Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Báo cáo THAM QUAN NHẬN THỨC tại NHÀ máy xử lí nươc THẢI KHU CÔNG NGHIỆP KHAI QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
********

BÁO CÁO THAM QUAN NHẬN THỨC

Lớp: ĐH3CM1
Nhóm 3_ Thành viên:
1. Nguyễn Thị Thu Huyền
2. Trần Thị Hường
3. Trần Thị Hương Lan
4. Hà Thị Diệu Linh
5. Nguyễn Thị Cẩm Ly
6. Nguyễn Tiến Mạnh
7. Bùi Bình Minh
8. Bùi Thị Minh
9. Đỗ Trung Nam
2014 -2015


MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
Nước là khởi nguồn của sự sống trên trái đất, đồng thời cũng là nguồn để duy trì
sự sống. Sinh vật không có nước sẽ không thể sống nổi và con người nếu thiếu nước
cũng sẽ không tồn tại. Nước vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Con người
cần một lượng nước nhất định để duy trì cuộc sống nếu không sức khỏe sẽ bị ảnh
hưởng. Nhưng nước chúng ta uống hàng ngày có đảm bảo được là nước sạch không?
Sự cần thiết của nước sạch đối với đời sống con người như thế nào? Vì sao nước và
môi trường bị ô nhiễm? Nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? Nước


quan trọng như thế nào đối với con người? Khi đời sống xã hội tăng cao cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thì nguồn nước vốn đã khan hiếm nay lại ngày
càng thiếu trầm trọng hơn, con người đang thực sự đối mặt với nguy cơ thiếu nước
trong tương lai không xa và vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết.Nguồn nước
nhiễm bẩn là một nguy cơ khác cũng vô cùng nguy hiểm: chất thải, chất hữu cơ khó
hòa tan cùng với sự ô nhiễm đã khiến nguồn nước sạch ngày càng trở nên quý hiếm và
khó sản xuất.Nếu không có các biện pháp xử lý nguồn nước tích cực, con người sẽ
phải liên tục đối mặt với dịch bệnh, độc tố và tuổi thọ sẽ không thể kéo dài.Trẻ em nếu
bị nhiễm độc hoặc dịch bệnh sẽ khiến tương lai của thế giới không thể bền vững.
Trong các môn học như độc học môi trường hay cơ sở công nghệ môi trường đã giúp
cho các sinh viên môi trường như chúng em hiểu được một phần nào về các tác động
của môi trường, đặc biệt là môi trường nước đã, đang và sẽ tác động như thế nào tới
đời sống của con người. Nhưng môn học tham quan nhận thức này đã giúp chúng em
được chứng kiến trực tiếp quy trình xử lý nước sạch; thấy tận mắt được mức độ nước
thải đang được thải qua từng ngày ở các khu công nghiệp và quy trình xử lý nước thải
đó để thải ra môi trường sống. Chuyến đi tham quan thực tế ở Công ty cổ phần nước
sạch Vĩnh Phúc và Nhà máy xử lí nước thải khu công nghiệp Khai Quang ( Vĩnh Yên,
Vĩnh Phúc) đối với sinh viên môi trường nói chung và những kỹ sư công nghệ môi
trường tương lai như chúng em rất có ích. Đây là dịp để chúng em tiếp cận nhiều hơn
với thực tế, so sánh với kiến thức đã được học ở trên lớp cũng như bổ sung thêm kiến
thức còn thiếu trong quá trình học tập. Đồng thời áp dụng một phần từ thực tế, đưa ra
các nhận định đã được biết vào các bài tập lớn, đồ án ở trên lớp để đánh giá mức độ ô
nhiễm và đề ra các phương án tích cực hơn để góp một phần công sức nhỏ bé vào việc
bảo vệ môi trường sống hiện nay.
Nhờ sự giúp đỡ của trường và thầy cô khoa môi trường – Trường Đại Học Tài Nguyên
và Môi Trường Hà Nội và sự giúp đỡ nhiệt tình và chấp thuận của các cơ quan, nhà
máy như Công ty cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc và Nhà máy xử lí nước thải khu công
1



nghiệp Khai Quang mà chúng em đã có buổi tham quan thực tế trong ngày 27/5/2015
vô cùng bổ ích.
Chúng em xin cảm ơn thầy Mai Văn Tiến, Mai Quang Tuấn, cô Lương Thanh Tâm,
Nguyễn Thị Bình Minh đã đồng hành cùng chúng em trong suốt chuyến tham quan
này.
Mục đích
Với mục đích góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và ý thức tự học cho sinh viên,
tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với môi trường thực tế, có cơ hôi áp
dụng những điều đã học vào thực tiễn, chuẩn bị hành trang vào việc định hướng xác
định tương lai. Vì vậy nhà trường đã tổ chức chương trình thực tập này cho sinh viên.
Nhờ chuyến tham quan này, sinh viên đã được tìm hiểu về:
-

Công nghệ xử lí nước thải tiên tiến

-

Quy trình vận hành xử lí nước thải và nước sạch

-

Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của công nghệ cấp nước sạch và xử lí nước
thải

Phương pháp
• Thời gian: 27/5/2015
• Nội dung:
-

Tham quan công ty cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc


-

Tham quan nhà máy xử lí nước thải khu công nghiệp Khai Quang

Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015.
NHÓM 3 – ĐH3CM1

2


PHẦN 1: CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH VĨNH PHÚC.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
I. Lịch sử hình thành và phát triển:
Tiền thân là Xí nghiệp Cấp nước Mê Linh trực thuộc Công ty Cấp nước Vĩnh
Phú, ngày 25 tháng 11 năm 1996 Công ty Cấp nước Mê Linh được thành lập theo
Quyết định số 2388/QĐ-UB của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phú với tổng
nguồn vốn kinh doanh là 3.800.000.000 đồng.
Ngày 07 tháng 09 năm 1999, Công ty Cấp nước Mê Linh được đổi tên thành Công ty
Cấp thoát nước và Môi trường số II Vĩnh Phúc theo Quyết định số 2163/QĐ-UB của
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Với lợi thế là có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề có trình độ cao cùng
sự nỗ lực của Ban lãnh đạo Công ty, nên Công ty cấp thoát nước và môi trường số 2
Vĩnh Phúc đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình. Đến năm 2011 công ty được đổi
tên thành công ty cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc.
Công ty đã không ngừng đầu tư và phát triển các loại trang thiết bị và máy móc cho
phù hợp với Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, cung ứng nước sạch cho các cơ quan, hộ dân; Sửa
chữa, lắp đặt, thi công đường ống dẫn nước có đường kính tới Ф800 và hệ thống cấp
nước sạch; Thi công hệ thống cấp thoát nước, lắp đặt các thiết bị nội thất; Kinh doanh

vật tư thiết bị phụ vụ cấp thoát nước và môi trường.
Xử lý nước thải và chất thải rắn; Thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi vừa và
nhỏ, xây dựng công trình dân dụng;
Tư vấn, thiết kế hệ thống cấp, thoát nước và môi trường; Kinh doanh dịch vụ bể bơi,
nhà nghỉ.
II.Các thành tựu đạt được:
Năm 2004: UBND tỉnh Vĩnh Phúc tặng Bằng khen đơn vị đã có nhiều thành tích trong
đổi mới quản lý nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
Năm 2005: Chủ tịch CLB Doanh nghiệp Vĩnh Phúc Tặng Giấy khen doanh nghiệp đã
có thành tích xuất sắc trong SXKD và XD CLB Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm
2003-2005.
3


Năm 2006: Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Tổng cục thuế tặng Giấy khen đã có thành tích chấp hành tốt các chính sách thuế năm
2006.

4


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THAM QUAN THỰC TẾ
I. Khái quát về một số khu vực tại nhà máy.
Sơ đồ vào nhà máy
Nước thô từ các giếng nước ngầm xung quanh nhà máy( 8 giếng quanh trạm xử
lý) - được dẫn ngầm vào khu xử lý trung tâm để xử lý các tạp chất có trong nước
(trong khu xử lý trung tâm có tháp làm thoáng cao - bể lắng đứng, bể lọc Fe,Mn - trạm
bơm cấp 2 - mạng lưới cấp nước).
1. Giếng nước ngầm
- Cung cấp nước thô cho nhà máy.

- Gồm 6 giếng với công suất thiết kế một giếng là 3500m 3/h. Công suất thực tế là
1700m3/h.
- Nước ngầm có chỉ tiêu đầu vào đối với 2 kim loại chính là: Đối với sắt là 1,5
mg/l, đối với mangan là 0,9 (mg/l).
2. Phòng thí nghiệm và hóa chất
- Chức năng: Xét nghiệm các chỉ tiêu nước ngầm đưa vào nhà máy để xử lý.
- Nước ở mạng lưới được đưa về xét nghiệm và nước thô từ các giếng nước ngầm.
- Chỉ tiêu xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Chỉ tiêu về kim loại nặng như sắt,
mangan, asen, các loại vi sinh vật.
- Phòng thí nghiệm phân tích mẫu nước sinh hoạt tuân thủ theo quy chuẩn QC-012009-BYT về chất lượng nước ăn uống.
- Trong ngành nước gồm có 3 nhóm chỉ tiêu: nhómA, nhóm B, nhóm C.
- Đối với các công ty nước chủ yếu xét nghiệm nhóm A gồm 15 chỉ tiêu:
1. Hàm lượng Sunphat (mg/l)
2. Hàm lượng Nitrit (mg/l)
3. Hàm lượng Nitrat (mg/l)
4. Hàm lượng Mangan tổng số (mg/l)
5. Hàm lượng Fe tổng (mg/l)
5


6. Hàm lượng Clorua (mg/l)
7. Độ cứng tính theo CaCO3
8. Chỉ số Pecmanganat (mg/l)
9. Clo dư (mg/l)
10. pH
11. Độđục
12. Mùi vị
13. Màu sắc
14. Coliform tổng số (vi khuẩn/ 100ml)
15. E.coli hoặc coliform chịu nhiệt (vi khuẩn/ 100ml)

- Xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tuần do cơ sở cung cấp nước thực hiện.
- Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tháng do các cơ quan có thẩm
quyền thực hiện.
Trong nước ngầm chủ yếu là Fe và Mn.

3. Phòng trộn hóa chất
- Pha hóa chất để xử lý vi sinh vật trong bể chứa nước.
- Hóa chất trộn với nước là nước giaven.
6


4. Tháp làm thoáng cao tải
- Kích thước: 8 tháp mỗi tháp có đường kính là 0,9 chiều cao là 3,6.
- Nước từ nguồn được bơm từ trạm bơm cấp 1 lên tháp làm thoáng thông qua hệ
thống ống dẫn nước tại khu xử lý trung tâm. Ở đây gồm 5 ống dẫn nước thì 3 ống
dẫn nước từ các giếng lên tháp còn 2 ống dẫn nước từ hồ chứa nước lên tháp.
7


- Xử lý nước trong tháp: Tại đây không khí được đưa vào tháp, không khí đi
ngược chiều với chiều rơi của tia nước. Lượng không khí cấp vào từ 4 - 6 m 3 cho
1 m3 nước cần làm thoáng.
- Đây là phương pháp làm thoáng cưỡng bức.
- Tác dụng của tháp làm thoáng cao tải: Hòa tan oxy vào trong nước để cung cấp
lượng oxy cho quá trình oxy hóa sắt và mangan. Tại đây sắt từ Fe 2+ chuyển thành
Fe3+ và kết tủa.
Fe(HCO3)2 + O2

+ H2O


4 Fe(OH)3 + 8 H2O

- Mangan bị oxy hóa triệt để thành Mn3+ và Mn4+ và kết tủa dưới sự tác dụng của
vật liệu xúc tác.
- Sau khi nước được làm thoáng tại tháp làm thoáng cao tải sẽ được dẫn xuống bể
lắng đứng theo vách dẫn có lỗ thủng thiết kế kéo dài xuống dưới đáy của bể lắng
đứng.

5. Bể lắng đứng
- Mục đích của bể lắng là nhằm lắng cặn nước ,làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước
vào bể lọc để hoàn thành quá trình làm sạch nước. Trên thực tế, tùy thuộc vào
công suất và mục đích sử dụng mà sử dụng bể lắng khác nhau.

8


- Bể lắng giữ lại các tạp chất thô, không tan chủ yếu dạng hữu cơ trạng thái chìm nổi trên mặt nước.Trong xử lý nước ngầm chủ yếu là cặn lơ lửng và kết tủa vàng
sắt III.
- Trong hệ thống xử lý nước ngầm của khu công ngiệp Khai Quang, sử dụng bể
lắng đứng.
Cấu tạo
- Bể lắng đứng thường có mặt hình vuông hoặc hình tròn,được sử dụng cho trạm
có công suất nhỏ.
- Kích thước bể lắng đứng : 6*6*5,9m.
Nguyên lý hoạt động : nước chảy từ tháp làm thoáng (8 tháp) qua ống dẫn vào bể
lắng , nước chuyển động theo phương đứng từ dưới lên trên
- Sau khi làm thoáng xảy ra quá trinh oxy hóa tạo thành kết tủa Fe 3+ sẽ được lắng
đọng xuống dưới đáy bể, nước sạch bên trên được dẫn tiếp vào bể xử lý sắt.
- Trạm xử lý trung tâm có 3 bể lắng đứng để xử lý Fe3+ .
- Vệ sinh bể lắng đứng: Luôn phiên các bể theo quy trình rửa 2 bể còn 1 bể hoạt

động bình thường. Cặn tích lũy ở vùng chứa cặn được thải ra ngoài bằng ống vào
van xả cặn.

6. Bể lọc sắt
9


- Trạm xử lý trung tâm gồm 5 bể lọc sắt, đây là hệ thống bể lọc áp lực.
- Kích thước mỗi bể: 6,3*5,5*6,1.
- Vật liệu lọc là sử dụng là: Cát thạch anh kích thước hạt từ 0.7-1.6mm tác dụng
lọc cơ học loại bỏ cặn bẩn, huyền phù, cặn lơ lửng. Bề dày vật liệu lọc là 1,2mm.
- Nồng độ sắt trong bể là 1,5 mg/m3.
- Cấu tạo bể lọc: theo chiều thẳng đứng mỗi bể được chia làm 3 tầng:
• Phần trên cùng là phần nước dâng vào bể.
• Tầng giữa chứa vật liệu lọc (1,2m).
• Tầng cuối cùng là hệ thống thu nước lọc (cao 2,4m).

- Quá trình lọc diễn ra như sau: Nước được bơm từ bể lắng đứng vào bể lọc sắt, ở
đây các cặn bẩn, Fe3+, Fe2+, ion oxy bám trên bám trên bề mặt vật liệu lọc. Sau khi
nước được lọc sắt thì tiếp tục được bơm vào bể lọc mangan.
- Vệ sinh bể lọc sắt trải qua 3 giai đoạn: (thực hiện 2 ngày 1 lần)
• Giai đoạn 1: Đóng van không cho nước cấp vào bể, hạ mực nước xuống đáy tới
vạch 20 cm
• Giai đoạn 2: Sục khí đánh tan lớp keo tụ, khí và nước trộn với nhau.
• Giai đoạn 3: Cung cấp nước để đẩy chất bẩn ra ngoài.

7. Bể lọc mangan
10



- Trạm xử lý trung tâm gồm 3 bể lọc mangan.
- Cấu tạo bể lọc:
Theo chiều ngang mỗi bể lọc có 3 ngăn, có 2 vách dẫn nước vào bể lọc.
• Hai ngăn ngoài có lớp vật liệu lọc là cát mangan, chiều dày lớp vật liệu khoảng
60mm. Ngăn giữa không chứa vật liệu lọc.
• Hai vách dẫn nước có thông các lỗ nhỏ để dẫn nước vào bể và có thiết bị điều
hòa lượng nước chảy vào bể.
Theo chiều thẳng đứng: mỗi bể chia làm 3 tầng : tầng dưới cùng là hệ thống thu
nước lọc (cao 1,2m); tầng giữa chứa vật liệu lọc (60mm); tâng trên cùng là phần
nước được dẫn vào bể lọc.
- Kích thước bể như sau: 6,3*3,3*8,5
- Nồng độ Mn vào bể là 0,9 mg/m3
- Vật liệu xử lý mangan sử dụng là: MnO và cát mangan kích thước hạt d= 11,2mm, có bề dày lớp vật liệu khoảng 60mm.
- Quy trình xử lý mangan trong nước: Nước được bơm vào bể nhờ hệ thống bơm
của trạm xử lý, dẫn nước qua 2 vách của bể và nước được chảy từ trên cao xuống
2 ngăn, các cặn mangan được hấp thụ trên bề mặt của vật liệu xử lý.
- Vệ sinh bể lọc: Ba ngày rủa một lần luôn phiên từng bể, làm sạch bề mặt của vật
liệu lọc

8. Bể chứa nước
- Bể chứa nước đặt ở vị trí sát trạm bơm cấp 2 và khu xử lý trung tâm.
11


- Cấu tạo bể chứa: Gồm 3 ngăn
• Ngăn thứ nhất: Ngăn chứa nước khi nước được xử lý qua bể lọc sắt và mangan
sẽ được bơm đến ngăn này.
• Ngăn thứ 2: Nước chảy xuống ngăn này và được trộn hóa chất để khử trùng tại
đây. Hóa chất gồm nước giaven( NaClO) để diệt các loại vi sinh vật gây bệnh
trong nước.

• Ngăn thứ 3: Nước được bơm sang ngăn thứ 3 để cung cấp nước cho trạm bơm
cấp hai. Cấp nước sinh hoạt cho người dân trong thị xã.
- Bể chứa có các ống thông khí để tạo ra áp lực cho bể chứa, và trên bề mặt bể có
đổ đất giảm sự thoát hơi nước và hóa chất sử dụng trong bể.

9. Trạm bơm nước cấp 2
- Chức năng: Phân phối nước sạch cho các hộ gia đình trong thị xã.
- Cấu tạo: Bao gồm 4 máy bơm với công suất công suất thiết kế là 20.000
(m3/ngày đêm), công suất thực tế là 17500(m3/ngày đêm).
- Trạm bơm nước cấp hai có cần trục để xử lý khi có sự cố cho máy bơm nước, có
hai công nhân trực thường xuyên tại trạm bơm, khi có sự cố thi có nhân viên kỹ
thuật của công ty xuống xử lý.
- Các chỉ tiêu đầu ra của nước sạch: Không phát hiện.
- Nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cho 15.000 hộ dân tại thị xã Phúc Yên tỉnh
Vĩnh Phúc.
12


II.Qúa trình vận hành công nghệ xử lí nước cấp.
Sơ đồ
nguồn nước

trạm bơm cấp 1

Tháp làm thoáng cao tải

bể lắng đứng

bể lọc sắt


bể lọc Mangan

bể chứa nước sạch

mạng lưói sử dụng

trạm bơm cấp 2

13


Cơ chế:
Nước ở dưới lòng đất được đưa lên bể làm thoáng nhờ trạm bơm cấp 1. Làm
thoáng là quá trình đầu của quá trình xử lí, là quá trình đưa không khí vào nước để loại
bỏ các chất khí hòa tan trong nước và oxi kim loại hòa tan trong nước, các hợp chất
hữu cơ dễ bay hơi trong nước và chủ yếu đưa Fe2+ về Fe3+.
Nước từ bể làm thoáng được đưa đến bể lắng đứng. Là quá trình làm sạch cơ bản của
quá trình xử lí nước. Nước cần xử lí được đưa vào bể và được giữ lại đó trong suốt quá
trình làm việc. Nhờ diện tích tiết diện bể lớn, tốc độ dòng chảy nhỏ mà quá trình xảy
ra trong bể gần như ở trạng thái tĩnh, dưới tác dụng của lực trọng trường các hạt cặn có
khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước sẽ tự động nắng xuống.
Nước chảy vào hệ thống trung tâm bể đi xuống dưới vào bể lắng: Nước chuyển động
từ dưới lên trên, căn dơi từ trên xuống đáy bể, nước đã lắng trong được thu vào máng
vòng bố trì xung quanh thành bể và đưa sang bể lọc.
Nước được đưa và bể lọc sắt, vật liệu lọc sắt bao gồm cát và thạch anh. Bể lọc sắt gồm
5 bể , quá trình rửa lọc gồm 3 giai đoạn.
-

Giai đoạn 1: đóng van không cho nước vào bể lọc, hạ xuống khảng 20cm tính
từ đáy bể


-

Giai đoạn 2: sục khí tới cát đánh tan lớp keo tụ, nước va đập với O2 tạo bọt khí
nổi lên, tăng khả năng lắng đọng của sắt.

-

Giai đoạn 3: cung cấp nước để đẩy chất bẩn.

Nước từ bể lọc sắt sau khi lọc tự chảy đến bể Mangan: vật liệu lọc MnO và cát Mn lấy
qua hẹ thống xử lí Mn để lấy lại Mn trong nước ( nếu chiều dài là 0,5m thì 1m 2 MnO
sẽ sử lí cho 10m3 nước/h).
Và cuối cùng nước được dẫn đến bể chứa, trong ngăn thứ hai của bể có trôn nước
Javen để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại trong nước. Trên bể chứa có đổ một lớp đất
nhằm giảm sự bay hơi của Clo và chống sự đẩy nổi khi bể chứa được đặt nằm dưới
mực nước ngầm.
Nước từ bể chứa được đưa vào mang lưới sử dụng nhờ trạm bơm cấp hai.

14


III. Đánh giá
Ưu điểm:
- Đảm bảo cung cấp nước sạch hợp vệ sinh đạt tiêu chuẩn y tế.
- Thiết bị lắp đặt theo công nghệ hiện đại.
- Giảm giá thành, chất lượng nước cao.
- Áp dụng quy trình chặt chẽ, thường xuyên bảo dưỡng để đảm bảo an toàn.
Nhược điểm:
- Năng suất hiệu quả không cao.

- Quy mô nhỏ.

15


PHẦN 2: NHÀ MÁY XỬ LÍ NƯƠC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP KHAI
QUANG (giai đoạn 2- công suất 4000m3/NĐ).
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
I. Khái quát về nhà máy
Hiện nay, Khu công nghiệp Khai Quang có 60 doanh nghiệp đang hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Hàng ngày, lượng nước thải công nghiệp thải ra từ các nhà máy rất
lớn. Để khắc phục tình trạng đó, Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc đã đầu
tư 7,5 tỷ đồng để xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Với công xuất 1.800m3 nước
thải/ngày đêm. Trước nhu cầu nguồn nước thải gia tăng, đầu năm 2010 công ty quyết
định lập dự án tiếp tục xây dựng giai đoạn II nhà máy với công xuất 4.000m3/ngày
đêm. Nâng tổng công xuất hoạt động lên 5.800m3/ngày đêm.
Tuy nhiên, trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, hàng ngày công ty chỉ xử lý
khoảng 2400 – 2600m3 nước/ngày đêm, tập trung chủ yếu ở các công ty như: Công ty
TNHH chính xác Việt Nam I, Công ty Vina Korea, Công ty TNHH Lâm Viễn….
Trong thời gian tới, công ty tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác bền vững
với tất cả các đối tác trong và ngoài nước, không ngừng nâng cao năng lực quản lý,
phát triển nguồn nhân lực, tiếp cận công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn nhu cầu xả thải
và xử lý nước thải của doanh nghiệp vì mục tiêu chung “Phát triển bền vững cùng môi
trường tương lai.
II.Hệ thống xử lý nước thải của Khu Công Nghiệp Khai Quang :
Công suất nhà máy xây dựng là 4000 m3/ngày đêm tuy nhiên công suất hiện đại đang
xử lý là 2800m3/ngày đêm đến 3000 m3/ngày đêm lưu lượng nước đầu vào là 100
m3/h.
Nguồn nhân lực gồm : 5 bảo vệ và 4 nhân viên kỹ thuật chia làm 2 ca.


16


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THAM QUAN THỰC TẾ
I. Giới thiệu một số khu vực tại nhà máy
1. Phòng điều hành

- Bên trong trung tâm điêu khiển là hệ thống điều khiển, ngoài ra có một phong
phân tích.
- Có chức năng điều khiển hệ thống một cách tự động bằng dây truyền máy móc
hiện đại.

2. Phòng hóa chất

17


- Hóa chất được sử dụng để xử lí nước thải bao gồm: phèn, PAC, axit, kiềm,
polime...
- Các hóa chất được vận hành bằng hệ thống trong phòng hóa chất được bơm trong
bể phản ứng.

3. Bể thủy sinh
- Quá trình xử lý đầu tiên nước thải của nhà máy được tập trung vào bể thủy sinh.
- Tại bể thủy sinh nước thải sẽ được loại bỏ các chất hay xử lý sạch nhờ vào bèo
tây hoặc các vi sinh vật phù du có trong bể.

4. Song chắn rác.

18



Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon, vỏ cây và
các tạp chất lớn có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và
thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt hoạt động ổn định. Song chắn rác thủ công thường
gây ra hiện tượng tắc do lượng rác thải quá nhiều nếu không thường xuyên lấy rác. Để
khắc phục hiện tượng này sử dụng hệ thống trục vớt hoặc máy nghiền rác. Trong
trường hợp nước thải công nhiệp, để khắc phục hiện tượng ứ, tắc, sau song chắn rác
chúng tôi sử dụng thêm rổ lọc rác làm bằng lưới lọc inox mịn cỡ từ 5 ÷ 1mm với tiết
diện lớn, cấu tạo như những tấm chắn nghiêng, kết hợp với hoạt động của máy rung.

5. Bể gom nước thải
Nước thải từ bể thủy sinh được bơm qua bể gom nước thải. Trước khi đi vào bể
gom nước sẽ đi qua song chắn rác.

6. Bể điều hòa.
19


- Nước từ bể gom chảy qua bể điều hòa.
- Dùng để duy trì sự ổn định của dòng thải, khắc phục những vấn đề vận hành do sự
dao động của lưu lượng dòng nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá
trình ở cuối dây chuyền xử lí.
Lợi ích
- Tại bể điều hòa người ta sục khí nhờ vào hệ thống bơm phân phối khí để tạo oxi
hòa tan trong nước.
- Hệ thống phân phối khí gồm 5 máy bao gồm : 2 máy bố và 3 máy to.
- Tuy có 5 máy nhưng trong thực tế chỉ có 1 máy chạy ( các máy này chay luân
phiên, máy này chạy thì máy kia nghỉ )
- Hai máy nhỏ sử dụng cho bể điều hòa còn 3 máy to sử dụng cho bể aeroten bên

cạnh hệ thống phân phối khí cà nhà hóa chất.
- Tại nhà hóa chất, hóa chất được pha trộn sau đó có sử dụng hệ thống bơm để
bơm hóa chất ra các bể xử lý.
- Các hóa chất được sử dụng như phèn, phèn nhôm, kiềm, axit, gia-ven, polime….
Hóa chất được bơm tự động vào bể phản ứng dựa theo độ pH của nước…

Hệ thống bơm phân phối khí.
7. Bể phản ứng, bể keo tụ, bể tạo bông
Bể phản ứng

20


Nước từ bể điều hòa sẽ được bơm qua bể phản ứng. Ở đây chúng ta có máy đo độ
pH để có thể bơm hóa chất vào cho phản ứng nhờ sự chênh lệch pH….

Bể keo tụ

Nước từ bể phản ứng được chuyển sang bể keo tụ rồi từ bể keo tụ tiếp tục chuyển
sang bể tạo bông.
Bể tạo bông

21


Bể tạo bông được sử dụng để nhằm tạo bông tất cả các chất bùn và nước sau đó
chuyển sang bể lắng hóa lý.
8. Bể lắng hóa lý (bể lắng cơ học)
- Nước đầu vào nhìn có thể thấy là đục và bẩn nhưng khi đến bể lắng hóa lý nước
có thể trong hơn.

- Tại đây các tạp chất và bùn được lắng xuống đáy bể.
- Bùn lắng dưới đáy bể này được vận chuyển về một bể chứa riêng (tại đây có hệ
thống bơm để để khuấy bùn và để có thể bơm bùn về phía bể chứa).

9. Bể Aeroxic (bể phản ứng yếm khí)

22


- Ở đây sẽ xảy ra qua trình phản ứng nhờ các vi sinh vật để xử lý nước thải dưới
điều kiện thiếu oxi.
10. Bể aeroten (bể phản ứng hiếu khí)

Aeroten hoạt động dựa trên các chủng vi sinh vật có khả năng oxi hóa và khoáng
hóa các chất hữu cơ có trong nước thải.
11. Bể lắng sinh học

23


×