Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận tác ĐỘNG của biến đổi khí hậu đến các VÙNG VEN BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.61 KB, 11 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN CÁC VÙNG VEN BIỂN
DẪN DẮT:
- Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Biến đổi khí
hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và môi trường toàn
cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai
nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt
gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất. Đã có nhiều nghiên cứu
cho thấy mối liên hệ giữa các thiên tai nói trên với biến đổi khí hậu. Trong một
thế giới ấm lên rõ rệt như hiện nay và việc xuất hiện ngày càng nhiều các thiên
tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và cường độ ngày càng khó lường,
thì việc hiểu rõ tác động của BĐKH lên các khía cạnh của đời sống con người là
thực sự cần thiết.
-Trình chiếu video 1 (46s)
I.Hiện trạng của BĐKH đến các vùng ven biển:
-Thế giới:
-Việt Nam:
a) Sự biến đổi của mực nước biển:
-Mức độ biến đổi của mực nước biển: Cũng như các yếu tố khí hậu
khác, mức độ biến đổi của mực nước biển từ năm này qua năm
khác được đánh giá bằng độ lệch tiêu chuẩn và biến suất. Về mực
nước trung bình năm, độ lệch tiêu chuẩn là 8,2 cm ở Hòn Dấu; 3,3
cm ở Sơn Trà và 5,6 cm ở Vũng Tàu với biến suất tương ứng là 4,4
%; 3,5 % và 2,1 %. Về mực nước cao nhất năm, trên cả 3 địa điểm
độ lệch tiêu chuẩn chỉ xấp xỉ mực nước trung bình. Về mực nước
thấp nhất năm, với độ lệch tiêu chuẩn là 13,2 cm; 4,1 cm và 11,4
cm, biến suất gấp đôi hoặc gấp ba mực nước trung bình và mực
nước cao nhất


Theo Kịch bản phát thải trung bình nêu trong Kịch bản BĐKH,
nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm


2012, vào cuối thế kỷ 21 khí hậu Việt Nam có những thay đổi như
sau: Mực nước biển dâng: Mực nước biển dâng cao nhất ở vùng từ
Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 đến 82cm, thấp nhất ở
vùng Móng Cái trong khoảng từ 49 đến 64cm; trung bình toàn Việt
Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73cm.
I.

Tác động của BĐKH đến các vùng ven biển:
-THẾ GIỚI:Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven biển
đang đứng trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng
– hậu quả trực tiếp của sự tan băng ở Bắc và Nam cực. Trong số 33 thành
phố có quy mô dân số 8 triệu người vào năm 2015, ít nhất 21 thành phố
có nguy cơ cao bị nước biển nhấn chìm toàn bộ hoặc một phần và khoảng
332 triệu người sống ở vùng ven biển và đất trũng sẽ bị mất nhà cửa vì
ngập lụt. Mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp do nước biển dâng theo
thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađet, Việt Nam, Inđônêxia, Nhật Bản,
Ai Cập, Hoa Kỳ, Thái Lan và Philippin. Nước biển dâng còn kèm theo
hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa và sự nhiễm mặn của
nước ngầm, tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và tài nguyên nước
ngọt. Theo dự đoán, đến năm 2080, sẽ có thêm khoảng 1,8 tỷ người phải
đối mặt với sự khan hiếm nước, khoảng 600 triệu người sẽ phải đối mặt


với nạn suy dinh dưỡng do nguy cơ năng suất trong sản xuất nông nghiệp
giảm. Bên cạnh đó còn có khuynh hướng làm giảm chất lượng nước, sản
lượng sinh học và số lượng các loài động, thực vật trong các hệ sinh thái
nước ngọt, làm gia tăng bệnh tật, nhất là các bệnh mùa hè do vectơ truyền
(IPCC 1998.Theo Báo cáo Tình trạng môi trường biển của Chương trình
hành động toàn cầu thuộc UNEP (2006), thì hiện nay, gần 40% dân số thế
giới sống tại các vùng ven biển hẹp (chỉ chiếm 6,7% diện tích bề mặt Trái

Đất) và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mật độ dân số tại
khu vực bờ biển có thể tăng từ 77 người/km2 năm 1990, lên tới 115
người/km2 năm 2025.
 Băngladet: Bănglađét là một trong những vùng châu thổ lớn trên
thế giới với 230 hệ thống sông ngòi dày đặc phân bố khắp đất nước.
Trong đó lớn nhất là Hệ thống sông Hằng, Brahmaputra và
Meghna. Địa hình Bănglađét thoải từ phía Bắc xuống phía Nam với
710 km đường bờ biển. Dải ven biển phía Nam nằm song song với
Vịnh Bengal ở mũi phía Bắc của Ấn Độ Dương, nông và có dạng
hình cung lõm, thường xuyên bị bão tấn công, gây ra sóng lớn. Dải
ven biển tập trung 19 trong số 64 quận của Bănglađét, trong đó có
12 quận tiếp giáp với biển hoặc nằm trên vùng cửa sông. Theo đánh
giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) năm 2007,
mực nước biển dâng 1m sẽ nhấn chìm 18% diện tích đất, trực tiếp
đe doạ 11% dân số. Tác động của mực nước sông do mực nước
biển dâng cao có thể ảnh hưởng đến 70 triệu người. Nước biển
dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng tới diện tích rộng lớn vùng ven biển và
vùng đồng bằng ngập lũ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện
các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, gây ra dòng người tị nạn môi
trường.
Bảng 1: Nước biển dâng và những ảnh hưởng tiềm tàng ở
Bănglađét
Năm
Mực nước dâng

2020
10cm

2050
25cm


2100
1m


Diện tích chìm

2 % diện tích đất

4 % diện tích đất

17,5 % diện tích đất (25,000

dưới mực nước

(2.500 km2)

(6.300 km2)

km2).

biển

Các khu vực bị ảnh hưởng
nhiều nhất gồm Patuakhali,
1991 trận bão, lốc diễn

Khulna và Barisal
Bão làm nước dâng 7,4-9,1m và


ra, với mức tăng 10% về

làm mực nước biển dâng cao 1

cường độ, tốc độ gió tăng

m.

Ngập lụt tăng

từ 225 đến 248 km/h;
Tăng ngập lụt ở sông

Tăng diện tích bị ngập mức độ

20% .

đồng bằng ngập lũ sông

lũ lụt.

Bão

Ngập lụt

Meghna và sông Hằng.
Ngập trong mùa mưa làm
Nông nghiệp

Hệ sinh thái


Nước biển dâng

tăng thiệt hại mùa màng.
Mực biển dâng cao 0,3m

Lũ tàn phá làm thiệt hại trong

làm giảm 0,2% sản

làm giảm 0,5% sản lượng

nhiều năm

lượng do ngập.

do ngập.

Giảm 1% sản lượng

Giảm 2% so với mức

so với mức hiện

hiện nay.

nay.
Nhấn chìm 15%

Nhấn chìm 40%


Sundarbans có thể mất hoàn

Sundarbans

Sundarbans

toàn. Mất Sundarbans và các
vùng ngập nước ven biển làm
giảm diện tích các bãi đẻ của
nhiều loài cá, làm giảm số

Xâm nhập mặn

Tăng

Tăng

lượng quần thể.
Tăng

 Trung Quốc: Nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng cao đã gây

ra những tác động đối với các vùng ven biển Trung Quốc, gồm gia
tăng xói lở, suy thoái các hệ sinh thái, tăng nhiễm mặn, tần suất và
cường độ bão. Những tác động này khác nhau ở từng khu vực, tuỳ
thuộc vào các điều kiện vật lý, sinh thái, kinh tế xã hội của từng địa
phương. Các hoạt động của con người ở vùng ven biển cũng góp
phần làm gia tăng những ảnh hưởng này. Dọc bờ biển Trung Quốc
có 14 đơn vị hành chính, trong đó có 8 tỉnh, 2 thành phố lớn

(Thượng Hải và Thiên Tân), hai khu hành chính đặc biệt (Hồng
Kông và Ma Cao) với tổng diện tích khoảng 1,6x106km2, chiếm


16,8% tổng diện tích lãnh thổ Trung Quốc, nhưng tập trung tới
41,9% dân số và đóng góp 72,5% GDP. Dải ven biển phía Đông
này chính là khu vực tập trung dân cư và kinh tế phát triển năng
động nhất. Tuy nhiên, các vùng châu thổ thấp và đồng bằng ven
biển này lại được đánh giá là khu vực dễ bị tổn thương nhất do
nóng lên toàn cầu và nước biển dâng.Ở Trung Quốc, các vùng đồng
bằng thấp ven biển có độ cao chưa đầy 5m so với mực nước biển có
diện tích khoảng 144x103km2, chủ yếu phân bố trên ba vùng châu
thổ rộng lớn của sông Hoàng Hà, Trường Giang và Châu Giang.
Nếu mực nước biển dâng cao 30cm, diện tích bị ngập dưới mực
nước tối đa ở Thượng Hải và Giang Tô trong điều kiện không có
các công trình phòng thủ bờ biển sẽ lớn gấp 6 lần so với điều kiện
được bảo vệ hiện nay.
Bảng 2. Ước tính thiệt hại do nước biển dâng tại các vùng châu thổ của
Trung Quốc
Khu vực

Thiệt hại ước

Thiệt hại ước

Thiệt hại ước

Thiệt hại ước

tính năm


tính năm 2030

tính năm

tính năm 2030

2000

2000

(nước biển dâng 30 cm)
Châu thổ sông Châu 22,6 tỷ NDT
56 tỷ NDT

(nước biển dâng 1m)
104,4 tỷ NDT 262,5 tỷ NDT

Giang
Châu

9,6 tỷ NDT

655,6 tỷ NDT

1599,5 tỷ NDT

274,6 tỷ NDT

118,1 tỷ NDT


296,5 NDT

thổ

sông 3,8 tỷ NDT

Trường Giang với bờ
biển Giang Tô và
phía bắc bờ biển
Chiết Giang
Châu thổ sông Hoàng 109,4 tỷ NDT




bờ

biển

Laizhou và Bột Hải

Nguồn: Maren A. Lau, Adaptation to Sea-level Rise in the People’s
Republic of China, 2006

-VIỆT NAM:





Việt Nam có 3.260 km bờ biển với 28/64 tỉnh, thành phố có biển .
Kinh tế biển đã trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu
trong chiến lược kinh tế đất nước. Biến đổi khí hậu sẽ tác động
mạnh mẽ đến đời sống con người, song đối với một nước có
đường bờ biển dài và hai đồng bằng châu thổ lớn thì mối đe doạ
do biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao sẽ thực sự nghiêm
trọng. Các vùng ven biển Việt Nam sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều
nhất do biến đổi khí hậu gây ra như bão, lũ lụt, xói lở bờ biển và
xâm nhập mặn…Đó cũng là nguyên nhân làm chậm tốc độ tăng
trưởng kinh tế của khu vực, tăng tỷ lệ nghèo khổ và làm giảm
khả năng ứng phó đối với các thiên tai do biến đổi khí hậu gây
ra.Đối với nước ta, các tác động của biến đổi khí hậu ban đầu có
thể nhận thấy được thông qua những thay đổi về khí hậu theo
mùa ở các vùng miền khác nhau; lượng mưa và mùa mưa cũng sẽ
thay đổi... Tuy nhiên, thách thức lớn nhất lại là khi mực nước
biển dâng cao. Dải ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu
Long và Đồng bằng sông Hồng - Thái Bình, hai vùng kinh tế
trọng điểm của cả nước, mật độ dân cư cao và tập trung, địa hình
bằng phẳng và thấp (80% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và
30% diện tích Đồng bằng sông Hồng có độ cao dưới 2,5m so với

mặt nước biển).
• Báo cáo số WPS 4136 tháng 2 năm 2007 của Ngân hàng Thế giới
đã chỉ ra rằng Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới và là nước thứ
nhất trong khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi
mực nước biển dâng. Theo kịch bản mực nước biển dâng cao 1
mét vào năm 2100 thì Việt Nam sẽ có 5,3% diện tích đất, 10,8%
dân cư, 10,2% GDP, 10,9 diện tích đô thị, 7,2% diện tích nông
nghiệp, và 28,9% diện tích đất trũng bị tác động. Nếu theo kịch
bản mực nước biển dâng cao 5 mét vào năm 2100 thì Việt Nam

sẽ có khoảng 16% diện tích đất, 38% dân cư, 36% GDP, 41%


diện tích đô thị, 24% diện tích nông nghiệp và 86% diện tích đất
trũng bị tác động.
1.Nguy cơ mất đất:
- Nếu mực nước biển dâng cao 1 mét, 5,3% diện tích toàn lãnh thổ bị ảnh
hưởng trong đó 4,4% lãnh thổ Việt nam bị ngập vĩnh viễn, đồng nghĩa với
khoảng 20% xã trên cả nước, 9.200 km đường bộ bị xoá sổ.Theo dự báo
của Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường (ICEM), nhiều vùng như
Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, An Giang, Đồng Tháp,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau… sẽ ngập chìm từ 2 – 4m trong vòng
100 năm tới. Khoảng 40.000 km2 vùng ven biển sẽ bị ngập lụt hàng năm.
Miền Bắc Việt Nam sẽ có 2.983 km2 bị ngập, trong đó có 1.668 km2 đất
-

thuộc đồng bằng sông Hồng.
Tại vùng đồng bằng duyên hải Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ, mực nước
biển dâng sẽ thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, tạo điều kiện xói lở bờ
biển, gây khó khăn cho nghề cá do những thay đổi theo hướng xấu đi của
phần lớn nguồn lợi thuỷ sản. Diện tích sinh sống của các khu dân cư ven

-

biển bị thu hẹp, khả năng xói lở bờ biển tăng lên.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 90% diện tích trồng lúa bị
ngập hoàn toàn (không sản xuất được), các tỉnh có tỷ lệ ngập cao theo thứ
tự lần lượt là Bạc Liêu, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và

-


Vĩnh Long.
(phát video1- 3p)
2.Tác động đến dân số
Theo báo cáo Phát triển con người năm 2008 của UNDP và Bộ Tài
nguyên và Môi trường công bố ngày 28 – 11 – 2008 tại Hà Nội thì Việt
Nam có khoảng 22 triệu người bị mất nhà cửa khi mực nước biển dâng

-

cao 1 mét. Gần 2 triệu cư dân lưu vực sông Hồng bị ảnh hưởng.
Theo báo cáo tại hội thảo “TP Đà Nẵng và biến đổi khí hậu” được tổ chức
ngày 20 – 2 – 2008 trong 30 năm nữa, khi mực nước biển dâng 30cm thì
sẽ có 30.000 hộ với hơn 170.000 người ở 18 xã phường ven biển mất nhà
ở, số lượng nhà cửa vùng nông sẽ bị ngập sẽ tăng lên 40.000 nhà.


ĐBSCL, nơi hơn 18 triệu người đang sinh sống, hiện cung cấp cho cả
nước 60% sản lượng lương thực, 90% sản lượng gạo xuất khẩu và 65%
tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sẽ bị ảnh hưởng nặng nề
3.Sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản và du lịch.
+ Sản xuất nông nghiệp:
Nước biển dâng cao khiến tình hình nhiễm mặn đã tác động không nhỏ tới
sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh ven biển VN.Tại các điểm nhiễm mặn hầu
như không thể trồng được loại cây màu nào, phần lớn diện tích nhiễm mặn
đang bị bỏ hoang chờ thau chua, rửa mặn mới có thể khôi phục. Sự nhiễm
mặn đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của cây lúa: giảm sức nảy
mầm của lúa, giảm chiều cao, đẻ nhánh. ĐB sông Cửu Long là vựa lúa lớn
nhất của VN, nhưng các nhà khoa học đang cảnh báo nguy cơ thu hẹp diện
tích đất canh tác và những biến đổi bất thường của khí hậu mà khu vực này

có thể phải đối mặt. Theo thống kê, ĐB sông Cửu Long có tổng diện tích gần
35000km2, trong đó 18066km2 đất thuộc các huyện ven biển. Trong các thập
kỉ gần đây, các thiên tai như bão, lũ, xâm nhập mặn xảy ra thường xuyên hơn
và khó dự đoán. Hầu hết nông dân VN có ít đất canh tác, đặc biệt là nông dân
vùng ven biển. Các vùng ven biển miền Trung đất đai bị bạc màu, khô cằn,
người dân buộc phải khai thác tài nguyên biển và ven biển. Vì vậy việc mất
đi một phần rất lớn quỹ đất trồng do biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao sẽ
tạo nhiều thách thức cho VN.
+ Nuôi trồng thủy sản:Trong số những lợi ích mà biển mang lại, kinh tế thủy
sản chiếm vị trí quan trọng. Thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng dân cư sống ở các vùng nông thôn
ven biển và hải đảo. BĐKH đã gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh
tế ở vùng ven biển VN. Nuôi trồng thủy hải sản cũng chịu nhiều thiệt hại
nhất do BĐKH. Do ảnh hưởng của BĐKH như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt
ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển của ngành nuôi trông chế biến
thủy hải sản ở các vùng ven biển VN. Năm 2006, hai cơn bão Chanchu và
Xangsane đã gây ảnh hưởng nặng nề cho ngành chế biến thủy hải sản các


tỉnh ven biển miền Trung: 3974 ha đầm nuôi cá, tôm bị ngập kéo theo 494
tấn cá tôm bị phá hủy, 951 tàu thuyền đánh cá bị chìm.
+Du lịch: . Hiện nay, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta, với hàng
triệu người tham gia và kiếm sống nhờ du lịch. Biến đổi khí hậu mà hệ quả là
nước biển dâng cao sẽ nhấn chìm và phá huỷ cơ sở hạ tầng du lịch, từ đó làm
giảm lượng khách tìm đến và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của hàng triệu
người, trong đó đa phần là người nghèo. Theo số liệu của Ủy ban Nhân dân
Huyện Giao Thuỷ, Nam Định, kể từ cơn bão số 5 năm 2005 đến năm đầu
năm 2008, tại khu vực bờ biển Bạch Long - Giao Thủy và Khu du lịch thị
trấn Quất Lâm mực nước biển đã dâng lên 20cm. Trước năm 2005, mực
nước biển hầu như không tăng, thế nhưng từ năm 2005, biểu mực nước biển

dâng lên rõ rệt. Đặc biệt, mỗi lần thủy triều lên, mực nước dâng cao tràn qua
đường khu du lịch ở thị trấn Quất Lâm, Chính quyền địa phương đã phải tổ
chức tôn cao đường trong khu du lịch từ 20 - 50cm và xây bờ chắn sóng. Hậu
quả của mực nước dâng cao 20cm đã phá hủy toàn bộ môi trường và cây cối
trong khu vực, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, du lịch và môi
trường của huyện.
4.Giao thông và cơ sở hạ tầng: Theo đánh giá của IPCC, do tác động của
biến đổi khí hậu toàn cầu, có khả năng mực nước biển sẽ dâng cao 1m vào
cuối thế kỷ 21, nếu Việt Nam không nhanh chóng xây dựng và nâng cấp
hoàn chỉnh hệ thống đê biển để ứng phó, thì hàng năm có đến 40.000km2
vùng ven biển sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, trong đó 90% diện tích đồng bằng
sông Cửu Long bị ngập hoàn toàn, thiệt hại về tài sản lên tới 17 tỷ USD.Với
Việt Nam, các hệ thống cảng biển đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế
quốc gia. Hệ thống cảng biển nước sâu hiện nay ở vùng ven biển miền Trung
Việt Nam còn là cửa ngõ lớn qua các trục hành lang Đông Tây, nối liền miền
Trung Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mêkông, nối Việt Nam với các
nước châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Hiện nay, trên 24 tỉnh thành
vùng duyên hải Việt Nam có 266 cảng biển lớn nhỏ. Hơn nữa, Việt Nam còn
là nước có nhiều tiềm năng về dầu khí trong khu vực. Hiện nay công tác tìm


kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam đã được tiến hành cả trên đất
liền và vùng thềm lục địa (tập trung tại vùng biển Đông Nam và Tây Nam
Việt Nam). Mực nước biển dâng cao sẽ đe dọa đến các cơ sở hạ tầng có ý
nghĩa quan trọng này.
5. Nguy cơ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn: VN có 2 vùng châu thổ
rộng lớn là châu thổ sông Hồng ở phía Bắc và châu thổ sông Cửu Long ở
phía Nam, trong đó vùng châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nghiêm
trọng bởi chế độ thủy chiều.
Thủy triều sông ở ĐB sông Cửu Long là do từ biển truyền vào. Sự xâm nhập

mặn do ảnh hưởng triều biển Tây ít hơn so triều biển Đông. Ảnh hưởng của
thủy triều đối với ĐB sông Cửu Long diễn biến theo mùa – mạn cao nhất đạt
ở mùa kiệt. Mùa mưa nước ở thượng nguồn đẩy lùi hoạt động của sóng triều
vào nội đồng. Mùa khô lượng nước thượng nguồn về ít, sóng triều lấn át sâu
vào nội đồng.
ĐB sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt, ăn thông ra biển bằng
chín cửa sông. Những địa hình địa lý tự nhiên tạo điều kiện cho sự truyền
triều – xâm nhập mặn sâu vào nội đồng. Hậu quả của xâm nhập mặn sâu vào
nội đồng:
+ Gây hạn nói chung với phạm vi ngày càng rộng bởi không thể lấy nước ở
kênh rạch để tưới (đã nhiễm mặn)
+ Nước mặn tràn lên ruộng làm chết hàng loạt trên những cánh đồng ruộng
lớn. Ngay cả khi độ mặn còn thấp hơn 1% cũng có thể làm giảm năng suất
cây trồng, hoa màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản.
+ Gây khó khăn cho cấp nước sinh hoạt: ở các vùng dân cư nước ngọt trên
kênh rạch là nguồn nước sinh hoạt duy nhất, khi nước mặn xâm nhập sẽ gây
ra thiếu nước sạch.
Một ảnh hưởng lớn khác là triều cường dâng cao tại vùng ĐB sông Cửu
Long. Ngập do triều cường tại TP HCM diễn ra ngày càng trầm trọng do mực
nước biển đang có xu hướng ngày càng dâng cao. Triều cường làm nhiều
tuyến đê bị vỡ, thiệt hại hàng chục ha diện tích mặt nước thả cá , nuôi tôm sú,


hàng trăm hecsta cây cảnh, cây nông nghiệp, thủy sản, nhiều tuyến đường bị
ngập sâu.
III.Giải pháp chung cho vấn đề BĐKH:
Uỷ ban quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC) đã khuyến cáo 3 biện pháp cơ bản
thích ứng với biến đổi khí hậu, đó là:
+ Bảo vệ đầy đủ: tôn cao các tuyến đê, tăng cường quản lý ven bờ, ngăn ngừa
xâm nhập mặn, tôn cao đất đai và các công trình ven biển như các cảng, khu

kho bãi, khu công nghiệp…
+ Thích nghi: cải tạo cơ sở hạ tầng và chuyển đổi tập quán sinh hoạt, canh tác
của dân cư ven biển,
+ Né tránh: tái định cư, di dời cơ sở hạ tầng ra khỏi khu vực nguy hiểm vào
sâu trong lục địa lên vùng cao hơn.
-Trình chiếu video 3 (2p30)



×