Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần long thọ huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.74 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
--------------------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ - HUẾ
3 NĂM 2012 - 2014

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Hoàng Phong Phú

Th.s Nguyễn Văn Đức

Lớp: K45_TKKD
Niên khóa: 2011 - 2015

1

QUA


Huế, tháng 05 năm 2015
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

2


CTCP

Công ty cổ phần

ĐVT

Đơn vị tính

SXKD

Sản xuất kinh doanh

LN

Lợi nhuận

NSLĐ

Năng suất lao động

TSCĐ

Tài sản cố định

TSDH

Tài sản dài hạn

VCĐ


Vốn đố định

VLĐ

Vốn lưu động

NPT

Nợ phải trả

VCSH

Vốn chủ sở hữu


PHẦN 1:ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường, với các chính sách kinh tế
mở và chiến lược tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường đã,
đang và sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện
với những thách thức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính
quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trường ngay trong nước cũng như
thế giới. Trong nền kinh tế thị trường, một khi không còn sự bảo hộ của nhà nước, các
doanh nghiệp trong nước phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh
một cách có hiệu quả để có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Mặt
khác mục tiêu quan trọng nhất mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới là nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bởi nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện
sống còn của doanh nghiệp, đồng thời nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng
nguồn lực hợp lí cũng như thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật công
nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và sản
xuất vật liệu xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến đổi phải thể
hiện được vai trò tiên phong của mình trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới.
Là một doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và cung ứng các sản phẩm xi măng,
Công ty cổ phần (CTCP) Long Thọ đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn
trên thị trường. Do đó, vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa vô cùng thiết
thực và quan trọng, luôn được tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đặt lên
hàng đầu, là mục tiêu quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy,
công ty luôn nỗ lực nghiên cứu điều chỉnh phương hướng hoạt động của mình, đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất, nắm bắt được các nhân
tố ảnh hưởng cùng mức độ và xu hướng tác động của từng yếu tố đến kết quả và hiệu
quả sản xuất kinh doanh để từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
3


kinh doanh của công ty. Nắm bắt được sự quan trọng đó, tôi đã chọn đề tài “Phân tích
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Thọ - Huế” làm
chuyên đề cuối khóa của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của CTCP Long Thọ
giai đoạn 2012-2014, đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Long Thọ qua
3 năm 2012 - 2014.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh của công ty cổ phần Long Thọ trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến hiệu quả SXKD của CTCP
Long Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, yếu tố vĩ mô - vi mô,
điểm mạnh - điểm yếu, những cơ hội và thách thức của công ty. Qua đó, đánh giá hiệu
quả SXKD của Công ty.
+ Về không gian: nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh tại CTCP Long Thọ
+ Về thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của CTCP Long Thọ trong khoảng
thời gian 2012-2014, định hướng và xây dựng giải pháp đề xuất cho các năm 20152017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Phương pháp duy vật biện chứng


4


Thu thập số liệu thứ cấp



Để đánh giá tình hình kinh doanh của CTCP Long Thọ tôi đã tham khảo số liệu từ
các nguồn khác nhau như internet, các tài liệu đã công bố của CTCP Long Thọ qua các
năm (báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo quyết toán của Công ty)...
Phân tích thống kê




Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống
kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, phương pháp so sánh để phân tích kết
quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm. Phương pháp chỉ số,
phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động
doanh thu, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động qua các
năm.
PHẦN 2:NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.1.1.1.Khái niệm
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của
quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lời
Hoạt động kinh doanh là những hoạt động phù hợp và nằm trong khuôn khổ của
pháp luật của các tổ chức, cá nhân, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua
việc cung cấp hàng hóa dịch vụ trên thị trường, đồng thời hoạt động kinh doanh còn để
tìm kiếm lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp chính là
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh vì nó là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn
tại và phát triển, đạt được lợi nhuận tối đa. Phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh là một nhiệm vụ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, và muốn nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh đời hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng tốt các yếu tố đầu
vào như: lao động, vật tư máy móc thiết bị, vốn và thu được nhiều kết quả của đầu ra.
5


Để hiểu rõ khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta xét
các quan niệm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh:

-Về thời gian: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải là hiệu
quả đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, và trong cả quá trình không giảm sút.
-Về không gian: Hiệu quả SXKD được coi là đạt được khi toàn bộ hoạt động
của các bộ phận, các đơn vị đều mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh
chung và trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn Công ty.
-Về mặt định lượng: Hiệu quả SXKD biểu hiện mối tương quan giữa kết quả
thu được và chi phí bỏ ra để kinh doanh, hiệu quả SXKD chỉ đạt được khi kết quả cao
hơn chi phí bỏ ra, và khoảng cách này càng lớn thì hiệu quả đạt được càng cao và
ngược lại.
-Về mặt định tính: Hiệu quả SXKD không chỉ biểu hiện bằng các con số cụ thể
mà còn thể hiện trình độ năng lực quản lý các nguồn lực, các ngành sản xuất, phù hợp
với phương thức kinh doanh, chiến lược và kế hoạch kinh doanh.
Ngoài ra, còn biểu hiện về mặt xã hội: Hiệu quả SXKD phản ánh qua địa vị, uy
tín các doanh nghiệp trên thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải
quyết thất nghiệp.
Như vậy, “ Hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu
hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và
sử dụng các nguồn lực trong quá trình hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất hay thu được lợi nhuận lớn
nhất với chi phí thấp nhất. Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chi
phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trong từng thời kỳ ”.
(Nguồn: TS.Nguyễn Ngọc Quang,2006)
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học, hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu khái quát và
các chỉ tiêu cụ thể. Các chit tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng
sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá
hiệu quả chung:
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu vào/ Kết quả đầu ra
6



Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu, là cái đích mà mọi doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường đều phải vươn tới, đó là điều kiện tiên quyết trong quá trình hoạt
động và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.1.2.Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thực chất của hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn lực vào hoạt động kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó để đạt
được mục đích hoạt động kinh doanh. Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả. Do
vậy, có thể hiểu hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là đạt được kết quả
kinh tế tối đa với chi phí nhất định.
Nói cách khác, bản chất của hiệu quả SXKD là nâng cao năng suất lao động xã
hội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói
riêng và của xã hội nói chung. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu
quả hoạt động kinh doanh gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội
là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm
nguồn lực và việc sửu dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu
ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm
các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh buộc phải chú trọng các điều kiện nội
tại phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố đầu vào và tiết kiệm chi phí.
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với
chi phí tối thiểu. Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phàm trù phản ánh
trình độ năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tếxã hội đặt ra với chi phí thấp nhất.
1.1.1.3. Các chỉ tiêu tính:
-Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
-Hiệu suất sử dụng vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh trong sản xuất kinh doanh
bình quân một đơn vị VCĐ sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu.
-Chỉ tiêu mức đảm nhiệm VCĐ phản ánh để tạo ra được một đồng doanh thu
thì cần sử dụng bao nhiêu đồng VCĐ.


7


-Mức doanh lợi VCĐ là chỉ tiêu phản ánh khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh
thì một đơn vị VCĐ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
-Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu biểu hiện mỗi đơn vị VLĐ
đầu tư vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu. Số vòng quay VLĐ
phản ánh tốc độ chu chuyển VLĐ trong kinh doanh, chỉ tiêu này tăng hay giảm biểu
hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng hay giảm tương ứng.
-Chỉ tiêu mức đảm nhiệm vốn lưu động cho biết mỗi đơn vị doanh thu được
tạo ra cần sử dụng bao nhiêu đơn vị VLĐ.
-Vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh thời gian hàng
hóa nằm trong kho trước khi được bán ra, nó thể hiện số lần hàng hóa tồn kho bình
quân được bán ra trong kì. Hệ số này càng cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn hàng
hóa của công ty càng nhanh.
-Năng suất lao động: là chỉ tiêu chất lượng thể hiện hiệu quả hoạt động có ích
của người lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian hay lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
-Chỉ tiêu doanh thu/ chi phí tiền lương: có nghĩa là nếu bỏ ra một đồng chi
phí tiền lương sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
1.1.1.4. Sự cần thiết của việc nâng cao hoạt động kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả SXKD là một vấn đề
quan trọng, là một tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp, đồng thời nó cũng
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội. Và xét về phương diện mỗi quốc gia
thì hiệu quả SXKD là cơ sở để phát triển nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc
hậu. Vì vậy nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là
mối quan tâm của toàn xã hội, bởi các lí do sau:
-

Xuất phát từ sự khan hiếm các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản

xuất theo chiều chuộng bị hạn chế do đó phát triển theo chiều sau là một tất
yếu khách quan. Nâng cao hiệu quả SXKD là một hướng phát triển kinh tế
theo chiều sâu nhằm sửu dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu
quả.

8


-

Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp phải đảm bảo thu được kết quả để bù đắp chi phí và có
lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả SXKD xét về số tuyệt đối
chính là lợi nhuận, do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để

-

giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Thị trường càng phát triển thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng
khốc liệt, để có thể phát triển và tồn tại trong môi trường cạnh trạnh như vậy
buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả SXKD nhằm

-

chiếm được ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trên đường hội nhập với các nước
khu vực và thế giới, sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam đang buộc
họ đứng trước những sức ép to lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Nâng
cao hiệu quả SXKD hiện nay gắn liền với sự sống còn của các doanh


-

nghiệp.
Nâng cao hiệu quả SXKD là cơ sở để nâng cao thu nhập cho chủ sở hữu và
cho người lao động trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó góp phần nâng cao
mức sống của người dân nói chung.

Như vậy, nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của các doanh
nghiệp, vừa có ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế, là tiền đề cho sự phát triển đất
nước trong công cuộc đổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan của doanh nghiệp
và toàn xã hội.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.2.1. Các yếu tố bên trong
Chính sách bán hàng
Để tăng doanh thu bán hàng thì mỗi doanh nghiệp phải quan tâm đến các chính
sách như: chính sách tiêu thụ, chính sách marketing, chính sách tài chính. Tuy nhiên,
mỗi chính sách đều cần phải có một khoảng chi phí nhất định. Vì vậy, các doanh
nghiệp cần phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận đạt được từ đó tìm mọi biện
pháp hữu hiệu nhất nhằm làm giảm chi phí đến mức có thể mà vẫn tăng lượng hàng
tiêu thụ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
9


Phương thức bán hàng và phương thức thanh toán
Mỗi doanh nghiệp sẽ có phương thức bán hàng – phương thức thanh toán giống
và khác nhau, doanh nghiệp cần phải chọn phương thức phù hợp với mình để có thể
thu về được lượng vốn cần thiết, không để vốn bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều
nhưng vẫn phải đảm bảo làm hài lòng khách hàng và giữ được uy tín của công ty.
Công tác tổ chức quản lý

Công tác tổ chức quản lý là việc sắp xếp, phân chia quyền hạn và trách nhiệm
cụ thể, riêng lẻ cho từng người cũng như cho tập thể trong một tổ chức. Công tác tổ
chức quản lý hợp lý sẽ giúp cho nhân viên làm việc một cách có hiệu quả do tổ chức
đã phân rõ nguồn lực cho từng công việc cụ thể, các nhân viên đã hiểu rõ từng quy tắc
cũng như quy trình làm việc để có thể xử lý thông tin, ra quyết định và giải quyết công
việc có hiệu quả.
Nguồn vốn và lao động
Nguồn vốn là nhân tố gắn liền với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp cũng như có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại hay phát triển của
doanh nghiệp. Bởi vì điều kiện tiền đề để doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh
là cần phải có một số vốn nhất định.
Lao động là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp.
Trình độ về chuyên môn và nhận thức của người lao động ảnh hưởng lớn đến kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từng người lao động có trình độ chuyên môn
và nhận thức riêng, khả năng riêng, vì vậy doanh nghiệp phải biết sử dụng để phát huy
tối đa nưng lực của con người lao động và hướng họ vào mục đích chung.
1.1.2.2.Các yếu tố môi trường (bên ngoài)
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
-Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng quyết định đối với việc hình thành và
hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyết định
năng suất lao động, khoa học công nghệ,khả năng kích ứng của doanh nghiệp. Nó có
thể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các
10


yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, các
chính sách kinh tế của nhà nước…chúng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD
của doanh nghiệp còn ảnh hưởng tới môi trường vi mô của doanh nghiệp.
-Yếu tố chính trị và pháp luật

Nhà nước có thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, đúng đắn và ổn định
sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước hoạt
động kinh doanh và thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, các doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhà nước
đóng vai trò điều hành quản lý nền kinh tế thông qua các công cụ vĩ mô như: pháp
luật, chính sách thuế, tài chính…cơ chế chính sách của nhà nước có vai trò quyết định
trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành vật
liệu xây dựng nói riêng.
-Yếu tố công nghệ
Khoa học - công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Đối với các nước đang phát triển giá cả và chất lượng có ý
nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh .
Việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ đã đem lại những kết quả
đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tạo nhiều
mẫu mã đẹp, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường
sinh thái.
-Yếu tố môi trường tự nhiên
Yếu tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi
trường sinh thái, vị trí địa lý của tổ chức kinh doanh …là một trong những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của tất cả các doanh nghiệp.
-Yếu tố xã hội
Các doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội
hay nguy cơ có thể xảy ra, từ đó có thể giúp doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến
lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn háo xã hội của từng khu vực. Các yếu tố xã
hội như: dân số, văn háo, thu nhập…
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
11


-Khách hàng

Khách hàng là những người quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị
trường doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng chiến lược kinh
doanh, là những người quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do
vậy, tìm hiểu kĩ lưỡng và đáp ứng nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục
tiêu sẽ là điều kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
-Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là một điều tất yếu, số lượng các
đối thủ cạnh tranh trong ngành càng nhiều thì mực độ cạnh tranh càng gay gắt. Các đối
thủ cạnh tranh và hoạt động của họ luôn được xem là một trong yếu tố ảnh hưởng quan
trọng đến việc ra quyết định kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên trên phương
diện xã hội thì cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển.
Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh,
điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định chiến lược nhằm tạo được thế vững mạnh trên
thị trường.
-Các nhà cung ứng
Để quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và có hiệu quả thì cần phải
có mối quan hệ mật thiết với các nhà cung ứng. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải lựa
chọn cho mình những nhà cung ứng thích hợp vừa giảm được chi phí vừa đảm bảo
chất lượng. Thông thường giá cả, chất lượng, tiến độ giao hàng…là những tiêu chí
quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng.
1.2.Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Thực trạng ngành sản xuất xi măng thế giới
Tình hình công nghiệp xi măng ở một số nước châu Á
Nói đến xi măng châu Á, trước hết phải kể đến công nghiệp xi măng Trung
Quốc. Năm 2013, xi măng Trung Quốc đạt sản lượng 1.600 triệu tấn tăng 14,29% so
với năm 2012. Năm 2014 ước đạt 1720 triệu tấn, tăng 7,50% so với năm 2013.
Công nghiệp xi măng Trung Quốc từ những năm gần đây đã và đang quyết liệt
đổi mới, chuyển đổi sang công nghệ lò quay phương pháp khô. Ngoài việc đổi mới
công nghệ, xi măng Trung Quốc còn tập trung giải quyết vấn đề tiết kiệm năng lượng,
12



giảm phát thải khí, bụi và loại bỏ các dây chuyền lạc hậu.
Việc loại bỏ các dây chuyền sản xuất lạc hậu đã mang lại hiệu quả lớn nhất cho
việc tiết kiệm năng lượng và giảm phát khí thải. Có thể nói, công nghiệp xi măng
Trung Quốc đang quyết tâm chuyển đổi mạnh mẽ để không chỉ duy trì vị trí nước có
sản lượng xi măng lớn nhất thế giới (trên 50% sản lượng xi măng thế giới) và còn
vươn lên trở thành nước có công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến hiện đại.
Với nền công nghiệp xi măng Nhật Bản, từ năm 2000 đến nay sản xuất và nhu
cầu tiêu dùng xi măng Nhật Bản đang trong xu thế giảm dần. Nếu năm 2000 sản lượng
xi măng ở Nhật Bản đạt 83,30 triệu tấn, nhu cầu tiêu dùng là 72,30 triệu tấn, nhu cầu
bình quân là 569 kg/ người, thì sau 11 năm: sản lượng xi măng năm 2013 đạt 59,50
triệu tấn, nhu cầu tiêu dùng là 48 triệu tấn, nhu cầu bình quân 377kg/người, trong khi
đó công suất thiết kế của công nghiệp xi măng Nhật Bản năm 2013 vào khoảng 72-73
triệu tấn.
Nền công nghiệp xi măng Hàn Quốc cũng đi vào xu thế sản lượng và nhu cầu
tiêu thụ xi măng nội địa giảm dần từ năm 2003 đến nay. Cụ thể, trong năm nay với
công suất thiết kế của công nghiệp xi măng Hàn Quốc vào khoảng 67,544 triệu tấn xi
măng nhưng sản lượng xi măng chỉ đạt 46,7 triệu tấn. Nhu cầu tiêu thụ ở thị trường nội
địa ước đạt 44 triệu tấn, xuất khẩu 5,7 triệu tấn, bình quân đầu người là 924kg/người.
Trong khi đó, vào năm 2003 sản lượng xi măng ở Hàn Quốc là 59,194 triệu tấn, nhu
cầu nội địa là 58,302 triệu tấn, bình quân đầu người vào khoảng 1.218kg/người. Gần
giống Nhật Bản, cứ mỗi năm sản lượng và nhu cầu nội địa ở Hàn Quốc lại giảm dần.
Sở dĩ Nhật Bản và Hàn Quốc rơi vào tình trạng này là do lĩnh vực xây dựng ở các
nước này suy giảm. Thị trường xi măng nội địa trong vài năm tới chưa có dấu hiệu
phục hồi rõ rệt.
Mối tương quan giữa xi măng Việt Nam và xi măng Đông Nam Á:
Trong bối cảnh chung của tình hình công nghiệp xi măng châu Á như vậy thì
thực trạng ở các nước trong Hiệp hội Xi măng Đông Nam Á bao gồm 7 nước Brunei,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Sinhgapore, Thái Lan và Việt Nam nhu cầu xi măng

năm 2011 là 136,77 triệu tấn, năm 2014 ước đạt tính khoảng 138 triệu tấn; Sản lượng
xi măng năm 2013 đạt 137 triệu tấn, năm 2014 ước đạt 144 triệu tấn; Công suất thiết
13


kế năm 2011 là 194,43 triệu tấn, năm 2014 là 213,20 triệu tấn, trong đó phần gia tăng
gần 20 triệu tấn công suất này chủ yếu là của xi măng Việt Nam. Trong thời gian tới,
một vấn đề cần quan tâm đối với xi măng Việt Nam là nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong xu thế giá đầu vào tăng mạnh và liên tục, đặc biệt là giá năng lượng (than, xăng
dầu) thì vấn đề phấn đấu bằng các giải pháp công nghệ và quản lý để giảm các định
mức tiêu hao vật tư, năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối
với các doanh nghiệp xi măng Việt Nam.
1.2.2. Thực trạng ngành sản xuất xi măng Việt Nam hiện nay
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở
nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt). Ngày 25/12/1889 khởi công xây
dựng nhà máy xi măng đầu tiên của ngành Xi măng Việt Nam tại Hải Phòng. Đến nay
đã có khoảng 90 Công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất xi
măng trong cả nước, trong đó: khoảng 33 thành viên thuộc tổng công ty xi măng Việt
Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiền khác. Tuy nhiên
sản lượng xi măng sản xuất trong những năm qua không đáp ứng được nhu cầu tiêu
thụ trong nước.
Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ
tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP. Vì thế Chính phủ xác
định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.

14


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ HUẾ

2.1. Tổng quan về Công Ty cổ phần Long Thọ Huế
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công Ty

.Giới thiệu về Công Ty
Các thông tin cơ bản:
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ, tiền thân là công ty SXKDVLXD Long Thọ
Địa chỉ: 423 Bùi Thị Xuân,thành Phố Huế, SĐT: 054.3822083
 Email: , Website: longtho_hue.thuonghieuviet.com
Sản phẩm: xi măng Long Thọ, gạch xây thế hệ mới-BLOCK LT, gạch lát
TERRAZZO, ngói màu Long Thọ

 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty SXKD - VLXD Long Thọ ngày nay là một cơ sở công nghiệp của Thừa
Thiên Huế cung cấp vật liệu xây dựng cho các tỉnh miền Trung. Công ty đã xây dựng
và phát triển trên cơ sở Nhà máy vôi Long Thọ cũ, được hình thành từ thời Pháp thuộc
cách đây hơn 100 năm.
Công ty Cổ phần Long Thọ tiền thân là Công ty SXKDVLXD Long Thọ, thành
lập năm 1975, là một đơn vị SXKDVLXD của tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng và
15


phát triển trên cơ sở nhà máy Vôi Long Thọ do chế độ cũ để lại.
Từ tháng 6/1976 - 8/1994 Công ty xây dựng và phát triển thêm dây chuyền sản
xuất xi măng lò đứng, công nghệ bán tự động. Ngày 01/5/1977 mẻ xi măng đầu tiên ra
lò đánh dấu sự ra đời nền công nghiệp xi măng tỉnh nhà. Nhà máy đổi tên thành Xí
nghiệp LHSX VLXD Long Thọ tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn này cùng với thành
tích khôi phục sản xuất và xây dựng nhà máy lớn mạnh, phát triển cơ sở vật chất cho
CNXH đi đôi với phong trào bảo vệ an ninh quốc phòng xây dựng lực lượng tự vệ
vững mạnh.
Tháng 9/1994 - 30/11/2005 là doanh nghiệp Nhà nước hạng I, với tên gọi là

Công ty SXKDVLXD Long Thọ. Tháng 12/2005 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần
Long Thọ. Tổng số CBCNV hiện nay là 402 người, 04 đơn vị trực thuộc gồm: Xí
nghiệp Khai thác đá, Xí nghiệp Xi măng, Xí nghiệp Gạch Terrazzo, Xí nghiệp Điện
Nước và 5 bộ phận phòng ban.
Sau 04 năm chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần, Công
ty đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ phía người tiêu dùng. Sản phẩm của Công
ty ngày càng chiếm được vị trí vững chắc trên thương trường. Các sản phẩm của Công
ty gồm: xi măng PCB30, PCB40 mang nhãn hiệu đầu rồng, gạch lát terrazzo, ngói
màu, gạch block, hầu hết các sản phẩm đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ
hiện đại.
Ngoài quy mô sản xuất lớn, trang thiết bị tiên tiến, đội ngũ công nhân lành nghề ,
Công ty Cổ phần Long Thọ còn tạo cho mình một thế mạnh vượt trội so với các doanh
nghiệp cùng ngành là có một hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng thông
qua các đại lý và nhiều nhà phân phối trải dài từ các tỉnh Quảng Bình đến Quảng Nam
với đội ngũ nhân viên tiếp thị dày dặn kinh nghiệm
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Long Thọ:

 Chức năng
Công ty cổ phần Long Thọ có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi măng,
gạch lát, ngói màu, gạch Block LT cho khách hàng.

 Nhiệm vụ
+ Sản xuất kinh doanh xi măng, gạch lát Terrazzo
16


+ Khai thác mỏ đá vôi nguyên liệu và phụ gia
+ Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng và thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng
+ Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm mở rộng thị trường, gia tăng

thị phần.

2.1.3. Đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

Hội đồng thành viên

Ban kiểm soát

Hội đồng quảng trị

Tổng giám đốc

Phó TGĐ kinh doanh

PhòngK
ế hoạch

Phòng
thị
trường

17

Phòng tài
chính kế
toán

Xí nghiệp
Terrazzo, ngói
màu, ngói blok


Phó TGĐ KT & ĐHSX

Phòng kỹ thuật
Phòng Kế hoạch

Phòng
vật tư

Phòng tổ
chức hành
chính bảo vệ

Phòng thị trường

Xí nghiệp xi
măng

Xí nghiệp khai
thác đá

Xí nghiệp điện
nước

Phòng y tế đời
sống


Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý tại CTCP Long Thọ
(Nguồn: Công ty Cổ phần Long Thọ)

Bộ máy quản lý: Công ty SXKDVLXD Long Thọ chính thức trở thành Công ty



cổ phần Long Thọ, bộ máy quản lý của Công ty có sự thay đổi do sự thay đổi loại
hình doanh nghiệp. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình cơ cấu
kiểu hỗn hợp trực tuyến chức năng; gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản
trị, Giám đốc Công ty, 2 phó giám đốc, 1 chánh văn phòng và 6 phòng ban.
Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan



quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định tất cả những vấn đề
về pháp luật qui định như: cơ cấu tổ chức sản xuất, qui mô sản xuất kinh doanh, kế
hoạch, nhiệm vụ, cổ tức, phương hướng đầu tư phát triển...


Hội đồng quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty,
đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề
liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
Đại hội cổ đông.



Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và 2 phó giám đốc, 1 chánh văn phòng.
+ Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
+ Hai phó giám đốc và chánh văn phòng có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành
các lĩnh vực khác nhau
Phó giám đốc kinh doanh giúp giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo điều hành

công tác tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Phó giám đốc kĩ thuật giúp Giám đốc trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác kĩ
18


thuật, điều hành sản xuất, vật tư thiết bị.
Chánh văn phòng giúp Giám đốc trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác nhân sự,
hành chính bảo vệ.
2.1.4. Đặc điểm sản xuất và sản phẩm
Xi măng PCB30 nhãn hiệu Đầu Rồng của Công ty cổ phần Long Thọ được sản
xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, được Nhà nước cấp giấy chứng nhận chất lượng
TCVN 6260 - 1997 và được người tiêu dùng trong cả nước bình chọn là hàng Việt Nam chất
lượng cao trong nhiều năm liền.
Giới thiệu về gạch Block:
Gạch block được sản xuất từ xi măng, cát và chất độn như sỏi, đá dăm, v.v...
gạch block chính là bê tông với tỷ lệ nước thấp và cốt liệu nhỏ được lèn chặt trong
khuôn thép thành các sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu, và sau đó dưỡng hộ cho
tới khi cứng đạt mác tương ứng với cấp phối.

- Gạch Terazzo sản xuất tại Công ty cổ phần Long Thọ

19


-Là loại gạch xi măng sản xuất theo công nghệ ép kín hơi với dây chuyền thiết bị hiện đại
của Italy. Có khả năng làm nổi bật vẻ đẹp của chất liệu cấu thành do cấu trúc đồng nhất và
chắc rắn, được đánh bóng bề mặt một cách tinh vi. Với lực ép lên đến vài trăm tấn cho
phép Gạch Terazzo đạt được các thông số kỹ thuật, chất lượng
cao nhất mà không cần dùng tới cốt thép bên trong cho dù kích
thước viên gạch lên tới 500x500cm.

Ngói màu là loại ngói xi măng cát được sản xuất theo công
nghệ ép mới, đã loại bỏ những khoảng rỗng, hạn chế độ xốp
nên nhẹ và đẹp hơn. Ngói được phủ một lớp màu bằng cách
trộn trực tiếp bột màu vào nguyên liệu hoặc phun sơn lên bề
mặt viên ngói.
Những đặc tính ưu việt của NGÓI MÀU LONG THỌ:
chống thấm hoàn hảo, chống rêu mốc, giảm bám bụi….
2.2. Nguồn lực cơ bản của Công ty
2.2.1. Tình hình lao động của Công ty
Lao động là yếu tố chính không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh,
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Trình độ năng lực của người lao động và sử dụng lao
động hợp lí là một trong những vấn đề quan tâm của công ty. Công ty CP Long Thọ đã
xây dựng một cơ cấu lao động phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với những đặc
điểm kinh tế và kĩ thuật của doanh nghiệp
Gần 27 năm kể từ ngày khôi phục lại Nhà máy Vôi Long Thọ, Đảng bộ Công ty
Cổ phần Long Thọ đã lãnh đạo đơn vị nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện
nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao cho: Xây dựng đội ngũ công nhân tu
dưỡng ý chí cách mạng, hăng hái lao động sản xuất, đẩy mạnh phong trào thi đua
"Năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế". Cùng với sự nỗ lực đó, nguồn nhân lực
của Công ty không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn trình độ.
BẢNG 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2012 – 2014
ĐVT: người
Chỉ tiêu

20

2012

2013


2014

2013/2012

2014/2013


SL

Tổng lao động

TT
(%)

SL

TT
(%)

SL

TT
(%)

+/-

% tăng
(giảm)

%

+/-

tăng
(giảm)

100

317

100

276

100

-44

87.812

-41 87.066

18,56
70,36
9,42

59
6
32

18,61

1,89
10,09

52
6
26

18,84
2,17
9,42

-8
0
-2

88.06
100
94.118

-7 88.136
0
100
-6 81.25

70,36

220

69,40


192

69,57

-34

86.614

-28 87.273

290

80,33

285

89,91

246

89,13

71

19,67

27

10,09


30

10,87

-5
-44

98.276
38.028

-39
3

250
67

18,86
21,14

216
60

78,26
21,74

-38
-6

86.806
91.781


-34
86.4
-7 89.552

361

1.Phân theo trình độ
Đại học
67
Cao đẵng
6
Trung cấp
34
Sơ cấp – công
254
nhân
2.Phân theo giới tính
Nam
Nữ

86.316
111.11

3. Phân theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp

288
73


79,78
20,22

(Nguồn: Công ty CP Long Thọ)
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy tỷ trọng lao động có trình độ là đại học cao đẳng
của công ty còn thấp trong giai đoạn 2012-2014 mà chủ yếu là lao động sơ cấp - công
nhân. Trong cả 3 năm thì tỷ trọng lao động phổ thông và công nhân kĩ thuật đều chiếm
tỷ trọng khá cao lên gần 70%, trong khi đố trình độ lao động cao chỉ dao động ở mức
18 – 19%. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của công ty có ngành nghề là sản
xuất xi măng và các sản phẩm cho ngành xây dựng, lắp ráp.
Cũng chính vì đặc điểm ngành nghề của công ty là đòi hỏi sức khỏe cũng như
thao tác nhanh và làm các công việc nặng nhọc nên số lượng lao động nữ không nhiều.
Trong năm 2012 tỷ lệ lao động nữ cao nhất chiếm 19,67% tổng lao dộng và năm 2013
là 10,09%, năm 2014 là 10,87%.
Theo tính chất công việc thì lượng lao động trực tiếp giảm dần qua các năm
nhưng lượng giảm không nhiều. Cụ thể trong năm 2012 lượng lao động trực tiếp
chiếm tỷ trọng là 79,78%, đến năm 2013 còn 78,86% và năm 2014 là 78,26%. trong
khi đó lượng lao dộng gián tiếp lại tăng nhẹ, cụ thể trong năm 2012 lượng lao động
gián tiếp là 20,22%, năm 2013 là 21,14% và năm 2014 là 21,74%.
Tổng số lao động của công ty giảm dần qua các năm, lượng giảm xuống đáng kể
với năm 2013 đã giảm 44 người so với năm 2012 và trong năm 2014 đã giảm 41 người
so với năm 2013.
Như vậy, qua phân tích ta thấy lao động của Công ty có giảm dần về mặt số
21


lượng qua 3 năm để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên,
chất lượng lao động lại không ngừng được cải thiện và nâng cao cả về chuyên môn lẫn
tay nghề nhằm đáp ứng môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn.

2.2.2. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến
năng suất lao động, số lượng và chất lượng hàng hoá sản xuất ra. Vì vậy, để ngày càng
phát triển và đạt hiệu quả cao trong hoạt động SXKD thì bất cứ doanh nghiệp nào
cũng không ngừng đổi mới, đầu tư trang thiết bị máy móc có công nghệ hiện đại. Việc
phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định thường xuyên để từ đó có các giải pháp sử
dụng tối đa công suất và số lượng tài sản cố định cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Long Thọ là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây
dựng nên vấn đề CSVCKT luôn được coi trọng, quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là máy
móc, trang thiết bị sản xuất.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trên quy mô lớn với diện tích mặt bằng là 18 hecta,
Công ty Cổ phần Long Thọ đã rất chú trọng đến việc đầu tư các trang thiết bị, dây
chuyền sản xuất với những công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất lao động tối đa.
1. Dây chuyền nghiền xi măng
- Công suất 82.000 tấn/năm
- Diện tích mặt bằng: 20.000m2
- Công nghệ và thiết bị: Trung Quốc sản xuất
2. Nhà máy sản xuất gạch Terazzo
- Công suất 100.000 m2/năm
- Diện tích mặt bằng: 13.000m2
- Công nghệ và thiết bị của hãng OCEM, Italya
3. Dây chuyền sản xuất gạch Block
- Công suất 5.000.000 viên/năm
- Diện tích mặt bằng: 10.000m2
- Công nghệ và thiết bị: Trung Quốc sản xuất
2.2.3. Tình hình tài chính của Công ty:
22



Cùng với nguồn lực con người thì vốn là một yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại
phát triển của doanh nghiệp. Vốn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của doanh
nghiệp nên trong quá trình SXKD doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn
và cơ cấu của nguồn vốn để từ đó có các giải pháp và sử dụng vốn kinh doanh tốt đảm
bảo đạt hiệu quả kinh tế cao.
Qua bảng 2 dưới đây, ta sẽ thấy tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 20122014 có sự thấy đổi đáng kể, tài sản của Công ty không ngừng thay đổi. Cụ thể, năm
2012 tài sản của công ty là 30.223.040.095 đồng thì đến năm 2013 con số này giảm
xuống còn 25.871.114.870 đồng, giảm 14,39% hay tương ứng giảm 4.351.925.225
đồng. Sang 2014, tổng vốn lại tăng so với năm 2013, tăng 24,11% hay tăng
6.236.515.619 đồng
Tài sản của công ty bao gồm TSNH và TSDH. Năm 2013 TSNH giảm
2.225.781.978 đồng hay giảm 11,40% so với năm 2012, năm 2014 lại tăng lên
6.340.775.901 đồng hay tăng 36,67% so với năm 2013.
Năm 2013 so với năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 1.518.224.764
đồng hay giảm 22,66% và khoản bằng tiền cũng giảm 1.473.639.286 đồng hay tương
ứng giảm 30,87%, năm 2014 so với năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn tăng thêm
1.097.820.260 đồng hay tăng 21,19% còn khoản bằng tiền tiếp tục giảm 997.343.851
đồng hay giảm 30,23%.

23


Chuyên đề tốt nghiệp-SVTH: Hà Nhật Thái
BẢNG 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2012-2014
2012
CHỈ TIÊU

GT

TT


GT

2014
TT

GT

(%)

(Nghìn
đồng)

(%)

(Nghìn
đồng)

30.223.040.095

100,00

25.871.114.870

100,00

32.107.630.489

A.Tài sản ngắn
19.518.526.370

hạn

64,582

17.292.744.392

66,842

23.633.520.293

1.Tiền và các
khoảng tương
đương tiền

4.772.985.389

15,793

2.Các khoản
phải thu ngắn
hạn

6.698.615.905

3.Hàng tồn kho

7.975.925.076

26,390


8.737.007.148

33,771

4.TSNH khác

71.000.000

0,235

76.000.000

B.Tài sản dài
hạn

10.704.513.725

35,418

8.578.370.478

1.Tài sản cố
định

9.863.607.186

2.Tài sản dài
hạn khác

840.906.539


TÀI SẢN

(Nghìn
đồng)

2013

GVHD: Trần Thị Phước Hà

22,164

32,636
2,782

3.299.346.103

5.180.391.141

8.358.014.652
220.355.826

2013/2012
TT
(%)

+/(Nghìn
đồng)

%

tăng
(giảm
)

ĐVT: đồng
2014/2013
+/(Nghìn
đồng)

%
tăng
(giảm
)

100,00

-4.351.925.225

85,601

6.236.515.619

124,11

73,607

-2.225.781.978

88,597


6.340.775.901

136,67

7,170

-1.473.639.286

69,125

-997.343.851

69,771

19,554

-1.518.224.764

77,335

1.097.820.260

121,19

15.005.306.640

46,734

761.082.072


109,54

6.268.299.492

171,74

0,294

48.000.000

0,149

5.000.000

107,04

-28.000.000

63,158

33,158

8.474.110.196
26,393

-2.126.143.247

80,138

-104.260.282


98,785

24,087

-1.505.592.534

84,736

-624.120.615

92,533

2,305

-620.550.713

26,205

519.860.333

335,92

12,753

20,024

32,306
0,852


2.302.002.252

6.278.211.401

7.733.894.037
740.216.159

24


Chuyên đề tốt nghiệp-SVTH: Hà Nhật Thái
NGUỒN VỐN

30.223.040.095

100,00

25.871.114.870

100,00

32.107.630.489

A.NỢ PHẢI
TRẢ

22.696.720.653

75,097


18.281.561.189

70,664

24.406.571.985

1.Nợ ngắn hạn

10.929.720.653

36,164

9.585.747.779

37,052

2.Nợ dài hạn

11.766.527.446

38,932

8.695.813.410

B.Nguồn vốn
chủ sở hữu

7.526.791.996

24,904


7.589.553.681

1.VCSH

7.526.791.996

24,904

7.589.553.681

100,00

-4.351.925.225

85,601

6.236.515.619

124,11

76,015

-4.415.159.464

80,547

6.125.010.796

133,5


16.520.884.676

51,455

-1.343.972.874

87,704

6.935.136.897

172,35

33,612

7.885.687.309

24,560

-3.070.714.036

73,903

-810.126.101

90,684

29,336

7.701.058.504

23,985

62.761.685

100,83

111.504.823

101,47

23,985

62.761.685

100,83

111.504.823

101,47

29,336

7.701.058.504

2. Nguồn kinh
phí và quỹ khác
(Nguồn: báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm)

GVHD: Trần Thị Phước Hà


25


×