Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận Các vấn đề và công cụ xây dựng SCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
=====o0o=====

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: CÁC MÔ HÌNH VÀ KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Đề tài: Các vấn đề và công cụ xây dựng SCM (Supply chain management):
các kỹ thuật tiêu biểu, các công cụ điển hình, các ứng dụng điển hình, áp
dụng tại doanh nghiệp của anh chị đang làm việc.

NHÓM 09

Giáo viên giảng dạy:

PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng

Sinh viên thực hiện:

Vũ Thị Thùy Như
Phạm Thị Nhung
Nguyễn Thị Thi

Lớp:

12BCNTT2

Hà Nội, tháng 2/2013

1



2


MỤC LỤC

Mở đầu .................................................................................................................3
Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng ........................................................4
1.1 Định nghĩa về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng.............................4
1.2 Lợi ích của quản trị chuỗi cung ứng................................................................5
1.3 Các mô hình quản trị chuỗi cung ứng............................................................5
1.4 Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng ..................................................7
1.5 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng.................................................................8
Chương 2: Các kỹ thuật, công cụ và ứng dụng điển hình của
chuỗi cung ứng...................................................................................................10
2.1 Các kỹ thuật điển hình...................................................................................10
2.2 Công cụ điển hình .........................................................................................12
2.3 Một vài chuỗi cung ứng điển hình.................................................................13
Chương 3: Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya và thử nghiệm tại
Công ty Cổ phần Thiết bị Tân Phát.................................................................16
3.1 Giới thiệu về phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya............................16
3.2 Các ưu điểm của phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya......................17
3.3 Các tính năng chính của phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya..........19
3.4 Thử nghiệm phần mềm tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Tân Phát....................22
Kết luận..............................................................................................................28

3


MỞ ĐẦU


Để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh đầy biến động như
hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của
nhà cung cấp cũng như khách hàng của họ bằng việc xây dựng riêng cho mình
một chuỗi cũng ứng hoàn chỉnh. Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo
nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí không cần thiết; nâng cao giá trị gia
tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm với đối thủ. Ngoài ra,
nó còn giúp cho nền công nghiệp trong nước gia nhập chuỗi giá trị sản xuất toàn
cầu, phát triển thị trường tiêu thụ ra toàn thế giới. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp
phải quan tâm sâu sắc đến toàn bộ dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức
thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận
chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thiện và những điều mà người tiêu dùng yêu
cầu.
Vậy các doanh nghiệp phải làm gì để xây dựng được chuỗi cung ứng đáp
ứng được những yêu cầu của thị trường.
Đề tài nghiên cứu các vấn đề và công cụ xây dựng SCM (Supply chain
management): các kỹ thuật tiêu biểu, các công cụ điển hình, các ứng dụng điển
hình, áp dụng tại doanh nghiệp cụ thể được thực hiện với các nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng
Chương 2: Các kỹ thuật, công cụ và ứng dụng điển hình của chuỗi
cung ứng
Chương 3: Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya và thử nghiệm
tại Công ty Cổ phần Thiết bị Tân Phát
Sau đây chúng ta sẽ đi xem xét từng nội cung cụ thể.

4


Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.1


Định nghĩa về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng.
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều

nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được
vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ
và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến luợc
chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong
chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng, cũng được xem như một mạng luới liên kết, bao
gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và
các cửa hàng bán lẻ, nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm
hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở (xem hình 1-1).

Hình 1.1: Chuỗi cung ứng điển hình
Vậy chuỗi cung ứng là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng,
nhưng chưa có một định nghĩa nào được coi là chuẩn. Chuỗi cung ứng là một chuỗi
hoạt động bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay
người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân
phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu biến đổi các nguyên liệu
này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay
người tiêu dùng”(Theo Introduction to Supply chain management- Ganeshan&
Harison) hay “Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô
từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng qua hệ thống phân
phối”( Trong cuốn The evolution of supply chain management model and practice-

5


Lee& billington). Từ nhiều định nghĩa trên có thể hiểu chuỗi cung ứng bao gồm tất cả
các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu
cầu khách hàng.

Nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi cung ứng đó là khách hàng cuối
cùng, nên họ là yếu tố tiên quyết của chuỗi cung ứng. Mục đích then chốt cho sự hiện
hữu của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trong tiến
trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Các hoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu với thực
hiện đơn đặt hàng và kết thúc khi khách hàng nhận và thanh toán đơn hàng.
Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách thích
hợp và hiệu quả nhà cung cấp, nguời sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng
nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu
cầu về chất luợng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa
mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ.
1.2

Lợi ích của quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng giúp nâng cao hiệu suất của các dòng sản phẩm thông

qua việc liên kết với nhà cung cấp cũng như khách hàng, từ đó giúp nâng cao dịch vụ
khách hàng và giảm chi phí.
Lợi ích thứ hai của quản trị chuỗi cung ứng là quản lý một cách hệ thống tổng chi
phí từ khâu vận chuyển, phân phôi đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất
và thành phẩm. Nói cách khác là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống vì giảm
được các chi phí không cần thiết.
Cuối cùng, do tập trung vào việc phối hợp một cách hiệu quả hoạt động của nhà
cung cấp, người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, quản trị chuỗi cung ứng sẽ nâng
cao sức cạnh tranh cho các công ty, đáp ứng nhanh chóng sự thay đổi của thị trường.
1.3

Các mô hình quản trị chuỗi cung ứng
Một công ty sản xuất sẽ nằm trong “mô hình đơn giản”, khi họ chỉ mua nguyên

vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trực

tiếp cho người sử dụng. Ở đây, công ty chỉ phải xử lý việc mua nguyên vật liệu rồi sản
xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy nhất

(single-site).

Trong mô hình phức tạp, doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp
(đây cũng chính là thành phẩm của đơn vị này), từ các nhà phân phối và từ các nhà
máy “chị em” (có điểm tương đồng với nhà sản xuất). Ngoài việc tự sản xuất ra sản
6


phẩm, doanh nghiệp còn đón nhận nhiều nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất
từ các nhà thầu phụ và đối tác sản xuất theo hợp đồng. Trong mô hình phức tạp này, hệ
thống SCM phải xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc mua qua trung gian, làm ra
sản phẩm và đưa sản phẩm đến các nhà máy “chị em” để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm
hoàn thiện. Đơn đặt hàng có thể được chuyển từ các địa điểm xác định, đòi hỏi công ty
phải có tầm nhìn về danh mục sản phẩm/dịch vụ đang có trong toàn bộ hệ thống phân
phối. Các sản phẩm có thể tiếp tục được phân bổ ra thị trường từ địa điểm nhà cung
cấp và nhà thầu phụ. Sự phát triển trong hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng đã tạo
ra các yêu cầu mới cho các quy trình áp dụng SCM. Chẳng hạn, một hệ thống SCM xử
lý những sản phẩm được đặt tại các địa điểm của khách hàng và nguyên vật liệu của
nhà cung cấp lại nằm tại công ty sản xuất.
Vì vậy, quản trị chuỗi cung ứng phát triển đồng thời theo hai hướng:
(1) Quản trị cung ứng và thu mua nhấn mạnh về phía khách hàng công nghiệp
hoặc khách hàng tổ chức.
(2) Vận tải và hậu cần ra bên ngoài nhấn mạnh về phía nhà bán sỉ và nhà bán lẻ.
Mức độ phổ biến của các liên minh với nhà cung cấp và khách hàng (nhà cung
cấp của nhà cung cấp và khách hàng của khách hàng) từ cuối thập niên 1990 đến ngày
nay hàm ý rằng chúng lệ thuộc nhiều vào vận tải, tồn kho và dịch vụ hậu cần. Xây
dựng mối quan hệ cũng xảy ra đối với nhiều nhà cung cấp dịch vụ thứ ba hoặc các

doanh nghiệp sử dụng chúng để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa liên tục và không bị
gián đoạn. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu suất và thành tích của mối quan hệ này theo
từng giai đoạn cũng đồng hành với sự phát triển của quản trị chuỗi cung ứng. Ngày
nay, một trong những thách thức liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng mà nhiều
doanh nghiệp đang phải đối diện đó là cách thức đánh giá đầy đủ, toàn diện hiệu suất
trong một chuỗi cung ứng toàn cầu và rõ ràng là cực kỳ phức tạp.
Đối với ngành bán sỉ và bán lẻ, trọng tâm của quản trị chuỗi cung ứng là những
vấn đề về vị trí và hậu cầu hơn là vấn đề sản xuất. Quản trị chuỗi cung ứng trong
những ngành này thường liên quan đến việc đáp ứng nhanh chóng hoặc hậu cần tích
hợp. Thành tựu của hệ thống chuyển đổi dữ liệu điện tử nội bộ (EDI), hệ thống mã
vạch, Internet và công nghệ quét sóng băng tầng trong hai thập kỷ qua đã hỗ trợ mạnh
mẽ sự phát triển của khái niệm chuỗi cung ứng tích hợp.
Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ sử dụng quản trị chuỗi cung ứng nhằm

7


đương đầu với tính phức tạp và không chắc chắn chưa từng có của thị trường nhằm
giảm thiểu tồn kho trong suốt chuỗi cung ứng. Việc phát triển nhanh chóng các phần
mềm quản trị chuỗi cung ứng khách hàng/máy chủ mà điển hình bao gồm việc tích
hợp quản trị chuỗi cung ứng với các cấu thành của thương mại điện tử đã hỗ trợ đắc
lực cho sự phát triển và ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng. Chia sẻ thông tin với các
đối tác chuỗi cung ứng thông qua EDI và Internet cho phép doanh nghiệp tích hợp
chức năng tồn kho, hậu cần, mua nguyên vật liệu, vận chuyển và các chức năng khác
nhằm tạo ra phương thức quản trị tiên phong và hiệu quả hơn. Trong tương lai, chúng
ta sẽ hy vọng rằng quản trị chuỗi cung ứng nhấn mạnh đến việc mở rộng chuỗi cung
cấp, gia tăng trách nhiệm của chuỗi và nhấn mạnh hơn nữa vào chuỗi cung ứng “xanh”
cũng như cắt giảm đáng kể chi phí của chuỗi.
1.4


Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng được xem như đường ống hoặc dây dẫn điện nhằm quản

trị một cách hữu hiệu và hiệu quả dòng sản phẩm/nguyên liệu, dịch vụ, thông tin và tài
chính từ nhà cung cấp của nhà cung cấp xuyên qua các tổ chức/ công ty trung gian
nhằm dến với khách hàng của khách hàng hoặc một hệ thống mạng luới hậu cần giữa
nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng.
Các nhân tố tham gia vào chuỗi cung ứng bao gồm:


Nhà cung cấp nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong cung cấp nguyên
vật liệu cho nhà máy sản xuất, nguồn nguyên liệu có thể nằm ờ khắp mọi nơi
trên thế giới. Thông thường, những nhà cung cấp này cung cấp nguyên liệu
thô, chi tiết của sản phẩm là chủ yếu.



Nhà sản xuất là nơi sử dụng nguyên liệu chế biến thành những sản phẩm
hoàn thiện hoặc đầu vào cho quá trình khác, đáp ứng nhu cầu khách hàng.



Nhà bán buôn có vai trò cung ứng hàng hóa từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ
hoặc bán trực tiếp đến người tiêu dùng cuôi cùng với số lượng lớn.



Nhà bán lẻ là nơi trực tiếp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng




Khách hàng là người tạo ra giá trị cho toàn bộ chuỗi cung ứng, giữ vị trí
quan trọng và mọi hoạt động của chuỗi cung ứng đểu nhằm thảo mãn tốt nhất
nhu cầu của khách hàng

8


Hình 1.2 Chuỗi cung ứng của nhà sản xuất
Tương ứng với cấu trúc của chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm 3
quá trình chủ yếu:


Quản trị quan hệ khách hàng (customer relationship management): Tất cả
các quá trình tập trung vào giao diện giữa công ty và khách hàng



Quản trị chuỗi cung cấp nội bộ( Internal supply chain management): Các
quá trình nội bộ trong công ty



Quản trị quan hệ nhà cung ứng( Supplier relationship management): quản
lý toàn bộ hoạt động của công ty trong mối quan hệ với các tổ chức cung cấp
nguồn hàng và dịch vụ.

1.5

Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

1.6.1. Đối với nền kinh tế
Xét dưới góc độ nền kinh tế, quản trị chuỗi cung ứng mang đến môi trường kinh

doanh lành mạnh, với triết lý hai bên cùng có lợi, sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn
lực trong xã hội cả về con người, nguồn lực tự nhiên…Có sự kết hợp chặt chẽ giữa các
nguồn lực này mà các luồng giao dịch trong nền kinh tế sẽ hỗ trợ và giao dịch suôn sẻ
hơn. Nhờ đó, tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung. Khi nền kinh
tế hoạt động hiệu quả thì nó sẽ là lợi thế khi hội nhập với nền kinh tế của quốc gia
khác trên thế giới.
1.6.2. Đối với doanh nghiệp
Quản trị chuỗi cung ứng có vai trò rất lớn trong công ty, vì nó giải quyết cả đầu
vào lẫn đầu ra của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguôn
9


nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng
hóa, dịch vụ mà quản trị chuỗi cung ứng có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng
cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có không ít công ty đã gặt hái nhiều thành công lớn nhờ
biết soạn thảo chiến lược hậu cần và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng thích hợp,
ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra quyêt định sai lầm như
lựa chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán dự trữ
không phù hợp…
Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng còn hỗ trợ cho hoạt động marketing mà đôi
khi người ta còn coi chức năng của hai hoạt động này là một. Chính quản trị chuỗi
cung ứng đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đứng nơi, đúng khách
hàng, đúng số lượng, đúng thời điểm…với tổng chi phí thấp nhất.
Trong một công ty luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng: thứ
nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới các thông tin
tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ, thứ hai là bản thân chức năng sản xuất,
tập trung vào những phương tiện thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình

sản xuất, thứ ba là tạp trung vào sản xuất sản phẩm, phân phối và một lần nữa hướng
tới nhứng thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.

10


Chương 2: Các kỹ thuật, công cụ và ứng dụng điển hình của
chuỗi cung ứng
2.1 Các kỹ thuật điển hình
2.1.1 Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchànge - EDI) là việc trao đổi các
dữ liệu dưới dạng có cấu trúc (stuctured form - có cấu trúc nghĩa là các thông tin trao
đổi được với các đối tác thỏa thuận với nhau tuân thủ theo một khuôn dạng nào đó) từ
máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa
thuận buôn bán với nhau, tự động hóa hoàn toàn không cần có sự can thiệp của con
người.
• Hoạt động:
Khi giao dịch được thực hiện bằng EDI, hệ thống máy tính của công ty bạn sẽ
hoạt động như một kho dự trữ các dữ liệu cần thiết để hỗ trợ các giao dịch đó. Khi
được sử dụng, EDI rút thông tin từ những ứng dụng của công ty và truyền tải các
chứng từ giao dịch phi giấy tờ dưới dạng máy tính đọc được qua đường dây diện thoại
hoặc các thiết bị viễn thông khác. Ở đầu nhận, dữ liệu có thể nhập trực tiếp vào hệ
thống máy tính của đối tác, được tự động xử lý với các ứng dụng nội bộ tại nơi nhận.
Toàn bộ quá trình này diễn ra trong vài phút mà không cần phải gõ lại thông tin và
tránh cho các bên những phiền toái về giấy tờ đi kèm với việc xử lý văn bản bằng tay.
Sử dụng EDI qua đó sẽ giúp tăng giá trị khoản đầu tư của công ty bạn cho việc ứng
dụng phần mềm giao dịch. Hơn nữa việc tạo, gửi và nhận các chứng từ giao dịch EDI
có thể được tự động hoá và tích hợp với những ứng dụng máy tính hiện hành trong nội
bộ công ty
• Lợi ích

 Sự tiện lợi của việc trao đổi chứng từ giao dịch cả trong và ngoài giờ làm
việc
 Chi phí giao dịch thấp hơn
 Dịch vụ khách hàng tốt hơn
 Khả năng đối chiếu so sánh chứng từ tự động, nhanh chóng và chính xác
 Dữ liệu được lưu chuyển một cách hiệu quả hơn cả ở mức nội bộ và liên
công ty.
 Quan hệ đối tác đem lại hiệu suất cao hơn
• Đặc trưng
 EDI là chỉ nhập nhu cầu thông tin trên hệ thống máy tính một lần, và sau đó
nó có thể để tăng tốc độ giao dịch và để giảm chi phí.
2.1.2 Mã vạch

11


Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và
vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng
của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể
đọc được.
Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu nhận
hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến
máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Nó thường có một nguồn sáng kèm theo
thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang
chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện.
Mã vạch sau khi quét sẽ được giải mã bằng 1 phần mềm để cho ra mã số ban đầu.
Tùy theo công nghệ đang dùng và tùy theo loại máy quét, máy đọc mà phần mềm giải
mã có thể là 1 phần mềm dưới dạng Firmware nằm ngay trong máy quét và có thể
được hiển thị bằng các file văn bản thông thường như Notepad, Wordpad, hay là 1
phần mềm chuyên dụng kèm theo thiết bị hoặc do người sử dụng viết chương trình

ứng dụng.
Mã vạch quy định cụ thể tên của sản phẩm và nhà sản xuất của nó, với mã vạch
in trên hầu hết các hàng hóa, máy quét có thể được dùng để kiểm tra cập nhật số hàng
tồn kho cho các điểm bán hàng và giúp tổng hợp dễ dàng dữ liệu hàng tồn kho vào các
cơ sở dữ liệu tập trung
Mã vạch được dùng để nâng cao hiệu quả trong không gian bán lẻ. Các lĩnh vực
đồ uống có được sử dụng mã vạch để theo dõi và quản lý hàng tồn kho của mình để
giảm tổn thất sản phẩm và tăng doanh thu.
Mã vạch được sử dụng rộng rãi trong chuỗi cung cấp để xác định và theo dõi
hàng hóa tại tất cả các giai đoạn.
2.1.2 Radio Frequency Identification (RFID)
Kỹ thuật RFID có liên quan đến hệ thống không dây cho phép một thiết bị đọc
thông tin được chứa trong một chip không tiếp xúc trực tiếp mà ở khỏang cách xa, mà
không thực hiện bất kỳ giao tiếp vật lý nào hoặc yêu cầu một sự nhìn thấy giữa hai cái.
Nó cho ta phương pháp truyền và nhận dữ liệu từ một điểm đến điểm khác.
• Thành phần
Một hệ thống RFID toàn diện bao gồm bốn thành phần:
 Thẻ RFID được lập trình điện tử với thông tin duy nhất.
 Các reader hoặc sensor (cái cảm biến) để truy vấn các thẻ.
 Anten
 Server
• Hoạt động
Một hệ thống RFID có ba thành phần cơ bản: thẻ, đầu đọc, và một host computer.
Thẻ RFID gồm chip bán dẫn nhỏ và anten được thu nhỏ trong một số hình thức đóng
gói. Mỗi thẻ được lập trình với một nhận dạng duy nhất cho phép theo dõi không dây
đối tượng hoặc con người đang gắn thẻ đó. Bởi vì các chip được sử dụng trong thẻ

12



RFID có thể giữ một số lượng lớn dữ liệu, chúng có thể chứa thông tin như chuỗi số,
thời dấu, hướng dẫn cấu hình, dữ liệu kỹ thuật, sổ sách y học, và lịch trình. Hệ thống
RFID cũng sử dụng bốn băng thông tần số chính: tần số thấp (LF), tần số cao (HF),
siêu cao tần (UHF) hoặc sóng cực ngắn (viba). Các hệ thống trong siêu thị ngày nay
hoạt động ở băng thông UHF, trong khi các hệ thống RFID cũ sử dụng băng thông LF
và HF. Băng thông viba đang được để dành cho các ứng dụng trong tương lai.
RFID reader gồm một anten liên lạc với thẻ RFID và một đơn vị đo điện tử học
đã được nối mạng với host computer.
• Ưu điểm:
Khả năng đọc dữ liệu từ xa, bộ nhớ chứa nhiều thông tin hơn, thông tin sản phẩm
có thể sửa đổi và cập nhật một cách nhanh chóng, được lưu lại đảm bảo tính chính xác.
Thẻ RFID cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm như: chủng loại, tên sản phẩm,
ngày nhập kho, giá, vị trí trong kho, thời hạn sử dụng. Với những thông tin sản phẩm
được mã hóa và chuyển về máy chủ xử lý, nhà quản trị có thể dễ dàng lập kế hoạch
tiếp theo cho sản phẩm trong dây chuyền cung ứng của mình
• Nhược điểm của hệ thống RFID
 Giá cao
 Dễ bị ảnh hưởng gây tổn thương
 Việc thủ tiêu các thẻ phô ra
 Các vấn đề đầu đọc, bộ cảm ứng cổng exit
 Những liên quan riêng tư người sử dụng
 Đụng độ đầu đọc
 Đụng độ thẻ
 Thiếu chuẩn
2.2 Công cụ điển hình
2.2.1 Epicor Supply Chain Software


Epicor là một trong các nhà cung cấp ERP lớn trên toàn thế giới, hỗ trợ hơn
20.000 khách hàng trên 150 quốc gia.

• Epicor là phần mềm quản lý chuỗi cung ứng có khả năng mở rộng cao và phù
hợp cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô, giúp người dùng tăng hiệu suất chuỗi
cung ứng.
• Epicor có khả năng tùy biến cao vì sử dụng kiến trúc hướng dịch vụ (SOA),
điều này tức là hệ thống dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác.
• Phần mềm Epicor SCM có 2 đặc điểm quan trọng :
 Cho phép người dùng tổ chức hầu như tất cả các dữ liệu, chức năng, và báo
cáo thành một bộ duy nhất, cho phép các doanh nghiệp để tập trung vào việc
tối đa hóa tăng trưởng và ít phải lo lắng hơn về việc quản lý dữ liệu từ nhiều
nguồn.

13


 Bởi vì khả năng kinh doanh độc đáo của Epicor, tất cả các quy trình kinh

doanh có thể được cập nhật một cách dễ dàng và theo yêu cầu mà không cần
thay đổi mã nguồn. Hơn nữa, các tùy chỉnh này được giữ lại với mỗi lần
nâng cấp từ Epicor.
2.2.2 Accellos One Warehouse and One 3PL











Accellos One Warehouse kết hợp tần số vô tuyến và công nghệ mã vạch kế toán
để tích hợp và phần mềm vận chuyển, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) hệ thống,
Crystal Reports và kho thiết bị tự động hóa
Accellos One Warehouse có tùy biến cao, nó là ý tưởng cho bất cứ nhà phân
phối bán buôn, bao gồm các phân đoạn như tự động, đóng gói, dược phẩm, thực
phẩm và điện tử
Accellos One Warehouse giúp các công ty kiểm soát chặt chẽ hơn trong lĩnh
vực kinh doanh, tăng năng suất, giảm chi phí và tăng sự hài long của khách
hàng.
Nó cung cấp các công cụ để cải thiện độ chính xác hàng tồn kho và ghi nhận
nhãn phù hợp với khách hàng bằng cách giao tiếp trực tiếp với Zebra và máy in
mã vạch.
Accellos cũng tích hợp với các loại khác nhau của thiết bị nhà kho tiêu chuẩn,
tối đa hóa hiệu quả của băng tải, carousels của công ty, quy mô và các máy
cubing. Tất cả các chuyển động bên trong, và ra khỏi kho được ghi lại và thu
trên máy tính cầm tay hoặc máy quét mã vạch của nhân viên kho và sau đó lưu
vào máy chủ Accellos Kho thông qua các phiên Telnet. Accellos dấu vết từng
bước, theo dõi lô, mã số và ngày hết hạn.

2.2.3 CoreIMS


CoreIMS là một phần mềm quản lý hàng tồn kho.
• Hệ thống được thiết kế để sử dụng cho các công ty có quy mô trung bình.
• CoreIMS là giải pháp trên nền web gồm các chức năng in mã vạch, quét và tích
hợp với bên thứ 3, nó rất phù hợp với các công ty có chức năng phân phối hàng
hóa.
2.3 Một vài chuỗi cung ứng điển hình
Hệ thống quản trị chuỗi cung cấp được ứng dụng để theo dõi việc lưu hành
của sản phẩm và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng ví dụ như chuỗi cung ứng của

một số hãng nổi tiếng như: NIKE, DELL, TOYOTA Việt Nam VINAMILK, Nokia …
tùy vào đặc thù kinh doanh của mỗi công ty chuỗi cung ứng sẽ được triển khai cho phù
hợp.
a. Chuỗi cung ứng của Công ty Toyota Việt Nam

Đặc điểm chuỗi cung ứng cuat Totyota Việt nam:

14


-

Quản trị nhà cung ứng

-

Quản trị quy trình sản xuất

-

Quản trị thông tin

-

Quản lý hàng tồn kho

-

Quản trị hệ thống phân phối


-

Dịch vụ khách hàng

b. Chuỗi cung ứng của Công ty Sữa Việt Nam – VINAMILK

Quản trị các nhà cung cấp: như các trang trại chăn nuôi bò sữa, các công ty

-

sản xuất bao bì, nhà máy đường, nhà cung cấp nguyên liệu phụ
-

Quản trị hệ thống phân phối, đại lý, bán lẻ

-

Quản lý tồn kho

-

Dịch vụ khách hàng

c. Chuỗi cung ứng của NOKIA

Nokia sử dụng 2 mô hình trong chuỗi cung ứng của mình đó là mô hình iHub và
NGSW:
-

Mô hình iHub

iHub là trung tâm dữ liệu và kĩ thuật được dùng để kết nối cơ sở hạ tầng ứng

dụng sản xuất của công ty đạt được một mức độ cạnh tranh, phát triển sản xuất, cải
thiện khả năng ứng dụng thông tin một cách hiệu quả phục vụ sản xuất, từ đó giảm chi
phí thông tin liên lạc giữa các bộ phận
Các chức năng chính của iHub:
+ Tham vấn và tự động hóa chu trình kinh doanh.
+ Ứng dụng thực hiện và phát triển khách hàng
+ Phát triển và thiết kế web.
+ Thương mại điện tử và kinh doanh điện tử

15


Hình 2.1: Mô hình iHub
-

Mô hình NGSW
Nokia xây dựng 2 cổng thông tin hoạt động dưới phần mềm quản l ý doanh

nghiệp Nokia:
Một là, cổng thông tin dành cho khách hàng đặt hàng gọi là Nokia Online
Hai là, cổng thông tin dành cho nhà cung cấp là Nokia Global Supply Web

Hình2.2: Mô hình giao tiếp với khách hàng và nhà cung cấp

16


17



Chương 3: Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya và thử nghiệm
tại công ty Cổ phần Thiết bị Tân Phát
3.1 Giới thiệu về phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya
Giải pháp chuỗi cung ứng Magaya bao gồm toàn bộ quá trình lên kế hoạch, áp
dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới
nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất
phát tới điểm tiêu thụ. Nó bao gồm tất cả các chức năng của hệ thống thương mại,
hệ thống quản lý datawarehouse và hệ thống hàng hóa, các chức năng mua, bán và
kết nối tất cả các quá trình từ báo giá tới đặt lệnh bán và chuyển hàng.
Quá trình mua hàng
Quá trình mua hàng bắt đầu với lệnh mua Purchase Order (PO), bao gồm
tất cả các thông tin đặt hàng. Lệnh mua được gửi tới nhà sản xuất hoặc nhà cung
cấp. Lệnh mua đươc chuyển thành lệnh đặt hàng Pickup Order. Sau đó hàng hóa
được gửi tới kho. Khi hàng hóa đến nơi, lệnh đặt hàng tự đồng chuyển thành biên
nhận kho Warehouse Receipt. Phòng kế toán sử dụng lệnh mua ban đầu để tạo
hóa đơn đưa tới tài khoản phải trả Accounts Payable và sau đó được sử dụng để
trả nhà cung cấp
Quá trình bán hàng
Quá trình bán hàng bắt đầu với truy vấn của khách hàng về hàng hóa và sự
giao giàng. Tạo bảng báo giá và gửi email tới khách hàng. Tất cả các thông tin từ
bảng báo giá được chuyển thành lệnh bán Sales Order và tự động chuyển thành
lệnh chuyển hàng Shipping order. Việc giao hàng trong địa Phương hoặc chuyển
hàng quốc tế được xử lý với tất cả các giấy tờ thương mại như hóa đơn vận chuyển,
danh sách khách hàng cùng hàng hóa và địa điểm vận chuyển đường hàng không,
bảng kê khai hàng hóa trên tàu để nộp hải quan và các giấy tờ khác. Chi tiết của
bảng báo giá, lệnh bán và chuyển hàng được xử lý tự động qua hệ thống kế toán
tích hợp trong phần mềm. Hóa đơn được tạo ra và xử lý một cách tự động.


18


Hình 3.1: Biểu đồ luồng xử lý
3.2 Các ưu điểm của phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya

Giao diện thân thiện, giúp tiết kiệm thời gian trong việc tìm hiểu phần mềm


Là phần mềm quản lý chuỗi cung ứng thân thiện, có thể học trong 1 ngày



Giống giao diện của Windows Explorer



Hệ thống đa người dùng: tự cài đặt nhanh chỉ trong 5 phút



Trong suốt đối với người sử dụng



Chạy nhiều công ty cùng thời điểm, mỗi công ty với 1 CSDL riêng



Startup Wizard giúp cho việc điền thông tin về công ty và chi tiết định khoản

dễ dàng



Import danh sách khách hàng từ các hệ thống khác



Điều khiển truy cập và thiết lập sự cho phép với tên đăng nhập và mật khẩu



Thiết lập các quyền đọc, ghi, xóa riêng lẻ với mỗi phần của hệ thống và với
mỗi người dùng

19




Thiết lập sự cho phép truy cập từ xa nên các khách hàng và các đại lý có thể
xem vận chuyển hàng trực tuyến một cách bảo mật



Gửi lô email các thông báo, yêu cầu thanh toán,… tới toàn bộ danh sách 1 lúc
hoặc chọn nhóm




Generate a consolidation in less than 20 minutes using the wizards



Tiết kiệm chi phí fax bằng cách gửi thông báo chuyển hàng qua Magaya
Network bằng pdf



Lưu các báo cáo trực tiếp vào CSDL và mọi người đểu có thể dùng được



Lọc, sắp xếp và tổng hợp dữ liệu báo cáo



Advanced Filter cung cấp điều khiển tinh chỉnh và tăng cường cho list view



Các văn bản được cập nhật tự động khi dữ liệu chuyển hàng được cập nhật,



Gắn thêm các văn bản word, excel, power point, visio,… vào chuyển hàng



Thu thập văn bản và hình ảnh trực tiếp từ máy quét và gắn chúng vào giao

dịch



Xem văn bản theo định dạng thực tế trên màn hình và in chính xác như ta
nhìn thấy trên màn hình



Trợ giúp trực tuyến với phím F1



Duy trì danh sách khách hàng, người vận chuyển, nhân viên, đại lý và các nhà
cung cấp kho dữ liệu



Duy trì danh sách người sự dụng Magaya Network và có thể nhìn thấy ai
đang online

Tích hợp các chức năng định khoản và hoạt động


In nhãn vận chuyển, nhãn nhận hàng và tất cả các văn bản chuyển hàng trên
một máy in hoặc nhiều máy in khác nhau tại cùng thời điểm



In nhãn từ lệnh đặt hàng Pickup Order, tiết kiệm thời gian khi chuyển đổi

Pickup Order thành Warehouse Receipt.



In các báo cáo có sẵn hoặc qua chuyển đổi



In các báo cáo chuyển hàng



In các văn bản như các yêu cầu thanh toán thương mại,…

Các tính năng kho dữ liệu


Gán kho dữ liệu vùng và địa điểm

20




Sử dụng nhiều kho dữ liệu khác nhau và nhận biên nhận khoWarehouse
Receipts qua Magaya Network



Duy trì toàn bộ kho dữ liệu




Tùy chỉnh các loại đóng gói



Điều khiển kho cho việc phân phối sản phẩm



Duy trì trạng thái của kho chứa



Tạo các báo cáo về hàng hóa



Tìm kiếm thông tin hàng hóa nhanh chóng với các chức năng lọc và tìm kiếm
dựng sẵn

Bao gồm các chức năng và thông tin hải quan


Bao gồm danh sách lịch trình B với công cụ tìm kiếm



Cơ sở dữ liệu của tất cả các cảng trên thế giới: hàng không, hàng hải




Cơ sử dữ liệu của mã xuất khẩu và các loại giấy phép đăng ký



Cơ sở dữ liệu của mã số thuế ở Mỹ, lịch trình D and K



Các danh sách phân loại hàng hóa



Gửi EEI (SED) trực tiếp tới hải quan Mỹ sử dụng Magaya Network kết nối tới
AES



Gửi hàng hóa và giấy tờ tới hải quan Mỹ qua AMS trong hệ thống Magaya
Cargo System mà không cần gõ lại thông tin



Cơ sở dữ liệu của tất cả các hãng vận chuyển biển

3.3 Các tính năng chính của phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya

Quá trình bán hàng bắt đầu với truy vấn của khách hàng về hàng hóa và sự giao

hàng. Tạo bảng báo giá và gửi email tới khách hàng. Tất cả các thông tin từ bảng
báo giá được chuyển thành lệnh bán Sales Order và tự động chuyển thành lệnh
chuyển hàng Shipping order. Việc giao hàng trong địa Phương hoặc chuyển hàng
quốc tế được xử lý với tất cả các giấy tờ thương mại như hóa đơn vận chuyển, danh
sách khách hàng cùng hàng hóa và địa điểm vận chuyển đường hàng không, bảng
kê khai hàng hóa trên tàu để nộp hải quan và các giấy tờ khác. Chi tiết của bảng
báo giá, lệnh bán và chuyển hàng được xử lý tự động qua hệ thống kế toán tích hợp
trong phần mềm. Hóa đơn được tạo ra và xử lý một cách tự động.
Các chức năng chính trong phần mềm:
Báo giá
21




Tạo báo giá dựa trên truy vấn của khách hàng

Lệnh đặt hàng


Tạo lệnh đặt hàng dựa trên lệnh mua hàng

Lệnh mua hàng


Tạo một lệnh mua hàng và gửi nó tới nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp



Chuyển lệnh mua hàng thành lệnh đặt hàng




Tạo biện nhận kho từ lệnh đặt hàng khi kiểm kê



Tạo giao dịch kế toán từ lệnh mua để cập nhật kiểm kê tài sản

Lệnh bán


Tạo lệnh bán từ bảng báo giá



Tạo lệnh chuyển hàng trực tiếp từ lệnh bán



Tạo hóa đơn cho khách hàng trực tiếp từ lệnh bán

Jobs


Tổ chức các lệnh theo job để dễ dàng theo dõi thu nhập, chi phí và lợi nhuận

Biên nhận kho



Sau khi tạo biên nhận kho, bạn có thể gửi các yêu cầu tới những người dùng
Magaya WMS Mobile để nhận hàng hóa

Biên nhận hàng hóa


Sau khi tạo biên nhận hàng hóa, ban có thể gửi các yêu cầu Pick và Load tới
những người dùng Magaya WMS Mobile

Giám sát kiểm kê


Kiểm kê tức thì



Kiểm kê quay vòng



Giám sát kiểm kê bằng SKU Numbers



Giám sát kiểm kê bằng Serial Numbers



Tích hợp trực tiếp với các thiết bị cầm tay không dây


Chuyển
Chuyển

hàng
hàng
Proof

qua

đường

trong

bộ,

đường

thủy

xuất

khẩu

nước,
of

Delivery





đường
nhập

hàng
khẩu

(POD)

Xác minh chuyển hàng bằng mã vạch


Bạn có thể xác định danh sách đóng gói hàng hóa của mình trước khi chuyển
hàng với công nghệ xác minh mã vạch dựng sẵn
22


Các giấy tờ thương mại quốc tế như như hóa đơn vận chuyển, danh sách
khách hàng cùng hàng hóa và địa điểm vận chuyển đường hàng không, bảng
kê khai


Hàng hóa trên tàu để nộp hải quan, …

Theo dõi hàng hóa thời gian thực sử dụng công nghệ Magaya Live Track
Gửi giấy tờ qua đường email
Biết được khi nào đại lý của bạn biên nhận hàng hóa


Trạng thái của tất cả hàng hóa được tự động cập nhật qua Magaya Network


Tích hợp phần mềm AES và AMS


Gửi các văn bản được yêu cầu trực tiếp tới thuế quan của Mỹ qua Magaya
Network

Hệ thống đa người dùng với các tính năng tự động sao lưu
Truy cập từ xa tới dữ liệu của bạn từ bất kỳ nơi nào trên thế giới qua plugin Magaya OnTheGo
Gửi tin nhắn qua Magaya Network


Bạn có thể gửi tin nhắn tới khách của mình khi họ sử dụng Magaya
LiveTrack và tới nhân viên của đại lý của bạn khi bạn chia sẻ tài liệu

Phần mềm này có các phiên bản tiếng Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Các tính năng tùy chỉnh:


Tùy chỉnh các giấy tờ, văn bản với tên, logo, các trường thuế của công ty bạn



Áp dụng mẫu với văn bản có sẵn và làm việc trên các văn bản theo định dạng
thực tế



Gắn ảnh, các văn bản word, excel và các văn bản khác thành thể thống nhất


Các tính năng kế toán
Hệ thống đánh giá việc vận chuyển linh hoạt
Hệ thống tài khoản đa tệ, được tích hợp toàn bộ


Tài khoản phải trả



Tài khoản phải thu



Tạo các hóa đơn định kỳ cho Storage Charges



Tự động sinh hóa đơn từ hóa đơn vận chuyển hay hóa đơn hàng không



Tự động các thao tác tính hóa đơn của hàng hóa



Các báo cáo tài chính (lỗ/lãi, cân đối, luồng tiền mặt,…)
23





Thống nhất với ngân hàng



Báo cáo lỗ lãi theo quá trình hoạt động

Tính lãi lỗ và thanh toán của chuyển hàng


Tự động sinh ra lợi nhuận của đại lý, các giao dịch phân chia và hoa hồng
cho nhân viên kinh doanh

Xuất thông tin kế toán ra Quickbooks và Peachtree
3.4 Thử nghiệm phần mềm tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Tân Phát

Công ty CPTB Tân Phát chuyên cung cấp thiết bị cho các trường Đại học,
Cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, thiết bị trong lĩnh vực ô tô xe
máy, thiết bị cơ khí, thiết bị nhiệt, thiết bị và công nghệ xử lý môi trường trên cả
nước.
Do đặc thù sản xuất, kinh doanh của Công ty và hiện tại Công ty đang thuê
một đơn vị xây dựng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng riêng nên chúng em chỉ
thử nghiệm một vài ứng dụng của phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya
và nó đóng góp rất nhiều cho việc Công ty Tân Phát xây dựng phần mềm quản
lý chuỗi cung ứng riêng.

Hình 3.2: Giao diện cài đặt chương trình

24



Hình 3.3: Giao diện tạo Salespersons

Hình 3.4: Giao diện tạo danh sách khách hàng
Khi khách hàng chuyển một đơn đặt hàng (Order hay PO) được chuyển đến
thì nhân viên kinh doanh sẽ làm báo giá chuyển đến cho khách hàng bằng email
hoặc fax.

25


×