Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Liên hệ phương thức quảng cáo quốc tế của Biti’s tại Trung Quốc, Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.26 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Với mỗi công ty có hoạt động kinh doanh quốc tế, việc áp dụng phương thức quảng
cáo quốc tế phù hợp là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của việc xâm nhập
một thị trường ngoài nước. Chính vì sự cần thiết ấy mà chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ về
các phương thức quảng cáo cũng như trường hợp áp dụng của chúng.
Hiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng các phương thức quảng cáo quốc tế
trong thực tiễn, nhóm 2 xin trình bày kết quả nghiên cứu về đề tài: “Các phương thức
quảng cáo quốc tế? Liên hệ phương thức quảng cáo quốc tế của một doanh nghiệp Việt
Nam? Nếu các sản phẩm giày dépViệt Nam được bán trong các thị trường Lào, Trung
Quốc thì nên áp dụng phương thức quảng cáo nào”.
Cám ơn cô giáo Phạm Thị Huyền đã hướng dẫn, định hướng cho nhóm 2 triển khai
đề tài này!


CHƯƠNG 1: CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢNG CÁO QUỐC TẾ
1.1. Quảng cáo toàn cầu
Là phương thức quảng cáo mà công ty quốc tế sang tạo một chiến lược quảng cáo
duy nhất và áp dụng nó trên nhiều quốc gia. Phương thức tiêu chuẩn hóa xem thị trường
quốc tế là tương tự nhau, bỏ quá sự khác biệt về địa lý, văn hóa, xúc tiến bán sản phẩm
của công ty theo một phương thức giống nhau.
*Lý do sử dụng
Nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng tại các quốc gia khác nhau ngày càng trở
nên đồng điệu hơn do văn hóa có sự giao thoa, đan xen giữa các quốc gia và tác động vào
việc hình thành nhu cầu trong các quốc gia này. Lối sống và hành vi người tiêu dung tăng
đồng đều ở Những nước phát triển, có nhiều nét tương tự trong cách thức đáp ứng cùng
một thông điệp quảng cáo mà không phụ thuộc vào nơi họ đang sống.
Du lịch và thông tin toàn cầu: Xu hướng quốc tế hóa các phương tiện thông tin (vệ
tinh, truyền hình, báo chí…) truyền bá những trao lưu và lỗi sống giống nhau ở nhiều
quốc gia. Thế giới ngày càng trở nên nhỏ hẹp và xích lại gần nhau nhờ các vệ tinh viễn
thông, các thiết bị truyền thông điện tử có thể truyền tin gần như tức khắc trên phạm vi
toàn cầu. Hoạt động du lịch và phương tiện máy bay có thể giúp con người ở hai đầu trái


đất gặp nhau trong một khoảng thời gian ngắn. Xu thế thành thị hóa dân số thế giới thúc
đẩy sự di cư của dân cư từ nông thôn đến thành thị, từ quốc gia này đến quốc gia kia ngày
càng tăng lên. Những điều này làm cái nhìn của con người trở nên rộng lớn và bao quát
hơn, họ dễ dàng chấp nhân thông điệp quảng cáo từ mọi quốc gia khác do không xa lạ với
các văn hóa này.
Xu hướng phát triển sản phẩm thay đổi theo hướng tiêu chuẩn quốc tế mang đến các
đặc trưng sản phẩm giống nhau ở bất kỳ nơi nào chúng được bán ra (đầu video, đĩa
compact, lò vi sóng, điện thoại di đông, máy tính bảng, vô tuyến Internet…) Người tiêu
dùng cũng đã thừa nhận sự thống nhất này, thậm chí coi đây là ngưỡng chung để đánh giá
chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, chu kỳ sống của các sản phẩm quốc tế ngày càng
ngắn lại đòi hỏi phải nhanh chóng triển khai chúng trên thị trường. Do đó, chuẩn hóa
không chỉ phù hợp với đòi hỏi của khách hàng mà còn đạt được lợi ích của công ty.
* Ưu điểm


Ưu điểm của phương pháp này là giúp tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô. Việc quản
lý chiến dịch quảng cáo có thể tập trung, thuận tiện với chi phí thấp, yêu cầu nghiên cứu
ít hơn, đòi hỏi ít sang tạo hơn.
* Ví dụ về chiến lược toàn cầu của Coca Cola
Coca-cola vừa tung ra một chiến dịch tiếp thị toàn cầu đầu tiên trong hơn một thập kỷ
qua. Chiến dịch "One Brand" toàn cầu bằng việc giới thiệu một strapline mới có tên gọi
là "Taste the Feeling" - tạm dịch "Nếm trải cảm xúc".
Chiến lược "One Brand", được áp dụng cho 4 dòng sản phẩm biến thể: Coca-Cola, Diet
Coke, Coca-Cola Zero và Coca-Cola Life. Các bậc thầy thương hiệu của Coca-cola sẽ
cho phép mở rộng 4 dòng sản phẩm này ở thị trường Anh vào tháng 3 thay vì bán sản
phẩm trên những thị trường riêng lẻ.
Bây giờ Coca-cola sẽ mở rộng chiến lược tiếp thị toàn cầu sau những gì CMO Marcos de
Quinto đã phát biểu "thử nghiệm thành công".
Để hỗ trợ sự thay đổi này, Coca-cola đã làm việc với 4 agencies khác nhau - MercadoMcCann, Sra. Rushmore, Santo, và Ogilvy & Mather New York - và sẽ ra mắt 10 quảng
cáo truyền hình trong năm 2016. Các quảng cáo sẽ được thiết kế với mục đích đem lại

cho mọi người cảm giác “intimate glimpses” - "một thoáng gần gũi hơn" khi chia sẻ chai
Coca-cola.
Tại Anh chiến dịch sẽ bắt đầu với một quảng cáo truyền hình mang tên "Brotherly Love".
Theo đó chiến dịch sẽ được cá nhân hóa trên mạng xã hội bằng các đoạn GIF chia sẻ với
hashtag
"Những hình ảnh và quảng cáo trên truyền hình tương tự được làm tại Nhật Bản cũng sẽ
được nhìn thấy tại Ý, tại Mexico và trên thế giới" Rodolfo Echeverria – Giám đốc sáng
tạo toàn cầu của Coca-cola - đã cho biết thêm.


1.2. Quảng cáo địa phương
Là phương thức quảng cáo trong đó công ty quốc tế sang tạo một chiến lược quảng
cáo chung nhưng có sự chỉnh lọc về nội dung và cách thức thể hiện cho phù hợp với từng
quốc gia, thậm chí với những thị trường đặc biệt cần có chương trình quảng cáo riêng.
* Lý do lựa chọn
Phù hợp với thị hiếu của người tiêu dung tại địa phương: Do có nhiều khác biệt về
văn hóa ngôn ngữ, giáo dục và truyền thống, đặc biệt là có sự khác biệt về mức sống giữa
các quốc gia trên thế giới, một thông điệp quảng cáo khó long thích nghi với các thị
trường có những khác biệt cơ bản này. Nếu người tiêu dung ở các quốc gia có nhu cầu và
mong muốn về sản phẩm giống nhau thì thái độ của họ đối với quảng cáo cũng không
cùng một mức độ như nhau. Do đó, cùng một thương hiệu sản phẩm nhưng quảng cáo
phải thuyết phục theo cách thức khác nhau.
Mức độ và cấu trúc cạnh tranh của các thị trường khác nhau là không giống nhau nên
đath được hiệu quả cạnh tranh qua quảng cáo cần thay đổi các yếu tố cho thích hợp.
Tồn tại sự khác biệt về quan điểm quốc gia và yêu cầu luật pháp với quảng cáo
Tính sẵn có và sự can thiệp của nhà nước vào các loại hình phương tiện quảng cáo
cũng thường làm giảm số lượng các kênh quảng cáo được cho phép, đòi hỏi quảng cáo
gốc phải sửa đổi cho phù hợp với các phương tiện có sẵn.
* Ưu điểm
Thời gian phản hồi nhanh. Do ít người tham gia vào quá trình ra quyết định nên việc

điều chỉnh hoặc thay đổi để thích nghi sẽ nhanh chóng, kịp thời hơn, giúp cho hiệu quả
hơn, nâng cáo tính cạnh tranh. Giảm khả năng mắc sai lầm liên quan đến văn hóa.
*Ví dụ về quảng cáo địa phương của bột giặt Tide


Một quảng cáo hay đến đâu cũng khó tránh khỏi những sai lầm có liên quan đến văn
hóa. Procter & Gamble đã mắc phải một kinh nghiệm quý báu này khi quảng cáo bột giặt
Tide tại các nước Ả Rập. Công ty đã cho xây dựng một bảng quảng cáo ngoài trời có
trưng hai hình ảnh cạnh nhau, hình bên trái là một chiếc áo bẩn (trước khi giặt bằng
Tide), hình bên phải là một chiếc áo sạch (sau khi giặt bằng Tide). Hình ảnh này rõ ràng
không có gì khó hiểu với chúng ta – những người thuộc các quốc gia khu vực châu Á như
Việt Nam, Trung Quốc… Thế nhưng, đây lại là một sai lầm lớn vì đối với văn hoá Ả Rập,
người Ả Rập đọc từ phải sang trái nên bảng quảng cáo ngoài trời này có nghĩa là một
chiếc áo sạch sau khi giặt bằng Tide sẽ bị bẩn đi! Mẫu quảng cáo này làm cho người dân
địa phương buồn cười mỗi khi họ nhắc đến bột giặt Tide. Vì thế, đây chính là lý do mà
mỗi công ty cần phải lưu ý khi quyết định sử dụng hình thức quảng cáo nào cho sản phẩm
của công ty mình. Lẽ ra, khi xâm nhập vào thị trường nước Ả Rập, công ty phải có sự
nghiên cứu về văn hoá của nước này để hiểu hơn về cách nhận thức và văn hoá, lối sống
của họ để từ đó xác định công ty nên sử dụng chính xác hình thức quảng cáo nào cho phù
hợp, quảng cáo toàn cầu, địa phương hay quảng cáo mang tính khu vực. Và, trong trường
hợp này, công ty nên áp dụng phương thức quảng cáo địa phương cho mỗi nước khác
nhau, đặc biệt là nước Ả Rập.
1.3. Quảng cáo mang tính khu vực
Là phương thức quảng cáo mà công ty quốc tế áp dụng chung một mẫu quảng cáo
cho hai hay nhiều quốc gia trong cùng một khu vực. Là sự dung hòa giữa tính toàn cầu và
địa phương. Giảm bớt được chi phí theo kiểu chiến lược toàn cầu và giảm rủi ro nhờ
mang tính địa phương. Phù hợp với khu vực chung ngôn ngữ, văn hóa.
Khi lựa chọn phương thức quảng cáo, các công ty thường căn cứ vào một số cân
nhắc:
- Kiểu loại sản phẩm và đặc tính sử dụng.

- Mức độ đồng nhất thị trường quốc tế.


- Đặc điểm và tiềm năng các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Mức độ can thiệp của chính phủ và chính sách thuế trong quảng cáo.
* Ví dụ về chiến lược quảng cáo khu vực của Coca-cola
Các nước Châu Âu có cũng nét văn hóa chung là tin vào Thiên Chúa. Nắm bắt được tâm
lý chung này, Coco-cola đã có những chiến dịch quảng cáo mang màu sắc giáng sinh như
hình ảnh của các ông già Noel. Ngoài ra, Cocacola cũng có chiến dịch quảng cáo “Live
Life Light” (Sống bay bổng) tại các nước Châu Âu quảng bá về thương hiệu cùng với
phong cách sống bay bổng, năng động, hiện đại của Châu Âu.

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ PHƯƠNG THỨC QUẢNG CÁO CỦA BITI’S TẠI THỊ
TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Khi nghiên cứu về các công ty có hoạt động quảng cáo tại nước ngoài như Trung
Nguyên, Biti’s, Vinamilk… nhóm 2 thấy rằng: Hoạt động quảng cáo tại nước ngoài của
các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế bởi tiềm lực về tài chính cũng như mối quan
hệ còn hạn chế. Các doanh nghiệp chủ yếu chỉ áp dụng phương thức quảng cáo địa
phương với một số hoạt động như hội chợ, bán hàng cá nhân…
Dưới đây là phần tìm hiểu phương thức quảng cáo quốc tế của Công ty sản xuất hàng
tiêu dùng Bình Tiên (gọi tắt là Biti’s), cụ thể là phương thức quảng cáo địa phương tại
Trung Quốc.
2.1. Giới thiệu về Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s)


2.1.1. Giới thiệu về công ty
Vào tháng 01/1982, hưởng ứng chủ trương của nhà nước về việc khuy ến khích phát
triển các thành phần kinh tế -Ông Vưu Khải Thành và gia đình thành lập hai tổ hợp Bình
Tiên và Vạn Thành tại Quận 6- TP. Hồ Chí Minh với quy mô nhỏ, với 20 công nhân,
chuyên sản xuất các loại dép cao su đơn giản.

Năm 1986 hai tổ hợp Bình Tiên và tổ hợp Vạn Thành sát nhập thành hợp tác xã cao
su Bình Tiên hoạt động tại địa bàn quận 6, chuyên sản xuất các loại dép, hài với chất
lượng cao và xuất khẩu 100% sản phẩm. Nhằm mở rộng quy mô, vốn, cơ sở vật chất và
lao động cho sản xuất cuối năm 1989 ông chủ nhiệm hợp tác xã đến Đài Loan học tập
công nghệ sản xuất dép xốp EVA để thay thế cho sản phẩm làm từ cao su trước đây. Với
quy mô và uy tín kinh doanh Biti’s đã được bộ kinh tế đối ngoại (nay là bộ thương mại)
cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và là đơn vị ngoài quốc doanh đầu
tiên trong nước được hưởng đặc quyền này.
Năm 1991, thành lập Công ty liên doanh Sơn Quán- đơn vị liên doanh giữa hợp tác
xã cao su Bình Tiên với công ty SunKuan Đài Loan - chuyên sản xuất hài, dép xuất khẩu.
Đây là Công ty liên doanh đầu tiên giữa một đơn vị kinh tế tư nhân Việt Nam với một
công ty nước ngoài. Tháng 1 năm 1992 hợp tác xã cao su Bình Tiên nâng cấp và chuyển
đổi thành công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên viết tắt là Biti’s chuyên sản xuất dép
xốp, hài, sandal tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
2.1.2. Những bước phát triển của Biti’s
Năm 1995, Công ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai (Dona Biti's) được thành lập và
chuyên sản xuất giày thể thao (công nghệ Hàn Quốc), PU, xốp.
Năm 2000, thành lập văn phòng đại diện tại Vân Nam, Trung Quốc.
Năm 2001, Biti's được tổ chức BVQI và QUACERT cấp giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001: 2000.
Năm 2002, thành lập Trung tâm thương mại Biti's Tây Nguyên.
Năm 2005, thành lập Trung tâm Thương mại Biti's Miền Bắc.
Năm 2006, thành lập Trung tâm Thương mại Biti's Lào Cai.
Năm 2006, thành lập Trung tâm Kinh doanh Biti's Đà Nẵng.
Năm 2008, thành lập chi nhánh Biti's Miền Tây.
Năm 2009, thành lập chi nhánh Biti's Miền Nam.


Hiện nay, bên cạnh 2 cơ sở sản xuất, công ty đã có 2 chi nhánh, 2 trung tâm thương
mại, 2 trung tâm kinh doanh, 33 cửa hàng tiếp thị và hơn 2.300 đại lý trên cả nước, với

7000 lao động năng lực sản xuất là 17 triệu đôi/năm, công ty đã không ngừng lớn mạnh
và đạt nhiều thành tựu nổi bật. Đối với thị trường xuất khẩu công ty đã xuất khẩu hơn 40
nước trên thế giới, đặc biệt công ty có chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc – một nước
xuất khẩu giầy dép lớn nhất thế giới.
Sản phẩm kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong phú với hơn 5000 chủng loại
sản phẩm, từ các loại hài đi trong nhà, giày dép thông thường đến các sản phẩm cao cấp
mang tính thời trang cao. Có thể nói Biti’s đang có một phối thức mặt hàng kinh doanh
lớn về chiều dài và chiều rộng. Mỗi mặt hàng đều có nhiều mẫu mã như: hài có 34 mã,
dép sandal có 100 mã, giày thể thao có 60 mã... Sản phẩm Biti’s có thể phục vụ cho mọi
lứa tuổi. Không tự hài lòng với thành quả đã đạt được, công ty còn không ngừng nghiên
cứu thiết kế ra nhiều mã giầy dép khác. Mỗi năm, công ty cho ra đời khảng 30 mã mới
các loại…Từ trước đến nay Biti’s vẫn nổi tiếng về loại hàng dép xốp. Cho đến nay, Biti’s
vẫn được coi là nhà cung cấp dép xốp độc quyền trên thị trường Việt Nam vì gần như chỉ
có một mình công ty là có công nghệ sản xuất dép xốp.
2.2. Tiềm năng của thị trường Trung Quốc
2.2.1. Về kinh tế
Trung Quốc là một thị trường lớn vì đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với
số dân trên 1,35 tỷ người và 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc, và 2 khu hành chính
đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao - là quốc gia có tiềm năng kinh tế lớn vào loại bậc nhất
thế giới. Một số người gọi Trung Quốc là “Người khổng lồ đang thức dậy”.
Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, trong vòng
30 năm tăng 10%. Hiện Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất thế giới
và nhập khẩu của Trung Quốc cũng được xếp thứ hai. Khi đánh giá về triển vọng tình
hình kinh tế thế giới, Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng
GDP nếu tính theo “Sức mua” (Purchasing power parity – PPP hay ICP) thì năm 2014


kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ trở thành thực thể kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 2013, GDP
của Trung Quốc đạt tới 6.988.000 tỷ USD. Trung Quốc thực sự là “người khổng lồ” đang
thức dậy vì nước này hiện có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, trung bình 8% mỗi

năm, có năm còn cao hơn, với tổng GDP hơn 1000 tỷ đồng. Hàng năm Trung Quốc xuất
khẩu một lượng hàng khổng lồ trị giá hơn 250 tỷ đô la chiếm hơn 11,8% tổng xuất khẩu
thế giới. Người ta thường so sánh sự phát triển của kinh tế Trung Quốc với kinh tế Nhật
Bản thời kỳ bùng nổ 1955 – 1985 và với kinh tế “ con hổ Châu Á” trong các năm 1965 –
1995, lúc đó các nước này cũng có tốc độ phát triển kinh tế rất cao.
Người ta thường lý giải thành công của kinh tế Trung Quốc là giá nhân công rẻ. Tại
nước này giá nhân công chỉ bằng 5% giá nhân công ở Mỹ, chính vì giá nhân công rẻ nên
Trung Quốc đặc biệt mạnh trong các ngành đòi hỏi nhiều sức lao động giản đơn như dệt
may, giày dép…Hiện tại Trung Quốc là nhà xuất khẩu giày dép lớn nhất trên thế giới.
Tuy nhiên còn nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thành công của
Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo nước này đã đề ra các chính sách kinh tế thích hợp đã tìm
ra cách kích thích nhu cầu trong nước nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu đầu tư đồng thời áp
dụng chính sách xuất khẩu. Trung Quốc có nguồn đầu tư dồi dào từ các nhà đầu tư người
Hoa ở các vùng lãnh thổ lân cận như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và một số nước
khác. Sau khi gia nhập WTO, môi trường ngoại thương của Trung Quốc thuận lợi hơn,
các xí nghiệp vốn ngoại đã mạnh dạn đưa nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại vào Trung
Quốc và bán ra thị trường quốc tế ngày càng nhiều sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc.
Trung Quốc thực sự là một thị trường rộng lớn, và còn nhiều khoảng trống để các
doanh nghiệp thâm nhập vào.
2.2.2. Về văn hóa
Trung Quốc là nước gần Việt Nam và có nền văn hóa tương đồng nền văn hoá Việt
Nam, người tiêu dùng Trung Quốc nhất là các vùng biên giới với Việt Nam có kinh tế


chưa phát triển cao cũng có thói quen tiêu dùng như người Việt Nam. Điều này rất thuận
tiện cho hàng hoá của Việt Nam xâm nhập vào thị trường này.
Hơn nữa, Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ tương đối dễ tính, có thể tiêu thụ cả
hàng hoá của Việt Nam không đủ tiêu chuẩn về bao gói ở châu Âu bị trả lại nên hàng Việt
Nam có thể thâm nhập vào. Vì quy định về an toàn thực phẩm của các thị trường NK
không giống nhau nên khi hàng bị thị trường này trả về lại được thị trường khác chấp

nhận. Ví dụ, có những mặt hàng bị khách hàng tại thị trường EU trả về như hàng hoá
nông sản, song hoàn toàn có thể tái xuất sang các nước khu vực Trung Đông.
Người tiêu dùng ở đây có thói quen thích mua sắm, dễ thu hút bởi sự mới lạ và sự
khác biệt về sản phẩm, điều này phù hợp với khả năng cung cấp của Biti’s và công ty có
một khối lượng hàng hoá lớn với hơn 5000 chủng loại sản phẩm và mỗi năm công ty lại
cho ra đời hơn 30 mẫu mã mới.
2.3. Phương thức quảng cáo quốc tế của Biti’s tại Trung Quốc
2.3.1. Xuất khẩu gián tiếp (qua thương lái Trung Quốc)
Đây là biện pháp thích hợp trong buôn bán biên mậu. Ban đầu nhận thấy rằng chỉ cần
mang hàng hoá của công ty ra trung tâm thương mại Lào Cai là thương nhân Trung Quốc
mua về bán sạch hết. Sau một thời gian nghiên cứu thị trương, đến năm 1994 công ty lập
một chi nhánh ở Lào Cai để thăm dò thị hiếu người tiêu dùng và đã đạt được rất nhiều
thành công.
Công ty biết chú ý đến đặc điểm và tâm lý kinh doanh của thương nhân Trung Quốc,
để từ đó tìm được phương thức tốt nhất để hợp tác với họ. Biti’s đã tìm cách hợp tác với
họ vì mỗi nhà phân phối tại đây sẽ biết cách tự chọn khu vực thị trường hợp lý cho mình,
qua đó tìm kiếm thị trường mới cho công ty.
Các thương nhân Trung Quốc có kinh nghiệm sẽ biết nơi nào tiêu thụ tốt sản phẩm
của mình và sẽ tập chung đầu tư làm hết sức mình để đạt được thành công nhưng dự
định. Thương gia Trung Quốc luôn luôn có một sự quan tâm đặc biệt, được hưởng những
ưu đãi hơn hẳn người khác và ngược lại họ cũng không muốn thua thiệt với bất cứ ai. Do
vậy, khi giao dịch với họ Biti’s luôn thể hiện sự công bằng, kiên định và có một quan


điểm chinh thống. Chính điều đó đã làm thương nhân Trung Quốc tôn trọng và tin tương
hơn vào sự ổn định lâu dài trong quan hệ hợp tác này.
Kết quả đạt được là sản phẩm của Biti’s được thương nhân Trung Quốc chủ động tìm
kiếm hàng hoá của mình, chỉ cần sản phẩm của có mặt tại các hội chợ là thương nhân
Trung Quốc đã tìm mua về bán lại. Biti’s tranh thủ điều kiện đó theo cách thẩm thấu và
hỗ trợ tích cực cho bạn hàng để có kênh phân phối và thị phần nhất định tại Trung Quốc.

Có những nơi hàng không đủ cung ứng lên đã xuất hiện cơ sở làm hàng giả, hàng nhái để
bán ra vì vậy cứ vào dịp hội chợ tháng tám hàng năm diễn ra tại Côn Minh là người tiêu
dùng Trung Quốc đổ sô mua sản phẩm của Biti’s để tránh mua phải hàng giả.
Phương thức này được Biti’s không chỉ sử dụng khi mới vào thị trường Trung Quốc
mà ngay cả khi đã thành cồn rồi bằng chứng là xây dựng trung tâm thương mại Lào Cai,
trạm giao dịch Mong Cai để là điểm tập kết hàng sang Trung Quốc.
2.3.2. Mở các đại lý bán hàng (Xuất khẩu trực tiếp)
Chính sách phát triển đại lý là một trong những yếu tố quan trọng trong phương sách
kinh doanh đa đạng hoá xuất khẩu trực tiếp của Biti’s tại thị trường này. Nó góp phần làm
cho sản phẩm được giới thiệu rông rãi trên thị trường, đến tận tay người tiêu dùng, làm
tăng sản lượng và doanh thu hàng năm.
Hình thức kinh doanh của Biti’s tại Trung Quốc là chú trọng thành lập một hệ thống
bán hàng bằng một hệ thống các tổng đại lý và đại lý trực thuộc để tìm cách tranh thủ vào
các “nghách” thị trường.
Mức độ bao phủ thị trường về mặt địa lý rộng khắp: hiện nay tại các khu vực trọng
điểm, mạng lưới Biti’s đã có mặt hầu các tuyến xã. Đối với các khu vực vùng sâu, vùng
xa thì phát triển các chi nhánh đại lý Thị trấn, trung tâm tỉnh.
Riêng ở thị trường Trung Quốc để khai thác thị trường rộng lớn đầy tiềm năng này
chiến lược phân phối, quảng cáo được tóm gọn trong bốn chữ “phủ dày, phủ xa”: Biti’s tổ
chức hệ thống phân phối theo kiểu chân rết, tại các thành phố lớn sẽ có một trung tâm
phân phối, trung tâm này kết hợp với các nhà bán lẻ địa phương và họ phân phối đến
người tiêu dùng nên sức lan tỏa sẽ mạnh hơn. Hiện tại Biti’s đã phát triển được hơn 20


tổng đại lý và hơn 350 đại lý kinh doanh tiêu dùng tại hầu hết các tỉnh miền Tây Nam
Trung Quốc như: Trùng Khánh, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ
Bắc…, thậm chí cả Bắc Kinh và Thượng Hải, đó là một mạng lưới phân phối và bán lẻ
“mơ ước” của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Đầu tư vào các trung tâm thương mại như: tỉnh Đắc Lắc (Tp Buôn Ma thuột), tỉnh
Lào Cai (Cửa khẩu Lào Cai), cửa khẩu Hà Khẩu, Côn Minh (tỉnh Vân Nam) và Nam

Ninh (tỉnh Quảng Tây)…. nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Việc xây dựng khu trung tâm thương mại quốc tế
là một bước đi cần thiết để Biti’s ngày một thâm nhập sâu hơn vào Trung Quốc. Tạo điều
kiện thuận lợi cho hàng hoá của Biti’s đươc thâm nhập, xuất khẩu vào thị trường một
cách nhanh chóng và dễ dàng, Biti’s muốn biến khu vực này thành nơi nghiên cứu thị
thường Trung Quốc và là nơi tập kết hàng qua biên giới sang Trung Quốc.
Chú trọng mở các trung tâm thương mại, các trạm giao dịch tại biên giới như: trung
tâm thương mại Lào Cai, Hà Khẩu, trạm liên lạc tại Quảng Châu… để giới thiệu sản
phẩm, mở rộng thị trường, điểm tập kết hàng để cung cấp cho các tổng đại lý và đại lý
tiêu thụ. Việc mở trạm giao dịch hàng hoá tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) để giới
thiệu sản phẩm, điểm tập kết hàng để cung cấp cho các tổng đại lý và đại lý tiêu thụ ở các
tỉnh phía Đông Trung Quốc, nơi người dân có mức sống cao hơn phía Tây.
Chính phủ Việt Nam đã xem Trung Quốc là thị trường chiến lược và có xu hướng đầu
tư phát triển thị trường này. Mặt khác chính phủ Trung Quốc trong chiến lược đầu tư phát
triển vùng đại Tây Nam đã có chính sách thông thoáng phát triển giao lực thương mại,
kinh tế Việt Nam qua cửa khẩu Hà Khẩu – Lào Cai, trong lúc phía Trung Quốc có khu
kinh tế của khẩu sầm uất thì phía Việt Nam chưa có sự đầu tư tương xứng. Nắm bắt được
chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ và tiểm lực to lớn, Biti’s đã xây dựng khu
trung tâm thương mại quốc tế tại Lào Cai với tổng chi phí xây dựng khoảng 163 tỷ đồng.
Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của công ty thâm nhập vào thị trường
Trung Quốc một cách dễ dàng hơn.
2.3.3. Tích cực tham gia tham gia hội chợ để quảng bá thương hiệu


Trung Quốc là một nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới. Hàng năm, ở đây
thường diễn ra các hội chợ lơn với sự tham gia của rất nhiều các nhà sản xuất hàng đầu
thế giới. Do tập quán của những người dân nơi đây là thích đi lại,tụ tập những nơi đông
người nên hàng năm ở đây tổ chức rất nhiều cuộc triển lãm thu hút rất nhiều người tham
gia mua sắm. Tham gia hội chợ chính là cơ hội tốt để quảng bá sản phẩm của mình và tìm
đối tác mở ra thị trường mới cho công ty. Tại hội chợ Côn Minh – Trung Quốc tổ chức

tháng 8 hàng năm thì Biti’s là một trong các số ít doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội
chợ này với việc thuê 3 gian hàng với với trị giá 675USD/gian. Tham gia hội chợ này các
doanh nghiệp đều tìm thấy cơ hội làm ăn. Đối với Biti’s tuy giá đắt hơn so với nôi địa gấp
2 lần nhưng sản phẩm của công ty vẫn bán hết sạch, con số hung hồn nhất để nói lên kết
quả công ty đạt được là doanh số bán hàng sang Trung Quốc của Biti’s năm 2002 đã lên
đến 17 tỷ đồng/ năm chiếm khoảng 6% tổng doanh số bán hàng của công ty.
Người Trung Quốc đa số sẽ đến các hội chợ mua hàng của công ty vì sợ mua phải
hàng giả. Do vậy tham gia hội chợ cũng là một cách để công ty đấu tranh chống hàng giả,
tại mỗi gian hàng đều có nhân viên tư vấn cho khách hàn để tránh mua phải hàng giả,
hàng nhái. Mặc dù đời sống có thể chưa cao nhưng tâm lý tiêu dùng của người dân rất
chuộng hàng các sản phẩm chất lượng cao cho nên hàng giá rẻ chất lượng kém không thể
đứng vững trên thị trường này. Chính vì vậy Biti’s đã làm làm trong hoạt động quảng bá
của mình là nêu bật ý nghĩa sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam với những điểm độc lạ thu
hút khách hàng.
Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, cùng với việc Trung Quốc và Việt Nam
thực hiện bình thường hoá quan hệ, sản phẩm Việt Nam bắt đầu quá trình phát triển ở
Trung Quốc, từ lúc đó công ty Biti’s đã đi vào Trung Quốc, doanh thu hàng năm thực
hiện tốc độ tăng trưởng khoảng 30%. Sau gần 20 năm phát triển, công ty Biti’s không
những trở thành doanh nghiệp sản xuất giầy dép hàng đầu ở Việt Nam, được Chính phủ
tôn vinh "Thương hiệu Quốc gia", mà còn nhận được sự yêu thích của đông đảo người
tiêu dùng Trung Quốc. Năm 1992, công ty Bitis lần đầu tiên tham gia Hội chợ hàng xuất
nhập khẩu Côn Minh lần thứ 2 và trở thành "ngôi sao" tại Hội chợ. Trong các kỳ Hội chợ
Côn Minh sau đó, dép Việt Nam không những được đánh giá cao, mà còn thực hiện


doanh thu đáng kể, hơn nữa còn trở nên nổi tiếng hơn, vì vậy công ty Biti’s đã mở đại lý
ở Vân Nam.
Cùng với quan hệ Trung-Việt không ngừng được thắt chặt, dép Việt Nam cũng dần
dần có nhiều khách hàng trung thành, nhiều khách hàng không ngại đường xa, từ Quảng
Tây, Tứ Xuyên đến Vân Nam tìm mua dép Việt Nam. Năm 2004, Hội chợ Trung Quốc ASEAN có cấp bậc cao hơn, quy mô lớn hơn lần đầu tiên diễn ra tại Nam Ninh, thủ phủ

Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Hội chợ này đã tạo mặt bằng lớn hơn cho dép Việt
Nam thâm nhập hơn nữa vào thị trường Trung Quốc. Lần này là lần thứ 7 bà Lê Văn
Khiết, Phó Tổng Giám đốc công ty Biti’s tham gia Hội chợ Trung Quốc—ASEAN, đối
với Hội chợ này, bà rất tình cảm. Bà nói: "Hội chợ Trung Quốc—ASEAN diễn ra hàng
năm đã tạo cơ hội giao lưu cho chúng tôi và các đối tác thương mại các nước ASEAN.
Ngoài ra, chúng tôi được biết, các tỉnh thành Trung Quốc cũng cử đoàn đến tham gia Hội
chợ, Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, mỗi tỉnh đều có diện tích lớn bằng một nước.
Cho nên, tham gia Hội chợ đã giúp chúng tôi tìm thấy nhiều đối tác, hàng năm đều có
bước phát triển mới."
2.3.4. Quảng bá thương hiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng
Ngoài ra, Biti’s còn đẩy mạnh hoạt động xúc tiến qua các hoạt động quảng cáo
thương hiệu, sản phẩm xuất khẩu rộng khắp thông qua các hinh thức pano, báo chí,
truyền hình….
Trung Quốc là một thị trường rộng lớn nên mỗi vùng có nhu cầu tiêu dùng khác
nhau, nên không quảng cáo cả nước được mà phải quảng cáo tập trung có hiệu quả.
Quảng cáo của công ty được thực hiện trên rất nhiều phươnng tiện và bước đầu có hiệu
quả.
Biti’s còn dùng người địa phương để quảng cáo cho mình, chiếm lĩnh một phần thị
trường Trung Quốc cho sản phẩm xuất khẩu của mình vì người địa phương hơn ai hết
hiểu về phong tục tập quán tiêu dùng, thông thạo ngôn ngữ, địa thổ …. nên dùng họ có
hiệu quả hơn.


Ngoài ra để thức hiện quảng cáo cho sản phẩm tại Trung Quốc, Bitis còn sử dụng
hình thức quảng cáo trên mạng mạng xã hội, các trang báo điện tử, trang web bán hàng
online của Trung Quốc như: Weibo, Renren, taobao.com và Amazon.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC QUẢNG CÁO MÀ CÔNG TY SẢN PHẨM GIÀY
DÉP VIỆT NAM NÊN SỬ DỤNG TẠI THỊ TRƯỜNG LÀO, TRUNG QUỐC
3.1. Tại thị trường Lào

3.1.1. Tổng quan về thị trường Lào
Thời gian qua, quan hệ thương mại Việt-Lào luôn ở vị trí quan trọng và đóng góp
đáng kể vào việc phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Lào
là một trong những quốc gia láng giềng và có vùng lãnh thổ liền kề với nước ta, do đó
Lào luôn là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng mà Việt Nam hướng đến. Trong những
năm gần đây, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng lên đáng kể.
Một số mặt hàng của Việt Nam hiện nay có khả năng cạnh tranh cao và kinh doanh
được tại thị trường Lào: thực phẩm có mì ăn liền, nước chấm, bánh, kẹo…; hàng tiêu
dùng có quần áo, giày dép, chất tẩy rửa, quạt điện, hàng kim khí điện máy, văn phòng
phẩm; vật liệu xây dựng có sắt, thép, ống nước, sơn, dây điện, gạch, đèn chiếu sáng, đồ
trang trí nội thất, máy bơm nước; vật tư, thiết bị nông nghiệp có phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, giống cây trồng, con giống, máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế, Lào sẽ có nhu cầu ngày càng lớn hơn về giày dép. Hàng giày
dép Việt Nam có sức cạnh tranh khá tại Lào, triển vọng xuất khẩu trong thời gian tới là
đáng kể.
Tuy nhiên, Lào là đất nước có dân cư phân bố thưa thớt, địa hình chủ yếu là đồi núi
với 17 tỉnh, thành, hàng chục nghìn thôn bản, là quốc gia đa dân tộc với ba dân tộc lớn
nhất là Lào Lùm, Lào Sủng và Lào Thơng, có những nét văn hóa đặc trưng khác nhau.
Trên một địa bàn như vậy, các giải pháp kinh doanh tiếp thị truyền thống đều không thể


áp dụng hiệu quả. Nếu như ở Việt Nam, công cụ báo chí có hiệu quả tác động nhanh
chóng, thì trên đất Lào, đa phần người dân các dân tộc lại không chú trọng, hoặc khó tiếp
cận thông tin thị trường qua các kênh, như: tivi, báo in, hay báo mạng.
Hơn thế nữa, theo ông Southideth Phommalat nhận xét hàng Việt Nam tại Lào trong
thời gian qua chưa được phát triển đúng mức do chưa có đại lý phân phối, hàng chủ yếu
xuất tiểu ngạch để bán cho một vài nhà phân phối nhỏ lẻ, tiểu thương chợ đầu mối. Mặt
khác, hàng Việt chưa được quảng bá rộng rãi như hàng Thái Lan, Trung Quốc nên người
tiêu dùng chưa tiếp cận được và hàng Việt Nam chưa có nhãn tiếng Lào nên trong khâu
lưu thông chưa được thuận lợi.

Do vậy, để đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại tại thị trường Lào,
các công ty kinh doanh sản phẩm giày dép khi lựa chọn thâm nhập thị trường này nên sử
dụng đa dạng các phương thức quảng cáo phù hợp với từng khu vực của thị trường.
3.1.2. Phương thức quảng cáo nên áp dụng tại thị trường Lào
Lào và Việt Nam cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á và thị trường có nhiều điểm
tương đồng về văn hóa, địa lý, lịch sử, chính trị, thái độ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thị
trường Lào khá dễ tính về quy cách, chất lượng hàng hóa nên cũng khá thuận lợi cho các
doanh nghiệp Việt Nam khi lên ý tưởng xây dựng các chiến lược quảng cáo.
Hàng Việt Nam hiện nay bị lép vế tại thị trường Lào do sự xuất hiện của hàng Thái
và hàng Trung Quốc. Sản phẩm của chúng ta chưa được phong phú về mẫu mã hay chất
lượng chưa cao như các sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan và hoạt động truyền thông
quảng cáo của chúng ta vẫn chưa được chú trọng tại đây. Để có thể thực sự phát triển tại
Lào, doanh nghiệp cần tổ chức hoạt động quảng cáo rộng khắp, đến cả những vùng dân
tộc xâu xa tại Lào.
Doanh nghiệp có thể chọn cách tiếp cận phát triển thị trường theo hướng “Door to
door”, tức là tung đội ngũ nhân viên, cộng tác viên đến các địa phương, thậm chí là đến
các mường ở vùng sâu, vùng xa để truyền thông sản phẩm. Chúng ta sẽ sử dụng xe máy
làm phương tiện di chuyển, mỗi chiếc xe máy được trang bị loa, ampli có thể kết nối


USB, mỗi khi có chương trình khuyến mãi mới sẽ ghi âm nội dung phù hợp với ngôn
ngữ, văn hóa các vùng miền để phát cho các nhân viên, cộng tác viên bán hàng lưu động.
Với hình thức tiếp cận thị trường này, doanh nghiệp có thể đi vào các vùng sâu, vùng xa
với dân cư thưa thớt để đến đúng đối tượng khách hàng.
Bên cạnh đó, tại Lào hàng năm có khá nhiều các Bun (lễ hội), thu hút đông đảo
người dân bản địa tham gia và đây chính là cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp giới
thiệu sản phẩm của mình. Ngoài việc tận dụng những Bun chung của người Lào, doanh
nghiệp có thể tổ chức một số Bun như kết hợp biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân gian… để
thu hút người dân đến chơi và tìm hiểu sản phẩm của doanh nghiệp.
Trên đây là một số phương thức quảng cáo đối với các vùng dân cư thưa thớt của

Lào, còn ở các khu vực thành thị tại đây, hoạt động truyền thông diễn ra khá mạnh mẽ.
Hình ảnh Việt Nam và các thương hiệu Việt được biết đến khá nhiều qua các phương
tiện truyền thông của Việt Nam – vốn được phủ sóng rộng rãi tại Lào, thông qua các
chương trình quảng cáo trên truyền hình VTV1,VTV3 và VTV4. Đài Truyền hình Quốc
gia Lào cũng đã chính thức phát sóng Bản tin tiếng Việt nhằm tăng cường và thắt chặt
hơn nữa quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Bản tin được phát sóng trực tiếp
từ 18 giờ đến 18 giờ 15 hàng ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu. Đây là cơ hội tốt cho doanh
nghiệp tham gia quảng cáo trước và sau chương trình để quảng bá sản phẩm tới cộng
đồng người Việt đang làm ăn, sinh sống và học tập tại Lào, cũng như những người Lào và
người nước ngoài biết tiếng Việt.
Ngoài ra, với sự phủ sóng rộng khắp của mạng viễn thông Unitel – thương hiệu liên
doanh của Viettel tại Lào cũng đã mang lại một nguồn lợi truyền thông lớn trên internet
cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng Internet chủ yếu chỉ thông dụng ở khu vực đô
thị lớn và đặc biệt phổ biến trong giới trẻ nên doanh nghiệp cần lưu ý để lựa chọn khu
vực quảng cáo sản phẩm trên internet cho phù hợp.


Để thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm tại đây, doanh nghiệp còn có thể sử dụng
những hình thức quảng cáo thông thường như trên báo chí, áp phích, qua đài FM… Các
sản phẩm quảng cáo nên được thiết kế với 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Lào, để dễ
dàng tiếp cận với mọi đối tượng người tiêu dùng, bởi không phải đa số người Lào đều
biết sử dụng tiếng việt.
Hội chợ Thương mại Việt – Lào, một hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức
thường niên tại Lào cũng là cách thức quảng cáo hiệu quả. Đây được đánh giá là cầu nối
hiệu quả để các doanh nghiệp Việt Nam và Lào gặp gỡ, trao đổi và ký kết hợp đồng mua
bán, thiết lập hệ thống phân phối hàng, tìm hiểu các cơ hội liên doanh, liên kết và hợp tác
đầu tư tại Lào. Trong khuôn khổ các hoạt động chính của Hội chợ, lễ ký kết hợp đồng,
thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức trọng thể trước sự
chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công Thương, đại diện lãnh đạo các Bộ, nghành, cùng đông
đảo doanh nghiệp hai nước. Qua hoạt động này có thể thấy được sự quan tâm của chính

phủ đối với việc thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại tại hai nước.
3.2. Tại thị trường Trung Quốc
3.2.1. Tổng quan về thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là một thị trường lớn vì đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với
số dân trên 1,35 tỷ người và 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc, và 2 khu hành chính
đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao - là quốc gia có tiềm năng kinh tế lớn vào loại bậc nhất
thế giới. Một số người gọi Trung Quốc là “Người khổng lồ đang thức dậy”.
Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, trong vòng
30 năm tăng 10%. Hiện Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất thế giới
và nhập khẩu của Trung Quốc cũng được xếp thứ hai.
Trung Quốc là nước gần Việt Nam và có nền văn hóa tương đồng nền văn hoá Việt
Nam, người tiêu dùng Trung Quốc nhất là các vùng biên giới với Việt Nam có kinh tế
chưa phát triển cao cũng có thói quen tiêu dùng như người Việt Nam. Điều này rất thuận


tiện cho hàng hoá của Việt Nam xâm nhập vào thị trường này. Hơn nữa, Trung Quốc là
một thị trường tiêu thụ tương đối dễ tính, có thể tiêu thụ cả hàng hoá của Việt Nam không
đủ tiêu chuẩn về bao gói ở châu Âu bị trả lại nên hàng Việt Nam có thể thâm nhập vào.
Người tiêu dùng ở đây có thói quen thích mua sắm, dễ thu hút bởi sự mới lạ và sự
khác biệt về sản phẩm, điều này phù hợp với khả năng cung cấp của Biti’s và công ty có
một khối lượng hàng hoá lớn với hơn 5000 chủng loại sản phẩm và mỗi năm công ty lại
cho ra đời hơn 30 mẫu mã mới.
3.2.2. Phương thức quảng cáo nên áp dụng tại thị trường Trung Quốc
Từ những lưu ý về quảng cáo và tiếp thị khi tìm hiểu về thi trường Trung Quốc,
chúng ta có thể nhận thấy các công ty sản phẩm giày dép Việt Nam nên sử dụng các
phương thức quảng cáo:
Quảng cáo trên ti vi: vì số lượng người xem ti vi của Trung Quốc là đại đa số người
dân. Các clip quảng cáo về sản phẩm của công ty nên được xuất hiện trong khung giờ thu
hút được nhiều người xem như là 11-13h hay từ 18-20h. Các clip nên được chiếu ở phần
chuyển tiếp giữa chương trình này với chương trình khác hay thời gian nghỉ giữa các

chương trình.
Quảng các bằng pano và những tấm biển hộp đèn: những pano in sản phập tiêu biểu
được người tiêu dùng tín nhiệm và những biển hộp đèn in logo của công ty được treo ở
trong các khu trung tâm thương mại, trên đường và những cột điện lớn sẽ thu hút được sự
chú ý của nhiều người tiêu dùng.
Quảng cáo bằng việc đầu tư vào các show truyền hình hay các hoạt động thể thao:
khi đầu tư như vậy sẽ giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp được phổ biến trên tivi hay
internet, các phương tiện truyền thông đại chúng, gây được chú ý của người xem chương
trình...


Quảng cáo trên internet: hiện nay việc quảng cáo qua các phương tiện internet không
còn quá xa lạ với các doanh nghiệp. Việc quảng cáo này giúp cho doanh nghiệp giảm
thiểu nhiều chi phí phát sinh mà còn giúp quảng bá thương hiệu nhanh hơn. Tuy nhiên tại
Trung Quốc việc sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hay google để
quảng cáo là không nên vì ở đây người dân sử dụng những trang web này không nhiều
như tại các quốc gia khác. Các doanh nghiệp nên lưu ý và sử dụng những trang web của
Trung Quốc như Baidu, Weibo... để quảng cáo.

KẾT LUẬN
Với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, các công ty Việt Nam tìm kiếm cơ hội tại
nước ngoài ngày càng nhiều. Việc lựa chọn phương thức quảng cáo quốc tế thích hợp làm
tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Dù sản phẩm của doanh nghiệp có chất
lượng đến đâu nhưng không có hoạt động quảng cáo thì không thể có nhiều khách hàng
biết đến và tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực về tài chính còn hạn chế cũng như mối quan
hệ chưa rộng rãi nên việc áp dụng các phương thức quảng cáo toàn cầu và khu vực còn
gặp nhiều khó khắn. Áp dụng phương thức quảng cáo địa phương với những hoạt động
xúc tiến phù hợp là sự lựa chọn thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam.



ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

STT

Họ và tên

Công việc

10

Lê Phương Dung

Thuyết trình

11

Nguyễn Hà Giang

3.1

12

Phan Thị Hà Giang

2.3

13

Đặng Thị Thu Hà


2.2

14

Lương Khánh Hà

1.1, 1.2, 1.3

15

Phạm Ngọc Sơn Hà

3.2

16

Nguyễn Thị Mỹ Hải

2.1

17

Ngô Thị Hằng (NT)

Tìm ý, hoàn thiện
bài, làm slide

18


Phí Thị Hằng

2.3

Đánh giá



×