Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Đề cương môn cơ sở môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.54 KB, 26 trang )

Đề cương môn cơ sở môi trường
Câu 1: Môi trường là gì? Nêu và phân tích các chức năng của môi trường?
TL:
* Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên. ( Theo điều 3 luật bảo vệ môi trường của Việt
Nam ).
* Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống
và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
* Phân tích các chức năng
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật:
+ Con người luôn cần 1 khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái
tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng
việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng các loại không gian khác như khai
hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không
gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống
mất đi khả năng tự phục hồi.
+ Có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể
sau: chức năng xây dựng, chức năng vận tải, chức năng cung cấp mặt bằng cho sự
phân hủy chất thải, chức năng cung cấp mặt bằng và không gian cho các hồ chứa,
chức năng cung cấp mặt bằng và không gian cho việc xây dựng nhà máy, xí nghiệp,
cho các hoạt động giải trí của con người,…
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người:


+ Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho
hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng
năng lượng như gỗ, củi, nắng, gió. Mọi sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn
hóa du lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất.
1


+ Với sự phát triển của KH-KT con người ngày càng tăng cường khai thác các dạng tài
nguyên mới và da tăng số lượng khai thác, tạo các dạng sản phẩm có tác động mạnh
mẽ đến chất lượng môi trường.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống
và hoạt động sản xuất của mình:
+ Phế thải do con người tạo ra trong sản xuất và tiêu dùng đều được đưa trở lại môi
trường. Tại đây các thành phần của môi trường và vi sinh vật sẽ chuyển hóa phế thải
thành dạng ban đầu trong 1 chu trình sinh địa hóa phức tạp.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật trên trái đất:
+ Khí quyển giữ cho nhiệt độ của trái đất khỏi các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ
ổn định và trong khả năng chịu đựng của con người,…
+ Thủy quyển của trái đất thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ,
các chất khí giảm nhẹ tác động của thiên nhiên tới con người và sinh vật.
+ Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của trái đất,
các chất khí giảm nhẹ tác động của thiên tai tới con người và sinh vật.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người:
+ Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh
vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người.
+ Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy
hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lí của cơ
thể sống trước khi xảy ra các tai biên thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt
như bão, động đất, …

+ Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực
vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mĩ,
tôn giáo và văn hóa khác.

2


Câu 2: Quan hệ giữa môi trường và sự phát triển?
TL:
- Phát triền là từ viết tắt của phát triển kinh tế xã hội. Phát triển là quá trình nâng cao
điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển hoạt động sản
xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát
triển là xu thế chung của từng cá nhân và loài người trong quá trình sống.
- Phát triển ảnh hưởng đến môi trường, tác động của hoạt động phát triển đến môi
trường thể hiện ở khía cạnh có lợi như sau:
+ Cải tạo môi trường tự nhiên
+ Tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo môi trường tự nhiên
- Gây hại:
+ Gây ô nhiễm môi trường
+ Làm suy kiệt tài nguyên
-> Giữa môi trường và phát triển có quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và
là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên những biến đổi
đối với môi trường.
- Môi trường ảnh hưởng đến phát triển: môi trường tự nhiên đồng thời ảnh hưởng tới
tác động kinh tế - xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đôi
tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm họa thiên tai đối với các hoạt động
kinh tế xã hội.

3



Câu 3: Định nghĩa tài nguyên thiên nhiên? Phân loại tài nguyên thiên nhiên ( theo
nguồn gốc, theo môi trường thành phần và theo khả năng tái tạo )
TL:
- Định nghĩa: Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng, vật chất, thông tin tự
nhiên, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người, có giá trị tự thân mà con người có
thể sử dụng được trong hiện tại và tương lai để phục vụ cho sự phát triển của xã hội
loài người
- Phân loại:
+ Theo dạng tồn tại của vật chất có tài nguyên vật liệu, tài nguyên năng lượng và tài
nguyên thông tin
+ Theo đặc trưng về bản chất bao gồm tài nguyên đất, nước, sinh vật, khoáng sản,
năng lượng,…
+ Theo khả năng phục hồi có tài nguyên vô tận ( năng lượng mặt trời, thủy triều, gió,
… ), tài nguyên tái tạo ( sinh vật, nước, đất ) và tài nguyên không tái tạo ( khoáng
sản ). Đối với tài nguyên có khả năng tái tạo, con người sẽ có cơ hội sử dụng lâu bền
nếu biết khai thác trong phạm vi khả năng tự phục hồi và không làm tổn thương các
điều kiện cần cho quá trình tái tạo tài nguyên.

4


Câu 4: Nguồn gốc và tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
TL:
* Khái niệm: Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất
lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi cá, ngỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã.
* Nguồn gốc:
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi
trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.

- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới
dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi
trường nước.
* Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
- Tác nhân ô nhiễm hóa lí nguồn nước: màu sắc, mùi và vị, độ đục, nhiệt độ, chất rắn
lơ lửng, độ cứng, độ pH, độ dẫn điện, lượng oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa
(BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD).
- Tác nhân hóa học của ô nhiễm môi trường nước bao gồm các kim loại nặng, thuốc
bảo vệ thực vật và các nhóm

+ Kim loại nặng có Hg, Pb, As, Cu, Zn, Cr, Mn,… thường không tham gia hoặc ít
tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể
chúng. Vì vậy chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị ô
nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các khu vực nước gần các khu công nghiệp, các
thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở
nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường
nước, nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lí hoặc xử lí không đạt yêu
cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của
sinh vật và con người.
+ Thuốc bảo vệ thực vật: Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
hóa học là hiện tượng phổ biến trong các vùng nông nghiêp thâm canh trên thế giới.
Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, một lượng đáng
kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy
trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật.
-> Làm suy thoái chất lượng môi trường khu canh tác nông nghiệp như phú dưỡng đất,
nước, ô nhiễm đất – nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn, suy
5



giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ
thực vật.
+ Các nhóm anion:

Sự có mặt của các nhóm anion trên trong nước liên quan đến việc đưa vào môi trường
nước các loại nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các chất hữu cơ như rác
thải… Để xác định nồng độ các anion trên người ta thường dùng các phương pháp hóa
học.
+ Các chất hòa tan khác: Thuộc vào loại này là các hóa chất nhóm xynua, phenon, các
chất tẩy rửa,… Nguồn gốc của chúng trong môi trường là các công xưởng và nhà máy
sản xuất và sử dụng hóa chất…

6


Câu 5: Các thông số đánh giá chất lượng nước?
TL:
- Có 9 thông số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt:
+ Oxy hòa tan ( DO )
+ Coliform phân ( fecal coliform )
+ pH
+ Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày (
+ Các nitrat (
+ Các photphat (
+ Nhiệt độ
+ Độ đục
+ Tổng chất rắn

7


)


Câu 6: Các biện pháp bảo vệ môi trường nước?
TL:
- Các biện pháp bảo vệ môi trường nước:
+ Giảm xả thải bằng cách tiết kiệm, tái sử dụng, tái chế.
+ Phát triển khoa học kĩ thuật công nghệ sạch và công nghệ xử lý chất thải.
+ Trồng rừng, làm sạch nước đang bị ô nhiễm bằng các quá trình tự nhiên hoặc công
nghệ.
+ Xây dựng hệ thống luật pháp và hành pháp về môi trường hiệu quả; Thiết lập các bộ
tiêu chuẩn môi trường.
+ Quản lí môi trường bằng các công cụ luật pháp, kinh tế,...
+ Kiểm soát, đánh giá chất lượng môi trường bằng máy móc, thiết bị và các dấu hiệu
chỉ thị để giúp cho việc ngăn ngừa, hạn chế lan truyền ô nhiễm, phòng tránh ô nhiễm
nước.
+ Giáo dục môi trường các cấp để thiết lập nền tảng đạo đức môi trường và các hành
vi thân thiện với môi trường 1 cách tự giác, khoa học, hợp lí.

8


Câu 7: Nguồn gốc và tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí?
TL:
* Khái niệm: Ô nhiễm không khí là sự có mặt 1 chất lạ hoặc 1 sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có
mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa ( do bụi ).
* Nguồn gốc:
- Tự nhiên:

+ Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi nhiều sunfua,
metan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan tỏa đi rất xa vì nó được phun
lên rất cao.
+ Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm,
chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền
rộng phát thải nhiều bụi và khí.
+ Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi
tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi,
muối lan truyền vào không khí.
+ Các quá trình phân hủy, thối rữa xác động vật, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều
chất khí, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua,
nitrit, các loại muối, ... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
- Nhân tạo:
+ Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông.
Nguồn ô nhiễm công nghiệp do 2 quá trình sản xuất gây ra: Quá trình đốt nhiên liệu
thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. Và do
bốc hơi, rò rì, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn
tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng
hệ thống thông gió.
+ Các nghành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện, vật
liệu xây dựng, hoá chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim, thực phẩm, các xí nghiêp
cơ khí, các nhà máy thuộc nghành công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, bên cạnh đó
phải kể đến sinh hoạt của con người.
* Các tác nhân:
- Các loại oxit như: nitơ oxit ( NO,
), nitơ đioxit (
),
, CO,
và các loại khí halogen ( Cl, Br, Iôt ).

- Các hợp chất Flo.
9


- Các chất tổng hợp ( ête, benzen ).
- Các chất lơ lửng ( bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử
cacbon, sol khí, khói, sương mù, phấn hoa .
- Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như Cu, Fe, Zn, Pb, Ni,...
- Khí quang hóa như ozôn, FAN, F
N, N
, anđehit, etylen,...
- Chất thải phóng xạ.
- Nhiệt độ.
- Tiếng ồn.

10


Câu 8: Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí?
TL:
+ Giảm xả thải vào không khí bằng cách giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm
tiêu thụ, đặc biệt là tiêu thụ năng lượng, dùng công nghệ sạch, xử lí, lọc chất thải khí,
tái sử dụng chất thải, kiểm soát thải tại nguồn.
+ Phân tán chất thải từ nguồn bằng cách tăng chiều cao ống khói, thiết lập các vùng
đệm, cách ly có tính tới điều kiện phát tán chất thải tại nguồn ( gió, độ cao ống
khói,...).
+ Quy hoạch điểm thải hợp lí, kiểm soát thải theo vùng xung quanh.
+ Trồng rừng, cây xanh để lọc chất ô nhiễm.
+ Xây dựng và sử dụng các công cụ luật pháp, kinh tế trong quản lí môi trường.
+ Kiểm soát đánh giá chất lượng môi trường = máy móc thiết bị và các dấu hiệu chỉ

thị.
+ Giáo dục môi trường các cấp để thiết lập nền tảng đạo đức môi trường và các hành
vi thân thiên với môi trường một cách tự giác, khoa học, hợp lí.
+ Giải quyết đồng bộ các vấn đề ô nhiễm môi trường đất và nước.

11


Câu 9: Sự suy giảm tâng Ozon? Nguyên nhân và hậu quả?
TL:
- Sự suy giảm tầng Ozon là hiện tượng giảm lượng ozon trong tầng bình lưu
- Nguyên nhân là do các hợp chất hóa như CFC, HCFC, HFC, N
,

,...

( hóa chất được sử dụng trong cơ chế làm lạnh của thiết bị điều hòa, máy lạnh, chất tẩy
công nghiệp...) có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao gấp ngàn lần C
.
- Hậu quả:
+ Làm suy giảm sức khỏe của con người và động vật.
+ Làm hủy hoại các loài sinh vật nhỏ, phá hủy sinh thái.
+ Làm giảm chất lượng không khí.
+ Tác động đến các vật liệu.

12


Câu 10: Các khái niệm : Biến đổi khí hậu, ứng phó biến đổi khí hậu: thích ứng
với biến đổi khi hậu, giảm nhẹ biến đổi khí hậu?

TL:
- Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu từ trạng thái cân
bằng này sang trạng thái cân bằng mới khác dẫn đến sự phân bố lại năng lượng trên
Trái Đất và hậu quả là làm biến đổi hệ thống hoàn lưu khí quyển và đại dương và biến
đổi các dao động khí hậu dẫn đến làm biến đổi các hiện tượng, thời tiêt, khí hậu cực
đoan ( IPCC,2007 ).
- Ứng phó với biến đổi khí hậu: theo 2 nghĩa
+ Thích ứng là điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc
môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm sự tổn thương đối với dao động và biến đổi
khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại ( thích nghi với
các thay đổi ).
+ Giảm nhẹ là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.
VD: Muốn giảm sự tăng phát triển gây hiệu ứng nhà kính thì phải giảm các khí: C
, CO, N

13

, CFC,...


Câu 11: Ô nhiễm đất: Khái niệm, các nguyên nhân?
TL:
* Khái niệm: Ô nhiễm đất là quá trình đất bị nhiễm bẩn, vi phạm các tiêu chuẩn môi
trường đất, làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
* Các nguyên nhân:
- Nguyên nhân 1: Sử dụng không hợp lí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
trong nông nghiệp. Cụ thể:
+ Sử dụng không đúng kĩ thuật nên hiệu quả phân bón thấp .
+ Bón phân không cân đối nặng về sử dụng phân đạm ( Chứa nhiều
làm đất bị

chua hóa ).
+ Chất lượng phân bón không đảm bảo ( Nhập khẩu giá thành rẻ ).
- Nguyên nhân 2: Do các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp xây dựng và dân
sinh.
- Nguyên nhân 3: Ô nhiễm đất cục bộ do các chất độc hóa học còn tồn dư sau chiến
tranh.

14


Câu 12: Các biện pháp bảo vệ môi trường đất?
TL:
- Không đổ thải trực tiếp các chất thải vào đất. Các chất thải phải được thu gom toàn
bộ, phân loại, nhằm tách riêng từng loại chất thải theo mức độ độc hại và cách thức
ứng xử:
+ Hàng hóa còn thời hạn sử dụng hoặc rác tái chế như giấy, kim loại, thủy tinh,...
+ Chất thải xây dựng, vật liệu rắn dùng làm vật liệu san lấp
+ Chất thải độc hại như hóa chất, chất phóng xạ, chất thải y tế,... có giải pháp ứng xử
riêng = công nghệ và theo quy phạm phù hợp.
+ Chất thải hữu cơ có thể chôn lấp, đốt hoặc dùng để sản xuất phân bón
- Thiết kế bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, có hệ thống thu gom xử lí nước rỉ, thoát
khí thải, sử dụng công nghệ triệt tiêu thấm và lan truyền ô nhiễm vào đất, nước, hạn
chế sự phát triển của các sinh vật và côn trùng gây bệnh
- Quản lí, sử dụng hợp lí các loại phân bón và hóa chất sử dụng trong nông nghiệp.
Phân hữu cơ phải được xử lí trước khi bón vào đất, ví dụ như ủ phân diệt vi sinh vật, vi
khuẩn gây bệnh trước khi sử dụng trong nông nghiệp.
- Khi đất đã bị ôn nhiễm, cần được xử lí làm sạch đất bằng các công nghệ thích hợp.

15



Câu 13: Định nghĩa quan trắc môi trường? Mục tiêu, yêu cầu và nội dung quan
trắc?
TL:
* Định nghĩa: Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường,
các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin, phục vụ đánh giá hiện
trạng diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường ( Luật
bảo vệ môi trường năm 2005 )
* Mục tiêu:
- Đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc gia
- Đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng trọng điểm được quan
trắc
- Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi
trường
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và
trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế
* Yêu cầu:
- Phù hợp với chiến lược, chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
- Thực hiện đầy đủ các quy định về thiết kế chương trình quan trắc môi trường
- Bảo đảm đáp ứng mục đích sử dụng số liệu: Thời gian, tần suất, thành phần và thông
số quan trắc hợp lí, tối ưu.
- Tuân thủ các quy định về quy trình, phương pháp cho từng thành phần và thông số
môi trường cần quan trắc
- Thường xuyên được rà soát, điều chỉnh, bổ sung
* Nội dung:
- Đánh giá hiệu quả của chính sách và pháp luật trong việc bảo vệ môi trường
- Thực hiện chức năng điều chỉnh và kiểm soát các nguồn ô nhiễm phát sinh trong hoạt
động sản xuất của con người
- Dự báo sớm các biến đổi môi trường


16


Câu 14: Mục tiêu quan trắc nước mặt lục địa? Yêu cầu của việc lựa chọn vị trí
quan trắc nước mặt lục địa? Nêu 10 thông số quan trắc môi trường nước mà e
biết?
TL:
* Mục tiêu:
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực địa phương
- Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường
- Đánh giá diễn biến chất lượng nước theo thời gian và không gian
- Cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm nguồn nước
- Theo các yêu cầu khác của công tác quản lí môi trường quốc gia, khu vực
* Lựa chọn vị trí quan trắc:
- Vị trí các điểm lấy mẫu nước ( sông, suối, ao , hồ,... ) cần chọn ổn định và phải đại
diện được cho môi trường nước mặt ở nơi quan trắc
- Phải quan trắc được điểm đầu nguồn nước chảy vào thành phố vào lãnh thổ và điểm
cuối nguồn nước
* 10 thông số quan trắc môi trường nước:pH, nhiệt độ, chất rắn lơ lửng ( SS ), độ đục,
độ dẫn điện ( EC ), hàm lượng oxy hòa tan ( DO ), nhu cầu oxy hóa học ( CDO ), nhu
cầu oxy sinh hóa ( BDO ), amoniac ( N
), nitrat ( N
), photpho, ...

17


Câu 15: Quan trắc môi trường không khí: Các thông số môi trường không khí?
Quy trình kĩ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh?
TL:

* Các thông số môi trường không khí: Bụi lơ lửng, khí SO2, CO, NO2, H2S, hơi axit,
chì.
* Quy trình kĩ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh:
1. Kiểu quan trắc
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải xác định kiểu
quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi trường tác động.
2. Địa điểm và vị trí quan trắc
a) Việc xác định địa điểm, vị trí quan trắc môi trường không khí xung quanh căn cứ
vào mục tiêu chương trình quan trắc;
b) Trước khi lựa chọn địa điểm, vị trí quan trắc, phải điều tra, khảo sát các nguồn thải
gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh tại khu vực cần quan trắc. Sau khi đi
khảo sát thực tế vị trí các điểm quan trắc được đánh dấu trên sơ đồ hoặc bản đồ;
c) Khi xác định vị trí các điểm quan trắc không khí xung quanh phải chú ý:
- Điều kiện thời tiết: hướng gió, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, độ ẩm, nhiệt độ không khí;
- Điều kiện địa hình: địa hình nơi quan trắc phải thuận tiện, thông thoáng và đại diện
cho khu vực quan tâm. Tại những nơi có địa hình phức tạp, vị trí quan trắc được xác
định chủ yếu theo các điều kiện phát tán cục bộ.
3. Thông số quan trắc
a) Trước tiên phải tiến hành thu thập thông tin và khảo sát hiện trường để biết thông
tin về địa điểm quan trắc (khu dân cư, khu sản xuất…), loại hình sản xuất, các vị trí
phát thải, nguồn thải từ đó để lựa chọn chính xác các thông số đặc trưng và đại diện
cho vị trí quan trắc;
b) Các thông số cơ bản được lựa chọn để đánh giá chất lượng môi trường không khí
xung quanh là:
- Các thông số bắt buộc đo đạc tại hiện trường: hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm
tương đối, áp suất, bức xạ mặt trời;
- Các thông số khác: lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2), nitơ oxit (NOx), cacbon
monoxit (CO), ozon (O3), bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc
bằng 10 µm (PM10), chì (Pb);
c) Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của chương trình quan trắc, còn có thể quan trắc

các thông số theo QCVN 06: 2009/BTNMT.
4. Thời gian và tần suất quan trắc
a) Thời gian quan trắc phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mục tiêu quan trắc;
- Thông số quan trắc;
- Tình hình hoạt động của các nguồn thải bên trong và lân cận khu vực quan trắc;
- Yếu tố khí tượng
- Thiết bị quan trắc;
18


- Phương pháp quan trắc được sử dụng là chủ động hay bị động;
- Phương pháp xử lý số liệu;
- Độ nhạy của phương pháp phân tích.
b) Tần suất quan trắc
- Tần suất quan trắc nền: tối thiểu 01 lần/tháng;
- Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 06 lần/năm.
c) Lưu ý khi xác định tần suất quan trắc:
Khi có những thay đổi theo chu kỳ của chất lượng không khí, phải thiết kế khoảng thời
gian đủ ngắn giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp để phát hiện được những thay đổi đó;
5. Lập kế hoạch quan trắc
Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm các nội dung sau:
a) Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ
tham gia;
b) Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan trắc môi trường
(nếu có);
c) Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường và phân tích
trong phòng thí nghiệm;
d) Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt động quan trắc môi
trường;

đ) Các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu;
e) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;
g) Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường;
h) Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc
môi trường.

19


Câu 16: Mục tiêu quan trắc môi trường đất? Nêu các thông số quan trắc môi
trường đất? Phương pháp lấy mẫu đất tại hiện trường?
TL:
* Mục tiêu quan trắc môi trường đất:
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất
- Xác định xu thế, diễn biến, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường
đất
- Làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, kiểm soát ô nhiễm, quy hoạch, sử dụng đất
phục vụ phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường)
- Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường quốc gia, khu vực, địa phương.
* Các thông số quan trắc môi trường đất:
PHH20, pHKCl, hữu cơ tổng số, %N, %P2O5, %K2O, NH4+, NO3-, P2O5 dễ tiêu, K2O dễ
tiêu, CEC, %BS, Ca2+, Mg2+, K+, Fe3+, Al3+, bốn chỉ tiêu kim loại nặng: Cu, Cd, Pb, Hg,
8 chỉ tiêu thuốc trừ sâu, tổng các loại vi sinh vật, vi sinh vật có hại.
* Phương pháp lấy mẫu đất tại hiện trường:
- Ở một điểm quan trắc: tiến hành lấy 01 mẫu chính, 04 mẫu phụ ở các địa điểm xung
quanh điểm quan trắc (trên cùng một thửa ruộng, cánh đồng hay vùng nghiên cứu
được xem là đồng nhất):
+ Mẫu chính: lấy theo phẫu diện ở 2 tầng đất (tùy theo hình thái của phẫu diện đất, có
thể sâu đến 30 cm đối với tầng đất mặt và từ 30-60 cm đối với tầng đất liền kề) của 05
mẫu đơn trộn đều;

+ Mẫu phụ: lấy tầng mặt có thể sâu đến 30 cm của mẫu đơn trộn đều.
- Đối với phẫu diện đất: việc lấy mẫu đất và miêu tả theo phẫu diện (bao gồm bản tả và
xác định tên đất) bắt buộc phải do chuyên gia ngành khoa học đất thực hiện, độ sâu
của tầng lấy mẫu thay đổi tùy thuộc vào loại đất;
- Đối với vùng đất bạc màu, lấy mẫu ở độ sâu từ 0-15 cm ở tầng mặt và 15-40 cm ở
tầng 2 căn cứ vào từng điểm quan trắc;
- Đối với vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, ô nhiễm kim loại nặng phải lấy mẫu đất
theo chiều sâu phẫu diện để đánh giá và so sánh. Căn cứ theo mục tiêu quan trắc, chiều
20


sâu lấy mẫu theo phẫu diện dao động từ 0-150 cm. Số lượng tầng lấy mẫu phụ thuộc
vào sự phân tầng cụ thể trong suốt phẫu diện, có thể lấy đến 4-5 tầng trong một phẫu
diện;
- Khối lượng mẫu đất cần lấy ít nhất khoảng 500 g đất để phân tích lý hóa học. Mẫu
làm vật liệu đối chứng hoặc để lưu giữ trong ngân hàng mẫu đất phải có khối lượng
lớn hơn 2000 g;
- Khi lấy mẫu đất chứa nhiều vật liệu cỡ lớn (sỏi, xác hữu cơ, ...) do các điều kiện đất
không đồng nhất hoặc hạt quá to, các vật liệu loại bỏ phải được mô tả, cân hoặc ước
lượng, ghi lại để cho phép đánh giá kết quả phân tích có liên quan tới kết cấu của mẫu
gốc.

21


Câu 18: Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc phát triển bền vững? Các thước đo về
phát triển bền vững
TL:
* Khái niệm:
Năm 1987 Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới đã đưa ra khái niệm phát triển bền

vững “ Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại
mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế
hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này,
tất cả các thành phần KT- XH , nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội,... phải bắt tay nhau
thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: KT – XH – MT.
* Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu
có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã
hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và
hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.->
Thoả mãn nhu cầu con người, đảm bảo hạnh phúc vật chất.
- Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ
cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được
sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các
thế hệ mai sau.
- Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức
khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và
có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các
tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền
lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát
huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn
minh về đời sống vật chất và tinh thần.-> Đảm bảo công bằng xã hội, ghi nhận phong
cách văn hóa.
22


- Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết
kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm

soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng
sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.-> Đảm bảo tính ổn
định về môi trường, tính độc lập về sinh thái.
* Nguyên tắc:
- Để xây dựng 1 xã hội phát triển bền vững dựa vào 9 nguyên tắc cơ bản sau:
+ Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng-> Đây là nguyên tắc vô cùng
quan trọng
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
+ Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của trái đất
+ Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo
+ Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái Đất
+ Thay đổi thái độ và hành vi con người
+ Để cho các cộng đồng tự quản lí môi trường của mình
+ Xây dựng 1 khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ
+ Xây dựng 1 khối liên minh toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường
* Các thước đo
- Bền vững về kinh tế
+ Tổng sản phẩm quốc gia, GDP
+ Xóa dần sự cách biệt về thu nhập tiêu thụ
+ Tạo sự công bằng về sở hữu ruộng đất
+ Cải thiện GD và chăm sóc sức khỏe cho XH đặc biệt là phụ nữ và trẻ em
+ Chuyển chi phí quân sự và an ninh quốc gia sang phát triển, phân phối lại nguồn lực
cho phát triển.
- Bền vững về XH
+ Giải quyết vấn đề phân bố dân cư tại các vùng thành thị, nông thôn là việc làm quan
trọng
23



+ Phát triển KT vùng nông thôn nhằm giảm di cư vào đô thị
+ Cải thiện GD, dịch vụ sức khỏe, chống nghèo đói
+ Đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người như: biết đọc viết, chăm sóc sức khỏe, nước
sạch, cải thiện phúc lợi tập thể
+ Đào tạo đội ngũ nhà giáo, thầy thuốc, kĩ thuật viên, nhà khoa học, chuyên gia trong
mọi lĩnh vực
+ Có sự tham gia của nhân dân trong các hoạt động từ khâu lập kế hoạch đến thực thi
các quyết định phát triển của địa phương
- Bền vững về MT
+ Bảo vệ TN-TN cho sản xuất, bảo tồn nguồn nước: bảo tồn sự phong phú của đa dạng
sinh học trái đất
+ Sử dụng có hiệu quả đất canh tác và nguồn nước
+ Lựa chọn kĩ thuật và công nghệ tiên tiến
+ Không lạm dụng hóa chất nông nghiệp

24


Câu 19: Thách thức về phát triển bền vững ở Việt Nam?
TL:
- Sức ép dân số
- Chất lượng đất và diện tích đất trên đầu người giảm sút
- Giảm sút độ che phủ và chất lượng rừng
- Thiếu nước ngọt và nước sạch
- MT biển và vùng ven biển xuống cấp
- Đa dạng sinh học giảm sút
- Ô nhiễm MT đô thị và khu công nghiệp
- Chất lượng môi trường nông thôn xuống cấp
- Rác thải tăng lên
- Chất lượng MT khí quyển suy thoái

- Tăng trưởng chi phí về y tế do ô nhiễm MT

25


×