Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nghiên cứu về tác động của du lịch tới môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.71 KB, 13 trang )

Du lịch - Ảnh hưởng của nó tới môi trường GVHD: Th.S : Nguyễn Văn Nam
A. MỞ ĐẦU.
Hiện nay, du lịch được xem là ngành kinh tế không khói quan trọng của nhiều quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Du lịch trở nên phổ biến và là nhu cầu không thể
thiếu của con người khi đời sống tinh thần của họ ngày càng phong phú. Là một ngành
dịch vụ, hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn những nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên
nhiên xã hội, các nét đẹp về văn hóa…Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác,
du lịch cũng dần có những tác động tới môi trường sống của con người.
B. NỘI DUNG.
1. Khái niệm về ngành Du lịch.
1.1 Định nghĩa về Du lịch.
Du lịch là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên, có tiêu tiền, lưu
trú qua đêm và có sự trở về. Mục đích của chuyến đi là giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thân
nhân, công tác, hội nghị khách hàng hay du lịch khen thưởng...
• Theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Organization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một
nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn,
tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.
SVTH: Ngô Văn Tám – 08SDL- ĐHSP Đà Nẵng
1
Du lịch - Ảnh hưởng của nó tới môi trường GVHD: Th.S : Nguyễn Văn Nam
• Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma- Italia (21/8- 5/9/1963), các
chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt đông kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay
tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình.
Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.”
• Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “ Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt
quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy
chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”
• Theo I.I.Pirôgionic(1985) thì: “ Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong
thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường


xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận
thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên kinh tế và văn
hóa.”
• Theo nhà kinh tế học người Áo Jozep Stander, nhìn từ góc độ du khách thì: “ khách
du lịch là khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để hõa mãn sinh hoạt cao cấp
mà không theo đuổi mục đích kinh tế.”
• Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: “ Du lịch là một trong những
hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang
một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.”
• Nhìn từ góc độ kinh tế: “ Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục
vụ cho nhu cầu tham quan, giả trí, nghỉ ngơi, có hoặc không với hoạt các hoạt động chữa
bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.”
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc
Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú,
trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ
ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong
thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng
loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi
năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
1.2Các dạng du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, có các dạng du lịch:
• Du lịch làm ăn, du lịch văn hoá
• Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt
• Du lịch nội quốc, quá biên
• Du lịch tham quan trong thành phố
• Du lịch trên những miền quê (du lịch sinh thái)
• Du lịch mạo hiểm,khám phá, trải nghiệm.
SVTH: Ngô Văn Tám – 08SDL- ĐHSP Đà Nẵng
2
Du lịch - Ảnh hưởng của nó tới môi trường GVHD: Th.S : Nguyễn Văn Nam

• Du lịch hội thảo, triển lãm MICE.
• Du lịch giảm stress, Du lịch ba-lô, tự túc khám phá.
• Du lịch bụi, du lịch tự túc.
1.3Đặc điểm – ý nghĩa của du lịch.
a) Đặc điểm.
- Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa
được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Du
lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người
lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan...).
- Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba.
Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi trọng.
b) Ý nghĩa của du lịch.
Du lịch có những ý nghĩa nhất định. Có thể xếp thành 4 nhóm: xã hội, kinh tế, sinh
thái và chính trị.
- Ý nghĩa về mặt xã hội: Du lịch có vai trò giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cường
sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật,
kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người.
- Ý nghĩa về mặt kinh tế: Góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân mang lại
nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, tạo tích lũy cho nền kinh tế. Thu hút vốn đầu tư nước
ngoài lớn, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước
- Ý nghĩa về mặt sinh thái: Tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ
ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi
trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ và hoạt động của con người.
- Ý nghĩa về mặt chính trị: Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò
to lớn của nó như một nhân tố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự
hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác
nhau hiểu biết và xích lại gần nhau.
1.4Tình hình phát triển ngành du lịch
Du lịch đã trở thành nhu cầu có tính xã hội. Từ cuối thế kỷ XIX du lịch nghỉ núi,

nghỉ biển đã bắt đầu phát triển. Du lịch bằng tầu hỏa và bằng tầu biển rất phổ biến cho đến
đầu thế kỷ XX. Sự xuất hiện của xe ô tô làm cho hình thức du lịch bằng xe ô tô ngày càng
SVTH: Ngô Văn Tám – 08SDL- ĐHSP Đà Nẵng
3
Du lịch - Ảnh hưởng của nó tới môi trường GVHD: Th.S : Nguyễn Văn Nam
phổ biến. Và sau thế chiến thứ hai sự phát triển của ngành hàng không đã cho phép phát
triển loại hình du lịch hàng không.
Có thể thấy rằng lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới đã bắt đầu tăng mạnh
trong thập kỷ 90. Mặc dù có những thăng trầm nhưng có thể thấy ngành du lịch đang ngày
càng phát triển mạnh mẽ.
Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) dự báo trên một tỷ lượt khách trong năm 2010 so
với khoảng 693.000.000 năm 2009. Toàn cầu dài khoảng cách đi du lịch có khả năng phát
triển nhanh hơn (5,4% mỗi năm) so với đi du lịch trong khu vực (3,8%).
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới
Hơn nữa, khách du lịch thế giới tại châu Á có khả năng phát triển nhanh hơn so với khách
đến ở châu Âu và thị trường cổ phiếu châu Á của du lịch thế giới sẽ tăng dần cho đến 2020.
Khu vực
Base
Năm
(Triệu)
Dự báo
(Triệu)
Trung
bình hàng
năm
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
Thị phần (%)

1995 2010 2020 1995-2020 1995 2020
Thế giới 565.4 1,006.4 1,561.1 4,1% 100.0% 100.0%
Châu Âu 338.4 527.3 717.0 3,0% 59,8% 45,9%
Đông Á / Thái Bình Dương 81.4 195.2 397.2 6,5% 14,4% 25,4%
Nam Á 4.2 10.6 18.8 6,2% 0,7% 1,2%
Tăng trưởng du lịch diễn ra đặc biệt tại các thị trường mới nổi như Trung Đông tăng
20%, châu Á-Thái Bình Dương tăng 14%. Một số nước có mức tăng mạnh là Sri Lanka
SVTH: Ngô Văn Tám – 08SDL- ĐHSP Đà Nẵng
4
Du lịch - Ảnh hưởng của nó tới môi trường GVHD: Th.S : Nguyễn Văn Nam
tăng tới 49%, Nhật Bản tăng 36% và Việt Nam tăng 35%. Châu Mỹ và châu Phi đều có
mức tăng trưởng là 7%; trong khi châu Âu chỉ tăng khoảng 2%.
2. Tác động của ngành du lịch tới môi trường.
2.1 Khái niệm về môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự
sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh
sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các
nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và
phát triển.
2.2 Tác động của ngành du lịch tới môi trường.
Hoạt động du lịch luôn luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên
môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi sông biển….các giá trị văn hoá, nhân
văn. Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như
công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hoá…trên cơ sở của một hay tập hợp
các đặc tính của môi trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một

khu rừng…hay một đền thờ, một quần thể di tích. Chính vì thế ngành du lịch có những tác
động khác nhau tới môi trường. Các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói
riêng đều có tác động đến tài nguyên và môi trường. Những hoạt động này có thể là tích
cực , song cũng có thể là tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, nhất là trong các trường
hợp không có tổ chức , quy hoạch hợp lý , sử dụng và bảo vệ cũng như khôi phục tài
nguyên và môi trường xác đáng.
2.2.1.Tác động tích cực:
a) Tác động đến môi trường du lịch tự nhiên
- Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu
các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn
quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa – lịch sử - môi trường, tu bổ, bảo
vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định và đưa
vào bảo vệ cấp độ quốc gia 105 khu rừng đặc dụng ( trong đó có 16 vườn quốc gia, 55 khu
bảo tồn tự nhiên và 34 khu rừng – văn hóa – lịch sử - môi trường. Tăng thêm mức độ đa
dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu
SVTH: Ngô Văn Tám – 08SDL- ĐHSP Đà Nẵng
5

×