Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tiểu luận KHAI THÁC sử DỤNG NGHÀNH THỦY sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.39 KB, 41 trang )

MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, từ sau khi đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, kinh tế
đất nước đã có những bước phát triển vượt bậc. Cùng với chiến lược kinh tế hội nhập
và phát triển do Nhà nước đặt ra, thương mại quốc tế trở thành một bộ phận quan trọng
có vai trò quyết định đến sự phát triển của quốc gia. Vì vậy việc đẩy mạng giao lưu
thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu hàng hoá dịch vụ nói riêng là mục tiêu
phát triển kinh tế hàng đầu của nước ta. Đối với một nước đang phát triển, có sự khan
hiếm về vốn để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc phát triển
các ngành kinh tế tận dụng được lợi thế vốn có của quốc gia là một điều vô cùng quan
trọng. Trong những năm qua ngành thuỷ sản nước ta đã khẳng định được lợi thế và vị
trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Với việc đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, tận
dụng được điều kiện tự nhiên xã hội đất nước, ngành thuỷ sản đã có sự phát triển to
lớn, hàng năm đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ tệ lớn phục vụ tái đầu tư thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu-thành công lớn nhất của
ngành thuỷ sản. Xuất khẩu thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khai thác, nuôi
trồng, chế biến và các dich vụ hậu cần khác của ngành. Như vậy xuất khẩu đóng một
vai trò rất quan trọng đối với ngành thuỷ sản. Để hiểu rõ hơn về xuất khẩu thuỷ sản –
những cơ hội và thách thức- Thông qua việc nghiên cứu và phân tích các tài liêuụ và
số liệu thống kê của ngành thuỷ sản và xuất khẩu thuỷ sản để thấy đượct hực trạng của
ngành từ đó có nhưng giải pháp nhằm phát triển và nâng cao vai trò của xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam.

Thủy Sản VN

1


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỊ TRÍ ĐIỀU KIỆN NGHÀNH THỦY SẢN VN
1 Vị trí địa lý.


Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ở vị trí trung tâm khu vực
Đông Nam Á và ở bờ biển phía Tây Thái Bình Dương. Phần đất liền kéo dài đến 15 vĩ
tuyến, từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần
rộng nhất trên đất liền là 500 km; nơi hẹp nhất là 50 km. Diện tích đất liền là 331.212
km2, phần lãnh hải và đặc quyền kinh tế khoảng 1.000.000 km 2. Hải phận của Việt
Nam giáp với Trung Quốc, Philipin, Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Căm phu chia và
Thái Lan.
Việt Nam là cửa ngõ phía Đông vươn ra biển của các nước vùng bán đảo Đông Dương
và cũng là nơi hội tụ nhiều thuận lợi cho giao thương bằng đường biển với các nước
trên thế giới. Đặc biệt hơn cả, Việt Nam nằm giáp phía Nam Trung Quốc- một quốc
gia với trên 1,3 tỷ dân đang là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới,
đồng thời là thị trường tiêu thụ thủy sản có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới. Tại
biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc, các cửa khẩu thuộc các tỉnh Lào Cai (Hà
Khẩu), Lạng Sơn (Tân Thanh) và Quảng Ninh (Móng Cái) là những nơi hoạt động
xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam theo con đường tiểu ngạch sang Trung Quốc diễn ra
sôi động.
2 Điều kiện.
2.1 Điều kiện tự nhiên.
Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km,
từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần biển Đông thuộc chủ
quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và
quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000
hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo
Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Tây - Nam và Nam
có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
Vùng biển Việt Nam được đánh giá là không giàu nguồn lợi hải sản, quần đàn nhỏ,
mức phong phú trung bình, càng ra xa mật độ càng giảm và nguồn lợi sản càng nghèo.

Thủy Sản VN


2


Mặt khác, nguồn hải sản là đa loài, tỷ lệ cá tạp cao. Thực tế đánh bắt cho thấy ở biển
miền Bắc, tỷ lệ cá có thể CBXK trong sản lượng khai thác ngoài khơi chỉ đạt 5-15%; ở
biển miền Trung chỉ có một số loài cá nổi lớn và mực có thể CBXK; biển Đông và Tây
Nam Bộ tỷ lệ này cũng chỉ đạt 20-30%. Tỷ lệ cá dùng trực tiếp cho nhu cầu thực
phẩm trong nước chỉ đạt khoảng 50% ở biển Bắc và Trung Bộ, và 40% ở vùng biển
Đông và Tây Nam Bộ. Lượng cá tạp trung bình chiếm 40%. Điều kiện tự nhiên này đã
hạn chế nguồn cung cấp hải sản quý giá cho phát triển công nghiệp CBXK và tiêu thụ
nội địa.
2.2 Điều kiện khí hậu thời tiết
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam
được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm
tương đối trung bình cả năm là 84%. Lượng mưa hàng năm từ 1.200 đến 3.000 mm; số
giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ dao động từ 5°C đến 37 °C.
Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, và nằm ở rìa phía Đông Nam của
phần lục địa châu Á, giáp với biển Đông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu
gió mùa. Khí hậu Việt Nam chia thành ba miền chủ yếu:
- Miền Bắc Việt Nam (gồm TDMNBB và ĐBSH): Có khí hậu nhiệt đới gió mùa với
bốn mùa xuân, hè, thu, đông rõ rệt. Mùa xuân miền Bắc bắt đầu từ tháng 2 cho đến hết
gần tháng 4. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, vào mùa này nhiệt độ trong ngày khá
nóng và mưa nhiều. Tháng nóng nhất thường là vào tháng 6. Tháng 5 đến tháng 8 là
tháng có mưa nhiều nhất trong năm. Mùa thu chỉ vẻn vẹn trong hai tháng 9 và 10
thường là trời trong xanh, không khí mát mẻ. Mùa đông thường vào tháng 11 đến
tháng 2 năm sau, mùa này khí hậu lạnh và hanh khô.
- Miền Trung Việt Nam: Được chia ra làm hai vùng khí hậu là BTB và vùng khí hậu
DHNTB.
Vùng BTB và vùng Bắc đèo Hải Vân: về mùa đông do bị ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc cộng thêm bị dãy núi Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây (dãy Phong

Nha – Kẻ Bàng) và phía Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch chắn ở cuối hướng gió,
nên vùng này lạnh nhiều vào mùa đông và thường kèm theo mưa nhiều. Do gió mùa
thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, nên thời tiết ở đây
hơi khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc trong cùng thời điểm mùa đông. Vào

Thủy Sản VN

3


mùa hè, do không còn hơi nước từ biển vào, thịnh hành là gió mùa Tây Nam hay còn
gọi là gió Lào gây ra thời tiết khô nóng (có khi tới > 40°C, độ ẩm không khí thấp).
Vùng DHNTB: Là vùng đồng bằng chạy dài ven biển Nam Trung Bộ, phía Nam đèo
Hải Vân. Ở khu vực này nắng nóng quanh năm.
- Miền Nam Việt Nam: Gồm khu vực Tây Nguyên và ĐNB và ĐBSCL. Miền này có
khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (mùa mưa từ
tháng 4-5 đến tháng 10-11, mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau). Quanh
năm, trong vùng có nền nhiệt độ cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.
Tính chất nhiệt đới gió mùa nêu trên có ảnh hưởng sâu sắc tới nhịp điệu mùa vụ
sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng, ngoài ra tính chất mùa vụ cũng
ảnh hưởng sâu sắc tới mùa vụ cung cấp nguyên liệu cho CBTS từ khai thác và nuôi
trồng.
Ngoài ra, khi vào mùa mưa thường kèm theo các trận bão, lũ hoặc nước triều dâng,
phá hỏng ao đầm và các công trình thủy lợi phục vụ NTTS, gây đắm hỏng tàu bè và
ngập lụt các cơ sở CBTS ở các nơi úng trũng.
Nhờ nắng nóng quanh năm, nên khu vực từ đèo Hải Vân trở vào có thể NTTS quanh
năm, cung cấp nguyên liệu cho chế biến của các vùng từ phía Nam đèo Hải Vân trở
vào. Đặc biệt, có vùng ĐBSCL rộng lớn đã trở thành nơi cung cấp chính nguyên liệu
thủy sản từ nuôi trồng cho CBXK từ hàng chục năm qua.
3 Phân bố các vùng phát triển

Căn cứ vào đặc điểm sinh thái có thể chia Việt Nam thành 6 vùng :
- Trung du và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB).
- Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)
- Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (BTB&DHMT) .
- Tây Nguyên (TN).
- Đông Nam Bộ (ĐNB).
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
3.1 Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên
Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

Thủy Sản VN

4


Vùng này có điều kiện sinh thái thích hợp với nuôi trồng các giống loài thủy sản cận
nhiệt đới và ôn đới; có điều kiện cho phát triển nuôi hồ chứa, hồ tự nhiên, ao hồ nhỏ
phù hợp với các loại hình nuôi quảng canh và bán thâm canh, nuôi lồng bè trên sông,
hồ chứa và nuôi nước chảy. Tuy nhiên, với các đối tượng và loại hình nuôi như vậy chỉ
có thể cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ tươi sống, chứ không thể tạo nguồn nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến.
3.2 Vùng Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh,
Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định,
Ninh Bình.
Do ảnh hưởng khí hậu, nguồn lợi hải sản nghèo, khoa học công nghệ trong nước phục
vụ cho nuôi trồng chưa phát triển, nên đã không tạo ra được nguồn nguyên liệu thủy
sản đủ cho công nghiệp chế biến trong vùng có thể phát triển.
3.3 Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Vùng Bắc Trung Bộ (các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên - Huế) và Duyên hải miền Trung (tp.Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận). Khối núi
Bạch Mã - nơi có đèo Hải Vân, được coi là ranh giới tự nhiên giữa hai vùng trên. Đây
lại là vùng thuận lợi cho phát triển giống thủy sản mặn lợ. Mặc dù vậy, nguyên liệu
cung cấp cho CBTS trong vùng vẫn còn thiếu hụt rất nhiều so với nhu cầu.
3.4 Vùng Tây Nguyên
Vùng Đông Nam Bộ gồm có: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước,
Đồng Nai, Tây Ninh và Tp. Hồ Chí Minh. Đây là vùng có tốc độ tăng dân số cơ học
cao nhất nước do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác.
Vùng ĐNB có ưu thế phát triển nuôi cả các đối tượng mặn, ngọt và lợ. Ngoài ra, trong
vùng có tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi có các cảng cá Cát Lở, Lộc An và Côn Đảo và
các bến cá, với vị trí địa lý thuận lợi đã trở thành nơi tập trung các tàu đánh bắt hải sản
xa bờ về cập cảng để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp CBTS trong vùng. Trong
vùng có 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, mặc dù không phải là tỉnh ven biển, nhưng
do ưu thế nằm gần Tp. Hồ Chí Minh, có cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện và là

Thủy Sản VN

5


những tỉnh có cơ chế thu hút đầu tư tốt nên ở đây đã hình thành điểm hấp dẫn cho đầu
tư cơ sở CBXK và các kho lạnh thương mại để bảo quản nguyên liệu và sản phẩm
thủy sản xuất khẩu.
3.5 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng ĐBSCL gồm 13 tỉnh và thành phố, trong đó có 8 tỉnh ven biển (Long An, Tiền
Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang) và 5 tỉnh nội
đồng (Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang). Toàn vùng ĐBSCL
có địa hình hình lòng chảo, cao dần ra phía biển. Nơi cao nhất là 1,8m ở các giồng cát

cửa sông, đa số có địa hình thấp chỉ khoảng 0,25 đến 0,4 m, vì vậy thủy triều có thể
vào sâu trong đất liền, thuận lợi cho phát triển NTTS nước lợ.

Thủy Sản VN

6


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG NGHÀNH THỦY SẢN VN
1 Khai thác biển
1.1 Nguồn lợi hải sản . Trữ lượng khai thác
Cá biển có 2.038 loài với 4 nhóm sinh thái chủ yếu: nhóm cá nổi 260 loài,
nhóm cá gần tầng đáy 930 loài, nhóm cá đáy 502 loài và nhóm cá san hô 304 loài.
Nhìn chung nguồn lợi cá biển có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc
độ tái tạo nguồn lợi cao. Cá biển ở vùng biển VN thường sống phân tán, ít kết đàn; nếu
có kết đàn thì kích thước đàn không lớn. Tỉ lệ đàn cá nhỏ (có kích thước dưới 100 m2)
chiếm tới 82% tổng số đàn cá, các đàn cá vừa (200 m2) chiếm 15%, các đàn cá lớn
(trên 1.000 m2) chỉ chiếm 0,1%. Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ
chiếm 68%, các đàn cá mang tính đại dương chỉ chiếm 32%. Trong đó:
-130 loài có giá trị thương mại, 30 loài thường xuyên được đánh bắt.
Trữ lượng: 4,2 triệu tấn, sản lượng khai thác tối đa bền vững (maximum sustainable
yield, MSY): 1,7 triệu tấn/năm. Sự phân bố trữ lượng cá ở các vùng biển như sau:
- Vịnh Bắc bộ: trữ lượng 681.200 tấn, khả năng cho phép khai thác 272.500 tấn/năm;
- Vùng biển miền Trung: trữ lượng 606.400 tấn, khả năng cho phép khai thác 242.600
tấn/năm;
- Vùng biển Ðông Nam bộ: trữ lượng 2.075.900 tấn, khả năng cho phép khai thác
830.400 tấn/năm;
- Vùng biển Tây Nam bộ: trữ lượng 506.700 tấn, khả năng cho phép khai thác
202.300 tấn/năm.

Giáp xác có 1640 loài, quan trọng nhất là các loài trong họ tôm he, tôm hùm,
cua biển.
Khả năng khai thác 50.000-60.000 tấn/năm.
Nhuyễn thể có trên 2500 loài, quan trọng nhất là mực, sò, điệp, nghêu, v.v.
Khả năng khai thác mực 60.000-70.000 tấn/năm, nghêu 100.000 tấn/năm.
Rong biển có trên 650 loài, có 90 loài có giá trị kinh tế, trong đó rau câu, rong mơ có
ý nghĩa lớn.
Trữ lượng rau câu, rong mơ khoảng 45.000-50.000 tấn tươi/năm.

Thủy Sản VN

7


Bên cạnh đó còn nhiều đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, ngọc trai, vv.
Nhìn chung nguồn lợi TS ven bờ (dưới 30 m sâu nói chung và 50 m ở vùng biển miền
Trung) bị lạm thác trong khi nguồn lợi TS xa bờ còn lớn nhưng chưa khai thác hết.

1.2 Năng lực tàu thuyền
Năm 2003 cả nước có 83.122 chiếc tàu thuyền máy với tổng công suất 4,1 triệu
CV; đến năm 2005 có 90.880 chiếc tàu thuyền máy với tổng công suất 4,722 triệu CV.
Năm 2007, cả nước có 86.502 tàu lắp máy. Năm 2013, cả nước có khoảng 3.700 tổ,
đội với khoảng 22.000 tàu cá tham gia/140.000 lao động; trên 30 nghiệp đoàn nghề cá
quy mô lớn; 4/28 tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án tổ chức lại khai thác thủy
sản.
Số tàu lắp máy lớn hơn 90 sức ngựa đã tăng mạnh từ hơn 19 nghìn chiếc của năm
2009 lên 27 nghìn chiếc trong năm 2013, mức tăng 42%. Số lượng tàu đánh bắt xa bờ
cũng tăng mạnh đáp ứng nhu cầu chủ động đầu tư sản xuất theo hướng vươn khơi hoặc
chuyển đổi nghề nghiệp của ngư dân do nguồn lợi ven vờ và vùng lộng có dấu hiệu
suy giảm. Được biết, tính đến ngày 10/12/2013, cả nước có hơn 117 nghìn tàu cá,

trong đó tàu cá đã đăng ký hơn 116 nghìn chiếc, chiếm 99% số tàu cá. Số tàu đăng
kiểm chiếm 95% trong tổng số tàu với khoảng 58 nghìn chiếc.
Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

CẢ NƯỚC

1385,1


1613,3

1947,5

2192,9

2641,8

2801,1

3046,9

3051,7

3342,1

3721,7

4498,7

59,3

60,4

99,2

118,0

113,0


108,5

108,0

105,5

111,7

112,4

117,4

338,7

498,3

590,9

645,9

821,9

853,5

931,4

1036,6

1190,1


1468,5

1668,6

36,3

220,9

293,7

328,5

421,6

437,1

480,1

343,2

300,8

314,3

693,0

905,9

833,7


963,7

1100,4

1285,3

1402,0

1527,4

1566,4

1739,5

1826,5

2019,7

Đồng bằng sông
Hồng

201

201

1

2

2013


Bắc Trung Bộ vá
Duyên hải miền
Trung
Đông nam Bộ
Đồng bằng sông
Cửu Long

Tổng công suất các tàu (nghìn CV) đánh bắt hải sản xa bờ phân theo địa phương

Thủy Sản VN

8


Nghề khai thác ở nước ta rất đa dạng phong phú với qui mô cũng như tên gọi.
Theo thống kê chưa đầy đủ, có trên 20 loại nghề khai thác hải sản khác nhau được xếp
vào 6 họ nghề chủ yếu (theo số lượng tàu khai thác): nghề lưới kéo (34,2%), nghề lưới
vây (21,1%), nghề lưới rê (20,4%), nghề mành vó (5%), nghề câu (17,3%), nghề khác
(2%).

1.3 Cảng cá
Ðến năm 2005, VN có 63 cảng cá và 51 bến cá.
Các tỉnh phía Bắc có bến cá, chỉ một số có cảng cá [C.ty Hạ Long (200 m), Vật Cách
(203 m), Cửa Cấm 980 m)];
55% của 70 cửa sông ở các tỉnh miền Trung được sử dụng như bến cá
trong đó có 9 cảng cá;
- Các tỉnh phía Nam có nhiều cảng cá lớn; trong đó 2 ở Tp. Hồ Chí Minh, 2 ở Bà RịaVũng Tàu và 1 ở Kiên Giang;
- Trong thời gian gần đây Bộ TS (cũ) đã đầu tư để xây dựng nhiều cảng cá mới trong
khắp cả nước.

1.4 Sản lượng khai thác
a.Khai thác nội địa
- 1,7 triệu ha thủy vực nội địa
- 230 hồ tự nhiên và đầm phá với diện tích 34.600 ha, năng suất của hồ 250
kg/ha.năm;
- 2.500 hồ chứa nhân tạo với diện tích trên 400.000 ha, năng suất của hồ 17 kg/ha.năm
ở các tỉnh phía Bắc và 30-65 kg/ha.năm ở các tỉnh phía Nam;
- 2.360 sông trong đó có 100 sông lớn, năng suất của sông 8-10 kg/ha.năm ở các tỉnh
phía Bắc và 135-150 kg/ha.năm ở các tỉnh phía Nam;
- 580.000 ha ruộng lúa nước, trong đó 12% thuộc ÐB sông Hồng và 88%
thuộc ÐB sông Cửu Long; 20% ÐB sông Hồng và với tỉ lệ nhỏ hơn ÐB sông Cửu
Long bị ngập vào mùa mưa.
- Có 544 loài cá nước ngọt, trong đó 243 loài cá ở các sông miền Bắc, 134 loài ở miền
Trung và 255 loài ở miền Nam, chỉ có 70 loài có giá trị kinh tế.
- Có 186 loài cá nước lợ mặn, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế như cá
song (cá mú), cá hồng, cá tráp, cá vược (cá chẽm), cá măng, cá cam, cá bống, cá bớp,

Thủy Sản VN

9


cá đối, cá dìa.
- Có 700 loài động vật không xương sống trong đó 55 loài giáp xác, 125 loài
hai mãnh vỏ và chân bụng.
- Phần lớn các ngư cụ khai thác là ngư cụ tĩnh. Một số ngư cụ động (lưới cào,
lưới bén, lưới kéo) được sử dụng ở các sông lớn, đặc biệt các chi lưu sông Cửu Long.
Khai thác cá nội địa cũng được thực hiện bởi một số lượng lớn các ngư dân bán
chuyên nghiệp.
- Những số liệu có được cho thấy sản lượng này giảm đáng kể trong vòng 15-20 năm

qua.
b.Khai thác biển
Sản lượng khai thác (nghìn tấn) phân theo nghành hoạt động
2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

201
1

201
2


2013

1660,9

1724,8

1802,6

1856,1

1940,0

1987,9

2026,6

2074,5

2136,4

2280,5

2414,4

2502,
5

2600


2730

1419,6

1481,2

1575,6

1647,1

1733,4

1791,1

1823,7

1876,3

1946,7

2091,7

2220

2300

2400

2474,5




1075,3

1120,5

1189,6

1227,5

1333,8

1367,5

1396,5

1433,0

1475,8

1574,1

16627

1791,
9

Khai
thác
nội địa


241,3

243,6

227,0

209,0

206,6

196,8

202,9

198,2

189,7

188,8

194,4

202,5

TỔNG
SỐ
Khai
thác
biển


Thủy Sản VN

10

200

187,3


- Tổng sản lượng thủy sản đánh bắt năm 2007 là 2.074,5 nghìn tấn. Tổng sản lượng
thủy sản đánh bắt năm 2010 là 2,707 triệu tấn (tăng 5,4% so với năm 2009). Sản lượng
thuỷ sản khai thác cả năm ước đạt 2,73 triệu tấn, tăng 3,9% so với năm 2012, trong đó
khai thác biển ước đạt 2,53triệu tấn, tăng 3,8%.

1.5 Vấn đề của khai thác thủy sản
- Chương trình đánh bắt hải sản xa bờ không hiệu quả
- Năm 1997, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về Chương trình đánh bắt
hải sản xa bờ (CTĐBHSXB) theo Quyết định số 274/TTg ngày 28/4/1997.
-Đánh cá xa bờ tạm thời quy định là đánh cá ở vùng biển được giới hạn bởi đường
đẳng sâu 30 mét từ bờ biển trở ra đối với vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Đông và Tây
Nam Bộ, Vịnh Thái Lan, và đường đẳng sâu 50 mét từ bờ biển trở ra dối với vùng biển
miền Trung. Tàu đánh cá xa bờ là tàu có lắp máy chính công suất từ 90 CV trở lên.
- Đây là chương trình được Nhà nước đầu tư cho các tổ chức và cá nhân vay vốn tín
dụng với lãi suất ưu đãi (lãi suất vốn vay là 0,81% tháng; thời hạn cho vay tối
đa không quá 7 năm, thời hạn bắt đầu trả nợ (cả gốc và lãi) là sau 24 tháng, kể từ ngày
vay vốn) để đóng tàu và mua sắm trang thiết bị đánh bắt xa bờ.
- CTĐBHSXB đã giải ngân được khoảng 1340 tỷ đồng nhưng tỉ lệ thu hồi vốn thấp
(gần 10%).
Thành tựu của CTĐBHSXB:

- Gia tăng sản lượng thủy sản đánh bắt;
- Tạo nhiều công ăn việc làm cho ngư dân;
- Góp phần bảo vệ vùng biển và đảo xa.
Nguyên nhân làm CTĐBHSXB thất bại:
- Đặc điểm nguồn lợi hải sản không thuận lợi cho đánh bắt xa bờ (cá ít kết đàn, tỉ lệ
đàn cá kích thước lớn thấp,…;
- Thiếu điều tra nguồn lợi và ngư trường;
- Thiếu đào tạo nguồn nhân lực cho đánh bắt xa bờ (ngư dân nhỏ chưa
được đào tạo);
- Thiếu thiết kế mẫu tàu đánh bắt xa bờ phù hợp; - Thiếu đầu tư hạ tầng cơ sở cho
đánh bắt xa bờ (cảng cá, nơi neo đậu trú tránh bão nơi đảo xa,…;
- Đầu tư tràn lan, không đúng đối tượng;

Thủy Sản VN

11


- Việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án thiếu căn cứ thực tế và không chặt chẽ;
- Chỉ đạo đánh bắt xa bờ của tỉnh còn nhiều lúng túng cả về điều hành quản lý;
- Tiêu cực.
Cường lực khai thác tăng nhưng năng suất đắt bắt giảm.
Tổn thất sau thu hoạch cao
Do trình độ bảo quản lạc hậu.
Chi phí đánh bắt tăng.
Do giá nhiên liệu tăng cao.
2002

2003


2004

1802599

1856105

1939992

113073

121513

133687

138238

144973

9981

10256

9571

8660

8823

6938


và duyên hải

579670

600385

647147

679097

720509

757142

miền Trung
Tây nguyên
Đông Nam

2957

2338

2779

2733

2994

3237


157830

271094

253665

245010

239906

232628

803919

829313

835677

833990

848759

843017

Cả nước
Đồng bằng
sông Hồng
Trung du và
miền núi phía


2000
166090

2001
172475

4

8

106547

2005
198793

2006
20266

2007
207452

2008
213640

2009
228052

2010
241440


4

00
14841

6

8

7

8

156602

175051

188953

198403

204253

7065

10744

9809

9637,0


9597

803447

830247

881222

937652

972611

3438

3412

3906

3882

3960

197938

185912

169393

278766


276472

858964

863289

925543

986068

1035594

bắc
Bắc Trung Bộ

Bộ
Đồng bằng
sông Cửu
Long

3
7272

77284
1
3199
22066
8
85496

8

2011
1713,9

Sản lượng thủy sản khai thác (tấn) phân theo địa phương
2 Thực trạng sử dụng
2.1Xuất khẩu TS (Seafood export)
- Gia tăng về số lượng và giá trị;
- Tỉ trọng đóng góp nhỏ của ngành TS cho GDP được bù đắp bởi hoạt động xuất khẩu
TS. Các sản phẩm TS xuất khẩu chính là tôm đông lạnh, mực đông lạnh và
mực khô.
Sản phẩm TS xuất khẩu
Tôm
Tôm bỏ đầu đông lạnh khối (Block frozen)
Tôm đông lạnh nhanh rời (IQF, Individual Quick Frozen)
Tôm luộc đông lạnh (Ready-to-cook)
Tôm bán đông lạnh nhanh rời (Semi IQF)
Sashimi: bóc đầu, bỏ vỏ, còn đuôi

Thủy Sản VN

12


Sushi-Tane: luộc, bỏ vỏ, còn đuôi, xếp bướm
Tôm đông lạnh vẫn là nhóm sản phẩm xuất khẩu hàng đầu. Năm 2002, giá trị xuất
khẩu tôm là 946,2 triệu USD (chiếm 48%) và năm 2006 là 1.335,78 triệu USD (chiếm
39,78%). Hai thị trường quan trọng nhất của tôm đông Việt Nam là Mỹ và Nhật Bản.


Cá đông lạnh các loại
Cá đông lạnh các loại là nhóm sản phẩm xuất khẩu đứng hàng thứ hai. Năm 2002 cá
đông lạnh các loại xuất khẩu với giá trị là 358,7 triệu USD (chiếm 19%) và năm 2006
là 960,5 triệu USD (28,60%).
Mực
- Mực fillet đông lạnh (còn da hay bỏ da)
- Mực khô tẩm gia vị
Mực các loại là nhóm sản phẩm xuất khẩu đứng hàng thứ ba. Năm 2002 bạch
tuộc và mực đông lạnh xuất khẩu với giá trị là 138,4 triệu USD (chiếm 7%) và năm
2006 là 222,19 triệu USD (6,62%).
Cá ngừ và các loài gần cá ngừ
- Cá ngừ tươi nguyên con
- Cá ngừ đông lạnh
- Cá ngừ philê, cá ngừ đóng hộp
Năm 2001, có sự tiến bộ vượt bậc với khối lượng 14.500 tấn và giá trị 58,6 triệu USD.
Năm 2006 cá ngừ xuất khẩu với giá trị 117,13 triệu USD (chiếm 3,49%). Năm 2010,
Việt Nam đã XK gần 76.000 tấn cá ngừ, trị giá trên 265,7 triệu USD, tăng 49,5% về
khối lượng và 62% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. trong năm 2013, xuất khẩu
cá ngừ của Việt Nam đạt 526 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2012. Tuy nhiên,
VASEP dự báo trong năm 2014 tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ có thể đạt 550
triệu USD tăng khoảng 4% so với năm 2013. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Mỹ
đã tăng trưởng rõ rệt.
Cua
- Thịt cua (Crab flesh) (đông lạnh sâu hay nướng)
- Càng cua (Crab claws)
- Chân cua (Crab legs)

Thủy Sản VN

13



- Nhuyển thể hai mảnh võ
- Nghêu luộc đông lạnh
Sản phẩm khác
- Tôm hùm đá (sống, đông lạnh, tươi)
- Vòm xanh (đông lạnh, tươi)
- Hào (sống, đông lạnh, tươi)
- Cá mú (sống, đông lạnh, tươi)
- Ghẹ (sống, đông lạnh, tươi)
- Năm 2004, sản phẩm thủy sản xuất có giá trị gia tăng (value-added) đã tăng
lên 42%.
Thị trường
- Mỹ
Sản phẩm tươi giá cao hơn sản phẩm đông lạnh
Thịt trắng, không xương, mềm, không có mùi hôi
Cá rô phi, catfish (tra, basa)
Xuất khẩu TS của Việt Nam sang Mỹ có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó tôm đông
lạnh chiếm tỉ trọng cao nhất. Năm 2002, xuất khẩu TS vào thị trường Mỹ đạt 640,6
triệu USD, chiếm 31,8% tổng giá trị xuất khẩu TS của Việt Nam. Năm 2004, đạt
602,97 triệu USD, chiếm 25,12%. Năm 2007, đạt 718,9 triệu USD, chiếm 19%. năm
2010, ngành thủy sản của Việt Nam xuất khẩu 1,353 triệu tấn, trị giá gần 5,034 tỷ
USD, tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009.
- Nhật Bản
Nhu cầu nhập khẩu tăng do sản lượng đánh bắt trong nước giảm
Tôm biển, tôm càng, tôm hùm tươi hoặc đông lạnh
Bán thành phẩm hay thành phẩm
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu sản phẩm TS của Việt Nam lớn thứ hai. Năm 2002,
xuất khẩu TS vào thị trường Nhật đạt 540,6 triệu USD, chiếm 26,8% tổng giá trị xuất
khẩu TS của Việt Nam. Năm 2004, đạt 772,19 triệu USD chiếm 32,16%. Năm 2007,

đạt 745,3 triệu USD, chiếm 20%.
- Châu Á (không kể Nhật Bản)

Thủy Sản VN

14


Năm 2002, giá trị xuất khẩu TS sang Châu Á đạt 497,80 triệu USD. Năm 2004, giảm
còn 413,86 triệu USD. Năm 2007, đạt 709,3 triệu USD, chiếm 19%.
- Châu Âu
Năm 2002, xuất khẩu TS vào thị trường Châu Âu đạt 73,72 triệu USD. Năm 2004,
tăng lên đạt 231,53 triệu USD. Năm 2007, đạt 903,7 triệu USD, chiếm 24%.
- Các thị trường khác
Năm 2006, giá trị xuất khẩu TS (triệu USD) của Việt Nam sang các thị trường khác
như sau: Châu Ðại Dương (133,58 triệu USD) Châu Mỹ (không kể Hoa Kỳ, 124,37
triệu USD), Châu Phi (9,22 triệu USD), và khác (41,57 triệu USD). Thị trường mới
quan trọng là Liên Bang Nga.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan,kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 10/2013 ước
đạt 689 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm đạt 5,37 tỷ USD, tăng 6%
so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất
của Việt Nam, chiếm 21,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong 9 tháng đầu năm, xuất
khẩu sang thị trường này đạt 1,02 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, Canada và Thái Lan cũng có sự tăng trưởng
đáng kể với mức tăng tương ứng đạt 55,3%, 21,6% và 10,6% so với cùng kỳ năm
2012. Xuất khẩu sụt giảm ở các thị trường như Australia (giảm 4,5%), Hàn Quốc
(giảm 10,7%) và Italia (giảm 6,3%). Trong tháng 10, giá trị nhập khẩu thủy sản ước
đạt 53 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 10 tháng năm 2013 đạt 524 triệu USD,
giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2012. Hai thị trường nhập khẩu chính là Ấn Độ
(17,1%) và Đài Loan (chiếm 11,8%).

2.2. Tiêu dùng thủy hải sản trong nước
Theo FAO (2004), trong vòng 40 năm trở lại đây, nhu cầu thủy sản tăng khoảng
3%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng dân số 1,7%/năm. Năm 2006, tiêu thụ sản phẩm thủy
hải sản trên toàn thế giới đạt 16,8 kg/người/năm và ước đạt 19,1 kg/người/năm vào
năm 2015. Việt Nam có mức tiêu dùng thủy sản bình quân đầu người đạt 19,4 kg trong
năm 1999, năm 2007 là 22 kg và ước đạt 26,4 kg vào năm 2010 (Lê Xuân Sinh, 2010).
Như vậy, Việt Nam luôn có mức tiêu dùng thủy hải sản theo đầu người cao hơn mức
trung bình của thế giới. Đây là điều kiện tốt để ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục phát
triển.

Thủy Sản VN

15


Tiêu dùng hải sản
Nhìn chung, hải sản được tiêu thụ ít hơn TSNN (chiếm 28,5%). Trung bình mỗi hộ
mua 67,0 kg/năm tương ứng với 15,9 kg/người/năm theo hai dạng chính là tươi sống
(91,4%) và khô cá biển (8,6%). Lượng hải sản tiêu dùng của hộ nông thôn không
chênh lệch đáng kể so với hộ thành thị cả về lượng và giá trị. Tuy nhiên, người thành
thị có xu hướng tiêu dùng những loại hải sản giá trị cao hơn và giá cả cũng cao hơn ở
nông thôn. Người dân ở vùng nội đồng tiêu dùng hải sản thấp hơn vùng ven biển (15,5
kg so với 16,6 kg/người/năm) do có nguồn cung TSNN phong phú hơn. Ngoài ra, giá
mua trung bình của hải sản ở vùng nội đồng cao hơn so với ở ven biển (tương ứng là
55 ngàn đồng và 45 ngàn đồng/kg) do có qua thêm khâu trung gian và vận chuyển.
Đối với hải sản tươi sống, các hộ mua với tần suất 8,8 ngày/lần, trung bình từ 0,5 đến
1,5 kg/lần tùy thuộc vào số người trong gia đình và loại hải sản với giá
trungbình54,4ngànđồng/kg ở thành thị và 42,0 ngàn đồng/kg ở nông thôn. Hải sản chế
biến được các hộ mua mỗi lần chỉ khoảng 1,0 kg để dùng trong khoảng hơn nửa tháng.
Giá các loại khô hải sản khoảng 54,2 ngàn đồng/kg. Chất lượng hải sản tươi sống được

48,8% số hộ đánh giá là tốt trong khi chất lượng của các loại hải sản chế biển ở mức
khá là nhiều (42,3%). 436
Lượng hải sản tiêu dùng/người/năm của hai nhóm người Kinh và Khơmer là cao nhất
(tương ứng là 16,7 kg và 13,7 kg). Mức tiêu thụ hải sản của người Hoa tuy thấp (9,9
kg/người/năm) nhưng giá trị khá cao (0,6 triệu đồng/người/năm) có thể do người Hoa
thường tiêu dùng các loại hải sản giá trị cao hơn. Người Chăm có mức tiêu thụ hải
sản/người/năm hấp nhất cả về số lượng và giá trị (9,1 kg và 0,3 triệu). Nhìn chung,
mức tiêu dùng hải sản không khác biệt rõ rệt và không có ý nghĩa thống kê giữa các
khu vực (thành thị - nông thôn); giữa các vùng sinh thái (ven biển - nội đồng) và giữa
các nhóm dân tộc.
Tiêu dùng thủy sản nước ngọt
TSNN được các hộ ưu tiên sử dụng với mức tiêu dùng 158,1±152,5 kg/hộ/năm tương
ứng 37,9±35,1 kg/người/năm. Trong đó tiêu dùng dạng tươi sống chiếm 97,9%, còn lại
là tiêu dùng dạng khô và mắm cá tạp. Trung bình mỗi hộ chi khoảng 6,9±82,3 triệu
đồng/năm cho TSNN, tương ứng 1,7±1,5 triệu đồng/người/năm, tuy nhiên, mức chi rất

Thủy Sản VN

16


khác nhau giữa các nhóm hộ. Người dân vùng nội đồng tiêu dùng TSNN nhiều hơn
vùng ven biển 1,3 lần chủ yếu do sự sẵn có của TSNN trong mùa lũ.
Cứ khoảng 3 ngày thì TSNN tươi sống được các hộ mua với lượng 0,8 kg do
không thể bảo quản lâu được. Giá mua các loài TSNN trung bình là 45,1 ngàn
đồng/kg, giá ở thành thị có cao hơn nhưng không đáng kể. Các loại TSNN chế biến
được mua với tần suất hơn nửa tháng một lần với khoảng 0,8 kg/lần và có thể dự trữ
lâu hơn. Lượng TSNN mua cho tiêu dùng có thể tăng hơn mức bình thường đến
107,0% vào các tháng 1, 2, 3 (hơn 32% số hộ) do nhu cầu tăng cao để phục vụ lễ tết
(43,0%) và tháng 7, 8, 9 (45% số hộ) do đây là thời điểm thu hoạch lúa, lượng TSNN

mua tiêu dùng tăng để phục vụ cho nhân công (42,5%).
Nhóm người Chăm có mức tiêu thụ TSNN cao nhất với 47,4±44,6
kg/người/năm và mức chi 2,1±2,1 triệu đồng/người/năm. Kế đến là các nhóm người
Hoa, Kinh và Khơmer tương ứng là 40,1; 38,2 và 32,3 kg/người/năm. Tuy nhiên, giá
trung bình/kg của các loại TSNN cả tươi sống và chế biến được nhóm người Hoa mua
cao hơn các nhóm dân tộc khác, chứng tỏ người Hoa ưa thích tiêu thụ các loại TSNN
có giá trị cao hơn. Nhóm người Kinh có tần suất mua các loài TSNN tươi sống thường
xuyên nhất và lượng mua trung bình/lần cao nhất (3,2 ngày/lần và 0,8 kg/lần). Nhóm
người Khơmer có xu hướng tiêu dùng TSNN dạng chế biến nhiều nhất (4,5%).

Kết quả kiểm định thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị TSNN
tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn và lượng tiêu dùng giữa nội đồng và ven
biển. Mức tiêu dùng của người Chăm cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
các nhóm dân tộc khác cả về sản lượng và giá trị.

Thủy Sản VN

17


CHƯƠNG 3
NGUYÊN NHÂN GIẢI PHÁP THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỦY SẢN VN
1 Nguyên nhân
Thủy sản là một ngành sản xuất có tốc độ phát triển nhanh theo hướng sản xuất hàng
hoá lớn, trong điều kiện cơ sở hạ tầng yếu, vốn đầu tư thiếu, bộ máy tổ chức mỏng,
dẫn đến kết quả đạt được và tốc độ tăng trưởng thời kỳ qua là chưa ổn định, chưa vững
chắc, đã và đang bộc lộ những yếu tố cản trở cho sự phát triển ngành cho giai đoạn
tiếp theo, thể hiện:
- Chưa có quy hoạch cho phát triển hệ thống CBTS toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt đề án phát triển cá tra vùng ĐBSCL, hoặc một số địa phương đã xây

dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển CBTS trên địa bàn của mình, nhưng việc triển
khai thực hiện trong thực tế vẫn còn hạn chế do thiếu sự chỉ đạo sát sao của các cấp
chính quyền, và dành những điều kiện cần thiết để thực hiện được các quy hoạch này
nên đã diễn ra nhiều bất cập, hệ lụy như việc phát triển ồ ạt các nhà máy chế biến mới
tại các tỉnh có vùng nguyên liệu tập trung trong thời gian qua.. Việt Nam có lợi thế
biển, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển NTTS tập trung tạo sản lượng hàng
hóa lớn cho CBXK. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần, mà chưa đủ. Việc tập
trung mật độ quá lớn nhà máy so với nguồn nguyên liệu trong khi các DN chưa đủ
điều kiện đầu tư cho sản xuất nguyên liệu hoặc chưa tạo được mối liên kết với người
nuôi, khai thác dẫn đến việc cạnh tranh mua bán nguyên liệu; thiếu lao động có tay
nghề và việc bảo vệ môi trường sinh thái. Còn nghiêm trọng hơn nữa, là sự cạnh tranh
không hiệu quả như giảm giá bán, kèm theo giảm chất lượng đã làm mất uy tín cho sản
phẩm cá tra Việt Nam trong thời gian qua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển
bền vững của ngành.
- Sự bất cập về trình độ sản xuất giữa CBTS và hệ thống sản xuất, cung ứng nguyên
liệu. Tăng trưởng nhanh chóng của CBTS với trình độ ngày càng cao trong điều kiện
hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi sản lượng nguyên liệu quy mô hàng hóa tập trung với
yêu cầu cao về đảm bảo chất lượng, VSATTP, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi
trường ngày càng bất cập, mâu thuẫn với thực trạng của sản xuất hiện tại. Tình trạng
tiêm chích tạp chất vào nguyên liệu, lạm dụng thuốc kháng sinh hóa chất bị cấm trong

Thủy Sản VN

18


NTTS và bảo quản sau thu hoạch vẫn đang là hiểm họa treo lơ lửng trên đầuc ác
DNCBTS, nếu không có các biện pháp ngăn chặn, không quản lý được sẽ có nguy cơ
mất thị trường XKTS.
- Hiệu quả kinh doanh CBTS chưa cao, còn nhiều doanh nghiệp thua lỗ (nhất là khu

vực miền Bắc và miền Trung). Giá thành sản phẩm vẫn không ngừng tăng trong tất cả
các lĩnh vực sản xuất (khai thác, nuôi trồng, chế biến). Chưa đánh giá được chuỗi giá
trị cho các nhóm sản phẩm để có biện pháp quản lý phù hợp giữa các khâu từ sản xuất
nguyên liệu đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, đã hạn chế sức cạnh tranh và
hiệu quả sản xuất - kinh doanh của toàn ngành trên từng nhóm sản phẩm chủ lực.
- Trình độ công nghệ, sản phẩm của CBTS còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp
CBTSXK hiện nay chủ yếu vẫn sản xuất theo đơn đặt hàng của nước ngoài, với trên
50% là sản phẩm sơ chế, để cung cấp nguyên liệu cho nước nhập khẩu chế biến tiếp, tỷ
lệ sản phẩm có GTGT chưa cao, mẫu mã bao bì đơn giản v.v… Đa số các DN chưa
chú trọng khâu nghiên cứu thị trường, sản phẩm. Các đề tài, dự án nghiên cứu khoa
học công nghệ của các Viện nghiên cứu chưa đóng góp được bao nhiêu cho thực tế sản
xuất, và thường là đi sau các DN. Khuyến ngư không có nguồn để chuyển giao cho sản
xuất. Vì vậy, Việt Nam vẫn đang còn trong tình trạng là nhà cung cấp nguyên liệu cho
các nhà chế biến ra sản phẩm GTGT trên thế giới.
- Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của các DN còn nhiều bất cập. Có quá ít các
DN có được các nhà quản lý giỏi phát triển kinh doanh theo hướng hiện đại. Các DN
đi vào thị trường theo kinh nghiệm bản thân nhiều hơn là theo chiến lược kinh doanh
đã định và còn thiếu tính chuyên nghiệp. Các DN CBTS nói riêng và DN nói chung ở
Việt Nam thường còn thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính, (nhiều khi sự thiếu
minh bạch này có nguyên nhân từ cơ chế, chính sách bất cập của nhà nước) dẫn đến
khi có các vụ kiện bán phá giá, các DN CBTS của Việt Nam không có đủ chứng cứ
pháp lý để thắng kiện tại thị trường nhập khẩu.
- Khả năng tìm kiếm và mở rộng thị trường của các DN vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế,
trước hết là do trình độ công nghệ, nguồn vốn, nguồn cung nguyên liệu và kỹ năng xúc
tiến quảng bá sản phẩm. Trừ một số doanh nghiệp CBTS lớn đã và đang phát triển
thành những tập đoàn mạnh, những doanh nghiệp vừa và nhỏ hạn chế về công nghệ và
vốn chỉ làm gia công cho các thương gia người nước ngoài và những doanh nghiệp lớn

Thủy Sản VN


19


trong nước, những doanh nghiệp này chưa nhận được trợ giúp đáng kể của nhà nước
trong việc mở rộng thị trường hoặc tập trung trong một tổ chức hiệp hội phù hợp. Đến
nay, vẫn chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho hàng thủy sản Việt Nam, phần lớn
sản phẩm thủy sản Việt Nam khi bán trên thị trường quốc tế vẫn phải mang tên thương
hiệu của công ty nước ngoài.
- CBNĐ đang trong tình trạng sản xuất quy mô nhỏ, điều kiện sản xuất thiếu vệ sinh,
chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm, công nghệ chế biến thủ công, lạc
hậu. CBNĐ chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, chế biến các sản phẩm truyền thống như
nước mắm, mắm các loại, thủy sản khô hầu hết nằm trong khuôn viên gia đình, mọi
điều kiện đảm bảo VSATTP và môi trường chưa được quan tâm đầu tư, thiếu sự quản
lý và kiểm soát đúng mức của các cơ quan quản lý nhà nước để lĩnh vực này có thể
cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng trong nước. Nhờ đó tiêu thụ sản
phẩm tăng lên và tạo cơ hội cải thiện cuộc sống của bà con ngư dân nghèo ven biển.
- Xử lý chất thải đang là vấn đề của nhiều doanh nghiệp CBTS do chi phí này không
sinh lợi nhuận trực tiếp, trong điều kiện quản lý nhà nước về môi trường của nhiều địa
phương chưa thật chặt chẽ.
- Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản ở các cấp và cơ sở chưa đồng bộ và
năng lực cán bộ quản lý nhà nước còn hạn chế chưa tương xứng với yêu cầu quản lý.
Điều này được thể hiện rất rõ từ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đề ra
các chính sách phát triển và ngay chính trong hoạt động quản lý, chỉ đạo phát triển sản
xuất của các ngành. Thiếu các chính sách cụ thể phù hợp cho phát triển CBTS như
việc nhập nguyên liệu cho CBTS để tái xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, chưa có được
chính sách quản lý trên cơ sở đánh giá chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh các
nhóm sản phẩm thủy sản... Chưa kể đến còn nhiều sự chồng chéo trong phân công
quản lý nhà nước đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của CBTS, đặc biệt
là cho CBXK. Nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển của lĩnh vực đi quá nhanh so với
sự phát triển của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước.

- Cơ sở hạ tầng, dịch vụ cho phát triển CBTS chưa được đầu tư phát triển tương xứng.
Các kho lạnh mới chỉ được đầu tư ở những nơi phục vụ cho CBXK, chưa được đầu tư
đúng mức ở vùng nguyên liệu. Cảng cá mới chỉ được đầu tư mới chỉ chú ý đến khâu
bốc dỡ sản phẩm mà chưa chú ý đến điều kiện đảm bảo chất lượng, VSATTP. Cả nước

Thủy Sản VN

20


đang còn thiếu hẳn hệ thống chợ cá tại các vùng tập trung nguyên liệu để tạo thị
trường minh bạch, công bằng giữa người sản xuất cung ứng nguyên liệu và CBTS. Các
công nghệ phụ trợ như chế tạo máy móc, thiết bị, phụ gia thực phẩm đang chưa được
quan tâm phát triển.
- CBTS mới chỉ tập trung cho XK, chưa chú trọng cho phát triển CBNĐ và khâu bảo
quản sau thu hoạch. Nhà nước chưa quản lý được hệ thống thu mua sơ chế nguyên
liệu cho CBXK, và chưa quan tâm đến các cơ sở chế biến quy mô nhỏ nên chất lượng
sản phẩm của những doanh nghiệp nhỏ và các hộ chế biến còn bị bỏ ngỏ; trong khi
Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc phát triển các sản phẩm thủy sản truyền thống
để tiêu thụ trên thị trường trong nước và vươn tới xuất khẩu
2 Giải pháp
2.1 Giải pháp thể chế, chính sách
Hệ thống thể chế chính sách ở nước ta đang trong quá trình hoàn thiện, xây dựng mới
phù hợp với thông lệ quốc tế và định hướng phát triển của đất nước. Để đáp ứng được
phát triển CBTS từ nay đến 2020 cần tập trung thực hiện các giải pháp như sau:
2.1.1. Chính sách đầu tư phát triển CBTS XK:
- Ưu tiên quỹ đất tại các khu công nghiệp hiện có, hoặc lập khu công nghiệp mới cho
phát triển CBTS xuất khẩu và tiêu thụ nội địa tại các vùng có CBTS tập trung.
- Tiếp tục mở rộng đối tượng cho vay từ nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước theo
Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và

tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho việc đầu tư mới và đầu tư nâng cấp các cơ sở
CBTS đủ điều kiện đảm bảo VSATTP theo QCVN và đạt trình độ công nghệ chế biến
các sản phẩm GTGT.
- Tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi về thuế cho phát
triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến thuỷ sản đến năm 2020, theo Thông tư
số 95/2004/TT-BTC ngày 11/10/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện
Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày 08/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển
công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản. Bên cạnh đó, xây dựng chính sách hỗ trợ lãi
suất vốn vay để xây kho lạnh (bao gồm cả kho lạnh ở cảng cá và chợ cá); nhập nguyên
liệu, dự trữ nguyên liệu để chế biến tái xuất khẩu cho các DNCBTS đầu tư tại các

Thủy Sản VN

21


trung tâm nghề cá lớn của vùng như Hải Phòng và vùng lân cận (vùng ĐBSH), Đà
Nẵng- Quảng Nam và vùng lân cận(vùng BTB&DHMT) trong vòng 5 năm để khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển CBTS tại các vùng nêu trên.
- Các địa phương tiến hành quy hoạch chi tiết các vùng NTTS tập trung tạo sản lượng
hàng hóa lớn cho một số đối tượng chủ lực: tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá rô phi,
nhuyễn thể hai vỏ. Nhà nước đầu tư hạ tầng cho các vùng nuôi (điện, đường giao
thông, hệ thống thủy lợi); cho vay vốn để các DN và nông dân đầu tư đồng bộ khu
NTTS, đảm bảo đáp ứng yêu cầu cho từng đối tượng nuôi theo đúng quy hoạch.
- Xây dựng chính sách cho ngư dân vay vốn đầu tư hầm bảo quản lạnh, dụng cụ chứa
đựng cá hợp vệ sinh và đúng quy cách để bảo quản thủy sản trên tàu cá đánh bắt trên
biển từ 2 ngày trở lên.
- Có chính sách hỗ trợ đầu tư trang bị và đổi mới công nghệ thiết bị: Các doanh
nghiệp chế biến thuỷ sản thuộc mọi thành phần kinh tế được ưu tiên vay vốn từ các
nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để đầu tư trang bị và đổi mới công nghệ thiết bị.

Xem xét cho phép tăng thời hạn vay vốn theo chu kỳ sản xuất của CBTS cho phù hợp
với tính thời vụ của quá trình sản xuất thuỷ sản.
- Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư cho ngành công nghiệp phụ trợ cho CBTS nói
riêng và sản xuất thủy sản nói chung, như chế tạo thiết bị (cấp đông, kho lạnh, tủ hấp,
sấy...) các dụng cụ chế biến; sản xuất phụ gia, hóa chất, bao bì dùng cho CBTS tương
tự đầu tư phát triển các nhà máy CBTS.
- Bên cạnh việc hỗ trợ đầu tư và phát triển cho CBTS nói chung, cần có chính sách
riêng hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ trong việc phát triển sản phẩm, tìm kiếm khách
hàng, quảng bá sản phẩm thông qua các chương trình xúc tiến thương mại.
- Thực hiện giảm thuế thu nhập cho DNCBTS có sản xuất nguyên liệu thủy sản, hoặc
liên kết với người sản xuất (người nuôi) và cung ứng (nậu vựa) nguyên liệu, cũng như
có chế tài nghiêm minh khi các bên vi phạm hợp đồng liên kết.
2.1.2. Tổ chức quản lý nhà nước đối với CBTS:
- Tổ chức bộ máy: Tiến hành rà soát lại việc quản lý nhà nước đối với CBTS,
phân công trách nhiệm rõ ràng, tránh chồng chéo và có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa
Bộ NN&PTNT với Bộ Công thương trong quản lý lĩnh vực này về các mặt: theo dõi
sản xuất kinh doanh, thống kê, tham mưu các chính sách hỗ trợ phát triển (đầu tư, tín

Thủy Sản VN

22


dụng, thuế, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, xúc tiến thương mại). Ngoài ra,
hệ thống quản lý về chất lượng , VSATTP thủy sản rất cần đảm bảo kiểm soát toàn bộ
chuỗi giá trị sản phẩm để có được hiệu lực và hiệu quả quản lý cao nhất; và hệ thống
này cần được hoàn thiện và tăng cường năng lực từ trung ương tới địa phương.
- Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức hội nghề nghiệp: Cần tạo
cơ chế, hỗ trợ việc hình thành và phát triển. Nhà nước cần có chính sách cụ thể thông
qua xây dựng và thực hiện Luật Hiệp hội. Luật này quy định các ngành nghề phải hoạt

động trong khuôn khổ hiệp hội, không được hoạt động riêng lẻ để nhà nước dễ quản
lý. Khi có tranh chấp, DN chỉ cần nhờ đến hiệp hội can thiệp, thương lượng hoặc thỏa
thuận với nhau; khi nào không hòa giải được mới nhờ đến pháp luật. Luật Hiệp hội
còn có điều nếu DN làm trái quy định sẽ bị loại khỏi tổ chức. Một khi hoạt động không
có tổ chức thì không ai bênh vực hoặc giúp đỡ, nên DN sẽ sợ mà không dám làm bậy
hoặc hoạt động riêng lẻ. Có Luật Hiệp hội thì các cơ quan quản lý không phải đi xử
những việc nhỏ mà pháp luật rất khó quy định chính xác, chi tiết...
2.2. Giải pháp về phát triển nguyên liệu cho CBTS
2.2.1. Tập trung vào tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết sản xuất sạch, tạo ra sản
lượng hàng hoá lớn:
Do phần lớn các cơ sở NTTS có quy mô nhỏ, hộ gia đình với diện tích nhỏ thậm chí
chỉ vài ngàn m2, nên rất khó kiểm soát về chất lượng, VSATTP. Cần phải xây dựng và
phát triển các vùng nuôi có tổ chức, tạo ra sản lượng hàng hoá lớn, áp dụng GAP,
CoC…và tổ chức liên kết ngang trong hội nuôi kiểm soát được chất lượng, đảm bảo
VSATTP. Các cơ sở, hộ NTTS có sản lượng hàng hóa cần phải tiến hành đăng ký cơ
sở nuôi theo quy định.
Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình phát triển nuôi các sản phẩm chủ lực và
các sản phẩm mới có tiềm năng về thị trường. Đầu tư phát triển nguyên liệu có trọng
điểm, theo vùng tập trung, đủ tạo ra hàng hóa, dễ quản lý và áp dụng tiến bộ khoa học
- công nghệ.
Các nhà máy chế biến có trách nhiệm đầu tư, hợp tác, liên kết sản xuất nguyên liệu,
nhằm giảm thiểu sự tranh giành nguyên liệu, chủ động được sản xuất và đảm bảo truy
xuất được nguồn gốc. Có sự liên doanh, hợp tác, liên kết, hợp đồng đầu tư, mua bán
giữa người sản xuất và nhà chế biến tiêu thụ.

Thủy Sản VN

23



Xây dựng các chợ và tổ chức bán đấu giá nguyên liệu nhằm công khai nguồn gốc và
chất lượng nguyên liệu đã được xác định là cách làm tốt, văn minh; nhưng ở Việt
Nam việc thực thi giải pháp này còn có quá nhiều lực cản do tập quán và tâm lý; hầu
như chưa có sự hưởng ứng tích cực từ các phía: người bán, người mua, các nhà quản
lý... Chưa xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực phân công phân cấp đầu tư quản lý các
loại chợ này. Vì thế trong giai đoạn tới phải chú ý đến khâu tổ chức, quản lý sản xuất
và hình thức mua bán cung cấp nguyên liệu.
2.2.2. Chủ động sản xuất các loại giống sạch bệnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu
sản xuất các sản phẩm chủ lực cho xuất khẩu.
Để có thị trường nguyên liệu tốt, nhất thiết phải có nguồn nguyên liệu phong phú.
Hiện nay các cơ sở CBTS đang thiếu nguyên liệu gay gắt. Vì thế, vấn đề tạo ra nguồn
nguyên liệu đa dạng đang và sẽ là vấn đề cốt lõi của ngành thủy sản nhằm đưa công
nghiệp chế biến theo hướng hiện đại và hiệu quả.
Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống khỏe, sạch bệnh cho các đối tượng chủ lực là:
tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, rô phi, nghêu để chuyển giao công nghệ, thực hiện xã
hội hoá sản xuất giống, giúp phát triển nhanh và bền vững các đối tượng này. Khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống thuỷ sản nhằm đảm bảo cung cấp
đủ số lượng, giống có chất lượng và kịp thời vụ cho NTTS. Tăng cường các biện pháp
kiểm soát chất lượng con giống từ nơi sản xuất, đến lưu thông trên thị trường.
2.2.3. Thực hiện quản lý chất lượng và giá thức ăn nuôi thủy sản
Bên cạnh việc khuyến khích các thành phần kinh té tham gia khâu sản xuất, kinh
doanh thức ăn NTTS, Bộ NN&PTNT cần chủ động thực hiện kiểm soát tốt điều kiện
sản xuất đảm bảo VSATTP và vệ sinh thú y của các cơ sở, đồng thời trên cơ sở đánh
giá chuỗi giá trị để có sự điều tiết về giá cả cho lĩnh vực cung cấp đến 60-70% đầu vào
cho NTTS.
2.2.4. Tăng cường bảo quản sau thu hoạch trong khai thác thủy sản
Tổ chức lại sản xuất trên biển theo tổ đội, hợp tác, gắn với sử dụng tàu hậu cần dịch
vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm; đồng thời hỗ trợ ngư dân đầu
tư cải tiến công nghệ khai thác, chuyển đổi nghề nghiệp khai thác sang các nghề ít tốn
nhiên liệu, và khai thác các loài cá giá trị xuất khẩu, nhằm tăng tỷ trọng sản phẩm khai

thác đưa vào CBXK.

Thủy Sản VN

24


Đầu tư cho bảo quản hải sản sau đánh bắt, bao gồm trang bị cách nhiệt cho hầm tàu,
trang bị hầm bảo quản có phát lạnh, sử dụng dụng cụ chứa đựng phù hợp, áp dụng bảo
quản lạnh đầy đủ trên các tàu đánh bắt và tổ chức thu mua chuyển tải ngay trên biển.
Xử lý, phân loại và bảo quản nguyên liệu đúng cách trên tàu ngay sau khi đánh bắt.
2.2.5. Quản lý thị trường nguyên liệu.
Nâng cấp chất lượng nguyên liệu bằng cách áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến
trên tàu đánh bắt, thu mua chuyển tải, cùng với việc hình thành hệ thống cảng cá, chợ
cá đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo VSATTP. Cần có biện pháp
tổ chức lại hệ thống nậu vựa, thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật nhằm phát
huy vai trò tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của hệ thống này. Từng bước đưa các
chợ thuỷ sản đã được đầu tư vào sử dụng theo phương thức bán đấu giá nguyên liệu
giản đơn để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm.
2.2.6. Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản
- Nhận gia công sản phẩm cho nước ngoài để giải quyết việc làm, tận dụng công suất
thiết bị máy móc và tay nghề của công nhân.
- Mua nguyên liệu từ nước ngoài và CBXK hoặc tiêu thụ mội địa theo yêu cầu thị trường.
- Ưu tiên nhập các loại nguyên liệu mà Việt Nam không có hoặc sản xuất không đủ.
Nhà nước phải có thủ tục nhập khẩu thông thoáng và cần phải có quyết tâm thực hiện
nhằm góp phần nâng cao KNXK trong thời kỳ 2011 – 2020 để nước ta trở thành trung
tâm chế biến thuỷ sản của thế giới.
2.3. Giải pháp về liên kết trong CBTS
- Để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn xã hội, tăng khả năng cạnh tranh, đảm

bảo phát triển bền vững và ổn định, cân đối cung cầu sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu
về chất lượng, VSATTP cũng như việc truy suất nguồn gốc sản phẩm thì giải pháp
mang tính quyết định là phải tổ chức lại sản xuất theo chuỗi sản phẩm (liên kết dọc):
từ ao nuôi, tầu cá đến thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Qua thực tiễn sản xuất ngành thủy sản chúng ta có thể nhận diện được vai trò của
doanh nghiệp chế biến tiêu thụ không chỉ là “ đầu tầu” mà thậm chí đóng vai trò là yếu
tố quyết định đến sự liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm, nhất là sản phẩm

Thủy Sản VN

25


×