Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ẢNH HƯỞNG của ô NHIỄM CHÌ tại LÀNG NGHỀ tái CHẾ CHÌ THÔNG ĐÔNG MAI, xã CHỈ đạo, HUYỆN văn lâm, TỈNH HƯNG yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.54 KB, 7 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM CHÌ TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ CHÌ THÔNG
ĐÔNG MAI, XÃ CHỈ ĐẠO, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN

Họ và tên

: Dương Ngọc Khánh

Mã sinh viên

: 1411070862

Lớp

: Đh4CM

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường


---------------------------------------------oOo--------------------------------------------Phụ lục:
1. Lời nói đầu
2. Tổng quan về thông Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên
-

Vị trí

-

Diện tích


-

Dân cư và lao động

-

Sự phát triển công nghiệp, khoa học

-

Chất thải chủ yếu

3. Thống kê chất gây ô nhiễm và tác động đến môi trường
4. Chất gây độc, ảnh hưởng đến sức khỏe con người
5. Ví dụ thực tế
6. Tài liệu tham khảo


1. Lời nói đầu:

Ngành công nghiệp, khoa học trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh hơn cùng
với các phương tiện, thiết bị ngày hiện đại ra đời, đời sống người dân trên toàn thế giới
được cải thiện. Nước Việt Nam ta cũng đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, đang tiến tới mục đích đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp. Cùng
với sự phát triển đó là sự phát triển của các ngành nghề trong nước. Các làng nghề truyền
thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối
với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, ở hầu hết các làng nghề hoạt động sản
xuất đều phát triển theo cơ chế tự phát, quy mô hộ gia đình, công nghệ sản xuất lạc hậu,
do đó đã tạo ra vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người
lao động, của cộng đồng dân cư sinh sống trong làng nghề.

Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về việc
phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”,
trong đó có làng nghề tái chế chì Đông Mai. Theo quyết định này, đến hết năm 2007 làng
nghề phải hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường, thực hiện di dời hoạt động tái chế
chì ra khỏi khu dân cư, xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Nhưng cho đến nay, việc xử lý
vẫn chưa được thực hiện một cách hoàn thiện.


2. Tổng quan về thông Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên:

Đông Mai nằm ở vị trí trung tâm của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Văn Lâm là
huyện có tốc độ công nghiệp hóa rất nhanh của tỉnh Hưng Yên. Trên địa bàn huyện hiện
tại có 115.64 ha đất khu công nghiệp (KCN) và rất nhiều các cơ sở sản xuất nằm ngoài
khu công nghiệp. Thông Đông Mai có khoảng 2.600 người dân sinh sống, tương đương
với khoảng 637 hộ gia đình. Sau khi nghề đúc đồng truyền thống bị mất thị trường, từ
những năm 1970, làng Đông Mai chuyển sang nghề tái chế chì từ các bình ắc quy hỏng
của các phương tiện xe cộ như xe motor và xe máy. Công việc tái chế chì được thực hiện
ngay tại các hộ gia đình, thay cho ở các xưởng sản xuất tập trung. Theo số liệu thống kê,
trong các năm sau năm 2000, làng nghề có hàng trăm xưởng tái chế chì hoạt động trong
khu dân cư.
Trên thực tế, sự phát triển của làng nghề Đông Mai đã góp phần quan trọng vào việc
phát triển kinh tế của địa phương; bởi ngoài việc tăng thêm thu thập cho người dân, còn
giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Cùng với sự phát triển đó, làng nghề Đông
Mai cũng đã tạo ra vấn đề ô nhiễm môi trường nước và đất khá nghiêm trọng. Nhằm mục
đích tập trung các hoạt động tái chế chì và di dời các hộ sản xuất ra khỏi làng Đông Mai,
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 491/QĐ-UB ngày
27/2/2010 về việc xây dựng “Cụm công nghiệp xã Chỉ Đạo”. Thực hiện Quyết định này,
phần lớn các hộ tái chế chì đã chuyển vào Cụm công nghiệp (CCN), giảm thiểu nguồn ô
nhiễm chì ở trong làng. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở tư nhân đang thực hiện các hoạt
động phá dỡ bình và nấu luyện chì ngay trong khu vực dân cư, gây ô nhiễm môi trường

và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân địa phương.
Nghề tái chế chì ở thôn Đông Mai có từ năm 1978, thời kỳ cao điểm thường xuyên có
25 lò mỗi ngày nấu trên 10 tấn chì, thải ra không khí hàng tấn khói bụi. Nguyên liệu nấu
chì là phế thải từ bình ắc qui như tấm cách điện và nước axít sau khi phá dỡ đổ bừa bãi,
vỏ bình để khắp đường làng ngõ xóm. Những ngày nắng nóng bụi chì và nước axít trong
các cống rãnh bốc mùi khét lẹt; khi trời đổ mưa thì chảy bừa bãi, ngấm vào lòng đất,
đọng đầy các ao hồ. Không khí trong thôn luôn ngợp trong khói bụi của chì.


3. Thống kê chất gây ô nhiễm và tác động đến môi trường:

Theo nghiên cứu của Đặng Thị An và cộng sự (2008) tại xã Chỉ Đạo thu được kết quả
về hàm lượng Pb tổng số trong đất ở các ruộng lúa là từ 964 ppm đến 7070 ppm, vượt xa
hơn 100 lần so với TCVN 7209:2002 (70 ppm). Chỉ tính riêng lượng Pb dễ tiêu trong đất
thì cũng đã vượt TCVN (Pb dễ tiêu từ 103 đến 757 ppm). Còn tại các ruộng rau muống
thì hàm lượng Pb tổng số trong đất từ 700 ppm đến 3500 ppm. Do đất bị ô nhiễm Pb quá
nặng nên hàm lượng Pb được cây hấp thụ cũng rất cao. Theo tác giả thì Pb trong gạo từ
1,9 ppm đến 4,2 ppm, so với tiêu chuẩn của Hội đồng Châu Âu (EC, 2001) đối với ngũ
cốc là 0,2 ppm thì gạo thí nghiệm đều vượt xa ngưỡng an toàn. Theo tính toán thì nếu ăn
gạo thu được từ những ruộng trên thì chỉ qua gạo thôi một người đã tiêu thụ lượng Pb cao
hơn mức an toàn 7 lần/ngày. Và nếu ăn rau muống hay dùng rau muống để nuôi lợn thì
nguy cơ bị ngộ độc Pb và các bệnh do Pb gây ra sẽ càng gia tang
Theo nghiên cứu của Cao Việt Hà, hàm lượng chì linh động lấy tại thông Đông Mai
lên tới con số báo động là 539,85 mg/ kg đất, vượt 10 – 13 lần so với QCVN 03/2008
BTNMT. Mẫu đất này lấy ở khoảng 1km tới nguồn phát thải. Như vậy, sự ô nhiễm chì ở
làng nghề này đã lan truyền đi tương đối xa. Nếu hàm lượng Pb này bị hòa tan vào nguồn
nước ngầm sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng và sức khỏe của người dân sinh
sống trên địa bàn lân cận.
Theo các nhà chuyên môn, hàm lượng chì thải ra ở Đông Mai quá lớn: trong nguồn
nước, mức trung bình là 0,77mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 7,7-15 lần. Ở nơi ao

hồ đãi và đổ xỉ hàm lượng là 3,278mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 32-65 lần. Do
bề mặt nước bị ô nhiễm, một số thực vật cũng bị ảnh hưởng.
Còn theo kết quả giám sát môi trường thôn Đông Mai mới đây của Viện Sức khỏe
nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế, nước tại các kênh và rãnh thoát nước có hàm lượng
chì cao hơn giới hạn cho phép 1.000 lần; không khí tại cộng đồng và nơi sản xuất tái chế
chì đều có hàm lượng chì cao hơn tiêu chuẩn cho phép trong đó 3/5 mẫu không đạt; đất
tại hộ gia đình và vườn trong thôn có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép 10-16;
rau có hàm lượng chì cao hơn giá trị giới hạn cho phép 1,3 lần.


4. Chất gây độc và ảnh hưởng đến con người:

Nguồn nước bị ô nhiễm các kim loại nặng, đặc biệt là chì (Pb) có ảnh hưởng rất lớn
tới sức khỏe con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng nguồn nước
nhiễm một lượng chì lớn và trong thời gian dài có thể khiến một người bị nhiễm độc và
thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Chúng ta cùng phân tích một số tác
hại không thể không kể đến của chì đối với sức khỏe:
+

Đối với trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn. chì tích tụ ở

xương, cản trở chuyển hóa Canxi bằng cách kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D, gây độc
cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên. Đặc biệt, chì gây tác động mãn
tính tới phát triển trí tuệ. Ngộ độc chì còn gây ra biến chứng viêm não ở trẻ em.
+ Chì tác động lên hệ thống enzyme vận chuyển hiđro gây nên một số rối loạn
cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Tùy theo mức độ
nhiễm độc có thể gây ra những tai biến, nếu nặng có thể gây tử vong.
+ Với những phụ nữ có thai thường xuyên tiếp xúc với chì khả năng sẩy thai
hoặc thai nhi chết sau khi sinh là rất lớn
+ Chì có tác dụng rất độc hại cho cơ thể con người và có thể gây ra một số bệnh

kinh niên, mãn tính, ví dụ như bệnh thận hay bệnh thần kinh
Do nhiễm độc từ nước và khí thải của chì, có thời kỳ cả thôn Đông Mai có hơn 50%
số người bị đường ruột, tá tràng, đau dạ dày; 30% mắc bệnh đường hô hấp, đau mắt;
100% số người trực tiếp nấu chì đều bị nhiễm độc chì trong máu. Đáng buồn hơn đã có
hơn 40 người bị tàn tật nặng do ảnh hưởng của bụi và khói chì; trong đó có hơn 20 trẻ em
bị viêm não, với các di chứng ngớ ngẩn, thọt chân, mù mắt, bại liệt... Một số gia đình có
2-3 con bị não dị dạng, có cháu đã thiệt mạng, nhiều cháu nhiễm chì trong máu, hàng
tháng phải đi lọc chì rất tốn kém. Theo phân tích từ cơ thể những người bị nhiễm độc chì,
hàm lượng chì trong nước tiểu từ 0,25 -0,56 mg/l; trong máu 135 mg/l, vượt 1,5 lần mức
cho phép.

5. Ví dụ thực tế về ảnh hưởng của chì tại thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng yên:


Theo bà Nguyễn Thị Liên Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế)
kết quả khám sức khỏe cho người dân và trẻ em làng nghề cho thấy có tới hơn 65% trẻ
em làng nghề Đông Mai bị nhiễm chì ở mức độ phải điều trị thải độc. Cụ thể trong 317
trẻ được khám có 207 trẻ bị nhiễm độc chì ở mức độ từ 10- 44,9 mcg/dl.
Với 207 trẻ em trong làng bị nhiễm độc chì, Bộ Y tế giao cho bệnh viện Bạch Mai
phối hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên, bệnh viện đa khoa Phố Nối để chuyển giao
kỹ thuật điều trị thải độc chì cho các cháu, ưu tiên các cháu nhiễm độc nặng điều trị
trước. Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết, Bộ đã đưa loại thuốc có tác dụng thải độc chì vào
danh mục thuốc BHYT và đang được nhập về Việt Nam.
6. Tài liệu tham khảo:
-

Đặng Thị An, Trần Quang Tiến (2008), “Ô nhiễm Chì và Cadimi trong đất
nông nghiệp và một số nông sản ở Văn Lâm, Hưng Yên”, Tạp chí Khoa
học đất, số 29, 2008.


-

Trần Thị Dung (2014), “Đánh giá hiện trạng và đề xuất phuong án xử lý ô
nhiễm chì trong đất tại làng nghề tái chế chì thông Đông Mai, xã Chỉ Đạo,
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”, luận văn thạc sỹ khoa học, 2014.

-

Cao Việt Hà (2012), “Đánh giá tình hình ô nhiễm chì và đồng trong đất
nông nghiệp huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí Khoa học và Phát
triển 2012, tập 10, số 4: 648-653.

-

Tác hại của chì tới sức khỏe con người, italisa.vn

-

“Ô nhiễm môi trường ở làng nghề Đông Mai trầm trọng nhất tỉnh Hưng
Yên”, Cổng thông tin điện tử Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.

-

“Hưng Yên: phát hiện 1 làng nghề có 65% trẻ em bị nhiễm độc chì”,
bogiaothong.vn.




×