Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Xây dựng phần mềm quản lý sinh viên trường đại học khoa học huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844 KB, 55 trang )


Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
tất cả các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế,
đặc biệt là các thầy cô ở Khoa Hệ thống Thông tin
Kinh tế, bạn bè đã theo sát, tạo điều kiện giúp đỡ
em thực hiện đề tài này một cách thuận lợi nhất.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới ThS. Mai Thu
Giang, người cô đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình
làm luận văn tốt nghiệp. Cô đã giúp đỡ em rất
nhiều từ việc hình thành những ý tưởng ban đầu
cũng như hướng dẫn quá trình thực hiện ý tưởng và
sau đó là góp ý, chỉnh sửa để đề tài được hoàn
thành tốt nhất có thể.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô, các
anh, các chò trong trường ĐHKH và trường THCS Trần
Thúc Nhẫn đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp
những tài liệu cần thiết và hướng dẫn nhiệt tình để
giúp em thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, xin cảm ơn chân thành đến bố mẹ,
các anh chò trong trong gia đình, bạn bè và những người
thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên em trong
suốt thời gian em thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để thực hiện khóa
luận nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh
phí hạn hẹp nên những sai sót là không thể tránh
khỏi, kính mong quý thầy cô chỉ bảo thêm cho em.

i



Mình cũng mong bạn bè đóng góp những ý kiến để
mình có thể hoàn thiện đề tài hơn.
Huế, ngày .... tháng.... năm
2015
Sinh viên
Hồ Thò Mộng Thùy

ii


MỤC LỤC

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Ký hiệu

Ý nghĩa

SQL

Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (Structured Query Language)

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CLR


Thành phần kết nối giữa các phần khác trong .NET Framework với
hệ điều hành (Common Language Runtime)

UML

Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unified Modeling Language)

BFD

Sơ đồ phân rã chức năng

BGH

Ban giám hiệu

ĐHKH

Đại học khoa học

CBCC

Cán bộ công chức

CBGD

Cán bộ giảng dạy

NCS

Nghiên cứu sinh


THCN

Trung học chuyên nghiệp

THPT

Trung học phổ thông

NCKH

Nghiên cưu khoa học

SĐH

Sau đại học

KHTN

Khoa học tự nhiên

KHXHNV

Khoa học xã hội nhân văn

KHCN

Khoa học công nghệ

CSVC


Cơ sở vật chất

KH

Khoa học

CN

Công nghệ

CGCN

Chuyển giao công nghệ

SXKD

Sản xuất kinh doanh

iv


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

vi


TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài trình bày các nội dung chính của quản lý sinh viên, giới thiệu các công cụ
cũng như các phép thống kê và phân tích được sử dụng trong quá trình xây dựng hệ
thống quản lý sinh viên. Đề tài cũng trình bày quá trình phân tích, thiết kế hệ thống,
phân tích tính khả thi và dự trù kinh phí triển khai hệ thống quản lý sinh viên cho nhà
trường. Trong số các nội dung kể trên, đề tài tập trung chủ yếu vào các công đoạn của
quá trình phân tích và thiết kế hệ thống quản lý thông tin sinh viên.
Phần mô tả bài toán quản lý sinh viên sẽ mô tả các nghiệp vụ quản lý sinh viên
một cách đầy đủ và chính xác, những mô tả này chính là yêu cầu đối với hệ thống cần
xây dựng. Phần phân tích và thiết kế trình bày cụ thể các bước từ xác định chức năng
của hệ thống, mô tả quá trình lưu chuyển thông tin và dữ liệu trong hệ thống, thiết kế
quy trình, thiết kế giao diện cho đến việc mô tả chi tiết các phương án để triển khai hệ
thống cho nhà trường.
Kết quả chính mà đề tài cần đạt được là xây dựng một hệ thống quản lý sinh viên
với khả năng tuỳ biến cao, có thể triển khai và cung cấp những công cụ hữu ích cho
người quản lý, giúp họ kiểm soát và phân tích các thông tin về sinh viên.

vii


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, công nghệ thông tin đã được áp dụng rộng rãi ở các tổ chức kinh tế và

xã hội. Các phần mềm máy tính trở thành một trợ thủ đắc lực cho bộ phận quản lý, nó
giúp cán bộ quản lý có được những con số thống kê chính xác và có cái nhìn tổng quan
hơn về đơn vị của mình. Việc đưa một số phần mềm tin học vào trong việc quản lý tại
các cơ quan, xí nghiệp, công ty và trường học đang rất phổ biến và trở nên cấp
thiết.Một trong những xu hướng được các trường đại học quan tâm là ứng dụng tin
học để xây dựng phần mềm quản lý sinh viên một cách khoa học hơn.
Mặc dù, công việc quản lý sinh viên trường ĐHKH đã được quản lý trên hệ
thống máy tính nhưng các quy trình quản lý vẫn còn phức tạp và mất nhiều thời gian.
Trong quá trình quản lý sinh viên tại trường thì thông tin dữ liệu vẫn còn được lưu trữ
tại các file Excel, điều này đôi lúc không đảm bảo được tính chính xác của thông tin.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế cùng với mong muốn hoàn thiện hơn những kiến
thức đã được học ở trường và rèn luyện kỹ năng thực hành của mình, em đã lựa chọn
đề tài “Xây dựng phần mềm quản lý sinh viên trường Đại học Khoa học Huế”.
2. Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu những lý thuyết về SQL Server, C# .
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, một số nội dung chính trong quy trình quản lý sinh viên
trường ĐHKH.
Xây dựng phần mềm quản lý sinh viên trường ĐHKH. Phần mềm có thể quản lý
những thông tin cơ bản của sinh viên, quản lý việc học và thực hiện thao tác cập nhật
sinh viên, thống kê kết quả học tập của sinh viên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên trường ĐHKH – Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng phần mềm quản lý sinh viên trường ĐHKH.

8


Thời gian nghiên cứu: 19/1/2015 – 16/5/2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các lý thuyết cần thiết để xây dựng phần mềm quản

lý sinh viên trường ĐHKH qua các tài liệu như sách, bài viết, video, slide,...
Phỏng vấn: Hỏi nhân viên trong nhà trường về các nghiệp vụ của quản lý sinh viên
Quan sát: Quan sát quá trình nhân viên trong nhà trường thực hiện các nghiệp
vụ quản lý sinh viên trường ĐHKH như thế nào? tổng hợp bảng điểm sinh viên như
thế nào?...
Thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu từ nhà trường như công thức tính điểm,
các tài liệu khác như thông tin sinh viên, giáo viên.
Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, định tính, định lượng: Khai thác tài liệu
và thông tin đã có được để trích rút ra các thông tin cần thiết cho quá trình xây dựng
hệ thống. Ví dụ: dựa vào kết quả của nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, quan sát để mô tả
bài toán quản lý sinh viên;...
5. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận . Phần này sẽ giới thiệu tổng quan về hệ thống thông
tin, lợi ích của việc ứng dụng phần mềm quản lý sinh viên và giới thiệu các công cụ sẽ
sử dụng để xây dựng phần mềm.
Chương 2: Bài toán quản lý sinh viên trường ĐHKH. Phần này sẽ giới thiệu
về nhà trường, giới thiệu lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, đồng thời mô tả bài toán
quản lý sinh viên trường ĐHKH.
Chương 3: Phân tích và thiết kế hệ thống. Phần này tập trung phân tích và
thiết kế hệ thống, bao gồm các nội dung như phân tích sơ đồ chức năng, sơ đồ ngữ
cảnh, sơ đồ luồng dữ liệu, thiết kế sơ đồ thực thể - mối quan hệ, thiết kế CSDL.
Chương 4: Xây dựng phần mềm quản lý sinh viên trường ĐHKH. Phần này
sẽ đưa ra ý tưởng, định hướng phát triển, phân tích tính khả thi, kết cấu và quy trình
xây dựng phần mềm, thiết kế giao diện.

9


10



PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Tổng quan hệ thống thông tin
1.1.1. Khái niệm hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau (con
người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu,…) cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử
lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt
được một mục tiêu định trước.
Các bộ phận hợp thành hệ thống thông tin:

Sơ đồ 1 - Sơ đồ các bộ phận hợp thành hệ thống thông tin
Dữ liệu: là nguyên liệu của hệ thống thông tin được biểu diễn dưới nhiều dạng :
văn bản, truyền khẩu, hình vẽ,... và những vật mang tin: Giấy, bảng từ, đĩa từ...
Các xử lý: thông tin đầu vào qua các xử lý thành thông tin đầu ra.
1.1.2. Đặc trưng của hệ thống thông tin
Phải được thiết kế, tổ chức phục vụ nhiều lĩnh vực hoặc nhiệm vụ tổng thể của
một tổ chức.
Đặc mục tiêu hỗ trợ ra các quyết định.
Dự trên kỹ thuật tiên tiến về xử lý thông tin.
Có kết cấu mềm dẻo và phát triển được hệ thống mở.
11


1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của hệ thống thông tin
1.1.3.1. Vai trò
Hệ thống thông tin đóng vai trò trung gian giữa hệ quyết định và hệ tác nghiệp
trong hệ thống quản lý.
1.1.3.2. Nhiệm vụ

Hệ thống thông tin có hai nhiệm vụ chủ yếu:
Trao đổi thông tin với môi trường ngoài.
Thực hiện liên lạc giữa các bộ phận, cung cấp thông tin cho các hệ thống tác
nghiệp và hệ quyết định.
1.2. Hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý
của tổ chức. Hệ thống bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích,
đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người
soạn thảo các quyết định trong tổ chức.
1.3. Giới thiệu các công cụ sử dụng để xây dựng phần mềm quản lý sinh viên
1.3.1. Giới thiệu hệ quản trị CSDL SQL Server
SQL Server là một hệ thống quản trị CSDL quan hệ nhiều người dùng hoạt động
theo mô hình Client/Server. Hệ quản trị CSDL này được sử dụng ở hầu hết các ứng
dụng lớn hiện nay.
Trong mô hình Client/Server, phần Server chứa CSDL, cung cấp các chức năng
phục vụ cho việc tổ chức và quản lý CSDL, cho phép nhiều người sử dụng cùng lúc
truy cập dữ liệu. Điều này không chỉ tiết kiệm mà còn thể hiện tính nhất quán về mặt
dữ liệu. Tất cả dữ liệu đều được truy xuất thông qua Server, không được truy xuất trực
tiếp. Do đó, có độ bảo mật cao, chịu lỗi tốt hơn, dễ dàng sao lưu dữ liệu.
Phần Client là các phần mềm chạy trên máy trạm hay máy chủ Web không chứa
CSDL, cho phép người sử dụng giao tiếp với CSDL trên Server.

12


1.3.2. Microsoft SQL Server 2012
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2012 có nhiều tính năng mạnh như:
User-Defined Server Roles: Đây là tính năng quản trị được những người quản trị
yêu cầu nhiều nhất. Tính năng này cho phép tạo mới cũng như tùy biến các Server
Roles.. Ví dụ như khi người quản trị cần gán một số quyền cấp cao (thay đổi các

Login, thay đổi 1 số setting của instance, …) cho một user nào đó, thay vì phải gán
quyền cao nhất là Sysadmin, người quản trị có thể tạo 1 role mới như DatabaseTuner
role với 1 số quyền nhất định.
Contained Databases: Cung cấp khả năng lưu trữ thông tin chứng thực
(credential information) của các user theo trong database thay vì lưu trong
Master database như trước đây. Khả năng này giúp cho database ít phụ thuộc vào các
system databases hơn.
Crypto enchancement: Nhiều thuật toán mã hóa mới cũng như AES256, SHA2
(256 và 512), … được hỗ trợ giúp cho việc mã hóa dữ liệu trong SQL Server 2012 tốt
hơn bao giờ hết.
Audit Enhancement: Các tính năng về giám sát cũng được cải tiến rất nhiều trong
SQL Server 2012
Filtering Audit: Giúp lọc những thông tin mong muốn sẽ ghi xuống log theo
những điều kiệnđược định nghĩa trước.
Ưu điểm nỗi bật của HQTCSDL MS SQL Server 2012:
- Quản lý được dữ liệu dư thừa.
- Đảm báo tính nhất quán cho dữ liệu.
- Tạo khả năng chia sẻ dữ liệu nhiều hơn.
- Cải tiến tính toàn vẹn cho dữ liệu.
1.3.3. Giới thiệu về .NET Framework, C# và ASP.NET
Giới thiệu về .Net Framework
.NET Framework là một nền tảng lập trình và cũng là một nền tảng thực thi ứng
dụng chủ yếu trên hệ điều hành Microsoft Windows được phát triển bởi Microsoft. Các
13


chương trình được viết trên nền.NET Framework sẽ được triển khai trong môi trường phần
mềm (ngược lại với môi trường phần cứng) được biết đến với tên gọi Common Language
Runtime (CLR). Môi trường phần mềm này là một máy ảo trong đó cung cấp các dịch vụ
như an ninh phần mềm (security), quản lý bộ nhớ (memorymanagerment), và các xử lý

lỗi ngoại lệ (exception handling).
Giới thiệu về C#
C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft, là
phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự thăng và
được đọc là C sharp. Microsoft phát triển C# dựa trên C++ vàJava. C# là ngôn ngữ có
được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java.
Giới thiệu ASP.NET
ASP.NET là một nền tảng ứng dụng Web được phát triển và cung cấp
bởi Microsoft, cho phép người lập trình tạo ra những trang Web động, những ứng dụng
Web và những dịch vụ Web. ASP.NET lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào tháng 2
năm 2002 cùng với phiên bản 1.0 của .NET Framework, là công nghệ nối tiếp của
Microsoft's Active Server Pages (ASP). ASP.NET được biên dịch dưới dạngCommon
Language Runtime (CLR) và cho phép những người lập trình viết mã ASP.NET với bất
kỳ ngôn ngữ nào được hỗ trợ bởi.NET Language.
1.3.4. Giới thiệu Visual Studio
Visual Studio là môi trường tích hợp phát triển phần mềm (Integrated
Development Environment) của Microsoft, là công cụ cho phép viết mã, gỡ rối và biên
dịch chương trình bằng nhiều ngôn ngữ lập trình .NET khác nhau.
Hiện nay, phiên bản mới nhất của phần mềm này là Visual Studio 2012, phiên
bản này điều chỉnh giao diện giúp người sử dụng thao tác dễ dàng hơn, cải tiến nhiều
chức năng như hỗ trợ Java Script tốt hơn, tạo biểu đồ lớp UML từ mã hiện có.
1.4. Kiến trúc phần mềm
Phần mềm Quản lý sinh viên tại trường ĐHKH được thiết kế và xây dựng theo
mô hình 3 lớp:

14


- Tầng giao diện
- Tầng nghiệp vụ

- Tầng dữ liệu

Sơ đồ 2 - Kiến trúc tổng quan phần mềm Quản Lý sinh viên trường ĐHKH.
( Sơ đồ Kiến trúc phần mềm )
1.5. Quy trình thiết kế phần mềm
Quy trình thiết kế phần mềm bao gồm 8 bước sau đây:
Bước 1: Khảo sát hiện trạng và đặc tả yêu cầu
Giai đoạn này tập trung nghiên cứu hoạt động nghiệp vụ của bộ phận tổ chức có
yêu cầu tin học hóa, thu thập tài liệu, thông tin từ những người làm việc trực tiếp, xác

15


định các yêu cầu mà khách hàng đặt ra. Từ đó xác định thông tin nào cần được xử lý,
chức năng và tiêu chuẩn hợp lệ nào cần có để xác định ra một hệ thống. Yêu cầu chủ
chốt của hệ thống và phần mềm cũng được xác định.
Kiến trúc hệ thống được suy dần ra qua quá trình phân hoạch đặt mối quan hệ
giữa các phần tử của giải pháp phần mềm với các bộ phận của vấn đề được xác định
qua phân tích yêu cầu.
Sau khi khảo sát và lập ra được tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm, người thiết kế
phần mềm sẽ làm bản mẫu cho phần mềm. Tóm lại, ở giai đoạn này chúng ta cần xác
địng rõ những gì ta quan tâm về bản thân chúng ta và mọi người.
Bước 2: Thiết kế kiến trúc hệ thống
Thiết kế kiến trúc hệ thống là một mô hình tổng quát bao gồm những môđun
chính của toàn bộ hệ thống và sự bố trí sắp xếp của các môđun này. Mục tiêu chủ yếu
của thiết kế kiến trúc là phát triển một cấu trúc chương trình môđun và biểu diễn mối
quan hệ điều khiển giữa các môđun. Bên cạnh đó, thiết kế kiến trúc còn trộn lẫn cấu
trúc chương trình và cấu trúc dữ liệu, xác định các giao diện làm cho dữ liệu chảy qua
toàn bộ chương trình. Khi các chức năng của một hệ thống dựa trên máy tính đã được
xác định thì kỹ sư phần mềm có thể tạo ra một mô hình biểu thị cho mối quan hệ giữa

các phần tử của hệ thống và đặt ra nền tảng cho các bước phân tích và thiết kế sau
này. Kiến trúc hệ thống mô tả hai đặc trưng quan trọng của chương trình máy tính.
Kiến trúc hệ thống được suy dần ra qua quá trình phân hoạch đặt mối quan hệ
giữa các phần tử của giải pháp phần mềm với các bộ phận của vấn đề được xác định qua
phân tích yêu cầu. Tiến trình này được biểu diễn tượng trưng qua 2 hình vẽ sau đây:
Qua sơ đồ trên ta có thể thấy, một vấn đề có thể được thõa mãn bởi nhiều cấu
trúc khác nhau. Trong thực tiễn thiết kế phần mềm, tùy từng bài toán cụ thể mà người
thiết kế lựa chọn một kiểu cấu trúc thích hợp nhất. Thiết kế phần mềm là một công
đoạn trung tâm trong quy trình xây dựng phần mềm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng có
tính quyết định đến chất lượng của các sản phẩm phần mềm.

16


Bước 3: Thiết kế dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là một tập hợp dữ liệu được tổ chức đặc biệt và được lưu trữ trên
các thiết bị nhớ của máy tính nhằm cung cấp thông tin cho những người sử dụng khác
nhau hay cho những ứng dụng khác nhau.
Một cơ sở dữ liệu có các chức năng sau:
- Có khả năng lưu trữ và nhập thêm thông tin.
- Có thể cập nhật được dữ liệu.
- Có khả năng cung cấp thông tin cho người sử dụng.
Một cơ sở dữ liệu được thiết kế thì phải đảm bảo được các tiêu chuẩn sau:
- Giảm dư thừa thông tin trong lưu trữ.
- Có thể dùng chung một CSDL cho nhiều bộ phận trong hệ thống và sử dụng
với nhiều mục đích khác nhau.
- Đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu trong hệ thống. Dễ dàng bảo trì dữ liệu và
trao đổi dữ liệu với các HTTT khác.
- Đảm bảo an toàn và toàn vẹn dữ liệu.
Thiết kế CSDL trải qua các bước sau:

i, Phân tích toàn bộ yêu cầu:
Bước này khó khăn nhất là việc phân tích trọn vẹn những yêu cầu trong việc hình
hành CSDL cho một đơn vị. Trong thời gian này người thiết kế phải tìm hiểu xem
việc xử lý dữ liệu ở đơn vị để từ đó có cái nhìn tổng quát trước khi bắt tay vào
thiết kế CSDL.
ii, Nhận dạng những thực thể:
Sau khi đã tìm hiểu kỹ tiến trình xử lý, nhà thiết kế phải nhận diện được các thực
thể tham gia để thêm vào bảng dữ liệu trong CSDL.
iii, Nhận diện các mối tương quan giữa các thực thể:
Sau khi đã nhận diện xong các thực thể, công việc tiếp theo là phải tìm ra mối
tương quan giữa các thực thể và mối tương quan đó có quan hệ như thế nào: 1-1, 1- n, n-n.

17


iv, Xác định các mục khóa chính:
Trên mỗi bảng dữ liệu, cần phải nhận diện một trường hợp cho phép phân biệt
không nhập nhằng trong bản ghi. Vì nguyên tắc cơ bản trong thiết kế là không
cho phép những bản ghi trùng nhau. Trong trường hợp nếu có nhiều sự lựa chọn thì
phải chọn trường hợp có ý nghĩa đối với ứng dụng để làm khóa chính.
1. v, Thêm vào các trường không phải là các mục khóa vào bảng:
Sau khi đã khai báo định nghĩa các thực thể, các mục khóa chính và khóa ngoại
lai, công việc tiếp theo là phải xác định được các trường còn lại trên bảng dữ
liệu thuộc CSDL. Đây là bước khá quan trọng trong việc hình thành cấu trúc của bảng
dữ liệu. Trong bước này phải quyết định việc đặt tên các trường sao cho thuận tiện khi
xử lý dữ liệu trên bảng.
vi, Chuẩn hóa các bảng dữ liệu:
Công việc này sẽ loại bỏ những dữ kiện trùng lặp và giữ cho các dữ kiện có quan
hệ với nhau nhằm đảm bảo không bị mất thông tin.
vii, Khai báo phạm vi của mỗi trường:

Đây là bước cuối cùng của quá trình thiết kế CSDL. Trong bước này phải xác
định kiểu dữ liệu thích hợp cho mỗi trường và phạm vi dao động của các trường nhằm
xác định độ rộng của trường.
Bước 4: Thiết kế giao diện
Tiến trình thiết kế giao diện bắt đầu với việc tạo ra các mô hình khác nhau về
chức năng hệ thống (như được cảm nhận từ bên ngoài). Trước hết phải phát họa ra các
nhiệm vụ hướng con người và máy tính cần để đạt tới chức năng của hệ thống, xem
xét vấn đề thiết kế áp dụng cho mọi thiết kế giao diện, rồi sử dụng các công cụ làm
bảng mẫu và cuối cùng là cài đặt cho mô hình thiết kế và đánh giá kết quả, chất lượng.
Các mô hình khi thiết kế giao diện:
a, Mô hình thiết kế
Mô hình thiết kế của toàn bộ hệ thống tổ hợp các biểu diễn dữ liệu, kiến trúc và
thủ tục của phần mềm. Đặc tả các yêu cầu có thể thiết lập nên một số ràng buộc giúp

18


cho việc định nghĩa người dùng của hệ thống, nhưng thiết kế giao diện thường
chỉ ngẫu nhiên là mô hình thiết kế.
b, Mô hình người dùng
Mô hình người dùng mô tả sơ lược cho người dùng cuối cùng của hệ thống. Để
xây dựng một giao diện người dùng có hiệu quả mọi thiết kế nên bắt đầu với một hiểu
biết về người dùng được dự định. Nghĩa là nên xác định rằng: phần mềm được thiết
cho đối tượng nào sử dụng? (kể các thông tin: tuổi tác, giới tính, khả năng về thể chất,
trình độ văn hóa, tôn giáo...).
c, Mô hình cảm nhận hệ thống
Cảm nhận hệ thống là hình ảnh của hệ thống mà người dùng mang trong đầu. Mô
hình này sẽ rất có lợi cho những người đã hiểu biết về hệ thống đó khi sử dụng phần
mềm nhưng lại gây sự khó tiếp cận đối với những người mới học.
d, Mô hình hình ảnh hệ thống

Hình ảnh hệ thổng tổ hợp cách biểu lộ bên ngoài của hệ thống dựa trên máy tính
(nhìn và cảm thấy giao diện) với mọi thông tin hỗ trợ (sách, tài liệu, băng đĩa...) mô tả
cho cú pháp và ngữ nghĩa của hệ thống.
Bước 5: Lập trình.
Bước lập trình của quy trình thiết kế một phần mềm ứng dụng là một tiến
trình dịch. Thiết kế chi tiết được lập sang một ngôn ngữ lập trình mà cuối cùng được
biến đổi thành các lệnh mã máy thực hiện được. Lập trình là cốt lõi của tiến trình xây
dựng phần mềm. Chương trình được lập phải dễ hiểu, nhấn mạnh vào các tính toán
đơn giản và rõ ràng. Thực hiện các bước lập trình bao gồm các bước sau:
- Xác định tài liệu chương trình gốc: tài liệu bên trong của chương trình gốc bắt
đầu với việc chọn lựa các tên gọi định danh (biến và nhãn), tiếp tục với vị trí và thành
phần của việc chú thích và kết luận với cách tổ chức trực quan của chương trình. Việc
lựa chọn các tên gọi định danh có nghĩa chính là điều chủ chốt cho việc hiểu chương
trình sang cấu trúc ngữ nghĩa bên trong.
Bước 6: Kiểm thử

19


Mục tiêu chính của kiểm thử là nhằm phát hiện ra những khiếm khuyết
trong phần mềm. Để thực hiện tốt các mục tiêu đó, người ta sử dụng 2 loại kỹ thuật
kiểm thử khác nhau, đó là kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng.
 Kiểm thử hộp đen:
Kiểm thử hộp đen là việc tiến hành kiểm thử xem từng chức năng có vận hành
hoàn toàn không. Việc kiểm thử hộp đen chỉ được tiến hành tại giao diện phần mềm.
Kiểm thử hộp đen tập trung vào các yêu cầu chức năng của phần mềm. Tức là, việc
kiểm thử hộp đen làm cho người lập trình suy ra được các điều kiện vào sẽ thao diễn
qua tất cả các yêu cầu chức năng đối với một chương trình. Việc kiểm thử hộp đen dự
định tìm lỗi trong các phạm vi sau đây:
- Các chức năng không đúng hay bị bỏ sót.

- Lỗi giao diện.
- Lỗi trong cấu trúc dữ liệu hay thâm nhập CSDL ngoài.
- Lỗi hiệu năng.
- Lỗi khởi đầu và kết thúc.
 Kiểm thử hộp trắng:
Kiểm thử hộp trắng là một phương pháp thiết kế kiểm thử có dùng cấu trúc điều
khiển của thiết kế thủ tục để suy ra các trường hợp kiểm thử. Kiểm thử hộp trắng tập
trung vào cấu trúc điều khiển chương trình. Các trường hợp kiểm thử được thực hiện
đều đảm bảo rằng tất cả các câu lệnh trong chương trình đều được thực hiện ít
nhất một lần, tất cả các điều kiện logic đều được thử qua.
Bước 7: Triển khai
Sau khi kết thúc kiểm thử (không còn thấy xuất hiện lỗi), chúng ta bắt tay
vào quá trình triển khai phần mềm. Triển khai phần mềm là việc đưa sản phẩm được
tạo ra bởi các nhóm người lập trình đến đối tượng sử dụng phần mềm đó là những
người thực hiện giá trị của sản phẩm trí tuệ này gọi là người sử dụng cuối cùng.
Để đưa hệ thống cùng toàn bộ tính năng ưu việt của nó vào ứng dụng trong thực
tế một cách có hiệu quả thì quá trình triển khai phần mềm phải thực hiện tốt. Nói cách

20


khác, các tính năng mà phần mềm có được chỉ là điều kiện cần còn quy trình triển
khai hợp lý, khoa học chính là điều kiện đủ để ứng dụng thành công hệ thống. Tỷ lệ
thất bại của các phần mềm do quá trình triển khai vẫn đang chiếm một tỉ lệ khá cao
mà nguyên nhân chủ yếu là do:
Năng lực của người sử dụng còn hạn chế.
Truyền đạt và thông tin không tốt.
Phương pháp triển khai thiếu tính khoa học và không rõ ràng.
Bước 8: Đào tạo sử dụng
Phần mềm sau khi tạo ra phải được sử dụng ít nhất bởi một người hay

nhóm người nào đó. Nhưng những người sử dụng trực tiếp không phải là những
người có chuyên môn sâu về tin học nên không thể đòi hỏi họ phải hiểu được ý tưởng
và cáchthiết kế ý tưởng trên phần mềm của người lập trình. Vì vậy, khi triển khai phần
mềm để đưa đến người sử dụng cuối cùng phải có quá trình hướng dẫn người sử dụng
biết cách sử dụng sản phẩm và làm quen với cách làm việc được phần mềm hỗ trợ.
Các lĩnh vực đào tạo bao gồm:
Đào tạo kiến thức về máy tính: giới thiệu các khái niệm cơ sở của máy tính,
phần mềm máy tính.
Đào tạo nhận thức về hệ thống: để người dùng biết hệ thống đang làm gì và
những gì hệ thống có thể làm được.
Đào tạo người sử dụng biết sử dụng thông tin trong hệ thống; phân định trách
nhiệm của mỗi người trong hệ thống.
Đào tạo về sử dụng phần mềm: giúp người dùng nắm rõ điều gì được thực hiện,
điều gì không được thực hiện, các thao tác cần được thực hiện như thế nào, cách
tra cứu tìm kiếm thông tin.
1.6.

Lợi ích của việc ứng dụng phần mềm máy tính trong quản lý sinh

viên
Một số lợi ích khi ứng dụng phần mềm vào quản lý:
Tổ chức công việc khoa học, rõ ràng và đầy đủ.

21


Lưu trữ dữ liệu an toàn và đồng nhất.
Tiết kiệm thời gian, chi phí.Thông tin được lưu chuyển đơn giản, nhanh, rộng,
không tiêu tốn nhiều giấy, tin nhắn, ổ cứng lưu trữ.
Phân tích và truy xuất thông tin nhanh và khoa học.


22


CHƯƠNG 2: BÀI TOÁN QUẢN LÝ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC
2.1. Tổng quan về trường ĐHKH
2.1.1. Giới thiệu
Trường Đại học Khoa học Huế - Đại học Huế (gọi tắt là trường Đại học Khoa
học Huế ), tiền thân là trường Đại học Tổng hợp Huế, được thành lập ngày 27-10-1976
trên cơ sở sát nhập Đại học Khoa học và Đại học Văn khoa của Viện Đại học Huế
trước đây (Viện ĐH Huế thành lập năm 1957). Năm 1994, trường Đại học Tổng hợp
trở thành trường thành viên của Đại học Huế và được đổi tên thành trường Đại học
Khoa học.
Sứ mạng của Trường Đại học Khoa học Huế được xác định như sau: "Trường
Đại học Khoa học- Đại học Huế là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học đa ngành, đa lĩnh
vực và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về khoa học tự nhiên, khoa học
xã hội-nhân văn, kỹ thuật và công nghệ; là nơi cung cấp nguồn nhân lực và sản phẩm
khoa học công nghệ chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, trực tiếp là các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên".
Hiện nay Trường có 13 khoa, 1 bộ môn trực thuộc, 6 phòng chức năng, 5 trung
tâm, và 01 trung tâm thông tin thư viện. Tổng số CBCC, lao động là 430 người, trong
đó có 314 CBGD, 32 PGS, 81 Tiến sĩ, 192Thạc sĩ, 89 giảng viên chính, 05 chuyên
viên chính và thư viện viên chính.
Trường đang đào tạo 08 chuyên ngành NCS, 29 chuyên ngành thạc sĩ, 23 chuyên
ngành Cử nhân, 02 chuyên ngành đào tạo THCN và đào tạo THPT khối chuyên Toán,
Văn, Hoá, Sinh. Tổng số học viên, sinh viên, học sinh của Trường hiện nay gần 10
ngàn; tuyển sinh hàng năm hơn 1.500 sinh viên chính quy, 1.500 sinh viên hệ vừa làm
vừa học và 500 hệ chuyên tu - bằng hai, quy mô tăng từ 10 - 12%.
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đào tạo được gần 30

ngành cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, THCN, THPT... trong đó có hơn 15 ngàn cử nhân hệ
chính quy.

23


Trường Đại học Khoa học Huế luôn chú trọng kết hợp đào tạo với nghiên cứu
khoa học. Đến nay, Trường đã và đang thực hiện 1.535 đề tài NCKH, trong đó có 22
đề tài hợp tác quốc tế, 4 đề tài cấp Nhà nước, 159 đề tài nghiên cứu cơ bản, 312 đề tài
cấp Bộ và cấp Bộ trọng điểm, 108 đề tài cấp Tỉnh, 614 đề tài cấp cơ sở và 314 đề tài
nghiên cứu của sinh viên.
CÁC THẾ MẠNH VỀ KH, CN, CGCN, SXKD CỦA TRƯỜNG
- Các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, đặc trưng của một trường đại học khoa học cơ
bản ở miền Trung (KHTN, KHXHNV, KHCN, Kỹ thuật và KHGD).
- Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thực tiễn của khu vực miền Trung - Tây
Nguyên.
- Phát huy thế mạnh về đội ngũ và trang thiết bị hiện có để phấn đấu trở thành một
trung tâm nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở khu vực Miền
Trung.
- Xây dựng đề tài đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực; đề tài ứng dụng và chuyển giao công
nghệ, góp phần quy hoạch phát triển bền vững và khai thác hợp lý tài nguyên thiên
nhiên.
Phát huy truyền thống hơn 30 năm xây dựng và phát triển, trong những năm tới
Trường sẽ không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo và NCKH. Chú
trọng mở một số ngành đào tạo mới theo hướng công nghệ - ứng dụng; tăng quy mô
đào tạo hợp lý phù hợp thế mạnh đội ngũ, CSVC của Trường nhằm đáp ứng nhu cầu
xã hội; tích cực điện tử hoá bài giảng, xuất bản giáo trình; trang bị phòng học, phòng
thực hành, phòng thí nghiệm hiện đại, chất lượng cao; áp dụng đào tạo tín chỉ cho các
ngành học. Tăng cường liên kết với các đối tác để tiến hành ký kết hợp tác nghiên cứu
các đề tài trọng điểm, các đề tài có tính chuyển giao công nghệ, ứng dụng cao và tham

gia thỉnh giảng trao đổi chuyên môn.

24


×