Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG sử DỤNG đất KHU dân cư NÔNG THÔN tại VÙNG ĐỒNG BẰNG NAM bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.7 KB, 11 trang )

`LỜI NÓI ĐẦU
Đồng bằng Nam Bộ với những cánh đồng lúa bao la và hì nhiêu, là một trong
những vùng trọng điểm kinh tế của nước ta. Đây không những là nơi sản xuất
lúa gạo chính của cả nước vừa đảm bảo cân đối lương thực trong nước , vừa
đáp ứng xuất khẩu ra nước ngoài
Ở bộ môn kinh tế đất, chúng tôi đã có điều kiện để nghiên cứu đánh giá hiệu
quả kinh tế của đất đai. Và trong thời gian này, chúng tôi đã được tìm hiểu
một vấn đề quan trọng đó là “Đánh giá thực trạng sử dụng đất khu dân cư
nông thôn tại vùng Đồng bằng Nam Bộ ”. Tuy là còn rất nhiều hạn chế về
thời gian cũng như về kiến thức thực tế, chuyên ngành, nhưng tôi cũng đã rất
cố gắng tìm hiểu, mang lại cho bạn đọc hiểu được phần nào vấn đề sử dụng
đất khu dân cư nông thôn vùng Đồng bằng Nam Bộ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Thị Hiền đã giúp
chúng tôi có điều kiện để nghiên cứu đề tài này.
Nhóm chúng tôi gồm các thành viên và nhiệm vụ từng người:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Phan Kim Tường
: Giới thiệu chung
Vũ Thị Huyền Trang : Thực trạng sử dụng đất và đánh giá
Nguyễn Duy Tùng : Làm bản word
Nguyễn Thế Việt
: Giải pháp
Chu Thị Vân
: Đặc điểm sử dụng đất


Trịnh Cao Vinh
: Lời nói đầu
Trần Thị Hải Yến
: Tổng hợp và làm power ponit

1


I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
1.1/ Vị trí địa lý

Đồng bằng Nam Bộ là vùng cực nam của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt

Nam,

giới

hạn

bởi

tọa

độ

địa




:

- Từ 10°30’ đến 12°00’ : vĩ độ Bắc
- Từ 103°45’ đến 107°00’ : Kinh độ Đông


Diện tích : 54.225 km²



Phía bắc giáp ranh với Campuchia



Phía đông giới hạn kinh tuyến 107°00’ cắt qua 3 tỉnh : Bình Phước,

Bình Dương và Đồng Nai

2




Phía đông nam và phía nam giáp biển Đông và phía tây giáp vịnh Thái

Lan.Vùng này gồm có 18 đơn vị hành chính gồm các tỉnh : An Giang, Kiên
Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương,
Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hồ Chí Minh
1.2/ Điều kiện kinh tế - xã hội

Đồng bằng Nam Bộ đón vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả nước,
được đánh giá cao về tiềm năng và mức độ phát triển.Do đó các ngành kinh tế
trong khu vực không ngừng được đầu tư, mở rộng và phát triển



Nông nghiệp:
Là ngành thu hút người lao động nhiều nhất ( 2/3 số lao động ) khai

thác trên 3 triệu ha đất trồng.Sản lượng hàng năm trên 12 triệu tấn lương thực


Cây công nghiệp được trồng có năng suất cao hơn so với sản lượng

toàn quốc chiếm tỷ lệ sau đây : mủ ca su 80% , cà phê 40%, mía đường 65% ,
đậu nành 80%...


Cây ăn quả phát triển và phổ biến gồm các loại cây đặc sản của vùng

nhiệt đới có giá trị như : dừa, cam, xoài, sầu riêng,…Các loại sản phẩm nông
nghiệp phong phú đa dạng và biểu hiện sự giàu có của vùng


Công nghiệp



Hồ Chí Minh và Đồng Nai là trung tâm phát triển công nghiệp, khoa


học kỹ thuật của vùng


Ở đây có nhiều ngành công nghiệp : Năng lượng, cơ khí, luyện kim,

hóa chất, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng.Hiện nay nhiều khu chế xuất
và công nghiệp rất đa dạng được hình thành


Các tỉnh đều có đầu tư cho các nhà máy xí nghiệp ở nhiều quy mô

khác nhau, nhằm khai thác tiềm năng của địa phương sử dụng nguồn lao động
tại chỗ sản xuất ra hàng hóa

3




Ngành năng lượng từng bước xây dựng hệ thống phát điện để có điện

phục vụ sản xuất


Ngành công nghiệp du lịch đang từng bước củng cố và phát triển hệ

thống và dịch vụ


Các ngành công nghiệp khác đang đạt kết quả tốt( dầu khí, điện tử… )




Khai thác gỗ chủ yếu ở Đông Nam Bộ chiếm 20% sản lượng toàn quốc,

được thực hiện chế biến phục vụ nội địa và xuất khẩu.Vấn đề khai thác rừng,
thu hẹp diện tích rừng là vấn đề nóng hiện nay đòi hỏi Nhà nước có biện
pháp tốt quản lý giữa trồng và khai thác rừng


Khai thác hải sản phát triển nhất là đánh cá biển , cá sông, tôm.Nhữn

năm gần đây ngành đánh bắt và hai sản chế biến tốt, sản phẩm đạt hiệu quả
kinh tế cao

II – THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT KHU DÂN CƯ NÔNG
THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
2.1/ Đặc điểm sử dụng đất khu dân cư nông thôn vùng đồng bằng Nam Bộ
(các mô hình khu dân cư nông thôn tồn tại tại vùng)
Khái niệm: đất khu dân cư nông thôn là đất dùng để xây dựng nhà ở và các
công trình phục vụ cho sinh hoạt của người dân ở nông thôn. Song ở đồng
bằng Nam Bộ một bộ phận đáng kể đất dân cư nông thôn dùng cho chăn nuôi,
đất vườn của hộ nông dân với diện tích sử dụng ít. Đất khu dân cư nông thôn
ít, chủ yếu là đất canh tác, trồng cây,nuôi trồng thủy hải sản…
Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là Kinh, Khơ-me, Chăm,
Hoa. Người dân thương lập ấp, làm nhà ở ven sông, ngòi kênh, rạch. Nhà cửa
đơn sơ. Chính những đặc điểm về dân cư, địa lý đã tạo nên đặc trưng sử dụng
đất riêng của người dân nơi đây.
Có 2 mô hình khu dân cư phổ biến ở đồng bằng nam bộ:
1.


Mô hình khu dân cư tập trung: có nhưng ít hoặc không có như khu dân

cư ở đồng bào Khome ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng....

4


2.

Mô hình dân cư phân tán, mang tính tự giác và ngày một tăng, là mô

hình theo kiểu làng vườn, kiểu kinh tế trang trại, lâm trại, vườn rừng….do nhà
ở thường được xây dựng ở gần khu đất sản xuất để tiện chăm sóc
=>hình thành khu dân cư phân tán,mật độ nhà rất thưa.
=> hình thành đất thổ cư ở ngay trong mỗi trang trại,lâm trại.
Đất ở đồng bằng Nam Bộ có tính chất “khu dân cư lâu đời”, do quy mô dân
cư tăng, điều kiện sống thay đổi…cần phải đánh giá lại mức độ đáp ứng nhu
cầu của khu dân cư, trong đó có đánh giá đất khu dân cư.
2.2/ Thực trạng sử dụng đất khu DCNT vùng đồng bằng Nam Bộ
+ Theo thống kê năm 2008, diện tích đất ở là 110,0 nghìn ha, dân số là 17,4
triệu người nên đất ở (các lô đất ở gia đình) đạt chỉ tiêu sử dụng đất
>=25m2/người.
+ Đất xây dựng công trình dịch vụ công cộng đạt chỉ tiêu đề ra.
+ Đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được chỉ tiêu sử dụng đất.
Mang lại hiệu quả đáng kể cho đồng bằng Nam Bộ.
+ Đất cây xanh công cộng chưa đạt chỉ tiêu sử dụng đất điểm dân cư nông
thôn do:
-Do người dân chưa chú trọng đến việc trồng cây xanh công cộng để bảo vệ
môi trường, bảo vệ sức khỏe.

-Nhiều nhà sàn trên kênh rạch, chưa sử dụng đất một cách hợp lý, gây mất cân
bằng sinh thái...
+ Đất nông, lâm ngư nghiệp; đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ
sản xuất phải tùy thuộc vào quy hoạch phát triển của từng địa phương mà có
chỉ tiêu sử dụng đất hợp lí.
2.3/ Đánh giá
• Ưu điểm:
- Đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng hiện tại với dự kiến phát
triển tương lai.
- Đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất cho việc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.

5


- Sử dụng đất xây dựng hiện có, hạn chế tối đa việc lấy đất canh tác cho mục
đích xây dựng, đặc biệt đất sản xuất nông nghiệp năng suất cao.
- Đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng, du lịch, văn hóa,...
• Tồn tại, hạn chế:
- Đất ở gắn liền với đất sản xuất nên việc thực hiện chế độ canh tác như bón
phân, phòng trừ sâu bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
- Nhà ở thường được xây dựng ở trung tâm của khu đất sản xuất nên mật độ
nhà ở theo mô hình này rất thưa.
- Chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh.

III – GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN VÙNG ĐÔNG BẰNG NAM BỘ
1. Các giải pháp về quản lý hành chính :
- Ban hành các văn bản quy định về việc lập,quản lý quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất. Không cấp phép đầu tư, giao cấp đất đối với những dự án, công
trình không đăng ký trong kỳ kế hoạch (ngoại trừ các công trình mang tính

cấp bách vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng). Ban hành một số văn bản quy
định riêng đối với từng vùng, từng khu vực đã được xác định mục đích theo
hướng mở rộng, nhằm thu hút đầu tư: Khu vực dịch vụ kinh doanh, khu công
nghiệp, chợ và trung tâm hành chính các xã….
- Nâng cao tính khả thi của quy hoạch kế hoạch bằng các biện pháp hành
chính. Quy định về chế độ thông tin, công bố quy hoạch theo tính chất của
từng loại quy hoạch, đảm bảo được tính minh bạch trong việc công khai quy
hoạch kế hoạch để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào việc thực hiện
các mục tiêu trong kế hoạch.
- Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất của cấp dưới, kiểm tra tình hình sử dụng đất công. Có biện pháp xử lý cụ
thể đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất
sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

6


- Nghiên cứu xây dựng các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, các hiệp hội cung
ứng giống cây trồng, hiệp hội sản xuất chuyên canh cây ăn quả, lúa xuất
khẩu... Qua đó tạo điều kiện cho người dân đầu tư phát triển, đồng thời cũng
góp phần nâng cao tính khả thi của quy hoạch.
- Tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo
hướng đơn giản hoá, hiệu quả cho các thủ tục: chuyển mục đích sử dụng đất,
thuê đất, giao cấp đất, thẩm định các dự án sử dụng đất…
2. Các giải pháp về kinh tế :
- Có chính sách ưu đãi trong đầu tư đối với những hạng mục công trình có
khả năng thực hiện dưới hình thức xã hội hoá (khu đô thị mới, trung tâm hành
chính, chợ đầu mối, các trục giao thông nội thị… ở Bình Minh, Thị xã Vĩnh
Long….). Cần thực hiện lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các phân
khu chức năng các quy hoạch đô thị, trung tâm hành chính xã... tạo điều kiện

cho các nhà đầu tư tham gia. Cần chú trọng tìm kiếm và mời gọi nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Thực hiện chính sách đổi đất tạo vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, thông qua
các biện pháp : Chuyển đổi vị trí của các trụ sở cơ quan hành chính có lợi thế,
tiềm năng về kinh doanh dịch vụ và thương mại, phát triển đô thị; Khai thác
hiệu quả về mặt vị trí thuận lợi, về dịch vụ thương mại, công nghiệp, các khu
dân cư đô thị…đối với khu vực ven trục giao thông, các trung tâm hành chính
xã, thị trấn và các chợ đầu mối…
- Chỉ đạo UBND huyện, thị căn cứ vào các mục tiêu của kế hoạch tiến hành
xây dựng các phương án đầu tư bằng nhiều hình thức để người dân, các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư cùng thực hiện.
- Về vốn đầu tư, ngoài nguồn vốn từ ngân sách, Tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền
vận động nhân dân hiến đất để xây dựng các công trình dự án phục vụ cho
mục đích công công, dân sinh và an ninh quốc phòng như : Giáo dục, y tế,
giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng…trên cơ sở phát huy truyền thống,
tích cực của quần chúng nhân dân. Đồng thời, phải có biện pháp ưu đãi thiết

7


thực đối với nhân dân khi hiến đất ; có kế hoạch bố trí vốn từ ngân sách Nhà
nước để chỉnh lý biến động đất đai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận... Huy
động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thông qua chính sách
khuyến khích đầu tư.
3. Các giải pháp về kỹ thuật :
- Chỉ đạo các ngành, các cấp rà soát danh mục các công trình dự án mang tính
trọng điểm có ý nghĩa là đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng
địa phương đã được đăng ký trong kỳ kế hoạch để tiến hành xây dựng quy
hoạch chi tiết và xem xét thực hiện việc khảo sát đo đạc, cắm mốc và đền
bù thu hồi đất theo từng dự án, công trình, nhằm khắc phục tình trạng triển

khai chậm do ách tắc bởi công tác bồi hoàn.
- UBND các huyện, thị và UBND các xã, phường, thị trấn, các ban ngành có
liên quan rà soát danh mục các công trình, phân loại cụ thể từng mục đích sử
dụng đất trong kỳ kế hoạch, xác định cụ thể đối tượng đầu tư nhằm chủ động
trong việc mời gọi vốn đầu tư. Trong đó, cần lưu ý đến mục tiêu thực hiện
việc đầu tư theo hình thức xã hội hoá đối với những công trình mang tính chất
đòn bẩy như : Công trình giao thông, Trung tâm chợ và phố chợ.
- Giao trách nhiệm cho Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tổ chức
tập huấn chuyên môn về công tác quản lý và thực hiện quy hoạch đối với cán
bộ cấp cơ sở và UBND các xã phường để nâng cao năng lực quản lý. Đồng
thời giúp cán bộ cơ sở có nhận thức chính xác hơn về mục đích và vai trò của
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đất đai và nên hiểu quy hoạch
kế hoạch là một công cụ quản lý nhà nước.
- UBND tỉnh định kỳ làm việc với các ngành và UBND các huyện, thị xã để
rà soát đối chiếu các công trình dự án nào không khả thi do thiếu vốn cần phải
hủy bỏ hoặc điều chỉnh ngay trong năm.
- Các Sở ban ngành, UBND các huyện, thị phối hợp chặt chẽ trong việc xây
dựng kế hoạch thực hiện ngân sách cho các hạng mục công trình đầu tư theo
đúng tiến độ đã đăng ký trong kỳ kế hoạch đã được phê duyệt.

8


- Trên cơ sở đánh giá về mặt lợi thế của từng vùng, từng khu vực, UBND các
cấp căn cứ vào mục tiêu quy hoạch kế hoạch để xây dựng các dự án phát triển
sản xuất chi tiết như : Dự án phát triển vùng cây ăn trái đặc sản, dự án phát
triển vùng rau màu thực phẩm...
- Tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sinh học, ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật trong các lĩnh vực: cung ứng giống trong nông nghiệp, thâm canh cây
trồng-vật nuôi, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong việc cải tạo đất, nghiên cứu

đưa ra hệ thống canh tác điển hình như luân canh lúa-màu, lúa kết hợp thủy
sản, sử dụng phân hữu cơ, phân vi lượng,…
- Đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp cần nghiên cứu có kế hoạch đầu tư
phát triển các mô hình làng nghề truyền thống, hình thành các hợp tác xã để
củng cố thương hiệu riêng cho các sản phẩm mang tính đặc thù của tỉnh (gốm
mỹ nghệ, sản phẩm mây tre…). Đồng thời Tỉnh sẽ nghiên cứu thị trường, thực
trạng môi trường đầu tư trên địa bàn Tỉnh để đề ra các chính sách hợp lý trong
việc thu hút đầu tư cho các hoạt động ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản
xuất.
- Tăng cường quản lý việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các
dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh, thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động bảo
vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái.

9


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẤT
----------o0o---------

Chủ đề nhóm 8 :

“ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN TẠI VÙNG ĐỒNG
BẰNG NAM BỘ “

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hiền

Lớp

: ĐH2ĐC.

Hà Nội – 4/2014

10


MỤC LỤC

11



×