ĐỀ CƯƠNG ÔN THI
Môn thi: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Câu 1: Nghiên cứu khoa học là gì? Phân tích 1 ví dụ cụ thể.
NCKH là 1 hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên
những số liệu, tài liệu, kiến thức… đạt đc từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra
phương pháp và phương tiện kĩ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.
Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu
và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi
trên ghế nhà trường.
Ví dụ:
Nghiên cứu ĐDSH của ốc cạn (Land snails) ở một số khu vực huyện Chợ Đồn
tỉnh Bắc Cạn.
Câu 2: Đề tài nghiên cứu khoa học là gì? Phân tích 1 vd cụ thể.
Đề tài là 1 hình thức tổ chức NCKH do 1 ng hoặc 1 nhóm ng thực hiện.
Đề tài đc thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, tính hàn lâm và
chưa tính đến hiệu quả kinh tế, có thể chưa để ý dến việc ứng dụng trong hoạt động
thực tế.
Ví dụ:
Đề tài: “Nghiên cứu khả năng hấp thụ kim loại nặng của cây Bèo tây trong
nước”.
Câu 3: Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu là gì? Xác định đối tượng
và phạm vi nghiên cứu cho 1 đề tài nghiên cứu cụ thể?
Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm
õ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu đc khảo sát trong phạm vi nhất định
về mặt tgian, k gian và lĩnh vự nghiên cứu.
Ví dụ:
Đề tài “Nghiên cứu ĐDSH của ốc cạn (Land snails) ở 1 số khu vực huyện Chợ
Đồn tỉnh Bắc Cạn”.
Đối tương nghiên cứu: các loài ốc cạn (Land snails) thuộc lớp Thân mềm
chân bụng (Gastropoda), ngành ĐV Thân mềm (Mollusca).
Phạm vi nghiên cứu: 1 số khu vực huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn.
-
Câu 4: Thế nào là mục đích nghiên cứu? Xác định mục đích nghiên cứu cho 1
đề tài cụ thể?
Khi viết đề cương nghiên cứu, 1 điều rất quan trọng là làm sao thể hiện đc mục
tiêu và mục đích nghiên cứu mà ko có sự trùng lấp lẫn nhau.
Mục đích:
Là hướng đến 1 điều gì hay 1 công việc nào đó trong nghiên cứu mà ng
nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có
thể đo lường hay định lượng.
Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó đc đưa ra
trong nghiên cứu.
Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?” hoặc “để phục vụ cho điều
gì?” và mang ý nghĩa thực tiến của nghiên cứu nhắm đến đối tượng phục vụ
sản xuất, nghiên cứu.
•
•
•
Ví dụ:
Đề tài: “Nghiên cứu ĐDSH của ốc cạn (Land snails) ở 1 số khu vực huyện CHợ
Đồn, tỉnh Bắc Cạn”.
Mục đích: để quản lý, bảo tồn tài nguyên sinh học ốc cạn ở huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Cạn.
Câu 5: Phương pháp NCKH là gì? Phân biệt luận đề, luận chứng, luận cứ. Xác
định luận đề, luận chứng, luận cứ cho 1 đề tài nghiên cứu cụ thể.
•
Phương pháp NCKH: là quá trình nhận thức hay tư duy của con ng bắt
đầu từ những tri giác hay bằng những quan sát sự vật hiện thực tác động
vào giác quan.
Phân biệt luận đề, luận chứng, luận cứ:
Luận đề: trả lời cho câu hỏi “cần chứng minh điều gì trong nghiên cứu”.
Luận đề là 1 “phán đoán” hay 1 “giả thuyết” cần đc chứng minh.
Luận chứng: để chứng minh 1 luận đề, nhà NCKH phải đưa ra phương pháp
để xác định mối liên hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề.
Luận chứng trả lời cho câu hỏi “chứng minh bằng cách nào?”.
Trong NCKH để chứng minh cho 1 luận đề, 1 giả thuyết hay sự tiên đoán thì
nhà nghiên cứu sử dụng luận chứng, chẳng hạn kết hợp các phép suy luận,
giữa suy luận suy diễn, suy luận quy nạp và loại suy. 1 cách sử dụng luận
chứng khác, đó là phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin làm luận cứ KH,
thu thập số liệu thống kê trong thực nghiệm hay trong các loại nghiên cứu điều
tra.
Luận cứ: để chứng minh 1 luận đề thì nhà KH cần đưa ra các bằng chứng
hay luận cứ KH. Luận cứ bao gồm thu thập các thông tin, tài liệu tham khảo;
quan sát và thực nghiệm.
Luận cứ trả lời cho câu hỏi “chứng minh bằng cái gì?”.
Các nhà KH sử dụng luận cứ làm cơ sở để chứng minh 1 luận đề. Có 2 luận
cứ đc sử dụng trong NCKH là:
•
Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý,
định luật, quy luật đã đc KH chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ
lý thuyết cũng đc xem là cơ sở li luận.
•
Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí
nghiệm.
•
-
-
Ví dụ:
Đề tài: “Tìm hiểu ảnh hưởng của phân N đến năng suất lúa Hè thu trồng
trên đất phù sa ven sông ở đồng bằng Sông Cửu Long”.
-
Luận đề: Lúa đc bón quá nhiều phân N sẽ bị đổ ngã.
Luận chứng:
Luận cứ:
Câu 6: Phương pháp khoa học là gì? Nêu nội dung của các bước cơ bản trong
PPKH?
Phương pháp KH: là hoạt động phát hiện vấn đề và đưa ra cách thức để giải quyết
vấn đề ấy bằng những luận chứng, luận cứ, cơ sở khoa học…
Là 1 bộ các kỹ thuật nhằm nghiên cứu các hiện tượng, mục đích là để thu đc kiến
thức mới, hoặc chỉnh sửa và gắn kết với các kiến thức trước.
PPKH thường có những bước chung như: Quan sát sự vật hay hiện tượng, đặt vấn
đề và lập giả thuyết, thu thập số liệu và dựa trên số liệu để rút ra kết luận. Tuy
nhiên, vẫn có sự khác nhau về quá trình thu thập số liệu, xử lý và phân tích số liệu.
Những ngành KH khác nhau cũng có những PPKH khác nhau:
-
Ngành KH tự nhiên như vật lý, hóa học.. sử dụng PPKH thực nghiệm, như
tiến hành bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu, để giải thích và kết luận..
Ngành KHXH như nhân chủng học, kinh tế, lịch sử ..sử dụng PPKH thu thập
thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay điều tra.
Nội dung của các bước cơ bản trong PPKH:
Bước 1: Quan sát sự vật, hiện tượng: đây là quá trình giúp cho ý tưởng phát
sinh, là cơ sở hình thành câu hỏi và đặt ra giả thuyết để nghiên cứu
Người thực hiện NCKH sẽ quan sát các sự vật, hiện tượng từ thực tế, sách báo,
các đề tài nghiên cứu trước đó về vấn đề mà họ quan tâm. Từ đó tìm ra những chỗ
mà ng khác chưa nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhưng chưa có kết quả và đưa ra
quyết định sẽ tiến hành nghiên cứu những vấn đề đó.
Bước 2: Phát hiện và đặt vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu là câu hỏi đc đặt ra khi ng nghiên cứu đứng trước những mâu
thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức hiện có với các yêu cầu phát triển tri thức đó
ở trình độ cao hơn.
Bước 3: Đặt giả thuyết hay sự tiên đoán
Người nghiên cứu sẽ căn cứ vào tài liệu, sự hiểu biết của mình và đưa ra các giả
thuyết mà họ nghĩ sẽ xảy ra đối với vấn đề mà họ nghiên cứu.
Khi xây dựng giả thuyết, cần nắm vững các nguyên tắc nhận dạng chuẩn xác
loại hình nghiên cứu, tìm mối liên hệ giữa giả thuyết với vấn đề KH.
Bước 4: Xây dựng luận chứng
Nội dung cơ bản của xây dựng luận chứng là dự kiến kế hoạch thu thập và xử lý
thông tin, lên phương án chọn mẫu khảo sát; dự kiến tiến độ, phương tiện và
phương pháp quan sát hoặc thực nghiệm.
Bước 5: Xử lý thông tin, phân tích
Kết quả thu thập thông tin từ công việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê,
quan sát hoặc thực nghiệm tồn tại dưới 2 dạng: định tính và định lượng (các số
liệu).
Các sự kiện và số liệu cần đc xử lý để xây dựng các luận cứ, làm bộc lộ các quy
luật, phục vụ việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết.
Bước 6:Tổng hợp kết quả, kết luận, khuyến nghị.
Câu 7: “Vấn đề” NCKH là gì? Phân biệt các loại “vấn đề” NCKH. Lấy vd cụ
thể.
Vấn đề NCKH: là việc phát hiện ra những lổ hỗng mới trên việc đặt ra những câu
hỏi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Bản chất của quan sát thường đặt ra những câu hỏi, từ đó đặt ra “vấn đề” nghiên
cứu cho các nhà KH và những ng nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra phải đơn giản, cụ thể,
rõ ràng (xác định giới hạn, phạm vi nghiên cứu) và làm sao có thể thực hiện thí
nghiệm để kiểm chứng, trả lời.
Cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như: Làm thế nào? Bao nhiêu? Xảy ra ở đâu?
Khi nào? Ai? Tại sao? Cái gì?... Đặt câu hỏi hay đặt “vấn đề” nghiên cứu là cơ sở
giúp nhà KH chọn chủ đề nghiên cứu thích hợp.
Phân biệt các loại “vấn đề” NCKH:
Vấn đề nghiên cứu đc thể hiện trong 3 loại câu hỏi như sau:
-
Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm:là những câu hỏi có liên quan tới các sự kiện
đã xảy ra hoặc sự kiện đã xảy ra hoặc các quá trình có mối quan hệ nhân – quả
về thế giới của chúng ta
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải tiến hành quan sát hoặc làm thí
nghiệm, hỏi các chuyên gia hay nhờ nhờ ng có chuyên môn giúp đỡ.
Câu hỏi có thể đc trả lời từ các NCKH nhưng phải hết sức cẩn thận nếu
chúng ta k đủ cơ sở và hiểu biết để trả lời câu hỏi này. Tất cả các kết luận phải
dựa trên độ tin cậy của số liệu thu thập trong quan sát và thí nghiệm.
Ví dụ: Cây lúa cần bao nhiêu phân N để phát triển tốt? => làm thí nghiệm,
kiểm chứng.
Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức: có thể trả lời bằng những nhận
thức 1 cách logic hoặc chỉ là những suy nghĩ đơn giản cũng đủ để trả lời mà k
cần tiến hành thực nghiệm hay quan sát.
-
Suy nghĩ đơn giản ở đây đc hiểu là có sự phân tích nhận thức và lí lẽ hay lí do,
nghĩa là sử dụng các nguyên tắc, quy luật, pháp lý trong XH và những cơ sở KH
có trước.
Ví dụ: Tại sao cây trồng cần ánh sáng?
Câu hỏi thuộc loại đánh giá: là câu hỏi thể hiện giá trị và tiêu chuẩn. Câu hỏi
này có liên quan tới việc đánh giá các giá trị về đạo đức hoặc giá trị thẩm mỹ.
-
Để trả lời các câu hỏi loại này, cần hiểu biết nét đặc trưng giữa giá trị thực chất
và giá trị sử dụng.
•
•
Giá trị thực chất là giá trị hiện hữa riêng của sự vật mà k lệ thuộc vào cách
sử dụng.
Giá trị sử dụng là sự vật chỉ có giá trị khi nó đáp úng đc nhu cầu sử dụng
và nó bị đánh giá k còn giá trị khi nó k còn đáp ứng đc nhu cầu sử dụng
nữa.
Ví dụ: Thế nào là hạt gạo có chất lượng cao?
Câu 8: Trình bày các bước phát hiện “vấn đề” KH.Nêu vd
Các vấn đề NCKH thường được hình thành trong các tình huống sau :
-
Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu NC giúp cho các nhà khoa
học phát hiện hoặc nhận ra các “vấn đề” và đặt ra các câu hỏi cần nghiên
cứu ( phát triển “vấn đề” rộng hơn để nghiên cứu). Đôi khi người NC thấy 1
điều gì đó chưa rõ trong những NC trước và muốn chứng minh lại. Đây là
tình huống quan trọng nhất để xác định “ vấn đề NC”.
-
-
-
-
-
Trong các hội nghị, chuyên đề báo cáo khoa học, kĩ thuật,… đôi khi có
những bất đồng, tranh cãi và tranh luận khoa học đã giúp cho các nhà KH
nhận thấy dc những mặt yếu, hạn chế của “vấn đề” tranh cãi và từ đó người
NC nhận định, ptich lại và chọn lọc rút ra “vấn đề” cần nghiên cứu.
Trong mqh giữa con ng vs con ng, cong ng vs tự nhiên, qua hoạt động thực
tế lđsx, yêu cầu kĩ thuật, mqh trong xã hội, cư xử,… làm cho con ng không
ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn nhằm phục vụ cho nhu
cầu đs của con ng trong xh. Những hđ thực tế này đã đặt ra cho ng nghiên
cứu các câu hỏi hay ng NC phát hiện ra các “vấn đề” cần NC.
“Vấn đề” NC cũng đc hình thành qua những thong tin bức xúc lời nói phàn
nàn nghe đc qua các cuộc nói chuyện từ những ng xung quanh mà chưa giải
thích, giải quyết đc “vấn đề” nào đó.
Các “vấn đề” hay các câu hỏi NC chợt xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà
hoa học, các nhà NC qua tình cờ quan sát các hiện tượng của tự nhiên. Các
hoạt động xảy ra trong xã hội hành ngày.
Tính tò mò của các nàh KH về điều gì đó cũng đã đặt ra các câu hỏi hay
“vấn đề” NC.
Câu 9: “Giả thuyết” KH là gì? Nêu các đặc tính của “giả thuyết” KH.Cho vd về
giả thuyết KH của đề tài cụ thể.
Giả thuyết khoa học: là 1 nhận định sơ bộ , kết luận giá trị về bản chất sự vật do
người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ
Giả thuyết là câu trả lời ướm thử hoặc là sự tiên đoán để trả lời cho câu hỏi hay
vấn đề nghiên cứu. Nó không phải là sự quan sát, mô tả hiện tượng, sự vật, mà phải
đc kiểm chứng bằng các cơ sở lí luận hoặc thực nghiệm
+) Các đặc tính của giả thuyết KH:
_ Giả thuyết phải theo 1 nguyên lý chung và không thay đổi trong suốt quá trình
nghiên cứu.
_ Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết.
_ Giả thuyết càng đơn giản càng tốt
_ Giả thuyết có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi
Ví dụ : Nghiên cứu đa dạng sinh học của ốc cạn ở một số khu vực huyện Chợ Đồn
tỉnh Bắc Kạn
-Giả thuyết là : Nếu ốc cạn có khả năng tích tụ kim loại nặng vậy thì có thể sử
dụng ốc cạn để đánh giá khả năng tích tụ kim loại nặng trong đất
Câu 10: Nêu cách đặt “giả thuyết” KH? Hãy đặt “giả thuyết” KH cho 1 đề tài
nghiên cứu cụ thể?
Cách đặt giả thuyết khoa học:
Căn cứ đặt giả thuyết : Tất các các thông tin liên quan đến vẫn đề nghiên cứu
Điều quan trọng trong cách đặt giả thuyết là phải đặt như thế nào để có thể thực
hiện thí nghiệm kiểm chứng đúng hay sai giả thuyết đó.
Các vấn đề cần chú ý:
+ Giả thuyết này có thể tiến hành thực nghiệm được không?
+ Các biến hay yếu tố nào cần được nghiên cứu?
+ Phương pháp thí nghiệm nào được sử dụng trong nghiên cứu?
+ Các chỉ tiêu nào cần được đo đạc trong suốt thí nghiệm?
+ Phương pháp xử lý số liệu nào mà người nghiên cứu dùng để bác bỏ hay chấp
nhận giả thuyết?
Đặc điểm của giả thuyết khoa học hợp lý
+ Giả thuyết đặt ra phải phù hợp và dự trên quan sát hoặc cơ sở lý thuyết hiện tại.
+ Giả thuyết đặt ra có thể làm sự tiên đoán để thể hiện khả năng đúng hay sai.
+ Giả thuyết đặt ra có thể làm thí nghiệm để thu thập số liệu , để kiểm chứng hay
chứng minh giả thuyết.
Ví dụ:
Đề tài : “ nghiên cứu cơ sở khoa học sử dụng ốc cạn chỉ thị ô nhiễm asen trong đất
“ với giả thuyết là “ hàm lượng asen trong đất tỷ lệ nghịch với chỉ số đa dạng sinh
học của ốc cạn “ , giả thuyết này có thể
-
Tiến hành thực nghiệm đươc.
Hàn lượng asen trong đất và chỉ số đa dạng sinh học ốc cạn được nghiên
cứu.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thực địa, lấy mẫu đất và mẫu ốc cạn
phân tích.
Câu 11: Nội dung nghiên cứu là gì? Xác định nội dung nghiên cứu cho 1 đề tài
cụ thể?
Nội dung nghiên cứu: là việc cần phải làm , phải thực hiện , phải giải quyết để
thực hiện được các mục tiêu đặt ra.
Liệt kê và mô tả những nội dung cần nghiên cứu : hệ thống hóa và chỉ rõ những
nội dung kế thừa những kết quả đã có , nêu bật được những nội dung mới , những
nội dung quan trọng nhất để đạt được mục tiêu đặt ra
Ví du : Nghiên cứu đa dạng sinh học của ốc cạn ở một số khu vực huyện Chợ Đồn
tỉnh Bắc Kạn
Nội dung:
+ Nghiên cứu cấu trúc thành phần loài ốc cạn
+ Nghiên cứu đặc điểm phân bố của ốc cạn
_ Phân bố theo khu vực hành chính
_ Phân bố theo thảm thực vật
_ Phân bố theo độ cao ( chân núi, lưng núi, đỉnh núi,…)
_ Phân bố theo chất nền ( đất núi, đất đá, đất canh tác,…)
Câu 12: Trình bày các loại biến trong thí nghiệm? Xác định các biến trong 1 đề
tài nghiên cứu cụ thể?
Trong nghiên cứu thực nghiệm, có 2 loại biến thường gặp trong thí nghiệm , đó là
biến độc lập và biến phụ thuộc
Biến độc lập ( còn gọi là biến nghiệm thức ) : là các yếu tố, điều kiện khi bị
thay đổi trên đối tượng nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm . Hay kết
quả số liệu của biến phụ thuộc thu thập được thay đổi theo biến độc lập.
Biến phụ thuộc ( Còn gọi là chỉ tiêu thu thập ) : là những chỉ tiêu đo đạc và bị
ảnh hưởng trong suốt quá trình thí nghiệm , hay có thể nói kết quả đo đạc phụ
thuộc vào sự thay đổi của biến độc lập
Thí dụ: Xác định các biến trong 1 đề tài nghiên cứu cụ thể
Đề tài : “ Ảnh hưởng của liều lượng phân N trên năng suất lúa hè Thu “ có các
biến như sau
+ Biến độc lập : liều lượng phân N bón cho lúa khác nhau. Các nghiệm thức trong
thí nghiệm có thể là 0,20,40,60 và 80 kgN/ha . Trong đó nghiệm thức “ đối chứng”
không bón phân N
+ Biến phụ thuộc : có thể là số bông/m2, hạt chắc / bông, trọng lượng hạt và năng
suất hạt (t/ha)
Câu 13: Trình bày các phương pháp lấy mẫu trong NCKH? Nêu vd về phương
pháp lấy mẫu trong 1 đề tài nghiên cứu cụ thể.
Có 2 phương pháp lẫy mẫu:
1.
-
-
2.
Lấy mẫu ko xác suất (ko chú ý tới độ đồng đều)
Lấy mẫu xác suất (đề cập tới độ đồng đều)
Chọn mẫu không có xác suất
Khái niệm: Phương pháp chọn mẫu ko xác suất là cách lấy mẫu trong đó các
cá thể của mẫu được chọn ko ngẫu nhiên hay ko có xác suất lựa chọn giống
nhau.
Đặc điểm:
Thường có độ tin cậy thấp
Mức độ chính xác của cách chọn mẫu ko xác suất tùy thuộc vào sự
phán đoán, cách nhìn, kinh nghiệm của người nghiên cứu, sự may
mắn hoặc dễ dàng
Không có cơ sở thống kê trong việc chọn mẫu.
Ví dụ:
Chọn mẫu xác suất
Vấn đề cơ bản của việc chọn mẫu XS là cách lấy mẫu trong đó việc chọn
các cá thể của mẫu sao cho mỗi cá thể có cơ hội lựa chọn như nhau. Nếu như
có 1 số cá thể có cơ hội xuất hiện nhiều hơn thì sự lựa chọn ko pải là ngẫu
nhiên. Để tối ưu hóa độ chính xác , người nghiên cứu thường sử dụng
phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên
Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random)
Cách đơn giản nhất của việc chọn lựa các cá thể của mẫu trong cách
chọn mẫu ngẫu nhiên là sử dụng xác suất. Việc chọn n các cá thể từ 1 quần
thể sao cho các cá thể có cơ hội bằng nhau
Chọn mẫu phân lớp (stratified samples)
Chọn mẫu phân lớp được thực hiện khi quần thể mục tiêu được chia
thành các nhóm hay phân lớp. Trong phương pháp lẫy mẫu phân lớp, tổng
quần thể (N) đầu tiên được chia ra thành (L) lớp của các quần thể phụ N1,
N2, N3... NL
Cách chọn mẫu trong mỗi lớp: tìm hiểu thêm tring tài liệu...
Chọn mẫu hệ thống (systematic samples)
Đôi khi cách chọn đơn vị mẫu ngẫu nhiên không tốt hơn cách chọn
mẫu hệ thống. Trong chọn mẫu hệ thống, cỡ mẫu n được chọn (có phương
pháp tính xác suất tương tự) từ 1 quần thể N. Cách lấy mẫu hệ thống là
khung mẫu giống như là 1 “hàng” của các đơn vị mẫu, và mẫu như là 1
chuỗi liên tiếp của các điểm số có khoảng cách bằng nhau theo hàng dọc.
Chọn mẫu chỉ tiêu (quota samples)
Trong cách chọn mẫu chỉ tiêu, quần thể nghiên cứu được phân nhóm
hoặc phân lớp như cách chọn mẫu phân lớp. Các đối tượng nghiên cứu tỏng
mỗi nhóm được lấy từ mẫu theo tỉ lệ đã biết và sau đó tiến hành phương
pháp chọn mẫu ko xác suất. Để thiết lập mẫu chỉ tiêu thì người nghiên cứu
cần phải biết ít nhất các số liệu, thông tin trong quần thể mục tiêu để phân
chia các chỉ tiêu muốn kiểm soát.
Chọn mẫu không gian (spatial sampling)
Người nghiên cứu có thể sử dụng cách lấy mẫu này khi sự vật, hiện tượng
được quan sát có sự phân bố theo ko gian (các đối tượng khảo sát trong
khung mẫu có vị trí ko gian 2 hoặc 3 chiều).
VD: lấy mẫu nước ở sông, đất ở sườn đồi hoặc kkhi trong phòng. Cách chọn
mẫu như vậy thường gặp trong các nghiên cứu sinh học, địa chất, địa lý.
-
-
-
-
-
Thí dụ: 1 trường học có 1000 SV. Người nghiên cứu muốn chọn ra 100 sv
để nghiên cứu về tình trạng sức khỏe trong số 1000 SV. Theo cách chọn
mẫu đơn giản thì chỉ cần viết tên 1000 sv vào mẫu giấy nhỏ, sau đó bỏ tất cả
vào trong 1 cái thùng và rồi rút ngẫu nhiên ra 100 mẫu giấy. Như vậy, mỗi
sv có cơ hội lựa chọn như nhau và xác suất chọn ngẫu nhiên 1 sv dễ dàng
được tính
Ví dụ trên ta có quần thể N=1000 SV, và cỡ mẫu n=100sv. Như vậy, sinh
viên của trường đc chọn trong cách lấy mẫu ngẫu nhiên sẽ có xác suất là:
hay
Câu 14: Trình bày phương pháp xác định cỡ mẫu trong NCKH? Hãy xác định
cỡ mẫu trong 1 đề tài nghiên cứu cụ thể
Khái niệm: cỡ mẫu là số lượng mẫu vừa đủ được sử dụng, thu thập, điều tra trong
nghiên cứu đảm bảo đạt được mức độ tin cậy mong muốn.
Mục đích: giảm đi công lao động và chi phí làm thí nghiệm và điều quan trọng là
chọn cỡ mẫu như thế nào mà k làm mất đi các đặc tính của mẫu và độ tin cậy của
số liệu đại diện cho quần thể
Phương pháp xác định cỡ mẫu:
Việc xác định cỡ mẫu là 1 cách lấy thống kê theo độ ý nghĩa, nhưng đôi khi quá
trình này cũng được bỏ qua và người nghiên cứu chỉ lấy cỡ mẫu có tỷ lệ ấn định
(như cỡ mẫu 10% của quần thể mẫu)
Trước khi xác định cỡ mẫu, phải thừa nhận mẫu cần xác định mẫu được xác định
từ quần thể có sự phân phối bình thường. Để xác định cỡ mẫu tối thiểu cần cần
phải đánh giá trung bình quần thể . Khi chúng ta thu thập số liệu từ mẫu và tính
trung bình mẫu. Trung bình mẫu này khác với trung bình quần thể µ. Sự khác nhau
giữa mẫu và quần thể được xem là sai số. Sai số biên d thể hiện sự khác nhau giữa
trung bình mẫu quan sát và giá trị trung bình của quần thể µ được tính như sau:
d = Zα/2 * (σ)/
trong đó:
d : sai số biên mong muốn
Zα/2 : giá trị ngưỡng của phân bố chuẩn
n : cỡ mẫu
σ : độ lệch chuẩn quần thể
Sau đó chúng ta tính cỡ mẫu cần thiết dựa trên khoảng tin cậy và sai số biên.
Cỡ mẫu được tính chuyển đổi qua công thức trên là:
n = [ Zα/2 * (σ)/ ]
Để tính được n thì phải biết σ xác định khoảng tin cậy 1- α và giá trị trung bình µ
trong khoảng d. Giá trị Zα/2 được tính trong bảng sau:
1-α
Zα/2
Ví dụ cụ thể :
0.80
1.28
0.85
1.44
0.90
1.645
0.95
1.96
0.99
20.85
1 người muốn nghiên cứu đánh giá hàm lượng trung bình của phosphorus trong 1
ao hồ. 1 nghiên cứu trong nhiều năm trc có σ = 1.5 g/l. Bao nhiêu mẫu nước sẽ
được lấy để đo hàm lượng mẫu chính xác mà 95% mẫu có sai số không vượt quá
0.1g.
Áp dụng công thức : n = [ Zα/2 * (σ)/ ]
Thay số ta có
n = 9.3 10 mẫu nước
Như vậy người nghiên cứu chỉ cần lấy 10 mẫu nước để phân tích hàm lượng trung
bình của phosphorus trong ao hồ.
Câu 15: Trình bày các phương pháp phỏng vấn – trả lời trong NCKH? (khái
niệm, các kiểu phỏng vấn, cách sắp xếp. chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn). Hãy áp
dụng các phương pháp phỏng vấn trong 1 đề tài NC cụ thể
Khái niệm:
Phỏng vấn là 1 loạt các câu hỏi mà người nghiên cứu đưa ra để phỏng vấn người
trả lời. Phỏng vấn có thể được tổ chức có cấu trúc ( người nghiên cứu hỏi các câu
hỏi được xác định rõ ràng ) và phỏng vấn ko theo cấu trúc (người nghiên cứu cho
phép 1 số câu hỏi của họ được trả lời hay dẫn dắt theo ý muốn của người trả lời)
Các kiểu phỏng vấn:
•
Phỏng vấn cá nhân
Đây là pp trao đổi thông tin giữa người trả lời phỏng vấn và người phỏng vấn.
•
Phỏng vấn nhóm:
Là việc thảo luận trong nhóm xã hội hiện tại như nhóm xã hội, nhóm gia đình…
Phỏng vấn đạt hiệu quả khi ng NC cần thu thập các thông tin về : đời sống, công
việc, vui chơi giải trí, thông tin phổ biến về sử dụng, đánh giá và các phương tiện
có liên quan đến kết quả hay sản phẩm.
Phỏng vấn ko đề cập đến sự khác nhau, chủ đề tranh chấp và các câu hỏi nhạy
cảm, dễ xúc phạm
Hạn chế: Trong 1 nhóm lớn thì 1 số các thành viên nói hết thời gian và những
thành viên khác sẽ bị hạn chế nói hơn.
•
Phỏng vấn nhóm trung tâm:
Đây là cuộc phỏng vấn nhóm bình thường, được sử dụng để đưa ra nền tảng, lý lẽ
về sự phát triển kết quả hay sản phẩm mới, thường có từ 5-10 người tham gia.
Tiến trình phỏng vấn nhóm trung tâm có định hướng mạnh mẽ về mục đích mà có
thể chuẩn bị trc tài liệu, vật liệu cho công việc được thuận lợi.
Nhóm trung tâm giống như các clb họp mặt thường ngày, có chương trình làm
việc, thư ký và người hướng dẫn thảo luận để động viên kích thích người tham gia
cho ý kiến của họ
Cuộc thảo luận sẽ đc ng nghiên cứu tóm tắt sau đó có thể được thảo luận bởi ng
tham dự chính được chọn hoặc nhóm trung tâm mới.
Sắp xếp, chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn ngoài thực tế:
-
Cách bố trí cuộc phỏng vấn:
Mục đích: tạo đk thuận lợi cho nghiên cứu
Nên chọn 1 nơi quen thuộc vs ng trả lời phỏng vấn: tại nhà, phòng họp, quán cafe,
nơi yên tĩnh để trò chuyện cách thoải mái ko bị quấy rầy, ko hấp tấp,vội vã.
Cách ăn mặc cư xử, hành động của ng phỏng vấn cũng có ảnh hưởng đến người
trả lời phỏng vấn.
-
Tài liệu, đồ vật hình ảnh để minh họa
Việc trả lời có thể dễ dàng và đầy đủ hơn nếu có sản phẩm sẵn có và hiện đang đc
sử dụng ngoài thực tế.
Nếu ko có sản phẩm chứng minh thì có thể đưa ra sản phẩm khác hoặc bắt trc sản
phẩm qua tài liệu tranh ảnh, đồ vật…..minh họa.
-
Điều này giúp cho ng trả lời hình dung xác định rõ, chính xác và dễ dàng trả
lời
Chương trình làm việc:
Câu hỏi đầu tiên đưa ra là phải diễn đạt trong thuật ngữ chung. Câu hỏi “kết thức
mở” và thường kích thích ng trả lời để giải thích và mở rộng câu trả lời của họ.
•
•
•
Người phỏng vấn không bao giờ tiết lộ ý kiến riêng của mình,ko đc ngắt
lời.
Người phỏng vấn phải dẫn dắt ng trả lời đến vấn đề.
Người nghiên cứu phải tìm cách kích thích và gợi ý tích cực tới ng trả lời
hướng vào mục tiêu câu hỏi và gợi ý, gây cảm hứng cho họ bằng 1 số câu
hỏi ví dụ như : anh có thể kể cho tôi nghe về điều đó ko? Tại sao a nghĩ điều
đó xảy ra ?....
1 kiểu gây cảm hứng khác là khi ng trả lời nói cường điệu, phóng đại mà ng
nghiên cứu còn nghi ngờ trong tình huống đó nên hỏi: anh muốn nói về điều đó…
phải ko?....
Ví dụ:
Câu 16: Trình bày các phương pháp sử dụng bảng hỏi – câu trả lời bằng viết
trong NCKH? (khái niệm, cách thiết kế câu hỏi); Hãy áp dụng các phương pháp
bảng hỏi – câu trả lời bằng viết trong 1 nghiên cứu cụ thể?
Bảng câu hỏi : là một loạt các câu hỏi được viết hay thiết kế bởi người nghiên
cứu để gửi cho người trả lời phỏng vấn trả lời và gửi lại bảng trả lời câu hỏi qua
thư bưu điện cho người nghiên cứu.
- Để thu thập các thông tin chính xác qua phương pháp này, cần nêu ra các
câu hỏi và suy nghĩ chính xác về vấn đề muốn nghiên cứu trước khi hoàn
thành thiết kế bảng câu hỏi. Thường thì người nghiên cứu có các giả thuyết
định lượng với các biến số.
Chú ý: khi sử dụng bảng câu hỏi, người nghiên cứu thu thập được những câu trả lời
trong bảng thiết kế mà không có những thông tin them vào như phương pháp
phỏng vấn.
Việc thiết kế xây dựng bảng câu hỏi cần phải xác định đầy đủ tất cả các câu
hỏi trước khi bắt đầu gửi và thu nhận thông tin.
Khi thiết kế bảng câu hỏi, phải tôn trọng quyền của người trả lời phỏng
vấn. Nên đặt lời giới thiệu và giải thích cách làm cho người trả lời câu hỏi
biết, thời gian giới hạn để nhận lại bảng câu hỏi, địa chỉ kèm theo phong bì
đã được trả cước hoặc tem. Không nên yêu cầu người trả lời ký tên vào bảng
câu hỏi. Tuy nhiên có thể cho ký hiệu trên bao thư để có thể nhận ra đó có
phải là người trả lời phỏng vấn hay không.
Cách thiết kế câu hỏi:
-
Đặt câu hỏi về các sự kiện: sự kiện là điều gì đó không bị ảnh hưởng bởi
quan điểm hoăc ý kiến. Người nghiên cứu có thể nói tới câu hỏi thực sự
trong phỏng vấn hoặc bảng câu hỏi. Bảo đảm không nối kết hai chủ đề trong
một câu hỏi, các câu hỏi thường được thiết kế các dạng như sau:
- Năm sinh:
Tình trạng hôn nhân: độc thân,có gia đình,li dỵ, quả phụ
Khi trình bày các câu hỏi chọn lựa theo thiết kế, phải bảo đảm là tất cả lựa chọn
có thể được bao gồm. Để đảm bảo an toàn có thể them các hộp chọn khác hoặc
những cái gì khác.
-
Nên sử dụng câu đơn giản, các từ sử dụng thông thường dễ hiểu. Đôi khi có thể
làm rõ nghĩa hơn bằng cách nhấn mạnh các từ quan trọng hoặc đưa ra các hình ảnh
hoặc dùng viết để vẽ hình minh họa.
Sau khi thiết kế xong bảng câu hỏi, nên làm cuộc thử nghiệm trước khi có cuộc
điều tra chính thức ngoài thực tế, quan sat người trả lời viết ra hay phản ứng của
người trả lời nhanh hay chậm, các hành động, cử chỉ trong khi trả lời như thế
nào( thể hiện khó khăn, suy nghĩ như thế nào,..)
Các mẫu câu hỏi cho người trả lời phỏng vấn trong phương pháp sử dụng bảng
câu hỏi gồm:
a/ Mẫu câu hỏi sắp xếp theo sự chia độ: còn gọi là sự chênh lệch hay vi sai có ý
nghĩa được sử dụng trong bảng câu hỏi.
b/ Mẫu câu hỏi mở
-
cấu trúc theo dạng này có một số các đường gạch (hoặc không gian
trống)cho người trả lời viết câu trả lời câu hỏi.
c/ Mẫu câu hỏi kín
-
là loại câu hỏi có đáp án trả lời sẵn mà người trả lời chỉ đọc và đánh dấu
vào những ý kiến, mức độ phù hợp với cá nhân(để cách một số dòng).
d/ Các mẫu câu hỏi có cấu trúc khác
Mẫu đánh dấu hộp lựa chọn
Mẫu đường thẳng chia độ
Mẫu bảng hệ thống chia mức độ
Mẫu bảng: dạng bảng này chứa các hạng mục có cấu trúc được sắp xếp theo
hang và cột trong bảng.
•
•
•
Câu 17: Hãy nêu những nội dung đc trình bày trong phần Tổng quan về những
công trìnhnghiên cứu liên quan đến đề tài? Nêu vd về Tổng quan về những
công trình nghiên cứu liên quan đến 1 đề tài cụ thể
Những nội dung đc trình bày trong phần Tổng quan về những công trình NC liên
quan đến đề tài
-
Nêu tổng quan các vấn đề nghiên cứu hoặc lĩnh vực khoa học có liên quan (
về ND và phương pháp) ở trong và ngoài nước
Kết quả nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm và ứng dụng thực tiễn có liên
quan; những tồn tại, thiếu sót của các nghiên cứu về vấn đề có liên quan đề
tài; vấn đề chưa đc nghiên cứu (đề tài mới bắt đầu hay tiếp tục nghiên cứu)
Một đề tài nghiên cứu sẽ có những phần liên quan như đối tượng nghiên
cứu, nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu,...
Vậy phần Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài là tóm lược những
thông tin về những phần liên quan đó. Điều này chứng tỏ người nghiên cứu
rất am hiểu về vấn đề đang nghiên cứu ở trong và ngoài nước, đặc biệt là nội
dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Câu 18: Hãy lập khung logic phân tích về Mục tiêu NC, Nội dung NC, Phương
pháp NC và Kết quả NC dự kiến cho 1 đề tài NCKH cụ thể
Mục tiêu
NC
Nội dung
nghiên cứu
Phương pháp
luận (CSKH của
PPNC)
1- Xác
Nội dung
-Căn cứ vào đặc
định đa
1.1- Nghiên điểm sinh học,
dạng sinh cứu cấu trúc sinh thái học của
học ốc cạn thành phần ốc cạn: Trình bày
loài ốc cạn đặc điểm sinh học,
sinh thái học của
1.2 -Nghiên ốc cạn (môi
cứu đặc
trường sống, hoạt
điểm phân
động di chuyển,
bố của ốc
hoạt động dinh
cạn
dưỡng, sinh sản,
phát triển,…
1.2.1– Phân
bố theo khu
vực hành
chính
1.2.2– Phân
bố theo
thảm thực
vật (theo
các thảm
thực vật chủ
yếu)
1.2.3– Phân
Phương pháp nghiên
cứu
Dự kiến kết
quả NC
PPNC tài liệu:
+ Tìm hiểu tài liệu, tư liệu
về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội,…về đa dạng
sinh học khu vực NC.
+ Tìm hiểu các công trình
nghiên cứu trước có liên
quan đến nội dung của đề
tài, đến địa điểm NC, đến
PPNC,…
- Xác định các địa điểm
thu mẫu đại diện: Theo
thảm thực vật, theo độ
cao, theo chất nền,……
PPNC thực địa
-Lập tuyến điều tra: Trình
bày tiếp, lập thế nào……
- Lập ô tiêu chuẩn:…...
-Thu mẫu định tính: Dụng
cụ, cách tiến hành,……….
- Thu mẫu định lượng:
…….
- Xử lý, bảo quản mẫu:
……..
PPNC trong phòng:
- PP định loại: Theo đặc
3.1. Thành
phần loài ốc
cạn.
- Cấu trúc
thành phần
loài
- Các chỉ số
đa dạng
thành phần
loài
- Loài đặc
trưng
- Loài ưu thế
- Loài có giá
trị
3.2. Phân bố
của ốc cạn
3.2.1. Phân
bố theo khu
vực hành
chính
3.2.2. Phân
bố theo thảm
thực vật
bố theo độ
cao (chân
núi, lưng
núi, đỉnh
núi)
1.2.4-Phân
bố theo chất
nền (núi
đất, núi đá,
đất canh
tác,…)
điểm hình thái (có sơ đồ
cấu tạo chung của ốc cạn),
…Tài liệu định loại?
- Xác định loài đặc trưng,
loài ưu thế,…cho mỗi sinh
cảnh.
(theo các
thảm thực
vật chủ yếu)
3.2.3. Phân
bố theo độ
cao (chân
núi, lưng
núi, đỉnh
núi)
3.2.4. Phân
bố theo chất
nền (núi đất,
núi đá, đất
canh tác,…
Câu 19: Nêu cách trình bày kết quả số liệu nghiên cứu dạng bảng (các dạng
bảng, phạm vi áp dụng, cách thực hiện, ưu- nhược điểm), cho ví dụ cụ thể đối
với từng dạng.
Cấu trúc bảng chứa các thành phần sau:
Số và tựa bảng
Tựa cột
Tựa hàng
Phần thân chính của bảng là vùng chứa các số liệu
Chú thích cuối bảng
Các đường ranh giới giữa các phần
- Bảng dễ dàng được tạo bằng phần mềm Microsoft word hoặc excel
- Những tình huống đc tình bày dạng bảng
• Có 3 đặc trưng thể hiện tốt khi sử dụng bảng để trình bày số liệu là
Số liệu thể hiện tính hệ thống, cấu trúc 1 cách ý nghĩa
Số liệu pải rõ ràng, chính xác;
Số liệu trình bày cho độc giả nhanh chóng dễ hiểu, thấy được sự khác nhau,
so sánh và rút ra kết luận lý thú về mqh giữa các số liệu với nhau
Loại số liệu thông tin mô tả như vật liệu thí nghiệm, yếu tố môi trường, các
đặc tính, các biến thí nghiệm (), số liệu thô, số liệu phân tích thống kê trong
phép thí nghiệm, sai số, số trung bình,... thường được trình bày ở dạng bảng
-
•
•
•
•
Bảng được sử dụng khi muốn đơn giản hóa việc trình bày và thể hiện được
kết quả số liệu nghiên cứu có ý nghĩa hơn là trình bày kết quả ở dạng văn
viết
Bảng thường ko được sử dụng khi có ít số liệu (khoảng <6); thay vì trình
bày ở dạng text; và cũng ko được trình bày khi có quá nhiều số liệu (khoảng
>40), thay vì trình bày bằng đồ thị
Các dạng bảng số liệu
Bảng số liệu mô tả: số liệu rời rạc, mô tả các đặc tính, các biến thí
nghiệm, số liệu thô, trung bình, tỷ lệ, sai số chuẩn, độ lệch chuẩn...
Bảng số liệu thống kê:
+ Thí nghiệm 1 nhân tố:
• Bảng với phép thử LSD: trình bày bảng so sánh trung bình qua
phép thử LSD
• Bảng với phép thử Duncan (DMRT): việc sử dụng và trình bày
chính xác các số liệu bảng qua phép kiểm định
+ Thí nghiệm 2 nhân tố: 1 vài quy luật sử dụng bảng để trình bày số liệu
thí nghiệm 2 nhân tố như sau
Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm:
Đơn giản hóa đc việc trình bày (dễ nhìn, dễ đánh giá đc sự khác nhau
hay so sánh giữa các số liệu...)
hiện đc kết quả số liệu NC có ý nghĩa
Nhược điểm:
Không sử dụng đc cho trường hợp có quá ít hay quá nhiều số liệu.
Phải tính toán để đưa về dạng đơn giản nhất khi lập bảng.
-
-
Câu 20: Nêu cách trình bày kết quả số liệu nghiên cứu dạng hình (các dạng
hình, phạm vi áp dụng, cách thực hiện, ưu – nhược điểm), cho ví dụ cụ thể đối
với từng dạng
Mục đích: biểu diễn kết quả trực quan
Ý nghĩa: minh họa các kết quả và mối quan hệ giữa các biến cho người đọc dễ
thấy hơn khi trình bày bằng bảng số liệu hay văn bản.
Ưu điểm: người đọc hiểu nhah hơn các số liệu mà không mất nhiều thời gian.
•
Biểu đồ cột, thanh:
Biểu đồ cột và thanh đc sử dụng để so sánh số liệu theo nhóm, hoặc số liệu đc
phân nhóm, hoặc có thể so sánh phần trăm tổng của nhiều số liệu
Nguồn/ loại số liệu thể hiện: số liệu dạng nhóm, rời rạc (không liên tục) như
phân bố tần suất và phần trăm, số liệu thứ tự (ordinal) hoặc số liệu nhãn
(norminal), số liệu so sánh phân tích thống kê
VD: phân bố tần suất và % số liệu thứ tự, số liệu so sánh
Biểu đồ cột: so sánh sự biến đổi dựa vào độ cao của cột
Áp dụng cho số liệu rời rạc trong các hạng mục có chuỗi liên tục tự nhiên về
trình tự thời gian hoặc 1 dãy số liệu:
-
Tháng 2, 3, 4, 5, 6,…
Năm 1990, 1991, 1992, 1993, 1994,…
Dãy số liệu 0-10, 11-20, 21-30, 31-40,…
Biểu đồ cột còn đc sử dụng để trình bày so sánh các thành phần trong hạng
mục (nghiệm thức) cho nhiều thí nghiệm phân tích
Biểu đồ thanh: đc áp dụng cho số liệu trong các hạng mục không có chuỗi liên
tục tự nhiên như các mục sản phẩm, hàng hóa, vật liệu, thu nhập,…
So sánh giá trị của các biến đơn riêng lẻ trong 1 vài nhóm
-
Ưu điểm: dễ nhìn, dễ hiểu
Nhược điểm: phải vẽ tỉ mỉ chính xác, không thể hiện đc nhiều đối tượng,
thông tin
• Biểu đồ tần suất
Đồ thị tần suất (hay gọi sự phân bố tần suất) thể hiện số liệu đo của các cá thể
phân bố dọc theo trục của biến. tần suất (trục y) có thể là trị số tuyệt đối (số đếm)
hoặc tương đối (phần trăm hoặc tỉ lệ của mẫu). trình bày bằng đồ thị tần suất cần
thiết khi mô tả quần thể
•
Biểu đồ phân tán
Đc sử dụng rộng rãi trong khoa học để trình bày sự phân bố các số liệu và mối
quan hệ giữa các số liệu. trong đó, các giá trị là các chấm phân bố và mối quan hệ
đc thể hiện bằng các đường hồi quy tương quan. Biến phụ thuộc y có trục thẳng
đứng phụ thuộc vào giá trị của biến độc lập x là trục nằm ngang
•
Biểu đồ đường biểu diễn
Đc trình bày khi các giá trị của biễn độc lập là chuỗi liên tục như nhiệt độ, áp
suất hoặc sự sinh trưởng,… các giá trị là các điểm đc nối với nhau bởi đường thẳng
hoặc đường cong diễn tả mối qan hệ của chiều hướng biến động và chức năng. Có
thể trình bày nhiều biến phụ thuộc là những đường biểu diễn trên cùng 1 hình
-
Mục đích: diễn tả sự biến động của đối tượng nghiên cứu theo thời gian
Ưu điểm: người đọc dễ nhìn thấy sự biến động của đối tượng
Nhược điểm: đòi hỏi độ chính xác cao
• Biểu đồ hình bánh
Đc sử dụng để trình bày mối qan hệ tỉ lệ so sánh phần trăm tổng của các số
liệu khác nhau. Khi trình bày các số liệu bằng biểu đồ hình bánh nên tuân theo các
quy luật sau:
-
Tổng số các số liệu có giá trị tổng không đổi (thường 100%)
Các giá trị có sự khác biệt tương đối lớn (có ý nghĩa), và các giá trị bằng
nhau thì không nên trình bày bằng đồ thị này (thí dụ, 7 giá trị bằng nhau)
Mỗi phần chia của hình (mỗi phần tương ứng với một giá trị) nên đc chú
thích
Số phần chia tương đối nhỏ (thông thường là từ 3-7 phần) và không vượt
quá 7
• Biểu đồ diện tích
Loại đồ thị này tương tự như biểu đồ đường biểu diễn, nhưng áp dụng khi có
1 số biến số liệu độc lập. cách này thường sử dụng khi các biến phụ thuộc hay các
hạng mục có chiều hướng biến động, có tổng tích lũy, hoặc tỉ lệ phần trăm theo
thời gian
Ưu điểm: thể hiện rõ sự biến động của đối tượng, dễ so sánh các đối tượng
với nhau
•
Biểu đồ tam giác
Đc áp dụng cho các số liệu rời rạc. mỗi chấm nhận 3 giá trị có tổng là 1 hằng
số (thường tính bằng %)
Thí dụ 3 thành phần thịt-cát-sét trong mẫu đất, phù sa hay mẫu trầm tích
Câu 21: Nêu cách trình bày kết quả số liệu NC các dạng sơ đồ (các dạng sơ đồ,
phạm vi áp dụng, cách thực hiện, ưu – nhược điểm), cho ví dụ cụ thể đối với
từng dạng.
Gồm 2 loại:
-
Sơ đồ chuỗi:
Đc dùng để trình bày cách tổ chức các chương trình, mối quan hệ giữa các
bước hoặc các bước trong 1 quá trình, trình bày chuỗi liên tiếp của các sự kiện, quá
trình, hệ thống,… các thông tin, vật liệu, số liệu có thể chú giải trong cấu trúc biểu
đồ và trình bày đường mũi tên để thể hiện mối quan hệ
VD: sơ đồ sx phân phối trái Thanh long
-
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Là loại sơ đồ đặc biệt đc sử dụng để trình bày cấu trúc, cơ cấu tổ chức bên
trong theo trình tự hay cấp bậc. loại sơ đồ này cũng thể hiện mối quan hệ tổ chức,
các bộ phận, sự điều khiển các mệnh lệnh chỉ đạo, mối quan hệ gián tiếp và trực
tiếp.
Câu 22: Nêu cách trình bày kết quả số liệu NC dạng phương trình hồi quy (các
dạng phương trình hồi quy, phạm vi áp dụng, cách thực hiện, ưu – nhược
điểm), cho ví dụ cụ thể đối với từng dạng.
Phương trình tổng quát: y=f(x)
Các dạng phương trình hồi quy
-
Hồi quy tuyến tính: thể hiện mối qan hệ ổn định giữa các biến số hoặc theo
chiều thuận hoặc theo chiều nghịch. Như y=ax+b hoặc y=ax+bz+c,…
Hồi quy phi tuyến tính: thể hiện mối qan hệ không ổn định giữa các biến
số. như phương trình mũ y=ax+b, phương trình bậc y=axn+bxn-1+c,…
Cách thực hiện
Ưu điểm:
Nhược điểm:
VD:
Câu 23: Tài liệu NC là gì? Phân loại tài liệu NC? Nguồn tài liệu NC?
-
Mục đích thu thập tài liệu: thu tập và NC tài liệu là 1 công việc quan trọng
cần thiết cho bât kì hoạt động NCKH nào. Các nhà NCKH luôn đọc và tra
cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho NCKH. Đây là nguồn kiến thức
quý giá đc tích lũy qua quá trình NC mang tính lịch sử lâu dài.
Vì vậy, mục đích của việc thu thập và NC tài liệu nhằm:
• Giúp cho ng NC nắm đc phương pháp của các NC đã thực hiện trước
đây.
• Làm rõ hơn đề tài NC của mình
• Giúp ng Nc có pphap luận hay luận cứ chặt chẽ hơn
• Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang NC
• Tránh trùng lặp với các NV trước đây, vì vậy đỡ mất công sức, thời
gian và tài chính
• Giúp ng NC xây dựng luận cứ (bằng chứng) để cminh giả thuyết
NCKH.
Phân loại tài liệu NC: giúp cho ng NC chọn lọc, đánh giá và sử dụng tài liệu
đúng với lĩnh vực chuyên môn hay đối tượng muốn NC, có thể chia 2 loại tài
liệu : tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp.
•
•
Tài liệu sơ cấp: là tài liệu mà ng NC tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp,
hoạc nguồn liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa đc chú giải. Một số vấn đề NC
có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn
tài liệu chưa đc biết. Ng NC cần phải tổ chức, thiết lập pphap để ghi
chép, thu thập tài liệu.
Tài liệu thứ cấp: loại tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã đc ptich,
giải thích và thảo luận, diễn giải. các nguồn tài liệu thứ cấp như: sgk, báo
chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa
học,internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê, hình
ảnh, video, tài liệu văn thư, bản thảo viết tay,…
Nguồn thu tập tài liệu : thông tin thu thập để làm NC được tìm thấy từ các
nguồn tài liệu sau:
•
•
•
•
Luận cứ KH, định lí, quy luật, định luật, khái niệm,… có thể thu thập
đc từ sgk, tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo,…
Các số liệu, tài liệu đã đc công bố, đc tham khảo từ các bài báo trong
tạp chí KH, tập san, báo cáo chuyên đề KH,…
Số liệu thống kê đc thu thập từ các Niên Giám Thống Kê: chi cục
thống kê, tổng cục thống kê,…
Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách…. Thu
thập đc từ các cơ quan quản lí NN, tổ chức CT-XH.
Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí … mang tính địa chúng cũng đc
thu thập, và đc xử lí để làm luận cứ KH chứng minh cho vấn đề KH.
Câu 24: Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong đề cương, trong báo cáo…?
Cách sắp xếp tài liệu tham khảo? Lấy ví dụ cho 1 đề tài NC cụ thể
Tất cả các tài liệu đã đc sử dụng trong đề cương (phần Đặt vấn đề, phương pháp
nghiên cứu…) đều phải đc liệt kê đầy đủ trong phần Tài liệu tham khảo. Và ngược
lại, tất cả các tài liệu trong phần Tài liệu tham khảo phải đc trích dẫn trong đề
cương.
Nếu tác giả là người nước ngoài thì chỉ ghi Họ. Ví dụ: Allan MacKinnon thì ghi
theo MacKinnon chứ k ghi theo Allan.
Nếu tác giả người VN thì ghi đầy đủ cả Họ và tên như chính rác giả đã viết. Ví dụ
theo Phan Trọng Ngọ (2005)
Nếu tác giả là ng Việt mà tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài thì ghi như cách viết
của tác giả.
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo:
Cách trích dẫn tài liệu có 1 tác giả. Ví dụ:
Theo kết quả nghiên cứu của Singleton (1999), kỹ thuật…là loại nấm ưa ẩm trung
bình (Semenius, 1954).