TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ CÁC CƠ SỞ SẢN
XUẤT, KINH DOANH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG
KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH
BẮC NINH
Địa điểm thực tập
: Phòng Tài Nguyên Môi Trường
UPND TP Bắc Ninh
Người hướng dẫn
: Nguyễn Thị Hồng Linh
Chức vụ
: Cán Bộ
Đơn vị công tác
: Phòng Tài Nguyên Môi Trường
UBND TP Bắc Ninh
Sinh viên thực hiện
: Lê Ngọc Anh
Lớp
: ĐH2QM1- ĐH Tài Nguyên Môi Trường HN
MỤC LỤC
2
2
LỜI CẢM ƠN
- Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh/chị, cô/chú cán bộ trong phòng
TNMT – UBND TP Bắc Ninh đã giúp đỡ, chỉ bảo em nhiệt tình trong thời gian em đi
thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp tại đơn vị.
- Em xin cảm ơn thầy giáo, TS.Hoàng Ngọc Khắc đã trực tiếp hướng dẫn em tận
tình và truyền thụ cho em những kinh nghiệm quý báu.
- Em xin cảm ơn chị Nguyễn Thị Hồng Linh – cán bộ phòng TNMT – UBND TP
Bắc Ninh là người trực tiếp hướng dẫn em ở đơn vị trong thời gian em thực tập tại
phòng. Ngoài hướng dẫn các quy cách để trở thành một cán bộ còn hướng dẫn, chỉ bảo
em rất nhiệt tình khi em làm báo cáo thực tập và đồ án tốt nghiệp.
Một lần nữa em xin cảm ơn tất cả các anh/chị cô/chú trong phòng đã tạo điều
kiện cho em có một môi trường thực tập tốt.
Em xin trân trọng cảm ơn!
3
3
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật.
2. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường;
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý
và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
3. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên
cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường.
4. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
5. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
6. Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường
thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
7. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
8. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ,
dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
9. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu,
tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
10. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng
được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất.
11. Khoảng cách an toàn về môi trường là khoảng cách tối thiểu được tính từ
mốc nguồn phát thải trong nhà, xưởng sản xuất, kinh doanh hoặc dây truyền công nghệ
tới khu dân cư.
12. Giấy phép về môi trường là những giấy tờ liên quan đến môi trường được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận.
13. Sản xuất sạch hơn là việc cải tiến liên tục quá trình sản xuất, sản phẩm và
dịch vụ nhằm giảm sử dụng tài nguyên, hạn chế phát sinh các tác nhân gây ô nhiễm
môi trường không khí, nước và đất, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
4
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài thực tập:
Môi trường là vấn đề toàn cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống
và sự phát triển bền vững của toàn nhân loại và mỗi quốc gia. Nghị quyết số 41 NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là
một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất
lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã
hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế”.
Thành phố Bắc Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và khoa học
kỹ thuật của tỉnh Bắc Ninh, có diện tích tự nhiên là 82,61 km², chia thành 19 đơn vị
xã, phường. Trong những năm qua mặc dù còn không ít khó khăn nhưng được sự quan
tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, cùng với ý chí tự lực tự cường, phát huy truyền thống
đoàn kết, lao động sáng tạo, vượt lên mọi khó khăn thách thức, bộ mặt thành phố trung
tâm tỉnh lỵ ngày càng khởi sắc.
Tuy nhiên bên cạnh sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế là những tác động
tiêu cực đến môi trường ngày càng gia tăng. Đặc biệt trong khu dân cư, hàng loạt các
cơ sở sản xuất, kinh doanh với nhiều ngành nghề ra đời đã kéo theo nhiều vấn đề ô
nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển bền vững. Các
loại ô nhiễm mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ra cho môi trường gồm ô nhiễm
nước thải, khí thải, tiếng ồn và chất thải rắn…
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường đối với đời sống - xã
hội. Đồng thời nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm do sản xuất kinh
doanh trong khu dân cư và nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ
chức cá nhân trên địa bàn thành phố Bắc Ninh vậy nên em đã : “Tìm hiểu công tác
kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trong khu
dân cư trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”. Đây là một trong những
nội dung nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa
bàn thành phố.
2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII,
kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
5
5
- Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 hướng dẫn phân loại và quyết
định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý;
- Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 quy định tiêu chí xác định cơ sở
gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/1/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị;
- Chương trình số 80-CTr/TU ngày 27/5/2005 của Tỉnh ủy Bắc Ninh về thực hiện
Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị;
- Chương trình số 69-CTr/TU ngày 30/9/2009 của Tỉnh uỷ Bắc Ninh về tiếp tục
đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước;
- Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010
và định hướng đến năm 2020;
- Đề án Quy hoạch môi trường tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2006 – 2020 và Kế hoạch
bảo vệ môi trường giai đoạn 2006 – 2010;
- Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 14/2/2012 của UBND tỉnh Bắc Ninh về kế
hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm
2020;
- Chương trình số 66-CTr/TU ngày 14/12/2009 của Ban thường vụ Thành uỷ Bắc
Ninh v/v Thực hiện chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư Trung ương
về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị (khoá IX) về
“Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- Nghị quyết của BCH Đảng bộ thành phố Bắc Ninh khoá XXI, nhiệm kỳ 20152020.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
a. Đối tượng thực hiện: Công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô
nhiễm môi trường trong khu dân cư trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
b. Phạm vi thực hiện
- Về địa điểm : các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
- Về thời gian: thời gian thực hiện đề án từ ngày 18/1/2016 đến ngày 8/4/2016
- Phạm vi nghiên cứu : Đề án tập trung nghiên cứu nội dung kiểm tra và xử lý các cơ sở
-
sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện bảo vệ môi trường tại khu dân cư trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh.
Phương pháp thực hiện:
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp :
6
6
Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hoá và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ
sở pháp lý có liên quan đến nội dung nghiên cứu của báo cáo cụ thể trong báo cáo là
công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh. Thu thập thông tin từ các tờ trình, quyết định, báo cáo liên quan tại phòng
TNMT – UBND TP Bắc Ninh.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa :
Tiến hành đi kiểm tra các gara ô tô trong khu dân cư trên địa bàn thành phố cùng
với đoàn kiểm tra của phòng TNMT TP Bắc Ninh.
Phương pháp xử lý thông tin số liệu:
Dựa vào những thông tin số liệu đã thu thập và điều tra được, lập thành bảng,
danh sách thống kê rõ ràng các kết quả đạt được bằng sơ đồ, bảng biểu.
c. Mục tiêu và nội dung chuyên đề
- Mục tiêu:
Phấn đấu đến năm 2017, 90% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
được xử lý triệt để.
Định hướng đến năm 2020 hoàn thành kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (không có khả năng khắc phục
tại chỗ) ra khỏi khu dân cư.
- Nội dung:
Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường, phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành, các cấp, các địa phương trong
công tác bảo vệ môi trường.
Nâng cao trách nhiệm của toàn dân đối với các vấn đề liên quan đến môi trường,
tạo ra động lực khuyến khích các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế có thể tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp dưới nhiều hình thức góp phần làm cho môi trường trở nên
xanh, sạch, đẹp.
7
7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập
Địa điểm thực tập : Phòng tài nguyên và môi trường – UBND Thành phố Bắc
Ninh
Địa chỉ : 217 – Ngô Gia Tự - phường Suối Hoa – TP Bắc Ninh
Số điện thoại : 02413.875.168
1.1 Lịch sử phát triển của ngàng TNMT – UBND TP Bắc Ninh
- Ngày 30/11/1994, UBND thị xã Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 368/UB
về việc thành lập phòng địa chính trực thuộc UBND thị xã Bắc Ninh.
Nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn cán bộ thực hiện theo thông tư số 470/TT.ĐC
ngày 18/7/1994 của Tổng cục địa chính. Biên chế tổ chức bộ máy của phòng địa chính
có 7 cán bộ: 1 đồng chí trưởng phòng, 1 đồng chí phó trưởng phòng và các cán bộ giúp
việc chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật.
- Ngày 30/12/1994, UBND thị xã Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 369/UB
về việc bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng địa chính thị xã Bắc Ninh. Bổ nhiệm ông
Nghiêm Văn Nạo, nguyên phó Chủ tịch HĐND thị xã khóa 16, giữ chức trưởng phòng
địa chính thị xã Bắc Ninh.
- Ngày 20/3/2002, UBND thị xã Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 133/QĐUB về việc hợp nhất một số phòng ban chuyên môn.
Hợp nhất phòng Quản lý đô thị, phòng Địa chính thành phòng Quản lý đô thị.
Phòng Quản lý đô thị giúp UBND thị xã quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực giao
thông, xây dựng cơ bản, quản lý nhà nước về nhà, đất đai, quản lý nhà nước về đô thị.
- Ngày 25/3/2002, UBND thị xã Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 145/QĐCT về việc bổ nhiệm cán bộ. Bổ nhiệm ông Nghiêm Văn Nạo giữ chức phó trưởng
phòng Quản lý đô thị thị xã Bắc Ninh.
- Ngày 25/3/2002, UBND thị xã Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 140/QĐCT về việc bổ nhiệm cán bộ. Bổ nhiệm ông Vương Văn Đông giữ chức phó trưởng
phòng Quản lý đô thị thị xã Bắc Ninh.
- Ngày 25/3/2002, UBND thị xã Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 142/QĐCT về việc bổ nhiệm cán bộ. Bổ nhiệm ông Vũ Chí Kiên giữ chức phó trưởng phòng
Quản lý đô thị xã Bắc Ninh.
- Ngày 25/3/2002, UBND thị xã Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 147/QĐCT về việc bổ nhiệm cán bộ. Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Phú giữ chức Trưởng phòng
Quản lý đô thị thị xã Bắc Ninh.
- Ngày 18/4/2005, Thị ủy Bắc Ninh có Thông báo số 319/TB-TU, Thông báo
Nghị quyết của BTV thị ủy về công tác cán bộ. Thành lập Phòng Tài nguyên và Môi
trường trực thuộc UBND thị xã Bắc Ninh.
8
8
• Điều động, bổ nhiệm và phân công cán bộ:
+ Đồng chí Nghiêm Văn Nạo – Phó trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã về phòng
Tài nguyên và Môi trường và phân công quyền Trưởng phòng Tài nguyên và Môi
trường thị xã Bắc Ninh.
+ Đồng chí Nguyễn Song Hà – Phó trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã về phòng
Tài nguyên và Môi trường, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi
trường thị xã Bắc Ninh.
- Ngày 22/4/2005, Thị ủy Bắc Ninh có Thông báo số 322/TB-TU, Thông báo
Nghị quyết của BTV thị ủy về công tác cán bộ. Bổ nhiệm đồng chí Nghiêm văn Nạo –
Phó trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã (quyền Trưởng phòng TNMT) giữ chức vụ
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trưởng thị xã Bắc Ninh.
- Ngày 22/4/2005, UBND thị xã Bắc Ninh ban hành Quyết định số 519/QĐ-CT
về việc bổ nhiệm cán bộ. Bổ nhiệm ông Nghiêm Văn Nạo giữ chức Trưởng phòng Tài
nguyên và Môi trường thị xã Bắc Ninh.
- Ngày 12/6/2007, UBND thành phố Bắc Ninh đã ban hành Quyết định
742/2007/QĐ-UBND về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh.
- Ngày 19/5/2009, UBND thành phố Bắc Ninh đã ban hành Quyết định
700/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh.
Hiện nay, phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 5, Thông tư liên tịch số
50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và
Bộ Nội vụ. Lĩnh vực quản lý đất đai của thành phố bao gồm:
a) Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
b) Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được
phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi
trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
c) Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
d) Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
9
9
đ) Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý
hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.
e) Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa
phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định
của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trưng
dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.
g) Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của
pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham
nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công
của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
h) Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ
phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
i) Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên
và môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy
ban nhân dân cấp xã.
1.2. Căn cứ pháp luật về nhiệm vụ, chức năng của phòng TNMT
Nhiệm vụ, chức năng của phòng TNMT – UBND thành phố Bắc Ninh được quy
định trong chương 2 - thông tư số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV. Thông tư liên tịch
hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên
và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy
ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh . Thông tư được căn cứ vào các
nghị định sau:
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang
Bộ;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường;
10
10
Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông
tư liên tịch hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở
Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Phòng Tài nguyên và Môi
trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Vị trí chức năng, nhiệm vụ quyền hạn.
2.1 Vị trí và chức năng
1. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản
lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản,
môi trường, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo (đối với các huyện có biển, đảo).
2. Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng
thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên
và Môi trường.
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được
phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi
trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
3. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
4. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý
hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.
6. Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa
phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định
của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trưng
dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.
11
11
7. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi
trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòng
ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ
môi trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề
xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du
lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và
đa dạng sinh học trên địa bàn.
8. Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật
ngoại lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và
sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen; tham
gia tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các hệ
sinh thái, loài và nguồn gen.
9. Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinh
hoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp;
kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
10. Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện
và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền.
11. Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước theo thẩm quyền.
12. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất
hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ
chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp
luật.
13. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.
14. Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham
gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn cấp huyện.
15. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài
nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển và hải đảo (đối với các huyện có biển, hải đảo).
16. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của
pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham
nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công
của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
17. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ
phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
12
12
18. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ
chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
19. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên
và môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy
ban nhân dân cấp xã.
20. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài
nguyên và Môi trường.
21. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch
công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ
luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao
động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
22. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của
pháp luật.
23. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụ
công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo
quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có Trưởng phòng, không quá 02 Phó
Trưởng phòng và các công chức chuyên môn nghiệp vụ.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng.
Các Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng
phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Việc bổ nhiệm Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chức danh do Sở Tài nguyên và Môi trường
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn
nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với Trưởng
phòng và Phó Trưởng phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Biên chế công chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường được giao trên cơ sở
vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng
biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của huyện được cấp có
thẩm quyền giao.
13
13
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch
công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Phòng Tài nguyên và Môi
trường xây dựng kế hoạch biên chế công chức theo quy định của pháp luật bảo đảm
thực hiện nhiệm vụ được giao.
14
14
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1 Nội dung chuyên đề
Nguồn ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu
dân cư
Các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong khu dân cư trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh thường sử dụng đất ở làm mục đích sản xuất kinh doanh. Các cơ sở sản xuất,
kinh doanh với ngành nghề đa dạng được phân bổ không đồng đều, rải rác, đan xen
trong các khu dân cư với mật độ tập trung khác nhau. Số lượng cơ sở tập trung tại khu
vực nội thành cao hơn so với số cơ sở tập trung tại khu vực ngoại thành. Theo điều tra,
trung bình cứ 10 hộ dân có 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, tại các phường
trung tâm của thành phố như phường Tiền An, phường Ninh Xá thì tỷ lệ này cao hơn
trung bình khoảng 5 hộ dân có 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Loại hình sản xuất, kinh
doanh thường tập trung theo khu vực, ví dụ: tại khu vực chợ Bồ Sơn, phường Võ
Cường tập trung chủ yếu các cửa hàng bán thuốc trừ sâu; khu vực đường Nguyễn Trãi,
gần Bệnh viện Bắc Ninh tập trung chủ yếu các phòng khám bệnh tư nhân (phòng khám
đa khoa, phòng chụp X quang, phòng khám điều dưỡng,…); khu vực Hòa Đình –
phường Võ Cường tập trung chủ yếu xưởng gara ô tô; khu vực đường Ngô Gia Tự,
phường Tiền An chủ yếu là các cơ sở in ấn, quảng cáo; khu Y Na – phường Kinh Bắc
chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn, quán karaoke… Mỗi loại hình sản xuất, kinh
doanh với nhiều quy trình khác nhau đã phát thải ra các loại chất thải khác nhau, do đó
mức độ tác động đến môi trường cũng khác nhau. Qua kết quả điều tra và lấy ý kiến
đánh giá của các hộ dân nơi có nhiều các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh, có thể xác định các nguồn phát sinh chất ô nhiễm, cũng như
thành phần chất gây ô nhiễm như sau:
• Các cơ sở mạ, phun phủ, gia công cơ khí:
Trong quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí, việc xử lý, tẩy rửa bề mặt là một trong
những công đoạn cần thiết. Nước thải từ quá trình tẩy rửa bề mặt kim loại trước khi
mạ và trong quá trình mạ Nicken hay Chrome, nước thải sau khi rửa sạch các chi tiết
kim loại đã được mạ… có hàm lượng hóa chất, hàm lượng kim loại năng dư thừa rất
lớn. Lượng nước thải này không qua xử lý, thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước sinh
hoạt chung của thành phố gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Do nước thải không
được xử lý, qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp sẽ tồn đọng
trong cơ thể con người, một số bệnh thường gặp ở những khu dân cư có các cơ sở mạ,
gia công cơ khí là: viêm loét da, viêm đường hô hấp, ung thư.
• Các gara ô tô, các cơ sở in ấn, quảng cáo:
Hoạt động sơn, phun sơn, in ấn: phát thải ra môi trường không khí mùi sơn, bụi sơn
ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh. Đa phần các cơ sở đều không có hệ
15
15
thống hệ thống phòng phun sơn, hệ thống xử lý hút bụi, hệ thống thoát nước khí tại phòng
phun sơn. Một số cơ sở có nhưng do tiết kiệm chi phí điện nước đa số xưởng đều không
dùng hệ thống này khi phun sơn mà phun trực tiếp ngoài môi trường. Trong thời gian các
cơ sở này phun sơn người dân xung quanh thường không dám mở cửa do mùi và bụi sơn.
Bên cạnh đó rác thải, dầu mỡ thải và nước có bụi sơn độc hại được xả thẳng xuống đất,
xuống bể phốt hoặc tự tràn ra hệ thống cống thoát nước của địa phương gây ô nhiễm môi
trường nước. Ngoài ra trong quá trình gò, hàn, sử dụng máy nén khí có công suất cao
gây tiếng ôn lớn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Một số cơ sở gara ô tô
nằm sát các trường học (gara ô tô Phú Sài Gòn, gara ô tô Vinh Huế…) ảnh hưởng đến
việc học tập cũng như sức khỏe của các em học sinh.
• Các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ; cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ:
Những công nhân làm việc trọng các xưởng sản xuất chế biến gỗ, sản xuất hàng mỹ
nghệ và các hộ dân xung quanh đều nhận định bụi gỗ là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng tới
môi trường. Bụi phát sinh chủ yếu từ các công đoạn và quá trình sau: cưa, xẻ gỗ, khoan,
phay, bào, chà nhám, bào nhẵn các chi tiết bề mặt…
Do không có biện pháp thu hồi và xử lý triệt để, bụi gỗ đã gây ô nhiễm môi
trường không khí và tác động đến sức khoẻ con người. Những người làm việc trong
xưởng thường bị những bệnh vê hô hấp như: viêm phổi, ung thư phổi…
• Các nhà hàng ăn uống, chế biến thực phẩm:
Trong nước thải khách sạn, nhà hàng, chất hữu cơ chiếm khoảng 50 - 60% bao
gồm chất hữu cơ thực vật: căn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy… và các chất hữu cơ
động vật: chất thải bài tiết của người. Các chất hữu cơ trong nước thải theo đặc tính
hoá học gồm chủ yếu protein (chiếm 40 - 60%), hydratcacbon (25 - 50%), các chất
béo, dầu mỡ (10%). Do chỉ chú trọng tới kinh doanh, các nhà hàng ăn uống không đầu
tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Nước thải của các cơ sở này thải trực tiếp ra
cống thoát nước chung của khu vực, sau một thời gian đã bốc mùi khó chịu, gây ảnh
hưởng tới các hộ dân.
• Các cơ sở thu mua phế liệu, tái chế nhựa:
Phế liệu được thu mua từ các nơi chuyển đến, thành phần gồm: gỗ, giấy các loại,
nhôm, sắt, thép … nhiều nhất là nhựa và một số cơ sở thu mua cả chất thải nguy hại là các
loại thùng chứa dầu nhớt, hoá chất.
Các cơ sở có mặt bằng hẹp, không có kho chứa, chủ cơ sở thường tập trung phế liệu
ngoài trời hoặc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm mất mỹ quan đô thị. Do thành phần phế
liệu rất đa dạng và được tập trung ngoài trời, vào mùa mưa tại các cơ sở này phát sinh một
lượng nước mưa chảy tràn rất lớn có lẫn các loại hoá chất khác nhau, kể cả chất thải nguy
hại gây ô nhiễm môi trường nước, đất.
16
16
Bên cạnh đó, công đoạn tái chế nhựa còn gây ô nhiễm môi trường không khí ảnh
hưởng đến sức khỏe của người dân. Trẻ con xung quanh các cơ sở tái chế nhựa thường
bị mắc bệnh đường hô hấp như viêm mũi, dị ứng mũi, viêm họng…Ngoài ra, những
hạt bụi nhỏ li ti theo gió bay đi bám vào quần áo, gây di ứng da, ngứa ngáy khó chịu.
• Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân (phòng chụp X quang, phòng khám điều dưỡng
và phục hồi chức năng):
Nhóm ngành nghề này tác động đến môi trường chủ yếu do rác thải và nước thải
từ hoạt động khám chữa bệnh. Rác thải không được phân loại thường để lẫn với rác
thải sinh hoạt. Nước thải chỉ được xử lý đơn giản qua bể tự hoại, khử trùng và thải ra
cống rãnh do không có hệ thống xử lý nước thải riêng. Vì vậy nguy cơ phát tán mầm
bệnh ra môi trường xung quanh rất cao, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm.
• Các cơ sở chăn nuôi:
Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân ô nhiễm lớn cho môi trường tự nhiên do
lượng lớn các khí thải và chất thải từ vật nuôi. Việc xử lý chất thải chăn nuôi không
triệt để, từ khâu quy hoạch, kỹ thuật xây dựng, nuôi dưỡng, thu hoạch, giết mổ, chế
biến, vận chuyển lưu thông, bảo quản còn chưa tập trung đúng mức. Hiện nay, nhiều
cơ sở chăn nuôi không xử lý chất thải bằng bất kỳ phương pháp nào mà xả thẳng ra
môi trường bên ngoài gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi
trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn
bệnh về hô hấp, tiêu hóa …ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, cây trồng và vật
nuôi.
2.2 Thực trạng công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu
dân cư
2.2.1 Kết quả kiểm tra:
Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra hàng năm đã đề ra, UBND thành phố đã giao
phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố
tổ chức kiểm tra việc chấp hành Luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh
doanh trên địa bàn thành phố. Trong các năm 2012, 2013, 2014 phòng Tài nguyên và
Môi trường thành phố đã chủ trì và phối hợp tổ chức kiểm tra công tác thực hiện bảo
vệ môi trường của 129 cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu dân cư. Kết quả kiểm tra
thực tế cho thấy:
- 118/129 cơ sở sản xuất kinh doanh không có giấy phép về môi trường được phê
duyệt, xác nhận theo quy định, chiếm tỷ lệ 91,5 %.
- 11/129 cơ sở có giấy phép về môi trường (có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ
môi trường theo quy định), chiếm tỷ lệ 8,5%. Tuy nhiên các cơ sở này tại thời điểm kiểm
17
17
tra đều không thực hiện đúng, đầy đủ những nội dung trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường, bản cam kết, đề án BVMT đã được phê duyệt, xác nhận.
Biểu đồ 1: tỷ lệ % về giấy phép bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh
doanh trong khu dân cư
Có giấy
phép về
môi
trường,
8.5%
Không có
giấy phép
về môi
trường,
91.5%
Nguồn: phòng TNMT – UBND TP Bắc Ninh, năm 2016
Trong số 129 cơ sở đã kiểm tra, có tới 121 cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu
dân cư không có các biện pháp bảo vệ môi trường. Phần lớn rác thải, khí thải, nước
thải, các chất thải rắn cùng với đó là dầu mỡ, các chất hoá học … không được xử lý
mà xả trực tiếp vào môi trường, vào hệ thống cống thoát nước của thành phố hay các
ao hồ. Các loại chất thải rắn: bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại
để lẫn, không được bảo quản gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng trong khu dân cư, 08 cơ sở còn lại gồm: bệnh
viện đa khoa tư nhân Kinh Bắc; xí nghiệp may Kinh Bắc, bệnh viện Tâm thần Bắc
Ninh, bệnh viện đa khoa Thành An Thăng Long, phòng khám đa khoa Hoàn Mỹ, bệnh
viện Lao và bệnh Phổi, doanh nghiệp tư nhân Hiển Nhung, bệnh viện y học cổ truyền
Bắc Ninh đã có hệ thống xử lý nước thải; có hệ thống xử lý khói, bụi; có lò đốt chất
thải rắn y tế tuy nhiên những hệ thống này không được duy trì hoạt động thường
xuyên hoặc không có xác nhận của các cơ quan chuyên môn chứng nhận đạt tiêu
chuẩn sau xử lý.
2.2.2 Kết quả thực hiện các yêu cầu sau kiểm tra:
Sau kiểm tra, một số các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thực hiện nghiêm
túc yêu cầu của Đoàn kiểm tra và thông báo kết luận kiểm tra của UBND thành phố về
công tác bảo vệ môi trường. Trước kiểm tra số cơ sở có giấy phép về môi trường là 11,
số cơ sở thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường là 8. Sau kiểm tra, số cơ sở cơ sở
có giấy phép về môi trường là 36 cơ sở (tăng gấp 3,3 lần so với trước kiểm tra); số cơ
18
18
sở thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường là 28 cơ sở (tăng gấp 3,5 lần so với
trước kiểm tra).
Như vậy ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sau các
cuộc kiểm tra một phần đã được nâng lên, thể hiện ở việc các cơ sở sản xuất, kinh
doanh đã hoàn thiện các giấy phép về môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ
môi trường theo quy định.Tuy nhiên số cơ sở thực hiện còn ít, những cơ sở còn lại vẫn
trây ỳ và cố tình không thực hiện các yêu cầu sau kiểm tra.
Biểu đồ 2: So sánh kết quả công tác BVMT trước và sau kiểm tra
Nguồn: phòng TNMT – UBND TP Bắc Ninh, năm 2016
2.2.3 Khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm tra, xử lý:
2.2.3.1 Về đối tượng kiểm tra:
- Nhận thức về công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, các cơ sở sản
xuất kinh doanh trong khu dân cư và một bộ phận nhân dân chưa đầy đủ; ý thức bảo vệ
môi trường nhìn chung còn thấp. Việc xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây
ô nhiễm trong khu dân cư gặp nhiều khó khăn, một số hộ bị xử lý thường trây ỳ, cố
tình không thực hiện.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu dân cư phần lớn là cơ sở nhỏ hoặc
vừa, kinh doanh theo hộ cá thể. Chủ cơ sở thường tận dụng mặt bằng gia đình đang ở
để sản xuất, kinh doanh. Đa số mặt bằng chỉ vừa đủ cho bố trí máy móc, thiết bị và các
công đoạn sản xuất, hậu cần và trụ sở văn phòng, thiếu đất cho xây dựng hệ thống xử
lý chất thải. Ngoài ra vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu dân cư
thường chỉ vài trăm triệu đồng - ít hơn kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Do vậy
dễ thấy hầu hết các cơ sở không có hệ thống xử lý chất thải. Số ít có đầu tư hệ thống
xử lý nhưng đơn giản, không hiệu quả, mang tính chất đối phó với các cơ quan chức
năng, chưa xuất phát từ ý thức và cũng không duy trì hoạt động hoặc hoạt động nhưng
không thường xuyên.
2.2.3.2 Về tổ chức kiểm tra:
a) Hạn chế về nhân lực:
Nguồn lực về con người thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường
từ thành phố đến cơ sở còn yếu, cán bộ quản lý nhà nước về môi trường thường phải
kiêm nhiệm, không có chuyên môn về lĩnh vực môi trường.
Mặc dù đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành hàng năm tổ chức lớp tập
huấn ngắn hạn về chuyên môn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác
quản lý môi trường tình hình hiện nay.
b) Hạn chế về kinh phí:
19
19
Nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nguồn
kinh phí cho nhiệm vụ điều tra đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, suy
thoái môi trường cũng như việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa, khắc phục ảnh
hưởng do sản xuất, kinh doanh không có. Trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi
trường còn thiếu và lạc hậu. Thành phố bố trí ít kinh phí đầu tư cho công tác quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường vì vậy luôn gặp khó khăn khi giải quyết những yêu
cầu, nhiệm vụ quản lý môi trường tại địa phương.
c) Về chế tài xử lý:
Trong thời gian qua, UBND thành phố đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý vi
phạm hành chính như cảnh cáo, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, phạt tiền … đối
với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Tuy
nhiên hiệu quả các biện pháp xử lý trên chưa cao; nhiều cơ sở cố tình không chấp hành
Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhiều trường hợp chấp hành nộp
tiền phạt nhưng không thực hiện các biện pháp khắc phục khác theo yêu cầu để làm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.3 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh
gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Để tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô
nhiễm môi trường trong khu dân cư trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đạt hiệu quả cao,
hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, trong thời gian tới cần phải tích cực thực hiện đồng
bộ các giải pháp sau:
2.3.1 Tăng cường và đổi mới công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức
về bảo vệ môi trường.
Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động các cơ sở tự giác
giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng cách đầu tư hệ thông xử lý chất thải tại chỗ hoặc
di dời; tuyên truyền phổ biến các chính sách hỗ trơ tài chính của thành phố, của tỉnh về
vấn đề di dời cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các khu dân cư.
Tổ chức phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; trình diễn,
tuyên truyền, phổ biến áp dụng các mô hình xử lý môi trường; hội thảo trao đổi kinh
nghiệm trong từng ngành sản xuất.
2.3.2 Đào tạo nâng cao năng lực quản lý:
2.3.2.1 Bồi dưỡng cán bộ:
Hàng năm cán bộ làm công tác quản lý môi trường thường xuyên được tập huấn
về công tác quản lý môi trường.
Tổ chức thăm quan các điển hình tiên tiến về môi trường, các công nghệ xử lý
chất thải rắn và nước thải.
20
20
Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố thường xuyên tổ chức các lớp tập
huấn cho các đối tượng:
- Tập huấn cho cán bộ môi trường cấp xã, phường, thường xuyên cập nhật các
Nghị định, thông tư về môi trường mới.
- Tập huấn cho cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…cán bộ
phụ trách môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu dân cư về công tác
bảo vệ môi trường.
2.3.2.2 Hoàn chỉnh quy trình, quy chế quản lý:
UBND thành phố ban hành quy định về chế độ báo cáo công tác quản lý về bảo
vệ môi trường đối với tất cả các đầu mối trong toàn thành phố.
Hàng quý phòng tài nguyên và môi trường chủ trì tổ chức giao ban về công tác
bảo vệ môi trường bao gồm các thành phần tham gia là cán bộ phụ trách môi trường
cấp xã, phường.
2.3.3 Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác
bảo vệ môi trường
Rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ
môi trường; đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản
về bảo vệ môi trường để phù hợp với tình hình mới.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quản lý về vệ sinh môi trường của
cấp phường, xã; các phòng, ban, ngành; tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan
chức năng trong việc vệ sinh môi trường. Hàng năm tổ chức tập huấn các nội dung về xã
hội hoá vệ sinh môi trường cho chính quyền các cấp, các phòng, ban, trong thành phố.
Tăng cường 02 hợp đồng lao động tham gia thực hiện công tác quản lý nhà nước
về môi trường cho phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố (theo Nghị định số
81/2007/NĐ-CP ngày 23.5.2007 của Chính phủ).
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
Luật Bảo vệ Môi trường. Hàng năm tổ chức kiểm tra khoảng 50 cơ sở sản xuấ, kinh
doanh trong khu dân cư; kịp thời thông báo nhắc nhở, quy định rõ thời gian khắc phục
đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, đồng thời thực
hiện tốt công tác phúc tra kết quả khắc phục ô nhiễm môi trường của cơ sở đó.
2.3.4 Ban hành các văn bản
- Ban hành văn bản quy định “về việc ngừng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh đối với các ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường cao trong khu dân cư trên địa bàn thành phố Bắc Ninh” (chi tiết tại bảng
1).
21
21
Bảng 1: Danh mục các ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh có nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường cao đề nghị không cấp mới, cấp bổ sung giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh
STT Loại hình sản xuất
Quy mô
6
Dự án xây dựng kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh
xăng dầu
Dự án xây dựng kho, bãi, sơ chế phế liệu (kể cả phế
liệu nhập khẩu)
Dự án xây dựng cơ sở mạ, phun phủ và đánh bóng
kim loại
Dự án xây dựng gara ôtô (bao gồm các hoạt động:
sửa chữa, bảo dưỡng, mua bán phụ tùng ô tô ...)
Dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đường
7
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất cồn
8
Dự án xây dựng cơ sở chế biến mỡ động vật, dầu ăn
Tất cả
Dự án xây dựng cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia
Tất cả
cầm, thức ăn thuỷ sản, phụ phẩm thuỷ sản
Dự án xây dựng cơ sở chế biến bột cá
Tất cả
1
2
3
4
5
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất phân bón hoá học
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và kho
chứa thuốc bảo vệ thực vật.
Dự án xây dựng cơ sở sang chai, đóng gói thuốc bảo
vệ thực vật
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kho chứa hoá chất
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất dược phẩm, thuốc thú
y
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất và kho chứa các sản
phẩm nhựa
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột giấy và các loại
giấy
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các loại bao bì các
tông
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ác quy, pin
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất săm lốp, cao su các
loại
22
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Tất cả
Ghi chú
22
23
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất mực in, vật liệu ngành
Tất cả
in khác
25
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuộc da
Tất cả
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gas CO2 chiết nạp
Tất cả
hoá lỏng, khí công nghiệp
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch men
Tất cả
26
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bóng đèn, phích nước
24
Tất cả
Nguồn: phòng TNMT – UBND TP Bắc Ninh, năm 2016
- Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh cố tình không thực hiện các biện
pháp bảo vệ môi trường và gây ô nhiễm môi trường theo quy định, UBND thành phố
thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh đã cấp theo thẩm quyền của UBND thành phố.
- Hàng năm ban hành quyết định về việc thành lập Đoàn kiểm tra để kiểm tra
việc thực hiện bảo vệ môi trường và chấp hành Luật Đất đai, Luật tài nguyên nước,
Luật khoáng sản trên địa bàn thành phố.
2.3.5 Đầu tư kinh phí, trang thiết bị
Hàng năm thành phố cấp kinh phí sự nghiệp môi trường cho phòng Tài nguyên
và Môi trường (vào dự toán ngân sách hàng năm) để thực hiện công tác điều tra, khảo
sát về môi trường, truyền thông, tập huấn, kiểm tra, xử lý các vi phạm về bảo vệ môi
trường.
Phối hợp với Trung tâm quan trắc - Sở Tài nguyên và Môi trường phân tích ô
nhiễm về khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại để minh chứng cho các
khiếu kiện của nhân dân về cơ sở gây ô nhiễm môi trường và phát hiện đúng các
nguyên nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2.3.6 Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường
Xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của Nhà nước, cá nhân, tổ chức và
cộng đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và dịch vụ. Tạo cơ sở
pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia
công tác bảo vệ môi trường. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám
định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi thành phần kinh
tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ
khác về bảo vệ môi trường.
Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi
trường và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư.
2.4 Các kết quả đạt được của bản thân trong quá trình thực tập
2.4.1 Bài học kinh nghiệm
Sau 3 tháng thực tập tại phòng TNMT – UBND TP Bắc Ninh, bản thân em đã
học hỏi được rất nhiều điều từ các cô/chú, anh/chị cán bộ trong phòng và tích lũy được
23
23
những bài học vô cùng quý giá và sẽ rất hữu ích cho công việc về môi trường của em
sau này. Cụ thể các bài học như sau:
- Hiểu được nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của phòng TNMT TP Bắc Ninh
- Cách lập một cam kết bảo vệ môi trường mà chức năng của phòng môi trường
thành phố có thể đảm nhận được như là : lập cam kết cho 1 cơ sở sản xuất kinh doanh
nhỏ lẻ, các nhà hàng, các hạng mục công trình dự án chuẩn bị được thi công…
Quy trình kiểm tra thực tế các cơ sở kinh doanh dịch vụ gara ô tô, các thông tin
cần khai thác trong quá trình kiểm tra gồm : giấy phép kinh doanh, hợp đồng thuê đất (
nếu là đất thuê ), thời gian, giấy phép xây dựng gara, cam kết bảo vệ môi trường, hợp
đồng xử lý các chất thải với 1 đơn vị nào đó về xử lý các chất thải. Cách hỏi, kiểm tra
chủ cơ sở phải hết sức nhẹ nhàng, thân thiện với người dân, không gây áp lực, đặt
nặng vấn đề đối với người dân. Bắt buộc giữ giấy phép kinh doanh của các cơ sở sau
quá trình kiểm tra để tiếp tục xét duyệt xử phạt.
- Quá trình kiểm tra phải hết sức nhanh nhẹn, tinh tế để tiếp cận các cơ sở, nhiều
trường hợp bắt buộc thi hành án cưỡng chế thu hồi hoặc phá bỏ phải hết sức cẩn thận,
đề phòng trường hợp cư xử quá khích phía người bị cưỡng chế.
- Ngoài việc học hỏi công việc của một cán bộ làm chuyên ngành môi trường,
em còn học được một số công việc, kiến thức của các cán bộ làm chuyên ngành đất đai
trong phòng. Em có thể giúp các anh chị vào sổ tờ trình đất đai, sắp xếp trả hồ sơ nhà
đất, ghi hóa đơn trả dân trong quá trình cấp sổ đỏ.
- Hơn nữa, em còn được thực hành, học hỏi công việc văn phòng như : cách
sắp xếp và quản lý hồ sơ, luyện tập sử dụng các phần mềm văn phòng, một số công tác
chuẩn bị hồ sơ , tài liệu cho các cuộc họp hay công tác kiểm tra.
2.4.2 Về kỹ năng mềm
Trong quá trình thực tập đã học được kỹ năng mền về giao tiếp, ứng xử ở môi
trường nhà nước rất nhiều. Ví dụ như cách chào hỏi, trả lời người dân, ứng xử với các
cán bộ, cấp trên. Đặc biệt là kỹ năng kiểm tra, phỏng vấn các hộ kinh doanh sản xuất.
Ngoài ra em còn học được những bài học sau :
- Chủ động là bài học đầu iên mà em học hỏi được khi đi thực tập. Chủ động làm
quen với mọi người, chủ động tìm hiểu công việc tại nơi thực tập, chủ động đề xuất và
cùng làm việc với mọi người… giúp em hòa nhập được nhanh hơn trong môi trường
mới. Khi đến các cơ quan thực tập, mỗi người ở đó đều có những công việc riêng và
không phải khi nào cũng có thời gian để quan tâm, theo sát và chỉ bảo vậy nên sự chủ
động của bản thân sẽ giúp mình nắm bắt được cơ hội và học hỏi được nhiều điều từ
thực tế. Những bài học nhỏ nhưng tích lũy dần sau thời gian thực tập sẽ trở thành hành
trang quý báu để bản thân vững vàng khi rời giảng đường Đại học để thực sự đến với
nghề nghiệp mình lựa chọn.
24
24
- Học được những bài học vô giá từ thực tế
Thực tập chính là khoảng thời gian bạn được học nghề từ thực tế và hiểu được rõ
hơn công việc mà mình sẽ làm sau khi rời khỏi giảng đường Đại học. Nếu là người
chủ động, luôn cố gắng học hỏi thì chắc chắn bạn sẽ nhận lại được những bài học nghề
vô giá từ thực tế.
Những bài học nằm ngoài giáo trình, nằm ngoài những gì bản thân từng suy
nghĩ , giúp em trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề.
Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức
đã học vào công việc…bản thân sẽ nhanh chóng nhìn thấy những lỗ hổng của bản
mình để có thể tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời, với sự giúp đỡ của những người có kinh
nghiệm tại nơi thực tập, em đã có được những bài học để tránh được những sai sót
trong quá trình đi làm thực tế sau này.
- Những người bạn và những mối quan hệ mới
Sau khoảng thời gian thực tập,em có thêm những người bạn mới, những anh chị
đồng nghiệp, những người bạn lớn trong nghề…Chính những người bạn quen tại cơ
quan thực tập có thể sau này sẽ mang đến cho em những bài học nghề từ thực tế và cả
những mối quan hệ để có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
Nếu lắng nghe, quan sát và học hỏi thật kỹ em tin sẽ thu nhận được rất nhiều từ
những anh chị, bạn bè tại cơ quan thực tập. Và mỗi ngày đến nơi thực tập của em đều
có nhiều niềm vui và hứng khởi hơn khi quen thêm được nhiều người, có thêm những
câu chuyện và những hoạt động cùng nhau.
25
25