Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện vị xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.11 KB, 33 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin được gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và toàn thể nhân viên
Công ty tài nguyên môi trường Quang Hòa đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt
kỳ thực tập vừa qua.
Bên cạnh đó em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô Trịnh Thị Lan và các cô chú, anh chị
trong phòng đã quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành báo cáo.
Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
các thầy cô giáo trong khoa Môi Trường và đặc biệt xin cảm ơn TS. Hoàng Ngọc Khắc –
Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã giảng dạy và trang bị những kiến thức cơ
bản, đồng thời tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do vốn kiến thức chưa sâu, còn thiếu nhiều
kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong quý thầy cô và các
bạn góp ý, bổ sung để em có thể hoàn thiện báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Giang, Ngày 8 Tháng 4 Năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thanh Hằng


MỤC LỤC
1.2.Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả thu gom CTR trên địa bàn huyện
Vị Xuyên tỉnh Hà Giang...............................................................................20
1.3.Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả vận chuyển chất thải rắn trên địa
bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.............................................................21
1.4.Đề xuất các mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn
huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang....................................................................22
2.Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý CTR...................................................23
2.1.Đối với các bãi chôn lấp hiện có............................................................23
2.2.Phương án quy hoạch chất thải rắn sau năm 2015.................................23
3.Giải pháp áp dụng nâng cao hiệu quả áp dụng thể chế chính sách vào thực


tiễn................................................................................................................25
3.1.Giải pháp về tổ chức, quản lý.................................................................25
3.2.Các thể chế, chính sách hỗ trợ xã hội.....................................................25
4.Đề xuất các giải pháp hỗ trợ khác.............................................................26
4.2.Thanh tra, kiểm soát môi trường............................................................26
IV.3.Cải thiện nguồn lực, trang thiết bị hệ thống thu gom..........................27
IV.4.Giáo dục và đào tạo..............................................................................28


MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề thực tập:
Ngày nay các hoạt động sản xuất phục vụ cho cuộc sống của con người đang diễn ra
mạnh mẽ. Con người đã khai thác và tác động rất nhiều đến môi trường tự nhiên xung
quanh mình. Các nguồn tài nguyên đang dần trở nên cạn kiệt và suy thoái mạnh. Vấn đề ô
nhiễm và suy thoái môi trường cũng đang dần trở lên bức xúc ở nhiều nơi.
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta dang diễn ra rất nhanh chóng, kéo
theo sự tác động của các hoạt động đó lên môi trường ngày càng nặng nề. Trong đó, rác
thải đang là vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay. Hiện nay hàng năm có khoảng 15 triệu
tấn rác thải phát sinh trong cả nước và con số đó đang được dự kiến ngày càng tăng lên
mỗi năm. So với nhiều nước đó chưa phải là lượng rác thải quá lớn tuy nhiên điều đáng
quan tâm ở đây là hiện trạng thu gom và xử lý còn thấp, không phân loại được rác thải
trước khi thải ra môi trường.
Quản lý và kiểm soát chất thải nói chung đang là vấn đề cấp bách hiện nay không
chỉ tại mỗi địa phương mà còn là vấn đề nổi cộm trên cả nước. Các vấn đề liên quan tới
quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn là một trong những vấn đề trọng điểm cần quan
tâm hiện nay.
Đối với tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Vị Xuyên nói riêng vẫn còn nhiều việc
cần phải làm để giữ gìn và bảo vệ cho môi trường trong sạch và phát triển bền vững. Vấn
đề vệ sinh môi trường nói chung vẫn còn nan giải, đặc biệt là vấn đề thu gom, xử lý chất
thải rắn.

Với sức ép ngày càng lớn do gia tăng các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ, giao thông...dẫn tới khối lượng chất thải rắn ngày càng gia tăng. Bên
cạnh đó, một phần cũng nguyên nhân là do chất thải rắn không được thu gom và xử lý
đảm bảo yêu cầu vệ sinh mà chỉ vứt bừa bãi ra các lưu vực sông, suối, sân vườn hay các
khu vực đất trống hoặc nếu được thu gom thì cũng chỉ đổ tạm thời tại các bãi xử lý không
được đầu tư và vận hành theo đúng yêu cầu của bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Vì vậy với chuyên đề “ Tìm hiểu hiện trạng quản lý, thu gom và đề xuất các biện
pháp quản lý chất thải rắn tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang”, để kịp thời đưa ra những
chính sách, biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên và môi trường một cách hợp lý nhất.
Đồng thời, vạch rõ được hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện
Vị Xuyên, cũng như công tác quản lý và xử lý chất thải rắn đó như thế nào. Để góp phần
phát triển kinh tế - xã hội bền vững, quản lý và xử lý chất thải rắn một cách có hiệu quả
nhất.
1


II.Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
Đối tượng thực hiện: Công tác thu gom và vận chuyển CTR trên địa bàn huyện Vị
Xuyên.
Phạm vi thực hiện:
- Về không gian: Thực hiện chuyên đề ở huyện Vị Xuyên.
- Về thời gian: Thời gian thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020.
Phương pháp thực hiện:
Thu thập số liệu từ Phòng Kế hoạch và các Phòng liên quan – Trạm dịch vụ vệ
sinh Môi Trường : Số liệu về lượng CTR sinh hoạt thu gom trong tháng, các năm; số liệu
về nhân lực, phương tiện…
Thu thập số liệu từ giáo trình, các tạp chí khoa học chuyên ngành, các báo cáo
nghiên cứu, và từ các trang Web có liên quan.
III. Mục tiêu và nội dung chuyên đề:
3.1. Mục tiêu:

Đánh giá hiện trạng quản lý, thu gom và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải
rắn tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang và làm nổi bật những vẫn đề còn tồn tại trong công
tác quản lý hoạt động thu gom và xử lý rác. Đề xuất phương án quán lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Vị Xuyên phù hợp trong tình hình mới để nâng cao hiệu quả quản
lý chất thải rắn và xử lý rác thải góp phần giảm chi phí vận chuyển và xử lý, cải thiện môi
trường và sức khỏe cộng đồng.
3.2. Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, phân bố cơ cấu dân
cư trên địa bàn huyện Vị Xuyên Tìm hiểu về hệ thống văn bản pháp luật về quản lý CTR.
- Tổng quan hiện trạng CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Vị Xuyên.
- Tìm hiểu hệ thống thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn quận
dựa trên hoạt động của Trạm dịch vụ vệ sinh môi trường huyện Vị Xuyên.
- Đề xuất giải pháp định hướng nâng cao hiệu quả công tác vận chuyển, thu
gom CTR tại huyện Vị Xuyên.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
I. Thông tin cơ bản
Tên cơ sở thực tập: Công ty tài nguyên môi trường Quang Hòa.
Địa chỉ cơ quan thực tập: Tổ 4 phường Quang Trung thành phố Hà Giang, tỉnh Hà
Giang.
II.Cơ cấu tổ chức
Tập thể nhân viên tại công ty bao gồm toàn bộ những người lao động làm việc
thường xuyên, cùng chung mục đích là lao động sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng vệ
sinh. Tổng số cán bộ công nhân viên hiện đang công tác tại công ty hiện nay gồm 122
lao động dưới hai hình thức chính: trực tiếp và gián tiếp. Lực lượng lao động này được
công ty tổ chức thành 3 tổ Môi trường, 4 Phòng ban nghiệp vụ và 3 tổ đội xe.
• Khối văn phòng xí nghiệp :


18 người

 Phòng Tổ chức Hành chính :
 Phòng Kế hoạch Vật tư:
 Phòng Tài chính Kế toán:
 Phòng Kiểm tra Giám sát:

5 người
5 người
3 người
3 người

• Khối thu gom chia thành 6 tổ phụ trách 3 phường trên địa bàn thành phố:
60 người.
• Đội xe : gồm 1 2 đầu xe cơ giới phụ trách thu gom, vận
chuyển rác đến nơi quy định của thành phố
 3 tổ đội xe :

12 lái xe, 10 phụ xe.

 Tổ sửa chữa:

3 người.

 Văn phòng điều hành:

3

3 người.



Giám đốc công ty

PGĐ phụ trách đội xe

PGĐ phụ trách SXKD

Phòng
kế
hoạch
đầu tư

Phòng
kiểm
tra
giám
sát

Phòng
tài
chính
kế
toán

Tổ thu gom, vệ
sinh công xộng

Phòng
tổ

chức
hành
chính

Văn
phòng
đội xe

Đội xe

Hình 1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty tài nguyên môi trường Quang Hòa
III.

Ngành nghề hoạt động
- Quản lý và làm vệ sinh các công trình công cộng trên địa bàn phường (theo
phân cấp của thành phố).
- Quản lý hệ thống đèn đường chiếu sáng, trồng tỉa chăm sóc vườn hoa cây cảnh,
cây xanh, vệ sinh nơi công cộng, lòng đường, vỉa hè, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý
rác thải…
- Thực hiện theo hợp đồng các dịch vụ vệ sinh môi trường, thu lệ phí vệ sinh
công cộng theo quy định của nhà nước.
- Thực hiện tu sửa, cải tạo, xây dựng các công trình công cộng như hè đường,
cống rãnh thoát nước, vườn hoa, công trình điện chiếu sáng.

4


- Khai thác, dịch vụ, vận chuyển và xử lý các loại rác: Sinh hoạt, công nghiệp,
xây dựng, y tế…
- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân để đầu tư, kinh doanh thương mại các dịch vụ.

- Mở xưởng bảo dưỡng, vệ sinh, sửa chữa, nâng cấp trung đại tu xe ôtô; sửa
chữa, sản xuất xe gom rác phục vụ nhiệm vụ của công ty.
Được phép thực hiện các hợp đồng dịch vụ sau:
- Vệ sinh môi trường văn phòng, trụ sở làm việc, nhà ở ( bao gồm cả việc sửa
chữa, sơn, quét vôi tường, trần; sửa chữa các loại cửa, rửa cửa kính…).
- Xây dựng, cải tạo, sửa chữa sân, hè, đường, vườn hoa cây cảnh.
- Xây mới, sửa chữa, nạo vét hệ thống thoát nước;
- Lắp đặt, cải tạo, sửa chữa hệ thống chống bụi, chống nóng, chống ồn và các
dịch vụ khác vì mục đích bảo vệ, làm sạch môi trường.


Lĩnh vực vệ sinh môi trường

- Thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt nhân dân
- Vệ sinh nơi công cộng, lòng đường, vỉa hè, khơi thông cống rãnh, thu gom xử
lý rác thải..
- Khai thác, dịch vụ, vận chuyển các loại rác Sinh hoạt của các tổ chức, cơ quan
đơn vị.
- Vệ sinh môi trường văn phòng, trụ sở làm việc, nhà ở.
- Trồng tỉa chăm sóc vườn hoa cây cảnh, cây xanh.


Lĩnh vực duy tu, sửa chữa, cải tạo

- Thực hiện tu sửa, cải tạo, xây dựng các công trình công cộng như hè đường,
cống rãnh thoát nước, công trình điện chiếu sáng.
- Xây mới, sửa chữa, nạo vét hệ thống thoát nước.
- Mở xưởng bảo dưỡng, vệ sinh, sửa chữa, nâng cấp trung đại tu xe ôtô; sửa chữa
xe gom rác phục vụ nhiệm vụ của công ty.
IV.


Nhiệm vụ và quyền hạn

- Tổ chức thu gom và vận chuyển các chất phế thải đô thị trên địa bàn huyện Vị
Xuyên theo quy định của thành phố đến nơi quy định, đảm bảo mọi yêu cầu về giữ gìn
sạch đẹp theo hợp đồng của khách hàng.
- Vận chuyển chất thải theo kế hoạch sản xuất được giao.
- Phục vụ, quét dọn, duy tu bảo dưỡng thường xuyên các khu nhà vệ sinh công
cộng.
5


- Thực hiện hợp đồng dịch vụ: Thu vận chuyển rác (bằng xe thô sơ và cơ giới) đến
nơi xử lý rác.
- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội có liên quan
trên địa bàn tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy
định về trật tự vệ sinh môi trường.
- Tổ chức thu phí dịch vụ vệ sinh theo quy định của UBND huyện (thực hiện phục
vụ dân, thu rác đến đâu, thu phí đến đó) theo sự uỷ quyền của Giám đốc Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất mà UBND huyện giao.
Công ty hoạt động theo nguyên tắc:
Công ty tổ chức quản lý theo chế độ 1 thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm
chủ của tập thể những người lao động.
Công ty phối hợp cùng Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý Nhà nước
có liên quan trong công tác giữ gìn trật tự vệ sinh môi trường và thi hành các chính sách
Pháp luật của Nhà nước.

6



CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
I.
Tổng quan về chất thải rắn
1.1. Khái niệm:
Chất thải rắn là toàn bộ các loại chất thải ở thể rắn được con người loại bỏ
trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng). Trong đó quan trong nhất là các
loại chất thải phát sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống .
1.2.

Phân loại:
Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại
theo nhiều cách
1.2.1. Phân loại theo tính chất
- Độc, không độc
- Cháy được, không cháy được
- Bị phân hủy, không bị phân hủy sinh học
1.2.2. Theo đặc điểm nơi phát sinh
- Chất thải sinh hoạt
- Chất thải công nghiệp
- Chất thải nông nghiệp
- Chất thải y tế
1.3. Các cách xử lý chất thải rắn
- Tái chế chất thải: Việc tái chế chất thải chỉ mang tính tự phát, tập trung ở
những thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh... Các loại phế thải có giá
trị như: Thuỷ tinh, Đồng, Nhôm, sắt, giấy... được đội ngũ đồng nát thu mua ngay tại
nguồn, chỉ còn một lượng nhỏ tới bãi rác và tiếp tục thu nhặt tại đó. Tất cả phế liệu thu
gom được chuyển đến các làng nghề. Tại đây quá trình tái chế được thực hiện. Việc
thu hồi sử dụng chất thải rắn góp phần đáng kể cho việc giảm khối lượng chất thải đưa
đến bãi chôn lấp, tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất,

tạo công ăn việc làm cho một số lao động.
- Đốt chất thải: Được áp dụng để xử lí chất thải nguy hại như chất thải bệnh
viện, các bệnh viện lao, viện 198 mới xây lò đốt chất thải. Tại Hà Nội có lò đốt chất
thải bệnh viện công suất 3,2tấn/ngày đặt tại Tây Mô. Tại TP. Hồ Chí Minh có lò đốt
chất thải bệnh viện công suất 7,5 tấn/ngày. Phương pháp đốt chất thải còn được dùng
để xử lí chất thải công nghiệp như lò đốt chất thải giầy da ở Hải Phòng, lò đốt cao su
công suất 2,5tấn/ ngày ở Đồng Nai.

7


- Chôn lấp chất thải rắn: Chôn lấp đơn thuần không qua xử lí, đây là phương
pháp phổ biến nhất theo thống kê, nước ta có khoảng 149 bãi rác cũ không hợp vệ
sinh,trong đó 21 bãi rác thuộc cấp tỉnh - thành phố, 128 bãi rác cấp huyện – thi
trấn. Được sự giúp đỡ của nước ngoài đã xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở các
thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
- Chế biến thành phân hữu cơ: Phương pháp làm phân hữu cơ có ưu điểm làm
giảm lượng rác thải hữu cơ cần chôn lấp, cung cấp phân bón phục vụ nông nghiệp.
Phương pháp này rất phù hợp cho việc xử lí chất thải rắn sinh hoạt, phương pháp này
được áp dụng rất có hiệu quả như ở Cầu Diễn, Hà Nội (công nghệ ủ hiếu
khí(compostry) – công nghệ Tây Ban Nha với công suất 50.000 tấn rác/năm – SP
13200 tấn/năm, công nghệ Pháp – TBN ủ sinh học chất thải hữu cơ áp dụng tại Nam
Định với công suất thiết kế 78.000 tấn rác/năm ). Ở thành phố Việt Trì với công suất
thiết kế 30.000 tấn rác/năm...
1.4.

Hệ thống văn bản pháp lý về chất thải rắn sinh hoạt
- Hiến pháp 2013 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Luật bảo vệ môi trường, 2014 ban hành ngày 23/06/2014 có hiệu lực ngày

01/01/2015.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất
thải và phế liệu.
- Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí Bảo vệ môi trường đối
với Chất thải rắn
- Nghị định Số 59/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý Chất
thải rắn
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn
một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản
lý Chất thải rắn.
- Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Quy định xây dựng Báo cáo Môi trường Quốc gia,
Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và Báo cáo Hiện trạng
môi trường cấp tỉnh.
8


- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về
việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 – 2020.
- Các bộ tiêu chuẩn: TCXDVN 261-2001 bãi chôn lấp chất thải rắn tiêu chuẩn

thiết kế; TCXDVN 320-2004 bãi chôn lấp chất thải nguy hại.
- Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh khóa XV; các văn bản của UBND tỉnh Hà
Giang về Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang.
- Văn bản số 1575/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Đồ án Quy hoạch CTR vùng tỉnh Hà Giang đến năm 2025.
II. Thực trạng quản lý và thu gom chất thải rắn tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
1.
Hiện trạng phát sinh chất thải rắn
1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của các hộ
gia đình, các chợ, cơ sở y tế, trường học, cơ sở sản xuất….
Chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực huyện Vị Xuyên được đơn vị tư vấn thống
kê theo 2 nguồn bao gồm chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực nông thôn và
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực thành thị.
CTR sinh hoạt phát sinh ở khu vực thành thị của huyện Vị Xuyên là 9.000
kg/ngày.
Thải lượng CTR sinh hoạt tại các khu vực nông thôn huyện Vị Xuyên là
23.093 kg/ngày.
1.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp
Nhìn chung ngành công nghiệp ở huyện Vị Xuyên hiện nay chưa thực sự là
điểm mạnh trong phát triển kinh tế. Hiện tại tỷ lệ lấp đầy của các khu, cụm công
nghiệp đang hạn chế. Riêng khu công nghiệp Bình Vàng đến nay có tỷ lệ lấp đầy
khoảng 92,5%. Trong đó, các ngành phát sinh chất thải rắn chủ yếu là ngành sản xuất
vật liệu xây dựng, khai thác quặng, sản xuất giấy, công nghiệp chế biến.
Hiện nay, trên địa bàn huyện chỉ có 1 khu công nghiệp tập trung đi vào hoạt
động là khu Bình Vàng với tổng diện tích khoảng 142 ha nằm trên địa phận xã Đạo
Đức. Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực sau: khai
thác quặng, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, chế biến nông lâm, thực
9



phẩm.
Theo kết quả điều tra và tổng hợp khối lượng CTR công nghiệp phát sinh tại
khu công nghiệp Bình Vàng huyện Vị Xuyên là 120 ÷ 800 kg/ngày tương đương
43,8 ÷ 292 tấn/năm, trung bình là 167,9 tấn/năm.
Nhìn chung ngành công nghiệp ở huyện Vị Xuyên hiện nay chưa thực sự là
điểm mạnh trong phát triển kinh tế. Hiện tại tỷ lệ lấp đầy của các khu, cụm công
nghiệp đang hạn chế. Riêng khu công nghiệp Bình Vàng đến nay có tỷ lệ lấp đầy
khoảng 92,5%. Trong đó, các ngành phát sinh chất thải rắn chủ yếu là ngành sản
xuất vật liệu xây dựng, khai thác quặng, sản xuất giấy, công nghiệp chế biến.
Hiện nay, trên địa bàn huyện chỉ có 1 khu công nghiệp tập trung đi vào
hoạt động là khu Bình Vàng với tổng diện tích khoảng 142 ha nằm trên địa phận
xã Đạo Đức. Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực
sau: khai thác quặng, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, chế biến
nông lâm, thực phẩm.
Theo kết quả điều tra và tổng hợp khối lượng CTR công nghiệp phát sinh
tại khu công nghiệp Bình Vàng huyện Vị Xuyên là 120 ÷ 800 kg/ngày tương
đương 43,8 ÷ 292 tấn/năm, trung bình là 167,9 tấn/năm.
Thải lượng CTR công nghiệp phát sinh tại các cơ sở sản xuất nằm ngoài
KCN trên địa bàn huyện Vị Xuyên được đơn vị tư vấn điều tra, thống kê tại bảng
dưới đây:
Bảng 1: Thải lượng CTR công nghiệp phát sinh tại các cơ sở sản xuất nằm ngoài
KCN trên địa bàn huyện Vị Xuyên
TT

Loại hình sản xuất

Huyện Vị Xuyên (kg/ngày)

1


Cơ khí

7,2

2

Chế biến lâm sản

3

Sản xuất rượu

2,5

4

Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng

30

5

Xây dựng

340

6

Loại hình KD, SX khác


65

7

Chế biến chè và nông sản

13

1004,5

Tổng

1.455

(Nguồn: Chương trình điều tra, khảo sát của Xí nghiệp xây dựng và chuyển
giao công nghệ môi trường 2, năm 2014)

10


1.3.

Hiện trạng phát sinh chất thải rắn nông nghiệp

Nguồn phát sinh chất thải rắn nông nghiệp chủ yếu từ việc canh tác nông
nghiệp (vỏ bao thuốc hóa chất bảo vệ thực vật), phân thải vật nuôi, gia súc, một
phần chất thải rắn phát sinh từ việc nuôi thủy sản…
Tổng thải lượng chất thải rắn nông nghiệp tại huyện Vị Xuyên là 355.259,14
tấn. Các chất thải như phân bón và thân cây, rơm rạ chiếm khối lượng lớn tuy nhiên

có thể tận dụng, các loại bao bì phân bón, hóa chất với khối lượng phát thải nhỏ
nhưng không thể tái sử dụng, nguồn phát sinh phân tán, khó thu gom và xử lý triệt
để nhất là bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, tại các vùng nông thôn hầu
như chưa có hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn. Chất thải rắn phát sinh trên địa
bàn nông thôn chủ yếu được tái sử dụng một phần như: rơm rạ, phân chuồng…còn
chủ yếu chất thải rắn được đổ thải ở vườn nhà, cống rãnh, kênh, mương, trên cánh
đồng…gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.
1.4.

Hiện trạng phát sinh chất thải rắn làng nghề

Trên địa bàn huyện Vị Xuyên hiện có 2 làng nghề đó là: Làng nghề Chế biến
chè Cao Bồ (thôn Lùng Tao) và làng nghề chổi chít thị trấn nông trường Việt Lâm.
Bảng 2.Chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề trên địa bàn huyện Vị Xuyên
STT
1
2

Làng nghề
Làng nghề Chế biến chè Cao Bồ

Số hộ
SX
106

Tổng KG
CTR
(kg/ngày)
151


CTR SH

CTR SX

(kg/ngày)

(kg/ngày)

129,5

21,5

Làng nghề chổi chít thị trấn nông
115
274,6
166,3
108,3
trường Việt Lâm
(Nguồn: Chương trình điều tra, khảo sát của Xí nghiệp xây dựng và chuyển giao
công nghệ môi trường 2, năm 2014)
Đối với Làng nghề Chế biến chè Cao Bồ (thôn Lùng Tao): chè hỏng chiếm
60%, tro củi chiếm 30% và 10% còn lại là túi nylon.
Đối với Làng nghề chổi chít thị trấn nông trường Việt Lâm: chít hỏng, thừa
chiếm 60%, ruột mây thừa chiếm 25% và mấu giang bỏ chiếm 15%.
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất tại các làng nghề chủ yếu được
tận dụng làm chất đốt, phân bón cây trồng các chất thải còn lại không thể tái sử dụng
được thu gom chung cùng với chất rắn sinh hoạt thông thường.

11



1.5.

Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế

Huyện Vị Xuyên hiện có có 23 cơ sở y tế cấp xã và 1 cơ sở y tế cấp huyện là bệnh
viện đa khoa Vị Xuyên. Đối với các cơ sở y tế cấp xã tổng lượng chất thải rắn phát
sinh là 35.623 kg/ngày . Trong đó,lượng rác y tế nguy hại phát sinh là: 9,91kg/ngày;
lượng CTR sinh hoạt là: 22,46 kg/ngày; lượng CTR tái chế là: 3.253 kg/ngày.
Theo số liệu điều tra lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ bệnh viện đa khoa Vị
Xuyên là 450 kg/tháng tương đương 41,54 kg/giường.năm chiếm 7,37% tổng lượng
phát sinh CTR loại này trên toàn tỉnh. Thải lượng CTR y tế phát sinh từ các cơ sở y
tế cấp xã năm 2012 trên địa bàn huyện Vị Xuyên là 13.034 kg/ngày tương đương
29,92 kg/giường.năm.
2.
Thực trạng quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn
II.1. Công tác quản lý
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói
chung cũng như huyện Vị Xuyên nói riêng hiện nay khối lượng chất thải rắn trên địa
bàn đang ngày càng gia tăng về khối lượng và thành phần. CTR sinh hoạt tập trung
nhiều tại các khu vực đô thị phát triển. Hiện nay với đặc thù phát triển kinh tế tại địa
phương là canh tác nông nghiệp do vậy khối lượng CTR nông nghiệp phát sinh với
khối lượng lớn nhất là 2.349.964 tấn/năm tuy nhiên các CTR phát sinh từ hoạt động
được người dân tận dụng và tái sử dụng vào các mục đích khác nên khối lượng phát
thải trên thực tế là không nhiều và không gây tác động lớn đến môi trường. Khối
lượng CTR từ hoạt động công nghiệp phát sinh tại các nguồn thải rải rác, và tập trung
tại khu công nghiệp Bình Vàng. Hiện nay chất thải rắn tại các cơ sở y tế chưa được
thu gom và xử lý triệt để.
Công tác thu gom CTR hiện chỉ mới tập trung vào CTR sinh hoạt, việc thu
gom, xử lý CTR công nghiệp, làng nghề chưa được giao nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị

chức năng nào. Đối với các loại CTRNH trên địa bàn huyện cũng chưa có đơn vị
chức năng đứng ra chịu trách nhiệm thu gom và xử lý do vậy các cơ sở sản xuất, cơ
sở y tế còn gặp nhiều lúng túng trong công tác quản lý, xử lý CTRNH.

-

Hiện nay hình thức thu gom xử lý chất thải rắn còn chưa đồng bộ trên

địa bàn toàn huyện. Hiện trạng quản lý CTR còn yếu, các công cụ pháp lý còn chưa
đáp ứng được nhu cầu.

-

Trên thực tế hệ thống thu gom mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu

cầu thực tế. Trang thiết bị của các đội thu gom cần được đầu tư, nâng cấp. Cần thiết
kế, quy hoạch và mở rộng các tuyến thu gom CTR.

-

Các phương pháp xử lý CTR hiện chỉ áp dụng công nghệ cũ, các bãi

chôn lấp chưa đồng bộ hệ thống xử lý nước thải, chưa có đơn vị chịu trách nhiệm
12


quản lý cụ thể.

-


Nhận thức của cộng đồng dân cư về xử lý CTR nói riêng và bảo vệ môi

trường nói chung còn thiếu, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường
còn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí dành cho xử lý CTR còn chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tế.
Hệ số phát thải CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Vị Xuyên là, Tuy Huyện
Vị Xuyên là một trong số những huyện có kinh tế xã hội phát triển khả tuy nhiên hệ
số phát thải vẫn thấp hơn trung bình trung của cả nước. Khối lượng CTR sinh hoạt
phát sinh không đồng đều và phân tán đặc biệt ở các vùng dân cư nông thôn.
Hiện nay hệ thống thu gom tại huyện Vị Xuyên hoạt động dọc theo quốc lộ
2, tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thu gom, xử lý CTR sinh hoạt
trên địa bàn toàn huyện.
Hình thức thu gom hiện tại là thu gom theo tuyến, Các tuyến thu gom chạy
dọc theo tuyến đường chính lớn trên địa bàn, chứ chưa được triển khai thu gom sâu
rộng.
II.2. Thu gom chất thải rắn
II.2.1. Thu gom sơ cấp


Tại khu vực thành thị

Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn:
Hiện nay, việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh Hà
Giang nói chung và các đô thị của tỉnh nói riêng chưa được thực hiện, do một số
nguyên nhân sau:

- Công tác phân loại CTRSH chưa có sự ủng hộ của cộng đồng, phần lớn
người dân chưa hiểu về nội dung và ý nghĩa và lợi ích kế hoạch phân loại CTRSH
tại nguồn.


- Cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn chưa có chương trình kế hoạch
tuyên truyền, hướng dẫn thường xuyên về phân loại CTR tại nguồn thông qua các
kênh thông tin.
Tái chế chất thải rắn:
Hầu hết các Công ty, đội VSMT thu gom CTRSH trên địa bàn đều chưa có
phương án tái chế, tái sử dụng các nguồn phế liệu từ CTR. Chỉ có một bộ phận nhỏ
người thu nhặt rác, họ nhặt các vật có thể bán được hoặc đồ có thể tái sử dụng, để
bán cho các cơ sở thu mua trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, các hoạt động này
diễn ra hoàn toàn tự phát, nguồn phế liệu được thu mua chủ yếu là: giấy, nhựa, lon
nhôm, đồng, … nhưng với số khối lượng không đáng kể.
13


Công tác thu gom tại các hộ gia đình được thực hiện dưới hình thức thu gom
tổng hợp các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. CTR
phát sinh trong ngày thường được người dân lưu chứa tại các thùng rác nhỏ, các vật
dụng tự chế hoặc tái sử dụng tại gia đình như bao tải, xô chậu, … sau đó đổ tại khu
vực tập kết CTR hoặc để ven đường của các tuyến thu gom.
• Tại khu vực nông thôn
Hiện nay tại hầu hết các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh chưa có hệ
thống thu gom chất thải rắn do vậy các loại CTRSH phát sinh hằng ngày được
người dân tự tiến hành xử lý.
CTRSH nông thôn tại các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện được xử lý
ngay tại các hộ gia đình.Trong thành phần CTRSH, các loại chất thải có thể bán
được như giấy, bìa các tông, kim loại, nhựa … thường được các hộ gia đình thu
gom, tách riêng để bán lại cho các cá nhân, đơn vị thu gom phế liệu, tuy nhiên số
lượng này không nhiều. Lượng CTRSH hữu cơ như thức ăn thừa, sản phẩm thừa
sau sơ chế (rau, củ, quả…) hầu hết được các hộ gia đình sử dụng trong chăn nuôi.
Các loại CTRSH khác không sử dụng được, hầu như không được phân loại mà để
lẫn lộn, gồm cả rác có khả năng phân hủy và không phân hủy như túi nilon, thủy

tinh, cành cây, lá cây, rau quả thừa…
• Chất thải rắn từ các nhà hàng, khách sạn
Chất thải rắn từ các nhà hàng khách sạn chủ yếu là CTRSH thông thường,
phát sinh với khối lượng nhiều và thành phần đa dạng hơn CTRSH phát sinh tại các
hộ gia đình.
Theo đánh giá, các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng đều hầu hết nằm
trên các khu vực mà địa phương đã đầu tư xây dựng hệ thống thu gom CTR, vì thế
lượng CTR này đã đượcthu gom và xử lý tập trung, góp phần hạn chế ảnh hưởng
tới môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư.
• Chất thải rắn chợ
Các chợ trung tâm (chợ tại khu vực thành thị) đều là chợ nhật nên số lượng
gian hàng cũng như lượng chất thải rắn phát sinh là tương đối ổn định và mang tính
đặc trưng cao.
Nhìn chung, CTR ở các chợ nhật đa dạng về thành phần, nhiều chủng loại,
do đó tạo nên những tác động rất xấu tới môi trường xung quanh. Các hộ trong chợ
đã có ý thức trong việc thu gom rác vào các thùng rác tại mỗi gian hàng, sau đó
mang ra điểm tập kết. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng đổ thải bừa bãi tại các chợ,
đặc biệt là tại các khu kinh doanh rau quả tươi (cọng rau, vỏ hoa quả...). Khi chưa
14


có công nhân môi trường vào quét gom, CTR gây mất vệ sinh và mỹ quan đối với
toàn khu vực chợ.
Đối với các chợ phiên (chợ tại khu vực nông thôn), do không hình thành các
gian hàng cố định nên tỷ lệ tự thu gom CTR sau mỗi phiên chợ không cao. Số
lượng CTR phát sinh không ổn định, hầu hết các hộ kinh doanh thải bỏ CTR ngay
tại khu vực bán hàng.
• Chất thải rắn tại các khu vực công cộng
CTR từ các khu vực công cộng chủ yếu là lá, cành cây, túi nilon…
Tại các khu vực thành thị, CTR từ các khu vực công cộng được các đội dịch

vụ môi trường tiến hành quét dọn thu gom, sau đó vận chuyển xử lý cùng với các
loại CTRSH khác.
Đối với khu vực nông thôn, CTR loại này không được thu gom hằng ngày
mà chỉ được thu gom theo hình thức phát động phong trào lao động tại địa phương.
 Thu gom sơ cấp CTR công nghiệp
Đối với các cơ sở sản xuất nằm tại khu công nghiệp Bình Vàng thuộc huyện
Vị Xuyên, hiện đã có Đội dịch vụ công cộng và môi trường huyện Vị Xuyên là đơn
vị thực hiện thu gom CTR tại địa phương tiến hành thu gom xử lý, do vậy các cơ sở
sản xuất chịu trách nhiệm thực hiện công tác thu gom, lưu chứa chất thải tại các cơ
sở sau đó thuê đội dịch vụ chuyên chở, xử lý CTR.
Theo điều tra cho thấy hầu hết chất thải rắn từ các cơ sở khai thác, chế biến
khoáng sản là các loại đất đá thải ra trong quá trình khai thác, các loại chất thải rắn
trên được thu gom và tận dụng ngay tại khu vực khai thác, chế biến.
Các cơ sở sản xuất, chế biến các loại hình khác nằm rải rác trên địa bàn tỉnh
hầu hết đều nằm tại những khu vực có đường giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng
phát triển, gần với các khu vực trung tâm để thuận tiện cho việc buôn bán, lưu thông
sản phẩm, do vậy hều hết các cơ sở đều tự thu gom, lưu chứa CTR trong quá trình
sản xuất sau đó thuê đơn vị thu gom vận chuyển, xử lý cùng với các loại CTR khác.
 Thu gom sơ cấp CTR nông nghiệp
Các chất thải rắn nông nghiệp phát sinh chủ yếu từ việc canh tác nông nghiệp
(vỏ bao thuốc hóa chất BVTV), phân thải vật nuôi, gia súc, một phần chất thải rắn
phát sinh từ việc nuôi thủy sản…
Đối với các chất thải rắn như vỏ bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hầu
hết được người dân thu gom chung cùng với các loại chất thải rắn sinh hoạt, một số
không thực hiện thu gom mà tiến hành xả thải ngay tại đồng ruộng, gây ô nhiễm
môi trường.
15


Các chất thải từ hoạt động chăn nuôi như phân bón, xác động vật chết hầu

hết được người dân tự thu gom, tận dụng làm phân bón canh tác nông nghiệp.
Các chất thải như thân, lá, cành cây cũng được thu gom làm thức ăn chăn
nuôi hoặc để phân hủy trên khu đất canh tác để làm phân xanh cho các vụ tiếp theo.
 Thu gom sơ cấp CTR làng nghề
Trên địa bàn huyện bao gồm 8 nhóm làng nghề chính bao gồm các ngành
nghề sau: chế biến chè, đan lát, sản xuất giấy, thủ công mỹ nghệ, dệt nhuộm, may
mặc các chất thải rắn phát sinh từ làng nghề chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt, các
chất thải sản xuất chiếm tỷ lệ nhỏ do hầu hết các làng nghề truyền thống trên địa bàn
huyện chỉ sản xuất theo mùa vụ. Hiện nay hầu hết các làng nghề sử dụng công nghệ
sản xuất thủ công, lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất được thu
gom tận dụng tái sử dụng trong sản xuất hoặc sử dụng làm phân bón, chất đốt ngay
tại chỗ.
 Thu gom sơ cấp CTR y tế
CTR y tế từ tuyến huyện bao gồm các bệnh viện, cơ sở y tế từ cấp huyện trở
lên chứa nhiều chất thải nguy hại, đa dạng về thành phần và khối lượng lớn.
Hiện nay, tại cơ sở y tế huyện Vị Xuyên, chất thải rắn y tế đã được tiến hành
phân loại chất thải rắn tại nguồn cụ thể như sau: tách riêng các loại chất thải rắn,
trong đó thu gom chất thải rắn sinh hoạt vào các thùng chứa riêng, thu gom các chất
thải nguy hại bao gồm bơm kim tiêm, băng gạc dính máu, vật phẩm phẫu thuật…
vào các thùng chứa riêng. Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế tuyến huyện đã thực hiện
việc phân loại CTR theo tính chất nguy hại như trong quyết định Quyết định
43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế tuy nhiên công tác lưu trữ, xử lý hợp vệ sinh còn
chưa được đảm bảo.
Đối với cơ sở y tế cấp xã, việc thu gom, phân loại và lưu chứa chất thải rắn
còn chưa được quan tâm nhiều. Với đặc trưng nguồn phát thải chủ yếu là chất thải
rắn sinh hoạt, lượng CTR y tế nguy hại là rất ít nên chỉ có 1 số cơ sở thực hiện phân
loại CTR để xử lý, còn lại hầu hết các loại CTR được thu gom chung và xử lý dưới
dạng CTR sinh hoạt.
II.2.2. Thu gom thứ cấp
Tất cả các loại chất thải rắn (trừ chất thải nguy hại) đều được thu gom chung bởi

các đội dịch vụ môi trường với phương tiện thu gom chủ yếu đều là xe đẩy tay,và xe
nén rác tự động, với tần xuất thu gom từ 2-3 lượt một ngày,và sau đó được chuyên
chở đến bãi xử lý.
Việc thu gom vận chuyển chất thải rắn được thực hiện bởi các đội dịch vụ môi
trường công cộng và các tổ đội thu gom. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 11 đơn
16


vị thu gom cấp huyện, thành phố với phương thức thu gom là thu gom ven
đường.Tất cả các đơn vị thu gom đều chưa thực hiện công tác phân loại CTR tại
nguồn.
Các loại chất thải rắn từ các khu vực dân cư, bệnh viện, trường học, khu công
nghiệp được thu gom bằng các xe đẩy tay, xe ba gác, sau đó chuyển đến các điểm
tập kết hoặc các trạm trung chuyển. Tại đây chất thải rắn được chuyển từ xe đẩy
sang xe ép rác hoặc xe chuyên dùng sử dụng để chuyên chở CTR đến các bãi chôn
lấp gần nhất tại khu vực.
Huyện Vị Xuyên có diện tích 1.451 km², gồm 2 thị trấn và 22 xã. Trên địa bàn
toàn huyện có 9 xã được thu gom CTR ( chiếm 37,5 %), 13 xã chưa được thu gom
CTR ( chiếm 54,2 %).Trong đó, có 3 xã đang quy hoạch hệ thống thu gom CTR.
Toàn huyện Vị Xuyên có 5 đội thu gom cấp xã (mỗi xã 1 đội thu gom) và 1 đội thu
gom cấp huyện ( phụ trách thu gom 2 thị trấn và 2 xã trên địa bàn huyện). Hiệu xuất
thu gom CTR của các đội thu gom cấp xã đạt 67,7%. Tổng khối lượng CTR được
thu gom bởi các đội dịch vụ trên địa bàn huyện Vị Xuyên là 11,4 tấn/ngày. Trong đó
khối lượng CTR thu gom bởi Đội dịch vụ công cộng và môi trường huyện Vị Xuyên
là 9 tấn/ngày. Khối lượng CTR thu gom bởi các đội thu gom cấp xã 2,4 tấn/ngày.
Hiện nay, 100% các đội thu gom cấp xã sử dụng xe đẩy tay. Tổng số nhân lực
của các đội thu gom cấp xã là 34 người. 100% các đội thu gom không thực hiện
phân loại CTR trong quá trình thu gom. 4 đội dịch vụ cấp xã xử lý CTR bằng
phương pháp chôn lấp, 1 đội dịch vụ cấp xã xử lý CTR bằng cả phương pháp chôn
lấp và phương pháp chôn lấp. Tất cả các đội thu gom đều thực hiện thu gom ven

đường. 4 đội dịch vụ cấp xã sử dụng nguồn kinh phí do người dân đóng góp; 1đội
dịch vụ cấp xã sử dụng nguồn kinh phí của địa phương.
II.3. Xử lý chất thải rắn
Toàn huyện hiện chỉ có 2 khu bãi rác, trong đó có 1 bãi chôn lấp cấp huyện và 1
bãi đổ thải rác cấp xã đều đã được quy hoạch. Cả 2 bãi rác đều có ban quản với tổng
công suất tiếp nhận là 141,6 m3. Bãi rác thôn Lũng Loét đã được xây dựng hệ thống
nước thải nhưng đang trong quá trình nâng cấp cải tạo với hình thức xử lý là chôn
lấp. Trong tương lai có 2 bãi rác mới hiện đang được quy hoạch xây dựng.
III.
Đề xuất các biện pháp
1.
Giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển
1.1. Các phương án giảm thiểu phát thải
Cũng như các địa phương khác trên cả nước, cùng với sự phát triển chung
của kinh tế xã hội, lượng CTR sinh hoạt phát sinh ngày một nhiều. Một trong
những phương án thiết thực trong công tác thu gom, quản lý, xử lý chất thải rắn
17


trên địa bàn là đưa ra các phương án nhằm giảm thiểu phát thải.
Mục đích của các phương án giảm thiểu là làm giảm lượng rác phát sinh,
giảm thiểu kinh phí dành cho hoạt động thu gom, xử lý và giảm thiểu ô nhiễm do
CTR phát sinh ra môi trường.
Hai phương án giảm thiểu phát thải được đưa ra đó là:
- Sử dụng tiết kiệm.
- Phân nguồn chất thải rắn.
1.1.1.
Sử dụng tiết kiệm
Việc sử dụng tiết kiệm cần được thực hiện tại tất cả các hộ gia đình, các cơ
sở kinh doanh chế biến, các trường học, cơ quan… cần được áp dụng trên diện

rộng, quy mô lớn và duy trì trong thời gian dài.
Đối với các cơ sở kinh doanh, chế biến, sản xuất: Việc sử dụng tiết kiệm
nhiên, nguyên liệu làm giảm bớt chi phí cấu thành sản phẩm, đồng thời giảm lượng
CTR phát sinh. Tái chế giấy, thuỷ tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác để
giảm các nguyên liệu mới, có thể giúp tiết kiệm năng lượng.
• Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
Việc sử dụng tiết kiệm năng lượng là một bài toán mang lại nhiều lợi ích cho
cả doanh nghiệp lẫn các nhà quản lý.Một số cách sử dụng tiết kiệm được áp dụng
đối với các cơ sở kinh doanh, chế biến sản xuất như sau:
- Sử dụng cả 2 mặt giấy và tái chế giấy;
- Sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact dạng xoắn hiệu quả tiết kiệm hơn
75% so với bóng đèn thắp sáng thông thường;
- Đưa ra nội quy sử dụng tiết kiệm đối với cán bộ công nhân viên;
- Cải thiện dây truyền sản xuất, sử dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là các
công nghệ sản xuất sạch để hạn chế phát thải;
- Thu gom và phân loại rác tại nguồn.
• Đối với các hộ gia đình
Cách đơn giản nhất để giảm thiểu lượng CTR phát sinh là bớt việc mua sắm
và giảm thải các loại chất thải không cần thiết trong gia đình. Các loại CTR sinh
hoạt trong gia đình chủ yếu là túi nilon, thực phẩm thừa, do vậy việc sử dụng tiết
kiệm trong gia đình sẽ làm giảm thiểu một lượng đáng kể CTR cần thu gom xử lý.
Một số phương pháp sử dụng tiết kiệm được áp dụng trong gia đình bao
gồm:
- Tận dụng các loại thực phẩm dư thừa làm thức ăn chăn nuôi; phân bón cho
18


cây trồng;
- Chú ý hạn sử dụng của các loại thực phẩm đóng hộp;
- Sử dụng cách thức đông lạnh để giữ thực phẩm khi chưa chưa sử dụng;

- Tái sử dụng lại các loại túi nilon, sử dụng túi vải, làn, giỏ để chứa đựng thức
ăn khi đi chợ;
- Tái sử dụng đối với các loại chai, lọ, vật đựng bằng nhựa an toàn;
- Giữ lại các loại CTR có có trị sử dụng để bán, tái chế.
• Đối với các cơ quan, trường học, bệnh viện
Đối với các cơ quan, trường học, bệnh viện: Là những nơi tập trung tương
nhiều đối tượng, nếu thực hiện tốt việc tuyên truyền giáo dục sẽ làm giảm thiểu
đáng kể lượng chất thải rắn phát sinh.
Một số biện pháp giảm thiểu lượng chất thải rắn phát sinh ở các khu vực trên
như sau:
- Tận dụng lại tất cả các loại giấy có thể sử dụng được cho việc in ấn, đánh
dấu và biên tập;
- Thực hiện biện pháp tuyên truyền giáo dục thường xuyên và liên tục;
- Dán tranh, hình pano, áp phích cổ động tại điểm nhiều người ra vào;
- Thực hiện phân loại chất thải theo các hình thức khác nhau, tận dụng và tái
chế các loại CTR có khả năng tái sử dụng.
1.1.2.
Phân loại chất thải rắn tại nguồn
Các loại chất thải rắn tạihộ gia đình, cơ quan, cơ sở phân loại rác tại nguồn
thành các loại sau:
Rác hữu cơ dễ phân hủy: Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại CTR có khả
năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên sau một thời gian ngắn, như: lá cây, rau
quả, vỏ trái cây, xác động vật, phân động vật,... Có thể tận dụng sử dụng làm phân
bón, thức ăn chăn nuôi….
CTR khó phân hủy: CTR khó phân hủy là các loại CTR có khả năng tồn lưu
trong môi trường tự nhiên rất lâu, như: vải vụn, bao nhựa, chai nhựa, bóng đèn, tóc,
lốp xe, giấy kẹo, giầy da, xốp,... Trong đó, một số loại có thể tái chế, tái sử dụng như:
kim loại, giấy, cao su, nhựa,... sẽ được tận dụng lại hoặc bán phế liệu cho các tổ
chức, cá nhân có nhu cầu. Phần CTR còn lại được thu gom hoặc tự thu gom, xử lý
theo các hình thức khác nhau.

Tác dụng của việc phân loại CTR tại nguồn:
- Phân loại rác trước khi xử lý góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại
lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost
19


tự chế biến;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm; tăng hiệu quả xử lý;
- Việc phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo
vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng CTR trong cộng
đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom,
vận chuyển, xử lý.
Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn làm giảm đáng kể lượng chất thải rắn
phát sinh đồng thời việc phân loại chất thải rắn còn là cơ sở để thực hiện các giải
pháp xử lý CTR, đảm bảo chất lượng môi trường.
1.2.
Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả thu gom CTR trên địa bàn huyện
Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
Với hiện trạng thu gom chất thải rắn trên địa bàn như đã được trình bày ở
trên, có thể thấy hiện nay vẫn có thể áp dụng phương án thu gom chất thải rắn bằng
các thùng rác di động và cố định, sử dụng phương án thu gom theo tuyến đường.
Đây là phương pháp thu gom chất thải rắn đã được thực hiện từ lâu, mang lại thói
quen cho cộng đồng dân cư đồng thời cũng phát huy được hiệu quả trong công tác
thu gom chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung.
• Thu gom sơ cấp
Hoạt động thu gom sơ cấp là hoạt động được thực hiện ngay tại các hộ gia
đình, các cơ sở kinh doanh, sản xuất, các xưởng sản xuất do vậy công tác thu gom
sơ cấp cần được tuyên truyền, vận động để các hộ gia đình và các cơ sở cá thể tự
triển khai thực hiện, giảm thiểu tình trạng xả CTR bừa bãi gây ô nhiễm và mất mỹ

quan môi trường

- Đối với các khu vực đã có hệ thống thu gom: tiếp tục sử dụng các thùng
đựng rác chuyên dụng bao gồm cả 2 loại là thùng rác cố định và thùng rác di
động.Đối với những địa phương chưa có đủ điều kiện trang bị các thùng đựng chất
thải rắn theo đúng mẫu có thể sử dụng các thùng đựng rác tự chế đảm bảo không
làm rò rỉ nước rỉ rác.

- Đối với những khu vực không có hệ thống thu gom CTR khuyến cáo người
dân thu gom, chứa đựng các loại CTR sinh hoạt vào những vật chứa được tận dụng
tại mỗi hộ gia đình, hoặc tận dụng tối đa CTR làm nguyên liệu chăn nuôi, không
vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh.
• Thu gom thứ cấp
Hiện nay phương án thu gom đang được sử dụng là thu gom theo tuyến ven
theo các trục đường quốc lộ chính. Đây là hình thức thu gom đã được thực hiện từ
20


khá lâu, phù hợp với nhận thức, thói quen sinh hoạt của người dân đồng thời đem lại
hiệu quả cao. Hiện nay các tuyến thu gom còn rải rác, chưa được phân cụm rõ ràng
do vậy dẫn đến tình trạng chưa rút ngắn được quãng đường vận chuyển CTR đến
bãi chôn lấp để xử lý.

- Đối với các khu vực có thể thực hiện thu gom:
Với các khu vực có thể thực hiện thu gom, phương án thu gom được đề xuất
là vẫn sử dụng phương án thu gom theo tuyến đường. Phương án thu gom theo
tuyến đường sẽ được thực hiện ở tất cả các tuyến đường có khả năng vận chuyển
chất thải rắn như các trục đường quốc lộ, các tuyến đường liên huyện, liên xã và
các tuyến đường có hoạt động sinh hoạt tập trung như khu dân cư, trường học, bệnh
viện, cơ quan, các khu dịch vụ công cộng …

Hình thức thu gom vẫn là thu gom thủ công, sử dụng nguồn nhân lực và
phương tiện hiện có, bổ sung trang thiết bị, tại các tuyến thu gom mới, thay thế
thiết bị đã cũ hỏng.
Tần suất thu gom 2 lần/ ngày đối với những khu vực đông dân cư như trung
tâm và tần xuất 1 lần/ ngày đối với các xã không nằm trong ranh giới địa chính
huyện, dân cư thưa. Kế hoạch và tần xuất thu gom được thực hiện, đề xuất bởi các
tổ, đội môi trường để phù hợp với thực tế tại từng địa phương.
- Đối với các khu vực không thể thực hiện thu gom:
Đối với các khu vực không thể thu gom cần tuyên truyền vận động người
dân xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, ưu tiên tái sử dụng và tận dụng các sản phẩm
dư thừa sau quá trình sử dụng.
1.3.
Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả vận chuyển chất thải rắn trên địa
bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
1.3.1.
Tuyến đường vận chuyển
Đề xuất các tuyến vận chuyển: Theo tình hình thực tế các tuyến đường vận
chuyển chất thải rắn cần phù hợp với hiện trạng tại khu vực và đáp ứng được các
tiêu chí như sau:
Các tuyến thu gom nên đi theo các trục lộ giao thông chính;
Các tuyến thu gom chất thải cần đi theo các tuyến đường quốc lộ;
Tránh băng ngang qua các khu vực trung tâm thành phố, nơi có mật độ dân cư cao,
trường học, bệnh viện;
Tránh vận chuyển CTR vào các giờ cao điểm;
Sắp xếp các ca vận chuyển phù hợp để hạn chế khoảng cách vận chuyển, tận dụng
được và giới hạn được số lượng xe.
21


1.3.2.


Phương tiện vận chuyển
• Đối với các khu vực đã có tổ đội thu gom

Sử dụng các xe vận chuyển rác chuyên dụng trên địa bàn huyện Vị Xuyên và
trung tâm các xã. Sửa chữa các xe đã cũ hỏng, bổ sung thêm số lượng xe chuyên
chở để đáp ứng nhu cầu hiện nay.
• Đối với các khu vực chưa có tổ, đội thu gom
Đối với các huyện vùng cao, chưa có đủ kinh phí để trang bị các xe chuyên
dụng sẽ tận dụng các xe có sẵn tại địa phương.
Các xe đẩy tay có thể được thay thế bằng xe rùa, xe cải tiến để chuyên chở
rác từ các hộ gia đình đến điểm tập kết chung với tần suất thu gom hợp lý, tránh
gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình chuyên chở CTR từ các điểm tập kết chung đến bãi chôn lấp,
tùy vào tình hình cụ thể tại các địa phương có thể linh động bằng cách tận dụng các
loại xe như công nông, xe tải nhỏ sử dụng bạt che chắn để giảm thiểu mùi và tránh
tình trạng rơi vãi CTR trên các tuyến đường.
1.4.
Đề xuất các mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn
huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
1.4.1.
Mô hình thu gom, xử lý CTR sinh hoạt
• Phương pháp phân loại CTR
Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt sẽ làm giảm bớt áp lực lên công tác thu
gom và xử lý đồng thời tiết kiệm được chi phí do vậy đây là một trong những khâu
quan trọng trong công tác thu gom và xử lý CTR. Công tác phân loại CTR ưu tiên
thực hiện trước mắt là tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.
Phương thức phân loại cụ thể như sau:
Chất thải hữu cơ: Các chất thải loại này sẽ được tận dụng làm phân bón hữu cơ tại
các hộ gia đình hoặc làm thức ăn chăn nuôi đối với các hộ gia đình có hoạt động sản

xuất. Về lâu dài, nếu được đầu tư xây dựng nhà máy tái chế phân bón từ CTR, loại
CTR này sẽ được thu gom riêng để sản xuất phân bón với quy mô lớn, mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Chất thải có thể tái chế: Các chất thải loại này thông thườngđược thu lại bán cho các
cá nhân thu gom phế liệu.
Các chất thải còn lại: như các loại chất hữu cơ dư thừa không được tái sử dụng hoặc
22


các CTR không còn khả năng tái chế, tái sử dụng bao gồm cao su, xỉ than, đất đá,
sành sứ vỡ. Những thành phần này sẽ được chuyển tới bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
• Phương thức thu gom:
Tại các khu vực có thể thực hiện thu gom CTR
Đối với các khu vực trung tâm huyện thị quy trình thu gom thủ công kết hợp
cơ giới. Thời gian thu gom chất thải hữu cơ từ 16h đến 22h hàng ngày để đảm bảo
vệ sinh. Đối với các khu vực còn lại cũng thu gom vào khoảng thời gian trên nhưng
thu gom 2 ngày 1 lần nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển CTR. Để đảm bảo thu gom
triệt để lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại tất cả các khu vực đô thị, bao gồm cả khu
vực dân cư xe đẩy tay không vào được (ngõ xóm nhỏ, nhà ở khu vực sườn dốc cao,
mặt đường nhỏ...), đề xuất phương thức thu gom cụ thể cho từng khu vực dân cư.
Tại các khu vực không thể thực hiện công tác thu gom
Với những địa bàn không thể thực hiện công tác thu gom vận chuyển chất
thải rắn tập trung cần sử dụng các phương án phân loại và tự xử lý tại các hộ gia
đình. Phương án được để xuất cần áp dụng là phân loại CTR trước khi xử lý, tận
dụng các loại CTR có khả năng tái chế, tái sử dụng, tiến hành chôn lấp hợp vệ sinh
đối với các loại chất thải không có khả năng tái sử dụng và chất thải nguy hại với
quy mô hộ gia đình.
2.
Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý CTR
2.1. Đối với các bãi chôn lấp hiện có

Hiện nay các hình thức xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Vị Xuyên chủ
yếu là hình thức chôn lấp.
Đối với bãi chôn lấp cấp huyện đã có hệ thống xử lý nước rỉ rác như bãi chôn
lấp thôn Lũng Loét xã Ngọc Linh các cấp quản lý cần tiến hành thanh, kiểm tra,
quan trắc chất
lượng môi trường để sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý nước rỉ rác tại các bãi chôn
lấp trên đồng thời có những biện pháp đảm bảo chất lượng môi trường xung quanh
khu vực.
Đối với các bãi rác tự phát cần xem xét, quy hoạch lại các bãi trên để đảm
bảo vệ sinh môi trường.
2.2.
Phương án quy hoạch chất thải rắn sau năm 2015
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất
lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền vững.
Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn hiện đại, theo đó chất thải rắn được
23


×