Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

“Hồ Chí Minh – Nền văn hóa của tương lai”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.92 KB, 50 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ai đó đã nói rằng, một dân tộc có quyền tự hào chân chính khi có
những vĩ nhân, những tượng đài để tự hào và noi gương cho thế hệ sau. Vĩ
nhân chính là đại diện tiêu biểu nhất cho dân tộc ấy, nền văn hoá ấy và lịch
sử ấy. Nhưng không phải dân tộc nào, thời đại nào cũng sản sinh ra các bậc
vĩ nhân. Có lẽ, vì tính đại diện ưu việt và hiếm có của vĩ nhân nên thời gian
dù có thể bào mòn tất cả nhưng không thể xoá đi sự tồn tại và ảnh hưởng của
các vĩ nhân. Bản thân họ đã là một phần lịch sử. Và tư tưởng, hành động của
họ, không chỉ trở thành di sản tinh thần cho một dân tộc mà còn làm nên giá
trị đa dạng cho nền văn minh nhân loại. Mọi nền văn hoá đều có thể chắt lọc
từ cuộc đời các bậc vĩ nhân đôi nét làm giàu thêm bản sắc mình. Thời đại
nào cũng nhìn thấy ở vĩ nhân cách giải quyết vấn đề đương đại. Mỗi thế hệ,
mỗi cá nhân đều có thể noi đức độ tiền nhân trong đối nhân xử thế hay lúc
cần phải xử lý đại sự quốc gia.
Nước Việt Nam ta, dù chưa bao giờ là một cường quốc, hay là một
nền văn hoá lớn có sức ảnh hưởng tới thế giới, nhưng người Việt Nam có
quyền tự hào và hãnh diện chính đáng về đại diện ưu tú của dân tộc mình:
Hồ Chí Minh - người đã được thế giới trân trọng đặt vào hàng những danh
nhân kim cổ.
Cho đến bây giờ, trong tâm thức của rất nhiều bạn bè quốc tế cái tên
Việt Nam và Hồ Chí Minh đã quyện hoà làm một. Bởi Hồ Chí Minh không
chỉ hội tụ những nét tinh anh của văn hoá Việt mà còn là sự hội tụ những
tinh hoa văn hóa mới lạ trên toàn thế giới. Như nhận xét của nhà văn – nhà
thơ Liên Ôxip Manđenstam ngay trong lần đầu tiên gặp Bác: "Từ Nguyễn


Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá châu Âu mà có lẽ là
một nền văn hoá của tương lai” (Báo “Ngọn lửa nhỏ”, 1923). Gọi là văn hóa
của tương lai phải chăng người viết muốn nhấn mạnh đến con người giàu ý
chí, nghị lực, đấu tranh cho lẽ sống cao đẹp, con người mang tính nhân văn,


đối nghịch với cuộc sống có những mặt tầm thường, thực dụng. Hiểu rõ về
lời nhận xét này, chúng ta sẽ hiểu hơn về nhân cách và con người của Hồ
Chí Minh, do đó, nội dung của đề tài xin được tập trung làm sáng rõ lời nhận
xét trên của Ôxip Mơndenten thông qua nhan đề: “Hồ Chí Minh – Nền văn
hóa của tương lai”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hồ Chí Minh là 1 đề tài rộng mở và đã được được nhiều tác giả, nhiều
nhà khoa học đã dày công nghiên cứu. Nhiều công trình đã đạt được những
giá trị to lớn. Tuy nhiên nghiên cứu của các tác giả mở ra phạm vi quá rộng,
hay mỗi tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một lĩnh vực nào đó trong mảng đề
tài về Hồ Chí Minh, do vậy vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ.
Qua tìm hiểu, thống kê, chúng tôi thấy các tác giả, các nhà nghiên cứu
đi trước đã tìm hiểu về vấn đề này theo những khía cạnh sau:
Hướng thứ thất: Trong Tạp chí cộng sản số 17, năm 2005, bài viết
“Khoan dung một giá trị đạo đức trong nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh”
(tr.60 – 64) của Hồ Trọng Hoài, tác giả tập trung làm sáng tỏ về giá trị đạo
đức của tinh thần khoan dung trong lối sống và cách ứng xử của Người, từ
đó toát lên văn hóa riêng của Hồ Chí Minh. Hay trong Tạp chí cộng sản số
823, năm 2011, bài viết của Hoàng Chí Bảo: “Văn hóa Hồ Chí Minh – giá trị
và ý nghĩa” (tr.55 – 60), tác giả cũng tập trung nghiên cứu một cách khái
quát về văn hóa Hồ Chí Minh, ý nghĩa và giá trị của nó trên tất cả các
phương diện.


Hướng thứ 2: Tác giả tập trung nghiên cứu về nhân cách Hồ Chí Minh
thông qua các tác phẩm của giáo sư Hà Minh Đức, đó là nghiên cứu của
Thành Duy, trong bài viết “Suy nghĩ về nhân cách Hồ Chí Minh nhân đọc bộ
3 tác phẩm “Sự nghiệp báo chí và văn học Hồ Chí Minh” của giáo sư Hà
Minh Đức” trong Tạp chí cộng sản số 11, năm 2000 (tr.25 -30).
Hướng thứ 3: Trong Tạp chí Triết học số 5, năm 2011, có bài viết “Cơ

sở lí luận và thực tiễn hình thành quan điểm tôn giáo của Hồ Chí Minh”
(tr.58 – 64) của Lê Bá Trình, tác giả tập trung nghiên cứu mảng đề tài về
quan điểm tôn giáo Hồ Chí Minh qua những cơ sở lí luận và thực tiễn.
Ngoài ra còn có rất nhiều chương trình nghiên cứu khác, cũng đi sâu
tìm hiểu về Hồ Chí Minh trên nhiều khía cạnh khác nhau. Trên cơ sở của
những công trình nghiên cứu trước đó, đề tài: “Hồ Chí Minh – Nền văn hóa
của tương lai” tiếp tục khai thác theo hướng sâu rộng hơn trên tất cả các
phương diện về chủ tịch Hồ Chí Minh, với mong muốn có được những đóng
góp mới mẻ, thiết thực hơn, giúp cho người đọc nói chung và bạn bè thế giới
hiểu hơn về Hồ Chí Minh – một anh hùng giải phóng dân tộc – danh nhân
văn hóa Thế giới.
3. Mục đích nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một đề tài, chúng em xin tập trung làm sáng tỏ
một số nội dung sau:
+ Lời nhận xét của Ôxip Mơndenten về Hồ Chí Minh :"Từ Nguyễn
Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá châu Âu mà có lẽ là
một nền văn hoá của tương lai”. Qua đó khẳng định, nhấn mạnh về vai trò
của Hồ Chí Minh với nền văn hóa Việt Nam và ảnh hưởng của nó với bạn bè
quốc tế.


+ Qua nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn, rút ra những bài
học bổ ích cho sinh viên Đại Học Sư Phạm Hà Nội nói riêng và giới trẻ nói
chung trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012.
- Quy mô: Trong những tác phẩm của Hồ Chí Minh, cùng những tư

tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc, về văn hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, phương pháp duy vật lịch sử.
Ngoài ra, đề tài còn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác như :
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích..
6. Đóng góp khoa học của đề tài
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “Hồ Chí Minh - nền văn
hóa của tương lai” chúng tôi hi vọng sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ, sâu sắc
hơn về tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh.
Từ đó, mỗi chúng ta có cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng cũng như có
cách sống đúng đắn, phù hợp với nền văn hóa - nét đẹp truyền thống của dân
tộc.


7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì
bố cục đề tài bao gồm 3 chương, 8 tiết.


NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI NIỆM VĂN HÓA - DANH NHÂN VĂN HÓA
1.1.

Khái niệm văn hóa

1.1.1. Quan niệm về văn hóa theo một số nhóm định nghĩa trong Văn hóa

học phương Tây hiện đại
Khái niệm văn hóa có ý nghĩa khác nhau với người khác nhau. Theo
cách hiểu thông thường thì văn hóa là cái gì nghiêng về âm nhạc, nghệ thuật
đặc biệt của quá khứ, nhưng trong ngành nhân học, khái niệm này có một ý
nghĩa khác. Định nghĩa đầu tiên về văn hóa được xem là “khoa học”, do
Taylor – một trong những ông tổ của ngành nhân học hiện đại đưa ra. Theo
đó: “ Văn hóa hay văn minh dưới góc độ nhân học, được xem là tổng thể
phức tạp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, các qui tắc đạo đức,
luật lệ, phong tục và bất cứ kĩ năng hay thói quen do con người, với tư cách
là động vật xã hội tạo ra và lĩnh hội thông qua quá trình học”(Edward B.
Taylor, 1871 – Văn hóa nguyên thủy ).
Sau E.B.Taylor, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa từ góc độ tiếp cận đã
cho ra đời những định nghĩa văn hóa riêng, hẹp khác nhau. Con số định
nghĩa văn hóa vì vậy không ngừng gia tăng. Sang thế kỷ XX, đặc biệt từ
giữa thế kỷ XX trở lại đây, do yêu cầu khách quan của xã hội và thời đại,
việc nghiên cứu văn hóa đặc biệt trở nên sôi động. Năm 1952, hai nhà dân
tộc học người Mỹ Kroibơ và Cluchon đã thống kê được 164 định nghĩa mà
các tác giả khác nhau của nhiều nước từng đưa ra từ trước cho tới thời điểm
đó.
Năm 1994, PGS. Phan Ngọc cho biết một nhà dân tộc học Mỹ đã dẫn
ngót 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Cho đến nay các nhà nghiên cứu


ước tính đã có khoảng trên 500 định nghĩa và con số, chắc hẳn không dừng
lại ở đó.
Theo sự phân biệt nhóm định nghĩa văn hóa của nhà xã hội học
Staeroman, trong văn hóa phương Tây hiện đại tồn tại một số nhóm văn hóa
tiêu biểu sau:
Định nghĩa mang tính chất lịch sử, nhấn mạnh vào sự kế thừa các di
sản xã hội: “Văn hóa bao gồm các quá trình kế thừa về kĩ thuật, tư tưởng,

tập quán và giá trị” (B. K. Malinowski ).
Định nghĩa nhấn mạnh vào nếp sống xã hội: “Văn hóa là toàn bộ nếp
sống được xác định bằng môi trường xã hội và thông qua các cá nhân với tư
cách là thành viên của xã hội ấy” (Kơlinebecgiơ).
Định nghĩa nhấn mạnh vào phương thức ứng xử: “Văn hóa là cách
ứng xử mà các thành viên xã hội học được” (F.Merill).
Định nghĩa văn hóa nhấn mạnh vào sự thích ứng của con người với
môi trường: “Văn hóa là nếp sống, là sự thích ứng đặc biệt của con người
với môi trường tự nhiên và các nhu cầu kinh tế” (Đauxơn).
Định nghĩa nhấn mạnh vào cực giá trị: “Trụ côt của văn hóa là giá trị,
giá trị cơ bản của tư tưởng phương Tây hiện đại cũng như cổ đại là tư tưởng
tự do” (A.Weber).
Nhận thấy đặc điểm chung của những quan niệm này là các nhà triết
học và xã hội học phương Tây thường nhấn mạnh vào khía cạnh đặc sắc nào
đó của văn hóa tùy theo góc độ nghiên cứu của họ.
1.1.2. Quan niệm về văn hóa của một số nhà nghiên cứu Việt Nam
Ở Việt Nam ngành khoa học nghiên cứu văn hóa mới hình thành chưa
lâu. Đối với câu hỏi: Văn hóa là gì cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Sau đây
chúng tôi xin trích dẫn một số ý kiến tiêu biểu:


Chủ tịch Hồ Chí Minh – danh nhân văn hóa thế giới đã nhận định:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở
và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những phát minh và sáng tạo đó là
văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” .
Người còn đề cập đến bản chất văn hóa theo nghĩa hẹp hơn, coi văn

hóa là “ một kiến trúc thượng tầng” của xã hội. Theo đó văn hóa là đời sống
tinh thần của xã hội, là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, có
mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội.
Đào Duy Anh quan niệm “Người ta thường cho rằng văn hóa chỉ là
những học thuật, tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hóa có tính
cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy, học thuật, tư tưởng cố
nhiên là ở trong phạm vi của văn hóa, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế,
về chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại
không phải là ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng
qua là chỉ chung tất clả các phương diện sinh hoạt của loài người, cho nên
ta có thể nói rằng văn hóa tức là sinh hoạt”.
Trong từ điển Hán – Việt, Nguyễn Lân viết: “Văn hóa là toàn bộ
những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong quá trình
lịch sử và tiêu biểu cho trình độ mà xã hội đạt được trong từng giai đoạn về
các mặt học vấn, khoa học, kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật, triết học, đạo đức,
sản xuất …”.
Phan Ngọc đưa ra định nghĩa hết sức độc đáo, khác với những định
nghĩa trước đó. Theo ông văn hóa không phải là một thực thể, một vật mà là


một quan hệ: “ Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực
tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một
cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác”.
Từ khảo sát những quan niệm đã có về văn hóa, Nguyễn Từ Chi đã
qui các kiểu nhìn khác nhau về văn hóa vào hai góc độ:
Góc nông gọi là góc nhìn “dân tộc học”, cũng là góc tiếp cận của
nhiều ngành khoa học xã hội.
Góc hẹp là góc thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, còn gọi là góc
“báo chí”.
Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa

và NXB Văn hóa – thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: “Văn
hóa – vô sở bất tại: Văn hóa – không nơi nào không có! Điều này cho thấy
tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn
hóa, nơi nào có con người nơi đó có văn hóa”.
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do NXB Đà Nẵng
và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm
về văn hóa:
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu
đời sống tinh thần.
Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học.
Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn
minh.
Trong thực tiễn nghiên cứu khoa học, có lẽ không có thuật ngữ nào lại
đa nghĩa như văn hóa. Cho đến nay văn hóa vẫn là một khái niệm phức tạp
và khó xác định. Người ta vẫn chưa thể thống nhất với nhau về một định


nghĩa cuối cùng. Mỗi tác giả đều có khách thể tiếp cận riêng đối với khách
thể văn hóa đa dạng, vì vậy đều có định nghĩa cho riêng mình.
1.2.

Khái niệm danh nhân văn hóa
Từ trước đến nay tổ chức UNESCO không có danh hiệu “danh nhân

văn hóa”, theo nghĩa sau:
UNESCO không có tiêu chí cụ thể để công nhận một danh nhân văn
hóa thế giới.
UNESCO không có lễ trao tặng danh hiệu cho một danh nhân văn

hóa.
UNESCO cũng không lưu trữ một danh sách vinh danh các cá nhân
đại diện tiêu biểu cho văn hóa của một dân tộc hoặc có đóng góp quí báu cho
quốc tế.
Ngược lại UNESCO duy trì một danh sách “di sản thế giới” gồm 890
thực thi (tính đến thời điểm hiện tại 9/2009) ở đây. Vì vậy, nếu hiểu khái
niệm “danh nhân văn hóa” như là danh hiệu do UNESCO phong tặng thì
không đúng.
Tuy nhiên, nếu nói UNESCO chưa bao giờ công nhận Hồ Chí Minh là
danh nhân văn hóa cũng không đúng. Năm 1988, khi mà các nước xã hội
chủ nghĩa Đông Âu đang rạn nứt và sụp đổ. Trong năm đó Đại hội
UNESCO họp xét chọn các danh nhân thế giới tròn 100 tuổi để tổ chức kỷ
niệm, Hồ Chí Minh đã được phong tặng danh hiệu “Anh hùng giải phóng
dân tộc – nhà văn hóa kiệt xuất”. Năm 1990, sau khi các nước Xã hội chủ
nghĩa Xô Viết đang đứng trên bờ vực thẳm, UNESCO đã tổ chức kỉ niệm
trọng thể lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, “một vĩ nhân đã để
lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại”. Là danh nhân văn hóa
được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc công nhận,


trong tư tưởng và tâm hồn Hồ Chí Minh rõ ràng phải chứa đựng một tinh
thần sáng tạo văn hóa cao và một tư tưởng nhân văn, đạo đức triệt để.
Một số nhận xét, đánh giá của người Việt và người nước ngoài về
danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh cũng như sự nghiệp văn hóa của Người.
“Từ Nguyễn Ái Quốc toả ra một nền văn hóa, không phải văn hóa
châu Âu mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai ...
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao
thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi như thấy được ngày
mai, như thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái – thế giới bao
la như đại dương”

- Ôxip Mandenxtan, 1923
“Cử chỉ văn hóa thân mật của Người gây ấn tượng là Người có uy tín.
Người có thể trở thành lãnh tụ không phải bằng một cái gì bề ngoài mà
bằng học thức, bằng trí tuệ của con người”.
- Êrich Giohanxon, 1924
“Hồ Chí Minh là một trong các nhân vật lạ lung nhất của thời đại
chúng ta – pha trộn môt chút Giăng – đi, một chút Leenin, hoàn toàn Việt
Nam. Chắc chắn là hơn hẳn bất cứ nhân vật nào của thế kỷ này, Người là sự
hiện thân sinh của cách mạng, của dân tộc Người và của toàn thế giới”.
- Đavit Hambecxtan
“Hồ Chí Minh đã thành công trong việc liên kết nhiều sắc thái văn
hóa vào một nền văn hóa Việt Nam duy nhất. Người làm được việc này nhờ
sự hiểu biết sâu sắc và tôn trọng những đặc điểm văn hóa khác nhau. Người
đã hoàn thành được nhiệm vụ này và trong lời nói, việc làm của người ta có
thể nhìn thấy rõ hình ảnh, tư tưởng của nhà thơ, nhà văn nhà nghệ sĩ dân ca,
những người đem lại nguồn cảm xúc cho nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam.
Cuộc đời của người mang ảnh hưởng của những giá trị và truyền thống dân


tộc, có những đóng góp vào việc tạo nên một nền văn hóa Việt Nam hiện
đại.
Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành huyền thoại ngay khi còn
sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ
không chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là
một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho
những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất
bình đẳng khỏi trái đất”.
Cùng với những lời ca ngợi của các chính khách và các học giả nước
ngoài, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà văn hóa Việt Nam
cũng đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá sâu sắc.

Tại lễ kỷ niệm lần thứ 105 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ
chức tại thủ đô Hà Nội, Tổng bí thư Đỗ Mười đã đọc bài điếu văn quan
trọng, khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh (…) người anh hùng giải phóng
dân tộc và danh nhân văn hóa kiệt xuất, là hiện thân sáng chói của tư tưởng
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tư tưởng độc
lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đổi mới và sáng tạo. Tư tưởng của Người là kết
tinh những giá trị tinh thần, bản sắc văn hóa và truyền thống kiên cường,
bất khuất, nhân nghĩa, thủy chung của dân tộc ta được hun đúc của mấy
nghìn năm lịch sử, kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại và trí tuệ của thời
đại mà đỉnh cao là học thuyết Mác – Lênin được Người vận dụng đúng đắn,
sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước”. (Đỗ Mười)
Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch
Hồ Chí Minh rất coi trọng chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, nhưng
cũng rất coi trọng văn hóa. Văn hóa là sức mạnh cơ bản của mọi dân tộc, của
mỗi con người. Dân tộc Việt Nam đã từng bị đô hộ 1000 năm, nhưng vẫn


tồn tại và phát triển, vì Việt Nam giữ vững được dân tộc ở cơ sở, xóm làng,
giữ được nền văn hóa truyền thống lâu đời.
Ở Bác Hồ, văn hóa là sự kết tinh văn hóa nghìn năm của đất nước
Việt Nam trên cơ sở đổi mới, kết hợp hài hòa tinh hoa của nhân loại, tinh
hoa của Sếch – spia, Vích – to Huy – gô, Lỗ Tấn, …tư tưởng của chủ nghĩa
Mác – Lênin. Bác Hồ là nhà văn hóa kiệt xuất, là sự kết tinh tinh hoa văn
hóa của nhân loại.
- Võ Nguyên Giáp
UNESCO khẳng định “Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại dấu ấn trong quá
trình phát triển của nhân loại. Người đã đóng góp quan trọng về nhiều mặt
trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật và những tư tưởng của
Người là khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc
của mình và tiêu biểu cho sự thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, Người là một danh

nhân văn hóa thế giới, một vĩ nhân mang tư tưởng văn hóa của nhân loại
bao la” (Những người bạn Quốc tế của Bác Hồ - Trích điếu văn của Thủ
tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 200, trang
177) .


Chương 2: HỒ CHÍ MINH - ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC DANH NHÂN VĂN HÓA KIỆT XUẤT
2.1. Hồ Chí Minh là người khởi xướng phong trào đấu tranh chống chủ
nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc bị áp bức thuộc địa giành độc lập tự
do
2.1.1. Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cuộc đời của Chủ tịch HCM là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của
một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ
quốc tế nỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ
quốc, vì nhân dân, vì lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các
dân tộc, vì hòa bình và công lí trên thế giới.
Chủ tịch HCM (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung khi đi học là
Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn


Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở
Kim Liên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại
Hà Nội.
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa
phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống
trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên
thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và
những phong trào đấu tranh chống thực dân, giành độc lập cho đất nước đem
lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

Với tình cảm yêu nước thương dân vô hạn, năm 1911 Người đã rời Tổ
quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.
Từ năm 1921 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở
Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, sống hòa mình với nhân dân lao
động, Người thông cảm sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và
các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Người sớm
nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là
một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới. Người đã
hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc giành tự do, độc lập.
Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp tiếp tục hoạt động trong
phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Năm 1919 với tên là
Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp
gửi tới Hội nghị Vesailles bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt
Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.
Dưới ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận
cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12 năm 1920,
Nguyễn Ái quốc tham dự đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và Người
bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản và trở thành


một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu
nước trở thành người cộng sản, Người khẳng định con đường cách mạng
giải phóng dân tộc trong thời đại mới là con đường của chủ nghĩa Mác –
Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.
Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp,
Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa. Tháng 4 năm 1922, Hội ra
báo “Người cùng khổ” nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Nhiều bài báo của Người đã được
đưa vào tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, xuất bản năm 1925. Đây là
một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh và

cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng.
Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, Người
làm việc trong quốc tế Cộng sản. Tháng 10 năm 1923, tại Hội nghị quốc tế
nông dân lần thứ nhất Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế
Nông dân. Người là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào
Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Người tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần
thứ V, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế
Công hội đỏ. Người kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tưởng của
V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế
Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc là Uỷ viên
thường trực Bộ phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam của
Quốc tế Cộng sản.
Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, (Trung Quốc)
chọn một số thanh niên yêu nước đang sống ở Quảng Châu, trực tiếp mở lớp
huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam. Các bài giảng của Người được tập hợp
in thành cuốn sách “ Đường Kách Mệnh” – một văn kiện lí luận quan trọng
đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam. Năm 1925, Người


thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ra báo “Thanh niên”, tờ báo
cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin về
Việt Nam chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 5 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Matxcova
(Liên Xô), sau đó đi Berlin (Đức), đi Bruxell ( Bỉ) tham dự phiên họp mở
rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và
từ đây về Châu Á.
Từ tháng 7 năm 1928 đến tháng 11 năm 1929, Người hoạt động trong
phong trào vận động Đảng Viêt kiều yêu nước ở Thái Lan, tiếp tục chuẩn bị
cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mùa xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại

Cửu Long gần Hương Cảng, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (Hội nghị của Đảng tháng
10 năm 1930 đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương), đội tiên
phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, lãnh đạo nhân
dân Việt Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Ngay sau khi ra đời,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cao trào cách mạng 1930 – 1931, đỉnh
cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945.
Tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại
Hong Kong. Đây là một thời kỳ sóng gió trong cuộc đời hoạt động Đảng
cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Mùa xuân năm 1933, Người được trả tự
do.
Từ năm 1934 đến năm 1938, Người nghiên cứu tại viện nghiên cứu các vấn
đề dân tộc thuộc địa tại Matxcova. Kiên trì con đường đã xác định cho cách
mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi chỉ đạo phong trào cách mạng trong
nước.


Tháng 10 năm 1938, Người rời Liên Xô về Trung Quốc bắt liên lạc
với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước.
Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Người về nước sau hơn 30 năm xa Tổ
quốc. Bao nhiêu năm thương nhớ đợi chờ khi qua biên giới, Người vô cùng
xúc động.
Tháng 5 năm 1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp
hành Trung Ương Đảng quyết định đường lối cứu nước trong thời kì mới,
thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Tổ chức lực lượng vũ
trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8 năm 1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho mặt
trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam, thuộc hiệp hội quốc tế chống xâm
lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động

chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền
địa phương của Tưởng Giới Thạnh bắt giam trong các nhà lao của tỉnh
Quảng Tây. Trong thời gian 13 tháng bị tù, Người đã viết tập thơ “ Ngục
trung nhật ký” ( Nhật ký trong tù) với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9 năm
1943 Người được trả tự do.
Tháng 9 năm 1944. Người trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12 năm
1944, Người chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân,
tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối với những
thắng lợi của Liên Xô và các nước đồng minh. Tháng 5 năm 1945, Hồ Chí
Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của
Người, Hội Nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết
định tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc
Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.


Tháng 8 năm 1945, Người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính
quyền trong cả nước. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình
lịch sử, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, Người trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt
Nam độc lập.

Ngay sau đó, thực dân Pháp gây chiến tranh âm mưu xâm chiếm Việt
Nam một lần nữa. Trước nạn ngoại xâm Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả
nước đứng lên bảo vệ độc lập tự do của Tổ Quốc với tinh thần: “ Chúng ta
thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ”. Người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước cùng Trung
Ương Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến toàn dân,
toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, từng bước giành thắng lợi.
Đại hội lần thứ II của Đảng tháng 2 năm 1951, Người được bầu làm

Chủ Tịch Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung Ương
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam
chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1945) giải phóng hoàn toàn miền Bắc.


Từ năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo
nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất nước nhà.
Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, họp vào tháng 9 năm
1960, Người khẳng định: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Miền Bắc và đấu tranh hòa bình, thống nhất nước nhà”. Tại Đại hội,
Người được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung Ương Đảng.
Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh bằng không quân đánh
phá miền bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt
qua khó khăn, gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người
nói: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa.
Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song
nhân dân Việt Nam quyết không sợ! không có gì quí hơn độc lập tự do! Đến
ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đoàng hoàng hơn, to
đẹp hơn”.
Từ năm 1965 đến năm 1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp
tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng trong điều
kiện cả nước có chiến tranh, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải
phóng miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước.
Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Trước khi qua đời Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản
Di chúc lịch sử. Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn
Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa
bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự

nghiệp cách mạng thế giới”.Thực hiện Di chúc của Người, toàn dân Việt
Nam đã đoàn kết một lòng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy
bay B52 của đế quốc Mỹ, buộc Chính phủ Mỹ phải kí Hiệp định Pari ngày


27 tháng 1 năm 1973, chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội Mỹ
và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Mùa xuân năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân
Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ
quốc, thực hiện được mong ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, sáng lập Đảng Mác – Lênin ở Việt Nam, sáng lập mặt trận dân tộc
thống nhất Việt Nam, sáng lập lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và
sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam). Người luôn luôn kết hợp chặt chẽ cách mạng Việt Nam,
với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư, vô cùng khiêm tốn giản dị.
Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
(UNESCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà
văn hóa kiệt xuất.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, hội nhập với thế
giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc
ta, mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.1.2. Hồ Chí Minh là người khởi xướng phong trào đấu tranh chống chủ
nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc bị áp bức thuộc địa, giành độc lập tự do
Trong những năm đầu thế kỷ XX, nhân dân ta đã có nhiều cuộc nổi
dậy đấu tranh chống thực dân Pháp với nhiều khuynh hướng chính trị khác



nhau nhưng lần lượt bị thất bại. Suy nghĩ về sự thất bại của các phong trào
này, Hồ Chí Minh đã quyết tâm tìm con đường mới để cứu nước, cứu dân.
Chính vì thế, năm 1911, khi mới 21 tuổi, trên một chuyến tàu buôn Pháp,
Bác Hồ đã ra đi để tìm con đường giải phóng dân tộc.
Từ năm 1911 đến 1917, Người qua nhiều nước châu Á, châu Phi,
châu Âu và châu Mỹ rồi ở lại Pháp tham gia phong trào công nhân, phong
trào xã hội chủ nghĩa, hoạt động trong Việt Kiều. Thắng lợi vang dội của
cách mạng Tháng Mười Nga có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước Pháp, đặc
biệt là đến người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc.

Từ lòng yêu nước cháy bỏng, Người đã đến với phong trào công nhân,
tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (1920) theo đường lối của Quốc tế
III, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động, tìm thấy ở chủ nghĩa Lênin "Cẩm nang thần kỳ" cho cách mạng
giải phóng dân tộc, gắn sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai
cấp, gắn lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế. Sau hơn 3 năm hoạt động ở Pháp
trong phong trào cộng sản và phong trào giải phóng thuộc địa, Nguyễn Ái
Quốc đến Liên Xô quan sát thực tế xã hội mới, nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin, kinh nghiệm cách mạng Tháng Mười, rồi sang Trung Quốc, về gần
đất nước chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính


đảng cách mạng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. Năm 1925,
Người lập ra "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội", tổ chức tiền
thân của Đảng Cộng sản. Ngày 3/2/1930, Người thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam. Chính Người đã lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta - Nhân tố quyết
định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta ngay từ những ngày

đầu, Người đã nói rằng, Đảng là một bộ phận trong nhân dân, nhưng là bộ
phận ưu tú nhất, cách mạng nhất được quần chúng thừa nhận và ủng hộ, do
đó Đảng phải gắn bó với dân, phải dựa vào dân, sức mạnh của Đảng là từ
nhân dân mà ra. Trải qua những năm tháng đấu tranh cách mạng gian khổ,
Người đã giáo dục và rèn luyện Đảng ta thành một Đảng mác xít Lêninnít
chân chính, tiêu biểu cho trí tuệ và phẩm chất đạo đức của giai cấp công
nhân và dân tộc ta. Người không chỉ chăm lo đến sự đoàn kết nhất trí, phát
huy dân chủ trong Đảng, đồng thời chăm lo giữ gìn kỷ luật của Đảng và bản
thân Người luôn là tấm gương sáng để toàn Đảng, toàn dân noi theo.
Tạo dựng một đội ngũ cách mạng - Đảng Cộng sản Việt Nam đủ đức,
đủ tài lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Tháng 8/1945, khi thời cơ đến, Bác Hồ cùng với Trung ương Đảng
quyết định tổng khởi nghĩa và đã giành được thắng lợi nhanh chóng. Thắng


lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa lịch sử to lớn không chỉ
đối với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế sâu sắc. Thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử tiến
hóa của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, kỷ
nguyên của độc lập tự do. Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã chọc thủng
một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở
đầu thời kỳ suy sụp và tan rã không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân
cũ, góp phần cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa thực dân và
giải phóng dân tộc trên thế giới. “ Đồng chí Hồ Chí Minh là người cộng sản
vô cùng anh dũng chống Chủ nghĩa đế quốc, đồng chí đã giương cao ngọn
cờ cách mạng dân tộc dân chủ, lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc
cách mạng lâu dài chống đế quốc Pháp Nhật đã đập tan xiềng xích thực dân
gần 100 năm, lật nhào ách thống trị quân chủ hàng nghìn năm, thành lập
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do nhân dân lao động làm chủ. Đó là
nước thuộc địa đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á do chính Đảng của giai cấp

vô sản lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền và lập nên
một nước độc lập dân tộc. Vì vậy, thắng lợi ấy có ý nghĩa quốc tế lớn lao”.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Người lại cùng toàn Đảng, toàn dân đưa
hai cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ chống Pháp và chống Mỹ vượt qua
mọi khó khăn thử thách đưa đến thắng lợi hoàn toàn.
Hồ Chí Minh là ngọn cờ đoàn kết mọi lực lượng, là người lãnh tụ sáng suốt,
là linh hồn của hai cuộc kháng chiến, là niềm tin sắt đá của nhân dân, là tấm
gương tiêu biểu cho phẩm chất của người cộng sản, giàu sang không thể
quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục, Hồ
Chí Minh yêu quý dân tộc mình và quý trọng các dân tộc khác trên thế giới.
Người coi trọng việc xây dựng tình đoàn kết hữu nghị với các nước bè bạn


khắp năm châu, luôn luôn giáo dục nhân dân ta quán triệt quan điểm "giúp
bạn là tự giúp mình". Ước mong của Người là: tất cả các dân tộc trên thế
giới đều bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do. Người kiên quyết lên án tệ phân biệt chủng tộc, lên án những
hành động dã man chà đạp quyền con người, ủng hộ cuộc đấu tranh của các
dân tộc trên thế giới vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Không chỉ là người khởi xướng phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân, giải phóng dân tộc bị áp bức thuộc địa, giành độc lập tự do cho đất
nước. Người còn luôn ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân các nước trên thế giới, là nguồn cổ vũ và là động lực thúc đẩy nhân
dân các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.
2.2. Hồ Chí Minh là người sớm nhận thức được vai trò, sức mạnh của
văn hóa, sớm đưa văn hóa vào sự phát triển của đất nước
Hồ Chí Minh không chỉ là “biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả
một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân
tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”, mà Người còn

có “sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo
dục và nghệ thuật” .Người là “kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn
năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của
những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của
mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề về văn hóa luôn có một vị trí quan
trọng. Những quan điểm của Người về văn hoá là kim chỉ nam để Đảng ta
hoạch định chính sách, sách lược phát triển văn hoá qua các giai đoạn xây
dựng đất nước. Những quan điểm và hoạt động văn hoá của Người đã góp
phần vào sự tiến bộ và phát triển nền văn minh của nhân loại. Công lao to


×