Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Đồ án xây dựng phần mềm quản lý sinh viên đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 63 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TP.HCM
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN – VIỄN THÁM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
MẠNG MÁY TÍNH CƠ BẢN

XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ
SINH VIÊN ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Từ Thanh Trí
Sinh viên thực hiện: Trà Tấn Sang
Ngô Trung Tấn
Diệp Toàn Thắng
Lớp

: 03_ĐHCNTT2


Khoá : 2014 – 2018
TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2016


MỞ ĐẦU
Quản lý sinh viên luôn là một công việc hàng đầu của các
trường đại học. Với lượng sinh viên hàng năm nhập học cũng như ra
trường đông đảo thì việc quản lý những thông tin cũng như điểm của
sinh viên rất quan trọng. Cùng với sự phát triển của công nghệ nói
chung và công nghệ thông tin nói riêng thì việc quản lý sinh viên
cũng ngày càng được hiện đại hoá. Thay vì phải ghi sổ sách lưu trữ


trên giấy tờ truyền thống thì giờ đây đã có những phần mềm được sử
dụng để giúp việc quản lý sinh viên được dễ dàng hơn. Phần mềm
quản lý sinh viên là phần mềm được tạo ra với mục tiêu là giúp đỡ
giáo viên thuận tiện hơn trong việc quản lý điểm sinh viên cụ thể
như xem,sửa,thêm hoặc xoá thông tin của sinh việc. Việc đó tạo ra
sự thuận tiện cho giảng viên, cải thiện việc quản lý nhanh hơn tốt
hơn thuận tiện hơn. Bây giờ khi cần xem hoặc sửa thông tin, điểm
của sinh viên giảng viên không cần phải dò sổ sách, cảm giác ngộp
thở mệt mỏi với hàng tá giấy tờ như trước. Giảng viên chỉ cần đăng
nhập vào phần mềm với một tài khoảng được cấp, ngay lập tức với
những cú click chuột đơn giản giờ đây giáo viên đã có thể truy cập
vào hồ sơ của sinh viên. Tuy nhiên các phần mềm quản lý sinh viên
ngày càng được cải thiện để phục vụ tốt hơn cho giảng viên. Điều đó
nhằm tạo ra những phần mềm tốt hơn về tính năng hoàn thiện hơn
trong việc quản lý sinh viên. Sau đâu chúng em xin giới thiệu về một
phần mềm quản lý sinh viên mà nhóm chúng em đã tạo ra.


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths.Từ Thanh Trí người
thầy đã hướng dẫn chúng em. Cảm ơn thầy vì đã tạo điều kiện cũng
như giúp đỡ để chúng em có thể hoàn thành đồ án một cách thành
công. Nhờ có thầy mà chúng em mới cố gắng tìm tòi nghiên cứu để
xây dựng đồ án của mình. Tạo cho chúng em động lực học hỏi những
kiến thức mới để chúng em ngày càng hoàn thiện bản thân mình
hơn. Đây sẽ là cái đà để tụi em đi sâu vào chuyên ngành của mình
và thành công trên con đường tương lai phía trước. Vì là lần đầu thực
hiện cũng như trong lúc hoàn chỉnh phần mềm chúng em gặp nhiều
khó khăn nên không tránh khỏi những thiếu xót. Mong thầy nhận xét
và góp ý để chúng em có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................


Mục lục



MỤC LỤC ẢNH


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

Chương 1: Tổng quan về phần mềm quản lý sinh
viên:
1.1 Khái
1.1.1

niệm,lí do chọn đề tài:

Phần mềm quản lý sinh viên:
Ở các trường đại học hay các cơ sở đào tạo giáo dục thì việc quản lý
sinh viên luôn được đặt lên hàng đầu. Với một số lượng sinh viên quá
lớn việc quản lý bằng sổ sách đã không còn phù hợp thay vào đó cần
một công cụ hổ trợ giảng viên quản lý được những thông tin cũng
như điểm của sinh viên. Từ nhu cầu thiết yếu trên mà phần mềm
quản lý sinh viên ra đời.
Phần mềm quàn lý sinh viên là một phần mềm hổ trợ cho người sử
có thể quản lý thông tin của nhiều người một cách đơn giản. Cung
cấp hỗ trợ người dùng (ở đây đa số là giảng viên) một giao thức đơn
giản hơn, nhanh hơn trong việc truy cập vào thông tin của sinh viên.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý.

1.1.2


Lí do chọn đề tài, mục đích khi xây dựng đề tài:
*Lí do chọn đề tài:

+ Việc quản lý sinh viên là việc làm cần thiết ở tất cả các trường đại

học hay cơ sở đào tạo.
+ Phòng công tác học sinh sinh viên phải làm việc tích cực để có thể
quản lí tất cả một khối lượng lớn sinh viên.
+ Cần một công cụ hỗ trợ cải thiện việc quản lý sinh viên.

⇒ Từ những nguyên nhân chủ yếu trên mà chúng em quyết định
thực hiện đồ án xây dựng phần mềm quản lý sinh viên.
∗Mục đích khi xây dựng phần mềm:
Mục đích của đề tài là tìm hiểu phân tích, xây dựng hệ thống phần
mềm quản lý sinh viên ứng dụng cho phòng công tác học sinh sinh
viên,phòng đào tạo thanh tra của giáo dục để quản lý học sinh sinh
viên.

Nhóm 13

trang 8


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

Kết quả khi xây dựng phần mềm phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản

sau đây:
+ Tạo ra một môi trường đơn giản, dễ dàng cho giảng viên sử dụng
+ Cho phép giảng viên truy cập để xem điểm, thông tin của sinh viên
+ Cho phép giảng viên chỉnh sửa, thêm điểm và thông tin của sinh
viên
1.2 Phạm

vi nghiên cứu của đề tài:

Vì là lần đầu nghiên cứu cộng thêm lượng kiến thức chưa nhiều nên
phạm vi nghiên cứu của chúng em còn khá hẹp chỉ ở mức độ quản lý
nội bộ giữa những giáo viên qua giao thức mạng LAN chứ chưa thể











kết nối và phát triển trên internet.
Những phần nghiên cứu:
Đăng nhập vào hệ thống
Thêm người dùng sử dụng hệ thống
Quản lý thông tin sinh viên
Tìm kiếm lớp,ngành học
Xem, kiểm tra điểm sinh viên

Xem, cập nhật thông tin sinh viên
Cập nhật điểm sinh viên
Cập nhật danh sách dinh viên
Cập nhật kết quả học tập của sinh viên
1.3 Công

nghệ hổ trợ:

Ngôn ngữ lập trình autoit

Ảnh 1- 0-1: Logo AUTOIT
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL

Nhóm 13

trang 9


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

Ảnh 1-0- 2: Logo MYSQL
Ngôn ngữ lập trình autoit và hệ quản trị cơ sở dữ liệu là 2 thành
phần cấu tạo nên phần mềm quản lý học sinh sinh viên trong đó
ngôn ngữ lập trình giữ vai trò chủ đạo còn hệ cơ sở dữ liệu nhằm
truy xuất dữ liệu.
Phần mềm sử dụng giao thức mạng LAN thích hợp với quy mô nhỏ
như trong một trường học.


Ảnh 1- 0-3 : Mô Hình Mạng Lan

Chương 2: Nội dung chương trình
2.1: Ý tưởng xây dựng phần mềm:
2.1.1 Những bước xây dựng phần mềm:
Xây dựng giao diện đăng nhập của phần mềm.
Xây dựng giao diện chính.
Thiết kế xây dựng phần hiển thị các tính năng của phần mềm.
Xây dựng những tính năng cơ bản của phần mềm.






Nhập điểm, thông tin sinh viên
Xem thông tin sinh viên
Chỉnh sửa thông tin,điểm sinh viên khi cần thiết
Xoá thông tin, điểm sinh viên khi cần thiết
Xuất điểm của sinh viên

Thiết lập giao thức kết nối giữa Autoit và MySQL.
Xây dựng cơ sở dữ liệu trên MySQL, biến đổi thành một sever cho
máy khác đăng nhập và sử dụng phần mềm.

2.1.2: Làm rõ ý tưởng:
Nhóm 13

trang 10



Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

Sau khi đã lên ý tưởng chúng em tiếp tục làm rõ các vấn đề liên
quan đến ý tưởng đã đề ra.

2.1.2.1: Xây dựng giao diện:
Mục đích là xây dựng được một phần mềm có giao diện dễ nhìn, phù
hợp với môi trường công tác, làm việc của giảng viên.
Yêu cầu là thiết kế được một giao diện dễ nhìn dễ hiểu và dễ sử
dụng.
Phần thiết kế giao diện được chia làm hai phần: giao diện đăng nhập
và giao diện sau khi đăng nhập( giao diện làm việc).
Giao diện đăng nhập gồm đầy đủ phần điền tên đăng nhập và mật
khẩu, nút nhấn đăng nhập, phía trên là tên phần mềm.
Giao diện làm việc gồm phần chọn lớp, môn, phần nội dung nơi hiển
thị điểm, thông tin, còn có những nút nhấn tính năng của phần
mềm. Ngoài ra phần giao diện còn có các phần phụ (icon,lời chúc)
một phần là trang trí, một phần mang lại cảm giác dễ chịu cho người
làm việc không cảm thấy khô khan.

2.1.2.2: Xây dựng tính năng phần mềm:
Bất kể là một chương trình hay phần mềm nào đều cần có các tính
năng cơ bản của nó. Vì vậy khi xây dựng thiết kế phần mềm quản lý
sinh viên chúng em cũng đã suy nghĩ đến những tính năng cơ bản
của nó. Theo đó phần mềm quản lý sinh viên được chúng em xây

dựng sẽ bao gồm năm tính năng chính: nhập, xem, chỉnh sửa, xoá,
xuất thông tin, điểm của sinh viên.


Nhập: cho phép giảng viên nhập điểm,thông tin cho từng sinh
viên, tuy nhiên để thuận lợi cũng như hỗ trợ cho giảng viên thì
phần nhập giảng viên có thể chèn file excel theo một mẫu cho
sẵn để tiết kiệm thời gian. Như vậy giờ đây khi nhập điểm cho
sinh viên giáo viên chỉ chần chèn file excel đã có điểm cuản
sinh viên của mình vào. Mục đích của việc làm trên là để tiết

Nhóm 13

trang 11


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

kiệm thời gian,công sức của giảng viên khi nhập điểm,thông tin


sinh viên.
Xem: là tính năng cho phép giảng viên xem lại điểm số, thông
tin của sinh viên. Việc này hỗ trợ cho giảng viên có thể dễ dàng
xem điểm, thông tin của các lớp mà mình dạy. Một tính năng
khác phục vụ cho việc xem chính là tìm kiếm. Theo đó thay vì
phải dò tên sinh viên theo lớp, ngành thì giờ đây giảng viên chỉ

cần nhấp vào công cụ tìm kiếm và nhập mã số sinh viên của
sinh viên đó vào thì giảng viên có thể xem điểm cũng như



thông tin cúainh viên đó.
Chỉnh sửa: được thiết lập để cho phép giảng viên chỉnh sửa
thông tin, điểm của sinh viên khi cần thiết ví dụ như xảy ra sai
xót hoặc có sự thay đổi. Hỗ trợ giảng viên có thể thay đổi điểm,



thông tin, chỉnh sửa sai xót một cách dễ dàng nhất.
Xoá: sau khi xem xét thông tin của một sinh viên, khi sinh viên
này đã nghỉ học hay chuyển trường khác, hồ sơ không còn cần
thiết để lưu trữ trong nhà trường nữa khi đó cần một công cụ để
xoá thông tin, điểm của sinh viên đó đi. Từ suy nghĩ đó mà



chúng em thiết lập tính năng xoá của phần mềm.
Xuất: khi đã có nhập, lưu trữ thì đương nhiên cần có tính năng
để giảng viên có thể xuất những thông tin, điểm số mà mình
nhập vào. Từ lí do đó mà chúng em đã thiết lập tính năng xuất
thông tin, điểm của sinh viên. Hỗ trợ cho giảng viên có thể xuất
thông tin, điểm của lớp hay từng sinh viên nhất định. Tính năng
này không chỉ hỗ trợ giảng viên mà còn giúp đỡ sinh viên khi
muốn xin bảng điểm của mình những lúc cần thiết.

=> những tính năng cơ bản cũng như cần thiết cho một phần mềm

quản lý sinh viên.

2.1.2.3: Xây dựng cơ sở dữ liệu:
Đối với phần mềm quản lý sinh viên, nó cần một nới để lưu trữ cũng
như truy xuất dữ liệu ra ngoài. Vì vậy mà việc xây dựng một cơ sở

Nhóm 13

trang 12


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

dữ liệu là vô cùng cần thiết hay chính xác hơn là việc nhất định phải
thực hiện.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu gồm hai phần chính: lập hệ cơ sở dữ liệu
bằng MySQL và tạo liên kết giữa Autoit và MySQL để đăng nhập và
truy xuất dữ liệu.
Xây dựng cơ sở dữ liệu chủ yếu được dựa vào hệ cơ sở dữ liệu
MySQL. Theo đó chúng em đã cài đặt và xây dựng cơ sở dữ liệu trên
MySQl, việc cài đặt hệ cơ sở dữ liệu là để có thể lưu trữ thông tin,
điểm của sinh viên. Khi cài và sử dụng MySQL thì chỉ cần thiết lập
trên một máy trung tâm. Khi đó máy này sẽ đóng vai trò như máy
chủ trung tâm nơi các máy tính khác truy cập hay xuất dữ liệu khi ở
chung cùng một hệ thống mạng. Khi thiết lập hệ cơ sở dữ liệu ta sẽ
cung cấp user cho việc nhập xuất dữ liệu. Sau khi có user chúng em
bắt đầu tạo mảng, tạo bảng nơi mà chúng em sẽ lưu trữ dữ liệu. Với

việc có hệ cơ sở dữ liêu chúng ta có thể dễ dàng quản lý thông tin,
điểm số của sinh viên.
Sau khi đã thiết lập được hệ cơ sở dữ liệu trên MySQL thì đây cũng
chỉ là một hệ cơ sở dữ liệu đơn lẻ, cần kết nối đó với phần mềm. Để
có được kết nối này chúng em đã tạo các liên kết từ Autoit sang
MySQL. Theo đó có thể xác định được hướng đi của việc nhập xuất
dữ liệu ở đâu và như thế nào. Khi máy cài đặt MySQL ở dạng máy
chủ và các máy con cùng sử dụng một mạng, các máy con có được
địa chỉ Ip của máy chủ thì có thể đăng nhập vào phần mềm sau đó
truy xuất dữ liệu, chỉnh sửa dữ liệu, xoá hay xuất dữ liệu ( tính năng
nhập, xem, chỉnh sửa, xoá và xuất của phần mềm).

2.1.2.4: Sơ đồ ý tưởng xây dựng phần mềm:

Nhóm 13

trang 13


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

Xây dựng phần mềm

Xây dựng giao diện

Giao diện đăng
nhập


Nhập

Giao diện sau đăng
nhập

Xem

Xây dựng cơ sở dữ
liệu

Xây dựng tính năng

Chỉnh sửa

Lập giao thức

Xoá

Xây dựng cơ sở dữ
liệu

Xuất

Ảnh 2- 0-4: Sơ đồ ý tưởng xây dựng phần mềm quản lí sinh viên

2.1.3: Ý tưởng để tạo nên phần mềm:
Theo nhu cầu của thời đại hiện nay, việc quản lý sinh viên là việc vô
cùng cần thiết ở tất cả các trường đại học và cơ sở giáo dục. Phần
mềm quản lý sinh viên cần phải dễ sử dụng và đáp ứng nhu cầu sử

dụng của giảng viên.Để làm bất cứ việc gì ta đều cần có ý tưởng,
xây dựng phần mềm quản lý sinh viên cũng vậy, ta cần có một ý
Nhóm 13

trang 14


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

tưởng nhất định. Vì thế trước khi bắt tay vào làm chúng em đã suy
nghĩ và đưa ra những ý tưởng riêng của mình. Theo đó, vì thời gian
có hạn cũng như kinh nghiệm và kiến thức chưa nhiều nên chúng
em chỉ suy nghĩ xây dựng được phần mềm với những tính năng đơn
giản cùng với giao diện dễ sử dụng. Từ ý tưởng sơ bộ trên chúng em
đã tiến hành làm rõ và xác định những vấn đề cần thực hiện như
sau: xác định môi trường làm việc, xác định công việc cần thực hiện,
làm rõ tính năng của phần mềm, xác định phần dữ liệu, trang trí.

2.1.3.1: Xác định môi trường làm việc:
Vì kinh nghiệm ít, kiến thức cũng chưa nhiều nên khi suy nghĩ đến
việc xây dựng phần mềm quản lý sinh viên chúng em cần một ngôn
ngữ dễ hiểu, dễ thực hiện. Sau khi tìm hiểu thì chúng em quyết định
chọn Autoit là ngôn ngữ giúp chúng em thực hiện xây dựng phần
mềm quản lý sinh viên. Theo đó khi lập trình môi trường làm việc
của chúng em sẽ là môi trường lập trình của Autoit. Sau khi xác định
môi trường làm việc là Autoit script- môi trường lập trình của Autoitthì chúng em mới có thể tiến hành việc thực hiện chương trình.


Ảnh 2-0- 5:Môi trường lập trình Autoit script

Nhóm 13

trang 15


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

2.1.3.2: Xác định những việc cần thực hiện:
Viết phần mềm trên Autoit script bằng ngôn ngữ lập trình Autoit.
Thiết kế phần đăng nhập,thiết kế khung, phần trang trí
Thiết kế giao diện cho phần mềm
Thiết kế các nút nhấn và công dụng của các nút nhấn
Thiết lập phím nóng để thoát khỏi phần mềm
Xây dựng tính năng của phần mềm.
+
+
+
+
+

Chèn file excel vào phần mềm (thêm điểm)
Chỉnh sửa điểm, thông tin sinh viên
Xoá điểm, thông tin
Hiển thị điểm,tìm kiếm sinh viên
Xuất điểm,thông tin


Xây dựng liên kết đến MySQL để tạo cơ sở dữ liệu
Liên kết các nút nhấn với các chức năng của phần mềm
Hoàn thiện các phần hiển thị, giao diện của phần mềm
Kiểm tra hoạt động của phần mềm
Hoàn chỉnh phần mềm xuất ra sản phẩm là phần mềm quản lý sinh
viên.

2.1.3.3:Làm rõ tính năng của phần mềm:
Cũng như tất cả các phần mềm quản lý sinh viên khác, phần mềm
quản lý sinh viên của chúng em được tạo ra nhằm mục đích giúp
đỡ, hỗ trợ giảng viên dễ dàng quản lý thông tin, điểm của sinh viên.
Để làm được điều đó nó cần những tính năng như nhập, chỉnh sửa,
xoá và xuất thông tin, điểm của sinh viên.


Nhập: viết chương trình cho phép giảng viên nhập hoặc chèn

file excel chứa điểm của sinh viên vào phần mềm. Cần thiết kế giao
thức cho phép người dùng nhập dữ liệu, cho phép chèn file excel
theo mẫu có sẵn vào phần mềm, biến file excel thành dữ liệu của
chương trình phần mềm.

Chỉnh sửa: là cho phép giảng viên xem rồi sửa các thông tin
hay điểm của sinh viên khi cần thiết. Để làm được điều đó cần lập

Nhóm 13

trang 16



Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

trình để hiện điểm, thông tin sinh viên khi giảng viên nhấp vào một
sinh viên nào đó, sau đó thiết lập để giảng viên có thể nhập lại
những điều sai sót.

Xoá: là chức năng dùng để xoá thông tin, điểm của sinh viên
khi không còn cần thiết để lưu trữ nữa. Muốn được như vậy cần lập
trình để phần mềm kết nối với cơ sở dữ liệu và xoá đi dữ liệu đã có
sẵn.


Xuất: dùng để xuất thông tin và điểm của sinh viên khi cần

thiết. Một lần nữa chức năng này cần lập trình để truy cập cở sở dữ
liệu và xuất phần dữ liệu được chọn ra ngoài.

2.1.3.3: Xác định phần dữ liệu, trang trí:
Xác định rõ ràng dữ liệu ở đây chính là thông tin và điểm của sinh
viên. Cần có một hệ cơ sở dữ liệu để quản lý lượng dữ liệu đó. Yêu
cầu là xây dựng được một hệ cơ sở dữ liệu, nơi mà chúng ta có thể
nhập, xoá hay xuất dữ liệu.
Trang trí: là thêm những icon hay tính năng phụ trợ cho phần mềm.
Thêm các icon đóng vai trò là các nút nhấn để thực thi các chức
năng của phần mềm. Thêm một số icon trang trí nhằm tạo ra sự
khác biệt của phần mềm như biểu tượng của trường, tên phần

mềm,..v..v..

2.1.3.4: Sơ đồ ý tưởng thực hiện:

Nhóm 13

trang 17


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

Bắt đầu xây dựng
phần mềm

Xác định
môi trường
làm việc

Chọn
ngôntrí
Trang
ngữ, môi
tường

Giao diện

Xác định

những việc
cần làm

Thiết kế

Liên kết
dữ liệu

Hoàn thiện

Tính
năng

Làm rõ tính
năng của
phần mềm

Giải thích
tính năng

Xác định
phần dữ
liệu,trang trí

Dữ liệu

Thiết kế
dữ liệu

Kiểm tra


Icon chức
năng

Icon
trang trí

Phần
mềm

Ảnh 2- 0-6:Sơ đồ ý tưởng xây dựng phần mềm

Nhóm 13

trang 18


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

2.2: Tìm hiểu phòng công tác học sinh sinh viên
và thiết kế hệ thống quản lí sinh viên:
2.2.1: Tìm hiểu về phòng công tác học sinh sinh
viên:
Phòng công tác học sinh sinh viên là một phòng ban của trường đại
học hay cơ sở giáo dục. Đây là nơi các giảng viên chịu trách nhiệm
quản lý thông tin,điểm của sinh viên,..v..v..→Nơi thích hợp để sử
dụng phần mềm quản lý sinh viên nhất.

Nhiệm vụ của phòng là nắm bắt thông tin của nhà nước, những thay
đổi trong quá trình giáo dục sau đó phổ biến cho sinh viên, giới thiệu
về các nội quy của trường. Đồng thời công tác chính của phòng thu
thập, quản lý thông tin của sinh viên.
Nắm bắt được thông tin của sinh viên, hỗ trợ nhà trường trong công
tác quản lí sinh viên, hỗ trợ sinh viên nắm bắt được thông tin,điểm
của mình.

2.2.2: Tìm hiểu quy trình quản lý sinh viên:
+ Mỗi đầu năm học mới khi có sinh viên đăng kí nhập học thì nhân

viên sẽ thu thập và nhập những thông tin của sinh viên như tên họ,
ngày tháng năm sinh, quê quán v..v.. vào một tập tin nhất định để
lưu trữ, theo dõi.
+ Sau khi theo nhập học và chia lớp ngành, sinh viên sẽ được quản lý
theo lớp, ngành cụ thể của mình.
+ Sau khi trải qua các kì thi điểm của sinh viên sẽ được đưa về phòng
đào tạo để nhập điểm và quản lý.

+ Nếu có sai sót thông tin sẽ được báo về phòng công tác học sinh

sinh viên để chỉnh sửa.
+ Nếu sai sót điểm sẽ do phòng đào tạo chỉnh sửa.
+ Ở phòng đào tạo điểm của sinh viên sẽ được thống kê và xếp loại.

Nhóm 13

trang 19



Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

⇒ Việc quản lí thông tin và điểm của sinh viên được hai phòng ban là
phòng đào tạo và phòng công tác học sinh sinh viên chịu trách
nhiệm chính.

2.2.3: Thiết kế hệ thống quản lí sinh viên:
+ Cung cấp tài khoản cho giảng viên (nhân viên) có thể đăng nhập
+
+
+
+
+
+
+
+
+

nhằm nhập, xem, chỉnh sửa thông tin, điểm cho sinh viên.
Đăng nhập vào màn hình làm việc.
Kiểm tra thông tin sinh viên.
Xoá thông tin sinh viên(trường hợp nghỉ học hoặc rút hồ sơ)
Sửa thông tin sinh viên.
Nhập điểm sinh viên theo lớp, ngành.
Chỉnh sửa, xoá điểm.
Chỉnh sửa xếp loại.
In bảng điểm.

Thoát màn hình làm việc.

Nhóm 13

trang 20


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

Đăng nhập

Màn hình làm việc

Xem

Nhập

Chỉnh
sửa

Xoá

Xuất

Thoát

Ảnh 2- 0-7:Mô hình quản lý sinh viên


2.3:Giới thiệu phần mềm quản lí sinh viên:
Phần mềm quản lý sinh viên là một phần mềm được tạo ra nhằm
mục đích giúp đỡ giảng viên quản lý sinh viên một cách dễ dàng hơn
về cả thông tin lẫn điểm của sinh viên. Nó không chỉ giúp đỡ giảng
viên mà còn giúp đỡ sinh viên. Khi có phần mềm giảng viên thuận lợi
khi quản lý, sinh viên thì đỡ lo lắng hay gặp rắc rối khi có trường hợp
sai sót xảy ra.
Việc viết lên 1 phần mềm như vậy thật sự không quá khó tuy nhiên
việc hoàn thiện nó để nó thực hiện tốt công việc của mình lại không
hề đơn giản nhất là khi chúng em mới chập chững bước vào công
việc lập trình.
Nhóm 13

trang 21


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

Chính vì còn thiếu nhiều kiến thức nên chúng em quyết định xử dụng
ngôn ngữ lập trình dễ xử dụng là Autoit cũng như hệ quản trị cơ sở
dữ liệu MySQL.

2.3.1: Ngôn ngữ lập trình Autoit:
2.3.1.1 Ngôn ngữ lập trình là gì?
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ được thiết kế và chuẩn hoá đểc
truyền chỉ thị cho máy tính. Mục đích của ngôn ngữ lập trình là tạo

ra môi trường giao thức giữa người lập trình và máy tính. Tác dụng
của ngôn ngữ lập trình là mã hoá truyền đạt những thông tin hay
mong muốn của người lập trình đến cho máy tính.
Một ngôn ngữ lập trình phải thoả mãn được hai điều cơ bản:
+ Một là dễ hiểu dễ sử dụng đối với người lập trình ( đối tượng sử

dụng) .
+ Hai là miêu tả đầy đủ,rõ ràng các tiến trình ( process) để máy tính có
thể hiểu và thực thi các quyết định của người lập trình.
Ngôn ngữ lập trình nói một cách đơn giản là cách người lập trình
điều khiển máy tính của mình thực thi các lệnh.

2.3.1.2: Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Autoit:
AutoIt là một ngôn ngữ lập trình được cung cấp miễn phí, có dạng
kịch bản giống như BASIC được thiết kế để tự động hóa các GUI
(Graphic User Interface: giao diện người dùng) và các thao tác
thường dùng. Nó là sự phối hợp của việc giả lập nhấn phím, di
chuyển chuột và thao tác trên cửa sổ/control (control là các đối
tượng tương tác được trên cửa sổ, ví dụ như là button - nút bấm) để
thực hiện tự động các tác vụ theo cách thức mà các ngôn ngữ khác
không thể làm hoặc làm không chuẩn xác. AutoIt có dung lượng rất
nhỏ gọn, có thể chạy độc lập trên tất cả các phiên bản
của Windows mà không cần các runtime để làm nền. Tuy nhiên, kể

Nhóm 13

trang 22


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học

ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

từ phiên bản v3.3, AutoIt đã không còn hỗ trợ cho Windows 9x và
Win NT 4.0.
Ban đầu AutoIt được thiết kế để tự động cấu hình cho hàng
ngàn máy tính cá nhân. Theo thời gian, AutoIt trở thành một ngôn
ngữ đầy sức mạnh với sự hỗ trợ các biểu thức phức tạp, hàm do
người dùng tự định nghĩa, các vòng lặp và mọi thứ mà một người lập
trình kịch bản dày dặn mong đợi.
Autoit là một ngôn ngữ lập trình với giao diện đơn giản không quá
phức tạp, các câu lệnh lại được tích hợp cũng như có phần gợi nhắc
người dùng, giúp người dùng không khó khi nhớ các câu lệnh.
Autoit có câu lệnh đơn giản, giao diện lại dễ dàng, thuận lợi cho thao
tác của người dùng. Không cần phải nghiên cứu lâu, chỉ cần người
dùng có được những kiến thức cơ bản về lập trình về các câu lệnh
tạo nên một chương trình thì đã có thể dễ dàng sử dụng được nó.
Autoit có thể làm được rất nhiều việc như tạo chương trình, khởi
chạy các chương trình của máy,..v..v.. Autoit nhỏ, nhẹ, có độ tương
thích rất cao với các hệ điều hành, cùng với khả năng xuất file exe
đã khiến cho Autoit ngày càng thông dụng và được nhiều người biết
đến.
Ở Việt Nam Autoit được biết đến thông qua hàng loạt các “virus”
phát tán qua yahoo. Có thể nói đây là một “hướng đi” khác của các
chương trình viết bằng Autoit, điều này góp phần không nhỏ làm cho
ngày càng nhiều các công cụ anti-virus nhận diện chương trình viết
bằng Autoit là virus bất luận mục đích của chương trình là gì. Tuy
nhiên dù được coi là phần mềm tạo ra virus nhưng không thể phủ
nhận cũng có những chương trình hay được viết bởi Autoit.

Để viết được chương trình từ Autoit có thể có nhiều cách như soạn
thảo câu lệnh trên AutoIt v3 Script (trình soạn thảo của Autoit) hay
notepad nếu muốn. Autoit cung cấp khá nhiều công cụ hổ trợ cũng
như kiểm tra chương trình mình đang viết như F5 để chạy thử

Nhóm 13

trang 23


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

chương trình đang viết trước khi lưu thành một chương trình hoàn
hảo.
Một số tính năng của Autoit:
+ Dễ học vì các cú pháp đơn giản.
+ Giả lập được các hành động nhấn phím và di chuyển chuột.
+ Thao tác được với các tiến trình và cửa sổ.
+ Tương tác được với các control trên cửa sổ.
+ Tệp tin kịch bản có thể được biên dịch thành một tệp tin thực thi duy

nhất.
+ Cho phép tạo GUI - giao diện đồ họa người dùng.
+ Hỗ trợ COM (Component Object Model).
+ Hỗ trợ Biểu thức chính quy (Regular Expression).
+ Gọi một cách có định hướng các tệp tin DLL mở rộng và các


hàm API.
+ Tài liệu chi tiết và cộng đồng hỗ trợ lớn.
+ Tương thích với tất cả phân hệ của Windows.
+ Hỗ trợ Unicode và x64.
+ Làm việc với User Account Control (UAC) trên Windows Vista.

AutoIt được thiết kế sao cho nhỏ nhất có thể và không cần dùng đến
các tệp tin DLL mở rộng hoặc Registry để nó có thể an toàn khi chạy
trên các Server.

Nhóm 13

trang 24


Xây dựng phần mềm quản lí sinh viên đại học
ThS.Từ Thanh Trí

GVHD:

Sự kết hợp các COM và DLL từ việc gọi AutoItX cho phép bạn thêm
các tính năng độc nhất vào các đoạn kịch bản hay ngôn ngữ lập
trình yêu thích.
Ở trên là những điểm tích cực, những tính năng có thể nói là nổi bật
của Autoit. Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo, ngoài những tính
năng chính trên Autoit cũng có những điểm yếu:
+ Hệ thống dữ liệu không định kiểu: AutoIt không định nghĩa kiểu dữ

liệu cho các biến, điều này là một thuận lợi khá lớn cho người không
chuyên nghiệp nhưng đối với những người chuyên nghiệp thì thực sự

rất khó chịu vì rất khó debug.
+ Dễ bị Decompile: Khi biên dịch, mã nguồn của AutoIt bị nén luôn vào

tệp tin thực thi, dù có được mã hóa đi nữa nhưng vẫn dễ dàng để
decompile, một số lập trình viên có trình độ thường phải dùng thêm
một số thủ thuật để khắc phục.
+ Thường bị các chương trình diệt virus nhận diện là mã độc.

Ở trên là giới thiệu sơ lược cũng như những tính năng chính và
những điểm yếu của ngôn ngữ lập trình Autoit.
2.3.1.3

Lí do chọn ngôn ngữ lập trình Autoit để xây
dựng phần mềm quản lý sinh viên:

Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình để có thể xây dựng được một phần
mềm quản lý sinh viên tốt hơn hoàn chỉnh hơn,tuy nhiên việc chúng
em chọn ngôn ngữ lập trình Autoit là vì những lí do sau đây:
+ Chúng em chưa có nhiều hiểu biết về ngôn ngữ lập trình.
+ Học nhanh và có thể dễ dàng nắm bắt.
+ Autoit là một ngôn ngữ có thể gọi là đơn giản khi người sử dụng chỉ

cần những kiến thức cơ bản về lập trình.
+ Autoit cung cấp nhiều công cụ hổ trợ, giúp đỡ cho công việc.
+ Giao diện đơn giản, dễ cho việc xây dựng bài.
+ Đầy đủ những tính năng để tạo nên phần mềm quản lý sinh viên như

những ngôn ngữ khác nhưng lại đơn giản hơn.
Nhóm 13


trang 25


×