Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC KHỐI 7 HỌC KỲ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.36 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 7
PHẦN BIẾT (3đ)
Câu 1. Cấu tạo ngoài của lưỡng cư
Ếch đồng có những đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước.
- Chúng di chuyển trên cạn nhờ 4 chi có ngón. Hô hấp bằng phổi, mắt có mi bảo vệ, giữ nước mắt giúp
mắt không bị khô. Tai có màng nhĩ giúp nghe được.
- Những đặc điểm thích nghi với đời sống ở nước: Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối rẽ nước
khi bơi, chi sau có màng bơi giúp bơi được dưới nước, da tiết chất nhày làm giảm ma sát khi bơi và dễ
thấm khí, ếch hô hấp qua da là chủ yếu.
Câu 2. Cấu tạo ngoài của chim
- Thân hình thoi, lông vủ bao phủ giúp giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh giúp quạt gió và cản không khí khi hạ cánh
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau giúp chim bám chặt vào cành cây và hạ cánh
- Lông ống có phiến mỏng giúp tăng diện tích của cánh và đuôi.
- Lông tơ có sợi mỏng tạo thành chùm giúp giữ nhiệt và làm nhẹ cơ thể
- Mở sừng bao lấy hàm không răng giúp đầu chim nhẹ
- Cổ dài khớp với thân giúp phát huy các giác quan trên đầu và rỉa lông
- Phao câu tiết ra chất nhờn giúp lông chim mềm mịn không thấm nước
Câu 3. Cấu tạo ngoài của thú
- Bộ lông mao dày, xốp giúp giữ nhiệt và bảo vệ cơ thể.
- Chi có vuốt: Chi trước ngắn giúp đào hang, chi sau dài, khỏe giúp bật nhảy xa, nhanh
- Mũi thính và lông xúc giác giúp thăm dò thức ăn và môi trường
- Tai thính có vành tai to cử động theo các phía giúp phát hiện kẻ thù.
Câu 4. Sinh sản vô tính Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào
sinh dục cái. Vd: phân đôi cơ thể và mọc chồi.
Câu 5. Sinh sản hữu tính (thụ tinh): Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và
tế bào sinh dục cái. Trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử.
Thụ tinh ngoài, thụ tinh trong, cá thể phân tính và cá thể lưỡng tính.
Câu 6. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học
Biện pháp đấu tranh sinh học gồm: Sử dụng thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh
truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.


PHẦN HIỂU (4đ)
Câu 1. Đặc điểm chung của lưỡng cư
Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước.
Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi, chi sau có màng bơi, hô hấp qua da và phổi, có 2 vòng tuần
hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha máu đi nuôi cơ thể là máu pha. Sinh sản trong môi trường
nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái. Là động vật biến nhiệt.
Câu 2. Đặc điểm chung của chim
Chim là động vật có xương sống thích nghi với đời sống bay lượn và với những điều kiện sống khác
nhau. Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến thành cánh, có mỏ sừng bao lấy hàm không răng, hô hấp
bằng phổi có mạng ống khí và túi khí, tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Trứng lớn có vỏ đá vôi
và nhiều noãn hoàng, trứng được ấp nở nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. Là động vật hằng nhiệt
Câu 3. Đặc điểm chung của thú
Thú là động vật có xương sống có tổ chức cơ thể cao nhất, thai sinh đẻ con nuôi con bằng sữa mẹ, có
bộ lông mao bao phủ cơ thể. Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Tim 4 ngăn, bộ
não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. Là động vật hằng nhiệt.
Câu 4. Vai trò của lưỡng cư


- Cung cấp thực phẩm cho người, làm thức ăn cho động vật khác, làm thuốc, có lợi ích trong nông
nghiệp diệt các loại sâu bọ có hại và sinh vật trung gian truyền bệnh, làm vật thí nghiệm sinh lí.
Câu 5. Vai trò của bò sát
- Cung cấp thực phẩm cho người, làm thức ăn cho động vật khác, làm thuốc, có lợi ích trong nông
nghiệp diệt các loại sâu bọ có hại và gặm nhấm, làm sản phẩm mĩ nghệ.
Câu 6. Vai trò của thú
- Cung cấp thực phẩm cho người, làm thức ăn cho động vật khác, làm thuốc và xạ hương, có lợi ích
trong nông nghiệp diệt các loại gặm nhấm và cung cấp sức kéo, làm đồ mĩ nghệ, làm vật thí nghiệm.
Câu 7. Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học
a. Ưu điểm: Mang lại hiệu quả cao tiêu diệt những loài sinh vật gây hại. Ít tốn kém. Tránh ô nhiễm môi
trường, tránh ảnh hưởng xấu đến sinh vật có lợi và sức khỏe con người.
b. Hạn chế: Thiên địch không diệt triệt để sinh vật gây hại. Tiêu diệt loài sinh vật gây hại này lại tạo

điều kiện cho sinh vật khác phát triển (vd: diệt 1 loại cây cảnh nhập 8 loại sâu. Cây cảnh chết làm chim
sáo thiếu nơi ở rồi giảm số lượng và sâu bọ ruộng lúa tăng).
Thiên địch vừa có lợi vừa có hại (chim sẻ). Thiên địch được di nhập khó thích nghi (kiến vống diệt sâu
hại lá cam)
Câu 8. Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật
- Các loài động vật điều có quan hệ họ hàng với nhau: Lưỡng cư cổ bắt nguồn từ cá vây chân cổ. Bò sát
cổ bắt nguồn từ lưỡng cư cổ. Chim và thú cổ bắt nguồn từ bò sát cổ.
- Cho mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật: Ngành Chân khớp có họ hàng gần với Thân
mềm hơn Động vật có xương sống. Ngành Thân mềm có họ hàng gần với Giun đốt hơn Ruột khoang.
- Có thể biết nhóm động vật đó có nhiều hay ít loài.
Câu 9. Vì sao trên đồng ruộng có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống với nhau mà không hề cạnh
tranh với nhau?
- Vì mỗi loài chuyên ăn những loại mồi khác nhau, thời gian hoạt động khác nhau và có môi trường
sống khác nhau, nên chúng không xảy ra sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở giúp chúng cùng tồn tại.
Câu 10. Lợi ích, sự suy giảm và bảo vệ sự đa dạng sinh học
- Lợi ích: Là nguồn cung cấp cho con người thực phẩm, sức kéo, dược liệu, sản phẩm công nghiệp, diệt
các sinh vật gây hại, giống vật nuôi....
- Sự suy giảm: Nạn chặt phá rừng, săn bắn và buôn bán động vật hoang dại, chất thải công nghiệp......
- Bảo vệ: Phải có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng, săn bắt buôn bán động vật. Tránh ô nhiễm
môi trường.....
PHẦN VẬN DỤNG (3đ)
Câu 14. Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần vực nước và bắt mồi về đêm
Vì ếch hô hấp qua da là chủ yếu, sống nơi khô hạn da khô không hô hấp được ếch sẽ chết. Con mồi của
ếch hoạt động về đêm.
Câu 15. Tại sao nói vai trò diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của
chim vào ban ngày?
Đa số chim kiếm ăn vào ban ngày. Lưỡng cư hoạt động về đêm chúng ăn các loại sâu bọ hoạt động về
đêm, nên bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày.
Câu 16. Vì sao thỏ chạy không dai sức nhưng trong một số trường hợp vẫn thoát khỏi nanh vuốt
của kẻ thù?

Thỏ chạy theo hình chữ z, thú ăn thịt chạy đường thẳng. Khi bị rượt đuổi thỏ chạy theo hình chữ z làm
thú ăn thịt bị mất đà, lợi dụng cơ hội thỏ nhanh chóng nhảy vào bụi gậm và hang hóc để lẩn trốn, nen
thoát được.
Câu 17. Vì sao thỏ di chuyển với tốc độ tối đa cao hơn thú ăn thịt nhưng nhiều trường hợp thỏ
vẫn không thoát được?


Thỏ chạy không dai sức, thú ăn thịt chạy dai sức. Thỏ chạy nhanh nhưng mau mất sức tốc độ giảm dần
sẽ bị thú ăn thịt đuổi kịp và bắt lấy ăn thịt.
Câu 18. Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh?
Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật đẻ trứng. Phôi phát triển
trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp. Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc
vào thức ăn ngoài tự nhiên.
Câu 19. So sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính?
Sinh sản vô tính không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái. Sinh sản hữu tính ngược lại và con
mang đặc điểm của bố và mẹ. Sinh sản hữu tính có ưu thế hơn.
Câu 20. Hình thức thụ tinh ngoài và thụ tinh trong hình thức nào tiến hóa hơn, vì sao?
Thụ tinh trong tiến hóa hơn. Vì tỉ lệ trứng được thụ tinh cao hơn và an toàn do trong cơ thể mẹ
Câu 21. Hình thức đẻ trứng và đẻ con hình thức nào tiến hóa hơn, vì sao?
Đẻ con tiến hóa hơn. Vì phôi phát triển trong cơ thể mẹ được an toàn và có điều kiện thuận lợi, con non
sống sót cao.
Câu 22. Sự phát triển qua biến thái, trực tiếp không nhau thai và thai sinh hình thức nào tiến
hóa, vì sao?
- Sự phát triển trực tiếp không có nhau thai tiến hóa hơn biến thái. Vì trong quá trình biến thái nòng nọc
tự kiếm ăn kém an toàn sự phát triển phục thuộc vào nguồn dinh dưỡng từ môi trường. Phát triển trực
tiếp sử dụng chất dinh dưỡng có sẵn trong trứng đầy đủ.
- Thai sinh đẻ con tiến hóa nhất. Vì phôi lấy chất dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ, điều kiện thuận lợi
và an toàn, tỉ lệ con non sống sót cao và được chăm sóc và bảo vệ tốt.
Câu 23. Cho ví dụ về các biện pháp đấu tranh sinh học?
- Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại: sâu bọ, cua, ốc bị gia cầm ăn; bọ rậy bị cá cờ

ăn; chuột bị mèo, rắn ăn.
- Sử dụng thiên địch đẻ trứng vào sâu hại hay trứng sâu hại: trứng sâu xám bị ong mắt đỏ, cây xương
rồng bị bướm đêm.
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại: thỏ bị vi khuẩn ký sinh gây tiêu chảy.



×