Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bộ đề thi và đáp án học kỳ 2 môn Lịch sử lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142 KB, 6 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

ĐỀ 1

MÔN: SỬ 12
Thời gian: 90phút
Trường THPT Nguyễn Tất Thành

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1: (4,0 điểm) Phong trào “Đồng khởi” nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
Nêu diễn biến chính, ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” 1959-1960 ở miền Nam Việt
Nam ?
Câu 2: (3,0 điểm) Hãy cho biết những thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam đánh
bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” (1969 1973) của Mỹ? Ý nghĩa của những thắng lợi đó?
II. PHẦN TỰ CHỌN (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (3.a hoặc 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm )
Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm điểm quyết
chiến, chiến lược mở đầu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975? Trình bày
diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm )
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975). Trong
những nguyên nhân đó theo em nguyên nhân nào là cơ bản nhất? Vì sao?

--------------Hết -----------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Page 1


II. Đáp án và thang điểm


CÂU

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐIỂM

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Phong trào “Đồng khởi” nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử như
thế nào? Nêu diễn biến chính, ý nghĩa của phong trào
“Đồng khởi” 1959-1960 ở miền Nam Việt Nam ?
a.Hoàn cảnh
Câu
1.
(4,0
đ)

- Những năm 1957-1959, Mĩ-Diệm tăng cường khủng bố phong 0,5
trào đấu tranh của quần chúng, đề ra Luật 10/59, đặt cộng sản
ngoài vòng pháp luật, đòi hỏi cách mạng miền Nam phải có
biện pháp đấu tranh quyết liệt để vượt qua khó khăn, thử thách.
- Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(1/1959), quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực
cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm.

0,5

b.Diễn biến chính
- Phong trào nổ dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái ( Ninh
Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi).

- Ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến
Tre), sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng
mảng lớn chính quyền của địch.
- “Đồng khởi” lan ra khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và
Trung Trung Bộ. Đến năm 1960, ta làm chủ nhiều thôn, xã ở
Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên

0,5

0,5

Page 2


- Từ thắng lợi của Đồng khởi, 20/12/1960 Mặt trận Dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
c.Ý nghĩa

0,5

- Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân
mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay
sai Ngô Đình Diệm.
0,5
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam
chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
0,5

0,5
Câu

2.
(3,0
đ)

Hãy cho biết những thắng lợi quân sự của quân dân miền
Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và
“Đông Dương hoá chiến tranh” (1969 - 1973) của Mỹ? Ý
nghĩa của những thắng lợi đó?
a. Những thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam đánh
bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông
Dương hoá chiến tranh” của Mỹ:
- Từ 30/4 – 30/6/1970, quân dân Việt Nam phối hợp với quân
dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược
Campuchia của 10 vạn quân Mỹ và Sài Gòn, loại khỏi vòng
chiến đấu 17.000 tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai với
4,5 triệu dân.

0,5

- Từ 12/2 – 23/3/1971, quân dân Việt Nam phối hợp với quân

Page 3


dân Lào đã đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” chiếm giữ
Đường 9 – Nam Lào của 4,5 vạn quân Mỹ và Sài Gòn, loại khỏi
vòng chiến đấu 22.000 tên địch, giữ vững hành lang chiến lược 0,5
cách mạng Đông Dương.
- Đỉnh cao là cuộc Tiến công chiến lược 1972 vào ngày
30/3/1972: quân ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào

Quảng Trị làm hướng tấn công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp
miền Nam.
- Đến cuối tháng 6/1972, ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh
nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại
khỏi vòng chiến đấu 20 vạn quân Sài gòn, giải phóng nhiều
vùng đất đai rộng lớn và đông dân.

0,5

b.Ý nghĩa:
- Giáng đòn nặng nề và làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh".

0,5

- Buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược
(tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh”).
0,5

0,5

II. PHẦN TỰ CHỌN (3,0 điểm)

Page 4


Câu
3.a.
(3,0

đ)

Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn
Tây Nguyên làm điểm quyết chiến, chiến lược mở đầu trong
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975? Trình bày diễn
biến và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên.
a.Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn
Tây Nguyên làm điểm quyết chiến, chiến lược mở đầu trong
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975:
- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch
đều cố gắng nắm giữ.

0,5

- Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của quân ta, địch
chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở …
0,5

b.Diễn biến:
- Ngày 4/3/1975 ta đánh nghi binh Plâyku vào Kon Tum thu hút 0,25
địch.
0,25
- Ngày 10/3/1975, quân ta tấn công vào Buôn Ma Thuột mở
màn chiến dịch. Ngày 12-3- 1975 địch phản công tái chiếm
Buôn Ma Thuột nhưng bị thất bại.
- Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân
khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên Hải miền Trung, trên
đường rút chạy bị quân ta truy kích và tiêu diệt.
- Đến 24/3/1975 Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn
toàn được giải phóng.


0,25

0,25

c.Ý nghĩa:
- Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn
của ngụy quân, ngụy quyền, không thể cứu vãn được.
- Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ sang giai đoạn mới, từ
tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến
công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
Page 5

Câu
3.b.

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước (1954-1975). Trong những nguyên nhân ấy theo em

0,5

0,5


Page 6



×