Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 KÌ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.92 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 – KÌ II
PHẦN VĂN HỌC
I. Tục ngữ:
1. Khái niệm: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, có nhịp điệu, h/ả thể hiện những kinh nghiệm của nhân
dân về mọi mặt trong đời sồng tự nhiên và xã hội.
2. Phân nhóm:
- Tục ngữ về thiên nhiên
- Tục ngữ về lao động sản xuất
- Tục ngữ về con người và xã hội:
+ Về phẩm chất con người (Một mặt người bằng mười mặt của, Cái rang cái tóc là góc con người, Đói cho sạch
rách cho thươm)
+ Về học tập tu dưỡng (Học ăn học nói, học gói, học mở, Không thày đố mày làm nên, Học thầy khong tày học
bạn)
+ Về quan hệ, ững xử trong cuộc sống (Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên
hòn núi cao,…)
* Câu hỏi: Chứng minh rằng tục ngữ có đặc điểm về hình thức là ngắn gọn, thường có vần, các vế đối xứng, có
hình ảnh.
Dàn ý:
1) MB: Dẫn dắt vấn đề
2) TB: Dùng khoảng 3-4 câu tục ngữ để chứng minh cho đặc điểm h.thức trên
* Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Vần lưng: nắng-vắng
- Nhịp: 4/4
- Ngắn gọn: 8 chữ nhưng thể hiện được kinh nghiệm có tính quy luật trong hình thái thời tiết đặc trưng của
nước ta (nêu cụ thể)
* Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Vần lưng: phân-cần
- Nhịp: 2/2/2/2
- Ngắn gọn: 8 chữ nhưng thể hiện được kinh nghiệm trong nghề trồng lúa nước của dân ta (nêu cụ thể)
*Tôm đi chạng vạng, các đi rạng đông
- Vần lưng: vạng-rạng


- Nhịp: 4/4
- Ngắn gọn: 8 chữ nhưng thể hiện được kinh nghiệm trong nghề đánh bắt thủy sản của dân ta (nêu cụ thể)
3) KB: Kết luận vấn đề
II. Các văn bản nghị luận
stt

Tên văn bản

Tác giả

1

Tinh thần yêu nước của nhân
dân ta (trích: “Báo cáo chính
trị” - 1951)

Hồ chí Minh

2

Sự giàu đẹp của tiếng Việt
(trích: “Tiếng Việt-một biểu
hiện…sức sống dân tộc” –
1967)

Đặng Thai Mai Khẳng định tiếng Việt là một thứ
(1902 – 1984) – tiếng “hay” và “đẹp”, một biểu
Nghệ An
hiện hung hồn của sức sống dân
tộc


Chứng minh kết hợp giải
thích

3

Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng Làm nổi bật đức tính giản dị của
(trích: “HCT-tinh hoa và khí (1906 – 2000) – Bác; trong đời sống, trong quan

Chứng minh bằng các dẫn
chứng cụ thể, toàn diện kết

(1890-1969)
Nghệ An

Nội dung chính

Đặc sắc NT

Khẳng định dân ta có một long Chứng minh (lập luân chặt
– nồng nàn yêu nước, đó là một chẽ, dẫn chứng tiêu biểu,
truyền thống quý báu
toàn diện, lời văn giàu h/ả)


4

phách dân tộc, lương tâm thời
đại” – 1980)


Quảng Ngãi

hệ với mọi người và trong các lời
nói, bài viết.

hợp với bình luận sâu sắc,
chân thành của t/g.

Ý nghĩa văn chương (trích:
“Văn chương và bình luận” –
1936)

Hoài
Thanh k.định nguồn gốc và sức mạnh
(1909 – 1998_ của văn chương trong đời sống
Nghệ An
nhân loại

Chứng minh+giải thích,
văn phong giàu cảm xúc,
giàu h/á

III. Truyện ngắn
a) “Sống chất mặc bay”
*T/g: Phạm Duy Tốn, nhà văn đi đầu trong việc viết truyện ngắn theo phong cách hiện đại ở Việt Nam đầu thế kỉ
XX (cùng với Nguyễn Bá Học ở trong nước và đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài)
*T/p:
Giá trị nội dung: Bao gồm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
+ Giá trị hiện thực: t/p đã phản ánh tình cảnh thê thảm của người dân VN trước thiên tai đầu thế kỉ, đặc biệt cho
người đọc hiểu được bản chất vô cảm, vô trách nhiệm, vô lương tâm của bọn quan phủ, nha lại-đại diện cho nhà

cầm quyền thời bấy giờ.
+ Giá trị nhân đạo: t/g đã lên án gay gắt của bọn quan phủ, nha lại (nhà cầm quyền) đồng thời bày tỏ nỗi thương
cảm cho số phận người dân
Giá trị nghệ thuật: Thành công trong việc khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật, nêu bật chủ đề t/p thông qua phép
tương phản và phép tang cấp.
b) “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”
*T/g: Nguyễn Ái Quốc, thời kì Người ở Pháp. T/p ra đời trong cao trào đấu tranh đòi thả nhà cách mạng Phan Bội
Châu đang bị Pháp giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò. Viết năm 1925 và đăng trên báo “Người cùng khổ” (tờ báo do chính
Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra ngay tại nước Pháp).
*T/p
- Nội dung: Nhà văn khắc họa 2 nhân vật đối lập nhau hoàn toàn và đại diện cho 2 lực lượng xh đối lập ở nước ta
thời Pháp thuộc, đó là: Va-ren thì gian trá, lố bịch-đại diện cho bọn thực dân Pháp ở Đông Dương và Phan Bội
Châu thì kiên cường, bất khuất tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam
- Nghệ thuật: Sử dụng phép tương phản để xây dựng hình tượng nhân vật đối lập. Giọng văn vô cùng sắc sảo mà lại
rất hóm hỉnh, đậm chất châm biếm.
Câu hỏi:
1. Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt tên cho tác phẩm của mình là “Sống chết mặc bay” ?
2. Vì sao những tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là “những trò lố”
IV. Văn bản: “Ca Huế trên sông Hương”. Một văn bản nhật dụng được viết dưới hình thức một bài tản văn của
t/g Hà Ánh Minh nhằm ngợi ca vẻ đẹp của một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa đậm chất xứ Huế, đó là ca
Huế. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch, tao nhã, một sản phẩm văn hóa phi vật thể cần
được bảo tồn và phát triển.
V. Vở chèo: Quan Âm Thị Kính
- Xuất xứ: Lấy từ tích trong sách nhà Phật
- Tóm tắt: 3 phần (Án giết chồng, án hoang thai, oan tình được giải – Thị Kính lên tòa sen)
- Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”:
+ Về nội dung (2 ý): Trích đoạn ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ xưa (nết na, đức hạnh, hết long
yêu thương, vun vén cho gia đình) đồng thời cho thấy nỗi oan bi thảm và bế tắc của họ. Trích đoạn cũng phản ánh
những xung đột giai cấp trong XH phong kiến xưa thông qua xung đột trong hôn nhân và gia đình Thị Kính.
+ Về nghệ thuật: Trích đoạn tiêu biểu cho sân khấu chào truyền thống; nhân vật chèo điển hình, xung đột kịch điển

hình.
PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Các phép biến đổi câu:


Bao gồm: - Rút gọn câu
- Mở rộng câu bằng cách thêm trạng ngữ
- Mở rộng câu bằng cách thêm cụm chủ-vị cho câu
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Tách trạng ngữ thành câu đặc biệt
Bài tập:
1. Xác định câu đặc biệt và câu rút gọn, trạng ngữ trong các đoạn văn sau
1) Giờ đây trước mắt Sương con sông Bạch Đằng cồn lên những đợt sóng bạc đầu. Con sông quê anh. Con sông
trong những truyện anh kể
2) Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo. Song, càng đuổi thì
càng mất hút. Nhẫn lại tức điên lên.
3) Đà Lạt! Một thắng cảnh! Những ai đã đến đó một lần rồi sẽ không thể nào không lưu luyến cái thành phố đầy
sương mù và ngắm thông vi vu trên những ngọn đồi cỏ non xanh mượt mà ấy.
4) Thật là tuyệt vời! Cả thành phố rực rỡ lên trong muôn ngàn ánh đèn màu từ các bảng hiệu, các dày đèn giăng
mắc dọc ngang trước cái nhà hàng, rạp hát
5)
Ôi ! Sáng xuân nay, xuân 41 !
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ.
Bác về. Im lặng. Con chim hót.
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ
6) Đã qua những ngày Tết cổ truyền, con lại bước chân lên tàu, và đi, đi đến một miền đất xa xôi mà con đã chọn để
học tập. Con đi xa mẹ, xa gia đình, xa bạn bè và xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Con chỉ biết
khóc, con thấy đâu đây vị ngọt, ngọt ngài của nước mắt, chính quê hương đã ban cho con những giọt nước mắt ngọt
ngào đó. Ngày mai, con sẽ xa nơi này, đến phương trời kia, không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần con
nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn. Đi! Đi thật xa! Gặp những con người mới của xứ lạ.Con sẽ nhớ... . Dưới bầu trời xa

lạ ấy, quê hương con nằm ở đây, trong tim này của con.
7) Tôi thích nhất cánh đồng lúa ngày mùa. (2)Bát ngát vàng. (3)Hạt lúa vàng mẩy. (4)Chiếc nón loáng nắng vàng
tươi. (5)Bầu trời cũng vì phản chiếu cánh đồng mà vàng rực...(6) Lúc ấy, thật khó nói hết niềm vui rạng rỡ trên
khuôn mặt người quê tôi vì một vụ mùa bội thu đã tới.
2. Trong các câu sâu câu nào là câu bị động
A. Văn chương gây cho ta những t/c ta không có
B. Văn chương luyện cho ta những t/c ta sẵn có
C. Ta được văn chương luyện cho những t/c ta sẵn có
D. Hoài Thanh viết “Thi nhân Việt Nam” năm 1942
E. “Thi nhân Việt Nam” được Hoài Thanh viết năm 1942
F. Nhà nước tặng Hoài Thanh Giải thưởng Hồ Chi Minh về Văn học và nghệ thuật năm 2000
G. Độc giả văn chương rất yêu mến các t/p phê bình văn chương của Hoài Thanh
3. Chuyển các câu sau thành câu bị động
A. Thầy giáo phê bình em
B. Hoài Thanh viết “Ý nghĩa văn chương” từ những năm đầu thế kỉ XX
C. Chàng thanh niên dựng chiếc xe máy sát bên lề đường
D. LG tài trợ cho chương trình này
E. Cậu tôi cho chị tôi cây bút này
F. Khách hang ở châu Âu rất ưa chuộng các sản phẩm này
G. Theo biển số thì chiếc xe đăng kí từ năm 1993


4. So sánh 2 cách viết sau và lựa chọ cách viết nào phù hợp nhất
A. Chị dắt con chó đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tí, chỗ kia một tí
B. Con chó được chị dắt đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tí, chỗ kia một tí.
5. Chỉ ra các cụm c-v trong các câu văn sau:
- “Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng sung chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự
thay đổi nhỏ trên nét mặt người tù lừng tiếng”
- “Anh quả quyết rằng- cái anh chàng ranh mãnh đó- rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút
rồi hạ xuống ngay”

6. Vận dụng các thao tác mở rộng câu đã học để mở rộng thành phần với các câu sau:
- Em yêu trường em.
- Tôi yêu quê tôi.
- Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa thu.
II. Biện pháp tu từ: Phép liệt kê
1. Bài tập 1. Chỉ ra các phép liệt kê được sử dụng trong các văn bản: Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Ca Huế trên song Hương. Phân tích giá trị (tác dụng) của các phép liệt kê ấy.
1. Bài tập 2. Viết đoạn văn nghị luận chứng minh nhân dân ta có truyền thống đoàn kết trong đó có sử dụng phép
liệt kê
III. Dấu câu
- Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang
* Bài tập: Điền dấu câu vào chỗ thích hợp cho câu chuyện sau:
Trước đây khi dân làng chúng tôi tụ tập lại trong ngôi làng để bàn việc chung tôi đã đọc cho mọi người
nghe thơ của bố tôi lúc ấy tôi là một cậu bé nhưng đã biết đọc thơ một cách hang say thậm chí quá hang say đọc
thật to và nhấn mạnh vào những chữ, những âm tôi thích chẳng hạn như khi đọc bài tth[ mới của bố tôi đi săn sói ở
xa-da {…} mỗi lần sửa cách đọc của tôi bố tôi thường nói con cứ tưởng mỗi chữ là một hạt dẻ có thể lấy rang mà
cắn sao hay là mỗi chữ như củ tỏi có thể bỏ vào cối đá mà giã sao con hãy đọc mỗi chữ thật nhẹ nhàng không phải
cố sức sao cho.{…}
PHẦN LÀM VĂN
1. Kiểu bài chứng minh: Dùng các lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm, trong đó dẫn chứng có vai trò chủ yếu
* Yêu cầu về dẫn chứng: Phải xác thực, tiêu biểu, cụ thể và toàn diện
2. Kiểu bài giải thích: Chủ yếu dung các lí lẽ để giải thích vấn đề.
* Phương pháp tìm ý cho bài văn giải thích: Nêu định nghĩa, nêu biểu hiện, nêu nguyên nhân, nêu lợi-hại, so sánh
đối chiếu
3. Đoạn văn: chú ý xây dựng đoạn văn theo 3 cấu trúc: Diễn dịch, Quy nạp, Tổng - phân - hợp.
* Đề mẫu:
Câu 1: (1,5 điểm)Xác định câu rút gọn, câu đặc biệt trong khổ thơ sau:
Ôi ! Sáng xuân nay, xuân 41 !
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ.
Bác về. Im lặng. Con chim hót.
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.

Câu 2: (1,5 điểm) Thế nào là tục ngữ ? Phân tích 2 câu tục ngữ đã học để chứng minh đặc điểm hình thức “ngắn
gọn, có hình ảnh, nhịp điệu” của tục ngữ.
Câu 3: (2 điểm) Viết đoạn ngắn (khoảng 10 dòng) giải thích vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt tên cho tác phẩm
của mình là “Sống chết mặc bay” ?
Câu 4: (5 điểm) Em hãy giải thích câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”




×