Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Giải pháp hạ giá thành sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư và bê tông thịnh liệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.68 KB, 96 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................3
CHƯƠNG I MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ & BÊ TÔNG THỊNH LIỆT.......................................................6
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY.............6
1. Q trình hình thành và phát triển của Công ty...............................6
2. Chức năng, nhiệm vụ..........................................................................8
II. MỘT VÀI ĐẶC ĐỂ
I M KINH TẾKỸTHUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠ
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.............................................................................10
1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty.................................................10
2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất ở Công ty
................................................................................................................14
3. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty.......................................17
4. Đặc điểm về vốn và tài sản của Công ty..........................................19
5. Đặc điểm cơ sở vật chất và quy trình cơng nghệ của Cơng ty........25
6. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Cơng ty...26
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY BÊ TÔNG THỊNH LIỆT........................................................................30
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty......................30
2. Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh c ủa Cơng
ty hiện nay.............................................................................................35
2.1. Thuận lợi.....................................................................................35
2.2. Khó khăn....................................................................................36
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG
TY BÊ TÔNG THỊNH LIỆT...................................................................38
I. THỰC TRẠNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÊ TƠNG
THỊNH LIỆT...............................................................................................38
1. Phân tích cơ cấu giá thành sản phẩm của Cơng ty.........................38
2. Đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm....41


2.1. Đánh giá chung..........................................................................41
2.2. Đánh giá về tình hình thực hiện chi phí trực tiếp trong giá
thành sản phẩm của Công ty bê tông Thịnh Liệt.............................43
2.3 Phân tích tình hình thực hiện chi phí chung...........................51
3. Phân tích khả năng hạ giá thành sản phẩm và chi phí s ản xu ất c ủa
Cơng ty bê tơng Thịnh Liệt...................................................................60
3.1. Phân tích khả năng giảm chi phí ngun vật liệu, nhiên liệu,
động lực.............................................................................................61
4. Đánh giá cơng tác hạ giá thành sản phẩm ở Công ty bê tông Th ịnh
Liệt.........................................................................................................67
4.1. Đánh giá kết quả chung của việc thực hiện công tác hạ giá
thành sản phẩm..................................................................................67
4.2. Những biện pháp hạ giá thành được áp dụng ở Công ty bê tông
Thịnh Liệt...........................................................................................67
4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hạ giá thành sản phẩm
............................................................................................................69


II. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM HIỆN
NAY CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG THỊNH LIỆT...........................................71
CHƯƠNG III MỘT SỐ BIÊN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG THỊNH LIỆT.............................................75
I. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤSẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KẾ
HOẠCH GIÁ THÀNH GIAI ĐOẠN 2007 – 2010...................................75
II. MỘT SỐBIỆN PHÁP HẠGIÁ THÀNH SẢN PHẨM CHO CÔNG TY BÊ
TƠNG THỊNH LIỆT....................................................................................76
1. Giảm chi phí th ngồi bằng cách đầu tư mua phương ti ện v ận t ải
................................................................................................................77
2. Giảm chi phí nhiên liệu bằng cách tìm nơi cung cấp có giá bán
thấp hơn..................................................................................................81

3. Giảm chi phí ngun vật liệu bằng cách hạ định mức tiêu hao của
những ngun vật liệu khơng hồn thành định mức năm 2006.........83
4. Tăng cường cơng tác khốn chi phí tới các đơn vị sản xuất..........88
III. MỘT SỐKIẾN NGHỊ VỚI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN
HẠTẦNG ĐÔ THỊ VÀ NHÀ NƯỚC..............................................................89
1. Một số kiến nghị với Tổng công ty đầu tư và phát triển hạ tầng đô
thị............................................................................................................89
2. Một số kiến nghị với Nhà nước.........................................................90
KẾT LUẬN................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................94


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong cơ chế thị trường một công ty hay một
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì khơng những phải tổ
chức tốt bộ máy quản lý mà cịn phải làm tốt cơng tác tiêu thụ sản
phẩm nhằm đảm bảo chu kỳ sản xuất được diễn ra liên tục, tăng
doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng vốn và từ đó tạo điều kiện mở
rộng sản xuất. Nếu như thời bao cấp trước đây, khi mà người ta
bán như cho thì khách hàng cũng mua như cướp, chính vì thế mà
giám đốc các doanh nghiệp ngồi trên chiếc ghế của mình với bộ
mặt lạnh lùng. Nhưng hơm nay, trong sự cạnh tranh khốc liệt của
nền kinh tế thị trường, các giám đốc đích thực đã phải lăn lộn đến
bạc mặt mới tìm được khách hàng mua sản phẩm của mình. Và
nếu trước đây, khách hàng phải chạy chọt thậm chí van xin mới
mua được một ít hàng, nhiều khi chất lượng chẳng ra gì thậm chí
là những thứ chẳng cần dùng, thì bây giờ họ đã có thể lựa chọn
cái mà mình thích, cái mà mình cần. Họ được coi như ân nhân của
các nhà sản xuất. Thay vì phải chạy vạy, xin xỏ họ đã trở thành
“Thượng đế” có quyền phán xét và trả giá mặt hàng này, mặt

hàng khác. Cho nên, như người ta nói thời buổi này, sản xuất ra
sản phẩm đã khó, nhưng tiêu thụ sản phẩm cịn khó hơn. Thực tế
kinh doanh cho thấy không thiếu những sản phẩm của một số
doanh nghiệp rất tốt nhưng vẫn không tiêu thụ được bởi không
biết cách tổ chức sắp xếp, không đáp ứng được nhu cầu của xã
hội.
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh lại
càng trở nên gay gắt và trở thành một vấn đề lớn cho tất cả các
doanh nghiệp. Tối đa hóa lợi nhuận sẽ ln là mục tiêu để các
doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Và


để thu được lợi nhuận một cách tối đa, thực tế đòi hỏi các doanh
nghiệp phải thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp kinh tế, kỹ
thuật, các chỉ tiêu định mức, các biện pháp nhằm giảm chi phí và
hạ giá thành sản phẩm. Không những thế giá thành sản phẩm còn
tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Chính
vì vậy việc khơng ngừng phấn đấu giảm chi phí và hạ giá thành
sản phẩm là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng cho tất cả các
doanh nghiệp.
Chính vì vậy vấn đề làm thế nào để hạ giá thành sản phẩm
của Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt đang là một vấn
đề cấp thiết được đặt ra, và cũng là để có những đánh giá tổng
quan về điều kiện cũng như khả năng quản lý của doanh nghiệp,
sau một quá trình thực tập, công tác và nghiên cứu tại Công ty cổ
phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, em quyết định chọn đề tài
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: ”Giải pháp hạ giá thành sản
phẩm của Công ty cổ phần đầu tư và bê tơng Thịnh Liệt”.
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung Chuyên đề thực
tập tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương I: Một số nét khái quát về Công ty cổ phần đầu tư
và bê tông Thịnh Liệt.
Chương II: Thực trạng giá thành sản phẩm của Công ty cổ
phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm
của Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình
của Phó giáo sư, tiến sỹ Ngơ Kim Thanh trong suốt quá trình thực
tập và nghiên cứu. Do thời gian thực tập tại Cơng ty có hạn nên


bài viết khơng thể tránh khỏi sai sót, kính mong sự giúp đỡ của cô
để đề tài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành
cảm ơn!


CHƯƠNG I
MỘT SỐ
NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ &
BÊ TƠNG THỊNH LIỆT
I. Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CƠNG TY
1. Q trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần đầu tư & bê tông Thịnh Liệt, gọi tắt là
Công ty bê tông Thịnh Liệt (tiền thân là công ty bê tông và xây
dựng Thịnh Liệt)- thành viên Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ
tầng đô thị (UDIC) được thành lập theo quyết định số 2315/QĐUBND ngày 17/5/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc
chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành cơng ty cổ phần.
Cơng ty đặt trụ sở chính tại Ngõ 1 Cầu Tiên - Phường Thịnh

Liệt - Quận Hồng Mai –Thành phố Hà Nội.
Cơng ty có biểu tượng riêng, tên viết tắt là Bê tông Thịnh
Liệt, tên giao dịch quốc tế là THINHLIET CONCRETE AND
INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY, viết tắt là
THINHLIETCI. Công ty là doanh nghiệp nhà nước có tư cách
pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản nội và
ngoại tệ, được quan hệ tín dụng với ngân hàng và thực hiện chế độ
hạch toán kinh tế độc lập theo phân cấp của Tổng cơng ty, đồng
thời Cơng ty cũng có điều lệ hoạt động riêng, phù hợp với điều lệ
hoạt động và tổ chức của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Hạ
tầng đô thị (UDIC) cũng như Luật doanh nghiệp nhà nước.
Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty cổ phần đầu
tư và bê tơng Thịnh Liệt có thể được chia ra làm ba giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Từ năm 1977 -1988:


Ngày 16/08/1977 theo quyết định số 699/QĐUB của Uỷ ban
nhân dân thành phố Hà Nội cho phép thành lập nhà máy bê tông
Thịnh Liệt trực thuộc Sở xây dựng Hà Nội. Với sự viện trợ của
Nhà nước Ba Lan theo hiệp định của nước Việt Nam - Ba Lan
nhằm mục đích phục vụ cho xây dựng và cải tạo nhà ở Hà Nội.
Trong giai đoạn này xí nghiệp sản xuất theo kế hoạch trên
giao theo cơ chế chỉ huy. Đây là giai đoạn có hình thái chun
mơn cao. Hoạt động của xí nghiệp được bao cấp hồn tồn theo
cơ chế hạch toán sẵn từ trên xuống dưới của nền kinh tế quốc dân.
* Giai đoạn 2: Từ năm 1988- 1996:
Do chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, kế
hoạch sản xuất khơng cịn chờ trên giao xuống. Đứng trước dây
chuyền sản xuất lạc hậu, thiết bị công nghiệp cũ khơng cịn phù
hợp với nhu cầu sản xuất chủng loại hàng hoá trên thị trường. Sản

phẩm truyền thống là Panel lỗ trịn, tấm lợp cho nhà lắp ghép
khơng cịn được thị trường cần đến nữa.
Trước tình hình đó, Nhà máy đã tìm hiểu thị trường, mạnh
dạn đổi mới công nghệ, thay thế các thiết bị với công nghệ mới
tận dụng các dây chuyền sản xuất mới, cho ra đời các sản phẩm là
cấu kiện bê tông ly tâm như cột điện, ống thoát nước mà thị
trường lúc này đang cần có. Sản phẩm đã được chấp nhận, cùng
với đó, các sản phẩm liên tục đoạt được các huy chương vàng tại
các kỳ hội trợ triển lãm hàng năm và được Bộ xây dựng cấp
chứng chỉ công nhận sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn
Việt Nam.
*Giai đoạn 3: Từ năm 1996 đến nay:
Ngày 10/12/1996 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định
số 4240/QĐUB cho phép đổi tên và xác định lại nhiệm vụ cho


Nhà máy bê tông Thịnh Liệt và tên gọi mới là Công ty bê tông và
xây dựng Thịnh Liệt với nhiệm vụ:
- Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn và sản xuất kinh
doanh bê tông tươi.
- Xây dựng các cơng trình dân dụng nhà ở quy mơ vừa và
nhỏ, thi cơng nội ngoại thất các cơng trình xây dựng.
- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng kể cả các
thiết bị nội ngoại thất. Sản xuất, gia công các thiết bị công cụ
phục vụ kinh doanh và xây dựng lắp điện.
Ngày 17/5/2006, theo quyết định số 2315/QĐ-UBND của
UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà
nước thành công ty cổ phần, Công ty chính thức đổi tên thành
Cơng ty cổ phần Đầu tư và Bê tông Thịnh Liệt, được liên doanh,
liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng

và phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. Chức năng, nhiệm vụ
Theo điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần đầu tư
& bê tông Thịnh Liệt quyết định:
- Công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và kinh
doanh các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm và
các loại vật liệu xây dựng.
- Xây dựng và trang trí nội ngoại thất các cơng trình dân
dụng, cơng nghiệp, giao thơng, hạ tầng kỹ thuật và xây lắp điện.
- Lập, quản lý, tổ chức thực hiện các dự án phát triển nhà ở,
khu công nghiệp, đầu tư hạ tầng vào kinh doanh bất động sản.
- Sản xuất và kinh doanh các thiết bị, cơng cụ, sản phẩm cơ
khí phục vụ cho xây dựng.


- Chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm bê tông,
vật liệu xây dựng và xây dựng.
- Kinh doanh và vận chuyển hàng hố.
- Xây dựng cơng trình cơng nghiệp dân dụng, thi cơng các
cơng trình hạ tầng và các tuyến giao thông đường bộ.
- Tư vấn xây dựng.
Trong đó hoạt động sản xuất và kinh doanh các loại cấu
kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm và các loại vật liệu
xây dựng là hoạt động nổi bật của Công ty.


II. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÓ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty
Các sản phẩm của Công ty đều được sản xuất trên hệ thống

công nghệ hiện đại và đồng bộ, theo hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001:2000. Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo các hệ
thống tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế với thương hiệu đã được
khẳng định và có uy tín tại các thị trưòng Hà Nội, Hải Phòng, Bắc
Giang, Quảng Ninh… trong nhiều năm qua và đã có mặt tại các
cơng trình lớn như : Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Trung tâm
hội nghị quốc gia và nhiều cơng trình xây dựng khác ở Việt Nam.
Các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty bao gồm:
* Sản phẩm cột điện bê tông cốt thép ly tâm là một trong
những sản phẩm truyền thống của Công ty. Cùng với thời gian thì
uy tín và thương hiệu của loại sản phẩm này ngày càng nâng cao
và mở rộng trên thị trường. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 5846- 1994; TCVN 5847- 1994 và đã
được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của Tổng cục tiêu
chuẩn đo lường chất lượng.
* Sản phẩm ống thoát nước là loại sản phẩm được sản xuất
trên dây truyền tự động. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn
TCVN 372:2006 với 2 loại sản phẩm chính là:
- Ống thốt nước bê tơng sản xuất bằng phương pháp rung
ép và quay ly tâm với đặc tính kỹ thuật là:
Đường kính trong (Inside diameter) = 200 2400mm


Chiều dài ống L (Length of pipe L) = 1000 4000mm
- Cống hộp các loại kích thước với đặc tính kỹ thuật là:
Chiều dài (Length of pipe) = 1000 - 2000mm
* Sản phẩm cọc móng với 3 loại sản phẩm chính:
- Sản phẩm cọc bê tơng ly tâm ứng suất trước là các sản
phẩm cọc ống được sản xuất theo tiêu chuẩn JIS 5335- 1979 và
JIS 5337- 1982 Nhật Bản với các loại kích thước sản phẩm là:

Đường kính =300mm, 350mm, 400mm, 500mm
Chiều dài = 6m- 12m
Momen uốn nứt > 2,5 Tm
Momen phá huỷ Mu > 3,8 Tm
- Sản phẩm bê tông cọc vuông là loại sản phẩm đang được
thị trường sử dụng rộng rãi cho các kết cấu nền móng hạ tầng với
quy cách sản xuất các loại từ 150x 150mm – 500x500mm với
chiều dài từ 2,5m - 20m.
- Sản phẩm cọc cừ ứng xuất trước là loại sản phẩm được sản
xuất với thép cường độ cao, đang được thị trường sử dụng rộng
rãi cho các kết cấu nền móng hạ tầng với các thơng số kỹ thuật:
Mác bê tông > 400kg/cm3
Thép cường độ cao > 14000kg/cm3
* Sản phẩm vữa xây dựng là loại vật liệu xây dựng đựoc
sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và sử dụng các
nguyên liệu chất lượng cao gồm cát tinh chế, xi măng Pc lăng,
phụ gia hoạt tính. Vữa khơ xây dựng đảm bảo chất lượng công


trình, sử dụng thuận tiện để xây trát, lát, hồn thiện các cơng trình
xây dựng. Đảm bảo an tồn vệ sinh mơi trưịng, phù hợp q trình
xây dựng thi cơng trong mọi điều kiện mặt bằng và thời tiết.
Với năng lực sản xuất: 25000tấn/năm, sản phẩm đã cung
ứng cho nhiều cơng trình trọng điểm của thành phố Hà Nội:
Trung tâm hội nghị quốc gia, tháp Hồ Bình (Hồng Quốc Việt)


Bảng 1:
BẢNG CHỈ TIÊU VÀ MỨC CHẤT LƯỢNG


TT

CHỈ TIÊU

ĐƠN
VỊ

1

Kích thước hạt

2

MỨC CHẤT LƯỢNG
LOẠI
THÔ

LOẠI MỊN

Mm

<2.5

<1.5

Độ lưu động

Mm

175-205


175-205

3

Khả năng giữ độ lưu động

%

65

65

4

Thời gian bắt đầu đông kết

Phút

150

150

5

Hàm lượng IonClo trong
vữa

%


<0.1

<0.1

6

Mác vữa

N/cm

50,75,100

50,75,100


7

Lượng mức tiêu chuẩn

Kg/m

<350

<350

8

Trọng lượng

Kg


50

50

(Nguồn : Chỉ số kỹ thuật công nghệ sản xuất )
* Sản phẩm bê tông nhẹ được sử dụng trong xây dựng công
nghiệp và dân dựng, dưới dạng vách ngăn, kết cấu cách nhiệt,
cách âm…Với nhà cao tầng, bê tơng nhẹ có tác dụng làm giảm tải
trọng cơng trình, tiết kiệm đáng kể chi phí cơng trình.
Các thơng số kỹ thuật:
Khối thường:
Chiều dài : 625mm
Chiều cao: 200 – 400mm
Chiều dày: 50 - 300mm
Khối lớn:
Chiều dài: 625 - 1250mm
Chiều cao: 625mm
Chiều dày: 100 - 300mm
Panel:
Chiều dài: 2,5 - 4,3m
Đối với tường dọc trên 6m hoặc 7,5m với tường
ngang
Chiều cao: 600mm
Chiều dày: 75 - 300mm
Bảng 2:
BÊ TÔNG NHẸ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CHÂU ÂU


CƯỜNG ĐỘ

CƯỜNG
ĐỘ

TỶ TRỌNG

t/m

TRUNG
BÌNH

Nb/ft N/mm

HỆ SỐ DẪN
NHIỆT

Psi

W/mk BTU.in/fthf

PP2-035

0.35

22

2.5

350

<0.11


<0.76

PP2-040

0.40

25

2.5

350

0.11

0.76

PP2-050

0.50

30

2.5

350

0.14

0.97


PP4-050

0.50

30

5.0

700

0.14

0.97

PP4-060

0.60

35

5.0

700

0.16

1.11

PP8-070


0.70

40

7.5

1000

0.18

1.24

(Nguồn : Chỉ số kỹ thuật công nghệ sản xuất )

2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất ở
Cơng ty
Tại thời điểm hiện nay, Cơng ty có 4 đơn vị sản xuất kinh
doanh trực thuộc. Các đơn vị này có tư cách pháp nhân khơng đầy
đủ, hạch tốn kinh doanh phụ thuộc, có con dấu riêng, được mở
tài khoản ở ngân hàng, được kinh doanh, tổ chức hoạt động theo
phân cấp và uỷ quyền của Tổng công ty. Giữa các đơn vị trực
thuộc có mối quan hệ mật thiết với lợi ích kinh tế, cơng nghệ,
cung ứng, tiêu thụ nhằm tăng cường phân cơng chun mơn hố
và hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi đơn vị


và tồn Cơng ty, quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực
hoàn thành tốt nhiệm vụ của Tổng công ty giao, đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế.

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
CỦA BÊ TƠNG VÀ XÂY DỰNG THỊNH LIỆT
Giám đốc

Phó giám đốc

Tổ
chức
hành
chính

Phịng
kế
tốn
tài vụ

Xí nghiệp
cấu kiện

Phịng
kinh
doanh

Xí nghiệp
bê tơng

Phịng
kỹ
thuật
kcs


Xí nghiệp cơ
điện

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Hiện nay tổng số lao động của Công ty là 488 người. Trong
đó, số lao động quản lý là 59 người, chiếm 12,3% tổng số lao
động. Hầu hết lực lượng lao động đều được trang bị những kiến
thức nhất định phù hợp với từng hình thức hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.


Đứng đầu Công ty là Giám đốc do hội đồng quản trị Tổng
công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng đô thị bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc công ty.
Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách
nhiệm trước Tổng giám đốc, trước hội đồng quản trị Tổng công
ty, trước Nhà nước và pháp luật về việc quản lý và điều hành mọi
hoạt động của Công ty. Là người có quyền quản lý và điều hành
cao nhất trong cơng ty. Bên cạnh giám đốc là các Phó giám đốc
về kỹ thuật, kinh tế, XDCB và một kế tốn trưởng.
Phó giám đốc Cơng ty là người giúp giám đốc một hoặc một
số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công hoặc uỷ
quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước
pháp luật và nhiệm vụ được giám đốc phân công hoặc uỷ quyền
thực hiện.
Kế tốn trưỏng Cơng ty giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo và
thực hiện cơng tác kế tốn, thống kê và tài chính của Cơng ty, có
nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Ngồi ra, Cơng ty cịn có hội đồng doanh nghiệp được thành

lập cơ sở thoả thuận giữa giám đốc Công ty và ban chấp hành
cơng đồn Cơng ty, và tổ chức Đảng gồm lãnh đạo Công ty, giám
đốc các đơn vị trực thuộc.
Bên dưới là các phòng ban với các chức năng cụ thể.
1. Phịng tài chính kế tốn: quản lý điều hành cơng tác tài
chính và hạch tốn kế tốn Cơng ty. Quản lý tài chính và hạch
tốn kinh tế của bộ máy văn phịng Cơng ty.
2. Phịng tổ chức nhân sự: Quản lý cán bộ, lao động và tiền
lương, các chế độ chính sách của người lao động.


3. Phòng kinh tế kế hoạch: Định hướng kinh doanh, kế
hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch
thị trường .
4. Phòng vật tư: Phụ trách cho việc cung ứng cho sản xuất
tồn Cơng ty .
5. Phòng đầu tư xây dựng: Đầu tư trang thiết bị và máy móc
phục vụ sản xuất kinh doanh.
6. Phịng thanh tra bảo vệ: Kiểm tra, giám sát hoạt động
kinh doanh của Cơng ty và các đơn vị thành viên.
7.Phịng thí nghiệm: Kiểm tra chất lượng của vật liệu.
8. Văn phòng Cơng ty: Hành chính, văn thư và lưu trữ.
Giữa các phịng ban có liên quan và giúp đỡ nhau, tạo điều
kiện cho nhau hoàn thành nhiệm vụ.
3. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty
Đối với Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt nhiệm
vụ đặt ra cho Giám đốc Công ty là sử dụng hợp lý sức lao động,
đảm bảo các điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động
phát huy cao nhất năng lực, sở trường của người lao động, cùng
nhau tạo lập. Công ty đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, tập thể

lao động mà trước hết là Giám đốc Cơng ty, người đứng đầu
Cơng ty vừa có trách nhiệm vừa có quyền quyết định các hình
thức, phương pháp, biện pháp thích hợp để tổ chức và quản lý lực
lượng lao động trong Công ty. Từ việc tuyển dụng, sắp xếp lao
động phù hợp ngành nghề, trình độ, sức khoẻ, tâm sinh lý để đào
tạo và bồi dưỡng nâng cao tay nghề, trả lương quyết định khen
thưởng hoặc thi hành kỷ luật đối với công nhân viên theo đúng
chế độ và luật pháp về lao động.


Hiện số cán bộ công nhân viên chức của Công ty là 262
người trong đó lao động trực tiếp là 80%, còn lại 20% là lao động
gián tiếp. Số lao động được bố trí ở các đơn vị sản xuất của xí
nghiệp trực thuộc Cơng ty và được đào tạo, hướng dẫn chun
mơn hố cơng việc. Hàng năm Giám đốc Công ty tổ chức huấn
luyện nâng cao và thi nâng bậc cho cán bộ công nhân viên đi học
đại học chuyên ngành nâng cao.
Căn cứ vào tiêu chuẩn và yêu cầu sản xuất kinh doanh Công
ty trực tiếp tuyển dụng số lao động cần thiết hoặc giải quyết thôi
việc và chấm dứt hợp đồng lao động.
Để tiếp nhận số công nhân cần thiết đảm bảo đáp ứng yêu
cầu của Công ty. Giám đốc Công ty đề ra các tiêu chuẩn cụ thể
trong việc tuyển chọn như trình độ tay nghề, nhân thân tuổi đời và
giới tính.
Hiện tại Cơng ty có khoảng 262 cán bộ cơng nhân viên có
biên chế, cịn lại là các lao động hợp đồng. Công ty đang tiếp tục
thực hiện chuyển chế độ tuyển dụng vào biên chế sang chế độ hợp
đồng lao động theo các điều khoản quy định trong bộ luật lao
động đã có.
Tùy theo tính chất sản xuất kinh doanh Giám đốc Cơng ty

và người lao động thoả thuận ký kết theo các hình thức hợp đồng
sau:
Hợp đồng không thời hạn áp dụng đối với những cán bộ
cơng nhân viên có biên chế từ trước (180 người cán bộ kỹ thuật
chủ chốt trong Công ty).
Hợp đồng lao động có thời hạn áp dụng đối với những lao
động bắt đầu mới tuyển dụng với thời hạn 6 tháng đến 36 tháng.


Giám đốc Công ty xây dựng các nội quy, quy chế nhằm cụ
thể hoá những quy định của Nhà nước và kỹ thuật lao động, bảo
hộ lao động kỹ thuật an tồn và vệ sinh cơng nghiệp tổ chức giáo
dục và tạo điều kiện cho mọi người trong Công ty nắm vững và
thực hiện đúng các nội quy, quy chế đó trong trường hợp khơng
đảm bảo an tồn lao động Giám đốc Cơng ty đình chỉ sản xuất.
Giám đốc cơng ty có quyền cho người lao động trong biên
chế cũ thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với những
người làm việc vi phạm nội quy lao động tuân theo thoả ước “Lao
động hợp thể được ký kết giữa Giám đốc Công ty và đại diện
người lao động (Chủ tịch cơng đồn)”
Hiện nay việc trả lương cho cán bộ công nhân viên được
gắn liền với hiệu quả công việc của người lao động, Giám đốc
Công ty đã xây dựng các đơn giá tiền lương trên cơ sở bậc thang
lương bình quân theo các quy định của Nhà nước, của Bộ lao
động thương binh và xã hội. Đảm bảo kích thích và thực sự trở
thành địn bẩy kinh tế trong sản xuất và kinh doanh. Việc trả
lương được khoán thẳng cho các xí nghiệp chủ động và trả lương
cho người lao động theo quy chế của Công ty quy định.
Nguồn tiền thưởng là lợi nhuận còn lại sau khi đã hồn
thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước trích lập các quỹ theo

quy định của Nghị định 59/CP các chế độ tiền lương như : Tiết
kiệm vật tư, chất lượng sáng kiến Công ty thực hiện các quy định
của Nhà nước.
4. Đặc điểm về vốn và tài sản của Công ty
Nguồn vốn kinh doanh là nguồn lực của mỗi doanh nghiệp,
là tiền đề của doanh nghiệp và không thể thiếu được cho sự ra đời
và phát triển của doanh nghiệp đó. Trong q trình hoạt động


kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải đầu tư về cơ sở vật chất, mua
sắm máy móc thiết bị nhằm mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh
để từ đó, củng cố được uy tín của mình trên thương trường. Muốn
thực hiện được điều đó, bắt buộc phải có được nguồn lực, đó là
khả năng tài chính để trang trải được những chi phí từ đó đáp ứng
được những u cầu cấp thiết đặt ra cho mỗi doanh nghiệp.
Cùng với xu thế đó, Cơng ty cổ phần đầu tư và bê tông
Thịnh Liệt đã phải nỗ lực phấn đấu để vươn lên chiếm ưu thế trên
thị trường. Năm 2006, số vốn lưu động của Công ty là gần 21 tỷ
đồng . Số vốn cố định đạt trên 5 tỷ đồng.
Để hiểu rõ tình hình hoạt động tài chính của Cơng ty, ta có
thể phân tích thơng qua bảng phân tích tài sản và nguồn vốn của
Công ty năm 2005 và năm 2006 như sau:

Bảng 3:
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CƠNG TY
BÊ TƠNG THỊNH LIỆT
Đơn vị tính: 1000 đồng
CHỈ TIÊU

NĂM 2005


NĂM 2006

CHÊNH LỆCH


Số tiền
Tổng tài sản

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

19.533.2 100% 26.1258 100% 6.532.5 33,8%
40
10
96

I. Tài sản lưu 12.908.5 65,9% 20.8318 79,7% 7.922.3
động
65

92
27

13,85
%

1. Tiền

44,54
%

401.857 3,11% 580.844 2,78% 178.987

2. Khoản phải 789.784
thu

6,1%

16.3400 78,4% 8.352.1
30
98

3. Hàng tồn 4.159.51
kho
3

32,22
%

3.816.1

33

18,32
%
343.379 8,25%

4. Tài sản LĐ 360.353 2,79%
khác

94.878

0,455
%
265.475 73,7%

II. Tài sản cố 6.683.67
định
4

5.293.9
17

20,26
%

34,11
%

104,6
%


1.38975 20,8%
7

(Nguồn: Báo cáo cơ cấu tài sản của Công ty)
Theo số liệu trên bảng tài sản của Công ty đưa vào sử dụng
cuối năm tăng 33,8%, điều đó chứng tỏ quy mơ sản xuất của
Cơng ty đã mở rộng hơn so với đầu năm.
Ở đầu năm Công ty đầu tư vào tài sản lưu động chiếm 65,89
%, tài sản cố định chiếm 34,11% và cuối năm tỷ trọng tương ứng
là 79,74% và 20,26%. Đối với một doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp tỷ trọng tài sản cố định nhỏ là không được tốt cho sản


xuất. Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt là một doanh
nghiệp nhà nước, cơ sở vật chất của Công ty được sự viện trợ của
Nhà nước và Ba Lan nên cần phải đầu tư vào tài sản cố định để
phát triển cả về quy mô và chất lượng sản phẩm.

Bảng 4:
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA
CƠNG TY BÊ TƠNG THỊNH LIỆT
Đơn vị tính :1000 Đồng
CHỈ
TIÊU

SỐ ĐẦU NĂM

SỐ CUỐI NĂM


CHÊNH LỆCH

Số tiền

Số tiền

Số tiền

A. Nợ
phải
trả

12.369.421 63,3%

18.493.839 70,8%

6.124.417 49,5%

I.Nợ
ngắn
hạn

9.701.893 78,4%

15.935.811 86,2%

6.233.917 64,3%

II. Nợ
dài hạn


2.667.528 21,6%

2.558.025 13,8%

-109.500

-4,1%

B. NV
CSH

7.163.818 36,7%

7.631.970 29,2%

468.152

6,5%

1.
Nguồn

6.481.830 90,5%

6.581.830

99.999

1,5%


Tỷ
trọng

Tỷ
trọng

86%

Tỷ
trọng


vốn
KD
2. Quỹ
đầu tư
PT

118.984

1,7%

347.158

4,6%

228.531

3. Lãi

chưa
chia

525.944

7,3%

624.632

8,2%

98.688 0,84%

4. Quỹ
dự
phòng

37.059

0,5%

78.348

1,0%

41.289

(Nguồn : Báo cáo cơ cấu nguồn vốn của Công ty)
Theo bảng số 4 ta thấy các khoản phải thu chiếm một tỷ
trọng không nhỏ trong tổng số tài sản. Ở đầu năm các khoản thu

chiếm 6,11%, cuối năm tăng lên 78,4% so với tổng tài sản. Từ đó
có thể thấy vốn của Cơng ty bị các đơn vị khác chiếm dụng đã
tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.
Sự biến động tình hình tài chính của Cơng ty một mặt do sự
biến động về tài sản, mặt khác còn do sự biến đổi các nguồn vốn
dùng để tài trợ cho tài sản đó. Bởi đó là hai mặt của tài chính
doanh nghiệp sử dụng và huy động vốn. Cơ cấu nguồn vốn của
doanh nghiệp cho phép đánh giá được các mối quan hệ kinh tế
của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy phân tích cơ cấu nguồn vốn
của Công ty sẽ cho ta thấy việc huy động vốn hình thành quỹ tiền
tệ để tài trợ cho số tài sản hiện có của doanh nghiệp như thế nào.

192%

111%


Theo bảng 4, ta thấy số vốn sản xuất của Công ty phần lớn
do Ngân hàng Nhà nước cấp và bổ sung từ lợi nhuận, ở đầu năm
và cuối năm số vốn do Ngân hàng Nhà nước cấp và bổ sung từ lợi
nhuận là (90,48% và 86,24%). Vốn kinh doanh của Cơng ty tính
đến năm 2006 là 6.581.830.000 đồng.
Cũng theo bảng số 4, ta thấy vốn chủ sở hữu đầu năm và
cuối năm chiếm một tỷ trọng lớn so với tổng nguồn vốn. Tỷ suất
tài trợ cao thể hiện các quyết định đầu tư vào sản xuất của Công
ty không phải phụ thuộc vào các quyết định bên ngồi, đó là điều
có lợi cho Cơng ty. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu của Cơng ty
tăng 468.152.233 đồng trong đó vốn kinh doanh tăng 99.999.700
đồng. Điều đó cho thấy Cơng ty càng mở rộng quy mơ sản xuất
thì nguồn vốn huy động từ bên ngồi càng lớn, vì vậy mà tỷ trọng

vốn cần huy động từ bên ngồi của Cơng ty cuối năm tăng lên.
Bảng 5 :
CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ CỦA CƠNG TY
BÊ TƠNG THỊNH LIỆT NĂM 2005 - 2006
Đơn
vị : người
STT CHỈ TIÊU

2005

2006

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

1

Tổng số lao động:

240

100%

262


100%

2

+ Lao động gián tiếp

48

20%

52

20%

3

- Trình độ đại học và
trên đại học

15

6,25%

22

8,4%


4


- Trình độ trung cấp

33

13,75%

30

11,6%

5

+ Lao động trực tiếp

192

80%

208

80%

(Nguồn: Báo cáo phòng kinh doanh)
5. Đặc điểm cơ sở vật chất và quy trình cơng nghệ của Cơng
ty
Nhà máy với diện tích 7 ha và đầy đủ các phịng ban chức
năng, 2 nhà xưởng sản xuất chính và các sàn đúc bê tơng ngồi
trời kho tàng, nhà xe đầy đủ với 3 xí nghiệp chính.
* Xí nghiệp cấu kiện: Với dây chuyền kín, tự động tạo lồng
cốt thép cho cấu kiện đến trộn bê tông và đúc cấu kiện cho khách

hàng.
- Hai dây chuyền công nghệ sản xuất cột điện ly tâm các
loại.
- Một dây chuyền ống cống ly tâm nhiều chủng loại:
200mm - 300mm
400mm - 600mm
800mm - 1000mm
1250mm - 1500mm
750mm - 2000mm
- Một dây chuyền lò hơi dưỡng hộ bê tơng.
- Ngồi ra cịn một số dây chuyền đơn vị cấu kiện dùng cho
các cơng trình đặc biệt.
- Hai trạm trộn bê tông với công suất 30m/h.


×