Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Tìm hiểu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị xã sơn tây thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.62 KB, 54 trang )

MỞ ĐẦU
Từ năm 1945 khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
cho đến nay trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn quan tâm
thích đáng đến vấn đề đất đai và đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật về
quản lý và sử dụng đất đai nhằm mục đích bảo vệ đất, sử dụng đất hợp lý có
hiệu quả.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện
tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đó là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội,
an ninh quốc phòng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất
định được giới hạn bởi diện tích, ranh giới, vị trí...Việc sử dụng và quản lý
quỹ đất đai này được thực hiện theo quy định của nhà nước, tuân thủ luật đất
đai và những văn bản pháp lý có liên quan.
Để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý đất đai thì công tác
đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện
nghiêm túc. Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản lý mà còn
bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho người sử
dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, xây dựng các công trình...
Hiện nay vấn đề về đất đai là vấn đề được nhiều người quan tâm, tranh
chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai thường xuyên xảy ra và việc giải quyết vấn
đề này cực kỳ nan giải do thiếu giấy tờ pháp lý. Cùng với quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như ngày nay đã làm cho thị trường bất
động sản trở nên sôi động, trong đó đất đai là hàng hoá chủ yếu của thị trường
này. Nhưng thực tế trong thị trường này thị trường ngầm phát triển rất mạnh
mẽ. Đó là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay. Để đảm bảo cho thị trường này
hoạt động công khai, minh bạch thì yêu cầu công tác đăng ký cấp giấy chứng
nhận phải được tiến hành. Ngoài ra một vấn đề quan trọng của việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là giúp cho nhà nước có cơ sở pháp lý trong

1




việc thu tiền sử dụng đất, tăng nguồn ngân sách cho nhà nước. Đăng ký, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Thị xã Sơn Tây mặc dù đã được các
ngành các cấp quan tâm nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Việc tìm hiểu và
đánh giá thực trạng thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa
bàn xã thị xã Sơn Tây giúp UBND Thị xã với tư cách đại diện nhà nước sở
hữu về đất đai có những biện pháp đẩy nhanh công tác này. Đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất yên tâm đầu tư khai thác có hiệu
quả trên thửa đất được giao và chấp hành tốt pháp luật đất đai. Bên cạnh đó
Nhà nước và Chính phủ đang thi hành những chính sách đưa việc quản lý và
sử dụng đất vào quy chế chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lại
sản xuất trong cả nước theo hướng XHCN.
Thị xã Sơn Tây thuộc địa phận tỉnh Hà Tây trước đây, từ 01 tháng 8
năm 2008, thuộc thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH của
Quốc hội, là Thị xã thuộc khu vực nằm trong vùng quy hoạch với nhiều dự
án khu đô thị, giao thông quan trọng trên địa bàn. Do đó, việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất, các quan hệ đất đai ngày càng phức tạp làm cho công
tác quản lý đất đai ngày càng khó khăn. Đặc biệt là công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Từ thực tế trên, nhận thức được thực tiễn và tầm quan trọng của công
tác điều tra đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất, đặc biệt trong công tác
đăng ký cấp giấy chứng nhận, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Thị xã Sơn Tây- Thành phố Hà
Nội”

2



PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ SƠN TÂY- THÀNH PHỐ NỘI
1.1

Khái quát và đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội của Thị xã Sơn Tây
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a.Vị trí địa lý
Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với toạ độ địa lý 21°
vĩ bắc và 105° kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây bắc,
nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã
hội của cả vùng, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung tâm Thủ
đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ
quốc như: Sông Hồng - Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường
tỉnh lộ 414, 413…
Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 11353.22 km2, dân số 119998
người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã; có 53 cơ
quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đứng chân
trên địa bàn.
b.Địa hình, địa mạo
Sơn Tây là một thị xã có địa hình trung du, có nhiều đồi nhỏ, thấp, đất đai
không đồng nhất về tính chất địa lý. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây sang
Đông. TX Sơn Tây có hai dạng địa hình chính là bán sơn địa và đồng bằng.
-Khu Sơn Tây cổ gồm có 3 phường: Ngô Quyền, Quang Trung, Lê Lợi.Ba
phường có địa hình tương đối bằng phẳng , độ cao 8,5- 17,5m so với mực nước
biển.Độ cao dốc trung bình khu thành cổ là 1% và dốc từ Bắc xuống Nam.
-Khu Sơn Tây mới gồm các phường còn lại và các xã trong thị xã có địa hình
hình không bằng phẳng, gò đồi bán sơn địa, thấp dần từ Tây sang Đông.Độ
cao trung bình từ 10- 65m so với mực nước biển,nơi cao nhất là 112m. Độ
dốc từ 8 -25%.

c.Khí hậu

3


• Nhiệt độ: Sơn Tây có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của khu
vực đồng bằng Bắc bộ, được chia thành bốn mùa , xong rõ rệt nhất là 2 mùa
(mùa hè và mùa đông). Mùa hè bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 , thời tiết nắng
nóng, nhiệt độ cao.Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mùa
này nhiệt độ thấp, kèm theo gió mùa đông bắc và mưa phùn.
-Nhiệt độ trung bình trong năm là 25°C.
• Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 - 1.800 mm phân
bố đều trên toàn thị xã nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung
nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa
cả năm.
• Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80 85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và tháng có độ ẩm cao nhất chênh nhau
không nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 (90%) và tháng có độ ẩm
thấp nhất là tháng 11 (70%).
• Chế độ gió: Hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.
Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau mang
theo không khí lạnh. Gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11 mang
theo không khí nóng. Thị xã Sơn Tây hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp từ 3 - 5 cơn bão xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11.
d.Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Với vị trí thuận lợi gần thủ đô Hà Nội, có đường QL32, QL21A chạy
qua địa bàn ,tài nguyên đất của thị xã Sơn Tây là một lợi thế trong việc phát
triển kinh tế trên địa bàn , thu hút dự án đầu tư, phát triển khu công nghiệp.
-Vùng bán sơn địa có độ màu mỡ thấp. Vùng Đồng bằng đất đai màu
mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

* Tài nguyên nước: Thị xã Sơn Tây có Sông Hồng , sông Tích chảy
qua và một hệ thống ao, hồ dày đặc nên nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp
đủ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Hiện tại nước sinh hoạt được lấy từ nguồn

4


nước ngầm do dân và các tổ chức tự khai thác là chủ yếu. Nước cho sản xuất
nông nghiệp được lấy từ các trạm bơm theo hệ thống sông, mương hiện có
trên địa bàn thị xã.
* Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản chính của thị xã Sơn Tây là cát
trắng được khai thác trên sông Hồng.
* Tài nguyên nhân văn: Thị xã Sơn Tây được hình thành trong đồng
bằng châu thổ sông Hồng, người dân có truyền thống cần cù trong lao động,
anh dũng trong đấu tranh chống phong kiến và giặc ngoại xâm, sáng tạo,
thông minh trong sản xuất xây dựng quê hương đất nước.
-Ngoài ra, Thị xã Sơn Tây còn có các danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử, các điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước đến thăm quan như
Thành cổ Sơn Tây, Làng cổ Đường Lâm, Làng Văn Hóa các dân tộc Việt Nam.
* Cảnh quan môi trường: Thị xã Sơn Tây có cảnh quan mang đặc
điểm của vùng nông thôn châu thổ sông Hồng, những con đường và những
con sông lớn nằm trên địa bàn các xã phân bố khá hài hoà bao quanh những
cánh đồng lúa, khu dân cư, tạo ra một cảnh quan phù hợp với cuộc sống của
nhân dân trước mắt cũng như lâu dài. Do đất chật người đông, mật độ dân số
ngày càng tăng làm các chất thải của nhân dân từ sản phẩm nông nghiệp và
sinh hoạt ngày càng nhiều, do đó ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở khu
vực dân sinh, nhất là nước ở các ao, hồ xung quanh khu vực dân cư, đồng
thời với việc sử dụng nhiều hoá chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp như
phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng làm ảnh hưởng
xấu đến cân bằng sinh thái môi trường. Vì thế đòi hỏi các nhà quản lý phải

tính toán các phương án bảo vệ môi trường sinh thái nhằm tạo ra sự phát
triển bền vững lâu dài.

5


* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh
quan môi trường.
* Thuận lợi
-Thị xã Sơn Tây tiếp giáp với thủ đô Hà Nội,tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hòa
Bình nên trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của thị xã, đây là điều
kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của thị xã.
- Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ phù hợp
khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với nhiều loại cây trồng tạo điều
kiện thuận lợi để đa dạng hoá cây trồng, phá thế độc canh. Từ đó phát triển
ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm, cần cù chịu khó.
* Khó khăn
- Khí hậu, thuỷ văn phân hoá theo mùa gây tình trạng thiếu nước về mùa
khô, ngập úng về mùa mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống.
- Quỹ đất hạn hẹp, bình quân diện tích đất đai trên đầu người thấp cũng
gây khó khăn cho thị xã trong khai thác các tiềm năng, thế mạnh của mình.
- Tài nguyên khoáng sản không nhiều, tiềm năng du lịch chưa được
phát triển mạnh.
1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội
a.Tăng trưởng kinh tế
Trong 5 năm gần đây, thị xã Sơn Tây đã đạt được những thành tựu
đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực như tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ
cấu chuyển dịch kinh tế nhanh,mức tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15%,
công nghiệp xây dựng chiếm 48%, thương mại-dịch vụ chiếm 39,4%, nông

lâm nghiệp chiếm 12,6.
-Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,2 triệu đồng/năm.
-Năm 2009,tốc độ tăng trưởng GDP đạt xấp xỉ 16%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 đạt 1459 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng
bình quân nhanh . Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 4,6%/năm

6


Để phục vụ cho mục tiêu phát triển công nghiệp, thời gian qua thị xã đã triển
khai quy hoạch điểm công nghiệp Phú Thịnh, Sơn Đông, đồng thời bổ sung
thêm ba cụm và một điểm công nghiệp với tổng diện tích 416 ha. Đến nay, các
điểm công nghiệp đã thu hút 90 dự án với tổng vốn đăng kí đầu tư 1000 tỷ đồng
trong đó có 42 dự án đi vào hoạt động thu hút gấn 4000 lao động địa phương.
- Bên cạnh sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại - du lịch - dịch vụ
trên địa bàn phát triển tương đối khá. Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ
năm 2013 đạt 962 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành thương
mại đạt 13,9%/năm.
-Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 160 tỷ đồngChiếm 20,7%GDP, sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn thị xã tiếp tục ổn định và phát triển. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu đạt kết quả khả quan, tỷ trọng chăn
nuôi chiếm 50% giá trị toàn ngành. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình
quân 4,6%/năm.
b.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với việc tăng trưởng kinh tế thì cơ cấu kinh tế cũng từng bước
chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp-xây dựngdịch vụ và giảm dần các ngành nông nghiệp qua các năm.
Bảng 1.: Cơ cấu kinh tế một số ngành qua các năm
(đơn vị tính:%)
Ngành


Năm 2009

Năm 2011

Năm 2013

Nông nghiệp - thủy sản

36,0

10,0

7,4

Công nghiệp-xây dựng

48,0

49,6

50,2

Dịch vụ - thương mại

16,0

40,4

42,4


(Nguồn số liệu: Phòng niên giám thống kê thị xã Sơn Tây)
Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp- thủy sản giảm dần, năm 2013 7%.Ngành
công nghiệp -xây dựng năm 2013 tăng 50,2%.Ngành dịch vụ -thương mại
năm 2013 tăng 42,4%

7


c.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
* Ngành nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp của Thị xã Sơn Tây giữ vị trí quan trọng trong cơ
cấu kinh tế, đảm bảo vấn đề an toàn lương thực cho Thị xã và mang lại
nguồn thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây mức tăng trưởng
tương đối ổn định cùng với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng tạo ra nguồn nông sản hàng hóa, có chất lượng cao. Cơ cấu ngành
nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ
trọng trồng trọt.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 6,5 tỷ đồng. Tổng diện tích
lúa là 2192,72 ha năng suất bình quân đạt 40,2 tạ/ha/năm. Tổng sản lượng
lương thực là cả năm là 153,9 tấn.
Ngành chăn nuôi tuy chịu ảnh hưởng của các đợt cúm gia cầm, nhưng
vẫn tiếp tục phát triển về số lượng với chất lượng khá tốt. Tổng đàn trâu bò
tuy giảm nhưng tỷ trọng bò thương phẩm tăng nhanh. Đàn trâu bò hàng năm
có từ 4.200 - 4.900 con. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2013 đạt
229,4 tỷ đồng tăng 62,38% so với năm 2009 bình quân 5 năm qua giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi đạt 154,659 tỷ đồng/ năm.
* Ngành công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản
bình quân trong 5 năm đạt 304,62 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2013 giá trị sản
xuất ước tính đạt 563,2 tỷ đồng tăng 105,5% so với năm 2009 tốc độ tăng

bình quân trong 5 năm đạt 15,5%/năm. Tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và ngành xây dựng cơ bản năm 2013 chiếm khoảng 28,5% tổng giá
trị sản xuất.
Thị xã có 5 làng nghề được tỉnh công nhận là “làng nghề”. Sản phẩm của
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là may mặc, vật liệu xây
dựng, cơ khí, chế biến nông sản, thêu xuất khẩu... Hoạt động công nghiệp,

8


tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đã thu hút giải quyết việc làm cho trên
41.000 lao động.
* Ngành thương mại-dịch vụ.
Ngành kinh tế dịch vụ phát triển với nhiều loại hình đa dạng, phong
phú. Có những loại hình dịch vụ có truyền thống lâu đời như: dịch vụ thương
nghiệp, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, hiếu hỷ,
giáo dục, y tế... Nhưng cũng xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới phù hợp
với cuộc sống hiện đại, như: nhà nghỉ, nhà hàng, giải trí, kinh doanh bất
động sản, tư vấn pháp luật, tư vấn thiết kế xây dựng... Năm 2013, tổng giá trị
sản xuất ngành dịch vụ là 368,6 tỷ đồng chiếm 35,2% GDP.
* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số, lao đông:
Tính đến tháng 12 năm 2013, Thị xã có tổng số nhân khẩu là 119.998
người với 30.379 hộ trong đó có 19.101 hộ nông nghiệp. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên của thị xã trong những năm gần đây đang ở mức 1,69 %.
Tổng số lao động của thị xã là 96.880người, trong đó lao động nông
nghiệp có 76.404 người, lao động tham gia vào ngành công nghiệp tiểu thủ
công nghiệp và ngành thương mại dịch vụ có 20.476 người tham gia. Điều
này cho thấy tỷ lệ giữa lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp là tương
đương, trong thời gian tới cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch. Đây là xu

thế phát triển tất yếu của xã hội.
Thị xã Sơn Tây có tổng số 137 khu phố, thôn xóm; 30379 hộ với
119998 người được phân bố như sau:

9


Bảng 2: Tổng hợp dân số Thị xã Sơn Tây năm 2013
ĐVT: người
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.

Tên xã , phường

Số


P.Lê Lợi
P. Ngô Quyền
P.Phú Thịnh
P.Quang Trung
P.Sơm Lộc
P.Xuân Khanh
X.Cổ Đông
X.Đường Lâm
X.Kim Sơn
X.Sơn Đông
X.Thanh Mỹ
X.Trung Hưng
X.T.Sơn Trầm
X.Viên Sơn
X.Xuân Sơn
Tổng

thôn
9
7
7
9
8
8
14
9
7
18
10

9
9
4
9
137

Số hộ

Số

Số

hộ Số

2112
1642
1456
2278
1883
1765
2906
3286
1338
2600
2302
1943
1546
1572
1750
30379


khẩu
9289
5181
7560
8449
8696
7580
11870
8616
4990
12000
9371
7566
5530
6400
6900
119998

SXNN
7
9
220
84
15
200
2200
1502
830
1846

1750
6998
850
1094
1496
19101

hộ

SXPNN
2394
1642
1456
2194
1868
1565
706
2484
508
754
552
568
696
478
254
18119

(Nguồn số liệu:Phòng niên giám thống kê thị xã Sơn Tây)
Thị xã Sơn Tây gồm 9 phường, 6 xã có 137 thôn xóm, khu phố với
30.379 hộ, trong đó, có 19.101 hộ sản xuất nông nghiệp và 18.119 hộ sản

xuất phi nông nghiệp.
- Việc làm, đời sống và thu nhập của người dân:
Nền kinh tế của thị xã Sơn Tây cân đối giữa công nghiệp, nông
nghiệp và thương mại dịch vụ. Tuy nhiên do sự lãnh đạo, chỉ đạo thường
xuyên kịp thời của Đảng uỷ, thường trực Hội đồng nhân dân, UBND, sự phối
kết hợp của các cấp các ngành, đặc biệt là sự cần cù chịu khó, khắc phục khó
khăn, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân dân đã đem lại
cho đời sống nhân dân ngày một đi lên. Bình quân thu nhập của người dân
trong Thị xã đạt 5,5 triệu/người/năm. Với mức thu nhập này vẫn thấp so với
một số huyện lân cận.
Việc làm trên địa bàn Thị xã ngày càng phong phú ngoài nghề nông

10


còn có nhiều ngành nghề như buôn bán, vận tải hàng hóa đường bộ, đường
sông. Đây là những nguồn thu góp phần nâng cao mức thu nhập cũng như
thúc đẩy kinh tế thị xã phát triển. Trong tương lai cần phải có định hướng
đào tạo, để người dân chủ động được về khoa học công nghệ đặc biệt là chế
biến tại chỗ.
d.Thực trạng phát triển các khu dân cư.
Dân cư trong thị xã chủ yếu là người kinh, phân bố khá tập trung và chia
thành 2 khu vực đặc thù :
-Khu dân cư đô thị : các phường thuộc Sơn Tây cổ, ngoài ra còn một số khu
vực gần trung tâm các xã dân cư tập trung thành thị tứ phân bố 2 bên đường
giao thông, dân cư tập trung theo khu phố đô thị , mật độ nhà cửa dày đặc.
-Khu dân cư nông thôn: Phần lớn dân cư của thị xã tập trung thành các xóm
làng, nhà cửa dày đặc chủ yếu là nhà cấp 4 mái lợp ngói, các đường làng ngõ
xóm quanh co theo địa hình tự nhiên.
e.Hệ thống cơ sở hạ tầng

* Giao thông
Đường quốc lộ, tỉnh lộ gồm:
Quốc lộ 21A nối thị xã Sơn Tây với Xuân Mai
Quốc lộ 32 nối Sơn Tây-Hà Nội-Trung Hà đang được nâng cấp
Tỉnh lộ 87A từ Sơn Tây-Đá Chông, chất lượng mặt đường tốt,
Bến xe khách được đặt tại phường Quang Trung có diện tích 5000m2 đảm
bảo tốt cho nhu cầu đi lại.
Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ của thị xã Sơn Tây được phát
triển tốt, được chú trọng , đảm bảo thuận lợi cho thi công công trình.
* Thuỷ lợi
Phía Đông có Sông Hồng chạy qua địa phận thị xã.Ngoài ra, còn có sông
Hang, Sông Tích chảy từ huyện Ba Vì chảy về Thị xã Sơn Tây cung cấp
lượng nước tưới tiêu cho nông nghiệp của Thị xã. Hệ thống các đầm, hồ nhỏ
và hệ thống kênh rạch , mương thủy lợi nội đồng đã được quan tâm nhiều,

11


nâng cấp và sửa chữa thành một hệ thống mạng lưới thủy lợi nội đồng cung
cấp đầy đủ nước tưới tiêu cho canh tác nông nghiệp.
* Các công trình công cộng
• Hệ thống lưới điện:
Hệ thống lưới điện hoàn toàn được trang bị đầy đủ. Các xã phường
đảm bảo đã có điện sáng về các gia đình , phục vụ đời sống sinh hoạt của
nhân dân. Mạng lưới điện được lắp trên hệ thống cột điện cao áp, đảm bảo
được sự an toàn cho nhân dân.
• Bưu chính viễn thông: Mỗi xã, phường đều được xây dựng một bưu
điện tại trung tâm, phục vụ tốt công tác bưu chính viễn thông cho nhân dân.
Tuy nhiên cơ sở hạ tầng còn thấp, cần được nâng cấp, đầu tư và xây dựng.
• Cấp nước: Là nơi có các con sông lớn chảy qua nên lượng nước sinh

hoạt và sản xuất của Thị xã rất đa dạng và phong phú.
Hệ thống đê điều điều đã được xây dựng bê tông hóa, cung cấp được
lượng nước tưới tiêu cho các cánh đồng.
• Giáo dục: Hiện nay, hầu hết các xã ,phường đều có trường mầm non,
trường tiểu học cơ sở và trung học cơ sở đảm bảo việc phổ cập giáo dục cho
tất cả trẻ em trên địa bàn thị xã khi đến tuổi đến trường.Cơ bản thị xã Sơn
Tây đã phổ cập giáo dục đến bậc trung học cơ sở.
Trên địa bàn thị xã Sơn Tây có các trường đại học trong và ngoài quân
đội đóng quân như: Trường đại học Lao động xã hội, trường học viện Ngân
hàng cơ sở Sơn Tây, trường đại học Công nghiệp Việt –Hung, học viện Biên
phòng, trường Sĩ quan lục quân I, học viện Phòng không-không quân, trường
Sĩ quan pháo binh, trường Sĩ quan phòng hóa.
Thị xã có 4 trường THPT trong đó có 2 trường đạt danh hiệu trường
chuẩn quốc gia.
• Y tế: Sơn Tây có hai bệnh viện lớn là Bệnh viện Quân y 105 và bệnh
viện Sơn Tây với đội ngũ cán bộ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.Có 15
trạm y tế được đặt tại 15 xã, phường cộng. Hàng năm, khám và chữa bệnh

12


cho đạt khoảng trên 4000 lượt người. Tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt
tỷ lệ 100%. Công tác truyền thống dân số và kế hoạch hoá gia đình được
thực hiện tốt, tỷ lệ gia tăng dân số trong những năm qua giảm đáng kể nhưng
vẫn còn ở mức cao.
Nhìn chung, công tác y tế của Thị xã được quan tâm và đạt được nhiều
thành quả, song về cơ sở hạ tầng của ngành y tế còn nhiều thiếu thốn chưa
đủ trang thiết bị cho y, bác sỹ thực hiện việc khám chữa bệnh. Trong thời gian
tới cần tiếp tục đầu tư hơn nữa cho công tác y tế chăm sóc sức khoẻ của nhân
dân.

• Văn hoá:
Trong những năm gần đây phong trào văn nghệ, thể thao khá sôi động,
được tổ chức từ cấp thôn xóm với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đều tham gia.
Tình hình trật tự an ninh, an toàn xã hội được duy trì. Nhìn chung
không có những vụ trộm cắp lớn, tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi,...
Các tổ chức đoàn thể trong Thị xã như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ,
hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh đã hoạt động tích cực, góp phần vào
việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tất cả các Hội đều có cương lĩnh hoạt động theo đường lối chính sách
của Đảng và Nhà Nước, theo Nghị quyết của Đảng bộ Thị xã và UBND Thị
xã, tuyên truyền giáo dục và vận động để cùng xây dựng quê hương ngày
càng giàu đẹp.
* Chính sánh xã hội, đào tạo, giải quyết việc làm:
Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chỉ đạo tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho
các đối tượng trong những ngày lễ tết, giải quyết chế độ chính sách cho các
đối tượng tham gia kháng chiến, trợ cấp bảo trợ xã hội, thực hiện tốt các hoạt
động nhân đạo, tổ chức tốt ngày 27/7 ngày thương binh liệt sỹ.
Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây.
* Thuận lợi:

13


- Thị xã Sơn Tây là nơi tiếp giáp với thành phố Hà Nội– trung tâm
KT-VH-XH của thành phố Hà Nội, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển
công nghiệp, nông nghiệp của thị xã cùng với lợi thế tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp và giao lưu buôn bán.
- Thị xã Sơn Tây có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc trao đổi
hàng hoá, giao lưu văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa nhân dân trong
thị xã với nhân dân các huyện khác, trong tỉnh và tỉnh bạn.

- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động khá cao, người lao động đã được
đào tạo nâng cao tay nghề, đây là nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện phát
triển kinh tế thị xã.
* Khó khăn
- Thị xã Sơn Tây là 1 thị xã thuần nông, người dân chủ yếu sống bằng
nghề nông nghiệp nên mức sống của người dân chưa cao.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm,
hiện tượng không đồng đều giữa các ngành, các vùng và địa phương. Dịch
vụ tăng trưởng còn thấp không ổn định dù tiềm năng còn lớn. Chi phí sản
xuất còn cao, nhất là trong công nghiệp, chất lượng sản phẩm hàng hoá và
dịch vụ chưa cao sản xuất còn manh mún mang nặng tính tự phát.
1.2.Thực trạng quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây
1.2.1.Tình hình quản lýnhà nước về đất đai
Trong những năm gần đây ,cùng với sự phát triển nền kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đời sống của nhân dân thị xã đã từng
bước được cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn đã có nhiều thay đổi, nhu
cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt cho xây dựng cơ sở hạ
tầng và nhà ở, khu thương mại và hệ thống chợ phát triển. Kết quả bước đầu
đạt được như sau:
a. Tình hình thực hiện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Nhằm cụ thể hóa các quy định về công tác quản lý đất đai của chính

14


phủ cũng như thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây đã ban hành một số quyết
định, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn triển khai đến các xã,
phường và các đơn vị quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã cũng như các văn
bản được ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, làm cơ sở để

quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn.
b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CT -HĐBT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính Phủ ) về việc hoạch định giới hành chính ở cả 3 cấp
tỉnh, huyện, xã. Đến nay thị xã Sơn Tây đã hoàn thành việc phân định ranh
giới hành chính giữa các xã ,phường trong thị xã và với các huyện trong
thành phố. Hiện tại ,thị xã Sơn Tây có 15 đơn vị hành chính.
c. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Trên địa bàn thị xã có nhiều điều kiện thuận lợi cơ bản để tiến hành
các hoạt động về đo đạc phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xă hội .
d. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã đi dần vào nền nếp, UBND các xã,
phường đều lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND thị xã phê duyệt.Việc giao
đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đều thực
hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 đã được UBND thị xã
phê duyệt. Riêng đối với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu giai đoạn 2011-2015 đã lập xong và HĐND thị xã
thông qua, trình UBND thị xã phê duyệt.

15


e. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn song nhu cầu về đất ngày càng
tăng lên.Vì vậy việc phân phối để đảm bảm công bằng, hợp lý là vô cùng
quan trọng và phải được căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã

được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong những năm qua,Thị xã đã triển
khai công tác này và đạt được một số kết quả như sau :
- Công tác giao đất
Thực hiện Nghị định 64/CP năm 1993 Thị xã thực hiện giao đất ổn
định lâu dài cho các hộ gia đình ,cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp, đến nay công tác đã đạt 100%.
- Việc thu hồi đất được thực hiện trong trường hợp sử dụng không
đúng mục đích hoặc quá thời hạn sử dụng.
f. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được
thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp
theo Nghị định 64/NĐ-CP và Nghị định số 02/NĐ-CP của Chính Phủ.
g. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Thực hiện Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2004 của
Thủ tướng Chính Phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2005; UBND thị xã đã tổ chức chỉ đạo công tác kiểm kê
đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và thống kê
năm 2006,2007 đến từng đơn vị hành chính. Nhìn chung, chất lượng kiểm
kê, thống kê đất đai đã được nâng cao.Tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai
thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thông kê, kiểm kê từng bước
được hạn chế.
UBND thị xã đã tổ chức các đợt thanh tra theo các Chỉ thị số 77/TTg
và 24 /TTg của Thủ tướng chính phủ, thanh tra việc giao đất, cấp

16


GCNQSDĐ ở cơ sở, kết hợp thanh tra chuyên ngành và thanh tra thành
phố ,thanh tra sử dụng đất của các doanh nghiệp, thanh tra quản lý Nhà nước

về đất đai đối với cấp huyện theo quy định của pháp luật.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành và xử lý các vi phạm pháp
luật về đất đai không chỉ giúp phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật
về đất đai mà qua đó còn là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
người dân về Luật Đất Đai, giúp các nhà làm luật hiểu sâu sắc hơn sự phức
tạp của mối quan hệ đất đai, từ đó có chính sách điều chỉnh cho phù hợp với
thực tiễn quản lý.
h. Giải quyết tranh chấp về đất đai ,giải quyết khiếu nại, tố cáo
các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Công tác giải quyết khiếu nại ,tố cáo ,tranh chấp đất đai là việc hết sức
khó khăn và phức tạp. Những năm qua, với sự kết hợp chặt chẽ của các cấp,
các ngành đã tổ chức thanh tra, giải quyết được nhiều vụ việc, tập trung chủ
yếu vào lĩnh vực đất đai mà nội dung chính vẫn là các vấn đề về tranh chấp
đất đai giữa các hộ gia đình, cá nhân.Trong thời gian qua, thị xã đã tổ chức
giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc, tuy nhiên vẫn còn những vụ việc
quá phức tạp, kéo dài chưa giải quyết dứt điểm được.
Trong thời gian qua, thị xã đã tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo về lĩnh
vực đất đai với nội dung chủ yếu về tranh chấp đất đai của các hộ gia đình cá
nhân, thị xã đã tổ chức giải quyết kịp thời, dứt điểm theo thẩm quyền thuộc
chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn giải quyết tiếp.
i. Quản lý các hoạt động dịch vụ công tác về đất đai
Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định "Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký
biến động về sử dụng đất, quản lý HSĐC giúp cơ quan Tài Nguyên và Môi
Trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về sử dụng đất ". Hiện nay
trên địa bàn thị xã đã thành lập văn phòng này và còn mở thêm văn phòng
"một cửa" giúp phòng Tài nguyên quản lý chặt chẽ hơn.

17



1.2.2.Tình hình sử dụng đất tại thị xã Sơn Tây
a. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013
Bảng 3 : Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của thị xã Sơn Tây
(Đơn vị tính:ha)
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
3

Chỉ tiêu




TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
Đất NN
Đất trồng lúa
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CT sự
Đất
quốc phòng
nghiệp
Đất an ninh
Đất khu công nghiệp
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm
Đất
sứ cho hoạt động khoáng sản
Đất di tích, danh thắng
Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy
Đất
hại tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất phát triển hạ tầng
Đất chưa sử dụng


NNP
LUA
CLN
RSX
NTS
PNN
OTC
CDG
CTS
CQP
CAN
SKK
SKC
SKX
SKS
DDT
DRA
TTN
NTD
SMN
DHT
DTD

Diện tích
(ha)
11353.22
4845.45
2139.85
939.80

711.42
159.93
6304.50
718.83
3733.65
37,99
1 462,02
2,62
21,58
582,07
26,22
34,53
22,41
13,16
29.98
90.06
1730.53
1 432,03
203.27

Tỷ lệ (%)
100,00
42.86
19.31
8,46
6,34
1,45
55.53
6.33
32.89

0,33
12,88
0,02
0,19
5,13
0,23
0,30
0,20
0,12
0.26
0.79
15.24
12,61
1.79

(Nguồn số liệu: Phòng TN&MT thị xã Sơn Tây)

18


Theo số liệu thống kê đất đai ngày 01/01/2013 của phòng Tài nguyên
và Môi trường thị xã Sơn Tây. Tổng diện tích tự nhiên là 11353.22 km2 (số
liệu chi tiết thể hiện ở bảng 3).
Qua bảng 3 ta thấy:
* Đất nông nghiệp: 4845.45 ha chiếm 42.68 % diện tích đất tự nhiên.
* Đất phi nông nghiệp: 6304.50 ha chiếm 55.53% diện tích đất tự nhiên;
Trong đó:
- Đất ở: 718.83 ha chiếm 6.33% diện tích đất tự nhiên;
- Đất chuyên dùng: 3733.65 ha chiếm 32.89% diện tích đất tự nhiên;
- Đất tôn giáo tín ngưỡng: 29.98 ha chiếm 0.26% diện tích đất đất tự nhiên;

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 90.06 ha chiếm 0.79% diện tích đất tự nhiên;
- Đất sông suối mặt nước và chuyên dùng: 1730.53 ha chiếm 15.24%
diện tích đất tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp khác: 1.45 ha chiếm 0.01% diện tích đất tự nhiên.
* Đất chưa sử dụng: 203.27 ha chiếm 1.79% diện tích đất tự nhiên.

19


* Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Bảng 4 : Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 2013
(Đơn vị tính:%)

STT

Mục đích sử dụng

Mã đất

Diện tích

Cơ Cấu

(ha)

(%)

1

Đất nông nghiệp


NNP

4845.45

100

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

3973.10

82,06

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

3033.30

62,59

1.1.1.1 Đất trồng lúa
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác


LUA

2139.85

54,14

HNK

741.31

18,38

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

939.80

23,73

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

711.42


14.68

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

1.4

Đất nông nghiệp khác

NKH

3,34
159.93

1.0

0,02

(Nguồn số liệu: Phòng TN&MT thị xã Sơn Tây)
Qua bảng 4 ta thấy:
Diện tích đất nông nghiệp của thị xã là 4.935,36 ha, trong đó :
- Đất sản xuất nông nghiệp: 973.10 chiếm 82,06%;
- Đất lâm nghiệp: 711.42 ha chiếm 14.68%
- Đất nuôi trồng thủy sản: 159.93 chiếm 3,34%
- Đất nông nghiệp khác: 1,00 ha – chiếm 0,02%;
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 4.050,1 ha, trong đó :
- Đất trồng lúa nước: 2.192,72 ha – chiếm 54,14%;

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 152,18 ha – chiếm 3,76%;
- Đất trồng cây hàng năm khác: 744,29 ha – chiếm 18,38%;
- Đất trồng cây lâu năm: 960,91 ha – chiếm 23,73%;

20


*Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Bảng 5:Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp năm 2013
(Đơn vị tính:%)
Diện tích Cơ cấu
(ha)
(%)
100
Đất phi nông nghiệp
PNN
6304.50
1
11.40
Đất ở
OTC
718.83
1.1 Đất ở tại nông thôn
6.18
ONT
389.76
1.2 Đất ở tại đô thị
5.23
ODT
329.07

2
59.22
Đất chuyên dùng
CDG
3733.65
2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
0.60
CTS
37.99
2.2 Đất quốc phòng
23.20
CQP
1463.20
2.3 Đất an ninh
0.04
CAN
2.95
2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK
10.22
644.57
2.5 Đất có mục đích công cộng
24.82
CCC
1564.94
3
0.47
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
29.98
4

1.42
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
90.06
5
27.44
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
1730.53
6
0,02
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
1.45
(Nguồn số liệu: phòng Tài nguyên và Môi trường TX Sơn Tây)
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của Thị xã là 6304.50 ha, trong đó :
- Đất ở : 718,83 ha – chiếm 11.40%
- Đất chuyên dùng : 3733.65 ha – chiếm 59.22%
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng : 29,98 ha – chiếm0.47 %
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa :90.06 ha – chiếm 1.42%
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng : 1730.53 ha – chiếm 27.44%
- Đất phi nông nghiệp khác : 1,45 ha – chiếm 0,02%
* Đất ở
Tổng diện tích đất ở toàn Thị xã là 718.83 ha, trong đó :
- Đất ở tại nông thôn : 389,76 ha – chiếm 6.18%
- Đất ở tại đô thị : 329,07 ha – chiếm 5.23%
Bình quân đất ở/hộ : nông thôn là 261 m2/hộ, đô thị là 181 m2/hộ
* Đất chuyên dùng
Tổng diện tích đất chuyên dùng của Thị xã là 3733.65 ha, bao gồm:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp : 37.99 ha – chiếm 0.06%

+ Đất quốc phòng : 1463.20 ha – chiếm 23.20%
STT

Loại đất

Mã đất

21


+ Đất an ninh : 2.95 ha – chiếm 0.04%
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp : 644.57 ha – chiếm 10.22%
+ Đất có mục đích công cộng : 1564.94 ha – chiếm 24.82%
Như vậy, đất quốc phòng và đất có mục đích công cộng chiếm trên 80%
tổng diện tích đất chuyên dùng. Chi tiết từng loại như sau:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp :
Tổng diện tích 37,99 ha, trong đó :
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nhà nước : 37,60 ha – chiếm
0.59%
+ Đất trụ sở khác : 0,39 ha – chiếm 0.06%
- Đất quốc phòng
Diện tích 1.462,02 ha, chủ yếu là diện tích đất của các đơn vị quốc phòng
trên địa bàn Thị xã : các học viện, nhà trường, nhà máy, đơn vị, viện quân y
105, trường bắn...
- Đất an ninh :
Diện tích 2.95 ha, chủ yếu là đất xây dựng trụ sở của công an.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp :
Tổng diện tích 664,47 ha, trong đó :
+ Đất khu công nghiệp : 21.58 ha
+ Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh : 582.24 ha

+ Đất cho hoạt động khoáng sản : 34.53 ha
+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm xứ : 26.22 ha
Đất khu công nghiệp : diện tích 21,58 ha, chủ yếu là đất 2 cụm công
nghiệp : Phú Thịnh (8,5 ha) và Sơn Đông (12,56 ha).
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh : diện tích 34.53 ha, chủ yếu là đất của các cơ
sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp lẻ, các cơ sở dịch
vụ, thương mại...
Đất cho hoạt động khoáng sản : diện tích 34,53 ha, tập trung ở mỏ
puzơlan (xã Thanh Mỹ, phường Sơn Lộc) và xã Cổ Đông.
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm xứ : diện tích 26,22 ha, chủ yếu là diện
tích đất khai thác và mặt bằng sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. Tập trung
ở phường Phú Thịnh.
- Đất có mục đích công cộng:
Tổng diện tích 1564.94 ha, trong đó:
22


+ Đất giao thông : 643.97 ha
+ Đất thủy lợi : 382.46 ha
+ Đất công trình năng lượng : 2.27 ha
+ Đất công trình bưu chính viễn thông : 72.20 ha
+ Đất cơ sở văn hóa : 247.84 ha
+ Đất cơ sở y tế : 9.68 ha
+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo : 61.05 ha
+ Đất cơ sở thể dục – thể thao :17.32 ha
+ Đất chợ : 24.80 ha
+ Đất có di tích, danh thắng : 6.41 ha
+ Đất bãi thải, xử lý chất thải : 96.94 ha
* Đất tôn giáo tín ngưỡng :
Tổng diện tích 29,98 ha, trong đó :

- Đất tôn giáo (chùa, nhà thờ, tu viện...) : 11,80 ha
- Đất tín ngưỡng (đình, đền, miếu, nhà thờ họ...) : 18,18 ha
*Đất nghĩa trang, nghĩa địa :
Tổng diện tích 90.06 ha là đất để làm nơi mai táng tập trung, gồm các
nghĩa trang, nghĩa địa của Thị xã và các xã, phường.
* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng :
Tổng diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 1730.53 ha,
trong đó :
- Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối : 456.88 ha
- Đất có mặt nước chuyên dùng : 1273.65 ha
Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối chủ yếu là diện tích đất của 3 con sông
lớn chảy qua địa bàn Thị xã : sông Hồng, sông Tích, sông Hang.
Đất có mặt nước chuyên dùng chủ yếu là diện tích các hồ Đồng Mô, hồ
Xuân Khanh và một số ao, hồ khác trên địa bàn Thị xã.
b.Biến động đất đai giai đoạn 2012-2013
So sánh sự biến động đất đai năm 2013 với năm 2012

23


Bảng 6:Bảng biến động đât đai giai đoạn 2012-2013

STT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT



(1)


(2)

(3)

1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.1.3
1.1.2
1.2
1.2.1
1.3
1.4
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.3
2.4
2.5
2.6
3

3.1
3.2

Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng

NNP
SXN
CHN
LUA
COC
HNK
CLN
LNP
RSX
NTS
NKH
PNN
OTC
ONT
ODT
CDG

Đơn vị tính : ha
So với năm 2012
Diện
Diện
tích năm
Tăng(+)
tích năm

2013
giảm(-)
2012
(8)=(4)(4)
(7)
(7)
11353.22 11353.22
4845.45 4852.66
-7.21
3973.10 3979.97
-6.87
3033.30 3040.17
-6.87
2139.85 2144.52
-4.67
152.14
152.14
741.31
743.51
-2.20
939.80
939.80
711.42
711.42
711.42
711.42
159.93
160.27
-0.34
1.00

1.00
6304.50 6297.29
7.21
718.83
718.83
389.76
389.76
329.07
329.07
3733.65 3726.44
7.21

CTS

37.99

37.99

CQP
CAN

1463.20
2.95

1463.20
2.77

CSK

664.57


664.57

CCC
TTN
NTD

1564.94
29.98
90.06

1557.91
29.98
90.06

SMN

1730.53

1730.53

PNK
CSD
BCS
DCS

1.45
203.27
129.39
73.88


1.45
203.27
129.39
73.88

0.18
7.03

(Nguồn số liệu: Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây)

24


Năm 2013 tổng diện tích tự nhiên là 11353.22 ha sơ với năm 2012
được thể hiện cụ thể như sau:
* Đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2013 là: 4845.45 ha, giảm 7.21
ha so với năm 2012 là do chuyển sang đất phi nông nghiệp cụ thể:
- Đất trồng lúa
Diện tích năm 2013: 2139.85 ha giảm 4.67 ha so với năm 2012 trong đó:
+ Giảm 0.18 ha đất trồng lúa (LUC) chuyển sang đất an ninh (CAN);
+ Giảm 4.74 ha đất trồng lúa (LUC) chuyển sang đất có mục đích
công cộng (CCC);
+ Giảm 0.34 ha đất nuôi trồng thủy sản (NTS) chuyển sang đất có
mục đích công cộng (CCC).
+ Tăng 0.25 ha chuyển sang từ đất hàng năm khác (HNK)
- Đất trồng cây hàng năm khác
Diện tích năm 2013 là 741.31 ha giảm 2.20 ha so với năm 2012 trong đó:
+ Giảm 1.95 ha đất trồng cây hàng năm khác (HNK) chuyển sang đất

có mục đích công cộng (CCC);
+ Giảm 0.25 ha đất trồng cây hàng năm khác (HNK) chuyển sang đất
trồng lúa (LUC).
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Diện tích năm 2013:

152.14 ha.

- Đất trồng cây lâu năm
Diện tích năm 2013:

939.80 ha.

- Đất có rừng trồng sản xuất
Diện tích năm 2013:

711.42 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản
Diện tích năm 2013 là 159.93 ha giảm 0.34 ha so với nảm
2012 do chuyển sang đất có mục đích công cộng (CCC).
- Đất nông nghiệp khác
Diện tích năm 2013:

1.0 ha.

25



×