Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề cương nguyên lý phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.22 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Môn: Nguyên lý Phát triển bền vững

Câu 1: Phân tích khái niệm Phát triển bền vững. Bản chất của Phát triển bền
vững là gì?
Khái niệm: Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu
cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tương lai ( Báo cáo Brundtland ,1987).
Phân tích : + Nhấn mạnh đến tính công bằng giữa các thế hệ hiện tại và tương
lai (nghĩa hẹp: trong việc chia sẻ tài nguyên thiên nhiên; nghĩa rộng: công bằng ở
mọi khía cạnh)
+Sự công bằng này không thể đạt được khi mà thế hệ hiện tại không
đạt được sự công bằng.
Bản chất của PTBV : PTBV thực chất là bền vững về HST
PTBV nhằm mục đích duy trì hoặc tăng cường sức khỏe của các HST và sinh
kế/sự thịnh vượng của người dân bao gồm nhiều yếu tố (giáo dục được nâng cao,
các nhu cầu cơ bản như nước sách, lương thục, nhà ở …được cải thiện). Các HST
chính là hệ thống hỗ trợ cơ bản cho cuộc sống. Vì thế, nguyên lý cơ bản là “bảo
tồn chức năng và tính toàn vẹn của HST sẽ hoặc cần phải là một phương tiện cơ
bản cho PTBV
Câu 2 Phân tích những thách thức đến Phát triển bền vững toàn cầu hiện
nay. Trong đó thách thức nào là quan trọng nhất, vì sao?
Thách thức đến PTBV là những khó khăn gây cản trở trong quá trình thực hiện
các mục tiêu PTBV
-

Những thách thức đối với phát triển bền vững hiện nay :
Biến Đổi Khí Hậu :
Suy Thoái Tầng Ozon
Suy Thoái Tài Nguyên Thiên Nhiên
Ô Nhiễm Môi Trường Gia Tăng Dân Số




Thách thức quan trọng nhất : Tùy theo quan điểm của mỗi cá nhân nhưng phải
lập luận được tại sao đó là thách thức quan trọng nhất.
Câu 3 Vẽ và phân tích mô hình PTBV của Jacobs and Sadller (1990) và của
UNESCO.
1.
-

-

Mô hình Jacobs and Sadler (1990)
Phát triển bển vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn
nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và
phân phối sản phẩm; hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội);
hệ thống tự nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên, các thành phần môi trường của Trái Đất).
Mô hình này thể hiện rằng sự phát triển bền vững không cho phép vì sự ưu
tiên của hệ này gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ khác, hay phát
triển bển vững là sự dung hoà và tương tác giữa ba hệ thống chủ yếu trên.

3.Mô hình Phát triển bền vững của Unesco
- Theo UNESCO, PTBV là phát triển cân bằng giữa 3 hệ: kinh tế, xã hội và môi
trường. Tuy nhiên, mô hình này nhấn mạnh rằng, mặc dù mục tiêu PTBV là
giống nhau nhưng cách thức để đạt được mục tiêu là khác nhau cho từng quốc
gia.


- Vòng tròn văn hóa bên ngoài của mô hình này thể hiện rằng: tùy theo từng
nước, từng xã hội, từng nền văn hóa, từng hoàn cảnh; và tùy theo thời gian, trật

tự ưu tiên và lộ trình thực hiện có sự khác nhau,
Ví dụ: Ở các nước đang PT như VN thì tăng trưởng kinh tế thường được ưu tiên
cùng mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Câu 4: Thế nào là cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái. Ý nghĩa của cách tiếp
cận này đối với phát triển bền vững.
Khái niệm: Cách tiếp cận HST/dựa trên HST (ecosystem/ecosystem based
approach - EBA) là chiến lược do Công ước đa dạng sinh học (CBD) đề xuất, đầu
tiên là để quản lý tài nguyên đất, nước và sinh vật nhằm tăng cường bảo vệ và sử
dụng bền vững các dạng tài nguyên này một cách công bằng.
-

Ý nghĩa của phương pháp này đối với phát triển bền vững.

Phát triển bền vững (PTBV) là sự phát triển đảm bảo sự hài hòa giữa 3
lĩnh vực: Môi trường, Kinh tế, Xã hội trên nền của văn hóa (Agenda 21, 1995,
UNESCO). Vì yếu tố cơ bản của PTBV là bền vững về mặt môi trường, nên hiện
nay cách tiếp cận dựa trên HST được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu cho


hầu hết các HST và các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế – xã hội, để quản lý tổng hợp
môi trường, phục vụ PTBV.
Các tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên sinh vật, đất, nước cũng dễ bị tổn
thương do các hoạt động của con người. Để giải quyết các vấn đề môi trường này,
nhân tố chính là phục hồi hoặc tăng tính chống chịu của hệ xã hoi và HST đối với
tác động. Muốn vậy phải xác định được các yếu tố có ảnh hưởng đến tính chống
chịu và những giải pháp để để tăng cường tính chống chịu trước những thay đổi
của môi trường sinh thái, của xã hội.
Theo nghĩa rộng, PTBV nhằm mục đích duy trì hoặc tăng cường sức khỏe
của các HST và sự thịnh vượng của người dân bao gồm nhiều yếu tố (giáo dục

được nâng cao, các nhu cầu cơ bản như nước sạch, lương thực, nhà ở,… được cai
thiện). Các HST chính là hệ thống hỗ trợ cơ bản cho cuộc sống. Vì thế, nguyên lý
cơ bản là: “bảo tồn chức năng và tính toàn vẹn của HST sẽ hoặc cần phải là 1
phương tiện cơ bản cho PTBV”.
Thích ứng dựa trên HST hỗ trợ thích ứng xã hoi (làm giảm tính dễ bị tổn
thương của xã hội) đối với BDKH bằng quản lý và sử dụng HST 1 cách tính toán.
Nó bổ sung hoặc thay đổi cơ sở hạ tầng cứng (VD: trồng rừng ngập mặn) hoặc các
giải pháp công trình thích ứng khác. Điều này đem lại lợi ích kép cho cả cộng đồng
và cả công tác bảo tồn ĐDSH (IUCN, 2000)

Câu 5: Phương pháp tiếp cận Liên ngành là gì? Giải thích ngắn gọn khung
cấu trúc kiến thức của KHBV (không cần vẽ sơ đồ)
Phương pháp tiếp cận Liên ngành: Sử dụng những triết lý, kiến thức, phương
pháp của 1 ngành nhưng lại nằm trong khuôn khổ của một ngành khác. Ví dụ, Sinh
hóa, Triết học sinh thái, Vật lý thiên văn...
Nghiên cứu liên ngành bao gồm 1 số đề tài nghiên cứu khoa học khác nhau được
liên kết lại theo cách cắt ngang giới hạn của đối tượng để tạo ra những kiến thức, lý
thuyết mới để giải quyết 1 mục tiêu nghiên cứu.


Khung cấu trúc kiến thức của KHBV:
-

-

-

Cấu trúc kiến thức cho khoa học bền vững là tích hợp của các lĩnh vực khoa
học để xây dựng một xã hội bền vững. Các lĩnh vực được tiếp cận từ những
vấn đề đơn ngành đến đa ngành, liên ngành và xuyên ngành.

Khoa học bền vững là con đường đi đến PTBV, hay nói cách khác KHBV là
tất cả các khoa học phục vụ mục tiêu PTBV.
Để giải quyết các vấn đề nhằm đạt tới một xã hội bền vững thì phải đi theo
hướng tiếp cận liên ngành và xuyên ngành. Hiểu một cách đơn giản nhất,
liên ngành không phải là sự cộng lại của các ngành khoa học với nhau, mà là
sự tổng hợp các cách tiếp cận, các phươnhg pháp riêng biệt của nhiều ngành
khác nhau như là một phương pháp cụ thể dưới sự chỉ đạo của phương pháp
luận mới. Đây không chỉ là sự bổ sung cho các phương pháp mà còn là một
biện pháp để cải tiến khoa học trong thực tiễn mới.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là khoa học đơn ngành sẽ bị lãng
quên mà ngược lại. Khoa học đơn ngành càng đi sâu bao nhiêu thì nền tảng
của khoa học liên ngành và xuyên ngành, phục vụ cho phát triển bền vững
càng vững chắc bấy nhiêu.


Câu 6: Trình bày mục tiêu của việc xây dựng bộ chỉ tiêu về PTBV.
Hiểu biết về sự bền vững: Các chỉ tiêu thường cung cấp các thông tin
về xu thế, mô tả một trạng thái. Các chỉ tiêu có thể giúp xác định các thành
phần liên quan của sự PTBV, làm tăng cường sự hiểu biết về trạng thái của
bền vững. Việc chỉ ra mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu hoặc sự phát triển theo
thời gian của một chỉ tiêu nào đó sẽ giúp mọi người hiểu biết thế nào là
PTBV
Hỗ trợ các quyết định: Các chỉ tiêu có thể hỗ trợ việc ra quyết định
một cách hệ thống, minh bạch, toàn diện, kịp thời… Các chỉ tiêu giúp đo
được sự bền vững và do vậy quản lý được. Các chỉ tiêu đang được sử dụng
nhiều hơn cho việc xác định các mục tiêu và tiêu chuẩn
Chỉ đạo: Kết hợp theo dõi, đánh giá, làm sang tỏ những phát hiện và
lưu ý về hướng dẫn và kiểm tra hoạt động hướng tới mục tiêu. Việc chỉ đạo
diễn ra trong giai đoạn triển khai. Những khía cạnh liên quan của PTBV
đưuọc xác định, các chỉ tiêu được xây dựng và sử dụng nhằm cung cấp sự

phản hồi về sự tiến triển
Giải quyết các mâu thuẫn và xây dựng sự đồng thuận: Các chỉ tiêu tạo
nên một ngôn ngữ chung để trao đổi và xác định các điểm giống và khác
nhau. Các chỉ tiêu có thể chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của các
phương án và giúp tìm ra phương án tối ưu
Câu 8 Nguyên tắc PTBV ở Việt Nam
- Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển bền vững.
-

Thứ hai, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển
sắp tới, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững, bảo
đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm cho nhân dân;

-

Thứ ba, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu
tố không thể tách rời của quá trình phát triển.


-

Thứ tư, quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu
cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ
tương lai.

-

Thứ năm, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước.
Thứ sáu, phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính

quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn
thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân.

-

-

Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước

-

Thứ tám, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ
môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội

Câu 10 19 lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam


5 lĩnh vực ưu tiên trong PTKT:


Duy trì tăng trưởng nhanh và ổn định



Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững hơn,
thân thiện với MT








Thực hiện quá trình “CNH sạch”



PT Nông nghiệp và Nông thôn bền vững



PTBV vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương PTBV

5 lĩnh vực ưu tiên trong PT xã hội


Nỗ lực xóa đói giảm nghèo



Hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số



Định hướng quá trình đô thị hóa và di dân vào các đô thị



Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí




Nâng cao chất lượng và số lượng của dịch vụ y tế

9 lĩnh vực ưu tiên trong sử dụng TN và BV MT:




Chống thoái hóa, thực hiện sử dụng hiệu quả và bền vững TN đất



Bảo vệ MT nước và sử dụng bền vững TN nước



Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững TN khoáng sản



Bảo vệ MT biển, ven biển, hải đảo và PT TN biển



Bảo vệ và PT rừng




Giảm ô nhiễm KK ở các đô thị và các KCN



Bảo tồn DDSH



Giảm nhẹ BĐKH



Giảm thiểu tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống
thiên tai



×