Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.19 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
----------------

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Giảng viên: TS. Hay Sinh
Môn: Kinh tế học vi mô
Sinh viên Cao học K19 - Nhóm 2 KTViMô Đêm 8
STT

HỌ & TÊN

NGÀY SINH

1

Phan Thanh Vinh

21/07/1985

2

Nguyễn Thị Duy Thuyết

19/05/1985

3



Trần Nguyệt Quế

17/07/1984

4

Nguyễn Thị Thanh Phương

06/05/1985

5

Nguyễn Thị Thu Phương

25/10/1985

6

Cao Vương Phương Thảo

28/08/1986

7

Nguyễn Như Ý

19/10/1982

8


Võ Thị Thanh Thủy

10/01/1985

9

Trương Huệ Đoan

14/06/1987


Tháng 9 - 2010


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………….
GVHD:…………………….

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp


MỤC LỤC
Lời nói đầu
I. Cơ sở lý luận......................................................................................................................2
1.1.

Sơ lược về thông tin bất cân xứng (BCX)....................................................................2

1.2.

Khái niệm.....................................................................................................................3

1.3.

Tác động của BCX thông tin đến thị trường................................................................4

II. Thực trạng thông tin BCX trên TTCK VN..................................................................6
2.1.

Những dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của BCX thông tin trên thị trường............6

2.1.1


Doanh nghiệp không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. ........................6

2.1.2

Hiện tượng rò rỉ những thông tin ...............................................................................7

2.1.3

Doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với nhà đầu tư ...................8

2.1.4

Tung tin đồn thất thiệt nhằm trục lợi..........................................................................9

2.1.5

Một số phương tiện truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ. ..........9

2.1.6

Hiện tượng làm giá cổ phiếu của các nhà đầu tư lớn...............................................10

2.2.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng BCX thông tin trên TTCK............................11

2.2.1

Sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước ...........................................................................12


2.2.2

Chế tài xử phạt còn yếu............................................................................................12

2.2.3

Chưa có văn hóa công bố thông tin trong DN..........................................................13

2.3

Tác động của thông tin BCX đối với các bên tham gia trên TTCK..................14

2.3.1

Nhà đầu tư................................................................................................................14

2.3.2

Doanh nghiệp niêm yết.............................................................................................14

III.

Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin BCX trên TTCK hiện nay..............16

III.1..........................................................................

Từ cơ quan quản lý công bố thông tin

........................................................................................................................................16
III.2.......................................................................................


Từ tổ chức công bố thông tin

........................................................................................................................................16
III.3..................................................................

Từ đơn vị tiếp nhận thông tin – nhà đầu tư

........................................................................................................................................17
Kết luận...............................................................................................................................18
Tài liệu tham khảo..............................................................................................................19

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp


Lời nói đầu
Quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam đặt ra một yêu cầu
cấp thiết là phải phát triển thị trường vốn hiệu quả nhằm cung cấp vốn trung và dài
hạn cho nền kinh tế. Để có một thị trường vốn như thế, đòi hỏi trước mắt là phải
xây dựng được một thị trừơng chứng khoán (TTCK) vững mạnh. TTCK sẽ làm tăng
tính thanh khoản của các công cụ huy động vốn, từ đó thúc đẩy thị trường sơ cấp
phát triển. Mặt khác, TTCK khắc phục được đáng kể hạn chế về không gian, thời
gian và quy mô trong việc huy động vốn. Nhận thức tầm quan trọng đó, sau nhiều
cố gắng TTCK Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động ngày 20/7/2000, đánh dấu
bước chuyển mình của thị trường tài chính Việt Nam.
Tuy nhiên sau hơn mười năm hoạt động, những kết quả đạt được của TTCK
Việt Nam chưa đáp ứng sự mong mỏi và kỳ vọng của cả nền kinh tế nói chung và
giới đầu tư nói riêng. Khi bàn về thực trạng này, hầu hết các cuộc hội thảo, bài báo
đều đề cập đến vấn đề thông tin. Cụ thể, đó là những hạn chế trong việc công bố
thông tin thể hiện ở tính không kịp thời, thiếu chinh xác, không đầy đủ và chưa

thống nhất về cách thức công bố thông tin. Chất lượng thông tin còn thấp là một yếu
tố kìm hãm cầu chứng khoán. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến lựa chọn đối nghịch
và rủi ro đạo đức, một hậu quả tất yếu của sự không cân xứng về thông tin. Để
TTCK đi vào hoạt động vững mạnh, một điều không thể thiếu là phải hạn chế tối đa
sự BCX về thông tin của các cuộc giao dịch. Đây là vấn đề đang thu hút nhiều sự
chú ý và cần phải được giải quyết một cách tối ưu.
Xuất phát từ những lý do trên nhóm 2 - K19 KTViMô Đêm 8 chọn đề tài
“Thông tin BCX trên TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp khắc phục” để
nghiên cứu.
Đề tài sẽ tập trung đánh giá thực trạng của thông tin BCX trên TTCK. Tiếp
đến, chúng tôi sẽ đi vào phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng BCX thông tin
cũng như tác động của nó đối với các bên tham gia. Từ đó đề ra giải pháp khắc phục
cho vấn đề này.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 1


I. Cơ sở lý luận
1.1. Sơ lược về thông tin BCX
BCX thông tin là một khái niệm trong chuyên ngành kinh tế học thông tin
mô tả tình huống trong đó những người tham gia tương tác trên thị trường nắm
được những thông tin khác nhau về giá trị hoặc chất lượng của một tài sản hay dịch
vụ đang được giao dịch (trao đổi) trên thị trường đó.
Trong trường hợp giao dịch diễn ra giữa người mua và người bán thì việc
BCX thông tin là khi người bán biết rõ về sản phẩm hay dịch vụ mình bán, trong
khi người mua lại không có hoặc có rất ít thông tin. Thông tin BCX sẽ dẫn đến
nhiều hậu quả như lừa đảo, không đánh giá hết mức độ rủi ro trong giao dịch, giao
dịch không thể diễn ra, thị trường không phát triển...

Lý thuyết thông tin BCX (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện
vào những năm 1970 qua một bài báo kinh điển của nhà kinh tế học người Mỹ
George Akerlof và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện
đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là Michael
Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế.
Trong bài báo “The Market of Lemons: Quality Uncertainty and the Market
Mechanism” xuất bản năm 1970, George Akerlof đã lần đầu tiên đề cập đến vấn đề
thông tin BCX và minh họa bằng thị trường xe hơi cũ tại Mỹ. Trong quá trình
nghiên cứu tình huống mua bán xe ô tô cũ trên thị trường, ông cho rằng người bán
xe có tính chủ động hơn đối với người mua. Người bán có biết rõ đặc tính của chiếc
xe mình muốn bán và có thể bán với giá cao, trong khi người mua thì không biết rõ
tình trạng thực sự của chiếc xe đó.
Tiếp tục phát triển lý thuyết của George Akerlof, năm 1973, Michael Spence,
nguyên Hiệu trưởng trường Kinh doanh Stanford, đã viết bài báo “Job-Market
Signaling” để nói về việc đánh giá thông tin các ứng viên thông qua bằng cấp của
họ trong tuyển dụng. Hiểu đơn giản, khi mà người tuyển dụng không thể biết chính
xác năng lực của người ứng tuyển thì bằng cấp đại học là một thông tin cần thiết.
Từ đó, “Signaling” là một thuật ngữ dùng để mô tả việc bên bán thể hiện những

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 2


thông tin có ý nghĩa của mình cho những bên mua nhằm làm giảm đi quá trình bất
đối xứng thông tin.
Nếu “Signaling” là bên bán đưa ra tín hiệu thông tin thì ngược lại, thuật ngữ
“Screening” đề cập đến việc bên mua tìm hiểu thông tin thông qua một nguồn thông
tin độc lập khác.
Thuật ngữ này được nhà kinh tế học lừng danh từng giữ chức Phó chủ tịch

Ngân hàng Thế giới Joseph Stiglitz phát triển với việc đưa ra lý thuyết cơ chế sàng
lọc. Cơ chế sàng lọc của J. Stiglitz cũng là lý thuyết phát triển lý thuyết của Michael
Spence. Theo Ông bất cứ hàng hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau như
chất lượng khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần phải phân loại chúng.
Cho đến nay, lý thuyết này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như
bảo hiểm, tài chính, quản lý công...
1.2. Khái niệm
Cho đến nay, qua nhiều nghiên cứu, các nhà kinh tế học có nhiều cách định
nghĩa khác nhau về thông tin BCX.
- Theo nhà kinh tế học Markusk K.brunnermerier, Đại học Boston: “Thông
tin BCX là hiện tượng người đi vay có thông tin tốt hơn người cho vay”.
- Theo hai nhà kinh tế học Udo Schmidt Mohr (University des Saarlandes)
và J.Miguel Villas-Boas (University of California at Berkeley) trong cuốn
“Assymetric Information and the Market Structure of the Banking Industry: “Thông
tin BCX là tình trạng trong đó người mua và người bán có thông tin khác nhau về
cùng một giao dịch”.
- Theo nhà kinh tế học Fredic S.Miskin Đại học Columbia, Hoa Kỳ: “Thông
tin BCX là sự không ngang bằng về một thông tin mà mỗi bên tham gia vào một
giao dịch biết được”.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 3


Có thể định nghĩa khái niệm thông tin BCX theo nhiều cách khác nhau. Tuy
nhiên mọi trường hợp BCX về thông tin đều có ba đặc điểm cơ bản sau:
(1) Có sự khác biệt về thông tin giữa các bên tham gia giao dịch.
(2) Có nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa hai bên.
(3) Trong hai bên có một bên có thông tin chính xác hơn.

Trên mỗi thị trường, đặc điểm của sự BCX thông tin và tính chất tác động
đến cân bằng thị trường không giống nhau. Vai trò của thông tin trên thị trường
càng cao thì vấn đề thông tin BCX trên các thị trường đó càng rõ rệt và thu hút
nhiều sự quan tâm của những người cùng tham gia. Thông tin BCX xuất hiện phổ
biến ở các thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tín dụng và bảo hiểm.
1.3. Tác động của BCX thông tin đến thị trường
Thông tin BCX là một thất bại của thị trường vì gây ra các hậu quả là lựa
chọn ngược và rủi ro đạo đức.
1.3.1. Lựa chọn ngược (Adverse selection)
Lựa chọn ngược (lựa chọn trái ý, lựa chọn đối nghịch, lựa chọn bất lợi) là
một tình trạng kinh tế có thể nảy sinh do tồn tại tình trạng thông tin BCX, người lựa
chọn thứ tốt lại chọn phải thứ không tốt hay nói cách khác chọn được cái không như
mong muốn. Lựa chọn ngược là hậu quả thông tin BCX tạo ra trước khi cuộc giao
dịch diễn ra. Đây là một loại thất bại thị trường.
Lựa chọn đối nghịch là hiện tượng xảy ra trên bất kỳ thị trường nào xuất hiện
thông tin BCX. Do không có đủ thông tin liên quan đến giao dịch nên một trong các
bên tham gia giao dịch sẽ đưa ra những quyết định sai lầm.
Một vài ví dụ cho một số thị trường :
- Thị trường xe cũ: người tiêu dùng không thể dễ dàng xác định chất lượng
của các loại xe cho đền khi họ mua được nó, vì vậy giá cả của những chiếc xe dùng
rồi thường giảm và xe chất lượng cao bị loại ra khỏi thị trường.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 4


- Thị trường bảo hiểm: khách hàng của công ty bảo hiểm là những ngưởi rủi
ro cao, bởi những người hay đau ốm thường muốn bảo hiểm nhiều hơn, nên tỷ lệ
người hay đau ốm trong số những người mua bảo hiểm tăng lên. Việc này buộc phí

bảo hiểm phải tăng lên, nhiều người khỏe mạnh sẽ lựa chọn không mua bảo hiểm,
điều này tiếp tục làm tăng tỷ lệ người hay đau ốm.
- Thị trường tín dụng: các công ty và ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cho
khách hàng phải định ra một mức lãi suất giống nhau cho tất cả các khách hàng vay
tiền, mức lãi suất này sẽ hấp dẫn được nhiều khách hàng chất lượng thấp, và do đó
buộc lãi suất phải tăng lên, mức lãi suất tăng lên lại làm gia tăng lượng khách hàng
chất lượng thấp.
1.3.2. Rủi ro đạo đức. (Moral hazard)
Rủi ro đạo đức là hậu quả của thông tin BCX nhưng khác với lựa chọn
ngược, rủi ro đạo đức xuất hiện sau cuộc giao dịch khi có tình trạng một bên cá
nhân hay tổ chức không có động cơ để cố gắng hay hành động một cách hợp lý như
trước khi giao dịch xảy ra.
Theo Varian – “Intermediate Microeconomic: A modern approach”, NXB W
W Norton and Co., New York, 1990: Rủi ro đạo đức là tình trạng một bên tham gia
thị trường không thể giám sát hoạt động của bên kia. Vì lý do này, rủi ro đạo đức
còn được gọi là vấn đề hành động ẩn giấu (hidden action).
Rủi ro đạo đức xuất hiện trong rất nhiều thị trường như: thị trường bảo hiểm,
TTCK, thị trường tín dụng, thị trường cho thuê tài sản,…
Ví dụ: Thị trường tín dụng:
Thiếu giám sát tài chính (cả từ phía chính phủ lẫn từ phía cổ đông) có thể
làm nảy sinh rủi ro đạo đức ở các ngân hàng, đó là việc họ cho vay mạo hiểm quá
mức. Niềm tin rằng chính phủ vì lợi ích của người gửi tiền sẽ cứu các ngân hàng
khỏi bị đổ vỡ có thể làm nảy sinh rủi ro đạo đức ở các ngân hàng.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 5


Các ngân hàng có thể gặp phải những rủi ro đạo đức ở người đi vay khi ngân

hàng không giám sát được đầy đủ tình hình sử dụng vốn vay của người đi vay.
Người đi vay thực hiện những hoạt động đầu tư có độ rủi ro cao dẫn đến nguy cơ
không hoàn trả được vốn cho ngân hàng.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 6


II. Thực trạng thông tin BCX trên TTCK Việt Nam
2.1. Những dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của BCX thông tin trên thị trường
2.1.1 Doanh nghiệp không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời
Ngoài thông tin bắt buộc theo luật định phải công bố thì DN không chủ động
cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt, đối với DN có cổ phiếu giao dịch trên
thị trường phi tập trung (OTC), tình trạng phổ biến là NĐT hầu như không biết về
tình hình hoạt động của DN. Thông tin tìm được chủ yếu qua nguồn tin riêng, trên
các diễn đàn hoặc tin đồn. Ngoài ra, đối với DN chào bán cổ phiếu ra công chúng,
có thể chính ban lãnh đạo DN che giấu thông tin để "dìm giá" sao cho những người
trong DN có thể mua được cổ phiếu với giá thấp.
Đối với DN trên TTCK thì theo quy định DN phải công bố báo cáo tài chính
quý. Đây là điều cần thiết nhưng báo cáo tài chính quý không bắt buộc nhiều các
thủ tục như là báo cáo tài chính năm (không phải kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu
công nợ,…). Do đó, báo cáo quý cũng chưa thật chuẩn xác nhất là nhiều công ty
niêm yết muốn giá cổ phiếu (CP) được cao thì tâm lý muốn công bố báo cáo quý
lãi, đẹp, những tồn tại không muốn trưng ra. Chẳng hạn như sự kiện Cty CP Kinh
Đô đã từng bị Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM đưa cổ phiếu vào diện bị cảnh
báo do lợi nhuận sau thuế năm 2008 âm 61,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong báo cáo tài
chính chưa kiểm toán được công bố trước đó, lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp này đạt trên 142 tỷ đồng. Cũng như hàng loạt DN trước đó phải giải trình về
những khoản chênh lệch giữa các bản BCTC trước và sau kiểm toán (Công ty cổ

phần XNK Thủy sản Bến Tre, Cty CP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh,...), Kinh Đô đã
“quên” không trích lập dự phòng trong các khoản lỗ do đầu tư chứng khoán vì đây
là các khoản đầu tư dài hạn tại các đơn vị mà doanh nghiệp (DN) góp vốn. Sau đó,
Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM đã có quyết định sửa đổi quy chế về việc niêm
yết chứng khoán tại HoSE. Theo đó, cổ phiếu của các công ty niêm yết có kết quả
kinh doanh trong năm 2008 lỗ sẽ được chuyển từ diện kiểm soát sang diện cảnh
báo. Tính đến tháng 4/2009, HASE đưa 9 DN sang diện cảnh báo, HOSE có 16 DN
bị cảnh cáo.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 7


Để tăng minh bach các công ty niêm yết, UBCKNN đã có Công văn 200 và
246 nhằm chấn chỉnh và tăng cường sự minh bạch của các công ty niêm yết.Theo
đó, UBCKNN đề nghị HOSE và HASTC tiến hành rà soát và nhắc nhở các công ty
niêm yết thường xuyên chậm nộp BCTC phải có kế hoạch chấn chỉnh công tác kế
toán và thông tin nội bộ; khắc phục sự chậm trễ công bố thông tin. Trường hợp tiếp
tục vi phạm trong các quý sắp tới, đề nghị chuyển hồ sơ tới Thanh tra UBCKNN xử
lý theo quy định. UBCKNN cũng yêu cầu các công ty kiểm toán được lựa chọn thực
hiện soát xét BCTC hằng quý cho DN theo đúng các chuẩn mực kiểm toán và công
bố ý kiến soát xét của tổ chức kiểm toán.
II.1.2. Hiện tượng rò rỉ những thông tin chưa hoặc không được phép công khai,
phổ biến trong công tác đấu giá cổ phiếu
Hiện nay, quy chế đấu giá do UBCK ban hành chỉ yêu cầu công bố tổng số
NĐT tham gia đấu giá và tổng lượng cổ phiếu đặt mua, trong khi những thông tin
có ảnh hưởng lớn đến việc đặt giá như số lượng NĐT nước ngoài tham gia đấu giá;
số lượng cổ phiếu đặt mua của đối tượng này, lại không được công bố cụ thể. Điều
đáng nói là, những thông tin này có thể không được bảo mật chặt chẽ, mà được

cung cấp một cách riêng lẻ cho những đối tượng có nhu cầu. Nếu nắm được cụ thể,
chi tiết về tổng cầu cổ phiếu của thị trường, các cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá sẽ
tính toán được hợp lý mức giá mà mình bỏ thầu, qua đó chiếm lợi thế so với các
NĐT khác không có thông tin.
Điển hình, ngày 7 tháng 4 năm 2010, thi trường rộ lên thông tin các giao dịch
tự doanh của công ty chứng khoán bị lộ. Bản thống kê giao dịch kê khai một cách
chi tiết các danh mục đầu tư tự doanh của các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư
trong nước. có thể biết các công ty chứng khoán nào bán/mua cổ phiếu nào, ở mức
giá nào, vào ngày nào. Thống kê về giao dịch của các quỹ đầu tư trong nước cũng
tương tự như của các công ty chứng khoán. Việc lộ tin như vậy có thể không chỉ từ
3 nguồn là Ủy ban Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký và sở giao dịch chứng khoán,
mà có thể từ đường khác, chẳng hạn như trong quá trình truyền tin có thể bị hacker
truy xuất thông tin. Khi đánh giá cơ hội đầu tư vào một cổ phiếu nào đó, các tổ chức
sẽ có kế hoạch mua/bán để đạt được mức giá tốt nhất. Nếu bị lộ ra ngoài, những tổ

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 8


chức, cá nhân nắm được thông tin này sẽ thực hiện bán/mua trước, đón đầu để
hưởng lợi. Thực tế chứng minh, trong tháng 3-2010 có 5 đợt sóng, mỗi đợt mang lại
mức tăng trung bình 5%-7% thì cả tháng cũng mang lại khoản lợi nhuận khoảng
30%. Đây là mức lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian cực ngắn. Và những người
"chộp được" thông tin từ bản tự doanh, biết được xu hướng thị trường đã bội thu.
Thị trường sẽ méo mó khi có người biết thông tin để đoán trước được kế hoạch
mua/bán của nhà đầu tư.
Sự rò rỉ thông tin còn thể hiện ở việc công bố các thông tin có lợi của DN. Ví
dụ, đối với các quyết định của HĐQT như chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng, tăng
quy mô vốn..., do quan hệ cá nhân, một số NĐT biết trước khi thông tin được công

bố và tranh thủ thu mua cổ phiếu để chờ giá lên. Đến khi các NĐT khác biết được
thông tin thì đã quá muộn. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi đầu tư trên
TTCK Việt Nam diễn ra theo kiểu "bầy đàn", vì có sự suy diễn rằng, việc mua hàng
loạt hay bán hàng loạt cổ phiếu của một nhóm NĐT nào đó là do có thông tin biết
trước.
II.1.3. Doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với nhà đầu tư
Doanh nghiệp ưu tiên cung cấp thông tin cho các NĐT chiến lược, NĐT tổ
chức mà không công bố rộng rãi. Đến nay, một hiện tượng phổ biến cho thấy, trong
các cuộc đấu giá thì người đấu giá thành công với mức giá thấp chủ yếu là NĐT tổ
chức. Loại trừ khả năng NĐT tổ chức có kinh nghiệm, kỹ năng phân tích, phán
đoán và "trường vốn" hơn thì người ta cũng nghi ngờ NĐT tổ chức nhận được nhiều
thông tin chất lượng hơn so với NĐT cá nhân.
Thời gian gần đây, TTCK xuất hiện một số trường hợp doanh nghiệp bất
ngờ thay đổi số liệu lợi nhuận, doanh thu một cách bất thường và chỉ trong một thời
gian ngắn. Họ làm việc này chủ yếu là do muốn có báo cáo tài chính tốt vào đúng
thời điểm. Doanh nghiệp nào cũng muốn báo cáo tài chính tốt để thuyết phục nhà
đầu tư tin vào triển vọng của công ty trong tương lai. Báo cáo tốt cũng là điều kiện
để doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng hơn. Nhà đầu tư sẽ nhận được những báo
cáo tài chính thiếu tính chính xác và không đúng với tình hình thực tế của doanh
nghiệp khi quyết định mua cổ phiếu và cuối cùng phải gánh chịu thiệt hại. Gần đây
Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 9


nhất là vụ Quốc Cường Gia Lai bị nghi ngờ “giấu lãi”. Ngày 9/8, cổ phiếu của Quốc
Cường Gia Lai (QCG) chính thức được giao dịch tại HOSE. Trong bản cáo bạch
ban đầu của công ty, kết quả kinh doanh 6 tháng chỉ lãi 13,4 tỷ đồng và chưa có xác
nhận của kiểm toán. Tuy nhiên, khi có báo cáo soát xét vào ngày 17/8 thì số lãi này
“nở ra” 61,2 tỷ đồng với khoản lãi khủng từ việc bán dán 106 Lý Chính Thắng (TP

HCM) được thực hiện vào ngày 29/6. Vậy khi một doanh nghiệp công bố lợi nhuận
đột biến, hoặc từ lỗ chuyển sang lãi, nhà đầu tư phải đọc kỹ báo cáo tài chính của
doanh nghiệp xem khoản lời lỗ đó từ khoản mục nào? Khoản mục đó có phải bắt
nguồn từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính hay không, hay chỉ là những khoản
doanh thu bất thường khác? Bên cạnh đó những điểm nhà đầu tư cần chú ý trên báo
cáo kết quả kinh doanh là các khoản mục về dự phòng, đầu tư tài chính của doanh
nghiệp, hàng tồn kho, thay đổi tỷ giá,... Đó là những yếu tố hay tạo ra những khoản
lợi nhuận bất thường cho công ty.
2.1.4 Tung tin đồn thất thiệt nhằm trục lợi
Có không ít tin đồn ảnh hưởng đến uy tín của DN niêm yết, đặc biệt tin đồn
liên quan đến người đứng đầu DN. Những tin này thường được tung ra trên các diễn
đàn, sàn giao dịch chứng khoán hoặc được truyền miệng. Do NĐT chưa có kinh
nghiệm, kỹ năng để kiểm chứng nguồn thông tin, đồng thời do cơ chế thông tin của
DN còn yếu kém, chậm chạp nên gây ra tâm lý hoang mang cho NĐT, ảnh hưởng
đến giá cổ phiếu trên thị trường. Trong khi đó, cơ chế phát hiện và xử phạt đối với
việc tung tin đồn chưa rõ ràng.
Vấn đề minh bạch thông tin trên TTCK Việt Nam lâu nay vẫn là điều ấm ức
của hầu hết NĐT, làm đau đầu các nhà quản lý. Thực tế cho thấy, những năm trước
đây, khi suốt một thời gian khá dài thị trường tăng nóng, lợi nhuận dễ dàng, hầu hết
các NĐT không quan tâm lắm đến tính minh bạch trong thông tin chứng khoán.
Nhưng giờ đây, khi tình hình đã hoàn toàn khác, những tin đồn thiếu cơ sở, những
thông tin nội gián và sự rò rỉ có ý đồ đã trở thành điều nhức nhối của thị trường.
Quan sát nhiều phiên giao dịch, người ta không hiểu sao một số loại cổ phiếu tự
nhiên được mua nhiều, tăng bất thường qua các phiên. Rồi chỉ một thời gian ngắn
sau, chính các cổ phiếu đó được công bố thông tin tốt, doanh thu lợi nhuận tăng

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 10



trưởng ngoài dự kiến, giá các cổ phiếu đó tăng vùn vụt. Bên cạnh đó, TTCK Việt
Nam gần đây bị ảnh hưởng bởi các tin đồn rất nhiều. Tin đồn chủ yếu tập trung
xung quanh hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách mới,
thậm chí tin đồn cũng không từ cả cơ quan quản lý... Đặc biệt, khi các dự báo về
tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2010 tuy có hồi phục nhưng khả năng lạm
phát gia tăng cũng rất lớn, các NĐT nảy sinh tâm lý ngóng đợi chủ trương lãi suất
cơ bản của Ngân hàng Nhà nước. Trong bối cảnh đó, đã và đang xuất hiện hàng loạt
tin đồn về lạm phát, về lãi suất cơ bản, chỉ số giá tiêu dùng. Không ít tin đồn đó tạo
nên các đợt sóng trên thị trường và đem lại lợi nhuận cho một số người.
2.1.5 Một số phương tiện truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy
đủ
Đây không phải là hiện tượng phổ biến, nhưng đôi khi khiến NĐT chuyên
nghiệp không mấy tin cậy vào chất lượng thông tin của các cơ quan báo chí, truyền
thông. (Ví dụ, thông tin về SJS "sập sàn" do báo Tiền phong điện tử đăng ngày
12/1/2007. Thực chất là do SJS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện tại nên
giá cổ phiếu của công ty giảm tương ứng từ 728.000đ/CP xuống còn 190.000đ/CP).
Mặt khác, nội dung thông tin do các kênh truyền thông cung cấp, chủ yếu vẫn là tin
tức, diễn biến thị trường, chưa có nhiều nhận định, phân tích mang tính định hướng
NĐT và thị trường.
2.1.6 Hiện tượng làm giá cổ phiếu của các nhà đầu tư lớn
Nhiều nhà đầu tư lớn đã lợi dụng tình hình bất ổn của thị trường, thao túng và
kiếm lợi một cách dễ dàng. Sự BCX về công bố thông tin này khiến những cổ đông
nhỏ lẻ phải chịu thiệt hại nặng nề, khi chỉ tiếp nhận thông tin một chiều hoặc không
chính xác so với cổ đông nội bộ. Kết quả, việc mua vào với kỳ vọng cổ phiếu sẽ còn
tiến băng băng về phía trước đã bất thành, bởi thời điểm nhà đầu tư mua vào lại
chính là lúc cổ đông lớn bán ra hưởng lãi.
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước lâu nay không còn quá xa lạ với những
giao dịch kiểu tiền trảm hậu tấu của các cổ đông lớn, mà sự kiện bà Nguyễn Thị
Kim Phượng "lén" bán sạch 557.800 cổ phiếu VTV (8,5% khối lượng niêm yết của


Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 11


cổ phiếu này) vào ngày 24/3 chỉ là một ví dụ điển hình. Ngày 3/2/2010, bà Phượng
chào mua công khai 1,3 triệu cổ phiếu VTV tại HNX với mục đích tăng tỷ lệ nắm
giữ. Giá cổ phiếu vào thời điểm này khoảng 40.000 đồng. Đến ngày 24/3, khi lệnh
chào mua đã bị hủy do giá cổ phiếu tăng cao quá 30%, bà Phượng bất ngờ bán ra
toàn bộ số cổ phiếu đang nắm giữ (không hề thông báo). Giá khớp lệnh trong phiên
giao dịch này của VTV là hơn 55.000 đồng một cổ phiếu. Nhẩm tính với khối lượng
557.800 cổ phiếu bán ra, lợi nhuận chênh lệch mà bà Phượng thu được không dưới
8,3 tỷ đồng. Thực chất hoạt động chào mua của bà Phượng để gây chú ý trên thi
trường, một hoạt động PR cổ phiếu, kích giá lên.
Đối với các Cty CK, việc hưởng lợi 0,25 - 0,35% phí giao dịch chứng khoán
hàng chục tỷ đồng của các “đại gia”, chưa kể những khoản “lại quả” khi thắng lợi
của họ sẽ khiến không ít công ty chứng khoán “hưởng ứng” và tạo điều kiện cho các
tổ chức “làm giá”. Theo đó, công ty chứng khoán sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức
mua bán khống, nhất là việc tạo điều kiện để các khách hàng lớn dùng nhiều tài
khoản tại nhiều công ty chứng khoán gom hàng khi thị trường ảm đạm để tạo sóng
ảo nhằm trục lợi.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các ngành chức năng đã có nhiều động
thái kiểm tra, rà soát lệnh đặt ở công ty chứng khoán để xử lý những tổ chức, cá
nhân “làm giá” cổ phiếu. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia chứng khoán, những
biện pháp hành chính và mức phạt thấp không đủ răn đe cũng như kiểm soát hết các
hình thức thao túng giá cổ phiếu trên thị trường ngày càng tinh vi của các “đại gia”.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp


trang 12


2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng BCX thông tin trên TTCK
2.2.1. Sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước
• Văn bản luật hiện nay chưa đảm bảo việc công bố thông tin chính xác và
nhanh chóng
 Nội dung văn bản luật chưa đầy đủ
Theo điều 101 của Luật chứng khoán, quy định các công ty đại chúng công
bố thông tin trong khoản thời gian quy định nhưng lại không nói rõ cách công bố
thông tin trong các trường hợp biến động mạnh tình hình hoạt động của doanh
nghiệp. Và đây cũng là một kẽ hở mà các doanh nghiệp có thể lách dễ dàng khi
công bố các thông tin nội bộ quan trọng.
 Quy định về thời gian công bố báo cáo tài chính năm còn quá dễ dãi
Ngày 15/1/2010, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã ký ban hành
Thông tư số 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK.
Thông tư 09 thay thế Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 của Bộ Tài
chính về Công bố thông tin trên TTCK. Tuy nhiên, thông tư mới ra đời cũng không
cải thiện được quy định dễ dãi trong việc công bố báo cáo tài chính, tạo nhiều kẻ hỡ
để giao dịch nội gián vẫn diễn ra. Cụ thể là công ty đại chúng phải công bố thông
tin định kỳ về báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán như sau:
“Chậm nhất là 10 ngày, kết thúc thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính năm,
công ty đại chúng phải công bố thông tin về báo cáo tài chính năm được kiểm toán
bởi tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Bộ Tài
chính” và “Ngày hoàn thành báo cáo tài chính năm chậm nhất là chín mươi (90)
ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm heo quy định của Luật Kế toán”
(Nguồn: Thông tư số 09/2010/TT-BTC)
Tóm lại, một công ty niêm yết phải công bố bảng báo cáo tài chính được
kiểm toán chậm nhất là 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (thường là ngày
31 tháng 12 hàng năm). Tuy nhiên, thực tế là các công ty vẫn không chấp hành

đúng qui định trên. Nhiều công ty vẫn trình đơn xin gia hạn thời điểm công bố
thông tin với những lí do khác nhau về đặc điểm ngành nghề.
Trong năm 2008, ủy ban chứng khoán đã kéo dài thời gian công bố đến tận
ngày 25/7 tức là thêm hơn 100 ngày nữa so với hạn luật định nhưng các công ty
niêm yết vẫn kêu than và đòi hỏi hạn nộp nên linh hoạt hơn. Điều này gây ảnh
hưởng lớn đến quyết định của nhà đầu tư và nếu không nhanh chóng được chấn
chỉnh, sẽ làm mất niềm tin rất lớn cho các nhà đầu tư.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 13


Năm 2009, tình hình công bố thông tin không mấy làm sáng sủa. Theo ông
Nguyễn Thế Thọ, Trưởng ban Quản lý phát hành UBCK Nhà nước cho biết: “Tính
đến ngày 31/3/2009, chỉ có 32/177 công ty niêm yết trên HOSE nộp báo cáo thường
niên năm 2008, trên HASTC là 33/177. Còn về báo cáo tài chính đã được kiểm toán
năm 2008, tính tới ngày 31/3, mới có 105 công ty trên sàn HASTC hoàn thành, trên
sàn HOSE, con số này ít hơn: 91/177 công ty” (báo Công thương).
Đến năm 2010, có tình trạng 203 công ty niêm yết đã không nộp báo cáo tài
chính Quí 4/2009 cho Ủy ban chứng khoán nhà nước và vẫn có tình trạng nhiều
công ty niêm yết không đưa các báo cáo tài chính Quí 1/2010 lên trang Web của
mình hoặc đăng tải chậm trễ so với việc đăng tải thông tin từ các Sở Giao dịch
chứng khoán.
 Quy định về việc giải trình khi giá cổ phiếu tăng, giảm còn chung
chung, không có cơ sở xác định đúng sai
Thông tư số 09/2010/TT-BTC có quy định doanh nghiệp phải giải trình trong
“trường hợp giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn năm (05) phiên liên tiếp mà
không theo xu hướng chung của thị trường hoặc trường hợp giá cổ phiếu niêm yết
tăng trần hoặc giảm sàn từ mười (10) phiên liên tiếp trở lên”. Nhưng thông tư lại

không hướng dẫn cụ thể giải trình nào là đúng, sai nên các sở, trung tâm giao dịch
chứng khoán cũng thông qua các giải trình trên một cách dễ dàng mà. Vì vậy, các
công ty niêm yết giải trình một cách đối phó và qua loa:
o Khi giá cổ phiếu tăng doanh nghiệp giải trình rập khuôn kiểu: “Hiện công
ty vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường còn việc biến động
giá cổ phiếu là do thị trường quyết định, ngoài tầm kiểm soát của công ty”.
Hay “Công ty cam đoan không có bất kỳ thông tin nào khác để tác động
đến việc giao dịch của nhà đầu tư”.
o Khi giá cổ phiếu giảm thì doanh nghiệp không nói về hoạt động sản xuất
kinh doanh mà giải thích là do những tác động từ bên ngoài.
• Cơ chế kiểm tra giám sát việc tuân thủ của các DN chưa chặt chẽ
Cụ thể, việc đăng tải các thông tin theo qui định pháp luật lên trang Web của
các công ty niêm yết, công ty chứng khoán…là yêu cầu bắt buộc. Việc công bố
thông tin được tiến hành theo lộ trình: đăng tải trên Website của tổ chức công bố
thông tin, rồi sau đó gửi văn bản cho Ủy ban chứng khoán nhà nước và sở giao dịch
chứng khoán.
Thông tư 09/2010/TT-BTC qui định việc công bố thông tin phải được thực
hiện đồng thời với việc báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước và sở giao dịch
Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 14


chứng khoán. Tuy nhiên theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) các bản báo
cáo về thông tin chuyến đến cho SGDCK , UBCKNN có thể mất vài ngày hoặc
chậm hơn nếu đan xen những ngày nghỉ, chưa tính tới các khâu chậm trễ từ việc
nhận công văn, xử lý thông tin từ các phòng ban của SGDCK.
Vấn đề về con người như trên đã dẫn đến tình trạng kinh doanh thông tin nội
gián từ báo cáo tài chính trong khoảng thời gian các Sở giao dịch nhận được báo
cáo tới thời điểm đăng tải thông tin.

2.2.2. Chế tài xử phạt còn yếu
Hiện nay, việc xử phạt đối với vi phạm công bố thông tin được căn cứ theo
Nghị định 85/2010/NĐ-CP ban hành ngày 2/8/2010 sẽ có hiệu lực từ ngày
20/9/2010.
Theo khoản 1, điều 16 của nghị định này thì:
“Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với công ty chứng
khoán thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin cho khách hàng về
chứng khoán đăng ký giao dịch, tổ chức đăng ký giao dịch và tình hình giao dịch
theo quy định;
b) Không thường xuyên cập nhật thông tin về chứng khoán giao dịch, về tổ
chức đăng ký giao dịch, về các thông tin công bố của cơ quan quản lý và về các quy
định liên quan đến giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán trên các phương tiện
công bố thông tin theo quy định;
c) Không chấp hành đầy đủ nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin về giao
dịch chứng khoán đăng ký tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định.”
Mức phạt trên không thể so sánh với thiệt hại mà nhà đầu tư phải gánh chịu
do việc công bố thông tin chậm trễ gây ra.
Tại khoản 1 điều 33 của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chứng khoán và thị trường chúng khoán quy định phạt từ 5,000,000 –
10,000,000 VND đôi với các công ty niêm yết, phát hành, cá nhân khi có các hành
vi vi phạm về công bố thông tin. Và cũng trong Nghị định này, thẩm quyền xử phạt
cao nhất của Chủ tịch UBCKNN

đối với các hành vi vi phạm chỉ ở mức

500,000,000 VND. Với mức chế tài như vậy so với các khoản trục lợi của các nhà
đầu tư lớn trên thị trường lên đến hàng chục tỷ đồng nên rất khó để họ hoạt động
theo các quy định.
2.2.3. Chưa có văn hóa công bố thông tin trong DN

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa hình thành được văn
hóa công bố thông tin. Khi phỏng vấn một số doanh nghiệp niêm yết về việc tự

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 15


nguyện công bố thông tin vắn tắt hàng tháng, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt
Nam nhận thấy các doanh nghiệp còn e ngại cung cấp thông tin do một số lý do sau:
- Doanh nghiệp ngần ngại tự nguyện công bố thông tin vì “dè chừng” khả
năng nhà đầu tư nghi ngờ có hành động kích giá cổ phiếu.
- Doanh nghiệp cũng e ngại thông tin tổng hợp hàng tháng có thể thiếu chính
xác hoặc chưa đầy đủ do còn phụ thuộc các đơn vị thành viên và các đơn vị hữu
quan, trong khi chất lượng thông tin có thể ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của nhà
đầu tư.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 16


2.3.
Tác động của thông tin BCX đối với các bên tham gia trên TTCK
2.3.1. Nhà đầu tư
Thông tin BCX dẫn đến sự lựa chọn ngược (lựa chọn bất lợi) của nhà đầu tư.
Lợi nhuận là điều mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng mong muốn. Đối với
TTCK lợi nhuận được thể hiện thông qua việc mua cổ phiếu giá thấp bán với giá
cao (lợi vốn) hoặc đạt được giá trị cổ tức (lợi tức) kỳ vọng mà nhà đầu tư dự kiến.
Nếu kết quả đầu tư của nhà đầu tư không hiệu quả tức nhà đầu tư vi phạm những

điều đã nói trên, thì ít nhiều đã tồn tại thông tin BCX trong hoạt động đó và hệ quả
của nó là chi phí lựa chọn bất lợi mà nhà đầu tư phải gánh chịu.
Thông thường trong hoạt động mua bán, người bán là người nắm rõ thông
tin về sản phẩm của mình và dĩ nhiên khi đó chi phí lựa chọn bất lợi sẽ do người
mua gánh chịu. Trên TTCK cũng vậy công ty niêm yết luôn nắm thế chủ động hơn
so với nhà đầu tư. Cụ thể, căn cứ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực
kinh doanh và các hợp đồng kinh doanh, các công ty niêm yết sẽ biết rõ khả năng
đạt được lợi nhuận kỳ vọng của mình là bao nhiêu nên các công ty này sẽ biết chắc
chắn giá bán trên mỗi cổ phiếu đó bao nhiêu là hợp lý. Vì ngoài phương pháp xác
định giá cổ phiếu bằng giá trị tài sản, còn có phương pháp xác định giá cổ phiếu
theo cổ tức. Thế nên, nếu nhà đầu tư không xác định chính xác cổ tức kỳ vọng của
công ty niêm yết thì sẽ định giá cổ phiếu không chính xác và nếu định giá cao hơn
giá trị thực của cổ phiếu thì sự bất lợi hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư.
Nhà đầu tư ít thông tin nên sẽ chịu chi phí kỳ vọng cao hơn chi phí kỳ vọng
thị trường, do đó không nhiều thì ít, các đối tượng này sẽ là đối tượng rời bỏ thị
trường trước tiên.
2.3.2. Doanh nghiệp niêm yết
a. Thông tin xấu góp phần đưa giá cổ phiếu của công ty xuống nhanh hơn và tạo áp
lực lên ban điều hành.
b. Cổ phiếu của công ty niêm yết dễ dàng bị chi phối bởi những cổ đông lớn và rủi
ro bị thâu tóm có thể xảy ra.
c. Giá cả cổ phiếu không phản ánh đúng tình hình hoạt động và hiệu quả của công
ty niêm yết vì phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý và “khẩu vị” của nhà đầu tư.
d. Rủi ro đạo đức – Tâm lý ỷ lại: Công ty phát hành sau khi huy động được vốn rồi
lại không sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích.
Do tính chất của đầu tư trên thị trường là đầu tư gián tiếp nên việc quản lý,
giám sát vốn đầu tư của các nhà đầu tư phải thông qua một số người đại diện để
điều hành công ty. Sự tách biệt này dẫn đến rủi ro đạo đức, trong đó những người
quản lý công việc có thể hành động vì lợi ích của cá nhân họ hơn là vì lợi ích của
Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp


trang 17


những cổ đông chủ sở hữu bởi vì những người quản lý có ít ý muốn làm tối đa lợi
tức so với những cổ đông chủ sở hữu.
Việc huy động vốn quá dễ dàng từ việc phù phép báo cáo tài chính làm cho
lãnh đạo các Doanh nghiệp phát hành mất đi động lực để làm lợi cho công ty. Thay
vào đó, các vị thường tranh thủ "được chừng nào hay chừng ấy" và gây ra bao sự
thất thoát lãng phí vì tâm lý ỷ lại.
Tâm lý ỷ lại sẽ gia tăng nếu như tỷ lệ sở hữu cổ phần của những người đại
diện thấp. Vì nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì trách nhiệm của
họ không cao và sự thiệt hại trên phần vốn góp là thấp. Chính vì thế, hiện nay tiêu
chí đầu tiên để những cổ đông muốn là thành viên của Hội đồng quản trị thì họ phải
có một tỷ lệ vốn góp nhất định nào đó.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 18


III. Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin BCX trên TTCK VN hiện nay
3.1.

Từ cơ quan quản lý công bố thông tin
- Cần có những quy định rõ ràng hơn trong công bố thông tin như yêu cầu các

công ty niêm yết phải đưa các thông tin đó lên website chính thức của mình cũng
như các kênh công bố thông tin chính thức để cho nhà đầu tư có những điều kiện
tiếp cận thông tin tốt nhất.

- Cần đưa ra các chế tài mạnh mẽ hơn như có thể đưa ra các mức phạt tương
đối (%) trên các khoản trục lợi của nhà đầu tư mà cơ quan nhà nước điều tra được.
Ví dụ: quy định mức phạt là 150% trên khoản trục lợi, như thế thì tính răng đe cao
hơn.
- Các quy định luật pháp của ta luôn được đưa ra để xử lý các vi phạm chứ
không ra để phòng ngừa các vi phạm. Hay nói cách khác là luật luôn được ban hành
khi đã có người vi phạm, điều này cũng dễ hiểu và thông cảm cho các cơ quan lập
pháp và hành pháp của ta. Vì thật sự chúng ta cũng chưa có nhiều kinh nghiệm
trong việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài chính. Cơ quan luật cần đi trước các
vi phạm và cần học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn từ các thị trường phát triển trong
khu vực như Singapore, Thái Lan hay Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Công tác thanh tra và kiểm tra của cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế. Có
thể do lực lượng chức năng còn mỏng so với quy mô và tính phức tạp của thị trường
mới nổi. Cần tăng cường tần suất thanh tra kiểm tra, giám sát các đối tượng tham
gia thị trường tốt hơn.
- Nghiên cứu và xây dựng mô hình kiểm định tính minh bạch trong các báo
cáo tài chính của các Doanh nghiệp niêm yết.
3.2. Từ tổ chức công bố thông tin
- Các tổ chức công bố thông tin cần có trách nhiệm với các thông tin không
chính thức có liên quan đến đơn vị mình với mục đích bảo vệ các nhà đầu tư đã tin
tưởng đầu tư vào đơn vị.
- Cần tôn trọng các quy định của pháp luật, nâng cao tính tự giác trong công
bố thông tin.
- Các cơ quan phát hành cần hướng tất cả các hoạt động của mình đến lợi ích
chung cho các nhà đầu tư và cũng chính là tự bảo vệ mình trước các nguồn thông
tin trái chiều trên thị trường.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 19



- Nếu có điều kiện có thể thành lập riêng các bộ phận chịu trách nhiệm công
bố thông tin trong doanh nghiệp, nhưng cần duy trì và bảo vệ tính độc lập, và cho
họ các đặc quyền riêng trong công bố thông tin.
- Nâng cao cơ sở hạ tầng thông tin nhằm đưa thông tin đến nhà đầu tư kịp thời,
đầy đủ và chính xác.
3.3. Từ đơn vị tiếp nhận thông tin – nhà đầu tư
- Trước khi cần đến sự bảo vệ của các cơ quan có liên quan thì nhà đầu tư cần
trang bị cho mình các kiến thức chuẩn về chứng khoán. Để có thể tránh các thông
tin không chính xác, các thông tin vì mục đích tư lợi cá nhân của các nhóm nhà đầu
tư.
- Chuẩn bị một tâm lý vững vàng trước các biến cố của thị trường, tránh các
trường hợp mua bán theo cảm tính hay theo số đông. Khi đó các nhà đầu tư tham
gia thị trường muộn sẽ rất khó có cơ hội kiếm lời và không dễ dàng để thoát ra khỏi
trị trường mà có thể bảo toàn vốn.
- Nhà đầu tư cần phải kiểm chứng các thông tin một cách chính xác từ các
nguồn đáng tin cậy trước mọi quyết định đầu tư của mình. Có thể việc làm này tốn
thời gian và cơ hội sẽ trôi qua một phần nhưng không nên vì thế mà đầu tư vội vàng
sẽ rất dễ bị lợi dụng từ các nhóm nhà đầu tư khác.
- Nhà đầu tư cần xác định cho mình một kênh thông tin chính thống cho riêng
mình, nguồn tin có tính chính xác cao.
- Tăng cường trao đổi thông tin với nhà đầu tư khác nhưng tránh bị lôi kéo
theo các nhóm đầu tư làm giá trên thị trường.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 20



Kết luận

Tình trạng BCX thông tin còn diễn ra rất phổ biến trên TTCK Việt Nam. Có
nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến tình trạng này. Chính phủ và
các tổ chức cá nhân có liên quan cần tích cực hơn nữa trong việc tạo ra hành lang
thông tin chính xác – tin cậy – kịp lúc cho nhà đầu tư. Chỉ khi có được một hệ thống
cung cấp thông tin tốt- tin cậy, nhà đầu tư mới an tâm rót vốn vào TTCK. Có như
vậy thì TTCK mới phát huy được đúng vai trò chức năng của nó là huy động vốn
cho nền kinh tế. Doanh nghiệp sẽ an tâm phát triển công việc kinh doanh nhờ huy
động được vốn trung và dài hạn, nhà đầu tư sẽ an tâm khi lựa chọn đầu tư của mình
là có hiệu quả. Thông tin minh bạch tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh, hấp
dẫn và an toàn cho tất cả những ai muốn tham gia vào thị trường này.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán VN - Thực trạng và giải pháp

trang 21


×