1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐKTN : Điều kiện tự nhiên
FAO : Tổ chức nông lương và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
UBND : Ủy ban nhân dân
BNN & PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nxb : Nhà xuất bản
Cs : Cộng sự
NN : Nông nghiệp
LN : Lâm nghiệp
2
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
3
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Trang
4
MỤC LỤC
Trang
5
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia và của
nhân loại, là cơ sở tự nhiên và là tiền đề của mọi quá trình hoạt động sản xuất,
đặc biệt đây là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong sản xuất nông lâm
nghiệp. Chính vì vậy đất đai không chỉ tham gia với tư cách là một nhân tố
mà nó còn là một nhân tố tích cực trong sản xuất. Hiện nay, cùng với sự phát
triển của nhân loại và sự bùng nổ về dân số loài người đã và đang ngày càng
sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên này. Từ các nước phát triển, đang phát
triển và kém phát triển đều có một tình trạng chung là sử dụng nguồn tài
nguyên đất vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp nhưng chưa thực sự mang
lại hiệu quả cao. Vậy câu hỏi đặt ra cho mỗi chúng ta là phải làm gì để đặt
hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng đất hiện nay? Do đó việc quản lý và sử
dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho con
người mà nó còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường
sinh thái, môi trường sống của con người.
Nước ta với tổng diện tích đất tự nhiên là 33.168.855 ha trong đó đất
cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 7,3 triệu ha còn lại là đất đồi núi và sông
ngòi. Diện tích đất lâm nghiệp khoảng 19,1 triệu ha chiếm 63% diện tích đất
toàn quốc. Nước ta có dân số đông và chủ yếu tập trung tại các khu vực nông
thôn. Vì vậy việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đất cần được quan
tâm đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nhằm để tránh tình trạng sử dụng đất
sai mục đích không mang lại hiệu quả cho người sử dụng. Do đất đai là nguồn
tài nguyên không thể thay thế mà nguồn tài nguyên khi mất đi không thể tái
tạo được vì thế việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên này luôn là vấn đề
được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Từ thực tế trên Đảng và nhà nước ta đã
ban hành một số luật và chính sách về việc quản lý và bảo vệ rừng quy định
về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng rừng và đất rừng. Một số luật và
chính sách đã ban hành như: Luật đất đai (2003), luật bảo vệ và phát triển
6
rừng (2004) và các chính sách về giao đất giao rừng (Nguyễn thế Đặng và cs,
2009) [5].
Như chúng ta thấy diện tích đất lâm nghiệp tuy chiếm phần lớn diện tích
đất của quốc gia nhưng phần diện tích đất ấy vẩn chưa được sử dụng và phần
được sử dụng thì vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Cùng với sự gia tăng dân số
thì diện tích đất lâm nghiệp ngày càng bị chuyển đổi mục đích sử dụng.
Nguyên nhân của việc suy giảm diện tích đất đó là do hiện tượng du canh, du
cư, phát nương làm rẫy, do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho phát
triển các khu công nghiệp các công trình thủy điện, thủy lợi, do nhu cầu cuộc
sống của con người về lương thực thực phẩm ngày càng tăng, …
Để đi sâu vào tìm hiểu đất đai, từ lâu các cơ quan chuyên môn và các
nhà khoa học đã có công trình nghiên cứu về cách quản lý và sử dụng đất đai
một cách hợp lý, hiệu quả đưa các loại giống cây trồng sao cho phù hợp với
từng loại đất thay thế các loại cây trồng không có hiệu quả, làm tăng năng
xuất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất đai, tăng độ che phủ chống xói mòn và
các yếu tố liên quan tới các yếu tố kinh tế - xã hội và yếu tố môi trường.
Đối với từng vùng, từng địa phương, từng loại đất cụ thể để có những
hình thức sử dụng đất khác nhau sao cho phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế,
sử dụng và quản lý một cách hợp lý. Đây là việc làm hết sức quan trọng và
cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững giữa Nông - Lâm - Công
nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tân Hương là một xã miền núi mới được thành lập năm 1969 của
huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh có tổng diện tích tự nhiên là: 1689,25 ha.
Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là: 466,46 ha chiếm 27,61%, đất lâm
nghiệp là 1060,74 ha, chiếm 62,79 % tổng diện tích đất tự nhiên, địa hình đồi
núi phức tạp đi lại khó khăn. Để phát triển kinh tế giữa nông nghiệp và lâm
nghiệp của xã cần phải đầu tư mở và nâng cấp các tuyến đường liên thôn đến
trục đường chính để đảm bảo cho sự vận chuyển giống cây trồng cũng như
sản phẩm thu hoạch. Vì vậy việc quản lý và sử dụng đất nông, lâm nghiệp cần
phải được quan tâm, quy hoạch từng vùng từng loại đất để đưa các loại cây
trồng hợp lý, tránh sự chặt phá, khai thác rừng bừa bãi làm nương rẫy dẫn đến
7
xói mòn làm mất độ phì nhiêu màu mỡ, gây ra lũ lụt. Xuất phát từ thực tế trên
trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã Tân Hương-
Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh” nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất ổn định
bền vững, đồng thời làm cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng đất nông lâm nghiệp
trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và khu vực Miền Trung nước ta nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã Tân Hương-
Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông lâm
nghiệp tại Xã Tân Hương. Từ đó đề xuất một số giải pháp kinh tế, kỹ thuật
nhằm sử dụng đất nông lâm nghiệp có hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Giúp cho các nhà khoa học có cơ sở để tìm ra các biện pháp kỷ thuật canh
tác sử dụng đất hợp lý. Đối với các vùng có địa hình và khí hậu khác nhau thì kỷ
thuật canh tác và chọn giống cây trồng ở các vùng đó cũng khác nhau.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
- Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài các nhà quản lý, các nhà
chuyên môn có được những cơ sở chỉ đạo nhằm đưa ra các kế hoạch nhằm sử
dụng đất có hiệu quả và phù hợp.
- Các hộ gia đình tại địa phương có được cơ sở và định hướng trong
việc sử dụng đất phù hợp với điều kiện của gia đình và đáp ứng được nhu cầu
của thị trường.
8
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
* Một số khái niệm về đất
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ của lục địa mà bên dưới là
đá và khoáng sinh ra nó bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tơi
xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng (Nguyễn Thế
Đặng và cộng sự, 1999) [6].
Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông
nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt
thế hệ loài người kế tiếp nhau (Nguyễn Thế Đặng và cs, 1999) [6].
Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Đất có hai nghĩa:
- Đất là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưởng là mặt
bằng để sản xuất nông, lâm nghiệp. Đất đai là khoảng không gian có giới hạn,
theo chiều thẳng đứng gồm: Khí hậu, lớp phủ bề mặt, diện tích mặt nước, tài
nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất. Theo chiều nằm ngang: Trên
mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình thủy văn và thảm thực vật
(Nguyễn Thị Thu Hoàn, 2011) [7].
- Đất theo nghĩa thổ nhưởng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập, lâu
đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: Đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa
hình và thời gian (Nguyễn Thị Thu Hoàn, 2011) [7].
Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt nam cho rằng: “Đất đai là
phần trên mặt đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”.
* Khái niệm về đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là một quá trình xác định tiềm năng và mức độ thích hợp
của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất khác nhau cần lựa chọn (Nguyễn
Thị Thu Hoàn, 2011) [7].
* Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích
9
bảo vệ phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (BTNMT, 2007) [14].
- Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm
(BTNMT, 2007) [14].
- Đất lâm nghiệp: Là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng
đạt tiêu chuẩn rừng (độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên) theo quy định của
pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, đất đang khoanh nuôi để phục hồi rừng (đất
đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự
nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao cho thuê để trồng rừng và đất
có rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng) (BTNMT, 2007) [14].
Đất lâm nghiệp bao gồm: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng
đặc dụng.
* Vai trò và ý nghĩa của đất đai
Đất có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình tự nhiên như:
- Môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh
sinh thái và an ninh lương thực.
- Nơi chứa đựng và phân hủy chất thải
- Nơi cư trú của sinh vật
- Lọc và cung cấp nước, …
- Địa bàn cho các công trình xây dựng, …
Đất là tài nguyên vô giá, giá mang và nuôi dưỡng toàn bộ các hệ sinh thái
trên đất, trong đó có hệ sinh thái nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan
trọng cho toàn nhân loại. Là điều kiện tự nhiên cần thiết cho sự tồn tại của
bất kỳ ngành sản xuất nào, tuy nhiên vai trò của đất đối với từng ngành là
rất khác nhau.
- Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp: Là yếu tố tích cự cho quá trình sản
xuất, là đối tượng lao động, là điều kiện vật chất, sản phẩm làm ra phụ thuộc vào
tính chất của đất. Trong ngành sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất
đặc biệt bởi đất đai có nhiều tính chất như sau:
10
+ Đặc điểm tạo thành: Đất đai là sản phẩm tự nhiên, có trước lao động.
Chỉ khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, dưới tác động của con người
đất đai mới trở thành tư liệu sản xuất.
+ Tính hạn chế về mặt số lượng
+ Tính không đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về mặt chất lượng, hàm
lượng dinh dưỡng, các tính chất lý, hóa, … (Quyết định bởi các yếu tố hình
thành đất cũng như chế độ sử dụng khác nhau).
+ Tính không thay thế
+ Tính cố định vị trí
+ Tính vĩnh cửu
* Quan điểm quản lý, sử dụng tài nguyên đất bền vững
Là “Sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai”. Bảo vệ và phát triển tài nguyên
đất bền vững phải đồng thời phát triển ổn định về kinh tế, tiến bộ về xã hội và
giữ được môi trường sinh thái (Nguyễn Xuân Quát, 1996) [11].
Việc đánh giá thực trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp cho biết tình hình
sử dụng đất hiện nay đã mang lại hiệu quả cao hay chưa. Từ đó đưa ra các hình
thức sử dụng đất nông, lâm nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao về các mặt
kinh tế, xã hội và môi trường. Ngoài ra còn giúp cho việc xác định được mức
độ thích hợp của từng loại cây trồng đối với từng loại đất khác nhau.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng đất nông lâm nghiệp trên thế giới
- Tổng diện tích đất trên thế giới là 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất
đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng [4].
- Trong đó 12% tổng diện tích đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất
rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là
3.200 triệu ha hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng
canh tác ở các nước phát triển là 70%, ở các nước đang phát triển là 36%.
Trong đó những loại đất tốt thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù
sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%, những loại đất quá xấu như đất
vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm 40,5%, còn lại là
các loại đất ko phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng, [4].
11
- Do kỷ thuật canh tác nông, lâm nghiệp chưa hợp lý nên hàng năm có
khoảng 12 tỷ tấn đất đá bị cuốn trôi ra sông ra biển. Diện tích rừng bị suy giảm
không những ảnh hưởng đến tài nguyên đất mà còn ảnh hưởng đến năng suất
cây trồng, ảnh hưởng đên đời sống của con người. Trước đây trên thế giớ có
khoảng 17,6 tỷ ha rừng chiếm 31,7% diện tích lục địa. Song diện tích này hiện
nay ngày càng bị suy giảm, ước tính mỗi năm diện tích rừng bị thu hẹp đi 11
triệu ha. Bên cạnh đó thì các hoạt động trồng rừng hành năm cũng được thực
hiện nhưng chỉ bằng 1/10 diện tích rừng đã bị mất. Tình hình dân số thế giới
tăng nhanh tạo sức ép lên diện tích đất nông, lâm nghiệp là rất lớn. Theo tài liệu
của tổ chức FAO năm 2000 (Food Agricuture Oganiztion) thì thế giới đang sử
dụng 1,47 tỷ ha nông nghiệp trong đó đất có độ dốc chiếm 973 triệu ha chiếm
65,9% còn về đất lâm nghiệp thì tỷ lệ suy thoái rừng toàn cầu giảm trung bình
hàng năm, trong năm 1990 giảm 9 triệu ha. Theo chương trình môi trường liên
hợp quốc (UFNP) thì trong vong 5 năm qua thì tốc độ phá rừng tăng nhanh nhất
là các nước đang phát triển ở châu Á đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, đã đe
dọa đến đời sống của con người và các loài sinh vật khác sống trên trái đất. Theo
FAO năm 1980 thông báo về tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới thì
loại hình quảng canh và du canh chiếm tới 45%, do tỉ lệ này quá lớn nên đã ảnh
hưởng đến việc khai thác tiềm năng đất đai và việc quản lý rừng bền vững lâu
dài. Cũng theo FAO năm 2007 thì nạn cháy rừng có nguy cơ tăng mạnh trên
phạm vi toàn cầu làm cho hằng trăm triệu ha rừng bị tàn phá và gây thiệt hại tới
hàng tỷ USD. Mà ta thấy nguyên nhân chính ở đây là do các hoạt động của con
người gây ra [4].
Hiện nay, để sử dụng tài nguyên đất hợp lý thì nhiều nước trên thế giới
đã sử dụng phương thức canh tác theo kiểu nông, lâm kết hợp, điển hình như:
Tại Thái Lan để sử dụng đất có hiệu quả thì họ đã chủ trương phát triển
theo mô hình nông, lâm kết hợp: Rừng + Đồng cỏ, Rừng + Các loại cây nông
nghiệp ngắn ngày, các mô hình SALT1, SALT2, … hay tại Ấn Độ người ta
đã sử dụng hai phương thức quản lý đó là hình thức quản lý rừng công quản
và hình thức quản lý rừng công quản có sự tham gia [15].
Điều đó chứng tỏ việc sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp là rất cần thiết và
đã được rất nhiều nước, các tổ chức trên thế giới quan tâm, chú ý đến.
12
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng đất nông lâm nghiệp ở Việt Nam
Nước ta có tổng diện tích đất tự nhiên có khoảng 33.121.159 ha (đứng thứ
56 trên thế giới), phân bố trên 64 tĩnh, thành phố, bình quân diện tích đất trên
đầu người rất thấp (khoảng 0,6 ha) trong đó hơn 2/3 diện tích đất tự nhiên là đất
dốc, đất đồi núi, chỉ còn 1/3 diện tích đất đồng bằng. Mặc khác do nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới nên đất đai của nước ta rất đa dạng và phức tạp về loại
hình, được phân thành 19 nhóm, 54 đơn vị đất với các đặc điểm tính chất khác
nhau. Trong số 19 nhóm đất có 3 nhóm đất có giá trị kinh tế cao là nhóm đất
phù sa, nhóm đất xám và nhóm đất đỏ (Nguyễn Thế Đặng và cs, 2009) [5].
2.2.2.1. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Số liệu thực trạng sử dụng đất theo tổng kiểm kê năm 2005 (được thủ
tướng chính phủ ký quyết định năm 2006), diện tích đất sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp là 9.415.568 ha chiếm 28,43% tổng diện tích tự nhiên. Do dân
số nước ta đông nên diện tích đất tụ nhiên bình quân đầu người vào loại thấp, chỉ
bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Mặc dù trong nhiều năm qua chúng ta đã
tích cực khai thác và đưa vào sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhưng đến nay
diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người vẩn thấp: 1.111m2/người. Từ
cuối những năm 1970-1990 đất nông nghiệp hầu như không tăng, chỉ giử ở mức
6,9 triệu ha. Từ năm 1990-1995 tăng 400.000 ha, từ năm 1995-1998 tăng trên 1
triệu ha và hiện nay diện tích đất nông nghiệp theo thống kê là 9.415.568 ha trong
đó: Đất trồng cây hàng năm là 6,37 triệu ha (riêng đất trồng lúa là 4,17 triệu ha)
đất trồng cây lâu năm là 3,05 triệu ha (BNN-KL, 2006) [12].
Bảng 1.1: Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp
TT Mục đích sự dụng đất Mã Tổng Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 33.121.159,00 100
Đất nông nghiệp NNP 24.822.559 74,94
1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9.415.568,48 28,43
1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.370.029,13
1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4.165.276,60
1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 49.422,59
1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.155.329,94
1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3.045.538,87
13
(Nguồn: Trung tâm tư liệu thống kê - Tổng cục thống kê)
2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp
Hiện trạng đất lâm nghiệp Việt Nam: Theo công bố tại quyết định số
1970/QĐ/BNN-KL-LN ngày 6/6/2006, tính đến 31/12/2005 diện tích rừng cả
nước là 12.615.700 ha trong đó có 10283173 ha là rừng tự nhiên, còn lại
2333526 ha là rừng trồng, với độ che phủ 37% (BNN & PTNT, 2007) [12].
Diện tích rừng Việt Nam có nhiều biến động qua các năm nguyên nhân
của sự biến động là do: Hậu quả chiến tranh để lại, dân số tăng nhanh, kỹ
thuật canh tác lạc hậu, du canh, du cư, cháy rừng, phát rừng làm nương rẩy,
chuyển đổi mục đích sử dụng, …
Sự biến động về diện tích rừng và độ che phủ rừng trong cả nước được
thể hiện qua bảng sau: (Trần Thị Thanh Tâm, 2010) [13].
Bảng 1.2: Diện Tích Rừng Và Độ che Phủ Rừng Qua Các Năm
Đơn vị tính: triệu ha
Năm
Lọai rừng
1943 1976 1985 1990 1995 2000 2005 2009
Tổng số 14,3 11,169 9,892 9,175 9,302 11,574 12,61 13,26
Rừng tự nhiên 14,3 11,077 9,308 8,430 8,252 9,774 10,28 10,34
Rừng trồng 0,92 0,584 0,745 1,050 1,800 2,33 2,92
Độ che phủ rừng
(%)
43 33,8 30 27,8 28,2 35,2 37,0 39,1
(Nguồn: BNN & PTNT, tính đến ngày 31/12/2009)
Qua bảng cho ta thấy diện tích rừng trong những năm gần đây có sự tăng
lên nhưng chủ yếu là tăng về diện tích rừng trồng còn rừng tự nhiên thì tăng
không đáng kể vì vậy dù tăng về diện tích nhưng chất lượng rừng vẫn bị giảm.
Về hiện trạng sử dụng đất: Theo BNN & PTNT công bố tính đến
31/12/2007 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3: Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo vùng năm 2007
Đơn vị: ha
Loại rừng Tổng cộng
Phân theo chức năng
Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất
14
Tổng diện tích
rừng
12.837.333 2.078.265 4.979.188 5.779.880
Rừng tự nhiên 10.283.965 2.002.335 4.363.541 3.981.089
Rừng trồng 2.553.369 75.930 615.648 1.861.791
(Nguồn: BNN & PTNT)
Hiện nay hiện trạng rừng nước ta so với năm 2007 thì tổng diện tích
rừng đã tăng lên một cách rõ rệt. Theo báo cáo mới của BNN & PTNT ngày:
11/08/2011 về hiện trạng rừng trên toàn quốc tính đến 31/12/2010 thể hiện
qua bảng sau:
Bảng 1.4: Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo vùng năm 2011
Đơn vị: ha
Loại rừng Tổng cộng
Phân theo chức năng Ngoài
03 loại
rừng
Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất
Tổng diện tích rừng 13.388.075 2.002.276
4.846.19
6
6.373.49
1
166.112
Rừng tự nhiên 10.304.816 1.922.465
4.231.93
1
4.097.04
1
53.378
Rừng trồng 3.083.259 79.810 614.265
2.276.45
0
112.734
(Nguồn: BNN & PTNT)
Từ hai bảng số liệu trên ta thấy rừng sản xuất trong những năm gần đây
có sự tăng lên, diện tích rừng sản xuất năm 2007 là 5.779.880 ha đến năm
2010 tăng lên 6.373.491 ha. Diện tích rừng đặng dụng và rừng phòng hộ có sự
suy giảm, năm 2007 diện tích rừng đặc dụng là 2.078.265 ha giảm xuống còn
1.922.465 ha vào năm2010. Diện tích rưng phòng hộ qua hai năm giảm từ
4.979.188 ha xuống còn 4.846.196 ha. Độ che phủ qua ba năm có sự tăng lên
và đạt 39.5% vào năm 2010 (BNN & PTNT, 2011) [1].
Việc gia tăng về diện tích rừng trong những năm gần đây đã góp phần
tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân miền núi đặc biệt là các
dân tộc thiểu số sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng.
15
* Các chính sách văn bản luật liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp
Nước ta trong những năm qua diện tích rừng có sự tăng lên là do sự
quan tâm của đảng và nhà nước, sự quan tâm đó được thể hiện bằng các chính
sách, văn bản luật trong vấn đề sử dụng rừng và đất rừng. Một số văn bản và
chính sách được nhà nước đưa ra và đã đi vào thực hiện như sau:
- Chỉ thị 29 của ban bí thư TW Đảng, tháng 11/1983 về giao đất giao rừng.
- Nghị định 02 chính phủ ngày 27/7/1995 về giao đất lâm nghiệp cho tổ
chức, hộ gia đình.
- Nghị định 01 của chính phủ ngày 01/01/1995 về giao khoán sử
dụng đất vào mục đích nông lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản trong các
doanh nghiệp.
- Quyết định 184/HĐBT về việc đẩy mạnh giao đất nông - lâm nghiệp
cho tập thể cá nhân sử dụng
- Quyết định 661/ TTg ngày 29/07/1998 về thực hiện dự án trồng 5
triệu ha rừng.
- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của thủ tướng
chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ hộ gia đình, cá nhân được giao, được
thuê nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Chương trình 327 với mục tiêu “phủ xanh đất trống đồi núi trọc bảo
vệ rừng sử dụng bải bồi ven biển”.
- Luật đất đai 1993 sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001, 2003 đã hợp pháp
hóa quyền sử dụng đất cho người dân lao động.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
Ngoài ra còn nhiều luật và chính sách khác về quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng đã được ban hành và thực hiện.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
- Vị trí địa lý
Tân Hương là một xã nằm ở phía đông nam của huyện Đức thọ cách
trung tâm huyện khoảng 15 km.
+ Phía Bắc giáp xã Đức An và xã Đức Đồng huyện Đức Thọ
16
+ Phía Nam giáp xã Hương Mỹ huyện Hương Khê và xã Nga lộc huyện Can Lộc
+ Phía Đông giáp xã Đức Dũng huyện Đức Thọ và xã Phú Lộc huyện Can Lộc
+ Phía Tây giáp xã Đức Lạng huyện Đức Thọ và xã Đức Liên huyện Vũ
Quang
- Địa hình
Tân Hương nằm giữa hai dãy Trà sơn tây và dãy Trà Sơn đông và có
nhiều đồi bát úp. Dân trong xã sống rải đều dưới chân núi, trong khu vực có
Động khe dơi là một thắng cảnh, có suối chảy giữa thung lũng kế xã Đức
Đồng đổ ra sông Ngàn sâu.
2.3.1.2. Thời tiết khí hậu
Khí hậu mang đặc tính chung của tỉnh, là vùng nằm trong khu vực có
khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc. Từ tháng 10
cho tới tháng 3 năm sau vùng này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
lạnh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc
tràn về bị suy yếu nên mùa đông bớt lạnh và ngắn hơn so với các tỉnh miền
bắc và chia làm 4 mùa nhưng có 2 mùa rõ rệt là một mùa lạnh và một mùa
nóng. Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa
đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ bình quân mùa đông thường từ
18-22°C. Nhiệt độ vào mùa hè có khi lên đến 39 - 40°C, do ảnh hưởng của
gió phơn Tây nam (hay còn được gọi là gió Lào) vượt qua dãy trường sơn với
tính chất khô, nóng lan rộng khắp vùng do đó nhiệt độ trung bình vào mùa hè
từ 25,5- 33°·C. Lượng mưa: Mưa thường tập trung với cừng độ lớn vào tháng
8, 9 kèm theo bảo, lũ. Lượng mưa thời điểm này thường chiếm 75 – 80% tổng
lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình từ 1500 - 2500mm/năm.
- Thủy văn
Tân Hương có tiềm năng nước khá phong phú nhưng lại biến đổi phức
tạp do địa hình dốc, lưu vực nhỏ, mùa đông thừa nước còn mùa hè (tháng 5-7)
thường khô hạn thiếu nước.
Trong xã có khe suối chảy giữa thung lũng kế xã Đức Đồng ra sông
Ngàn sâu với chiều dài khoảng 5km bắt nguồn từ đầu xã chãy đến cuối xã
cung cấp nước cho các đồng ruộng dọc theo khe suối. Trong xã có 6 con đập
đó là đập Thanh Niên, đập Hồ Trúc, đập Cánh Gà, đập Ác, đập Quan và đập
Hoa Đào cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp.
17
- Thổ nhưỡng
Đất đồi núi trong xã chủ yếu là đất vàng đỏ, đất thịt nhẹ, đất cát pha và
đất có nhiều đá lẫn.
2.3.2. Đặc điểm dân sinh kinh tế- xã hội
- Dân số, lao động
Hiện nay trong xã có tổng số là 406 hộ gia đình với 1542 nhân khẩu.
Dân số được phân bố theo 4 thôn rải đều theo hai bên chân núi.
Tổng số lao động toàn xã là 807 lao động chiếm 52,33 % dân số toàn
xã, chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp như lúa, ngô, lạc, chăn nuôi gia
súc gia cầm, một số bộ phận nhỏ hoạt động trong lỉnh vực thương mại, dịch
vụ nhỏ.
- Dân sinh kinh tế
Trong những năm gần đây nền kinh tế của xã đã phát triển theo xu
hướng tích cực đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tổng sản lượng lương
thực năm 2011 đạt 704 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 434
kg/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/người/năm.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,5 %.
- Tình hình cơ sở hạ tầng
Về giao thông: Nhìn chung xã có đường giao thông đi lại thuận tiện, có
các đường liên xã mới được nâng cấp. tuy vậy vẫn còn nhiều đoạn đường đất
ở các thôn còn gồ ghề đi lại khó khăn đặc biệt vào mùa mưa.
Về thủy lợi: Hàng năm xã thường xuyên chỉ đạo nạo vét, tu sửa kênh
mương, hồ đập tạo điều kiện cho việc tưới tiêu phục vụ cho công tác sản xuât.
Đặc biệt đầu năm 2011 đập thanh niên ở địa bàn thôn 4 đã hoàn thành đưa
vào sử dụng phục vụ cho sản xuất.
Về y tế: Trạm y tế được xây dựng ở trung tâm xã, cơ sở y tế có nhiều
chuyển biến, cơ sở vật chất đảm bảo. Do đó đảm bảo công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân.
Về văn hóa: Người dân trong xã vẩn giử được những nét văn hóa
truyền thống của dân tộc từ xưa đến nay. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể dục thể thao được triển khai thực hiện đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ
chính trị của ngành và của địa phương. Tổ chức công tác mừng đảng mừng
xuân tạo không khí vui tươi lành mạnh trong dịp tết không có hiện tượng mê
18
tín dị đoan. Triển khai bình xét gia đình văn hóa, toàn xã có 232 hộ đạt gia
đình văn hóa chiếm 57,14 %.
Về giáo dục: Nhìn chung giáo dục trong xã được chú trọng, trường cấp
một và mẩu giáo được xây dựng khang trang và có trang thiết bị dạy học đầy
đủ, 100% trẻ em ở độ tuổi đi học được đến trường, không có học sinh bỏ học
giữa chừng, phong trào khuyến học ngày càng phát triển. Số học sinh lên lớp
và tốt nghiệp các cấp đạt kết quả cao. Đặc biệt năm học vừa qua có 17 em đậu
đại học, 5 em cao đẳng, còn lại vào các trường chuyên nghiệp và dạy nghề
khác [2].
19
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề sử dụng và quản lý đất nông lâm nghiệp tại xã Tân Hương-
Huyện Đức Thọ- Tỉnh Hà Tĩnh.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn xã Tân Hương - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu tại xã Tân Hương - Huyện Đức
Thọ- Tỉnh Hà Tĩnh
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 06/02/2012 đến ngày 30/04/2012
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá về hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp tại xã Tân Hương
- Tình hình biến động đất đai tại xã Tân Hương giai đoạn 2006 – 2011
- Đánh giá thực trạng sử dụng đât trồng cây nông lâm nghiệp
- Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp
- Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc sử dụng
đất nông lâm nghiệp
- Đề xuất một số giải pháp về sử dụng đất nông, lâm nghiệp có hiệu quả.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp
* Kế thừa có chọn lọc các số liệu có sẵn tại UBND xã
Tiến hành thu thập các tài liệu, báo cáo, tư liệu, … sẵn có, có liên quan
tới đối tượng và khu vực nghiên cứu (từ các phòng ban chuyên môn trong xã).
+ Tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm
+ Các số liệu về hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên
+ Tài liệu về tình hình kinh tế, xã hội
+ Số liệu khí tượng thủy văn
20
+ Tài liệu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể. Các hệ
thống chính sách có liên quan đến việc sử dụng đất đai địa phương.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
+ Các chính sách, quy định về quy hoạch và phát triển rừng và đất rừng
+ Các báo cáo tổng kết và kế hoạch giao đất giao rừng và báo cáo diễn
biến tài nguyên rừng trên địa bàn nghiên cứu.
* Phỏng vấn cán bộ và người dân
Phỏng vấn cán bộ địa phương gồm có: cán bộ địa chính, Ban lâm
nghiệp xã, Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, Chủ tịch UBND xã, Hội nông
dân, (Bộ câu hỏi phần phụ lục, phụ biểu 02).
Phỏng vấn người dân thông qua phiếu phỏng vấn hộ gia đình gồm 30
hộ (Bộ câu hỏi phần phụ lục, phụ biểu 03).
Bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
Sử dụng bộ công cụ (PRA): Quan sát trực tiếp và phỏng vấn
3.4.2. Công tác nội nghiệp
Là công việc được tiến hành sau khi đã hoàn thành tất cả các phương
pháp nghiên cứu trên đã được thực hiện và thu thập được đầy đủ các số liệu
cần thiết rồi xử lý số liệu trên Excel, hoàn thành các bảng biểu. Sau khi đã
tính toán số liệu thì tiến hành viết báo cáo.
21
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp và giao đất lâm nghiệp tại
xã Tân Hương
Qua điều tra và tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Hương tôi
đã thu được kết quả sau:
Bảng 4.1: Hiện Trạng Sử Dụng Đất Của Xã Tân Hương Năm 2011
Đơn vị: ha
STT Loại đất Mã
Diện tích
(ha)
Đất đã giao phân loại theo đối tượng
Hộ gia
đình cá
nhân
UBND
cấp xã
Tổ
chức
kinh
tế
Cơ quan
đơn vị
của nhà
nước
Tổng diện tích tự nhiên 1689,25 840,76 167,02 680,23 1,24
1 Đất nông nghiệp NNP 1536,52 827,26 29,04 680,22
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 466,46 396,28 27,33 42,85
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 179,73 175,96 3,77
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 85,52 83,79 1,73
1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 72,25 70,99 1,26
1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 13,27 12,80 0,47
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 94,21 92,17 2,04
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 286,73 220,32 23,56 42,85
1.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 42,85 42,85
1.1.2.2 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 243,88 220,32 23,56
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1060,74 423,37 637,37
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1060,74 423,37 637,37
1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 154,80 154,80
1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 888,94 423,37 465,57
1.2.1.3 Đất trồng rừng sản xuất RSM 17,00 17,00
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 9,32 7,61 1,71
2 Đất phi nông nghiệp PNN 112,96 13,50 98,03
2.1 Đất ở OTC 13,50 13,50
2.2 Đất chuyên dùng CDG 52,79 51,54 0,01 1,24
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 6,82 682
2.4
Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng
SMN 39,85 39,85
3 Đất chưa sử dụng CSD 39,77 37,77
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 13,16 16,16
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng NCS 26,61 26,61
22
(Nguồn: Số liệu phòng địa chính xã 01/01/2012)
Qua bảng 4.1 ta thấy xã Tân Hương có tổng diện tích đất tự nhiên là
1689,25 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm chủ yếu.
Đất sản xuất nông nghiệp 466,46 ha chiếm 27,61% diện tích đất toàn
xã, trong đó đất chuyên trồng lúa 72,25 ha chiếm 4,28%. Đất trồng lúa còn lại
13,27 ha chiếm 0,78% diện tích đất tự nhiên của xã. Đây là diện tích đất
thường phân bố ở những nơi cao nên sẽ thiếu nước vào mùa khô hạn do đó
chỉ cấy lúa được vào vụ đông xuân, còn vào mùa hè nắng nóng nên chỉ trồng
được một số loài cây hoa màu.
Trong xã đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất 1060,74 ha chiếm 62,79%
tổng diện tích đất tự nhiên, toàn bộ diện tích đất này là đất rừng sản xuất,
trong đó đất rừng trồng là 905,94 ha chiếm 53,63 % chủ yếu là trồng keo,
bạch đàn, thông nhựa, cao su. Diện tích rừng tự nhiên tái sinh 154,80 ha
chiếm 9,16 % nhưng trữ lượng rừng thấp, những cây gỗ lớn rất hiếm chỉ còn
những cây có giá trị thấp, chủ yếu là cây bụi và cây tái sinh .
Đất phi nông nghiệp 112.96 ha chiếm 6,68 % diện tích đất tự nhiên,
bao gồm 4 loại đất là đất ở 13,50 ha chiếm 0,8 %. Đất chuyên dùng 52,79 ha
chiếm 3,13 %, đất nghĩa địa 6,82 ha chiếm 0,40 % và đất mặt nước, sông,
suối chuyên dùng 39,85 ha chiếm 2,36 % diện tích đất tự nhiên toàn xã.
Đất chưa sử dụng trong xã còn khá nhiều 39,77 ha chiếm 2,35 % diện
tích đất tự nhiên trong đó đất bằng chưa sử dụng 13,16 ha chiếm 0,78 %, đây
là diện tích đất đất cằn cỗi có nhiều đã lẫn không thích hợp cho sản xuất nông
nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng 26,61 ha chiếm 1,57 % diện tích đất tự nhiên
của xã, diện tích đất này có nhiều đá lẫn, cằn cỗi, đất dốc và ở xa khu dân cư
nên chưa sử dụng.
4.2. Tình hình biến động đất đai tại xã Tân Hương qua các năm
23
Để thấy được sự thay đổi của các loại hình sử dụng đất, tôi tiến hành
điều tra tình hình biến động đất đai của xã giai đoạn 2006 - 2011 thu được kết
quả sau:
24
Bảng 4.2: So Sánh Biến Động Các Loại Đất Theo Mục Đích Sử Dụng
Đơn vị: ha
STT Loại đất Mã
Diện tích
năm 2006
Diện tích
năm 2011
Biến động 2006-
2011
Tổng diện tích tự nhiên 1686,79 1689,25 + 2,46
1 Đất nông nghiệp NNP 1299,48 1536,52 + 237,04
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 197,83 466,46 + 268,63
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 128,33 179,73 + 51,4
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 96,6 85,52 - 11,08
1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 65,85 72,25 + 6,4
1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 32,75 13,27 - 19,48
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 27,23 94,21 + 66,98
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 69,5 286,73 + 217,23
1.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 42,85 +42,85
1.1.2.2 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 69,5 243,88 + 174,38
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1096,15 1060,74 - 35,41
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 788,85 1060,74 + 271,89
1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 154,80 + 154,80
1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 782,65 888,94 +106,29
1.2.1.3 Đất trồng rừng sản xuất RSM 6,2 17,00 10,8
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 307,3 - 307,3
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 5,5 9,32 + 3,82
2 Đất phi nông nghiệp PNN 137,23 112,96 - 24,27
2.1 Đất ở OTC 13,50 13,50 0
2.2 Đất chuyên dùng CDG 29,19 52,79 +23,6
2.3 Đất nghĩa trang,nghĩa địa NTD 7,1 6,82 - 0,28
2.4 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
SMN 87,44 39,85 - 47,59
3 Đất chưa sử dụng CSD 250,08 39,77 - 210,31
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 42,63 13,16 - 29,47
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng NCS 207,45 26,61 - 180,84
(Nguồn: Số liệu phòng địa chính xã 2006-2011)
25
Qua bảng 4.2 trên có thể thấy mức độ biến động đất đai của xã Tân
Hương từ năm 2006 đến 2011. Cụ thể tình hình biến động các loại đất của xã
qua các năm được thể hiện như sau:
Tính đến ngày 01/01/2012 xã Tân Hương có tổng diện tích đất tự nhiên
là 1689,25 ha tăng so với năm 2006 (năm 2006 là 1686,79 ha) là 2,46 ha là do
điều chỉnh địa giới hành chính một phần đất lâm nghiệp với xã Đức Lạng và
xã Đức An.
* Biến động về đất sản xuất nông nghiệp
Từ năm 2006-2011 diện tích đất sản xuất nông nghiệp có sự biến động
lớn tăng 268,63 ha. Diện tích đất này tăng lên chủ yếu lấy từ đất chưa sử dụng
được cải tạo. Nguyên nhân là do thiếu đất sản xuất nên sau khi xây dụng một
số công trình thủy lợi nên người dân đã khai hoang sản xuất.
Đây là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội khi dân số
ngày một đông để đảm bảo an ninh lương thực cho người dân. Qua bảng 4.2
cho ta thấy tuy đất sản xuất nông nghiệp tăng mạnh nhưng đất trồng lúa còn
lại có xu thế giảm mạnh (- 19,48 ha), trong khi đó diện tích đất trồng cây hằng
năm (đất màu), lại tăng cao bởi vì như chúng ta đã biết thời tiết ngày càng
khắc nhiết, sự nóng lên của trái đất diện tích này giờ không phù hợp cho trồng
lúa nước nên người dân đã chuyển sang trồng Ngô, Lạc, Đậu xanh mang lại
hiệu quả sử dụng đất cao hơn.
* Biến động đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp đầu năm 2006 là 1096,15 ha đến năm 2011 là
1060,74 ha, trong 5 năm qua diện tích đất lâm nghiệp giảm 35,41 ha do
chuyển đổi mục đích sử dụng sang sản xuất nông nghiệp, làm nhà ở, …
Đất rừng sản xuất tăng do chuển từ đất rừng phòng hộ sang, đất có rừng
tự nhiên năm 2006 không có nhưng đến năm 2011 là 154,80 ha là do chuyển
từ rừng phòng hộ sang. Nguyên nhân là do quá trình rà soát phân loại ba loại
rừng. Trước đây có rừng phòng hộ bởi vì những khu rừng tốt + rừng trồng
theo dự án 327, 661 được liệt kê vào rừng phòng hộ.
* Biến động đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp đầu năm 2006 là 137,23 ha đến 2011 chỉ
còn 112,96 ha giảm 24,27 ha. Trong đó đất sông suối và mặt nước chuyên dùng