LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành đề tài chuyên ngành quản lý đất đai và trong
suốt thời gian thực tế tại xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội, em xin
gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
Toàn thể thầy cô giáo khoa Quản lý đất đai trường Đại học Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình
hoàn thành đề tài.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến cô giáo Th.S Nguyễn Lê
Vinh- người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và dẫn dắt em trong suốt
thời gian hoàn thành đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, TP
Hà Nội đã giúp đỡ, cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành được đề tài tốt nghiệp với những số
liệu cập nhật, đầy đủ, chính xác và hoàn thiện hơn.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của
một sinh viên nên bài báo cáo này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể
các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt
hơn cho công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2015
1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
3
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt
Chú giải
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GCN
Giấy chứng nhận
NĐ–CP
Nghị định Chính Phủ
UBND
Ủy ban nhân dân
HĐND
Hội đồng nhân dân
TT
Thông tư
4
CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nguồn nội lực, nguồn vốn to
lớn của đất nước. Nó tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế - xã
hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia.
Đất đai có diện tích giới hạn,không dễ sản sinh ra được, hiện nay nước ta
trong quá trình sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá cùng
với sự gia tăng nhanh về dân số và phát triển kinh tế đã đẩy nhu cầu đất đai tăng
lên nhanh chóng. Do đó việc bố trí đất đai vào nhiều mục đích khác nhau càng
trở nên khó khăn, các quan hệ đất đai trở nên thay đổi và phức tạp. Vì vậy công
tác quản lý đất đai ngày càng được chính phủ chú trọng quan tâm để quản lý
chặt chẽ những biến động về chủ sử dụng và bản thân đất đai. Công tác này có ý
nghĩa thiết thực trong quản lý, đáp ứng nguyện vọng của các tổ chức và công
dân là được nhà nước bảo hộ tài sản hợp pháp theo quy định của pháp luật tạo
tiền đề để hình thành phát triển thị trường bất động sản công khai lành mạnh.
Tuy nhiên trong khi các chủ sử dụng đất chỉ quan tâm đến lợi ích lâu dài dẫn
đến tranh chấp đất đai xảy ra, tình trạng sử dụng đất không đúng quy hoạch. Bên
cạnh đó sự kiểm tra giám sát của cán bộ cơ quan chưa nghiêm trong công tác
quản lý nhà nước về đất đai.
Đứng trước những vấn đề như vậy, Đảng và nhà nước đã nhiều lần thay đổi
và bổ sung các chính sách pháp luật về đất đai nhằm đưa công tác quản lý có
hiệu quả và đúng pháp luật.
Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một trong 15 nội dung quản lý
nhà nước về đất đai. Đăng ký đất đai là thủ tục nhằm thiết lập hệ thống hồ sơ
địa chính đầy đủ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, nhằm xác
định mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước và chủ sử dụng đất làm cơ sở
cho Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong cả nước theo
5
pháp luật. Từ đó chế độ sở hữu toàn dân đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất được bảo vệ hợp pháp đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, công tác đăng ký đất đai, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất càng trở nên phức tạp và quan trọng. Thông qua
việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
cũng là cơ sở đảm bảo chế độ quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất
hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và khoa học
Từ thực tế trên cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn
đề, đồng thời được sự phân công của khoa Quản lý đất đai cùng sự hướng dẫn
của cô giáo TS Nguyễn Lê Vinh- Khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài
Nguyên và Môi Trường Hà Nội, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Trung Tú– huyện Ứng Hòa –
Thành phố Hà Nội”.
1. 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý, trình tự đăng ký đất
đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.
- Tìm hiểu công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Trung Tú– huyện
Ứng Hòa – TP Hà Nội
- Đánh giá và đề xuất những giải pháp trong công tác đăng ký đất đai, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất trên địa bàn xã Trung Tú– huyện Ứng Hòa– TP Hà Nội
1.2.2 Yêu cầu:
- Số liệu điều tra, thu thập chính xác, phải phản ánh trung thực và khách
quan việc thực hiện dăng ký, cấp GCNQSDĐ đất quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất.
6
- Phải nắm chắc và thực hiện đầy đủ các quy trình, quy phạm của các văn
bản về đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ đất quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác
gắn liền với đất.
- Đề xuất giải pháp phải đúng với quy định của pháp luật, có tính chất khoa
học, khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
7
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng
- Nghiên cứu kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân
2.1.2 Phạm vi
- Phạm vi không gian: Xã Trung Tú – huyện Ứng Hòa – TP Hà Nội giai
đoạn từ 2009-2014
- Phạm vi thời gian: 2009-2014
2.2
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.
- Cụ thể là trong đề tài này dã sử dụng phương pháp thu thập và xử lý
số liệu.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội, số liệu về quản lý tình hình sử dụng đất và các văn bản có liên
quan.
2.2.2 Phương pháp thống kê
- Thống kê những số liệu tài liệu, đồng thời bổ ssung những vấn đề tài liệu
mới phù hợp với nội dung nghiên cứu.
2.2.3 Phương pháp so sánh
- So sánh các số liệu qua các năm để rút ra kết luận và tìm ra nguyên nhân
tạo nên sự biến đổi đó.
2.2.4.
Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn
lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.
- Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau.
- Sắp xép lựa chọn các thông tin phù hợp theo các chuyên đề cụ thể.
8
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý:
Trung Tú nằm về phía Đông huyện Ứng Hòa, cách trung tâm huyện
khoảng 9km, là xã đồng bằng. Có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phú Túc Huyện Phú Xuyên
- Phía Đông giáp huyện Phú Xuyên
- Phía Tây giáp xã Phương Tú
- Phía Nam giáp xã Hòa Lâm và xã Đồng Tân.
Trung Tú là một xã có quy mô diện tích lớn nhất so về diện tích đất tự
nhiên của huyện và đông về đân số so với trung bình của Huyện Ứng Hòa. Diện
tích tự nhiên của xã là 9,90 km2, chiếm 5,00% diện tích tự nhiên toàn huyện, với
dân số tính đến tháng 4 năm 2010 là 8.305 người, mật độ dân 839 người/km2
gồm có 8 thôn được phân bố theo từng thôn tập trung.
Với vị trí khá thuận lợi cách thị trấn Vân Đình 9km theo tỉnh lộ 428 xã
Trung Tú rất thuận tiện giao lưu thông thương hàng hóa với các xã trong huyện
và với các huyện khác.
b) Địa hình, đại mạo
Xã Trung Tú là xã Đồng bằng ở phía Đông của huyện Ứng Hòa có đại hình
tương đối bằng phẳng. Địa hình dốc từ Tây sang Đông, nằm trong vùng có điều
kiện hình vàn và vàn thấp, không được bồi đắp phù sa hàng năm.
Nhìn chung, địa hình xã khá thuận lợi cho cơ giới hóa nông nghiệp, phát
triển nền nông nghiệp hàng hóa với các vùng chuyên cacnh cung câp sản phẩm
nông nghiệp hàng hóa ( cả về trồng trọt và chăn nuôi ) cho thị trường và giao lưu
phát triển kinh tế - xã hội với các xã trong vùng.
c) Khí hậu, thời tiết
Trung Tú nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng lớn của hai
hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, thời tiết chia làm
4 mùa: Xuân – Hạ - Thu – Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính: mùa mưa và mùa
khô ( mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau), cụ thể:
9
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 16 – 29 0C. Chênh lẹch
nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 – 4 0C. Nhiệt độ cao tuyệt đối khoảng 37 0C,
nhiệt độ thấp tuyệt đối là 130C, nhiệt độ trung bình là 230C
- Nắng: Số ngày nắng trung bình cả năm từ 120 – 140 ngày. Tháng 5 – 6 có
số giờ nắng nhiều nhất ( khoảng 170-180 giờ).
- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 1.124-1900mm/năm, tập trung chủ
yếu vào mùa mưa( thang 6, 7,8 ,9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó
tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 83%-86%. Độ ẩm không khí
nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng
7( mùa mưa) lên đến 88%, thấp nhất vào tháng 3( mùa khô) là 80%-81%. Sự
chênh lệch độ ẩm không khí giữa hai mùa khoảng 10-15%
- Gió bão: hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa đông
nam và mùa lạnh lag gió mùa đông bắc. Do nằm xa biển nên xã Trung Tú nói
riêng và huyện Ứng Hòa nói chung ít chịu ảnh hưởng của bão.
d) tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng, kết hợp với điều tra khảo sát, phân loại
đất theo tiêu chuẩn Quóc tế ( FAO-UNESCO), thí điểm tại một số khu vực cho
thấy đát của xã có khả năng giữ nước , giữ mùn khá. Phản ứng đất từ trung tính
đến ít chua, giàu mùn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá.
Đây là loại đất tương đối tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng, phần lớn diện
tích đã được sử dụng trồng các loại hoa mùa, cây lương thức, thực phẩm và các
loại cây công nghiệp ngắn ngày.
d) tài nguyên nước
– Nước mặt: Hàng năm có lượng mưa trung bình năm từ 1.124-1.900mm
và nguồn nước dẫn qua hệ thống kênh các ao, hồ đây là nguồn nước mặt chủ
yếu, quan trọng trong phục vụ sản xuất nông nghiệp và sịnh hoạt của nhân dân
- Nước ngầm: Theo số liệu khảo sát sơ bộ Huyện Ứng Hòa thì nguồn nước
ngầm của xã khá phong phú, các loại nước ngầm đều có chất lượng đủ tiêu
chuẩn dung trong sinh hoạt, có thể khai thác cho sản xuất và sinh hoạt ở độ sâu
trung bình 25-30m. Hiện nay, việc khai thác nước ngầm chưa có sự kiểm soát,
thiếu quy hoạch.
10
Tóm lại, nguồn nước của xã khá dồi dào trong việc sử dụng phải được
nghiên cứu một cách có hệ thống thoe quy hoạch và có sự quản lý chặt chẽ, hợp
lý và có hiệu quả nhất
e) Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên nhân văn bao gồm sức lao động của con người và những giá trị
vật chất, văn hóa, tinh thần do con người sang tạo ra trong lịch sử. Khai thác đầy
đủ và có hiệu quả lợi thế tiềm năng tài nguyên nhân văn để tăng trưởng kinh tế,
phát triển xã hội là các định hướng cơ bản và là xu thế tất yếu của thời đại.
Nhân dân xã Trung Tú có truyền thống yêu nước, cùng nhau đoàn kết đấu
tramh, bảo vệ và xây dựng quê hương. Với truyền thống lịch sử của cha ông,
nguồn nhân lực dồi dào và đa phần đã được đào tạo có kinh nghiệm sản xuất, có
tính cần cù, chịu khó và những tiềm năng sẵn có khác, dưới sự lãnh dạo của
huyện ủy, UBND huyện Ứng Hòa, Xã Trung Tú sẽ ngày càng phát triển vững
mạnh.
f) Thực trạng môi trường
Trong vài năm gần đây kinh tế phát triển Trung Tú đã có nhiều đổi mới,
trong khu dân cư việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng đã được quan tâm,
nhiều hộ dân nhà ở đã được xây cao tầng đảm bảo môi trường xanh, sạch đẹp;
trong nông nghiệp hệ thống tưới tiêu trên đồng ruộng được nâng cấp, quá trình
sản xuất đã được chú ý hơn nên ít bị ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đối
với đất và nguồn nước.
Nhìn chung mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai trên đại
bàn Trung Tú chưa nghiêm trọng. Tuy nhiên do những nguyên nhân khác nhau
ở một số vịt rí, một số lĩnh vực vấn đề môi trường đã và đang ảnh hưởng nhất
định:
- Môi trường nước: Trên đại bàn xã chưa có nước thải độc hại do các nhà
máy thải vào, tuy nhiên nguồn nước đang dần bị ô nhiễm do việc thải rác bừa
bãi vào các ao hồ tự nhiên.
- Thoát nước: Chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, nước thải sinh hoạt
và nước mưa vẫn tự chảy ra các ao hồ, kênh mương
- Xử lý chất thải: đã có điểm chứa rác , nhưng nhiều hộ gia đình vẫn đổ tùy
tiện tại các khu đất hoang hóa, các nghĩa địa nằm rải rác ra các thôn.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.
11
a. Tình hình kinh tế
Nền kinh tế của xã trong những năm qua đã có bước khởi sắc. Năm 2010
tổng giá trị sản xuất và dịch vụ đạt 87,50 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng kinh tế
là 11,5% thu nhập bình quân trên đầu người năm 2010 của xã là 10,7 triệu
đồng?người/năm, trong đó số hộ nghèo chiếm 12,78% tổng số hộ trong xã. Cơ
cấu kinh tế cụ thể như sau:
Ngành nông nghiêp: 56,81%
Ngành tiểu thủ công nghiệp- Xây dựng: 22,07%
Dịch vụ- Thương mại: 21,12%
Cơ cấu kinhh tế của xã đang chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ giảm tương đối tỷ
trong ngành nông nghiệp.
• Sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã là 653,47 ha,
chiếm 65,97% đất diện tích tự nhiên và giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010
đạt 43,08 tỷ đồng chiếm 49,23% trong tổng giá trị sản xuất của xã.
Trong ngành nông nghiệp loại cây trồng chủ yếu là lúa với diện tích gieo
cấy đạt 100% diện tích theo kế hoạch. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 10,2
tấn/ha/năm, sản lượng đạt 6.466 tấn và tổng thu nhập từ trồng trọt đạt 26 tỷ
đồng.
Về chăn nuôi: Đảm bảo duy trì ổn định đàn gia súc, gia cầm và diện tích
nuôi trồng thủy sản. Đàn lợn là 1.865 con, đàn gia súc trâu bò là 200 con, đàn
gia cầm 4200 con. Nuôi trồng thủy sản đạt 20,33 tỷ đồng, giá trị trên 1 ha đa
canh đạt 101,7 triệu đồng/ha.
Sản xuất CN - TTCN & XD:
Tuy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có sự phát triển và tạo thu nhập
cho người daannhuwng chưa phát triển mạnh do hình thức tổ chức sản xuất theo
hộ gia đình cá thể, khó khăn cho việc tiêu thụ đầu racho sản phẩm thu nhập còn
thấp không đảm bảo chất lượng ngày công. Ngoài ra còn có các nghề xây dựng
và thương nghiệp, trung tâm thiết bị điện tử, trung tâm sửa chữa,... cũng được
duy trì và phát triển.
Tổng giá trị thu về từ CN-TTCN&XD đạt 18 tỷ đồng chiếm 22,07% cơ cấu
kinh tế.
12
• Trong giai đoạn tới khôi phục và phát triển làng nghề khảm trai vốn có của xã.
Dịch vụ thương mại:
Nhìn chung, hoạt động thương mại, dịch vụ của xã Trung Tú thời gian qua
đã bắt đầu phát triển. Hiện xã có 884 lao động hoạt động trong ngành dịch vụ
( chiếm 16,18%tổng số lao động của xã)
Ngoài các điểm kinh doanh hội gia đình, trên địa bàn xã có Chợ Cháy giáp
đường tỉnh lộ 428. Chợ Cháy, hiện tại hoạt động vào các buổi sáng, chủ yếu
phục vụ nhu cầu trao đổi buôn bán của nhân dân trong xã. Ngoài ra trong xã còn
có một số điểm dịch vụ khác như internet, hàng tạp hóa,... Tổng giá trị thu về từ
dịch vụ thương mại đạt 17,22 tỷ đồng chiếm 21,12% cơ cấu kinh tế.
b. Xã hội
Bảng 3.1 Hiện Trạng Dân Số Xã Trung Tú năm 2014
Số TT
Hạng Mục
Đơn vị tính
Số liệu 12|2010
1
Tổng dân số
Người
8.589
1.1
Nam
Người
4.114
1.2
Nữ
Người
4.475
2
Số hộ
Hộ
2.110
4
Tỷ lệ tăng tự nhiên
%
0,74
5
Tỷ lệ tăng cơ học
%
0,11
• Số điểm dân cư: Phân bố dân cư theo thôn của xã Trung Tú cụ thể như sau:
Bảng 3.2: Phân bố dân cư theo thôn của xã Trung Tú năm 2014
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
Cộng
Tên thôn
Dũng Cảm
Quảng Tái
Chẩn Kỳ
Lạc Đạo
Dương Liễu
Tự Chung
Cao xá
Thanh Hội
Số dân
2323
1826
938
356
507
766
1106
767
8589
Số hộ
557
464
234
79
122
189
269
196
2110
Trung Tú là xã có nguồn lao động trẻ và năng động. Có thể nói nguồn nhân
lực của xã khá dồi dào song chất lượng chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, lao
động phổ thông chiếm tỷ trọng khá nhỏ chỉ có 11,385 với 622 người trong tổng
số lao động 5.465 người. tình trạng thiếu việc làm nhất là đối với các thanh thiếu
niên tốt nghiệp phổ thông trung học cũng như lao động nông dân nhàn là vấn đề
13
bức xúc cần giải quyết trên địa bàn xã cũng như terong toàn huyện. Do vậy,
trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động nhất là công
nghệ, mới có thể đáp ứng được nhu cầu lao động trong điều kiện khoa học kỹ
thuật ngày càng phát triển. tổng hợp phân bố nguồn lao động của xã theo các
ngành nghề như sau:
14
Bảng 3.3: Tổng Hợp Phân Bố Lao Động Của Xã Theo Ngành Nghề
Số TT
Hạng Mục
1
1.1
1.2
Tổng lao động
Nam
Nữ
Lao động Nông Nghiệp
Lao động tiểu thủ công
1.3
nghiệp- XD
Thương mại dịch vụ
Đơn Vị Tính
( người)
5.465
2.704
2.761
3.365
1.216
Tỷ lệ
(%)
100
49,47
50,53
61,57
22,25
884
16,18
Mức sống của dân cư chịu tác tác động của nhiều yếu tố, nhưng trước hết là
trình độ phát triển kinh tế- xã hội. Tình hình phát triển kinh tế xã hội kéo theo
đời sống của đại bộ phận cư dân trên địa bàn được nâng lên rõ rệt. Mức thu nhập
bình quân người dân 9,6 triệu đông/người/năm. Ngày càng có nhiều hộ khá,
giàu, đặc biệt số hộ nghèo giảm xuống còn 302 hộ. Các tiện nghi sinh hoạt của
một bộ phận dân cư được cải thiện đáng kể.
Dân cư của xã Trung Tú được phân bố tại 8 thôn. Tổng duieenj tuichs đất ở
trong khu dân cư nông thôn của xã là 174,95ha chiếm 17,665 diện tích đất tự
nhiên. Dân cư phân bố tập trung ở 8 thôn dọc đường tỉnh lộ 428 và các đường
trục thôn trong xã. Các điểm dân cư phân biệt và tập trung tuy nhiên chưa được
đầu tư tốt về xây dụng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của xã, nước sạch chưa
có nhà máy nước hoạt động dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu của đời sống sinh
hoạt trong các khu dân cư của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng trong khu dân cư.
c. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
• Giao thông
Chất lượng mạng lưới giao thông ngày càng được nâng cao, đường bê tong
xi măng, bê tong nhựa, đá nhựa chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống đường của xã.
Cầu cống được xây dựng kiên cố thay cho cống tạm, hạn chế được việc ách tắc
giao thông.
Diện tích đất giao thông hiện nay là 42,22ha, chiếm 4,26% diện tích tự
nhiên
-Đường tỉnh lộ 428 đi qua xã, là tuyến quan trọng kết nối xã với xã và vùng
lân cận.
15
-Đường liên xã: Trung Tú - Hòa Lâm dài 1,7 km với mặt đường rộng 5m,
rộng nền 6m đã được nhựa hóa và đang sử dụng tốt.
-Đường lien thông gồm 2 tuyến:
+ Đường Tự Chung – Thanh Hội dài 1,3 km với bề rộng mặt đường 3m nên
đường rộng 4m đã lát gạch 1,15km và dài cấp phối 0,15km nhưng đều đã xuống
cấp, cần bê tông toàn bộ và làm rãnh thoát nước.
+ Đường từ Cầu Chẩn Kỳ - Cầu Dũng Cảm dài 1,3km với bề rộng mặt
đường 6m rộng nền 7m đã được bê tong 0,18km còn 1,12km là đường đất,
caanfbee tong 1,12km và làm rãnh thoát nước.
Đường ngõ xóm: tổng chiều dài 38,09 km với chiều rộng mặt đường trung
bình từ 2,5m- 4m đã được bê tông hóa 6,86km (37,15%) lát gạch 12,35km
(33,43%) dải cấp phối 4,73km(12,41%) còn lại 14,15km (37,15%) là đường đất.
Trong đó: có 2,06 km đường bê tong đã xuống cấp và các đường đất cần được
bê tông với tổng chiều dài 31,23km và làm rãnh thoát nước.
Với thực trạng như hiện nay cho thấy hệ thống giao thông của xã cần được
quan tâm đầu tư hơn nữa để phát triển kinh tế-xã hội. Trong những năm tới phát
triển giao thông nông thôn không chỉ giúp cuộc sống của người đân trong xã bớt
khó khăn, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất
nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuận vào đời sống, sản xuất của
nhân dân.
• Thủy lợi
Trước yêu cầu về nước tưới cho sản xuaatsnoong nghiệp nói chung, cho
cây trồng nói riêng số trạm bơm của xã hiện tại cần được đầu tư nâng cấp, tổng
chiều dài kênh mương là 31,14km, đảm bảo việc tưới tiêu chủ động cho diện
tích đất nông nghiệp của xã. Tuy nhiên năng lực của hệ thống thủy lợi vẫn chưa
đảm bảo, tỷ lệ thất thoát nước tưới còn cao, nguyên nhân chủ yếu là chưa được
bê tông hóa, một số công trình do khó khăn về vốn, đầu tư thiếu đồng bộ, việc
quản lý khai thác còn nhiều hạn chế.
Trạm bơm: hiện tại, toàn xã có 12 trạm bơm, trong đó có 4 trạm đang sử
dụng tốt, còn lại 8 trạm đã xuống cấp
16
-Nước sạch: hiện tại trên địa bàn xã có hệ thống cấp thoát nước tập trung,
chủ yếu nhân dân vẫn dùng hệ thống giếng đào và giếng khoan ở từng hộ gia
đình.
- Thoát nước: Chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, nước thải sinh hoạt
và nước mưa vẫn tự chảy ra các ao hồ, kênh mương.
• Năng lượng, bưu chính - viễn thông
Năng lượng: Xã có 11 trạm biến áp phân bổ đều 8 thôn, hệ thống điện sinh
hoạt và sản xuất trên địa bàn xã đã được phủ kín 1005 đến các hộ cung cấp
24/24 đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Ngoài nguồn năng lượng điện, xã còn sử dụng năng lượng xăng, dầu cho
các hoạt động giao thông vận tải, cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp và năng
luongj than vào đời sống sinh hoạt của nhân dân
Bưu chính-viễn thông: có 1 điểm bưu chính viễn thông của huyện nằm trên
địa bàn xã, hệ thống lien lạc được thông suốt, đặc biệt là bưu chính viễn thông
có bước phát triển khá tốt. Đại lý bưu điện, thùng thư công cộng, máy vi tính đã
kết nối mạng internet, và một số sách báo, tạp chí.
Toàn xã có 40% số hộ sử dụng điện thoại cố định với quy mô 11 máy điện
thoại cố định/100 dân. Internet đã được lắp đặt đến ủy ban xã và 8 thôn.
• Giáo dục – đào tạo
Hệ thống trường học của xã đã được xây dựng đáp ứng đủ nhu cầu phòng
học cho học sinh:
- Xã có 1 trường mần non tại khu trung tâm và 3 điểm trường mầm non ở các
thôn Tự Chung, Cao Xá, Dũng Cảm với tổng diện tích là 3.704,4 m2. Tổng số
giáo viên 35 trong đó: đại học 1, cao đẳng 8, trung cấp 26, số học sinh 20112012 là 360 cháu.
- Trường tiểu học Trung Tú đã được công nhận trường chuẩn quốc gia năm 2011
( giai đoạn 1) và đang phấn đấu đạt chuẩn giai đoạn 2. Hiện tại xã Trung Tú có 1
trường tiểu học trung tâm và hai điểm let tại thôn Dũng Cảm và Cao Xá. Tổng
số 42 giáo viên trong đó trình độ đại học 6 người, cao đẳng 33 người, trung cấp
3 người. Trường có 464 học sinh. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt
100%. Tỷ lệ học sinh tiếp tục học THCS đạt 100%
- Trường trung học cơ sở Trung Tú đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia
năm 2011 ( giai đoạn 1) và đang phấn đấu đạt chuẩn giai đoạn 2.Số giáo viên 34
17
người trong đó: trình độ đại học 14 người, cao đẳng 15 người, trung cấp 5
người. Trường có 417 học sinh. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi được đến trường là
97%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc và học
nghề 100%
• Y tế
Trạm y tế của xã đã đạt chuẩn quốc gia năm 2006. Trạm có tổng diện tích
2.695,5 m2 mới được đầu tư xây dựng với 11 phòng ( phòng khám bệnh, phòng
y dược cổ truyền, phòng tiệt trùng, phòng lưu bệnh nhân sản phụ, phòng khám
phụ khoa-KHHGD, phòng siêu âm, phòng đẻ, phòng tiêm, phòng tư vấn kế
hoạch hóa gia đình, phòng hành chính, phòng trực). Trang thiết bị y tế còn thiếu
•
cần được bổ sung.
Tỷ lệ trẻ em được tiêm đầy đủ vacxin 100%
Tỷ lệ sinh tự nhiên 1,1%
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong độ tuổi là 12%
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 8,7%
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 40%
Văn hóa thông tin
Khác với các ngành kinh tế, văn hóa thông tin - phát thanh – truyền hình
mang tính đặc thù riêng. Đó là ngành đảm nhận chức năng tuyên truyền các chủ
trương, đường nối chính sách của Đảng và nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân
và phục vụ nhu cầu thiết yếu về đời sống văn hóa tinh thần con người.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, toàn xã
đã có truyền thanh phục vụ cho 8 thôn, trong nhân dân đã có trên 90% số hộ
được xenm ti vi.
Thường xuyên chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng quê
hương thôn làng. Toàn xã có cả 6/8 làng được công nhận làng văn hóa, có 1.899
hộ đạt gia đình văn hóa.
Công tác xã hội luôn được quan tâm, nhất là các đối tượng chính sách,
người nghèo, trẻ mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa được các cấp, các ngành, đoàn
thể và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
• Thể dục – Thể thao
Hoạt động thể thao quần chúng, đặc biệt là cầu long, bong truyền, bong đá,
và thể dục dưỡng sinh phát triển mạnh mẽ ở các thôn xóm, phong trào thể dục
18
thể thao từng bước được mở rộng với nhiều hình thức, công tác thể dục thể thao
trong nhà trường được chú trọng và có chất lượng tốt, hàng năm xã đứng ra tổ
chức hôi thi thể dục thể thao nhằm vận động toàn dân tham gia rèn luyện than
thẻ, nâng cao sức khỏe.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thể dục thể thao còn
nghèo, sân bãi còn thiếu, dụng cụ không đáp ứng được phong trào. Trong thời
gian tới cần tăng cường cơ sở vật chất và xây dựng sân thể thao ở các thôn để
đáp ứng tốt nhu cầu thể dục thể thao của nhân dân.
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Từ những nghiên cứu tổng hợp các đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã
hội của xã Bình Minh đã tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương với những nhận định:
* Thuận lợi:
Với các điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và
cảnh quan môi trường của xã Trung Tú cho thấy xã có nhiều thế mạnh cho phát
triển kinh tế - văn hóa – xã hội:
- Xã có tiềm năng phát triển một nền kinh tế đa dạng ngành nghề như: công
nghiệp, tiểu thủ công nhiệp, nông nghiệp và thương mại dịch vụ.
- Là xã có tuyến đường tỉnh lộ 428 đi qua nên xã có điều kiện đẻ giao thương phát
triển kinh tế, nhiều cơ hội để đón nhận sự đầu tư và ứng dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật, có điều kiện đẻ phát triển sane xuất nông nghiệp và dịch vụ, có
điều kiện thuận lợi để tiếp cận với cuộc sống hiện đại, văn minh…
- Trong những năm qua, nền kinh tế đã có bước phát triển đáng khích lệ. Cơ cấu
kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng: Tăng tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp và thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng gía
trị sản xuất của toàn xã. Đòng thời với lực lượng lao động dồi dào, từ đó có thể
khai thác hiệu quả và phát huy ngày càng rõ hơn những lợi thế về điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên của xã.
- Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền nhằm đưa xã TRung
Tú phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, xứng đáng với truyền thống của quê
hương cách mạng và tinh thần cần cù sang tạo trong lao động của nhân dân xã.
19
Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất, từng bước bắt nhịp với phát triển kinh
tế chung của toàn huyện, đẩy nhanh quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện
đại hóa.
- An ninh đảm bảo tạo tâm lý an tâm trong sản xuất và kinnh doanh buôn bán
cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện địa bàn
- Nhân dân trong xã luôn đoàn kết, cần cù, chịu khó, hâm học hỏi, tìm tòi, sang
tạo đó là tiền đề để thúc đẩy sản xuất phát triển.
* Khó khăn
Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện còn yếu kém, chưa
tương xứng với tiềm năng khiến cho xuất phát điểm của xã khá thấp trong
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Nguồn lao động của xã Trung Tú khá đông đảo nhưng chất lượng lao
động không cao, chậm thích nghi với cơ chế thị trường, chưa đáp ứng được
yêu cầu của các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới. Điểm hạn chế này
có thể khiến xã mất đi lợi thế trong thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
nước, nhất là các nhà đầu tư lớn.
Quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa mang tính tự phát thời gian
qua đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với Trung Tú
Quá trình đô thị hóa mặc dù chỉ mới bắt đầu ở xã nhưng do thiếu các
định hướng quy hoạch và chậm xử lý các vấn đề phát sinh nên đang phải đối
mặt với nhiều vấn đề xã hội phức tạp, đặc biệt là vấn đề người dân không có
việc làm, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp.
Đây là thách thức lớn đối với Trung Tú trong quá trình đô thị hóa những
năm tới nếu mà không được giải quyết sẽ xóa nhòa những thành quả của quá
trình phát triển.
Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã còn chưa đồng bộ và yếu kém.
Trên địa bàn xã hầu như chưa có hạ tầng kỹ thuật đô thị. Điều kiện hạ tầng
tại các khu dân cư nông thôn còn lạc hậu và bất cập trong quá trình đô thị
hóa.
Tóm lại, từ thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã, đặc
biệt là những năm gần đây cho thấy nền kinh tế của Trung Tú đã có nhiều
20
khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân đã được
cải thiện đáng kể. Vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
nhu cầu vay vốn ngày nhiều, các giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ngày càng tăng trong những
năm tới.
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Trung Tú – huyện
Ứng Hòa - TP Hà Nội.
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai.
3.2.1.1 Tình hình thực hiện các văn bản pháp quy
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi
trường đến toàn thể nhân dân, nhằm nâng cao ý thức và nghiêm chỉnh chấp hành
các quy định của pháp luật thông qua chuyên mục phổ biến Luật đất đai của Đài
phát thanh xã, phát tờ rơi cho nhân dân đến trực tiếp tại trụ sở làm việc.
- Thực hiện có hiệu quả các văn bản quy định cụ thể, chi tiết của cấp trên
về công tác quản lý, sử dụng đất đai với các văn bản liên quan như giá đất, thẩm
định cấp quyền sử dụng đất.
- Nhằm cụ thể hóa các quy định về công tác quản lý đất đai của Chính
Phủ. Xã đã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai đến các bản và
các đơn vị quản lý sử dụng đất trên địa bàn xã cũng như các văn bản được ban
hành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Làm cơ sở để quản lý tốt đất
đai.
3.2.1.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa
giới hành chính
- Thực hiện chỉ thị 364/CT-TTg của Chính Phủ, Nghị Quyết số
31/2009/NQ-CP ngày 14/07/2009 của chính phủ về việc điều chỉnh địa giới
hành chính, UBND huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác
định ranh giới hành chính, cắm mốc giới, ổn định phạm vi quản lý và sử dụng
đất trên địa bàn.
- Đến nay huyện Ứng Hòa đã hoàn thành việc phân định ranh giới
hành chính giữa các xã trong huyện và với các huyện trong tỉnh. Hiện nay huyện
21
ỨNg Hòa có 19 đơn vị hành chính cấp cơ sở, trong đó thì xã Trung Tú – xã rất
có tiềm năng.
3.2.1.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa
chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Được sự đầu tư và quan tâm của nhà nước xã đã xây dựng được bản
đồ địa chính làm cơ sở để quản lý đất đai đến từng thửa đất.
- Bản đồ địa chính của xã được xây dựng gồm có: Bản đồ điạ chính
364 gồm 12 tờ bản đồ tỷ lệ 1/1000 và 11 tờ bản đồ 1/2000 và 1 tờ bản đồ
1/5000.
- Năm 2010, hoàn thành kế hoạch số 2841/BTNMT – TCQLĐĐ ngày
07/08/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về kế hoạch thực hiện kiểm kê
đất đai. Trên địa bàn xã Bình Minh có nhiều điều kiện thuận lợi cơ bản để tiến
hành các hoạt động về đo đạc phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
3.2.1.4 Công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
- Thực hiện chủ trương lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã của UBND
huyện Ứng Hòa. Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã đi dần vào lề nếp, hàng năm
UBND xã Trung Tú đều lập kế hoạch sử dụng đất trình lên UBND huyện Ứng
Hòa phê duyệt.
3.2.1.5 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất
- Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn nhưng nhu cầu của con người về
đất thì ngày càng tăng. Việc phân phối để đảm bảo công bằng, hợp lý là vô cùng
quan trọng và phải được căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong những năm qua xã Bình Minh đã triển
khai công tác này và đạt được một số kết quả nhất định, việc giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện đúng thẩm
quyền, đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật đất đai.
- Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính Phủ về ban hành
quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
22
-Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất..
- Việc thu hồi đất được thực hiện trong trường hợp sử dụng đất
không đúng mục
3.2.1.6 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
- Chấp hành chỉ đạo chung của huyện, UBND xã Trung Tú đã chỉ
đạo các thôn bản, các ngành chuyên môn nghiêm túc thực hiện công tác kiểm kê
đất đai định kỳ (5 năm một lần) và đạt kết quả tốt. Đến nay công tác kiểm kê đất
đai năm 2010 và thống kê diện tich hiện trạng sử dụng đất năm 2013 đã hoàn
thành công tác đăng ký thống kê đất đai cũng được thực hiện nghiêm túc.
3.2.1.7 Thanh tra, kiểm kê việc chấp hành các quy định của pháp luật
về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.
- UBND huyện Ứng Hòa đã tổ chức các đợt thanh tra theo các chỉ thị của
Thủ Tướng Chính Phủ, thanh tra việc giao đất, cấp GCNQSDĐ ở cơ sở. Kết hợp
thanh tra chuyên ngành và thanh tra nhân dân, thanh tra quản lý nhà nước về đất
đai đối với cấp xã theo quy định của pháp luật.
Công tác thanh tra, kiểm kê việc chấp hành và xử lý các vi phạm pháp luật
về đất đai không chỉ giúp phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật về đất
đai mà qua đó còn để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về Luật
đất đai, giúp các nhà làm luật hiểu sâu sắc hơn sự phức tạp của mối quan hệ đất
đai. Từ đó có chính sách điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn quản lý.
3.2.1.8 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo
các vi phạm trong quản lý đất đai và sử dụng đất đai
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là việc hết sức
khó khăn và phức tạp. Trong những năm qua, với sự kết hợp chặt chẽ của các
cấp, các ngành đã tổ chức thanh tra, giải quyết được nhiều vụ việc. Tập trung
chủ yếu vào lĩnh vực đất đai. Nội dung chính vẫn là vấn đề về tranh chấp đất đai
giữa các hộ gia đình, cá nhân. Trong suốt thời gian qua, xã đã tổ chức giải quyết
kịp thời, dứt điểm các vụ việc. Tuy nhiên vẫn còn những vụ việc quá phức tạp,
kéo dài chưa giải quyết được dứt điểm.
23
- Thời gian vừa qua, xã đã tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất
đai với nội dung chủ yếu về tranh cấp đất đai của các hộ gia đình, cá nhân. Xã
đã tổ chức giải quyết kịp thời, dứt điểm theo thẩm quyền thuộc chức năng,
nhiệm vụ của các phòng chuyên môn giải quyết tiếp.
3.2.1.9 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử
dụng đất
- Sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành đã đi sâu vào đời
sống của nhân dân nhất là trong bối cảnh nền kinh tế năng động và có nhiều sự
chuyển biến. Giá trị của đất đai ngày càng lớn khi gắn giá trị quyền sử dụng đất
vào các hoạt động giao dịch kinh tế. Đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhân
dân cũng như đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của nhà nước.
- UBND xã Trung Tú đã thực hiện chuyển quyền, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất theo quy định cho nhiều trường hợp của người sử dụng đất.
Xác nhận cho nhiều trường hợp hộ gia đình dùng quyền sử dụng đất của mình
để vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Thuế nhà đất, thuế chuyển quyền, lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất
được thực hiện nghiêm túc, thu đầy đủ và đều vượt kế hoạch. Góp phần vào
nguồn thu ngân sách của xã Trung Tú. Đồng thời nâng cao vai trò quản lý, giám
sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với người sử dụng đất của cơ quan
quản lý nhà nước về đất đai.
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Trung Tú năm 2014
Theo số liệu thống kê đất đai 2010, xã có tổng diện tích tự nhiên 990,50ha
bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người là 867 m2/người. Tất cả diện tích
đất tự nhiên đang được sử dụng cho các mục đích.
Bảng 3.4: Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2014
Loại đất
Diện
tích
Cơ cấu (%)
(ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên
1. Đất nông nghiệp
2. Đất phi nông nghiệp
3. Đất chưa sử dụng
24
990,50
707,47
283,03
100,00
71,43
28,57
4. Đất khu bảo tồn thiên nhiên
5. Đất khu du lịch
6. Đất khu dân cư nông thôn
174,95
17,66
3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
- Nhóm đất nông nghiệp của xã chiếm tỉ lệ lớn nhất. Đây là một thế mạnh
của xã để phát triển ngành nông nghiệp. Vì vậy sử dụng đất nông nghiệp hợp lý,
hiệu quả kết hợp với các biện pháp bảo vệ đất là rất quan trọng nhằm duy trì sức
sản xuất của đất cho tương lai. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã được
thể hiện qua:
Bảng 3.5: Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp năm 2010
Loại đất
Diện tích
(ha)
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Tổng diện tích đất nông nhiệp
Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
Đất trồng cây hàng năm còn lại
Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
\
Cơ
cấu
(%)
707,47
633,96
388,11
19,51
71,43
64,00
39,18
1,97
43,66
4,41
10,34
1,04
- Qua bảng trên ta thấy:
Diện tích đất nông nghiệp là 707,47 ha (chiếm 71,43% tổng diện tích tự
nhiên) trong đó đất lúa nước là:633,96 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 43,66 ha,
đất trồng cây hàng năm còn lại là 19,51 ha. Trong 426,44 ha đất lúa nước: đất
chuyên trồng lúa nước là 388,11; đất nông nghiệp khác là 10,34ha.
Hiện nay đất trồng cây hàng năm khác đang được nhân dân sử dụng để
trồng màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Hiệu quả kinh tế của các loại
25