Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Phát triển sắn theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 72 trang )


Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý
thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế đặc biệt là
quý thầy cô khoa Kinh tế và Phát triển đã dạy
bảo tận tình trong suốt 4 năm học vừa qua, cung
cấp cho em những kiến thức vô cùng cần thiết
và bổ ích.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
TS. Trương Tấn Quân người đã tận tình hướng dẫn
và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập cũng
như thực hiện đề tài.
Tiếp đó em xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến Ban lãnh đạo, các anh/chò trong Phòng Kinh tế
nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam
Lộ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình hợp
tác trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin
để thực hiện đề tài, giúp em có được một đòa
điểm thực tập thực sự bổ ích trong suốt thời gian
thực tập vừa qua..
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn và xin
chúc quý thầy cô cùng các anh/chò luôn dồi dào
sức khoẻ.


Huế, tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đức Hưng

ii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU..................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................7
1.Lý do chọn đề tài..........................................................................................................7
2.Mục đích nghiên cứu....................................................................................................8
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................8
4.Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................8
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................10
CHƯƠNG I: CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................10
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN....................................................................................................10
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến sản xuất hàng hóa ...................................................10
1.1.2 Lý luận chung về hiệu quả kinh tế...........................................................................12
1.1.3 Tên, nguồn gốc và sự phân bố cây sắn.....................................................................13
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất sắn.................................14
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu ngiên cứu..............................................................................17
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN..............................................................................................18
1.2.1.Tình hình sản xuất sắn và sắn hàng hóa trên thế giới..............................................18
1.2.2. Tình hình sản xuất sắn và sắn hàng hóa ở Việt Nam..............................................19
1.2.3. Tình hình sản xuất sắn và sắn hàng hóa của tỉnh Quảng Trị..................................21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẮN
Ở HUYỆN CAM LỘ-TỈNH QUẢNG TRỊ.............................................................................22
2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN CAM LỘ....................................................22
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................22
2.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội.....................................................................................25
2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu...................................................................30
2.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ..................31
2.2.1 Tình hình sản xuất sắn chung ở trên địa bàn huyện Cam Lộ...................................31

2.2.2. Tình hình sản xuất của hộ điều tra..........................................................................33
2.2.2.2.Kết quả và hiệu quả sản xuất sắn của các hộ điều tra năm 2015..........................37
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra.......43
2.2.4 Kênh tiêu thụ và sử dng sắn của các hộ điều tra năm 2015.....................................47
2.2.5. Tình hình sản xuất và thu mua sắn nguyên liệu của nhà máy chế biến tinh bột sắn
An Thái.............................................................................................................................48
2.2.6. Đánh giá chung ......................................................................................................50
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẮN
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ, TỈNH
QUẢNG TRỊ.............................................................................................................................51
3.1. Định hướng sản xuất Sắn trong thời gian tới..........................................................51

iii


3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhắm nâng cao hiệu quả sản xuất sắn trên địa bàn ......51
3.2.1. Giải pháp về đất đai................................................................................................52
3.2.2. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng......................................................................53
3.2.3. Giải pháp về kỹ thuật..............................................................................................54
3.2.4. Giải pháp về thị trường...........................................................................................56
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật.............................56
3.2.6. Quy hoạch sản xuất.................................................................................................57
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................58
1. KẾT LUẬN...............................................................................................................58
2. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................62

iv



DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

NNo&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ĐVT

Đơn vị tính

GO

Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

TC


Chi phí tự có

MI

Thu nhập hỗn hợp

BVTV

Bảo vệ thực vật

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Diện tích và sản lượng sắn của thế giới giai đoạn 2005-2011....................................19
Bảng 2: Diện tích và sản lượng sắn trong những năm gần đây................................................19
Bảng 3: Trong năm tháng năm 2013 so với cùng kì 2010-2013...............................................20
Bảng 4: Một số đặc điểm của sông, suối chính ở Cam Lộ.......................................................24
Bảng 5: Các hồ chứa nước trên địa bàn huyện.........................................................................24
Bảng 6. Tình hình dân số và lao động của huyện Cam Lộ
giai đoạn 2013– 2014................................................................................................................26
Bảng 7. Tình hình sử dụng đất đai của Huyện Cam Lộ giai đoạn 2013-2014..........................27
Bảng 8: Diện tích,năng suất và sản lượng sắn cảu huyện Cam lộ trong 3 năm........................31
Bảng 9 :Diện tích trồng sắn ở các vùng trong huyện năm 2014...............................................32
Bảng 10. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2015..............................33
Bảng 11. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2015..........................................34
Bảng 12. Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật của các hộ điều tra năm 2015...........................36
Bảng 13. Chi phí sản xuất sản xuất sắn của các hộ điều tra năm 2015.....................................39
Bảng 14. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất sắn của các hộ điều tra năm 2015...................42

Bảng 15. Ảnh hưởng của đất trồng sắn đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra
năm 2015...................................................................................................................................44
Bảng 16. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều
tra..............................................................................................................................................46
Bảng 15: Một số chỉ tiêu của nhà máy chế biến tinh bột sắn An Thái.....................................49

vi


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông thôn. Do đó
Nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất vật chất, cung cấp lương
thực, thực phẩm nuôi sống con người và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp
mà các ngành khác khó có thể thay thế được.Điều đó nói lên vai trò quan trọng của sản
xuất nông nghiệp trong nền kinh tế của đất nước . Hiện nay, trình độ sản xuất nông
nghiệp ở nước ta còn hạn chế do đó việc đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn là một
thuộc tính bên trong lâu dài của chính sự phát triển kinh tế xả hội theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Ở nước ta sắn là cây lương thực đứng hàng thứ ba sau lúa, ngô. Sắn là cây dể
chăm sóc, chịu hạn tốt, năng suất ổn định và ít sâu bệnh. Trong thời gian gần đây, sắn
trở thành một trong bảy loại hàng hóa có thể xuất khẩu của Việt Nam đem lại nguồn
thu nhập cao cho bà con nông dân ở một số địa phương, nhất là những nơi đã trồng
loại giống sắn mới và đưa các nhà máy chế biến tinh bột sắn vào sử dụng thì hiệu quả
kinh tế từ sắn là khá cao so với các cây trồng khác có cùng điều kiện đất đai, tự nhiên,
kí hậu.Vì vậy, sắn là một trong những cây quan trọng góp phần vào quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đất nước.
Cam Lộ là một huyện thuần nông, nghề chính vẫn là sản xuất nông nghiệp. Đất
nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn về diện tích do đó việc tổ chức, sử dụng đất hợp lý,

tiết kiệm, tổ chức, bố trí cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả cao, tăng thu nhập, cải
thiện đời sống cho người dân là vấn đề quan tâm hàng đầu .Cây sắn mới được trồng
rộng rãi trên địa bàn huyện từ năm 2005 đến nay nó đã đạt những kết quả nhất định và
trở thành cây lương thực mang lại nguồn thu kinh tế cao cho các hộ gia đình trong
huyện. Với việc đầu tư ban đầu thấp, kỹ thuật đơn giản, năng suất tương đối cao phù
hợp với những hộ có thu nhập thấp góp phần giải quyết việc làm cải thiện đời sống.
Những năm trước việc sản xuất sắn sắn trên địa bàn huyện Cam Lộ vẫn còn nhỏ
lẻ,manh mún..chủ yếu các hộ gia đình tự tìm hiểu, đầu tư sản xuất do đó năng suất và
7


hiệu quả đạt được chưa thực sự đúng với tiềm năng phát triển của địa bàn. Nhưng
những năm gần đây với chính sách phát triển của huyện cùng với sự xuất hiện của các
nhà máy chế biến tinh bột sắn nên việc sản xuất sắn trên địa bàn huyện đã chuyển dần
sang hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hơn và đã mang lại hiệu quả tích cực
hơn cho các hộ gia đình. Tuy nhiên do mới tiếp cận với phương thức sản xuất mới nên
việc sản xuất sắn trên địa bàn huyện Cam Lộ vẫn còn những hạn chế.Vì vậy việc điều
chỉnh phát hiện kịp thời những tồn tại thiếu sót nhằm đưa ra những định hướng giúp
phát triển cây sắn một cách bền vững là đòi hỏi cấp bách hiện nay. Xuất phát từ những
điều kiện thực tế của địa phương do đó tôi đã chọn đề tài : “ Phát triển sắn theo
hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị ”
2. Mục đích nghiên cứu
*Mục tiêu chung:
+Trên cơ sở thực trạng sản xuất sắn của huyện Cam Lộ đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển sản xuất sắn theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Cam Lộ trong thời
gian tới.
*Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất sắn và sản xuất
hàng hóa.
+ Phân tích thực trạng kết quả và hiệu quả sản xuất sắn trên địa bàn huyện Cam

Lộ giai đoạn 2011-2014
+ Đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng sắn và giúp
phát triển sắn theo hướng sản xuất hàng hóa một cách bền vững trên địa bàn huyện
Cam Lộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến phát triển sắn theo hướng
sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Cam Lộ
- Không gian: Địa bàn huyện Cam Lộ
- Thời gian: Thu thập số liệu liên quan trong giai đoạn 2011 – 2014.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
8


Chọn điểm điều tra: Căn cứ vào tình hình sản xuất sắn trên địa bàn nghiên cứu,
tôi chọn 2 xã Cam Thanh và Cam Tuyền để tiến hành điều tra.
Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu là 100 mẫu, tương ứng với 100 hộ.Tôi chọn
điều tra hai xã trong đó một xã gần với nhà máy chế biến tinh bột sắn An Thái là xã
Cam Tuyền, và một xã cách xa nhà máy là xã Cam Thanh. Tôi tiến hành điều tra 50
hộ ở xã Cam Thanh và 50 hộ ở xã Cam Tuyền, các hộ được chọn theo phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp lại.
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Nguồn từ Phòng Lao động và thương
binh xã hội, Phòng kinh tế, Phòng thống kê, các niên giám thống kê, các khóa luận từ
khóa trước và các thông tin từ sách, báo, internet…
- Phương pháp phân tổ thống kê: Tôi sử dụng phương pháp phân tổ có khoảng
cách tổ đều để phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả và kết quả
sản xuất sắn.
- Phương pháp so sánh:

+ So sánh sự biến động của các chỉ tiêu qua các thời kỳ.
+ So sánh tình hình sản xuất của các nông hộ điều tra ở 2 xã.
+ So sánh chi phí sản xuất và kết quả sản xuất của các nông hộ điều tra ở 2 xã.
+ So sánh các chỉ tiêu kinh tế giữa các nhóm hộ.

9


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến sản xuất hàng hóa
1.1.1.1. Khái niệm sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị MarxLenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải
là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. Hay nói một cách
khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán.
1.1.1.2. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm được sản xuất ra
không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó
mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại dựa trên hai điều kiện:
Thứ nhất: Phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên
môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất
khác nhau.
Do sự phân công lao động xã hội nên việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu.
Khi có phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản
phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm
khác nhau, do đó, họ cần đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao đổi với nhau. Phân
công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất đồng thời làm cho năng suất lao động

tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên càng thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm.
Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa.
Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở
rộng hơn, đa dạng hơn.
Thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất: những
người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau. Do đó sản
10


phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng
sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá.
Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất quy
định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi
cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ.
Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản
xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người
sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn
này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau.
Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa. Thiếu một trong hai điều
kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hóa.
1.1.1.3.Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
*Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán.
Trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung,
tự cấp và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó
sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người
sản xuất như sản xuất của người dân trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của
những người nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến... Ngược lại, sản xuất hàng
hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải
là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp

ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang
tính xã hội.
Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra
để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt
tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính
chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập
của mỗi người. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất
xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn giữa lao động
11


tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế
hàng hóa.

1.1.2 Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.2.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo quan điểm của các nhà
thống kê : hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: Hiệu quả kinh tế đạt được tối ưu khi đạt
được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
* Hiệu quả kỹ thật (TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật và công nghệ áp dụng vào công nghệ.
* Hiệu quả phân phối (AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó giá sản phẩm và giá trị
đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên một đồng chi phí
đầu vào hay nguồn lực.
* Hiệu quả kinh tế (EE) là một phạm trù trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều

được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp.
Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kinh tế hay hiệu quả phân bổ thì mới chỉ là điều kiện cần
chứ chưa phải điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế.
EE = TE x AE
Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời phải nâng cao hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ.
1.1.2.2. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói
riêng việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kì sản xuất là rất quan trọng và không
thể thiếu.
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải xem xét, đánh giá cả yếu tố đầu vào
lẫn đầu ra từ đó biết được mức độ sử dụng các nguồn lực đã đạt hiệu quả hay chưa,
biết được nguyên nhân làm hạn chế sản lượng đầu ra trên cơ sở đó đưa ra các biện
pháp khắc phục hợp lý. Đồng thời nó còn là căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng
12


trưởng cao trong sản xuất. Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo
thành vì vậy chỉ có tác động đúng đối tượng, sử dụng đúng biện pháp thì sản xuất mới
đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao.
1.1.2.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
* Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa toàn bộ kết
quả thu được với toàn bộ chi phí bỏ ra.
H=Q/C
Trong đó:

H: Hiệu quả kinh tế
Q: khối lượng sản phẩm thu được
C: chi phí bỏ ra


Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét một
đơn vị nguồn lực sử dụng tạo ra bao nhiêu kết quả hoặc một đơn vị kết quả tốn bao
nhiêu đơn vị nguồn lực. Phương pháp này giúp chúng ta so sánh hiệu quả ở các quy
mô khác nhau, giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh, giữa các nghành sản xuất và qua
các thời kì khác nhau.
*Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp so sánh
phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm chi phí bỏ ra.
H = ∆Q/∆C
Trong đó:

∆Q: Khối lượng sản phẩm tăng thêm
∆C: Chi phí tăng thêm

Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả một đồng chi phí đầu tư
tăng thêm mang lại. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư chiều
sâu, đầu tư thâm canh, đầu tư tái sản xuất mở rộng.

1.1.3 Tên, nguồn gốc và sự phân bố cây sắn.
Sắn hay còn gọi là khoai mì là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu
năm.. Cây sắn cao 2 - 3 m, đường kính tán 50 - 100 cm. Lá khía thành nhiều thùy, có
thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ
tinh bột. Củ sắn dài 20 - 50 cm, khi luộc chín có màu trắng đục, hàm lượng tinh bột
cao.

13


Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh và được trồng cách
đây khoảng 5.000 năm. Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18.
Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên. Sắn được canh tác

phổ biến tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ Bắc đến Nam. Diện tích sắn trồng nhiều
nhất ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía bắc, vùng
ven biển Nam Trung Bộ.
Hiện nay sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung
nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người.

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất sắn
Cây sắn là một sinh vật sống, nó tuân theo những quy luật sinh trưởng và phát
triển nhất định. Những quy luật sinh trưởng và phát triển đó chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố, nhưng chung quy lại chúng chịu ảnh hưởng của ba nhóm nhân tố chính: nhóm
các nhân tố sinh học, nhóm các nhân tố tự nhiên và nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội.
1.1.4.1. Các nhân tố thuộc về sinh học
* Giống: Hom giống tốt là rất quan trọng để giúp sắn nảy mầm đều, sinh trưởng
khoẻ và cho năng suất cao. Lúc thu hoạch cần chọn những cây sắn đúng giống, tươi,
không xây xát, không sâu bệnh, nhặt mắt, đặc lõi để làm giống cho vụ sau.
*Phân hữu cơ: Phân hữu cơ được sử dụng bón cho sắn rất tốt. Phân hữu cơ được
sử dụng bón cho sắn bao gồm: phân chuồng và phân xanh được ủ hoai mục. Phân hữu
cơ có khả năng cung cấp cho cây nhiều thành phần dinh dưỡng như: đạm, lân, kali, các
yếu tố vi lượng, đồng thời nó còn có khả năng cải tạo đất, giúp đất tơi xốp và cây trồng
dễ sử dụng
*Đạm (N): Đạm cần cho cấu tạo các vật chất hữu cơ, đặc biệt trong quá trình
phát triển thân, cành và lá sắn non. Nếu thiếu đạm, khả năng sinh trưởng của cây giảm
rõ rệt, thân, cành, lá nhỏ, lá có màu vàng, năng suất củ và lá giảm rõ rệt.
*Lân: Lân là thành phần cấu tạo của tế bào sống, tham gia vào quá trình tạo
thành tinh bột. Cây sắn có thể thu hút lân trong đất ở nồng độ rất thấp để tạo nên năng
suất cao so với nhiều cây trồng khác. Ở đất rất nghèo lân, bón phân lân làm tăng năng
suất, tăng hàm lượng tinh bột trong củ.

14



*Kali: Kali là một khoáng đa lượng vô cùng thiết yếu cho cây sắn sinh trưởng.
kali làm tăng sức trương, tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào, kích thích sự hoạt động
của các men, làm cho cây tăng cường trao đổi chất, tăng hình thành axit hữu cơ, tăng
trao đổi đạm, do vậy mà hạn chế tích lũy nitrat trong lá.
1.1.4.2. Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
* Điều kiện đất đai:
Sắn là cây trồng hàng năm để lấy củ là chính, thích nghi ở vùng nhiệt đới và Á
nhiệt đới. Điều kiện tốt cho cây sắn là vùng khí hậu bán khô hạn nhưng phải có đủ ẩm
trong thời kỳ mọc mầm. Khi cây đã mọc tốt, nó cũng có thể chịu được vài tháng khô
hạn, vì vậy sắn thường được trồng trong điều kiện không tưới nước
* Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian
sinh trưởng của sắn. Nhiệt độ thích hợp cho sắn mọc mần và ra rễ từ 20-370C, còn tối
thích là từ 25-300C. Nhiệt độ thích hợp để tích lũy dinh dưỡng vào củ tùy thuộc vào
nhiệt độ ngày và đêm. Thông thường nhiệt độ 290C là thích hợp cho sắn tích lũy dinh
dưỡng vào củ, nhưng ở nhiệt độ này vào ban ngày thường làm tăng cường độ hô hấp
nên chỉ còn lại một tỷ lệ nhỏ dinh dưỡng tích lũy vào củ.
* Độ ẩm và lượng mưa:
Cây sắn có thể sống được cả ở những nơi có lượng mưa dao động từ 5005000mm và những nơi có mùa khô từ 4-6 tháng.
Trong điều kiện khô hạn kéo dài, thiếu nước sẽ làm tăng lượng HCN trong cây.
Ngược lại lượng mưa cao có tác dụng làm giảm HCN (Trần Ngọc Ngoạn, 2007)
*Ánh sáng: Trong điều kiện ngày dài, thân sắn sẽ tăng khả năng sinh trưởng. Các
giống sắn đều nhạy cảm với ánh sáng và có tác dụng làm tăng năng suất củ, tăng số
nhánh/cây. Tuy nhiên độ dài của ngày ngắn thì tăng cường độ tích lũy tinh bột về củ.
Độ dài ngày thích hợp nhất để tích lũy tinh bột về củ là 12 giờ/ngày.
1.1.4.3. Yếu tố kinh tế, xã hội
*Vốn: Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất, mọi quá trình
sản xuất đều phải có vốn. Vốn theo nghĩa rộng bao gồm tất cả tư liệu sản xuất, tri thức,
sức khỏe, khả năng tổ chức quản lý…Trong sản xuất sắn vốn được xem là yếu tố đầu
vào cho quá trình sản xuất như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, đất đai…Vốn

15


có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất. Có vốn người sản xuất mới mở rộng được
việc sản xuất của mình, đầu tư vào cho sản xuất mang lại kết quả cao. Đối với sản xuất
sắn vốn được đầu tư từ đầu vụ tới cuối vụ mới thu hồi. Mặt khác vốn cho sản xuất chủ
yếu là vốn tự có hoặc vốn vay với lãi suất cao vì vậy khó khăn cho các nông hộ trong
việc đầu tư cho sản xuất.
*Lao động: Cũng như việc sản xuất các cây trồng khác, sản xuất sắn mang tính
thời vụ sâu sắc. Vì vậy việc sử dụng lao động trong sản xuất sắn cũng mang tính thời
vụ, tùy từng thời điểm chúng ta cần bố trí lao động cho hợp lý, kịp thời. Lao động là
yếu tố có tác dụng trực tiếp đến hiệu quả của việc sản xuất sắn bởi vì trình độ và kinh
nghiệm của lao động quyết định đến nhiều yếu tố như việc sử dụng giống, phân bón,
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật…
*Thị trường và giá cả tiêu thụ: Trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam gia nhập
tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt
điều này đòi hỏi phải có sự phát triển trong sản xuất thì mới có khả năng cạnh tranh.
Với việc sản xuất sắn, đòi hỏi cấp bách hiện nay là phải nâng cao chất lượng sản
phẩm, như vậy thì mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Việc mở rộng
thị trường tiêu thụ ra nhiều nước có vai trò hết sức quan trọng giúp người nông dân
yên tâm đầu tư sản xuất, sản phẩm được tiêu thụ với giá cả hợp lý.
Giá đầu ra sản phẩm ảnh hưởng đến quy mô và đầu ra sản xuất. Giá đầu ra sản
phẩm thường không ổn định gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất. Do thiếu
thông tin thị trường, giá cả nên họ thường bị tư thương ép giá, giá cả biến động không
ngừng. Sản xuất sắn lại mang tính thời vụ do đó giá cả biến động theo thời vụ.
*Điều kiện về chủ trương, chính sách của nhà nước: Từ những năm đầu của thập
niên 90 của thế kỷ XX, Đảng và nhà nước ta đã tập trung chỉ đạo ban hành nhiều văn
bản pháp lý nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nông dân trong sản xuất, trồng trọt nói chung và
canh tác nói riêng. Chủ trương, chính sách của nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến
việc sản xuất của người dân. Những chính sách này đã có những tác động tích cực, kịp

thời đối với sản xuất sắn của các vùng có quy hoạch trên toàn quốc. Các chính sách đất
đai, chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp, chính sách đầu tư tín dụng…đã tạo điều
kiện cho người dân mở rộng sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao.
16


1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu ngiên cứu
a. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
- Giá trị sản xuất (GO): toàn bộ giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thu
được trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất. Hay GO chính là
giá trị sản xuất bình quân/ĐVDT canh tác.
GO =
Trong đó :
Qi: khối lượng sản phẩm thứ i sản xuất ra tính trên một ĐVDT canh tác.
Pi: đơn giá sản phẩm thứ i
- Giá trị gia tăng(VA): phản ánh giá trị tăng thêm sau khi lấy giá trị sản xuất trừ
đi chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài:
VA=GO-IC
- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ
mua ngoài được đầu tư trong quá trình sản xuất như giống, phân bón, thuốc BVTV:
IC=
Cj là chi phí thứ j trong quá trình sản xuất
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm công lao
động của hộ và lợi nhuận sau khi sản xuất trên một ĐVDT trong một vụ hay một năm
b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất và hiệu quả đầu tư
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất:
• GO/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị sản xuất, hiệu suất càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả.
• VA/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị gia tăng

• MI/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu
đồng thu nhập hỗn hợp.

17


1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1.Tình hình sản xuất sắn và sắn hàng hóa trên thế giới
Sắn là một loại cây lương thực được trồng nhiều ở các nước trên thế giới .Tổ
chức Nông lương thế giới (FAO) đã xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước
đang phát triển chỉ sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Tinh bột sắn là một thành phần quan
trọng không thể thiếu trong chế độ ăn của con người trên khắp thế giới.Đồng thời, sắn
cũng là cây thức ăn cho gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới, ngoài ra cũng
là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị dùng để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền,
ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm.
Qua bảng 1 dưới đây ta thấy diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới
trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Năm 2011, sản lượng sắn thế giới
đạt 252,72 triệu tấn củ tươi cao hơn so với năm 2007 là 223,75 triệu tấn và năm
1995 là 161,79 triệu tấn. Trong đó nước sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72
triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và thứ 3 là Indonesia (19,92 triệu tấn).
Nước có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), tiếp đến là Thái Lan (21,09
tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,87 tấn/ha (FAO, 2008).
Việt Nam đứng thứ mười về sản lượng sắn trên thế giới (9,38 triệu tấn).

18


Bảng 1: Diện tích và sản lượng sắn của thế giới giai đoạn 2005-2011
Diện tích (triệu


Năm

ha)
16,43
16,25
16,05
16,56
16,56
16,86
17,17
17,31
17,59
18,51
18,69
20,5
18,39
21,94
19,05
18,92
19,64

1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003

2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

Năng suất (tấn/ha)
9,84
9,75
10,06
9,9
10,31
10,74
10,31
10,72
10,73
10,61
10,97
10,94
10,87
10,91
12,36
12,51
12,84

Sản lượng (triệu tấn)
161,79

158,51
161,6
164,1
170,92
177,89
184,36
183,82
189,99
202,64
203,34
224,35
223,75
238,45
235,45
236,71
252,72
(Nguồn: www.fao.org)

1.2.2. Tình hình sản xuất sắn và sắn hàng hóa ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây công
nghiệp và trong những năm gần đây sản lượng sắn đã tăng lên rất nhanh. Tính đến
2012, Việt Nam có 550,6 ha trồng sắn, sản lượng đạt 9,7 triệu tấn. Sắn được trồng ở
hầu hết các tỉnh. Diện tích trồng sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải
miền Trung. Trồng sắn đạt năng suất cao là vùng Đông Nam Bộ (25,9 tấn/ha), trong
khi năng suất bình quân của cả nước là 17,7 tấn/ha. Năng suất trồng sắn ở Việt Nam
được cải thiện đáng kể (năm 1961 khoảng hơn 7 tấn/ha, chỉ bằng phân nữa Thái Lan),
theo FAO, năm 2009, năng suất sắn bình quân ở các nước dẫn đầu sản lượng trên thế
giới là: Nigeria: 11,79 tấn/ha, Brazil: 13,84 tấn/ha, Thái Lan: 21,6 tấn/ha.
Bảng 2: Diện tích và sản lượng sắn trong những năm gần đây
Năm

2000

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(Ngàn/ha)
234,90

(tấn/ha)
8,66

(triệu tấn/ha)
2,03
19


2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2011
2012
2013


250,00
329,90
371,70
370,00
425,50
474,80
496,80
557,40
558,40
550,60
548,00

8,30
2,07
12,60
4,15
14,06
5,23
14,49
5,36
15,78
6,72
16,25
7,77
16,07
7,98
16,85
9,30
17,72

9,90
17,70
9,74
18,23
9,74
(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2013)

Ở nước ta, 70% sản lượng sắn và tinh bột được xuất khẩu, 30% tiêu thụ trong
nước. Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đứng thứ hai thế giới, chỉ sau
Thái Lan và đã có mặt ở các quốc gia trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Myanmar, Nhật, Úc…, và các nước châu Âu như
Nga, các nước EU.
Trong 5 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã xuất khẩu gần 2 triệu tấn sắn và sản
phẩm từ sắn với giá trị hơn 600 triệu USD, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2012.
So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu sắn lát và củ tươi sang Trung Quốc giảm mạnh
(24,6%) nhưng xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng gấp đôi; xuất khẩu tinh bột sắn giảm nhẹ
do thị trường Indonesia và Philippines giảm mạnh (giảm lần lượt 87,7% và 17,7% so với
cùng kỳ năm trước) dù có tăng trưởng nhẹ ở thị trường Trung Quốc và Đài Loan.
Bảng 3: Trong năm tháng năm 2013 so với cùng kì 2010-2013
Thị trường
Trung Quốc
Hàn Quốc
Philippines
Khác
Tổng

5T/2010

5T/2011
138,5

5,4
0
1,3
145,2

5T2012
289,3
3,5
1,9
7,2
301,8

5T/2013

342,6
258,4
21,6
42,2
0
6,4
1,8
2
365,9
309
(Nguồn: www.fao.org )

Nhìn chung sản xuất sắn của Việt Nam tăng mạnh chủ yếu do nhu cầu của thế
giới tăng trong khi nền kinh tế vẫn đang gặp khó khăn đã ảnh hưởng nhiều đến kế
hoạch trồng mới hay tăng diện tích sắn. Sắn ngày nay không chỉ là nguồn cung cấp
lương thực mà còn là nguồn cung cấp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Vì vậy,

20


muốn sản xuất sắn của nước ta thành mặt hàng xuất khẩu thì nước ta cần có những
biện pháp thích hợp với từng địa phương, phù hợp với từng vùng nhằm không ngừng
nâng cao sản xuất và chất lượng sắn của nước ta trong thời gian tới.

1.2.3. Tình hình sản xuất sắn và sắn hàng hóa của tỉnh Quảng Trị.
Ở Quảng Trị có trên 9.770 ha sắn, tập trung nhiều nhất ở huyện Hướng Hóa với
4.222 ha, huyện Hải Lăng 1.302 ha, năng suất bình quân đạt 156,2 tạ/ha, sản lượng
152.606 tấn (Niên giám thông kê Quảng Trị 2013). Những năm trở lại đây, cây sắn trở
thành cây trồng giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hiện trong tỉnh có 3 nhà
máy chế biến tinh bột sắn đang hoạt động ở huyện Cam Lộ Hướng Hóa và Hải Lăng đã
góp phần giải quyết sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân trên địa bàn Tỉnh. Những
giống sắn mới có năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, khả năng thích ứng rộng
và các biện pháp canh tác theo hướng bền vững thực sự đã mang lại năng suất và lợi
nhuận cao cho nông dân trên diện rộng. Cũng nhờ trồng sắn mà nhiều hộ nông dân,
đồng bào dân tộc thoát nghèo, có cuộc sống đầy đủ, sung túc. Đặc biệt ở vùng Lìa,
huyện miền núi Hướng Hóa nhiều hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều và Pa Cô đã thành lập
"Câu lạc bộ trồng sắn hơn 100 triệu đồng".
Bên cạnh những kết quả quan trọng đó sản xuất sắn ở Quảng Trị còn nhiều hạn
chế: Sản xuất không theo quy hoạch, kỹ thuật canh tác còn nặng về quảng canh, năng
suất thấp. Ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chế biến tinh bột sắn, sản phẩm chưa đa
dạng, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự ổn định…Cây sắn là một trong những
cây cần nhiều dinh dưỡng để duy trì sự sinh trưởng phát triển song việc sử dụng phân
bón cho cây sắn chưa được chú trọng, đặc biệt là ở vùng miền núi làm cho đất ngày
càng bạc màu. Các biện pháp chống xói mòn chưa được áp dụng rộng rãi làm cho đất
nhanh suy kiệt. Hiện tượng đốt nương làm rẫy ảnh hưởng đến diện tích đất được quy
hoạch rừng. Có thời điểm sắn thu hoạch quá nhiều nhà máy không tiêu thụ kịp làm cho
lượng sắn nguyên liệu ứ đọng trong dân lớn, tư thương ép giá...


21


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẮN
Ở HUYỆN CAM LỘ-TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN CAM LỘ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Cam Lộ là cửa ngõ phía Tây và phía Bắc của Thành phố Đông Hà, là
huyện thuộc vùng trung du của tỉnh Quảng Trị, trung tâm huyện lỵ cách Thành phố
Đông Hà 15 km về phía Tây.
Cam Lộ có toạ độ địa lý từ 16 040,44' đến 16053,32' vĩ độ Bắc và từ 106 049,41'
đến 107005,69' kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Gio Linh
- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong và huyện Đakrông
- Phía Tây giáp huyện Đakrông.
- Phía Đông giáp Thành phố Đông Hà và huyện Triệu Phong.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 34.447,39 ha chiếm 7,26% diện tích của
tỉnh. Dân số 45.153 người (tính đến tháng 12/2013) chiếm 7,46% dân số của tỉnh.
Cam Lộ có vị trí địa lý thuận lợi cho lưu thông kinh tế, đời sống và phát triển
thương mại dịch vụ. Huyện có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ
tiện lợi và rất quan trọng. Trên địa bàn huyện có các trục đường bộ quan trọng như
Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh và hệ thống giao thông tỉnh lộ, huyện lộ
đó là tiềm năng dồi dào tạo ra thế mạnh không những trong việc giao lưu phát triển
kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện mà còn là cầu nối cho sự phát triển kinh tế - văn
hoá - xã hội với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn.
2.1.1.2. Địa hình - địa mạo
Địa hình huyện Cam Lộ chia cắt khá phức tạp, đồi núi trung du xen kẽ đồng
bằng, nét đặc trưng của địa hình nghiêng từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam. Huyện

có 3 dạng địa hình đặc trưng: Vùng địa hình núi thấp chân dãy Trường sơn; vùng địa
hình đồi thoải lượn sóng và vùng địa hình bằng thấp.

22


Ngoài ra, Cam Lộ nằm trong vùng có hiện tượng sụt lún (cát - xtơ) nên gặp khó
khăn trong việc quy hoạch đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn.
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu Cam Lộ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Do đặc điểm địa lý, mùa
mưa bị dịch chuyển sang hẳn mùa đông đối lập với tính chất chung của khí hậu gió
mùa. Mùa hè có gió Tây Nam khô nóng, mùa đông có gió Đông Bắc ẩm ướt. Phần lớn
lảnh thổ có mưa từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa chiếm 65% - 70% tổng lương
mưa của năm.
Cam Lộ là địa bàn khô hạn trong tỉnh, thời gian khô hạn trong năm thường kéo
dài khoảng 6 tháng (từ tháng 2 đến tháng 8). Ngoài ra, gió Tây Nam khô nóng thổi
nhiều và mạnh làm cho thời kỳ khô hạn tại đây càng thêm khắc nghiệt.
Cam Lộ chịu ảnh hưởng của khô hạn nặng hơn so với một số địa bàn khác trong
tỉnh. Sự thất thường của khí hậu và thời tiết của Cam Lộ luôn ảnh hưởng tới phát triển
kinh tế của Huyện.
2.1.1.4. Thuỷ văn
* Nguồn nước
a- Sông suối: Trên địa bàn huyện có hệ thống sông Hiếu chảy qua là điều kiện
thuận lợi để khai thác nguồn nước ngọt và nguồn lợi thủy sản, hàng năm mang một
lượng phù sa bồi đắp cho vùng đồng bằng của huyện và các xã hạ lưu thuộc Đông Hà,
Triệu Phong, Gio Linh. Ngoài ra còn có hồ là nguồn nước rất quan trọng để điều hòa
khí hậu, tạo cảnh quan môi trường.

23



Bảng 4: Một số đặc điểm của sông, suối chính ở Cam Lộ

Số

Tên sông

Diện tích

Độ dốc nơi bắt

lưu vực

nguồn địa chất

(km2)

Độ dốc

Lưu lượng(m3/s)

Địa chất
Đá granit,

1

Sông Hiếu

460


15-250

2

Khe Mài

9,8

15-250

đá sét
Đá sét, cát

3

Khe Chùa

15

15-250

Đá sét, cát

28

3-150

4

Sông Đập

Huyện

Mùa lũ

Mùa hạn

Bình

(T10)

(T7)

quân

121,23

8,69

30,70

2,57

0,18

0,64

3,95

0,28


0,99

Đá sét,

7,38
0,52
1,81
bazan
(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Cam Lộ)

b- Nguồn nước ao hồ: Nguồn nước chính lấy từ sông Hiếu, một số lớn được
ngăn lại tạo ra một số hồ như hồ Nghĩa Hy, Nam Hiếu, Tân Kim, Đá Lả, Trúc Kinh và
Hồ Đá Mài – Tân Kim. Các hồ này diện tích lưu vực không lớn, thảm thực vật trong
lưu vực khá thưa nên khả năng giữ nước chưa cao.
Bảng 5: Các hồ chứa nước trên địa bàn huyện
ST
T

Tên hồ chứa

DT

Dung tích nước

lưu vực

dâng bình

(km2)
thường (triệu m3)

5,62
3,48

Khả năng
tưới (ha)

1

Nghĩa Hy

2

Đá Lã

4,5

2,40

90

3

Hiếu Nam

5,8

2,15

100


4
5
6

Tân Kim
Đá Mài
Trúc Kinh

Ghi chú

350
Năng lực thiết
kế: 130 ha
Năng lực thiết
kế: 150 ha

7,5
6,17
10,0
8,27
49,6
39,00
2.350
(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Cam Lộ)

c- Nước ngầm: Chưa có điều tra chính thức, song qua khảo sát thăm dò sơ bộ,
Cam Lộ có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng tốt, có thể đáp ứng cho
nhu cầu sinh hoạt dân cư và bổ sung một phần cho sản xuất.
24



2.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên
Về khoáng sản: Khoáng sản đáng kể của huyện Cam Lộ là nguồn vật liệu xây
dựng (đá vôi, cát sạn, đất làm gạch ngói).
Đá vôi vùng Tân Lâm, Cam Tuyền có trữ lớn, chất lượng đá khá tốt có thể sử
dụng sản xuất ximăng mác cao và chế biến vật liệu xây dựng.
Mỏ nước khoáng Tân Lâm có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu địa phương.
Ven sông Hiếu có cát, sạn, sỏi có trữ lượng đáng kể phục vụ cho xây dựng.


Tài nguyên thực vật và động vật: Trên 60% diện tích đất huyện Cam Lộ được

che phủ bởi thảm rừng nguyên sinh, rừng trồng với nhiều chủng loại thực vật phong
phú.


Về động vật hoang dã có một số loài chim thú như chồn, nhím, lợn rừng,

hoẵng, gà lôi...Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cần được quan tâm bảo vệ
tạo môi trường sinh thái, phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn huyện.

2.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội
Dân số và lao động chính là nguồn lực sản xuất của xã hội. Đó vừa là mục tiêu vừa
là nền tảng của sự phát triển. Ở nước ta 70% dân số sống ở nông thôn, lao động được coi
là yếu tố quan trọng trong nông nghiệp nông thôn cả nước, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển của vùng, chất lượng và số lượng lao động quyết định tới năng suất và sản
lượng làm ra. Do đó việc bố trí và sử dụng lao động hợp lý có ý nghĩa rất lớn trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội của vùng, là cơ sở để tăng thu nhập cho hộ.


25


×