Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Thực trạng và kiến thức, thực hành của người dân về tai nạn thương tích ở trẻ em tại quảng yên quảng ninh năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.29 KB, 82 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thương tích là nguyên nhân gây tử vong và thương tật hàng đầu ở trẻ
em trên toàn thế giới, phòng chống thương tích ở trẻ em có liên quan chặt
chẽ đến các vấn đề sức khỏe trẻ em [70]. Giải quyết thương tích ở trẻ em
phải là vấn đề của tất cả các hoạt động để nhằm cải thiện tình hình tử vong,
mắc bệnh ở trẻ em và sức khỏe chung của trẻ [71].
Thương tích tuổi thơ là một vấn đề cộng đồng lớn yêu cầu phải có sự
quan tâm khẩn cấp. Thương tích là mối nguy hiểm đối với trẻ em trên toàn thế
giới, gây tử vong hơn 900.000 trẻ em mỗi năm. Các thương tích không chủ ý
chiếm gần 90%, là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em từ
10-16 tuổi [31].
Trên thế giới hàng chục triệu trẻ em phải điều trị tại bệnh viện, nhiều
trẻ để lại những thương tật ảnh hưởng đến trẻ suốt đời. Theo thống kê cho
thấy, trẻ từ 0–16 tuổi có thể bị tử vong hoặc để lại thương tật (DALYs) do tai
nạn giao thông đường bộ và ngã chiếm tỉ lệ cao.
Ở nước ta, trong thời kỳ đổi mới, nhờ có sự phát triển kinh tế xã hội và
hiệu quả của các chương trình y tế quốc gia mà hiện nay mô hình bệnh tật và
tử vong ở trẻ em đã có sự thay đổi đáng kể: Tỉ lệ mắc và tử vong do các bệnh
nhiễm trùng, ký sinh trùng đã giảm rõ rệt. Trong khi đó tỉ lệ mắc và tử vong
do các bệnh không nhiễm trùng lại đang không ngừng gia tăng, trong đó có
chấn thương tai nạn thương tích [15].
Theo thống kê của Cục quản lý môi trường Bộ Y tế, năm 2011 có
1.247.209 trường hợp mắc tai nạn thương tích (TNTT) và 36.869 ca tử vong
do TNTT. Năm 2010, trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 100 người chết và
hàng nghìn người bị chấn thương gây tàn tật suốt đời do tai nạn thương tích
gây ra. Tỉ suất tử vong do tai nạn thương tích là 42,69/100.000 người


2


dân/năm. Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở người lớn và là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em [17], [18], [26].
Thống kê tại hai Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ và Bệnh viện Trẻ em
Hải Phòng cho thấy trong vòng 6 tháng từ tháng 7-12/2011, tổng số trẻ bị
TNTT đến viện khám là 2.502 trường hợp. Lứa tuổi 2-5 thường bị TNTT cao
nhất 57,14%, tiếp theo là lứa tuổi 6-10 tuổi (20,72%), 11-14 tuổi (17,20%) .
Thị xã Quảng Yên có 19 xã, phường có 01 trung tâm Y tế thị xã, 19
trạm y tế xã/phường. Ngoài các bệnh truyền nhiễm gây dịch được các cấp, các
ngành quan tâm trong nhiều năm gần đây, tai nạn thương tích cũng đang là
những vấn đề rất đáng quan tâm, đặc biệt là trẻ em, tình trạng chấn thương do
tai nạn thương tích ở đối tượng này còn rất ít được đề cập đến.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực
trạng và kiến thức, thực hành của người dân về tai nạn thương tích ở trẻ
em tại Quảng Yên - Quảng Ninh năm 2014”, với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng tai nạn thương tích ở trẻ em tại thị xã Quảng Yên
tỉnh Quảng Ninh năm 2014.
2. Đánh giá kiến thức, thực hành của người dân về phòng chống tai
nạn thương tích ở trẻ em tại thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh năm 2014.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
Thương tích ở trẻ em là một vấn đề y tế công cộng ngày càng được
quan tâm trên phạm vi toàn cầu, đây là một lĩnh vực đáng lo ngại cho trẻ em
từ khi một tuổi cho đến tuổi trưởng thành, mỗi năm có đến hàng trăm nghìn
trẻ em tử vong vì thương tích hoặc bạo lực, hàng triệu trẻ em khác phải
chịu hậu quả của các thương tích không gây tử vong. Đối với mỗi lĩnh vực
thương tích ở trẻ em, đã có những biện pháp làm giảm khả năng xảy ra và

mức độ nghiêm trọng do thương tích gây ra đã được kiểm chứng - nhưng
nhận thức về vấn đề này và khả năng ngăn chặn nó, cũng như cam kết để
thực hiện phòng ngừa thương tích ở trẻ em, vẫn còn ở mức thấp không thể
chấp nhận được. Những gì đã được thực chứng là có hiệu quả trong việc làm
giảm gánh nặng thương tích trẻ em ở một vài nước có thể được điều chỉnh và
thực hiện ở các nước khác, với những kết quả tương tự.
Mỗi ngày trên khắp thế giới cuộc sống của hơn 2000 gia đình phải rơi
lệ vì trẻ tử vong do một thương tích không chủ ý hay còn gọi là ‘tai nạn’ mà
có thể ngăn ngừa được. Sự đau khổ mà các gia đình này phải chịu - những
người mẹ, người cha, người anh, người chị, hay ông bà và bạn bè - là vô hạn
và thường lan tỏa ra khắp cộng đồng. Thảm kịch như vậy có thể làm thay đổi
nhiều cuộc đời một cách không thể khác được.
Thương tích không chủ ý là mối đe dọa lớn nhất tới sự sống còn của
các em. Các thương tích không chủ ý cũng là một nguyên nhân chủ yếu của
các trường hợp tàn tật, mà có thể có ảnh hưởng kéo dài một cách toàn diện tới
cuộc đời non trẻ của các em: những mối quan hệ, việc học tập và vui chơi.
Trong số đó, những trẻ em phải sống trong nghèo đói, gánh nặng của thương


4
tích là cao nhất, vì những em này ít có khả năng hưởng lợi từ các biện pháp
phòng ngừa mà các em khác có thể đã nhận được.
Các thương tích ở trẻ em đã và đang bị lãng quên trong rất nhiều năm
qua, và còn thiếu nhiều trong các sáng kiến hiện thời về sự sống còn của
trẻ trong chương trình nghị sự toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ
Nhi đồng Liên Hiệp Quốc và nhiều đối tác khác đã quyết định phải đưa vấn
đề thương tích trẻ em thành một ưu tiên cho y tế công cộng toàn cầu và phát
triển các cộng đồng.
Mức độ chín chắn của trẻ em, mối quan tâm và nhu cầu của chúng khác
với người lớn. Vì vậy, việc sao chép đơn thuần các chiến lược phòng chống

thương tích phù hợp với người lớn là không bảo vệ trẻ em một cách thích
đáng. Có những can thiệp đã được thực chứng như ghế ngồi của trẻ em trên ô
tô, các mũ bảo hiểm xe đạp, làm hàng rào cho bể bơi, quy định về nhiệt độ
cho vòi nước nóng và chấn song cửa sổ, để định rõ một số ít can thiệp.
Nghiên cứu có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống,
tuyên truyền và nghiên cứu và trong việc chăm sóc và phục hồi chức năng của
trẻ em với các thương tật. Những ngành chủ chốt khác bao gồm giáo dục,
giao thông, môi trường và thực thi pháp luật.
Theo WHO các chương trình phòng chống bạo lực và thương tích ở trẻ
em cần được lồng ghép vào với sự sống còn của trẻ em và các chiến lược to
lớn khác tập trung vào việc cải thiện cuộc sống của trẻ em. Bằng chứng cho
những thành công ấn tượng trong công tác phòng chống thương tích ở trẻ em
tại các quốc gia vừa có một nỗ lực phối hợp [31].
Kết quả này ủng hộ cho việc tăng đầu tư về nguồn nhân lực và năng lực
thể chế. Điều này sẽ cho phép sự phát triển, thực hiện các chương trình để


5
ngăn chặn cơn triều dâng về thương tích ở trẻ em và tăng cường sức khỏe và
tình trạng hạnh phúc của trẻ em và gia đình.
1.1. Một số khái niệm.
Tai nạn (Accident): là sự kiện không chủ tâm, dẫn đến một thương tích
rõ ràng, phần lớn các TNTTcó thể phòng ngừa được.
Thương tích (Injury): là sự tổn hại về thể chất xảy ra khi cơ thể con
người bất ngờ phải chịu một lực vượt quá ngưỡng chịu đựng về sinh lý - nếu
không thì là hậu quả của tình trạng thiếu một trong những yếu tố sống còn
như: ôxi, lực (nhiệt, hóa học hoặc bức xạ).
Tai nạn thương tích là những thương tổn do: tai nạn giao thông, ngã,
tai nạn lao động, va chạm, điện giật dẫn đến bị vết thương chảy máu, bong
gân, phù nề xây xát, gãy xương, gãy răng, vỡ thủng nội tạng, chấn thương sọ

não, bỏng, ngạt/đuối nước, ngộ độc, tự tử, ... mà cần đến sự chăm sóc y tế,
phải nghỉ học/nghỉ làm hoặc bị hạn chế sinh hoạt ít nhất 1 ngày.
Tai nạn thương tích do vô tình là một tai nạn tình cờ xảy ra có thể hoặc
có thể không dẫn đến thương tích, xảy ra trong cộng đồng.
Trẻ em: trẻ em là người dưới 18 tuổi, công ước Liên hiệp quốc về các
quyền của trẻ em [27]. Mặc dù vậy, các khái niệm khác liên quan đến trẻ em
thì dễ thay đổi hơn. “Tuổi thơ” là một kết cấu xã hội, các ranh giới của nó
thay đổi theo thời gian và địa điểm [21], [23] và nó ám chỉ cho sự dễ tổn
thương đối với thương tích. Trẻ em 10 tuổi có thể được bảo vệ không phải
chịu hay làm các công việc trách nhiệm kinh tế gia đình ở nước này, nhưng ở
một nước khác thì những nghĩa vụ này có thể là chỉ tiêu và được coi là có lợi
cho cả trẻ em và gia đình [27], cho nên, tuổi thơ và các giai đoạn phát triển
được đan xen với tuổi, giới tính, gia đình và hoàn cảnh xã hội, trường học,
công việc và văn hóa [27], [36]. Thay vì được đo lường một cách cứng nhắc,


6
trẻ em nên được xem xét qua bối cảnh, văn hóa và năng lực [1]. Do vậy
nghiên cứu tập trung vào các thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi [8] để chỉ rõ
những tai nạn thương tích ở trẻ.
1.2. Sơ lược lịch sử tai nạn thương tích ở trẻ em
Năm 1917, một vụ va chạm giữa con tàu chở đạn dược của Pháp và tàu
của Na uy đã gây nên một vụ nổ lớn tại vùng Halifax, Nova Scotia, một vùng
chật hẹp, đông đúc dân cư, gây nên một thảm họa làm chết 2000 người, bị
thương 9000 người và khoảng 31.000 người bị mất nhà ở. Nước Mỹ và
Canada đã được đề nghị hỗ trợ về y tế. Một đội y tế của bang Boston dưới sự
chỉ huy của bác sĩ William E.Ladd đã chuẩn bị rất nhiều thuốc, phương tiện,
và các y dụng cụ cần thiết để giúp công việc cứu chữa trẻ em bị thương tích
và ông đã dành rất nhiều thời gian, công sức trong việc chăm sóc và chữa trị
cho những trẻ nhỏ này. Vì vậy năm 1917 được đánh dấu như năm khởi đầu

của vấn đề nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em [66].
Trước năm 1940, tai nạn thương tích chưa được quan tâm đến, vì giai
đoạn này các bệnh dịch hoành hành trên khắp thế giới, tử vong ở trẻ em
chủ yếu là do các bệnh dịch gây ra. Vào khoảng giữa những năm 1940, tai
nạn thương tích bắt đầu nổi lên như là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ
em ở hầu hết các nước Phương Tây và Mỹ.
Từ năm 1955 - 1970 các nghiên cứu về tai nạn thương tích ở trẻ em
chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực cấp cứu chấn thương và chỉnh hình. Tầm
quan trọng của vấn đề tai nạn thương tích ở trẻ em đã được đánh dấu bởi đầu
năm 1966 - khi Izant và Hubay kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng tới một số
lớn trẻ em đang bị giết hại và bị tàn tật do các tai nạn thương tích gây ra. Từ
đó, tai nạn thương tích ở trẻ em đã được quan tâm và nhìn nhận một cách
đúng mức hơn. Năm 1969 được đánh dấu như một bước ngoặt trong vấn đề


7
nghiên cứu tai nạn thương tích khi tờ báo "Accidental Death and Disability:
The Neglected Disease of Modern Society" được xuất bản tại Mỹ, dần dần đã
làm thay đổi nhận thức của các chuyên gia y tế trong lĩnh vực chấn thương,
nhìn nhận tai nạn thương tích như là một bệnh dịch.
Năm 1972, hội phẫu thuật nhi đầu tiên được thành lập ở Mỹ, trong đó
có uỷ ban về chấn thương trẻ em. Những tiến bộ quan trọng nhất trong thời
kỳ này đó là từng bước hình thành, tổ chức mạng lưới cấp cứu chấn thương
trẻ em. Nhiều tiến bộ trong hồi sức, điều trị nội khoa đã góp phần làm cho
hiệu quả điều trị chấn thương trẻ em được tốt hơn; khái niệm giờ vàng ngọc
trong cấp cứu chấn thương được Cowley đưa ra, giúp các trung tâm cấp cứu
chấn thương chú ý nhiều đến vấn đề cấp cứu ban đầu ngoài viện và vấn đề
vận chuyển nạn nhân. Nửa đầu những năm 1980 là thời kỳ củng cố và phát
triển nhanh của ngành chấn thương trẻ em. Năm 1981, Viện nghiên cứu chấn
thương trẻ em Kiwanis đã được thành lập tại Boston Mỹ [47], [50], [51].

Năm 2005, WHO và UNICEF ra lời kêu gọi một nỗ lực toàn cầu để
phòng chống thương tích ở trẻ em [24]. Năm 2006 lời kêu gọi đó được tiếp
nối bởi kế hoạch hành động 10 năm của WHO về thương tích ở trẻ em [72].
Kế hoạch này liệt kê các mục tiêu, hoạt động và các kết quả mong muốn về
thương tích trẻ em và bao gồm các lĩnh vực số liệu, nghiên cứu, dự phòng,
dịch vụ, xây dựng năng lực và truyền thông, từ đó vấn đề nghiên cứu tai nạn
thương tích ở trẻ em đã được triển khai một cách rộng rãi và toàn diện trên
các lĩnh vực điều trị, tổ chức mạng lưới cấp cứu, vấn đề kiểm soát và phòng
ngừa tai nạn thương tích ở trẻ em.
Trước năm 1997, vấn đề nghiên cứu can thiệp phòng ngừa tai nạn
thương tích trong cộng đồng ít được quan tâm ở nước ta. Năm 1997 chương
trình phòng chống tai nạn thương tích xây dựng cộng đồng an toàn mới bắt
đầu được nghiên cứu và triển khai thí điểm tại Việt Nam. Trong những năm


8
gần đây nước ta mới đưa ra và bắt đầu triển khai chính sách Quốc gia về
phòng chống tai nạn thương tích. Hội nghị Quốc gia lần thứ nhất về triển khai
chính sách Quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích được tổ chức tại Hà
Nội ngày 17 và 18/12/2002 [6], [28,[35].
1.3. Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em trong và ngoài nước
1.3.1. Tai nạn thương tích ở các nước phát triển và công nghiệp hoá
Theo UNICEF, tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong cho trẻ em ở tất cả các nước phát triển, ước tính chiếm 40% các trường
hợp tử vong ở lứa tuổi 1 - 14. Ở các nước thuộc OECD, mỗi năm ước tính
khoảng 20.000 trẻ em bị chết do các tai nạn thương tích như TNGT, thương
tích có chủ định, đuối nước, ngã, bỏng, ngộ độc và chấn thương khác; trong
đó TNGT chiếm khoảng 41% tất cả tử vong do tai nạn thương tích gây ra. Cứ
100.000 trẻ em sinh ra ở các nước thuộc OECD có khoảng 200 trẻ em sẽ chết
trước 15 tuổi do bị tai nạn thương tích [69].



9
Tỉ lệ tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em 1 - 14 tuổi so với tử
vong chung ở các nước thuộc OECD, 1991 – 1995

Tên nước

Số TV do
TNTT

TV do
TNTT/TV

Tên nước

chung (%)

Số TV do
TNTT

TV do
TNTT/TV
chung (%)

Australia

1715

42


Japan

7909

36

Austria

608

42

Korea

12624

53

Belgium

781

40

Mexico

29745

30


Canada

2665

44

Netherlancs

864

30

Czech rp

1138

42

New Zealand

519

47

Denmark

334

36


Norway

294

37

Finland

368

43

Poland

5756

44

France

4701

41

Portugal

1524

40


Germany

5171

38

Spain

2643

33

Greece

666

40

Sweden

391

33

Hungary

982

36


Switzerland

537

40

Ireland

357

39

UK

3183

29

Italia

2563

28

USA

37265

49


125,303

39

Toàn bộ OECD


10
Tại Mỹ, theo nghiên cứu của Hardin. WD [53], năm 1986, ước tính
trong một năm, cứ 5 trẻ dưới 19 tuổi thì có một trẻ bị tai nạn thương tích nào
đó cần phải tới các dịch vụ y tế. Tử vong do tai nạn thương tích gây ra chiếm
tới 52% tử vong ở trẻ 1-14 tuổi, 40% ở trẻ 1 - 4 tuổi và 70% ở trẻ 5 - 9 tuổi.
chi phí trực tiếp cho điều trị số trẻ này ước tính khoảng 7,5 tỉ USD. Khoảng
20 năm gần đây, nhờ có những tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị cũng như
phòng bệnh mà TLTV do bệnh tật ở trẻ em đã giảm tới 56%, trong khi đó tử
vong do tai nạn thương tích mới chỉ giảm được 25%. Hiện nay tai nạn thương
tích ở Mỹ đang được coi như một vấn đề bệnh dịch Quốc gia. Trung bình
mỗi năm có hơn 150.000 người chết, 80.000 người bị tàn tật vĩnh viễn; 1/8 số
bệnh nhân vào viện cấp cứu là do tai nạn thương tích, chi phí xã hội do TNTT
gây ra ước tính khoảng 130 tỉ USD [53].
Tại Pháp, theo Chevallier.B tai nạn thương tích ở trẻ em đang là một
vấn đề quan trọng trong y tế cộng đồng, tai nạn thương tích là nguyên nhân
hàng đầu phải nhập viện, tử vong và tàn tật ở trẻ em 1-15 tuổi. Năm 1994
tổ chức sức khoẻ cộng đồng đưa ra báo cáo về "Sức khoẻ ở Pháp". Bản báo
cáo đã nêu rõ sự nghiêm trọng của tai nạn thương tích trong sức khoẻ cộng
đồng và đã đưa ra vấn đề phòng chống tai nạn thương tích như là một ưu tiên
trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Theo WHO (2004), thương tích là kẻ giết người nguy hiểm đối với trẻ
em trên toàn thế giới. Chúng là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho

trẻ em từ 10-19 tuổi [5],[33]. Riêng thương tích giao thông đường bộ là
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cao trong số trẻ ở độ tuổi 15 -19 và là
nguyên nhân đứng thứ hai trong số trẻ em từ 10-14 tuổi. Ngoài những ca tử
vong, hàng chục triệu trẻ em đòi hỏi phải được chăm sóc tại bệnh viện cho
các thương tích không gây tử vong. Nhiều trẻ em bị để lại với một loại hình
thương tật nào đó, thường là hậu quả suốt đời [31].
Nhìn chung, trên 95% các ca tử vong do thương tích ở trẻ em xảy ra tại
các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Mặc dù tỉ lệ tử vong do thương tích


11
ở trẻ em thấp hơn nhiều trong số trẻ em ở các quốc gia phát triển, nhưng
thương tích vẫn là một nguyên nhân chính dẫn đến tử vong, chiếm khoảng
40% tất cả các ca tử vong ở trẻ em, thương tích là nguyên nhân của 30% số
ca tử vong ở độ tuổi từ 1- 3, con số này lên tới 40% ở trẻ em 4 tuổi và 50% 60% ở độ tuổi 5 -17, thương tích không phải là điều tất yếu xảy ra; chúng có
thể được phòng chống hoặc kiểm soát. Ví dụ ở các quốc gia thuộc Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) số lượng các ca tử vong do thương tích
ở trẻ em dưới 15 tuổi giảm 50% từ năm 1970 đến 1995. Cho đến gần đây,
người ta ít để ý đến vấn đề thương tích ở các quốc gia thu nhập thấp và trung
bình. Thiếu nhận thức về vấn đề này, cộng với những hoàn cảnh đặc biệt mà
những nước này đối mặt có nghĩa là các biện pháp đã được kiểm chứng chưa
được thực hiện với cùng mức độ như chúng đã được thực hiện ở các quốc gia
thu nhập cao WHO (2004).
Các quốc gia đối phó với nhiều ưu tiên cạnh tranh và các can thiệp cho
thương tích cần được đánh giá đúng mức về tính hiệu quả. Tuy nhiên, cần
phải biết thêm rất nhiều về việc phòng chống thương tích và tử vong ở trẻ em
so với những gì đã được thực hiện ( Kim Phụng- Quảng trị).
1.3.2. Tai nạn thương tích ở các nước đang phát triển
Theo thống kê của UNICEF, ở các nước đang phát triển ước tính mỗi
năm có khoảng 1 triệu trẻ em dưới 16 tuổi chết vì tai nạn thương tích, 98% tất

cả các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em trên thế giới là ở
các nước đang phát triển. Cứ 100.000 trẻ em sinh ra tại các nước đang phát
triển thì có hơn 1000 trẻ sẽ chết trước 15 tuổi do bị tai nạn thương tích. Riêng
TNGT mỗi năm giết chết khoảng 240.000 trẻ em, tương đương với 2 chiếc
máy bay phản lực cỡ lớn chở đầy trẻ em nổ tung trên bầu trời mỗi ngày ( AFa
niStan).
Theo thống kê của Mỹ, 1986 - 1996 về tỉ lệ tử vong do TNTT/100.000
dân ở một số nước đang phát triển và một số nước công nghiệp (theo mọi lứa
tuổi)


12

Nam

Nữ

Năm nghiên cứu

71

21

1994

90
48
116
106


63
31
39
30

1994
1994
1986
1981

50

28

1987

- ElSanvado

188

32

1984

- Côlômbia

234

32


1991

- Mêhicô

106

23

1993

- Chi Lê

104

28

1992

- Goatêmala

86

17

1984

- Liên bang Nga

415


102

1994

- Vênêzuêla

99

23

1989

- Mỹ

84

31

1992

- Thụy Điển

67

37

1993

- Cô oét


45

14

1987

- Úc

56

22

1993

1. Châu Phi
- Morisơ
2. Đông Nam Á
- Trung Quốc (Thuần nông)
- Trung Quốc (Thành phố)
- SriLanka
- Thái Lan
3. Trung Đông
- Ai Cập
4. Châu Mỹ

5. So sánh với

1.3.3. Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam
Ở nước ta, trong thời kỳ đổi mới, nhờ có sự phát triển của kinh tế xã
hội và hiệu quả của các chương trình y tế Quốc gia, hiện nay tỉ lệ mắc và tử

vong do các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng đã giảm đi rõ rệt, trong khi đó tỉ


13
lệ mắc và tử vong do các bệnh không nhiễm trùng lại đang không ngừng gia
tăng, trong đó có tai nạn thương tích. Tính chung trong cả nước, mỗi ngày có
khoảng hơn 20 trẻ chết, hơn 70 trẻ tàn phế và hàng trăm trường hợp bị chấn
thương vì tai nạn thương tích [38], [40], [41].
Theo Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự, ở nước ta, kể từ khi những
chính sách kinh tế mới, sản xuất phát triển, điều kiện kinh tế xã hội được cải
thiện; đời sống nhân dân khá lên thì số người bị chấn thương và chết vì các tai
nạn trong sinh hoạt, lao động, sản xuất giao thông ngày càng nhiều và đã xếp
vào hàng thứ 3, thứ 4 trong 10 nguyên nhân hàng đầu về bệnh tật và tử vong
tại các bệnh viện [39].
Theo kế hoạch hành động chiến lược nhằm giảm tai nạn thương tích
cho trẻ em Việt Nam tháng 6/2001, trong năm 1999, số trẻ em tử vong liên
quan đến tai nạn giao thông. Các nghiên cứu ở cấp cộng đồng cho thấy tai nạn
thương tích chiếm 11% - 13% số trường hợp tử vong .
Qua nghiên cứu của Trương Đình Kiệt và Đỗ Văn Dũng [25], số trường
hợp tử vong ở một số xã thuộc sáu tỉnh miền Trung và Nam bộ năm 1996 1997, cũng như nghiên cứu của Lê Cự Linh và Lê Vũ Anh [4] đánh giá gánh
nặng bệnh tật tại huyện Chí linh, Hải Dương qua phân tích số liệu tử vong
năm 1997-1998 cho thấy tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong và tàn tật ở trẻ em và trẻ vị thành niên: 60% tử vong ở lứa tuổi 1- 15 là
do tai nạn thương tích, số trẻ em chết vì ngộ độc, chết đuối, bỏng cao hơn số
trẻ em chết do viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết và dịch tả, thương hàn [25].
Khi nói đến những nguyên nhân tử vong, chúng ta thường nghĩ nhiều
nhất là do bệnh tật. Nhưng theo phân tích nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em
Việt Nam qua điều tra UNICEF [44] cho thấy như sau:
Tỉ lệ tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam



14

Loại TNTT

TL% TV của TNTT

TL % TSTV chung

Đuối nước

59

35

TNGT

15

9

Ngộ độc

5

3

Ngã

3


2

Điện giật

3

2

Loại khác

15

9

TSTV: Tổng số tử vong chung (là tử vong do tất cả các nguyên nhân).
Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế, số liệu ghi nhận được
trong năm 2010 cho thấy toàn quốc có 36.869 trường hợp tử vong do TNTT,
chiếm từ 10,84% tổng số tử vong nói chung. So với năm 2009, số tử vong
năm 2010 tăng 6,8% [17]. Tỉ suất tử vong trung bình một năm do TNTT trong
giai đoạn 2005-2010 là 44,3/100.000 dân [10], [11], [12], nam giới có nguy
cơ tử vong do TNTT cao hơn nữ giới 3 lần. Nguyên nhân tử vong chính là
TNGT (17,91/100.00 dân), tiếp đến là đuối nước (7,12/100.00) và tự tử
(4,78/100.000). Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai sau tai
nạn giao thông, chiếm 10% tổng số tử vong nói chung. Đối với trẻ em và vị
thành niên dưới 19 tuổi, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Tỉ
suất tử vong do đuối nước cao nhất ở nhóm 0 - 4 tuổi với trung bình 19
trẻ/100.000 trẻ năm, trong đó trẻ nam có nguy cơ tử vong nhiều hơn trẻ nữ 1,4
lần [9], [13], [18].
1.4. Một số nghiên cứu đánh giá hậu quả của tai nạn thương tích.

Việc đánh giá hậu quả của tai nạn thương tích thông qua số liệu tử
vong thường đơn giản và dễ thực hiện vì các số liệu tử vong thường được ghi
chép, báo cáo đầy đủ và được quan tâm nhiều hơn, thế nhưng những tai nạn
thương tích không chết người như những tai nạn thương tích được điều trị


15
trong bệnh viện, những tai nạn thương tích điều trị tại các phòng khám cấp
cứu, những tai nạn thương tích điều trị thầy thuốc tư, hoặc tự điều trị tại nhà
… hậu quả còn lớn hơn nhiều so với số tử vong [2], [3], [7].
Để đánh giá mức độ trầm trọng của tai nạn thương tích không chết
người [46], hoặc có thể dựa vào thang chia mức độ nặng của tai nạn thương
tích mà Tepas và hội phẫu thuật ngoại nhi Trường Đại học Y khoa bang
Florida Hoa Kỳ đưa ra năm 1997 [52] nhằm giúp việc đánh giá mức độ nặng
của tai nạn thương tích và tiên lượng bệnh nhân cho các thầy giáo lâm sàng và
tính toán mức độ thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề áp dụng thang chia độ
này cho đến nay vẫn còn ít sử dụng ở các nước đang phát triển.
Theo báo cáo của WHO điều tra về tình hình tàn tật do tai nạn thương
tích ở một số nước như sau :
Tại Trung Quốc điều tra năm 1997 có 31% tàn tật là do chấn thương
gây ra.
Ở Ấn độ điều tra năm 1991: thành thị 28% bị cụt chi, 42% mất chức
năng khớp và 22% bất thường chi là do tai nạn thương tích gây ra, trong khi
đó tỉ lệ tương ứng ở vùng thuần nông là 22%, 42% và 27% [54].
Tại Philippines điều tra năm 1991: tỉ lệ tàn tật do tai nạn thương tích
gây ra là: 21/100.000 dân bị liệt, liệt tứ chi là 12/100.0000 dân, liệt một chỉ là
120/100.000 dân [54].
Tại Thái Lan, theo nghiên cứu của Tosutho và Suriyawongpaisal chi
phí do TNGT gây ra năm 1995 cho thấy: ước tính chi phí gián tiếp khoảng 15
tỉ bahts, tương đương 600 triệu USD; nếu tính cả các phí tổn trực tiếp

như phí tổn của dịch vụ y tế và hư hỏng tài sản thì tổng chi phí khoảng 40 tỉ
bahts, tương đương với 1,6 tỉ USD (1995), chiếm khoảng 23 % tổng số ngân
sách chi tiêu của ngành y tế vào khoảng 0,9% GDP [54].


16
Ở Việt Nam, kể từ khi có chính sách kinh tế mới, mở cửa và hội nhập,
sản xuất phát triển, điều kiện kinh tế xã hội được cải thiện, đời sống nhân dân
khá lên thì số người bị chấn thương và chết vì các tai nạn ngày càng nhiều,
xếp vào hàng thứ 3, thứ 4 trong 10 nguyên nhân hàng đầu về bệnh tật và tử
vong tại các bệnh viện.
Theo Jennifer Oxley, Cuong Pham V, Anne Jamaludin, Mark
Stevenson (8.2011), nghiên cứu đánh giá các can thiệp về phòng chống tai
nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam tại 6 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Quảng
Trị, Huế, Đồng Tháp và Cần Thơ từ năm 2006-2010 cho thấy đa số trẻ em bị
tai nạn thương tích là nam (khoảng 70%). Ngoài ra, trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến
14 - 42 % về mọi tai nạn thương tích, sau đó là trẻ ở độ tuổi 15-19, 20% trẻ bị
tai nạn thương tích ở độ tuổi dưới 4 tuổi. Ở các xã được can thiệp ở bốn trong
số sáu tỉnh có giảm tỉ lệ tai nạn thương tích không gây tử vong [32], [22].
Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường Y tế: Năm 2011 tại 55
tỉnh/thành phố có 1.247.209 trường hợp mắc tai nạn thương tích (TNTT) với
tỉ suất là 1.645/100.000 người, tăng 0,16% so với năm 2010 [18].
Nhóm tuổi 15-19 có tỉ suất mắc TNTT cao nhất là 2.402/100.000
người; tỉ suất tử vong do TNTT/100.000 dân năm 2005 là 45,01%, năm 2010
còn 42,69%, tỉ suất tử vong trung bình một năm do TNTT trong giai đoạn
2005-2010 là 44,3/100.000 dân [14], [19], [20].
1.5. Đặc điểm kinh tế xã hội của thị xã Quảng Yên
Thị xã Quảng Yên nằm ở trung tâm vùng trũng của tỉnh, thị xã Quảng
Yên về phía tây tiếp giáp với thành phố Hải Phòng, phía tây bắc giáp thành
phố Uông Bí, phía bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía đông và đông bắc giáp

thành phố Hạ long, đều của tỉnh Quảng Ninh. Phía đông nam giáp huyện Cát


17
Bà. Thị xã có quốc lộ 18B chạy từ tây sang đông, tuyến giao thông quan trọng
nối giữa các tỉnh đi biên giới Trung Quốc.
Thị xã Quảng Yên có diện tích đất tự nhiện 78,41 km2, Dân số
144.000.000 người gồm 19 xã , phường.
Thị xã Quảng Yên kinh tế nông nghiệp là chủ yếu chiếm khoảng 70%.
Hiện nay, ngoài trồng lúa nước, một số gia đình còn nuôi trồng thuỷ sản và
vận tải, khai thác đá là một ngành kinh tế phụ, hầu hết các xã, phường trong
thị xã đều có nghề phụ.
Trên địa bàn thị xã hệ thống Y tế đáp ứng cho công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân có 01 trung tâm Y tế; 19 trạm y tế xã, phường .
Nhìn chung trình độ dân trí và thu nhập của nhân dân thị xã còn thấp so
với các huyện, thị, thành phố khác của tỉnh.

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Trẻ em dưới 16 tuổi.
- Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ bị TNTT tại các hộ gia đình được
điều tra.
- Trẻ dưới 12 tuổi: phỏng vấn bố, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ


18
- Trẻ trên 12 tuổi: phỏng vấn trực tiếp ( có phiếu phỏng vấn phần phụ
lục)

* Các tiêu chuẩn lựa chọn:
Các tai nạn thương tích gây thương tổn do: tai nạn giao thông, ngã, tai
nạn lao động, va chạm, điện giật dẫn đến bị vết thương chảy máu, bong gân,
phù nề xây xát, gãy xương, gãy răng, vỡ thủng nội tạng, chấn thương sọ não,
bỏng, ngạt/đuối nước, ngộ độc, tự tử, ... mà cần đến sự chăm sóc y tế, phải
nghỉ học/nghỉ làm hoặc bị hạn chế sinh hoạt ít nhất 1 ngày.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
Các tai nạn thương tích do thiên tai, thảm họa như lũ lụt gây vỡ đê,
động đất, ….
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu:
Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.
Từ ngày 01/1/2014 đến ngày 30/10/2014.


19
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Tính theo công thức

n = Z12−α /2 ∗

p (1 − p )
d2

Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu (số trẻ em cần điều tra)
- z2( 1 - α / 2 ) : Hệ số giới hạn tin cậy

( Với α = 0,05  z( 1 - α / 2 = 1,96 )
- p: Tỉ lệ tai nạn thương tích ước tính 11,84% [34]
- d: Sai số tương đối so với tỉ lệ p, chọn d = 0,05. Thay vào công thức
tính được số trẻ dưới 16 tuổi tối thiểu cần điều tra là khoảng 170.
Tại nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành điều tra toàn bộ số trẻ em dưới
16 tuổi để nghiên cứu (1921 trẻ).
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn theo phương pháp nhiều giai đoạn
- Giai đoạn 1: Chọn chủ đích thị xã Quảng Yên đưa vào nghiên cứu.
Thị xã Quảng Yên có 11 phường và 8 xã có điều kiện kinh tế xã hội
gần giống nhau chủ yếu là thuần nông.
- Giai đoạn 2: Chọn 1 phường và 2 xã.


20
+ Lập danh sách 11 phường sau đó bốc ngẫu nhiên lấy 1 phường. Một
phường được chọn là phường Hà An.
+ Lập danh sách 8 xã sau đó bốc ngẫu nhiên lấy 2 xã. Hai xã được lựa
chọn là xã Hoàng Tân và xã Tiền An.
- Giai đoạn 3: Chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ em dưới 16 tuổi đủ các
tiêu chuẩn nghiên cứu và lập danh sách toàn bộ số trẻ dưới 16 tuổi tại các
xã/phường được chọn nghiên cứu.

SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH CHỌN MẪU
Tỉnh Quảng
Ninh

Chủ động
Quảng Yên


Ngẫu nhiên
1 phường

2 xã

Ngẫu nhiên

Hộ gia đình

2.2.4. Các chỉ số và biến số nghiên cứu
2.2.4.1. Chỉ số
- Tỷ lệ tai nạn thương tích là số trẻ bị tai nạn thương tích trong số
trẻ điều tra.


21
- Tỷ lệ phần trăm các loại thương tích theo địa dư, tuổi, giới, vị trí
tổn thương...
2.2.4.2. Biến số nghiên cứu
- Phân bố tai nạn theo khu vực
- Số lần mắc tai nạn theo năm
- Phân bố tai nạn theo tuổi
- Phân bố theo vị trí tổn thương
- Loại tổn thương
- Nguyên nhân tai nạn
- Tình hình sơ cấp cứu
- Kết quả điều trị
- Một số yếu tố liên quan
- Kiến thức, thái độ bà mẹ/bố về tai nạn thương tích
2.2.5. Nội dung nghiên cứu

2.2.5.1. Tỷ lệ, nguyên nhân, biện pháp sơ cấp cứu và một số yếu tố liên
quan tai nạn thương tích cho trẻ em
- Nhóm biến về thông tin tỉ lệ mắc TNTT: Thu thập thông tin về tình
trạng tai nạn thương tích của trẻ em tại cộng đồng dân cư.
- Nhóm biến về các nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích ở trẻ em.
- Nhóm biến về tình hình sơ cấp cứu: Thu thập thông tin về thực trạng sơ
cấp cứu tai nạn thương tích ở trẻ em.
- Nhóm biến về một số yếu tố liên quan đến TNTT ở trẻ em: Thu thập
thông tin về các tổn thương do tai nạn thương tích ở trẻ em; thu thập thông tin
về hoàn cảnh xảy ra TNTT ở trẻ em.


22
2.2.5.2. Kiến thức thực hành của người dân về phòng chống tai nạn
thương tích
- Thu thập thông tin về kiến thức và thực hành của người dân về tai nạn
thương tích.
- Nguồn cung cấp kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
em. Kiến thức có thể có được qua những thông tin mà thầy cô, cha mẹ, bạn
bè, sách vở và báo chí cung cấp.
- Thực hành đúng hoặc không đúng. Trong nghiên cứu về thực hành cần
tìm hiểu những thực hành nào có lợi cho sức khỏe cần được phát huy và duy
trì, những thực hành xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe cần phải thay đổi.
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1. Xây dựng bộ công cụ
- Công cụ điều tra định lượng: Bảng câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc được
xây dựng, thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp trước khi tiến hành điều tra.
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá: Các câu hỏi được xây dựng dựa vào các
khái niệm, kiến thức đã học về TNTT và có tham khảo các nghiên cứu về
TNTT đã được công bố [42] [45] để xây dựng bộ công cụ điều tra.

- Thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu: Khi bộ câu hỏi phỏng
vấn được xây dựng xong, điều tra thử 10 hộ gia đình có trẻ em, chỉnh sửa nội
dung của bộ câu hỏi cho phù hợp sau đó in thành bộ phục vụ cho tập huấn và
điều tra hộ gia đình (phụ lục).
2.3.2. Thu thập số liệu
Bước 1: Tập huấn thu thập số liệu
- Tổ chức tập huấn cho đối tượng bao gồm: 02 cán bộ giám sát điều tra,
mỗi đoàn điều tra có 1 giám sát viên, 6 điều tra viên, 3 người dẫn đường là y
tế thôn tại địa phương.


23
- Nội dung tập huấn là: Tập huấn kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng
phỏng vấn, điều tra và làm việc với cộng đồng. Sau đó tiến hành thực hành
điều tra 04 hộ gia đình.
- Thời gian, địa điểm: 1/2 ngày, tại Uỷ ban nhân dân phường Hà An thị xã Quảng Yên.
- Tập huấn là nghiên cứu viên.
Bước 2: điều tra, giám sát
- Chuẩn bị: Sau khi tập huấn, nghiên cứu viên liên hệ với UBND xã,
phường để nhận danh sách trẻ em dưới 16 tuổi, danh sách cộng tác viên trao
đổi kế hoạch làm việc.
- Điều tra viên: Mỗi địa điểm nghiên cứu có 2 điều tra viên tổng cộng 3
xã/phường là 6 người. Điều tra viên được chọn từ những cán bộ của Trung
tâm y tế thị xã và trạm Y tế xã/phường tổ chức điều tra đạt những tiêu chuẩn
sau: có khả năng giao tiếp tốt, sắp xếp được thời gian công tác tham gia
nghiên cứu, bắt buộc phải tham dự lớp tập huấn điều tra do nghiên cứu viên tổ
chức và điều tra thử tại thực địa.
- Giám sát viên: 02 giám sát viên có khả năng quan sát tốt, sắp
xếp được thời gian công tác tham gia nghiên cứu, bắt buộc phải tham dự lớp
tập huấn điều tra do nghiên cứu viên tổ chức và điều tra thử tại thực địa.

- Người dẫn đường: mỗi xã, phường có 1 người dẫn đường tổng cộng 3
xã/phường là 3 người. Người dẫn đường tại địa bàn nghiên cứu đạt những tiêu
chuẩn sau: Sắp xếp thời gian tham gia nghiên cứu, thuộc địa bàn điều tra, thực
hiện nghiêm túc nhiệm vụ hướng dẫn điều tra viên tiếp cận đối tượng điều tra.
- Tiến hành điều tra: các nhóm nhận biểu mẫu và kế hoạch điều tra. Các
GSV trực tiếp đi cùng các ĐTV, quan sát phỏng vấn 5 hộ gia đình để hỗ trợ
kịp thời những thiếu sót trong quá trình điều tra.


24
Bước 3: Thu thập phiếu điều tra
Sau mỗi ngày điều tra các nhóm nộp phiếu cho NCV. Nghiên cứu viên
và GSV kiểm tra phiếu điều tra về số lượng, chất lượng bộ câu hỏi và kiểm
tra xác suất một số hộ gia đình, nếu không đạt yêu cầu điều tra lại.
2.4. Khống chế sai số
Áp dụng các biện pháp khống chế sai số sau:
- Thiết kế nghiên cứu chọn ngẫu nhiên phân tầng nhiều giai đoạn.
- Thiết kế bộ câu hỏi điều tra chuẩn.
- Tập huấn kỹ bộ câu hỏi cho nhóm nghiên cứu và điều tra viên
- Giám sát chặt chẽ quá trình điều tra.
- Kiểm tra từng phiếu, làm sạch số liệu trước khi xử lý.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu được, được phân tích và tính toán theo phần mềm
phương pháp thống kê y học EpiInpo 2002.
- Tỉ lệ phần trăm (%) giữa các biến số trong nghiên cứu.
- So sánh hai tỉ lệ phần trăm bằng test khi bình phương. Có sự khác
nhau khi p <0,05
2.6. Đạo đức của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo đúng nội dung của đề cương
nghiên cứu đã được Hội đồng đánh giá đề cương của trường Đại học YDược Hải Phòng thông qua.

Nghiên cứu không ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như bí mật của
cá nhân người được phỏng vấn. Người được phỏng vấn hoàn toàn tự nguyện
tham gia nghiên cứu. Bất cứ khi nào người tham gia nghiên cứu không đồng ý


25
có thể không tham gia nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu được sự đồng ý của chính quyền địa phương và các trạm Y
tế xã/phường.
Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi tới các tổ chức, đơn vị liên quan
làm cơ sở để có chiến lược phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả can thiệp cải
thiện vấn đề phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong tương lai.


×