Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đề cương PHÁP LUẬT môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.62 KB, 36 trang )

PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Các biện pháp bảo vệ môi trường
Biện pháp chính trị
+ là biện pháp BVMT thông qua hoạt động của các Đảng phái, các tổ chức
chính trị. Họ đưa ra cương lĩnh chủ trương BVMT và lãnh đạo cộng đồng
thực hiện. Qua đó vừa nhằm mục đích BVMT, vừa củng cố địa vị chính trị
của các tổ chức.
+ Ý nghĩa của biện pháp này:
Vấn đề BVMT trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khi các tổ chức chính trị,
đảng phái đưa chúng vào cương lĩnh.
Bằng vận động chính trị, vấn đề BVMT sẽ được thể chế hóa thành các chính
sách PL.
Biện pháp tuyên truyền giáo dục:
+ Là biện pháp tuyên truyền vận động để người dân tham gia BVMT. Các
biện pháp giáo dục, tuyên truyền trực tiếp vào nhận thức làm thay đổi hành vi
của người dân, nâng cao nhận thức ý thức người dân về khai thác, sử dụng
nguồn TNTN hợp lý.
+ Các hình thức tuyên truyền giáo dục:
Đưa giáo dục ý thức BVMT vào chương trình học tập.
Tổ chức các hoạt động cụ thể như: này môi trường thế giới, tuần lễ xanh….
Sử dụng rộng rãi các phương tiện giáo dục, truyền thông.
Tổ chức các diễn đàn và các cuộc điều tra xã hội trong lĩnh vuejc MT.
Biện pháp kinh tế:
+ Là việc sử dụng nguồn lục kinh tế để BVMT với 2 hình thức cơ bản là:sử
dụng nguồn tài chính tập trung và sử dụng phương pháp kích thích lợi ích KT.
+ Ý nghĩa: sử dụng biện pháp kinh tế tức là dùng những lợi ích vật chất để
kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho MT cộng đồng.
Biện pháp KH –CN:


+ Là việc sử dụng các giải pháp KH –CN và kỹ thuật trong việc BVMT.


+ Là biện pháp quan trọng không thể thiếu trong BVMT.
+ Sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thể cho nguồn năng lượng truyền
thống: năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời…
+ SD công nghệ sạch hạn chế thải độc vào môi trường
+ SD vật liệu mới ít gây ô nhiễm như cac-ton, gốm cao cấp, chất siêu dẫn hạn
chế sử dụng KL.
+ Tái sử dụng nguồn TNTN.
Biện pháp pháp lý:
+ Là việc thể chế hóa MT bằng pháp luật.
+ Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai
thác và sử dụng các yếu tố của MT.
+ PL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức BVMT.
+ Ban hành các tiêu chuẩn MT.
+ giải quyết tranh chấp liên quan đến BVMT.
Biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp BVMT.

Câu 2: Khái niệm “Luật môi trường”
Là một lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm quy phạm pháp luật do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận, bảo đảm thực hiện, điều chỉnh
những quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong quá trình quản lý, khai thác, sử
dụng các nguồn TNTN và BVMT.

Câu 3: Nguyên tắc nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được
sống trong MT trong lành và nguyên tắc PTBV.
Khái niệm: Là quyền được sống trong môi trường không bị ô nhiễmTCMT>, đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên.
Cơ sở xác lập nguyên tắc:
+ cơ sở 1: tầm quan trọng của quyền được sống trong môi trường trong lành:
đây là quyền quyết định đến vấn đề sức khảo, tuổi thọ và chất lượng nói
chung.



+ cơ sở 2: thực trạng MT hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự nhiện này
đang bị xâm phạm. Biểu hiện:
Biến đổi khí hậu
Suy thoái ĐDSH
Suy thoái tầng ô zôn
Suy thoái nguồn nước ngọt
Hoang hóa và suy thoái đất
Phá và sử dụng rừng không bền vững
Suy thoái MT và tàu nguyên biển
Ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khó phân hủy
+ Cơ sở 3: xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế
giới là thể chế quyền này trong pháp luật quốc gia.
Hệ quả pháp lý:
+ Hệ quả 1: Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần
thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng MT nhằm bảo đảm cho người dân được
sống trong MT trong lành.
+ Hệ quả 2: Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền sống trong MT
trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
như: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do cư trú…
Đòi hỏi của nguyên tắc: Mọi quy phạm PL về MT, mọi chính sách PL về môi
trường phải lấy việc đảm bảo được điều kiện sống của con người, trong đó
điều kiện về MT là ưu tiên số 1.
Nguyên tắc PTBV.
PTBV được hiểu 1 cách khái quát là “sự đáp ứng đươc nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của thế hệ tương lai trong việc
thỏa mãn các nhu cầu chính họ”.
KN theo khoản 4, điều 3, luật BVMT, PTBV được định nghĩa là: phát triển để
đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng

đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kế hợp chặt chẽ, hài
hòa giữa tăng trưởng KT, bảo đảm tiến bộ XH và BVMT.


PTBV là phối hợp hài hòa 3 mặt: tăng trưởng kinh tế với BVMT và các giá trị
khác(công bằng, chính trị, văn hóa…)
Cơ sở xác lập nguyên tắc:
+ Cơ sở 1: tầm quan trọng của MT và phát triển
+ Cơ sở 2: Mối quan hệ tương tác giữa MT và phát triển
Tránh các xu hướng cực đoan sau: Muốn bảo vệ MT phải dừng việc phát triển
quá coi trọng về MT mà xem nhẹ lợi ích về KT hoặc phát triển bằng mọi giá,
xem nhẹ lợi ích MT.
Yêu cầu của nguyên tắc:
+ Yêu cầu 1: kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng KT, bảo đảm tiến bộ XH và
BVMT.
+ Yêu cầu 2: Hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất, cụ thể ở 2 lĩnh vực
khai thác tài nguyên và xả thải trong giới hạn, trong khả năng tự làm sạch của
MT.
Tiêu chí để đánh giá sự kết hợp giữa 2 mục tiêu trên: phải “hoạt động trong
sức chịu đựng của trái đất” được hiểu dưới 2 góc độ:
1- Trong khai thác tài nguyên: đối với tài nguyên vĩnh viễn, vô tận thì khai
thác triệt để, đối với tài nguyên có thể phục hồi thì khai thác chừng mực sẽ tự
phục hồi, đối với tài nguyên không thể phục hồi thì phải khai thác, sử dụng
tiết kiệm.
2- trong lĩnh vực xả thải: phải xả thải trong khả năng tự làm sạch của trái đất.
Đòi hỏi của nguyên tắc:
+ Các biện pháp BVMT phải được coi là yếu tố cấu thành trong các chiến
lược hoặc chính sách phát triển KT của đất nước, của địa phương và của tổ
chức.
+ Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để có thể tránh những

tham nhũng, lãng phí các nguồn lực, nhất là nguồn TNTN.
+ Phải hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính công
khai của quá trình đó để đảm bảo cho các quyết định chính sách ban hành
nhằm vào sự PTBV.
+ Phải coi đánh giá tác động MT như là 1 bộ phận cấu thành của dự án đầu tư.


Câu 4: Nội dung chiến lược PTBV giai đoạn 2011 – 2020
a/ Chương trình/kế hoạch hành động của Bộ, ngành, địa phương gồm các ND
sau:
Xác định mục tiêu của chương trình/kế hoạch hành động.
Xác định các chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV ngành/lĩnh vực<đối với Bộ,
ngành> và địa phương <đối với các tỉnh, tp trực thuộc TW>
Xác định các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của các ngành, lĩnh vực và các địa
phương cần thực hiện nhằm:
+ cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng của chiến lược PTBV Việt Nam giai
đoạn 2011 -2020
+ lồng ghép các nội dung của chiến lược PTBV VN giai đoạn 2011 – 2020
trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch phát triển của Bộ, ngành, địa phương.
Xác định các giải pháp, phương thức tổ chức thực hiện và cơ chế theo dõi,
giám sát, đánh giá chương trình/kế hoạch hành động.
Đề xuất các đề án, dự án cụ thể để triển khai thực hiện chương trình/kế hoạch.
b/ Chương trình, kế hoạch hành động của tổ chức, đoàn thể gồm ND sau:
Xác định mục tiêu của chương trình, kế hoạch hoạt động.
Xác định các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ
và hoạt động của tổ chức, đoàn thể cần thực hiện để cụ thể hóa các mục tiêu,
định hướng ưu tiên của chiến lược PTBV VN giai đoạn 2011 -2020.
Xác định các giải pháp, phương thức tổ chức thực hiện và cơ chế theo dõi,
giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động.

Đề xuất các dự án cụ thể<nếu có> để triển khai thực hiện các nội dung của
chương trình/kế hoạch hoạt động.

Câu 5 : Khái niệm tiêu chuẩn, quy chuẩn MT. Phân loại
Khái niệm:
Tiêu chuẩn: là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm
chuẩn để phân loại, đánh giá sản phầm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, MT, và
các đối tượng khác trong hoạt động KT –XH nhằm nâng cao chất lượng và


hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do 1 tổ chức công bố dưới dạng
văn bản để tự nguyện áp dụng.
Theo khoản 5, điều 3, luật BVMT: tiêu chuẩn MT là giới hạn cho phép của
các thông số về chất lượng MT xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô
nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm
căn cứ để quản lý và BVMT.
Quy chuẩn kỹ thuật: là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu
cầu quản lý mà sản phầm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối
tượng khác trong hoạt động KT –XH phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ
sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, MT; bảo vệ lợi ích và an
ninh quốc gia, ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
TCMT: do Bộ khoa học và công nghệ công bố.
QCKT: do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Phân loại:
Căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tượng áp dụng, TCMT(QCMT) được
chia thành:
+ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng MT xung quanh: là quy định
giá trị giới hạn cho phép của các thông số MT, phù hợp với MĐ sử dụng của
thành phần môi trường.
+ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải: là quy định cụ thể giá trị tối đa

của các thông số ô nhiễm của chất thải, đảm bảo không gây hại cho con người
và sinh vật.
Căn cứ vào chủ đề công bố và ban hành TCMT, QCMT:
+ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN): là tiêu chuẩn do Bộ các cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc chính phủ xây dựng và công bố để áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ
VN.
+ tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): là TC do người đứng đầu tổ chức KT, cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức XH – nghề nghiệp xây dựng và công bố
để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở QCKT và quy định của PL có liên
quan.


+ Tiêu chuẩn quốc tế (TCQT): đây là TC do các tổ chức quốc tế ban hành
hoặc do các quốc gia thỏa thuận xây dựng. Các TC này chỉ mang tính tham
khảo.
+ QC KTQG (QC KT VN)
+ Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCKT ĐP)

Câu 6: Khái niệm và pháp luật “rừng”. Nội dung quản lý của nhà nước
đối với rừng, các quyền của nhà nước đối với tài nguyên rừng.
Khái niệm:
Rừng là hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh
vật rừng, đất rừng và các yếu tố MT khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ
thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng 0,1 trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên, trên đất rừng sản xuất, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Phân loại:
Căn cứ vào mục đích mục đích sử dụng:
+ Rừng phòng hộ: . rừng phòng hộ đầu nguồn
. rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay

. rừng phòng hộ chắn sóng, lần biền.
. rừng phòng hộ BVMT.
+ Rừng đặc dụng:
.Vườn quốc gia
. Khu bảo tồn thiên nhiên
. Khu bảo vệ cảnh quan
. Khu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
+ Rừng sản xuất:
. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên
. Rừng sản xuất là rừng trồng.
. Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển,
công nhận.
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành:


+ Rừng tự nhiên:
. Rừng nguyên sinh
. Rừng thứ sinh
. Rừng phục hồi
. Rừng sau khai thác
+ Rừng trồng:
. Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng
. Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng đã có
. Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác
Phân loại theo điều kiện độc lập:
+ Rừng núi đất
+ Rừng ngập nước
+ Rừng trên đất canh tác
Phân loại theo loài cây:
+ Rừng gỗ: rừng cây lá rộng, lá kim, hỗn giao

+ Rừng tre nứa
+ Rừng cau dừa
+ Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa
Phân loại theo trữ lượng:
+ Đối với rừng gỗ:
. Rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng > 300 m3/ha
. Rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201 – 300 m3/ha
. Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 101 – 200 m3/ha
. Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 – 100 m3/ha
. Rừng chưa có trữ lượng
+ Đối với rừng che rứa: rừng được phân loại theo loài cây, cấp đường kính và
cấp mật độ.
Nội dung quản lý của nhà nước đối với rừng:


Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm PL về bảo vệ và phát triển
rừng.
Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.
Tổ chức điểu tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và
trên thực địa đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất để
phát triển rừng.
Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.
Lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để phát triển rừng, tổ chức
đăng ký, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng
rừng.
Cấp, thu hổi các loại giấy phép theo quy định của PL về bảo vệ và phát triển
rừng.
Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng KH và công nghệ tiên tiến, quan hệ hợp

tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng.
Tuyên truyền, phổ biến PL và bảo vệ rừng.
Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm PL về bảo vệ và phát triển rừng.
Giải quyết tranh chấp về rừng.
Quyền của nhà nước đối với rừng:
Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được
phát triển bằng vốn của nhà nước, rừng do nhà nước nhận quyền sở hữu sản
xuất là rừng trồng từ các chủ rừng, động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã, vi
sinh vật rừng, cảnh quan, môi trường rừng, nhà nước thực hiện quyền định
đoạt như sau:
+ Quyết định mục đích sử dụng rừng thông qua việc phê duyệt, quyết định
quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
+ Quy định về hạn mức giao rừng.
+ Quyết định giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, cho phép chuyển mục
đích sử dụng rừng.
+ Định giá rừng.


Nhà nước thực hiện điều tiết các nguồn lợi từ rừng thông qua các chính sách
tài chính như sau:
+ thu tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng
+ thu thuế chuyển quyền sử dụng rừng, chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là
rừng trồng.
Nhà nước trao quyền sử dingj rừng cho chủ rừng thông qua hình thức giao
rừng, cho thuê rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản
xuất là rừng trồng, quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.

Câu 6: Khái niệm về khoáng sản và hoạt động khoáng sản, các quy định
về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản.
1. Khái niệm khoáng sản

- Khái niệm: Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự
nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm
cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ (khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng
sản)
+ Về không gian tồn tại: trên mặt đất (khoáng sản lộ thiên), trong lòng đất.
+ Dạng tồn tại: tồn tạo dưới dạng tích tụ tự nhiên chứ không phải tồn tại dưới
dạng tích tụ nhân tạo.
+ Tích tụ tự nhiên dưới dạng khoáng vật, khoáng chất: khoáng vật, khoáng
chất được hiểu là các chất hóa học tự nhiên đồng nhất được hình thành do
những quá trình hóa học, vật lí, sinh hóa,… phức tạp luôn diễn ra trong tự
nhiên. Chúng có thể tồn tại dưới dạng hợp chất hay đơn chất và thường kết
hợp thành từng nhóm với nhau để tạo nên một loại đá chứa một loại quặng
như thạch anh thường đi với vàng, bạc thường đi với kèm với galerit,…Chính
nhờ nắm được những đặc tính này, các nhà địa chất dễ dàng tìm ra mỏ các
loại khoáng sản cần tìm.
+ Khoáng vật, khoáng chất này tồn tại ở thể rắn (Than đá, sắt…), thể lỏng
(nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, dầu mỏ, thủy ngân…), thể khí (khí
đốt). Tuy nhiên cần lưu ý đối với dầu được điều chỉnh bởi Luật Dầu khí vì
xuất phát từ tầm quan trọng đặc thù của dầu.
2. Khái nhiệm hoạt động khoáng sản


- Khái niệm (khoản 5, 6, 7 – Điều 2 Luật Khoáng sản): Hoạt động khoáng sản
là hoạt động bao gồm rất nhiều những hoạt động cụ thể, hoạt động trước là
tiền đề cho hoạt động sau nhằm mục đích phát hiện, khai thác khoáng sản.
Hoạt động khoáng sản bao gồm những hoạt động sau:
+ Thăm dò khoáng sản: là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng
khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
+ Khai thác khoáng sản: là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây
dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên

quan.
+ Ngoài ra còn có hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đây là
hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát
sinh, phát triển vỏ TĐ và các điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan để
đánh gia tổng quan tiềm năng khoáng sản làm căn cứ khoa học cho việc định
hướng hoạt động thăm dò khoáng sản.
3. Các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
Hoạt động khoáng sản là một trong những hoạt động gây tác hại rát lớn đến
môi trường. Chính vì thế những quy định về BVMT trong hoạt động khoáng
sản cũng nhằm mục đích hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại do hoạt
động này có thể gây ra.. Khi được phép hoạt động, khoáng sản ở những khu
vực cho phép hoạt động khoáng sản, các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các
quy định về BVTN khoáng sản và BVNT như sau:
- Quy định khu vực có khoáng sản độc hại:
+ Khoáng sản độc hại gồm khoáng sản phóng xạ, thủy ngân, asen, asbest;
khoáng sản chứa các nguyên tố phóng xạ hoặc độc hại mà khai khai thác có
thể phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặc độc hại vượt quá mức
quy định của QCVN
+ Đối với khu vực có khoáng sản độc hại thì cơ quan quản lí nhà nước về
khoáng sản có trách nhiệm khoanh định khu vực có khoáng sản độc hại, có
biện pháp bảo vệ sức khỏe của nhân dân và hạn chế tác hại đối với MT, môi
sinh ở địa phương. Cụ thể:
Bộ TNMT có trách nhiệm điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng, đề
xuất các giải pháp phòng ngừa tác động của khoáng sản độc hại đến MT khu


vực và người dân địa phương nơi có khoáng sản độc hại; thông báo cho
UBND cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại biết để tổ chức quản lí, bảo vệ theo
quy định.
UBND cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại có trách nhiệm triển khai thực

hiện các giải pháp phòng ngừa tác động tiêu cực của khoáng sản độc hại tới
môi trường khu vực và người dân địa phương; tổ chức quản lí, bảo vệ khoáng
sản độc hại trên địa bàn địa phương theo quy định.
- Quy định về khu vực cấm hoặc hạn chế hoạt động khoáng sản: Đây là những
khu vực có kết cấu hạ tầng quan trọng, khu vực nhạy cảm về MT (khu vực có
di tích đã được xếp hạng; vườn quốc gia; rừng phòng hộ; khu vực bảo tồn địa
chất; khu vực dành riêng cho các mục đích quốc phòng – an ninh hoặc có ảnh
hưởng đến quốc phòng – an ninh; khu vực thuộc phạm vi bảo vệ đê, kè, bờ
sông, các công trình giao thông quan trọng; khu vực dành riêng cho tôn giáo,
…). Đối với khu này thì cấm hoặc hạn chế hoạt động khoáng sản thông qua
các hình thức như: dành riêng cho một số tổ chức nhất địnhcủ nhà nước độc
quyền hoạt động khoáng sản; hạn chế sản lượng khai thác; hạn chế xuất khẩu
sản phẩm khai thác.
- Quy định về nghĩa vụ bảo vệ MT của các chủ thể hoạt động khoáng sản:
đánh giá tác động môi trường; phục hồi môi trường; nộp phí BVNT; mua bảo
hiểm đối với các phương tiện, công trình phục vụ hoạt động khoáng sản, bảo
hiểm MT, bảo hiểm XH và các loại bảo hiểm khác…

Câu 8: Đất đai là gì? Chế độ sở hữu về đất đai.
1. Khái niệm về đất đai
Theo Lucreotit (triết gia La Mã TK I TCN) “Đất là mẹ của muôn loài, không
có cái gì không từ lòng mẹ Đất mà ra”.
Theo thuyết âm dương ngũ hành: là 1 trong 5 yếu tố cấu thành vụ trụ (Kim,
Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ)
Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Đất có 2 nghĩa: đất đai là
nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để
sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vạt thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,
hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa



hình và thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm
40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%.
- Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì
(độ màu mỡ thích hợp cho cây CN và lương thực).
Tài nguyên đất của TG theo thống kê như sau: Tổng diện tích 14.777 triệu ha,
với 1527 triệu ha đất đóng băng và 13251 triệu ha đất không phủ băng. Trong
đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và
32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3200 triệu
ha, hiện mới khai thác hơn 1500 triệu ha. Tỷ trọng đất canh tác trên đất có khả
năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là
36%.
Luật Đất đai năm 2003 của VN quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Việc phân loại đất ở VN hiện nay theo 2 cách :
- Phân loại đất theo thổ nhưỡng (theo Khoa học đất). Mục đích để xây dựng
bản đồ thổ nhưỡng. có 3 trường phái chủ yếu:
+ Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh.
+ Phân loại đất theo định lượng các tầng đất.
+ Phân loại đất theo FAO - UNESCO
- Phân loại theo mục đích sử dụng đất:
+ Căn cứ vào quỹ đất, mục đích sử dụng đất, chính sách thuế, các nước có
bảng phân loại đất khác nhau: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên
dùng (đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đất khu công nghiệp, đất thương mai, du
lịch, sinh thái, bảo tồn), đất đô thi, đất ven đô thị, đất an ninh quốc phòng, đất
ở và hành chính nông thôn, đất chưa sử dụng, đất hoang,…
+ Đối với VN: từ 1/7/2004 theo quy định của Luật Đất đai 2003, đất đai
được chia thành 3 loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa

sử dụng.
2. Chế độ sở hữu


a) Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai
Trước Hiến pháp 1980, ở nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu đất đai
khác nhau. Sau Hiến pháp 1980, đất đai ở VN đã được xã hội hóa ở hình thức
pháp lí cao nhất là :”Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”
Điều 19, 20 Hiến pháp 1980 : Đất đai, rừng núi, song hồ, hầm mỏ, TNTN
trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa,… các tài sản khác mà pháp luật
quy định là của Nhà nước – đều thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước thống nhất
quản lí toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng
mục đích và có hiệu quả.
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí. Đất đai là tài nguyên đặc
biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lí theo
pháp luật (điều 53, 54).
Điều 1 Luật Đất đai năm 1993 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lí”.
Khoản 1 Điều 5 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
Điều 4 Luất đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí. Nhà nước tảo quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
Đất đai là một tài nguyên quý giá của đất nước, là tư liệu sản xuất đặc biệt
trong Nông nghiệp và lâm nghiệp thì phải có chủ đích thực của nó và người
chủ đó phải thực hiện các quyền của mình đẻ bảo tồn và phát triển nguồn tài
nguyên quốc gia. Vì vậy, Nhà nước cần phải thực hiện vai trò là người đại
diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lí đất đai.
b) Các quyền cụ thể của Nhà nước trong vai trò người đai diện chủ sở hữu

toàn dân về đất đai.
Một là, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai.
Quyền định đoạt là một trong 3 quyền năng của chủ sở hữu tài sản. Đất đai là
tài sản quốc gia. Vì vậy, là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai Nhà
nước có quyền của người đại diện và một trong những quyền năng quan trọng
nhất chính là quyền định đoạt đất đai. Điều 13, 14 Luật Đất đai năm 2013 xác


định rõ quyền định đoạt của người đại diện chủ sở hữu toàn dân vầ đất đai
như sau:
Thứ nhất, quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định quy
hoạch sử dụng đất, kế hoạch và mục đích sử dụng đất và cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất.
Thứ hai, quy định vveef hạn mức và thời hạn sử dụng đất.
Thứ ba, quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.
Thứ tư, định giá đất.
Thứ năm, quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
Thứ sáu, quyết định chính sách tài chính về đất đai.
Thứ bảy, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Hai là, Nhà nước điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
Với tư cách người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước không
chỉ thực hiện quyền định đoạt đất đai mà còn có quyền điều tiết mọi nguồn
lợi.
Nhà nước có thế điều tiết từ những nguồn lợi sau:
+ Thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
+ Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất.
+ Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đàu tư của người sử
dụng đất mang lại.
Ba là, Nhà nước quyết định hình thức pháp lí về sử dụng đất
Khác với các nước thực hiện chế độ sở hữ tư nhân về đất đai mà ở đó người

chủ sở hữu đất đai có thể quyết định mọi vấn đề về sở hữu, sử dụng thậm chí
chấm dứt quyền sở hữu của mình, ở VN, Nhà nước là người đại diện chủ sở
hữu toàn dân về đất đai. Cho nên thực hiện vai trò này, Nhà nước quyết định
hình thức pháp lí của việc sử dụng đất đối với người sử dụng đất. Người sử
dụng đất phải tuân thủ hoàn toàn việc trao quyền sử dụng đất từ phía Nhà
nước. Các hình thức này bao gồm:
+ Hình thức giao đất: trong đó có giao đất không thu tiền sử dụng đất và
giao đất co thu tiền sử dụng đất tùy từng loại đối tượng được quy định tại
Điều 54 và 55 Luật Đất đai năm 2013.


+ Hình thức thuê đất (điều 56): áp dụng cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, các
nhân trong nước là trả tiền thuê hàng năm; đối với tổ chức, cá nhân nước
ngoài, người VN định cư ở nước ngoài thì họ có quyền lựa chọn giữa việc trả
tiền thuê hàng năm hoặc một lần cho Nhà nước VN.
+ Hình thức công nhận quyền sử dụng đất : công nhận quyền sử dụng đất là
việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định
mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê và thông qua việc
cấp Giấy chứng nhận quèn sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định (Khoản 9 Điều 3).
Đồng thời cũng với các hình thức pháp lí nêu trên là các quy định của Nhà
nước về các quyền và nghĩa vụ cụ thể của từng loại chủ thể tham gia vào quan
hệ sử dụng đất.
c) Trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiền quyền của người đại diện
chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lí Nhà nước về đất đai.
Trước hết đó là vai trò của Quốc hội với tính cách là cơ quan quyền lực tối
cao của đất nước quyết định những vấn đề lớn như: quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của cả nước, ban hành luật và thực hiện quyền giám sát tối cao trong
quản lí và sử dụng đất.
HĐND ở các địa phương thực hiện quyền giám sát trong quản lí và sử dụng

đất ở địa phương mình.
Chính phủ, UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về
đất đai trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương trong nhiệm vụ quản lí
điều hành nền kinh tế nói chung và quản lí đất đai nói riêng.
Bộ TN&MT cũng như cơ cấu của nó tại các địa phương có trách nhiệm giúp
Chính phủ và UBND các cấp trong việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu
toàn dân về đất đai và có tách nhiệm quản lí Nhà nước về đất đai. Như vậy,
theo quy định tại Luật đất đai năm 2013 quyền và trách nhiệm của người đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí đất đai đươch chính thức cụ thể hóa và
có sự phân công phân cấp rõ ràng để làm rõ vấn đề sở hữu đất đai.

Câu 9: Đa dạng sinh học là gì? Giá trị của đa dạng sinh học? Các quy
định về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; các nội dung cơ bản của Quy
hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định


hướng đến năm 2030; Mục tiêu, quan điểm của Chiến lược quốc gia về đa
dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
1. Khái niệm đa dạng sinh học
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học, song định nghĩa chung
nhất và phổ biến nhất được quy định trong Công ước Quốc tế về đa dạng sinh
học.
Công ước về đa dạng sinh học (Naiobi, 22/5/1992): “ĐDSH có nghĩa là tính
đa dạng biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các
sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và các tập
hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi
loài, giữa các loài và các hệ sinh thái”.
- Khoản 6 – Điều 13 Luật BVNT 2005: “ĐDSH là sự phong phú về nguồn
gen, loài sinh vật và HST”
- Khoản 5 – Điều 3 Luật ĐDSH 2009: “ĐDSH là sự phong phú về gen, loài

sinh vật và HST trong tự nhiên”.
Đa dạng sinh học bao gồm: đa dạng về gen, đa dạng loài, đa dạng HST
a. Đa dạng gen: là toàn bộ các gen chứa trong mọi cá thể thực vật, động vật,
nấm, VSV. Các nhiễm sắc thể, gen và AND chính là những dạng vật chất di
truyền, tạo ra những tính chất đặc trưng của từng cá thể trong mỗi loài và từ
đó tạo ra sự đa dạng về nguồn gen.
b. Đa dạng loài: là toàn bộ sự khác nhau trong một nhóm và giữa các nhóm
loài cũng như giữa các loài trong tự nhiên. Thể hiện trong số lượng khổng lồ
các loài thực vật, động vật tồn tại trên TĐ
c. Đa dạng HST: là sự phong phú về trạng thái và loại hình của các HST khác
nhau. HST là một hệ thống các quần thể sinh vật sống và phát triển trong một
môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và môi trường đó.
2. Giá trị của ĐDSH
ĐDSH có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với sự PTBV của nhân loại.
ĐDSH có những giá trị kinh tế, môi trường và cuộc sống to lớn mà chỉ mới
đến vài thập kỉ gần đây chúng ta mới ý thức được một cách đầy đủ. Các giá trị
đó là:


- Giá trị kinh tế: nó là nền tảng phát triển của các cộng đồng từ xưa đến nay.
ĐDSH với tư cách là nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của con
người là điều không thể nào phủ nhận. Nó là nguồn cung cấp nguyên liệu cho
sự tồn tại và phát triển của con người.
- Giá trị khoa học: ĐDSH còn có tác dụng trong chữa bệnh (nhiều loài cây
được dùng làm thuốc chữa bệnh) và trong nghiên cứu khoa học (để làm TN,
cấy ghép…).
- Giá trị môi trường: ĐDSH là một yếu tố cấu thành nên môi trường, do vậy
sự tồn tại của nó làm cân bằng sinh thái, làm môi trường trong lành (có một
số loài cây hút bụi, độc tố; một số loài thủy sinh có khả năng làm sạch
nước…). Đa dạng sinh học được ví như “lá phổi” của TĐ.

- Ngoài ra, ĐDSH còn đem lại gia strij thẩm mĩ, vui chơi, giải trí cho con
người.
2. Các quy định về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; các nội dung cơ bản
của Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030; Mục tiêu, quan điểm của Chiến lược quốc gia về
đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
Quan điểm chỉ đạo:
Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ và các hình thức bảo tồn khác
nhằm bảo đảm hiệu quả công tác bảo tồn, tính thống nhất và phù hợp với điều
kiện của từng vùng trên phạm vi cả nước, không gây ảnh hưởng đến quốc
phòng, an ninh. Kết
hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật,
chú trọng duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, môi trường, cảnh quan
đa dạng sinh học.
Thống nhất theo các tiêu chí của Luật đa dạng sinh học trên cơ sở phát huy tối
đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của hệ thống các khu bảo
tồn rừng đặc dụng, biển, vùng nước nội địa hiện có.
Bảo đảm an toàn đa dạng sinh học, giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.


Huy động mọi nguồn lực, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng
dân cư vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm các nguyên tắc về
chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.
Tăng cường hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh
học, đặc biệt với các nước có chung biên giới.
Mục tiêu đến năm 2020
Mục tiêu tổng quát: Bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và
nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; duy trì

và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc
đẩy phát triển bền vững đất nước.
Mục tiêu cụ thể:
Xác định và khoanh vùng bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng. Nâng
cao chất lượng và tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ trên
phạm vi cả nước; nâng độ che phủ rừng đạt 45%; bảo tồn và có kế hoạch bảo
vệ hiệu quả 0,57 triệu ha diện tích rừng nguyên sinh tại các vùng Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ; bảo vệ và phát triển bền vững
khoảng 60.000 ha diện tích rừng ngập mặn tự nhiên; bảo vệ hệ sinh thái các
rạn san hô, thảm cỏ biển tại các vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; bảo
vệ hệ sinh thái các đầm phá ven biển vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và
Đông Nam Bộ; khôi phục 2.000 ha diện tích rừng trên núi đá vôi tại vùng
Đông Bắc.
Hoàn thiện quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn; đề xuất điều chỉnh Kế hoạch
sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm quỹ đất thành lập và đưa vào hoạt
động 46 khu bảo tồn mới với tổng diện tích khoảng 567.000 ha, nâng tổng
diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi cả nước đạt khoảng 2.940.000 ha.
Phát triển và nâng cấp hệ thống 26 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và xây
dựng kế hoạch phát triển với các loại hình: 04 vườn thực vật tại các vùng địa
lý: Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; 05 vườn cây thuốc
quốc gia tại các vùng địa lý: Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc
Trung Bộ và Đông Nam Bộ; 02 vườn động vật quốc gia tại các vùng địa lý:
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; 12 trạm/trung tâm cứu hộ động vật
trên phạm vi cả nước và 3 ngân hàng gen tại vùng đồng bằng sông Hồng.
Thành lập và đưa vào hoạt động 04 hành lang đa dạng sinh học tại 02 vùng
Đông Bắc và Nam Trung Bộ với tổng diện tích khoảng 120.000 hanhằm kết
nối các sinh cảnh và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của
các hệ sinh thái và loài sinh vật.



Định hướng đến năm 2030
Tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia;
các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn tự nhiên, đầm phá
ven biển và núi đá vôi bị suy thoái.
Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa
dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học đã được đề xuất.
NỘI DUNG CHỦ YẾU

Đến năm 2020:
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020 theo 08 vùng địa lý trên
phạm vi cả nước theo 04 đối tượng, bao gồm: Hệ sinh thái tự nhiên, khu bảo
tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học, cụ thể như
sau:
Vùng Đông Bắc:
- Bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên lưu vực sông Hồng, sông Lô, sông
Gâm; hệ sinh thái núi đá vôi tại Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn,
Cao Bằng, Quảng Ninh; hệ sinh thái đất ngập nước tại Đầm Hà, Yên Hưng
(Quảng Ninh).
- Chuyển tiếp 36 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa
dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 265.800 ha.
- Nâng cấp và thành lập 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 01 trung
tâm cứu hộ động vật, 01 vườn thực vật và 01 vườn cây thuốc.
- Thành lập và đưa vào hoạt động 01 hành lang đa dạng sinh học với diện tích
khoảng 506 ha kết nối các sinh cảnh giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang
và Vườn quốc gia Ba Bể.
Vùng Tây Bắc:
- Bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên lưu vực sông Đà, sông Mã; rừng ở các
đai cao trên 1.500 m tại Lào Cai, Sơn La.
- Chuyển tiếp 15 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa
dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 261.500 ha.

- Nâng cấp, thành lập 02 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 01 trung
tâm cứu hộ động vật và 01 vườn cây thuốc.


Vùng đồng bằng sông Hồng:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên tại Hải Phòng, Thái Bình; các
hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng tại Ninh Bình, Nam Định.
- Chuyển tiếp 11 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa
dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 88.000 ha.
- Nâng cấp, thành lập 08 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 02 trung
tâm cứu hộ động vật, 01 vườn thực vật, 01 vườn động vật, 01 vườn cây thuốc
và 03 ngân hàng gen.
Vùng Bắc Trung Bộ:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng nguyên sinh tại Nghệ An, Hà Tĩnh; rừng tự nhiên
lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Gianh; rừng ngập mặn ven biển tại Nghệ An,
Hà Tĩnh, Thanh Hóa; hệ sinh thái núi đá vôi ở Thanh Hóa và Quảng Bình; hệ
sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tại Thừa Thiên Huế.
- Chuyển tiếp 21 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa
dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 630.000 ha.
- Nâng cấp, thành lập 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 02 trung
tâm cứu hộ động vật và 01 vườn cây thuốc.
Vùng Nam Trung Bộ:
- Bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên lưu vực sông Cái (tỉnh Phú Yên, Ninh
Thuận, Khánh Hòa), sông Côn, sông Đà Rằng, sông Ba, sông Trà Khúc, sông
Thu Bồn; hệ sinh thái rừng khộp tại Ninh Sơn (Ninh Thuận), Hoàn Giao
(Khánh Hòa); các rạn san hô, thảm cỏ biển tại Cù Lao Chàm, Ninh Hải, vịnh
Vĩnh Hy, vịnh Cam Ranh, đầm Thủy Triền, vịnh Vân Phong; hệ sinh thái đất
ngập nước khu vực đầm Thị Nại, Trà Ổ, Cù Mông, Ô Loan, Nha Phu.
- Chuyển tiếp 22 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa
dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 347.000 ha.

- Thành lập và đưa vào hoạt động 03 hành lang đa dạng sinh học kết nối các
khu bảo tồn tại vùng Nam Trung Bộ với tổng diện tích khoảng 118.700 ha.
Vùng Tây Nguyên:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng nguyên sinh gồm: rừng trên núi trung bình (Ngọc
Linh, Chư Yang Sin), rừng nửa rụng lá (rừng bằng lăng), rừng rụng lá cây họ


Dầu (rừng khộp); rừng tự nhiên lưu vực sông Sê San, sông Ba, sông Đồng
Nai.
- Chuyển tiếp 16 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa
dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 461.000 ha.
- Nâng cấp, thành lập 03 trung tâm cứu hộ động vật.
Vùng Đông Nam Bộ:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng nguyên sinh; các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ
biển tại Cà Ná, Côn Đảo; hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm Thị Nại, rừng
ngập mặn Cần Giờ.
- Chuyển tiếp 11 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa
dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 212.200 ha.
- Nâng cấp, thành lập 06 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 02 trung
tâm cứu hộ động vật, 02 vườn thực vật, 01 vườn cây thuốc và 01 vườn động
vật.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long:
- Bảo vệ và phát triển bền vững 30.000 ha hệ sinh thái rừng ngập mặn tự
nhiên; hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển tại Phú Quốc; các hệ sinh thái
rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng tràm tại Tràm Chim, U Minh, Trà Sư.
- Chuyển tiếp 21 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa
dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 106.500 ha.
- Nâng cấp, thành lập 01 trung tâm cứu hộ động vật.
Giai đoạn từ 2016 - 2020, định hướng quy hoạch thành lập mới 46 khu bảo
tồn với diện tích khoảng 567.000 ha từ quỹ đất tăng thêm trên cơ sở kiến nghị

điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016 - 2020) cấp quốc gia được
Quốc hội thông qua. Cụ thể như sau: 06 khu bảo tồn mới với tổng diện tích
khoảng 81.300 ha tại vùng Đông Bắc; 02 khu bảo tồn mới với diện tích
khoảng 35.000 ha tại vùng Tây Bắc; 07 khu bảo tồn mới với diện tích dự kiến
khoảng 63.150 ha tại vùng đồng bằng sông Hồng; 07 khu bảo tồn mới với
diện tích khoảng 140.000 ha tại vùng Bắc Trung Bộ; 08 khu bảo tồn mới với
diện tích khoảng 113.000 ha tại vùng Nam Trung Bộ; 03 khu bảo tồn mới với
diện tích khoảng 57.100 ha tại vùng Tây Nguyên; 04 khu bảo tồn với diện tích
khoảng 43.600 ha tại vùng Đông Nam Bộ; 09 khu bảo tồn với diện tích
khoảng 33.500 ha tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.


Danh mục các khu bảo tồn đã chuyển tiếp sang hệ thống khu bảo tồn theo quy
định của Luật đa dạng sinh học được nêu tại Phụ lục I của Quyết định này.
Định hướng đến năm 2030:
- Xác định các vùng có hệ sinh thái tự nhiên và tiềm năng cung cấp các dịch
vụ hệ sinh thái quan trọng; tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng
bị suy thoái.
- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt thành lập và đưa vào hoạt động 20 khu bảo tồn mới với tổng
diện tích dự kiến khoảng 128.000 ha, nâng tổng số khu bảo tồn đạt 219 khu
bảo tồn với tổng diện tích khoảng 3.067.000 ha, được phân bố đều trên phạm
vi cả nước.
- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt thành lập và đưa vào hoạt động 12 cơ sở bảo tồn đa dạng
sinh học, nâng tổng số cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học lên 38 cơ sở.
- Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động 17 hành lang đa dạng sinh học,
phân bố tại 08 vùng trên phạm vi cả nước với tổng diện tích dự kiến khoảng
445.000 ha.


Câu 10: Các vùng biển và Chế độ pháp lý các vùng biển của Việt Nam
Điều 8. Xác định đường cơ sở
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng
đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở
những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc
hội phê chuẩn.
Điều 9. Nội thuỷ
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là
bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
Điều 10. Chế độ pháp lý của nội thuỷ


Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy
như trên lãnh thổ đất liền.
Điều 11. Lãnh hải
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía
biển.
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải
1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng
trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước
của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại
trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền
đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện
trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải

Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực
hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong
lãnh hải Việt Nam.
Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt
Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
Điều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các
quyền khác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải.


2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn
ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập
cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt
Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ
đường cơ sở.
Điều 16. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:
a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên
thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các
hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;
b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và
công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường
biển;
c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp,

ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và
điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên,
không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi
ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài
nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết
theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt
Nam.
4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được thực
hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này.


×