Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tác động đến du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.52 KB, 5 trang )

1. Tác động đến du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế nhạy cảm với điều kiện môi trường tự nhiên, do
đó là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của
biến đổi khí hậu dẫn đến nước biển dâng cao
- Tác động đến tài nguyên du lịch, điểm hấp dẫn du lịch như chất lượng
nguồn nước giảm, mất đa dạng sinh học, giảm thẩm mỹ cảnh quan… dẫn
đến làm giảm mức độ hấp dẫn của điểm du lịch, giảm lượng khách và
khả năng tiêu dùng
VD: Nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu đã làm hiện tượng thủy triều đỏ
xuất hiện nhiều ở vùng biển Mũi Né, Bình Thuận, gần bờ ngập màu đỏ
vàng của bọt bẩn, nước biển có mùi hôi tanh, khó chịu, gây ô nhiễm và
mất mỹ quan vùng biển này
- Tác động đến các hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động lữ hành bị ảnh
hưởng, đình trệ thậm chí hủy do điều kiện thời tiết xấu liên tiếp, bão lụt,
lũ quét,…
- Nước biển dâng ảnh hưởng đến bãi tắm ven biển. Một số bãi tắm bị đẩy
sâu vào nội địa tác động đến khả năng khai thác bãi tắm cũng như công
trình liên quan
VD:Thành phố Hội An có bờ biển kéo dài khoảng 7 km nhưng từ năm 2009
đến nay tình trạng mất đất do nước biển xâm thực đã xảy ra liên tục đặc biệt
ở khu vực biển Cửa Đại, nơi tập trung các khu nghỉ dưỡng cao cấp của thành
phố du lịch này. Tuyến đường ven biển Âu Cơ ở khu vực biển Cửa Đại
trước đây cách biển hơn 200m nhưng nay biển đã tiến gần chỉ còn cách con
đường này khoảng 40m; sóng biển đã cuốn đi nhiều bãi tắm đẹp ở khu vực
này.
- Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu tới hoạt động giao thông vận tải,
đến công trình xây dựng, trong đó có khách sạn, các cơ sở hạ tầng ở các
khu nghỉ mát, các tuyến du lịch hay tác động tới sức khỏe cộng đồng như
tăng dịch bệnh, tăng ô nhiễm không khí và nước…cũng làm giảm các
hoạt động du lịch
- ( Bên cạnh đó, sự tích cực đó là Sự rút ngắn mùa lạnh sẽ dẫn đến khả


năng kéo dài mùa du lịch, nghỉ mát trên núi cũng như nghỉ dưỡng và
tắm biển vào mùa hè)
2. Tác động tời đời sống và sức khỏe của người dân:


- Nhiệt độ tăng lên làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người,
dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim
mạch, bệnh thần kinh.Xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất
huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và
côn trùng, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan,…
- Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, mưa lớn và sạt lở đất,… gia
tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng
đến sức khỏe
- Biến đổi khí hậu tác động tới môi trường sống như môi trường ở, lao
động sản xuất… ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe cộng đồng qua nguồn
cung cấp lương thực, thực phẩm
- Mực nước biển dâng cao làm cho tình trạng xâm mặn ở các vùng ven
biển trở nên tồi tê, gây khó khăn trong khai thác nước ngọt phục vụ tưới
và sinh hoạt
- Mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan làm phá hủy
nhà cửa, cơ sở y tế và các dịch vụ thiết yếu khác. Buộc hơn một nửa dân
số thế giới sống trong phạm vi 60km của biển phải di chuyển, do đó làm
tăng nguy cơ của một loạt ảnh hưởng sức khỏe, rối loạn tâm thần và các
bệnh truyền nhiễm
3. Tác động tới hệ sinh thái ven biển:
Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất ngập nước của bờ biển Việt Nam,
nghiêm trọng nhất là các khu vực rừng ngập mặn của Cà Mau, thành phố Hồ Chí
Minh, Vũng Tàu và Nam Định- nơi rất giàu có về các loài sinh vật, là những hệ
sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
• Mực nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão tố sẽ làm thay đổi thành

phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và
đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật đa dạng trong đó.
Khi mực nước biển dâng cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập
nước có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng; nước mặn sẽ xâm
nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh
hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều
vùng. 36 khu bảo tồn, trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên
nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập


VD: “Dấu ấn” Biến đổi khí hậu tại rừng ngập mặn Thạnh Phú, Bến Tre; cây
trơ gốc và sò hến chết trắng bãi
• Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thương. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều
loài sinh vật biển quan trọng, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ
rừng ngập mặn sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa
nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất nông nghiệp
từ cửa sông đổ ra. Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các
loài cá nhiệt đới (kém giá trị kinh tế trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận
nhiệt đới (giá trị kinh tế cao) giảm (Thông báo Quốc gia lần thứ nhất)
VD:Trên diện tích khoảng 1.100km2 rạn san hô ở nước ta có 350 loài san hô
và 800 loại cá sinh sống, chiếm 18-60% tổng số loài cá ở vùng biển các
nước láng giềng. Một báo cáo điều tra san hô Việt Nam cho biết, 96% san hô
bị đe dọa trong đó 75% bị đe dọa nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.
• Các hệ sinh thái vùng bờ biển quan trọng bị suy thoái và thu hẹp diện tích.
Các quần thể động thực vật có xu hướng di chuyển ra xa bờ hơn do thay đổi
cấu trúc hoàn lưu ven biển, thay đổi tương tác sông-biển ở vùng cửa sông
ven bờ, do mất đến 60% các nơi cư trú tự nhiên quan trọng
VD: Rùa biển có tập tính sinh sản trên cạn nhưng do nước biển dâng khiến
rùa biển không còn chỗ sinh sản và nhiệt độ cát quá cao khiến trứng rùa
không thể nở

6. Tác động đến năng lượng và giao thông vận tải
- Ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy điện chạy khí được xây dựng ven
biển: Các trạm phân phối điện trên các vùng ven biển phải gia tăng năng lượng tiêu
hao cho bơm tiêu nước các vùng thấp ven biển.
- Nhiệt độ tăng làm lượng bốc hơi tăng kèm theo chế độ mưa thất thường dẫn đến
thay đổi lượng nước dự trữ và lưu lượng vào các hồ thủy điện.
- Các tuyến đường sắt B-N nằm ven biển bị ảnh hưởng.Các hải cảng bị tạm dừng
hay di dời, cải tạo.
- Các tuyến đường biển vận chuyển hàng hóa, tài nguyên, ..bị gián đoạn, ảnh
hưởng của bão,…( sự cố tràn dầu từ các tàu,…)
7. Biến đổi khí hậu tác động đến tài nguyên và môi trường ven biển
- Tài nguyên Đa dạng sinh học vùng bờ bị giảm sút


- Ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên sinh vật biển
VD: Điều tra các nguồn đánh bắt hải sản thời gian gần đây ở vùng vịnh Hạ
Long và xung quanh, các nhà khoa học cũng thấy vắng bóng các loại hải sản
quý như cá bướm, mú, kiếm, ốc nón, ốc tù và con tranh học, v.v..
- Đe dọa sự sụt giảm nguồn tài nguyên nước: nước ngọtbị giảm đáng kể do bị
xâm nhập mặn, thiên tai bão , lũ lụt có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước sạch,..
- Tài nguyên đất bị suy giảm về chất lượng.
II.Đề xuất giải pháp:
Xem video: />1.Ứng phó với tình trạng xâm thực:Trồng rừng ngập mặn, xây dựng hồ chứa trên
thượng lưu và hạ lưu, hệ thống đập tràn ngăn chặn nước mặn xâm nhập qua đường
sông và kênh dẫn.
VD: Năm 2010, tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Dự án chống xâm thực bờ biển Hội
An với tổng kinh phí phê duyệt đầu tư gần 299 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là trên
80 tỷ đồng với chiều dài bờ kè xây dựng là gần 1.340m; đến nay thành phố Hội An
đã đầu tư xây dựng hoàn thành được 714m bờ kè. Trong tháng 7 vừa qua, thành
phố Hội An đã đề nghị tỉnh Quảng Nam cho phép thành phố được thuê chuyên gia

tư vấn để đánh giá tình hình nước biển xâm thực trên địa bàn; tiếp tục đầu tư xây
dựng các đoạn kè còn lại thuộc Dự án chống xâm thực bờ biểnHội An giai đoạn 1.
Hiện tại, tỉnh Quảng Nam mới đang chuẩn bị thành lập tổ giúp việc gồm các thành
viên của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các sở ban ngành liên quan để tham mưu cho UBND tỉnh Quảng
Nam giải quyết vấn đề xâm thực vùng ven biển Hội An.
2. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch 1 cách hợp lí để góp phần giảm phát thải KNK
hoặc sử dụng các hình thức năng lượng khác như: năng lượng gió, năng lượng
thủy triều,… để thay thế cho nhiên liệu hóa thạch
3. Thay đổi việc sử dụng và áp dụng phân bón :Trong nông nghiệp, lâm nghiệp sử
dụng nhiều phân bón hữu cơ để tránh phát thải nhiều khí metan.
4. Thay đổi thời gian trồng trọt và thu hoạch, thay đổi loại cây trồng, vật nuôi thích
ứng với diều kiện khí hậu của từng địa phương


5. Dự tính tác động của biến đổi khí hậu, điều chỉnh các hoạt động thích ứng với
từng thời kỳ hay giai đoạn, không ngừng hoàn thiện kỹ thuật nuôi trồng thủy
sản….
6.Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý để khai thác hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển: Khắc phục tình
trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát,
ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển, Quản lý dựa vào hệ sinh thái, Quy hoạch và
phân vùng không gian biển và ven biển,
7. Quản lí dựa vào hệ sinh thái và xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
8. Nâng cao nhận thức người dân về BĐKH: như tuyên truyền hay tổ chức các
buổi tập huấn,…




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×