệt thòi khi mua
bán hàng hóa trên thị trường, đặc biệt với sản phẩm do hộ gia đình làm ra), và có khả năng đối
phó với các cú sốc. Thông qua việc xây dựng năng lực cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường và các kỹ năng đàm phán thị trường, và
cung cấp sự hỗ trợ để nâng cấp chuỗi giá trị hàng nông sản được lựa chọn để đạt được sự đảm
bảo về thu nhập và có thu nhập cao hơn - dự án mong đợi sẽ xây dựng một nguồn lực hỗ trợ
mạnh mẽ đối với phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình thương lượng/chuyển đổi về các
quyền/ vai trò của họ trong nội bộ gia đình và trong cộng đồng theo hướng bình đẳng giới. Dự
án cũng sẽ vận động cho việc lồng ghép các mục tiêu về nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của
phụ nữ trong các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Lào Cai.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai là một đối tác thực hiện dự án “Nâng cao vai trò
làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua các can thiệp thị trường ở tỉnh Lào
Cai”. Trong khuôn khổ các hoạt động của dự án, Trung tâm cần thuê tư vấn/ nhóm tư vấn có
kinh nghiệm phát triển các chuỗi giá trị chăn nuôi để triển khai hoạt động nghiên cứu và xây
dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ lợn bản địa tại các xã vùng cao thuộc hai huyện Mường
Khương và Bát Xát tỉnh Lào Cai.
II. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
2
2
Tư vấn sẽ phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Lào Cai, tổ chức Oxfam và các bên liên
quan để thực hiện hoạt động khảo sát, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất và
tiêu thụ lợn bản địa tại các xã vùng cao thuộc hai huyện Mường Khương và Bát Xát thuộc tỉnh
Lào Cai (dự kiến từ tháng 12/2012 đến tháng 3/2013) với các mục tiêu cụ thể như sau:
- Nắm bắt hiện trạng tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lợn đen bản địa trên địa bàn
xã Lùng Khấu Nhin - Huyện Mường Khương, xã Trịnh Tường, xã Mường Hum -
Huyện Bát Xát.
- Học tập kinh nghiệm về phát triển chuỗi giá trị lợn, bò tại các tỉnh lân cận nhằm mở
rộng thị trường và vận dụng phù hợp với địa phương.
- Thảo luận, tư vấn và xác định các kết quả mong đợi cho ngành hàng lợn bản địa tại
Lào Cai (xác định rõ khung thời gian)
- Xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ lợn đen bản địa trên địa bàn 2 huyện Mường
Khương, Bát Xát góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất, thị
trường đầu ra, tăng giá trị kinh tế cho chị em phụ nữ nuôi lợn đen bản địa tại địa
phương, là cơ sở để các cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện, tỉnh định hướng phát
triển chăn nuôi lợn bản địa trong thời gian tới.
III. SẢN PHẨM YÊU CẦU
- Báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát các điều kiện tổ chức sản xuất và thị trường tiêu
thụ sản phẩm lợn đen bản địa tại các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Trong đó có chỉ
rõ qui mô chăn nuôi của các nhóm, cơ cấu đàn tại mỗi nhóm sở thích và phân vùng
sản xuất có đính kèm bản đồ vùng sản xuất tiềm năng và địa điểm các nhóm sở
thích…)
- Hoàn thiện dự thảo kế hoạch tổ chức phát triển chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn
đen bản địa tại tỉnh Lào Cai, trọng tâm là 2 huyện Bát Xát, Mường Khương giai đoạn
2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020Yêu cầu kế hoạch phải chỉ rõ được (1) cách
thức tổ chức sản xuất giống, biện pháp quản lý và các tư vấn về kỹ thuật khác, đảm
bảo sản phẩm đưa ra thị trường ổn định về mặt số lượng chất lượng; (2) Kết nối thị
trường (lựa chọn doanh nghiệp, đối tượng khách hàng (khách hàng mục tiêu và khách
hàng tiềm năng), các kênh tiêu thụ, xây dựng thương hiệu; (3) phương án mở rộng thị
trường và quy mô sản xuất, tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu mở rộng về quy mô; (4)
Xây dựng biểu mẫu và hướng dẫn cho các tổ nhóm, các hộ nông dân lập được kế
hoạch sản xuất chăn nuôi theo chu kỳ như tháng, quý, năm.
3
3
- Tổng hợp ý kiến góp ý của các bên liên quan để hoàn thiện kế hoạch tổ chức phát
triển chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đen bản địa tại 2 huyện Bát Xát, Mương
Khương giai đoạn 2012 – 2015, định hướng đến 2020.
IV. YÊU CẦU TƯ VẤN
- Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực và gói dịch vụ (chăn nuôi, thú y, kinh tế nông
nghiệp, phát triển kinh doanh, nghiên cứu thị trường đối với các sản phẩm nông
nghiệp…)
- Có trên 7 năm tham gia hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu về nông nghiệp, phát
triển các chuỗi giá trị chăn nuôi; Thành thạo các công cụ phân tích xây dựng kế hoạch
thôn bản, kế hoạch cho tổ nhóm và HTX; có kinh nghiệm tư vấn phát triển các loại
hình tổ chức nông dân gắn kết với thị trường; đã xây dựng thành công ít nhất 01 chuỗi
giá trị về chăn nuôi tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam;
- Am hiểu Lào Cai và các tỉnh miền núi phía Bắc và có mối quan hệ tốt với các đối tác
địa phương là một lợi thế.
Nhóm tư vấn/ tư vấn quan tâm xin gửi hồ sơ về địa chỉ email:
và trước 17.00 ngày 20/12/2012.
Hồ sơ gồm có:
(1) Đề xuất nghiên cứu, ghi rõ mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, kết quả
mong đợi và sản phẩm giao nộp, kèm theo đề xuất kinh phí cho gói tư vấn,
(2) CV của tư vấn/ nhóm tư vấn, nêu rõ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của tư vấn/
nhóm tư vấn;
Trung tâm Khuyến nông sẽ thảo luận cụ thể với nhóm tư vấn về các nội dung yêu cầu, Lưu
ý: Hoạt động khảo sát dự kiến sẽ tiến hành trước ngày 25/1/2012 và báo cáo cuối cùng sẽ hoàn
thành chậm nhất vào ngày 15/3/2013.
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai
Địa chỉ: Tầng 4, Khối 8 , Đại Lộ Trần Hưng Đạo, Phường Nam Cường, TP Lào Cai
Điện thoại: 020.3661238
Email:
4
4